1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chi phí đầu tư xây dựng công trình thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ninh thuận

118 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • DANH MỤC HÌNH VẼ

    • Hình 1.1: Chi phí đầu tư xây dựng qua các giai đoạn đầu tư XDCT.

    • Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận.

    • Hình 3.2: Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu hiện nay.

    • Hình 3.3: Sơ đồ thất thóat chi phí ĐTXD trong giai đoạn thiết kế.

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

    • Bảng 1.1: So sánh Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 và Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015.

    • Bảng 2.1: Bảng tổng hợp Tổng mức đầu tư xây dựng.

    • Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dự toán xây dựng.

    • Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chi phí thiết bị.

    • Bảng 2.4: Bảng tổng hợp dự toán chi phí hạng mục chung.

    • Bảng 2.5: Định mức chi phí một số công việc thuộc hạng mục chung không xác định được khối lượng từ thiết kế.

    • Bảng 3.1: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co.

    • Bảng 3.2: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co sau khi điều chỉnh, bổ sung.

    • Bảng 3.3: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co sau khi kiểm toán, quyết toán.

    • Bảng 3.4: Tổng mức đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm.

    • Bảng 3.5: Điều chỉnh bù giá hợp đồng dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm.

    • Bảng 3.6: Tổng dự toán điều chỉnh dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm.

    • Bảng 3.7: So sánh chi phí được duyệt và chi phí sau khi điều chỉnh dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm.

    • Bảng 3.8: Tổng mức đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm sau khi kiểm toán, quyết toán.

    • Bảng 3.9: Tổng mức đầu tư dự án thủy sản Đầm Nại.

    • Bảng 3.10: Tổng mức đầu tư dự án thủy sản Đầm Nại sau khi kiểm toán, quyết toán.

    • Bảng 3.11: Thống kê Dự án đã thẩm định trong năm 2016.

    • Bảng 3.12: Thống kê thiết kế bản vẽ thi công, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật đã thẩm định trong năm 2016.

    • Bảng 3.13: Chi phí khảo sát địa hình, địa chất dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn – Phước Nhơn.

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

      • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát tri...

      • Đầu tư xây dưng cơ bản (ĐTXDCB) là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Quản lý chi phí dự án đầu tư xâ...

      • Xuất phát từ những thực tiễn trên, với những kiến thức chuyên môn trong được học tập, nghiên cứu trong Nhà trường và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác. Do đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ là: “Đề xuất giải pháp quản l...

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

      • Từ những nghiên cứu, cơ sở lý luận về QLCP dự án đầu tư xây dựng công trình, phân tích đánh giá thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác QLCP các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận. Từ đó, đề xuất giải...

    • 3. Phương pháp nghiên cứu

      • - Phương pháp nghiên cứu khảo sát, thu thập số liệu thực tế;

      • - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;

      • - Pương pháp nghiên cứu tính toán, phân tích, tổng hợp số liệu;

      • - Phân tích và hệ thống hóa lý luận;

      • - Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy và một số phương pháp kết hợp khác.

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      • a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

      • Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLCP đầu tư xây dựng thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận.

      • b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

      • Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chủ yếu về công tác QLCP ở một số dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận.

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QLCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

    • 1.1. Các khái niệm cơ bản về QLCP đầu tư xây dựng công trình

      • 1.1.1. Các khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng:

        • Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của sản xuất xây dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗi công trình có chi phí khác nhau...

        • Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết t...

        • Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứ khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí thi...

        • Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Dự toán công trìn...

        • Nội dung của tổng mức đầu tư chỉ khác với Tổng dự toán ở mục chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nội dung cụ thể của các khoản chi phí như sau (theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015):

        • - Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; ...

        • - Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;

        • - Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;

        • - Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng;

        • - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư...

        • - Chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng. Trong đó, Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điề...

        • - Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

      • 1.1.2. Khái niệm về QLCP đầu tư xây dựng:

        • Quản lý chi phí xây dựng được hiểu là điều khiển việc hình thành chi phí, giá xây dựng công trình sao cho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình q...

        • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là công việc giám sát các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc đầu tư dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi bàn giao đưa vào sử dụng của các đối tượng quản lý.

        • Quản lý chi phí là việc giúp dự án được thực hiện trong phạm vi ngân sách đã có, lưu ý các vấn đề phát sinh về mặt chi phí có thể xảy ra nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết hay giảm thiểu chi phí.

        • Quản lý chi phí kỹ thuật được sử dụng để giám sát chi phí cho dự án từ giai đoạn ý tưởng đến giai đoạn quyết toán của dự án đầu tư xây dựng.

    • 1.2. Các nội dung QLCP đầu tư xây dựng công trình

      • 1.2.1. Nội dung quản lý chi phí theo các giai đoạn đầu tư XDCT

        • Chi phí đầu tư xây dựng được quản lý qua 3 giai đoạn.

        • - Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Quản lý Tổng mức đầu tư.

        • - Ở giai đoạn thực hiện đầu tư: Quản lý dự toán xây dựng công trình.

        • - Ở giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng: Các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

        • Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

        • Nội dung của tổng mức đầu tư chỉ khác với dự toán ở mục chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Còn lại cũng gồm có 6 chi phí như nhau là: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và ch...

      • 1.2.2. Quá trình kiểm soát chi phí qua các giai đoạn:

        • - Ở giai đoạn quản lý Tổng mức đầu tư :

        • Bước 1: Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư. Căn cứ trên tính chất kỹ thuật của công trình, yêu cầu công nghệ, mức độ thể hiện thiết kế để đánh giá. Báo cáo chủ đầu tư có ý kiến với tư vấn nếu cần thiết.

        • Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư bao gồm kiểm tra tính đầy đủ các thành phần chi phí tạo nên tổng mức đầu tư. Kiến nghị với chủ đầu tư về bổ sung, điều chỉnh chi phí. Lập báo cáo đánh giá để chủ đầu tư xem xét.

        • Bước 3: Lập kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư

        • - Lập báo cáo đánh giá thay đổi giá trị tổng mức đầu tư sau khi thẩm tra, thẩm định.

        • - Lập kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư ( phân bổ tổng mức đầu tư cho các phần của dự án, các hạng mục công trình).

        • - Ở giai đoạn quản lý bằng dự toán xây dựng công trình:

        • Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ,hợp lý của các dự toán các bộ phận côngtrình.

        • - Mục đích kiểm soát ở bước này là để bảo đảm các chi phí bộ phận công trình được tính toán đầy đủ (tham gia với tư vấn lập thiết kế, lập dự toán)

        • Bước 2: Kiểm tra sự phù hợp dự toán bộ phận công trình, hạng mục công trình với kế hoạch chi phí sơ bộ

        • - Kiểm tra các dự toán (sự phù hợp với khối lượng thiết kế, việc áp giá...).

        • - Đề nghị điều chỉnh nếu cần thiết.

        • - Đối chiếu dự toán với kế hoạch chi phí sơ bộ :

        • + Điều chỉnh thiết kế (thay đổi chi tiết, vật liệu sử dụng)

        • + Điều chỉnh giá trị trong kế hoạch chi phí sơ bộ

        • + Phê duyệt giá trị các dự toán

        • Bước 3: Lên kế hoạch chi phí xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu.

        • - Lập kế hoạch chi phí, kế hoạch này xác định giá trị trên cơ sở dự toán phê duyệt và các bổ sung khác (nếu có).

        • - Giá trị các bộ phận, hạng mục trong Kế hoạch chi phí phải phù hợp và không vượt kế hoạch chi phí sơ bộ.

        • - Giá gói thầu các bộ phận, hạng mục trong Kế hoạch đấu thầu phải căn cứ trên Kế hoạch chi phí và không được vượt giá trị trong Kế hoạch chi phí

        • Kiểm soát chi phí khi đấu thầu, ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng xây dựng công trình

        • Bước 1: Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong hồ sơ mời thầu (HSMT)

        • - Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp giữa khối lượng HSMT với khối lượng ở giai đoạn trước.

        • - Kiến nghị các hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều kiện liên quan tới chi phí sử dụng trong hợp đồng.

        • - Dự kiến giá gói thầu trên cơ sở các điều kiện của HSMT. Điều chỉnh nếu cần thiết.

        • Bước 2: Chuẩn bị giá ký hợp đồng.

        • - Kiểm tra, phân tích giá dự thầu của các nhà thầu kiến nghị chủ đầu tư xử lý…

        • - Lập Báo cáo đánh giá kết quả kiểm tra, phân tích đề xuất.

        • - Kiểm tra hợp đồng, kiến nghị các vấn đề cần đàm phán để tránh các vấn đề có thể gây phát sinh chi phí.

        • Bước 3: Kiểm soát thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

        • - Kiểm tra tiến độ thanh toán và sự hợp lý của các khoản thanh toán cho các phần của dự án (giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, tư vấn…)

        • - Giám sát khối lượng thanh toán cho các nhà thầu(tư vấn, xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị..). Lập báo cáo tiến độ và giá trị đã thanh toán, đối chiếu với kế hoạch chi phí.

        • - Kiểm tra, giám sát các thay đổi, phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng. Lập báo cáo, kiến nghị xử lý.

        • - Kiểm tra tiến độ thanh toán và sự hợp lý của các khoản thanh toán cho các phần của dự án (giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, tư vấn…)

        • - Giám sát khối lượng thanh toán cho các nhà thầu (tư vấn, xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị..). Lập báo cáo tiến độ và giá trị đã thanh toán, đối chiếu với kế hoạch chi phí.

        • - Kiểm tra, giám sát các thay đổi, phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng. Lập báo cáo, kiến nghị xử lý.

        • Ở giai đoạn kết thúc đầu tư : Các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước

        • Bước 1: Lập Báo cáo về các giá trị chi phí mà nhà thầu, chủ đầu tư cần phải thực hiện khi kết thúc.

        • Bước 2: Lập Báo cáo đánh giá giá trị quyết toán cuối cùng của hợp đồng. Đề xuất các giải pháp giải quyết các phát sinh, bổ sung.

        • Bước 3: Lập Báo cáo cuối cùng về toàn bộ chi phí công trình. So sánh với kế hoạch chi phí.

        • Bước 4 : Lập Kế hoạch lưu trữ các số liệu chi phí.

    • 1.3. Giới thiệu một số quy định về QLCP đầu tư xây dựng công trình

      • 1.3.1. Quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia QLCP đầu tư xây dựng

        • (Theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ)

        • 1.2.1.1. Quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

          • 1. Bộ Xây dựng:

          • - Hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu t...

          • - Công bố định mức xây dựng, định mức các hao phí tính giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, giá xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng quốc gia và các chỉ tiêu ...

          • - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

          • - Hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

          • - Quy định mức thu phí và hướng dẫn việc quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư, thiết kế, dự toán xây dựng và các phí khác (nếu có).

          • - Thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách.

          • - Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương pháp lập định mức dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức dự toán xây dựng cho các công việc chuyên ngành, đặc thù của Bộ, địa phương sau khi thống nhất với B...

          • - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng và đơn giá xây dựng công trình phù hợp với mặt bằng giá thị tr...

        • 1.2.1.2. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư

          • - Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, tổng mức đầu tư điều chỉnh và dự toán xây dựng công trình điều chỉnh;

          • - Quyết định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, hình thức hợp đồng;

          • - Chấp thuận thực hiện lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để thực hiện thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình làm cơ sở cho việc thẩ...

          • - Các quyền khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

          • - Đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư để thanh toán cho dự án, công trình theo thời gian, tiến độ đã được phê duyệt;

          • - Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo đúng thời hạn quy định;

          • - Các nghĩa vụ khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

        • 1.2.1.3. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư

          • - Quyết định phương pháp xác định tổng mức đầu tư. Điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt;

          • - Điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt;

          • - Tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng làm cơ sở lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu để lựa chọn nhà thầu;

          • - Quyết định việc áp dụng, sử dụng định mức xây dựng, giá xây dựng công trình khi xác định dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho công trình, gói thầu xây dựng;

          • - Thuê các tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để thực hiện lập, thẩm tra, kiểm soát, quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

          • - Được quyền đòi bồi thường hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật đòi bồi thường các thiệt hại do việc chậm trễ của cơ quan thanh toán vốn đầu tư;

          • - Chấp thuận các thay đổi biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật do nhà thầu đề xuất nhưng phải đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và không làm thay đổi giá trị hợp đồng đã ký kết. Kiểm soát các thay đổi trong quá trình thi công xây...

          • - Chấp thuận các đề xuất về thay đổi vật tư, vật liệu xây dựng theo đề xuất của tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng nhưng phải đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ xây dựng trên cơ sở giá trị trong hợp đồng đã ký kết;

          • - Được thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định;

          • - Các quyền khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

          • - Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình; trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư điều chỉnh;

          • - Tổ chức lập dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

          • - Tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng mới hoặc điều chỉnh của công trình làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

          • - Tổ chức xác định giá xây dựng công trình; chỉ số giá xây dựng cho công trình, gói thầu xây dựng;

          • - Tạm ứng, thanh toán và quyết toán hợp đồng theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu;

          • - Tổ chức kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định;

          • - Quyết định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của giá trị đề nghị cơ quan thanh toán vốn đầu tư thanh toán vốn cho nhà thầu;

          • - Tổ chức lập Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành theo đúng quy định tại Điều 29 Nghị định này;

          • - Mua bảo hiểm công trình đối với các công trình có quy định phải mua bảo hiểm;

          • - Các nghĩa vụ khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

        • 1.2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn

          • - Thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí phù hợp với điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

          • - Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho công việc tư vấn quản lý chi phí;

          • - Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ tư vấn quản lý chi phí theo hợp đồng đã ký kết;

          • - Yêu cầu chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí theo hợp đồng đã ký kết; được thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán;

          • - Các quyền khác theo quy định hợp đồng tư vấn quản lý chi phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

          • - Thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí theo hợp đồng đã ký kết;

          • - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thực hiện tư vấn quản lý chi phí và bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan;

          • - Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lý chi phí do mình thực hiện khi chưa được phép của chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền;

          • - Các nghĩa vụ khác theo quy định hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

        • 1.2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng

          • - Quyết định định mức xây dựng, giá xây dựng và các chi phí khác có liên quan khi xác định giá dự thầu để tham gia đấu thầu;

          • - Trong giai đoạn thi công xây dựng được thay đổi biện pháp thi công nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường sau khi được chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chấp thuận và không thay đổi giá trị hợp đồng đã ký kết;

          • - Chủ động sử dụng các khoản tạm ứng, thanh toán khối lượng xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình;

          • - Được đề xuất và thỏa thuận với chủ đầu tư về định mức xây dựng, đơn giá xây dựng cho các công việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng;

          • - Yêu cầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; được bồi thường về những thiệt hại do việc chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác không do lỗi của nhà thầu;

          • - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

          • - Mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường;

          • - Bồi thường cho chủ đầu tư và các bên có liên quan những thiệt hại gây ra do lỗi của nhà thầu (nếu có) theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan;

          • - Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

      • 1.3.2. Một số văn bản pháp luật về QLCP đầu tư xây dựng công trình

        • Thời gian qua, trong sự phát triển của ngành xây dựng, đi đôi với sự lớn mạnh từng bước về kỹ thuật xây dựng và công nghệ thi công, cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cũng từng bước hoàn thiện và phát triển cả về nội dung và phương pháp...

        • Nhà nước đã ban hành Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định và các Văn bản liên quan để hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình , một số văn bản đó là:

      • 1.3.3. Một số điểm mới của Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ.

        • Bảng 1.1: So sánh Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 và Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 (Nguồn: Giá xây dựng)

    • 1.4. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi có ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí

      • So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.

      • 1.4.1. Sản xuất xây dựng không ổn định làm phát sinh chi phí đầu tư xây dựng

        • Các công trình xây dựng nằm ở các địa điểm khác nhau. Sau khi hoàn thành công trình; con người, công cụ lao động, máy móc phải di chuyển đến địa điểm mới. Các phương án về kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn thay đổi theo từng địa điểm xây dựng. Đặ...

        • Các đơn giá xây dựng công trình được quy định cho từng công trình theo từng khu vực và theo từng loại công tác riêng biệt trên cơ sở các định mức chi phí về vật liệu, cước vận chuyển, giá ca máy và tiền lương của công nhân xây lắp... Nếu các bảng giá ...

        • Ngoài ra khi tiến hành xây dựng công trình ở những vùng mới khai khẩn, xa xôi hẻo lánh hoặc những công trình theo tuyến thường cần phải xây dựng những xí nghiệp phụ trợ (sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông cốt thép, khai thác đá...) hoặc những ...

      • 1.4.2. Thời gian XDCT dài, luôn chịu sự biến động giá xây dựng và khó khăn trong quản lý chi phí

        • Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn và mức độ phức tạp về kỹ thuật xây dựng công trình nên thời gian xây dựng công trình dài. Vì vậy, chúng được tiến hành theo một trình tự nhất định bao gồm các giai đoạn khác nhau. Các tài liệu thiết kế và giá trị dự toá...

        • Đặc điểm này làm cho công tác thanh toán, quyết toán gặp nhiều khó khăn, phải chú ý đến yếu tố thời gian khi lựa chọn phương án. Nếu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không đúng tiến độ không những làm thiệt hại về kinh tế, mà còn gây ảnh hưởng ng...

      • 1.4.3. Sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc theo đơn đặt hàng

        • Từ đặc điểm của sản xuất xây dựng là sản xuất cá biệt theo đơn đặt hàng nên việc mua bán sản phẩm được xác định trước khi thi công. Mỗi dự án xây dựng công trình đều phải xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình để làm căn cứ cho quá trìn...

      • 1.4.4. Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố tự nhiên

        • Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng khi tiến hành xây dựng công trình phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, tránh thời kỳ mưa lũ, bão lụt ..., giảm thời gian tổn thất do thời tiết gây ra. Phải nghiên cứu các giải pháp để ...

        • Chất lượng và chi phí xây dựng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên, khí hậu, do đó để quản lý tốt chi phí đầu tư xây dựng công trình đòi hỏi trước khi khởi công phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng. Công trình xây...

      • 1.4.5. Công tác tổ chức quá trình sản xuất xây dựng thường rất phức tạp

        • Trong quá trình thi công xây dựng thường có nhiều đơn vị thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện phần công việc của mình theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian trên mặt bằng thi công chật hẹp. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh ngh...

        • Ngoài ra do sự chi phối của đặc điểm này nên không chỉ phải có giải pháp để tổ chức phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thi công, mà còn phải nghiên cứu để có các biện pháp kiểm tra, giám sát tốt hoạt động thi công của các đơn vị và sự phối hợp g...

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2. CỞ SỞ KHOA HỌC VỀ QLCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

    • 2.1. Nguyên tắc của QLCP đầu tư xây dựng công trình

      • Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải dựa trên các nguyên tắc sau đây (Điều 3 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính Phủ):

      • - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, t...

      • - Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

      • - Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư...

      • - Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số g...

    • 2.2. Cơ sở xác định chi phí đầu tư xây dựng

      • (Theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng)

      • 2.2.1. Xác định sơ bộ TMĐT xây dựng

        • Được ước tính trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tư hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án đã hoặc đang thực hiện có điều chỉnh, bổ sung nhữn...

      • 2.2.2. Xác định TMĐT xây dựng

        • 2.2.2.1. Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án, trong đó:

          • Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:

          • VTM = GBT,TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1)

          • Trong đó:

          • - VTM: tổng mức đầu tư xây dựng của dự án;

          • - GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

          • - GXD: chi phí xây dựng;

          • - GTB: chi phí thiết bị;

          • - GQLDA: chi phí quản lý dự án;

          • - GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

          • - GK: chi phí khác;

          • - GDP: chi phí dự phòng.

          • * Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

          • Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT, TĐC) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp ...

          • * Xác định chi phí xây dựng

          • Chi phí xây dựng (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:

          • (1.2)

          • Trong đó:

          • - GXDCTi: chi phí xây dựng của công trình hoặc hạng Mục công trình thứ i thuộc dự án (i = 1 ÷ n);

          • - n: số công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án (trừ công trình làm lán trại để ở và Điều hành thi công).

          • Chi phí xây dựng của công trình, hạng Mục công trình được xác định theo công thức sau:

          • (1.3)

          • Trong đó:

          • - QXDj: khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thứ j của công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án (j=1÷m);

          • - Zj: giá xây dựng tổng hợp tương ứng với nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thứ j.

          • - T: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành.

          • * Xác định chi phí thiết bị

          • Căn cứ vào Điều kiện cụ thể và nguồn thông tin, số liệu có được của dự án, chi phí thiết bị của dự án được xác định như sau:

          • - Trường hợp 1: dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị...

          • Dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ đối với thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng b...

          • - Trường hợp 2: chi phí thiết bị của dự án không xác định được theo hướng dẫn nêu trên thì căn cứ vào thông tin, dữ liệu chung về công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của công trình, chi phí thiết bị của dự án đượ...

          • GTB = STB x P + CCT-STB

          • Trong đó:

          • - STB: suất chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí thiết bị của các dự án tương tự...

          • - P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án xác định.

          • - CCT-STB: các Khoản Mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công trình của công trình, thuộc dự án.

          • - Trường hợp 3: chi phí thiết bị của dự án không xác định được theo hướng dẫn của các trường hợp 1 và 2 nêu trên thì căn cứ vào dữ liệu về giá của những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời Điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự...

          • * Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác

          • Chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định theo định mức chi phí tỷ lệ (sẽ được nêu cụ thể trong phần 2.2.3 xác định dự toán) hoặc bằng cách lập dự toán hoặc từ dữ liệu của các dự án tương t...

          • Vốn lưu động ban đầu (VLđ) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo Điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

          • * Xác định chi phí dự phòng

          • Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:

          • GDP = GDP1 + GDP2 (1.4)

          • - Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:

          • GDP1 = (GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps (1.5)

          • Trong đó:

          • - kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.

          • Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps ≤ 5%.

          • - Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại ...

          • (1.6)

          • Trong đó:

          • - T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);

          • - t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;

          • - Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;

          • - LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.

          • - IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời Điểm tính toán (không tính đến những thời ...

          • (1.7)

          • Trong đó:

          • T: Số năm (năm gần nhất so với thời Điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq; T≥3;

          • In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;

          • In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;

          • ± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng ...

        • 2.2.2.2. Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình:

          • Trường hợp xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây ...

          • * Xác định chi phí xây dựng

          • Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (1.2). Chi phí xây dựng của công trìn...

          • GXDCT = SXD x P + CCT-SXD (1.8)

          • Trong đó:

          • - SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí xây dựng của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án.

          • - P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án.

          • - CCT-SXD: các Khoản Mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án;

          • * Xác định chi phí thiết bị

          • Chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau:

          • GTB = STB x P + CCT-STB (1-9)

          • Trong đó:

          • - STB: suất chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí thiết bị của các dự án tương tự...

          • - P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án xác định.

          • - CCT-STB: các Khoản Mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công trình của công trình, thuộc dự án.

          • * Xác định các chi phí khác

          • Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như hướng dẫn đã nêu như trên.

        • 2.2.2.3. Phương pháp xác định từ dữ liệu và chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện:

          • Các dự án tương tự là những dự án có công trình xây dựng cùng loại, cấp công trình, quy mô, tính chất dự án, công suất của dây chuyền công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.

          • Tùy theo tính chất, đặc thù của các dự án tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, dữ liệu của dự án có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định tổng mức đầu tư:

          • * Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng Mục công trình xây dựng tương tự đã hoặc đang thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức sau:

          • V= (1.10)

          • Trong đó:

          • - n: số lượng công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;

          • - i: số thứ tự của công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;

          • - GTti: chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án đầu tư (i = 1÷n);

          • - Ht: hệ số qui đổi chi phí về thời Điểm lập dự án đầu tư xây dựng. Hệ số Ht được xác định bằng chỉ số giá xây dựng. Năm gốc chỉ số giá phải thống nhất để sử dụng hệ số này.

          • - Hkv: hệ số qui đổi chi phí khu vực xây dựng. Hệ số Hkv xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá khu vực nơi thực hiện đầu tư dự án và mặt bằng giá khu vực của dự án tương tự sử dụng để tính toán;

          • - CTti: những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.

          • Trường hợp tính bổ sung thêm những chi phí cần thiết của dự án đang tính toán nhưng chưa tính đến trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình của dự án tương tự thì CTti >0. Trường hợp giảm trừ những chi phí đã tính trong chi phí đầu...

          • * Trường hợp với nguồn dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình tương tự đã và đang thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình thì cần quy đổi các chi phí này về thời Đi...

        • 2.2.2.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng:

          • Đối với các dự án có nhiều công trình, tùy theo Điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn dữ liệu, có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

          • Bảng 2.1: Bảng tổng hợp Tổng mức đầu tư xây dựng (theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016)

      • 2.2.3. Xác định dự toán xây dựng công trình

        • 2.2.3.1. Dự toán xây dựng công trình:

          • Được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng của công trình.

          • Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau:

          • GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (2.1)

          • Trong đó:

          • - GXD: chi phí xây dựng;

          • - GTB: chi phí thiết bị;

          • - GQLDA: chi phí quản lý dự án;

          • - GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

          • - GK: chi phí khác;

          • - GDP: chi phí dự phòng.

          • * Xác định chi phí xây dựng (GXD)

          • Chi phí xây dựng của công trình là toàn bộ chi phí xây dựng của các hạng Mục công trình chính, công trình phụ trợ (trừ công trình tạm để ở và Điều hành thi công), công trình tạm phục vụ thi công có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp...

          • * Xác định chi phí thiết bị (GTB)

          • Chi phí thiết bị xác định theo công trình, hạng Mục công trình gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí liên quan khác đ...

          • GTB = GMS + GĐT + GLĐ (2.2)

          • Trong đó:

          • - GMS: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;

          • - GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

          • - GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;

          • Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được xác định theo công thức sau:

          • (2.3)

          • Trong đó:

          • - Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n);

          • - Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n), được xác định theo công thức:

          • Mi = Gg + Cvc + CIk + Cbq + T (2.4)

          • Trong đó:

          • - Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính, đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm chi phí thiết kế và giám sát chế tạo thiết bị;

          • - Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến hiện trường công trình;

          • - Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu;

          • - Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;

          • - T: các loại thuế và phí có liên quan.

          • Đối với những thiết bị chưa đủ Điều kiện xác định được giá theo công thức (2.4) nêu trên thì có thể dự tính trên cơ sở lựa chọn mức giá thấp nhất giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng thiết bị (trừ những loại thiết bị lần đầu xuất hiện t...

          • Đối với các loại thiết bị công trình, thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng l...

          • Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính tùy theo đặc Điểm cụ thể của từng dự án.

          • Chi phí lắp đặt thiết bị và chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị được xác định bằng cách lập dự toán như đối với chi phí xây dựng.

          • * Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)

          • Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:

          • GQLDA = N x (GXDtt + GTBtt) (2.5)

          • Trong đó:

          • - N: định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí quản lý dự án tương ứng với quy mô xây lắp và thiết bị của dự án (theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng);

          • - GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng;

          • - GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế giá trị gia tăng.

          • Trường hợp chi phí quản lý dự án được xác định theo hướng dẫn trên không phù hợp thì được xác định bằng cách lập dự toán. Phương pháp lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

          • * Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

          • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:

          • (2.6)

          • Trong đó:

          • - Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i (i=1÷n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;

          • - Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j (j=1÷m) được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

          • Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đó ký kết.

          • * Xác định chi phí khác (GK)

          • Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

          • (2.7)

          • Trong đó:

          • - Ci: chi phí khác thứ i (i=1÷n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

          • - Dj: chi phí khác thứ j (j=1÷m) được xác định bằng lập dự toán;

          • - Ek: chi phí khác thứ k (k=1÷1);

          • - CHMC: Chi phí hạng Mục chung

          • Chi phí hạng Mục chung được xác định như sau:

          • CHMC = (CNT + CKKL) x (1+T) + CK (2.8)

          • Trong đó:

          • a) CNT: chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công.

          • Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công là chi phí để xây dựng nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và Điều hành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

          • Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia tăng đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường ...

          • Đối với các trường hợp đặc biệt khác (như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình trên biển, ngoài hải đảo, các công trình sử dụng vốn ODA lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu quốc tế) nếu Khoản Mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở...

          • Đối với trường hợp đấu thầu thì Khoản Mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu.

          • b) CKKL: chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế gồm: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nh...

          • c) CK: chi phí hạng Mục chung còn lại gồm: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng và lực lượng lao động (có tay nghề thuộc biên chế quản lý của doanh nghiệp) đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (...

          • d) T: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định.

          • * Xác định chi phí dự phòng (GDP)

          • Chi phí dự phòng được xác định theo 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

          • Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau:

          • GDP = GDP1 + GDP2 (2.9)

          • Trong đó:

          • - GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức sau:

          • GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps (2.10)

          • - kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 5%.

          • - GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

          • (2.11)

          • Trong đó:

          • - T: thời gian xây dựng công trình xác định theo (quý, năm);

          • - t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng công trình (t=1÷T);

          • - GtXDCT: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong Khoảng thời gian thứ t;

          • - IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá.

          • ± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (quý, năm) đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả tron...

          • Bảng 2.2: Bảng tổng hợp Tổng dự toán xây dựng (theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016)

          • Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chi phí thiết bị (theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016)

          • Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi phí hạng mục chung (theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016)

          • Bảng 2.5: Định mức chi phí một số công việc thuộc hạng mục chung không xác định được khối lượng từ thiết kế (theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016)

          • - Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng Mục công trình thì các hạng Mục công trình đều áp dụng định mức tỷ lệ trên theo loại công trình.

          • - Đối với công trình có chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia tăng dưới 50 (tỷ đồng) thì định mức chi phí một số công việc thuộc hạng mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế quy đ...

          • - Riêng chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung của các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò đã bao gồm chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công tr...

          • - Đối với công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi thì định mức tỷ lệ trên không bao gồm các chi phí:

          • + Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước kỹ thuật để thi công công trình;

          • + Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ thống điện phục vụ thi công;

          • + Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ;

          • + Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí nghiệm thi công bê tông đầm lăn (RCC).

    • 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến QLCP đầu tư xây dựng công trình

      • 2.3.1. Các nhân tố khách quan

        • Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chi phí đầu tư xây dựng công trình thường bao gồm:

        • - Trong quá trình thi công xây dựng có thể xảy ra những rủi ro bất khả kháng như bão lũ, động đất, thiên tai... làm hư hỏng hay phá hủy hoàn toàn công trình, vì vậy người quyết định đầu tư phải bổ sung thêm kinh phí để bù vào phần thiệt hại đó;

        • - Quá trình thực hiện các dự án thường kéo dài vì vậy các nguồn lực đầu vào cũng bị trượt giá theo thời gian, mặc dù khi lập dự án đã tính tới dự phòng phí, tuy nhiên đó chỉ là những ước lượng mang tính tương đối và không cụ thể được;

        • - Các văn bản nhà nước trong lĩnh vực xây dựng luôn được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới nên các dự án, hạng mục, gói thầu cũng được điều chỉnh theo, tất cả việc điều chỉnh này đểu làm thay đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

      • 2.3.2. Các nhân tố chủ quan

        • Ngoài những nguyên nhân khách quan đã kể trên, thì nguyên nhân chủ quan đóng vai trò chủ yếu ảnh hương tới công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đó là:

        • - Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, chưa sát với tình hình thực tế, việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, các huyện, các ngành chưa chủ động thực hiện việc chuẩn bị đầu tư, mặt khác do tính cấp bách nên một số ...

        • - Năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn yếu, phần lớn các cán bộ đều kiêm nhiệm thiếu thời gian, hơn nữa lại thiếu các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về XDCB, nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến nghiệm thu than...

        • - Công tác thẩm định dự án đầu tư còn có nhiều mặt hạn chế, thậm chí còn mang tính hình thức, thiếu các cán bộ có năng lực chuyên môn đảm nhiệm khâu thẩm định dự án, thiết kế và dự toán tại các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chất lượng dự án chưa đả...

        • - Nhân tố khoa học công nghệ: Sử dụng khoa học công nghệ trong khảo sát, thiết kế, thi công công trình làm nâng cao chất lượng cao trình, đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm hao phí nhân công. Sử dụng có loại vật liệu mới có tính hiệu quả cao, giảm chi ...

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NINH THUẬN

    • 3.1. Giới thiệu về Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận

      • 3.1.1. Giới thiệu chung về Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận

        • - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; phòn...

        • - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghi...

        • - Trụ sở làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt tại số 134 đường 21/8, phường Phước Mỹ, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

      • 3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

        • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 18/8/2015. Trích một số nội dung chính của Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 18/8/2015:

        • 1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

        • a. Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, ...

        • b. Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

        • c. Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; dự thảo quy định điều kiện, tiêu chuẩ...

        • 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

        • a. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

        • b. Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

        • c. Ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã với Ủy ...

        • 3. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát t...

      • 3.1.3. Tổ chức bộ máy

        • Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận

        • 3.1.3.1. Lãnh đạo Sở:

          • a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

          • b. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ...

          • c. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt độ...

        • 3.1.3.2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:

          • 1. Văn phòng Sở;

          • 2. Thanh tra Sở;

          • 3. Phòng Kế hoạch, Tài chính;

          • 4. Phòng Tổ chức cán bộ;

          • 5.Phòng Quản lý xây dựng công trình;

          • 6. Phòng Khoa học, Công nghệ (thành lập mới trên cơ sở tổ chức lại phòng Nông nghiệp trước đây).

        • 3.1.3.3. Các Chi cục quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở:

          • 1. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (thành lập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở);

          • 2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thành lập Chi cục Chăn nuôi và Thú y trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Thú y trực thuộc Sở);

          • 3. Chi cục Kiểm lâm (Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở trên cơ sở sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp vào Chi cục Kiểm lâm);

          • 4. Chi cục Thủy sản (thành lập Chi cục Thủy sản trên cơ sở sáp nhập Chi cục Nuôi trồng thủy sản vào Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản);

          • 5. Chi cục Thủy lợi (kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở);

          • 6. Chi cục Phát triển nông thôn (kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế Chi cục Phát triển nông thôn trực thuộc Sở);

          • 8. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trực thuộc Sở).

        • 3.1.3.4. Các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở:

          • 1. Trung tâm Khuyến;

          • 2. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn;

          • 3. Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi;

          • 4. Trung tâm Giống hải sản cấp I;

          • 5. Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Sông Sắt;

          • 6. Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Sông Trâu;

          • 7. Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Tân Giang;

          • 8. Ban Quản lý rừng phòng hộ Krôngpha;

          • 9. Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam;

          • 10. Ban Quản lý khai thác các cảng cá;

          • 1l. Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp;

        • 3.1.3.5. Các tổ chức sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền quản lý:

          • 1. Vườn Quốc gia Núi Chúa;

          • 2. Vườn Quốc gia Phước Bình;

          • 3. Công ty TNHH MVT Khai thác các công trình thủy lợi;

          • 4. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn;

          • 5. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tân Tiến.

    • 3.2. Thực trạng QLCP một số dự án thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận

      • Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ nêu ra một số dự án điển hình phản ánh thực trạng công tác quản lý chi phí các công trình thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

      • 3.2.1. Dự án Hồ chứa nước Trà Co

        • a. Mục tiêu đầu tư

        • - Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước của suối Trà Co để tưới tự chảy cho 942 ha đất, trong đó mới chỉ có một phần sản xuất được một vụ nhờ nước trời cho năng suất thấp thành ruộng sản xuất 2 vụ huy động được nước tưới cho năng suất cao.

        • - Góp phần cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu suối Trà Co và vùng hạ du sông cái Phan Rang, làm giảm thiệt hại về tài sản và con người cho các vùng này.

        • - Góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân, cải tạo môi trường và xã hội vùng dự án.

        • b. Quy mô đầu tư xây dựng

        • Xây dựng Hồ chứa nước Trà Co có dung tích 10.098.000 m3 nước; Công trình đầu mối gồm:

        • - Đập chính (Đập đất): Cao trình đỉnh đập +161,70m;cao trình đỉnh tường chắn sóng +162,50; bề rộng đỉnh đập 5m; chiều dài đập theo tim 153,0m; chiều cao đập lớn nhất 26,7m. Đập phụ số 1 (Đập đất): Cao trình đỉnh đập +162,00m; cao trình đỉnh tường chắn...

        • - Tràn xả lũ: Hình thức tràn cửa van điều tiết; cao trình ngưỡng tràn +154,00m; chiều rộng 24m (3icửa = 3x8); lưu lượng xả Qmax (1%) = 794m3/s; cột nước tràn Hmax (1%) 6,70m. Cống xả sâu kết hợp dẫn dòng thi công: Cống hộp bê tông cốt thép, số lượng 0...

        • - Các hạng mục công trình phụ trợ khác như: Đường tránh ngập, nhà quản lý đầu mối và nhà quản lý hệ thống kênh;

        • - Hệ thống kênh chính và kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3 đảm bảo tưới cho 942 ha đất sản xuất nông nghiệp và tiếp nước tưới cho đập dâng Trà Co phía hạ lưu đập chính qua cống xả, tưới cho 220 ha đất lúa 3 vụ; chiều dài kênh chính Lkc = 478,5m; Chiều dài kên...

        • c. Thời gian thực hiện

        • - Dự kiến: Khởi công: Năm 2006, hoàn thành: Năm 2010;

        • - Thực hiện: Khởi công: Năm 2006, hoàn thành: Năm 2012;

        • d. Tổng mức đầu tư được duyệt:

        • Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 20/06/2005 và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tại Quyết định số 3037/QĐ-UBND ngày 15/3/2006, cụ thể như bảng 3.1 sau:

        • Bảng 3.1: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co

          • Dự án được khởi công xây dựng từ Quý I/2007, do thời gian thi công kéo dài nên có những chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có sự thay đổi so với dự toán được duyệt. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng...

          • Trong quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh, bổ sung và thay đổi thiết kế nhiều lần để đảm bảo chất lượng công trình và tính hiệu quả của dự án.

          • Tổng mức đầu tư xây dựng công trình điều chỉnh theo Quyết định số 1975/QĐ-UBND ngày 12/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh là 149,402 tỷ đồng.

          • Trong đó:

          • Nguyên nhân:

          • + Trong quá trình triển khai thực hiện dự án do đơn vị tư vấn thiết kế - lập dự toán tính thiếu khối lượng thép D≤18mm của Tràn xả lũ 589.455,6 kg, sau khi thẩm định điều chỉnh lại giá trị xây dựng tăng lên 7,394 tỷ đồng.

          • + Ngày 25/01/2008 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BXD, cũng tại thời điểm này trên địa bàn tỉnh các chi phí nguyên, nhiên, vật liệu có sự biến động lớn về giá và do trong quá trình triển khai thi công có phát sinh bổ sung một số hạng mục d...

          • + Điều chỉnh Chi phí thiết bị do điều chỉnh bù giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, ca máy tăng 1,843 tỷ đồng, trong đó:

          • + Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng 4,186 tỷ đồng do giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án theo thực tế đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tăng so với giá trị đền bù trong quyết định đầu tư của dự án.

          • - Điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công – dự toán lần 1 tại Quyết định số 81/QĐ-BQLDAODA ngày 23/10/2009:

          • Nguyên nhân phải điều chỉnh:

          • + Hạng mục Tràn xả lũ: Điều chỉnh khối lượng đất đào móng tràng cấp 3 thành đào phá đá cáp 4 là 5.229,2 m3 do điều kiện địa chất khi thi công móng bể tiêu năng và đọa kênh dẫn sau tràn gặp đá cứng không thể thi công bằng máy đào phải thi công phá đá n...

          • + Điều chỉnh bê tông ngưỡng tràn từ bê tông đá 1x2 M200 thành bê tông đá 4x6 M150 1.685,03 m3.

          • + Bổ sung khối lượng cốt thép tràn D>10 là 598.455,6 kg do tư vấn thiết kế nhầm lẫn dẫn đến tính thiếu trong dự toán.

          • + Ngoài ra phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế và xử lý kỹ thuật một số hạng mục cho phù hợp với thực tế thi công như: Bổ sung đê quai dọc đập chính để đảm bảo thi công cống xả sâu, nâng cao trình đê quai thượng lưu từ +1.44m lên cao trình +1.46m; bổ su...

          • - Điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công – dự toán lần 2 tại Quyết định số 29/QĐ-BQLDAODA ngày 15/7/2010:

          • Nguyên nhân phải điều chỉnh:

          • + Bổ sung khối lượng sơn sắt lan can nhà thả phai, cầu thang nhà tháp van tràn xả lũ, khối lượng 375,95 m2 do tư vấn thiết kế tính thiếu (hạng mục Tràn xả lũ)

          • + Bố sung 2.079,24m2 vữa lót M75 do theo chiết tính khối lượng và bản vẽ thiết kế là 2216,93m2 nhưng khối lượng theo hợp đồng và dự toán là 137,69m2 (hạng mục Tràn xả lũ).

          • + Bổ sung 54,5m3 đá xây M100 (hạng mục Tràn xả lũ).

          • + Điều chỉnh khối lượng đào kênh chính, kênh N1 từ đất đào cấp 3 thành đào đá cấp 4 (chi phí phát sinh khoảng 0,20 tỷ đồng).

          • + Điều chỉnh khối lượng đào móng các cống tiêu CT1, CT2, CT3, CT4 và CT5 tại kênh chính và kênh N1 từ đất đào cấp 3 thành đào đá cấp 4.

          • + Điều chỉnh thay đổi kết cấu tuyến đường quản lý cụm đầu mối, bổ sung tuyến đường quản lý từ đập phụ 2 sang đập phụ 3; khu xử lý nước sinh hoạt, nhà quản lý kênh; thay đổi kết cấu cống dẫn dòng thi công kết hợp xả sâu dưới đập chính; bổ sung đâm cầu ...

          • + Điều chỉnh hạng mục hệ thống điện quản lý vận hành: bổ sung các tủ điện cho hệ thống chiếu sáng, cống xả sâu, hệ thống cấp điện cho nhà quản lý và vận hành cống lấy nước đập phụ 2; điều chỉnh một số trụ điện trung áp từ đập chính sang đập phụ...(chi...

          • - Điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công – dự toán lần 3 tại Quyết định số 28/QĐ-BQLDAODA ngày 20/12/2013 của Ban Quản lý dự án ODA ngành Nông nghiệp:

          • Nguyên nhân phải điều chỉnh:

          • + Điều chỉnh giảm theo phụ lục hợp đồng số 23.PLHĐ-XD ngày 28/7/2010 và theo khối lượng thi công và nghiệm thu thực tế phần xây dựng, giảm tổng cộng 7,86 tỷ đồng trong đó: Cụm đầu mối là 5,09 tỷ đồng; kênh N2 đoạn 1, 2, 3 và công trình trên kênh giảm ...

          • + Điều chỉnh giảm theo phụ lục hợp đồng số 23.PLHĐ-XD ngày 28/7/2010 và theo khối lượng thi công và nghiệm thu thực tế phần thiết bị và cơ khí điện, giảm tổng cộng 0,4 tỷ đồng

          • + Điều chỉnh bù lương nhân công, ca máy, bù giá nguyên, nhiêu, vật liệu phần xây dựng 13,35 tỷ đồng.

          • + Điều chỉnh bù lương nhân công, ca máy, bù giá nguyên, nhiêu, vật liệu phần thiết bị cơ khí 0,694 tỷ đồng.

          • + Giảm chi phí đền bù, GPMB 1,87 tỷ đồng.

          • + Điều chỉnh, bổ sung một số chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí QLDA và chi phí khác.

          • Từ những phân tích thực trạng nêu trên có thể nhận thấy việc thay đổi, điều chỉnh thiết kế có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư xây dựng công trình; việc thay đổi thiết kế làm ảnh hưởng đến tiến độ, thời gian thực hiện dự án kéo theo đó là sự biến ...

          • Có thể nhận thấy rằng, trước tiên năng lực của tư vấn khảo sát, thiết kế tiếp theo s là năng lực của các đơn vị thẩm tra, thẩm định thiết kế dự án, của Ban QLDA là nguyên nhân chính của việc điều chỉnh thay đổi thiết kế và những hạn chế về công tác qu...

        • Bảng 3.2: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co sau khi điều chỉnh, bổ sung

          • g. Quản lý chi phí thanh, quyết toán: Được thể hiện cụ thể tại bảng 3.3:

        • Bảng 3.3: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co sau khi kiểm toán, quyết toán

          • Nguyên nhân chênh lệch:

          • Cán bộ tư vấn giám sát, Chủ đầu tư đã không tính toán, kiểm tra lại khối lượng theo bản vẽ hoàn công và khối lượng thực tế thi công để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu. Do đó đã nghiệm thu vượt cho nhà thầu xây lắp số tiền là 0,45 tỷđồng;

          • Phần chi phí xây dựng: Điều chỉnh giảm khối lượng một số công tác xây lắp do nhà thầu quyết toán lớn hơn khối lượng trên bản vẽ hoàn công hoặc không thực hiện.

      • 3.2.2. Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm

        • a. Mục tiêu đầu tư xây dựng:

        • + Khôi phục hoạt động có hiệu quả của kênh và các công trình trên kênh chính, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới với các cấp lưu lượng để đảm bảo cấp nước phục vụ tưới cho 6000 ha đất canh tác trong đó có 2000ha đất canh tác của khu tưới Lâm Cấm thông qua ...

        • + Cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân vùng hưởng lợi.

        • + Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, vận hành hệ thống nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm chi phí cho việc nạo vét hàng năm.

        • b. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

        • Sửa chữa, nâng cấp kênh và các công trình trên kênh chính Bắc đoạn từ K10 đến K19+480 do đã được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp; cụ thể như sau:

        • + Những bộ phận đá xây được thay thế bằng kết cấu bê tông, hoặc phủ mặt bằng bê tông cốt thép;

        • + Xiphông K19+440: Đục xờm bê tông thân xiphông mặt giáp nước, làm vệ sinh sạch sẽ, quét phụ gia liên kết, phun bắn bê tông cường độ cao dày 5cm; làm lại cầu công tác và lưới chắn rác, làm lại tường hướng dòng, cửa vào, cửa ra và thay thế cửa van cũ đ...

        • + Làm mới và bổ sung các cống đầu kênh cấp I: Số lượng 31 cống, quy mô chọn như hiện trạng;

        • + Để phù hợp với sự phát triển của dân sinh trong khu vực và căn cứ vào hiện trạng hư hỏng của các cầu qua kênh, sẽ làm mới 03 cầu tải trọng H13 phục vụ nhu cầu dân sinh;

        • + Thay mới 01 tràn ra và bổ sung thêm 02 tràn vào, các vị trí tràn ra đặt tại vị trí cũ và quy mô như hiện trạng;

        • + Làm mới 03 bến rửa để phục vụ cho nhân dân;

        • + Cống điều tiết: Thay mới 02 cống điều tiết tại K11+385 và K13+725;

        • + Làm mới 01 nhà quản lý tại cụm quản lý G2;

        • + Làm đường quản lý dọc theo bờ phải kênh chính Bắc chiều rộng B=5m đắp đất cấp phối lòng đường dày 15cm rộng 3,5m;

        • c. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2008-2013.

        • e. Tổng mức đầu tư và Tổng dự toán được duyệt

        • Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2347/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công –dự toán tại Quyết định số 574/QĐ-SNNPTNT ngày 27/12/2010 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

        • Bảng 3.4: Tổng mức đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm

          • Dự án được phần chia thành 04 gói thầu thi công xây lắp: Gói thầu 04-XL, 05-XL, 06-XL, 07-XL và triển khai thi công vào Quý I/2011. Trong quá trình thực hiện dự án phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế và xử lý kỹ thuật nhiều hạng mục vì thực tế khi thi c...

          • Dự toán phần điều chỉnh, bổ sung làm phát sinh chi phí dự án là 3,02 tỷ đồng, trong đó:

        • Bảng 3.5: Điều chỉnh bù giá hợp đồng dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm

          • - Ngoài ra trong quá trình thực hiện còn điều chỉnh, bổ sung một số chi phí khác như: Bổ sung chi phí đo đạc bản đồ thu hồi đất: 0,313 tỷ đồng; bỏ chi phí kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình xây dựng 0,1 tỷ đồng; điều chỉnh chi phí rà phá bom mì...

          • - Tổng dự toán điều chỉnh của dự án được tổng hợp theo bảng 3.6 sau:

        • Bảng 3.6: Tổng dự toán điều chỉnh dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm

          • - Qua bảng tổng hợp nêu trên ta có thể nhận thấy trong quá trình triển khai thực hiện dự án tổng dự toán đầu tư xây dựng có sự thay đổi lớn so với Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dư toán ban đầu mà nguyên nhân của sự thay đổi chi phí l...

        • Bảng 3.7: So sánh chi phí được duyệt và chi phí sau khi điều chỉnh dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm

          • f. Quản lý chi phí thanh, quyết toán:

        • Bảng 3.8: Tổng mức đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm sau khi kiểm toán, quyết toán

          • Nguyên nhân chênh lệch: Chi phí xây dựng giảm là do kiểm toán xác định lại khối lượng một số công việc theo bản vẽ hoàn công và tính bù trượt giá.

      • 3.2.3. Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy lợi cấp thoát nước mặn, lợ, ngọt phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Đầm Nại (Dự án thủy sản Đầm Nại)

        • a. Mục tiêu đầu tư:

        • - Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nuôi trồng Thủy sản bền vững khu vực Đầm Nại.

        • - Tạo cơ sở hạ tầng, khơi thông luồng lạch, đảm bảo tiêu thoát lũ, cung cấp đủ nước mặn, lợ, ngọt có chất lượng, trồng và phát triển rừng ngập mặn.

        • - Nâng cao hiệu quả chống lũ trong khu vực và trong khu nuôi trồng thủy sản;

        • - Đảm bảo giao thông nội vùng, liên vùng đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế xã hội vùng dự án;

        • - Bảo vệ môi trường, đảm bảo điều kiện sinh thái vùng dự án;

        • - Tạo điều kiện phát triển thủy sản, du lịch sinh thái và các ngành kinh tế khác.

        • b. Quy mô đầu tư:

        • - Hệ thống kênh và công trình trên kênh: Hệ thống kênh tiêu và kênh cấp được cải tạo và nâng cấp từ hệ thống kênh hiện hữu. Tổng chiều dài các tuyến kênh cấp là 13.491m, các tuyến kênh tiêu là 7.025m; Trên hệ thống kênh cấp xây dựng các cống điều chỉn...

        • - Điện phục vụ sản xuất: Đường dây 10 KV, trạm biến áp 160KVA 10/0,4 chạy vòng quanh đầm; Đường hạ thế chạy theo đường bờ kênh;

        • - Đê bao kết hợp đường giao thông: Tuyến đê bao ven đầm: Từ núi Cà Đú đến Phương cựu; Tuyến Phương Cựu-Giò Đền: Đi bên phải kênh T5 kết hợp làm đê bao chống lũ; Tuyến đường giao thông nhánh: Sử dụng các bờ kênh tiêu lớn để nối tuyến giao thông vòng t...

        • - Trồng rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn được trồng ở các cơ dọc bờ kênh, bờ cao của các hộ nuôi tôm và dọc tuyến đường ven đầm.

        • c. Thời gian thực hiện dự án:

        • - Kế hoạch: Năm 2006 – 2012.

        • - Thực hiện: Năm 2006 – Năm 2015.

        • d. Tổng mức đầu tư và Tổng dự toán được duyệt:

        • Trong quá trình thực hiện Dự án được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung 3 lần tại các Quyết định 450/QĐ-BTS ngày 03/402007 và Quyết định 3162/QĐ-BTS ngày 30/10/2009 của Bộ Thủy Sản, Quyết định 673/QĐ-BNN-TCTS ngày 29/3/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

        • Bảng 3.9: Tổng mức đầu tư dự án thủy sản Đầm Nại

          • e. Môt số tồn tại của dự án:

          • - Dự án được phê duyệt điều chỉnh nhiều lần và thời gian thực hiện kéo dài, cụ thể: Bộ Thủy sản phê duyệt lần đầu tại Quyết định số 1251/QĐ-BTS ngày 28/10/2005 với tổng mức đầu tư 168,77 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ năm 2006 đến năm 2009; Phê duyệt đ...

          • - Thời gian thực hiện dự án kéo dài so với dự kiến ban đầu do một số nguyên nhân khách quan, chủ quan làm ảnh hường đến tiến độ chung thực hiện dự án, cụ thể như sau:

          • Các nguyên nhân khách quan:

          • + Do thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án: Từ khi triển khai thực hiện dự án đến tháng 8/2007, Bộ Thủy sản sát nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đến tháng 4/2008 Sở Thủy sản Ninh Thuận sát nhập vào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...

          • + Do nguồn vốn đầu tư: Vào các năm 2010 và năm 2011, dự án không được bố trí vốn, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện dự án, cụ thể các nhà thầu thi công thuộc các gói thầu ĐN01, ĐN02, ĐN03 đã ngừng thi công và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

          • Các nguyên nhân chủ quan:

          • + Do thay đổi biện pháp thi công: Dự án được khời công xây dựng từ quý IV/2007, biện pháp thi công ban đầu là đắp đê bao ven đầm, bơm nạo vét khai thông luồng lạch từ phía hồ Đầm Nại phun lên để đắp nền đê, nhưng khi kiểm tra thực tế do địa chất của đ...

          • Về công tác quản lý khối lượng, chất lượng xây dựng:

          • Cán bộ tư vấn giám sát đã không tính toán, kiểm tra lại khối lượng theo bản vẽ thiết kế và khối lượng thực tế thi công để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu. Do đó đã nghiệm thu vượt cho nhà thầu xây lắp số tiền là 2,91 tỷ đồng;

          • Qua một số tồn tài nêu trên, có thể nhận thấy:

          • - Hồ sơ khảo sát, thiết kế có một số tồn tại, sai sót do Tư vấn thiết kế, việc khảo sát địa hình, địa chất không kỹ càng, chưa đánh giá được trữ lượng cát đảm bảo cho việc thi công đê bao, do đó khi triển khai thi công phải đổi sang phương án mua cát ...

          • - Đơn vị Tư vấn thẩm tra, Ban Quản lý dự án, đơn vị thẩm định không phát hiện những thiếu sót, tồn tại nêu trên.

          • - Công tác giám sát kỹ thuật, quản lý chất lượng, khối lượng của Tư vấn giám sát, cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý dự án và các nhà thầu còn nhiều hạn chế.

          • f. Quản lý chi phí trong giai đoạn thanh quyết toán:

        • Bảng 3.10: Tổng mức đầu tư dự án thủy sản Đầm Nại sau khi kiểm toán, quyết toán

          • Chênh lệch giá trị giữa kiểm toán và quyết toán là 3,28 tỷ đồng, nguyên nhân:

          • - Giảm chi phí xây dựng 3,26 tỷ đồng trong đó xác định lại khối lượng một số công việc theo bản vẽ hoàn công, nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu công tác xây dựng và giảm trừ do BQL nghiệm thu thanh toán vượt khối lượng thi công thực tế 2,91 tỷ ...

          • - Chi phí khác giảm 26,57 tỷ đồng do kiểm toán xác định lại chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán theo Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

    • 3.3. Đánh giá về công tác QLCP đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT

      • 3.3.1. Những kết quả đạt được

        • Trong những năm qua, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng đặc biệt là các dự án về thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh đã chấp hành theo các quy định của nhà nước về quản lý dự án đầu tư, bám sát theo Nghị quyết, kế hoạch phát triển KT-XH của Tỉ...

        • - Chủ động tiếp cận, kết hợp với các đơn vị như Ban Quản lý dự án, Tư vấn thiết kế, Tư vấn thẩm tra, nhà thầu trong từng khâu công việc, nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, thực hiện tốt công tác quản lý chi phí đầu tư XDCT và góp phần nâ...

        • - Luôn bám sát các thông tư, nghị định và các văn bản liên quan đến công tác quản lý dự án, quản lý chi phí khi có những thay đổi, những quy định mới để kịp thời có những ý kiến đề xuất và chỉ đạo thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả hơn trong ...

        • - Đề xuất các ý kiến để chỉnh sửa, bổ sung thiết kế, dự toán cho phù hợp với chủ trương, quy hoạch của ngành; đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả của dự án.

        • Trong năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận đã thực hiện thẩm định:

        • - Thẩm định Dự án đầu tư: 03 dự án; số tiền cắt giảm làm 1.412 tỷ đồng, tỷ lệ cắt giảm đạt 0,74%, cụ thể theo bảng 3.11 sau:

        • Bảng 3.11: Thống kê Dự án đã thẩm định trong năm 2016

        • - Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, báo cáo kinh tế kỹ thuật: 63 công trình; số tiền cắt giảm làm 87,556 tỷ đồng, đạt tỷ lệ cắt giảm 13,43%.

        • Bảng 3.12: Thống kê thiết kế bản vẽ thi công, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật đã thẩm định trong năm 2016

      • 3.3.2. Những tồn tại trong công tác QLCP đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận

        • Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là một quá trình từ chủ trương đầu tư đến lập dự án, tư vấn thiết kế dự toán, thẩm tra, thẩm định, đấu thầu, thi công xây lắp, giám sát, thanh tra kiểm tra, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng....

        • 3.3.2.1. Sự quá tải và điều kiện năng lực của cơ quan Thẩm định:

          • Hiện nay, công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Phòng QLXDCT kiểm tra, tham mưu lãnh đạo Sở. Phòng QLXDCT có 07 người gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 05 chuyên viên. Trong đó:

          • - 01 Trình độ thạc sỹ chuyên ngành thủy lợi;

          • - 03 Kỹ sư thủy lợi;

          • - 02 Kỹ sư dân dụng;

          • - 01 Kỹ sư giao thông.

          • Ngoài 02 lãnh đạo phòng có nhiều năm công tác, vững về trình độ chuyên môn. Đa phần các chuyên viên tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực, nhiều chuyên viên không đúng chuyên môn, chuyên ngành nên hiệu quả công việc còn r...

          • Theo quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng công trình của ngành Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh là cấp Quyết định đầu tư đ...

        • 3.3.2.2. Năng lực, Tổ chức bộ máy Ban Quản lý dự án:

          • Một vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của Dự án và hiệu quả QLCP đầu tư xây dựng công trình đó là Tổ chức bộ máy và năng lực, trình độ của những người trực tiếp tham gia thực hiện Dự án, quản lý điều hành Dự án, cụ thể là các B...

          • Vẫn còn tồn tại một số Ban QLDA kiêm nhiệm, cán bộ không chuyên sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý dự án dẫn đến những sai sót trong quá trình thực hiện, cán bộ kiêm nhiệm chưa phát huy hết khả năng, tinh thần trách nhiệm không cao coi công...

          • Đối với Ban Quản lý dự án chuyên ngành: Các Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thường được Sở Nông nghiệp và PTNT ủy quyền cho Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp (Ban QLDA) trực tiếp quản lý thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của...

          • - Đội ngũ cán bộ của Ban Quản lý là 30 người, trong đó gồm 01 Trưởng ban và 03 Phó ban. Đa số các cán bộ ở Ban Quản lý đều có trình độ Đại học chính quy hoặc tại chức. Hầu hết cán bộ nhân viên trong Ban đều mới chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chư...

          • - Một số cán bộ làm quản lý dự án nhưng chưa am hiểu các văn bản, thông tư, nghị định, luật... về quản lý dự án hoặc không cập nhật kịp thời những quy định mới, các cán bộ làm quản lý dự án không sử dụng thành thạo một số phần mềm dự toán, thiết k...

          • - Trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ trẻ trong Ban chưa cao, nhiều cán bộ trẻ có tuổi đời và kinh nghiệm trong nghề chưa nhiều nên đã bộc lộ những yếu kém, bất cập về kiến thức, năng lực, kỹ năng trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới...

          • - Tính kỷ luật, tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công việc chưa cao, còn xuất hiện tình trạng lơ là, không bám sát công việc của một số cán bộ, khi cấp trên có yêu cầu báo cáo mới thực hiện một cách sơ sài, đối phó.

        • 3.3.2.3. Tồn tại ở công tác lựa chọn nhà thầu

          • Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu nhằm mục đích lựa chọn những nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính... để thực hiện các gói thầu, đáp ứng được yêu cầu về thời gian, tiến độ và chất lượng của gói thầu nhằm đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất. T...

          • Tình trạng nhà thầu giả mạo, khai khống, vay mượn bằng cấp, nhân lực… để làm đẹp hồ sơ dự thầu của mình vẫn còn diễn ra mà không phải Chủ đầu tư, bên mời thầu nào cũng đủ tầm, đủ sức, đủ quyết liệu để phát hiện và trị tận gốc những gian dối của nhà th...

          • Từ những tồn tại nêu trên, việc thực hiện dự án thường xuyên chậm tiến độ, kinh phí thiếu, chất lượng công trình không đảm bảo, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng phải bổ sung hợp đồng... làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, hiệu quả giá trị chi p...

          • - Mặt khác năng lực của Chủ đầu tư, bên mời thầu hay các tổ chức tư vấn đấu thầu còn nhiều hạn chế, chất lượng một số công việc chuẩn bị cho công tác đấu thầu như lập, trình, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu.

          • Hình 3.2: Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu hiện nay (Nguồn Giá xây dựng)

        • 3.3.2.4. Tồn tại ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư (xác định chủ trương, lựa chọn hình thức đầu tư và công tác bố trí vốn)

          • Chủ trương đầu tư được đánh giá là khâu dễ gây và thực tế đã gây nên thất thoát và lãng phí lớn trong đầu tư và xây dựng. Nguyên nhân các sai lầm về chủ trương đầu tư ở các cấp ngành, địa phương do việc cân nhắc, tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả x...

          • Hiện nay, thiếu vốn là vấn đề cốt lõi dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, thời gian thực hiện dự án kéo dài, làm ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư xây dựng công trình:

          • - Tại hầu hết các địa phương nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng vẫn còn lệ thuộc vào cơ chế xin cho, chỉ trông chờ vào kinh phí đầu tư của Trung ương mà chưa mạnh dạn trong việc lựa chọn các hình thức đầu tư để có vốn xây dựng công trình. Cơ chế c...

          • - Công tác bố trí vốn vẫn còn dàn trải vì có nhiều dự án nên phải bố trí mỗi dự án một ít kinh phí (Vốn mồi) dẫn đến nhà thầu không có vốn để đẩy nhanh tiến độ công trình mà chỉ làm hình thức để chờ vốn dẫn đến nhiều công trình hết thời gian hợp đồn...

          • Ví dụ: Dự án Hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 hồ chứa nước Lanh Ra được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tự tại Quyết định số 1132/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 với Tổng mức đầu tư là 98,76 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, tuy nhiên do không đượ...

        • 3.3.2.5. Tồn tại ở giai đoạn khảo sát, thiết kế

          • Như thực trạng quản lý chi phí một số dự án đã nêu ở mục trên, có thể nhận thấy nhuyên nhân lớn ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng công trình là việc thay đổi thiết kế.

          • Về công tác khảo sát, thu thập số liệu cơ bản (thủy văn, địa hình, địa chất, hiện trang công trình...) còn nhiều hạn chế, không đảm bảo chất lượng, không đủ tài liệu để thực hiện lập dự án, hoặc thiết kế bản vẽ thi công dẫn đến việc phải điều chỉnh, k...

          • Bước lập dự án và thiết kế cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, nên đến giai đoạn khảo sát thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) phải điều chỉnh, bổ sung, nhiều trường hợp phải điều chỉnh qui mô, giải pháp kỹ thuật, kéo dài thời gian thực hiện. ...

          • Tình trạng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt nhưng đến giai đoạn triển khai thi công thực tế phải xử lý kỹ thuật thậm chí điều chỉnh, bổ sung thiết kế xảy ra thường xuyên ở hầu hết các dự án.

          • Ví dụ : Dự án Hệ thống kênh cấp 2, 3 và nâng cấp tuyến đường quản lý hồ Sông Biêu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tại Quyêt định số 1968/QĐ/UBND ngày 05/8/2016 với Tổng dự toán đầu tư 105,02 tỷ đồng tuy nhiên đến khi ...

          • Mặt khác, đơn vị tư vấn thiết kế thường có tâm lý tính toán thiên về an toàn, hệ số an toàn sử dụng để tính toán rất cao dẫn đến tăng Tổng mức đầu tư và để có được thiết kế phí cao hơn mà không quan tâm đến hiệu quả đầu tư.

          • Ví dụ: Dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn – Phước Nhơn công tác khảo sát địa chất chỉ cần thực hiện cho tuyến đường ống cấp 1 sau đó có thể sử dụng kết quả để thiết kế tuyến đường ống cấp 2 và tuyến đường quản lý vận...

          • Bảng 3.13: Chi phí khảo sát địa hình, địa chất dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn – Phước Nhơn

          • Năng lực của một số doanh nghiệp làm tư vấn thiết kế còn thấp, không ít đơn vị tư vấn thiết kế tư nhân mới được thành lập thiếu cán bộ chuyên môn, ít kinh nghiệm, chưa nắm vững tiêu chuẩn quy chuẩn, không được thường xuyên tập huấn nâng cao trình...

        • 3.3.2.6. Tồn tại trong công tác quản lý khối lượng thi công

          • Công tác quản lý khối lượng: Trong quá trình thi công cán bộ giám sát phải kiểm tra lại khối lượng theo thiết kế và khối lượng thực tế thi công, tính toán lại từng mặt cắt thiết kế và thi công so sánh và nghiệm thu thanh toán theo thực tế thi công, tr...

        • 3.3.2.7. Tồn tại ở khâu quản lý chất lượng và giám sát thi công xây dựng

          • Một số nhà thầu chưa quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức công trường, biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho các đội thi công. Nhiều đơn vị sử dụng lao động thời ...

          • Lực lượng tư vấn giám sát tuy đông về số lượng nhưng còn hạn chế về chất lượng, còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi. Tình trạng sử dụng các cán bộ giám sát viên theo hợp đồng thời vụ, không được đào tạo bài bản và thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế.

          • Hoạt động giám sát chất lượng của tư vấn được thực hiện chưa đầy đủ, tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; chưa bám sát hiện trường đ...

          • Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và Chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình chưa thực sự cao, các cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư thường không đủ điều kiện và nhân lực, vật lực cũng như thời gian để bám sát, theo dõi từng công trình ph...

        • 3.3.2.8. Tồn tại trong công tác thanh quyết toán

          • Công tác thanh quyết toán một số dự án còn mất nhiều thời gian do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do chưa quản lý kiểm tra và hướng dẫn kỹ đơn vị thi công nên việc chỉnh sửa và thiếu sót trong hồ sơ, lưu giữ và quản lý hồ sơ chưa được đầy đủ...

        • 3.3.2.9. Một số các tồn tại khác

          • Công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề nan giải. Thực tế hiện nay luôn gặp phải những vướng mắc, khó khăn bởi chế độ chính sách luôn thay đổi hàng năm, chế độ bồi thường cho người dân chưa thỏa đáng... Trong quá trình thực hiện đo vẽ bản vẽ trích lụ...

          • - Việc quản lý hợp đồng còn lỏng lẻo dẫn đến những vi phạm các cam kết trong hợp đồng (tiến độ không đúng theo hợp đồng , nhà thầu không có đầy đủ nhận lực, vật tư, thiết bị theo những cam kết trong hợp đồng).

          • - Việc áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý dự án chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết c ác chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa được trang bị, sử dụng các phần mềm về quản lý dự án, về dự toán, tính toán.... để kiểm tra các công đoạn ...

    • 3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác QLCP các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận

      • 3.4.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ Phòng QLXDCT thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT

        • a. Tăng cường thêm nhân lực cho phòng Quản lý xây dựng công trình:

        • - Tăng cường ít nhất 02 cán bộ cho phòng Quản lý xây dựng công trình,

        • - Tiêu chí đặt ra:

        • + Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành Thủy lợi.

        • + Có ít nhất 5 năm công tác đúng lĩnh vực chuyên môn và công tác trong ngành.

        • + Có một trong những chứng chỉ sau: Kỹ sư định giá hạng 2; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.

        • - Giải pháp: Điều động, luân chuyển các cán bộ từ các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Quản lý, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Chi cục thủy lợi... ) đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Khi tuyển các...

        • b. Nâng cao năng lực cho các chuyên viên phòng Quản lý xây dựng công trình:

        • Như đã đề cập ở phần trên, thực trạng ở phòng Quản lý xây dựng công trình còn thiếu chuyên viên đúng chuyên ngành thủy lợi, đa số các chuyên viên có tuổi đời trẻ, va chạm thực tế chưa nhiều và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đ...

        • - Đối với những chuyên viên không đúng trình độ chuyên môn: Tổ chức đào tạo, cho đi học các lớp đại học chuyên ngành thủy lợi.

        • - Đối với những chuyên viên không đáp ứng được yêu cầu công việc: phê bình, kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm, phân công công việc cụ thể rõ ràng, nếu cần thiết có thể cho thôi việc hoặc điều động các vị trí khác để tìm người thay thế thích hợp hơn, đáp...

        • - Bồi dưỡng, đào tạo cho chuyên viên các lớp ngắn hạn, dài hạn về công tác lập dự toán, công tác thẩm định dự án, các lớp nghiệp vụ về đấu thầu...

        • c. Đào tạo, dự nguồn cán bộ:

        • - Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các cán bộ trong ngành không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trao dồi kinh nghiệm thực tế để tạo nguồn, dự trữ cán bộ chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu và bổ sung khi cần thiết.

        • - Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các khóa học ngắn hạn về quản lý chi phí, dự toán, quản lý dự án, quản lý đấu thầu... để đào tạo, cật nhật kiến thức cho cán bộ.

      • 3.4.2. Nâng cao năng lực Ban QLDA, tăng cường cở sở vật chất BQLDA

        • Ngày 18/6/2105, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, trong đó quy định việc thành lập các Ban QLDA chuyên ngành và quy định cụ thể điều kiện năng lực của Ban QLDA và Giám đốc QLDA. Với mục tiêu tách chức năng quản lý nhà nước với việc tổ chứ...

        • Giải pháp cụ thể:

        • - Đối với các Ban QLDA kiêm nhiệm còn tồn tại của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Quản lý dự án QSEAP, Ban Quản lý dự án CRSD...) thì sáp nhập vào Ban QLDA chuyên ngành. Vì nhân sự của các Ban QLDA này hầu hết là các cán bộ kiêm nhiệm nên ...

        • - Giám sát chặt chẽ việc thành lập các Ban QLDA kiêm nhiệm, việc thành lập Ban QLDA phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định của Nghị định 59/NĐ-CP về điều kiện năng lực như:

        • a. Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định 59/NĐ-CP:

        • + Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm A hoặc 2 (hai) dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng...

        • + Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư...

        • + Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng III.

        • b. Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;

        • c. Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án được giao quản lý.

        • - Đối với Ban QLDA chuyên ngành, rà soát, kiểm tra lại điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 64 Nghị định 59/NĐ-CP. Trong đó, Giám đốc QLDA phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực như đã nêu ở trên.

        • Vấn đề tiếp theo là hiện nay hầu hết các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận làm Chủ đầu tư và đươc ủy quyền cho các Ban Quản lý dự án trực tiếp thực hiện. Do vậy, để ...

        • Giải pháp thực hiện:

        • - Hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng tùy vào mức độ công việc đảm nhận cán bộ phụ trách phải có báo cáo đánh giá lên cấp trên khả năng của nhân viên mình, việc đánh giá cần khách quan công khai, không cà nể, không bao che cho nhau. Sau khi đã có nhữn...

        • - Liên tục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư, nghị định và các văn bản liên quan đến công tác quản lý chi phí dự án, quản lý dự án khi có các nội dung mới, nội dung sửa đổi để thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả hơn trong c...

        • - Thường xuyên cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Ban. Ban cũng cần phân định rõ xếp hạng quản lý đối với từng cán bộ để sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho đúng khả năng.

        • - Đối với những cán bộ làm công tác quản lý chi phí nhất thiết phải là những người có chứng chỉ kỹ sư định giá.

        • - Ngoài việc nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ, Ban cần tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện công tác quản lý chi phí đó như việc đầu tư máy tính, đầu tư các phần mềm dự toán, bổ sung vào thư viện các cuốn sách hướng dẫn quản lý chi phí, quản...

      • 3.4.3. Nâng cao hiệu quả trong công tác lựa chọn nhà thầu

        • Thực hiện công tác đấu thầu có chất lượng là góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, giảm giá thành công trình, tránh thất thoát lãng phí, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình của dự án. Trên thực tế, hầu hết các dự án có vấn đề về chất lượng, tiến...

        • - Trước tiên nên hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu. Vì đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu.

        • - Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu. Đây là một vấn đề khá khó khăn, tuy nhiên có thể hạn chế bằng những biện pháp như phê duyệt dự toán và giá gói thầu cùng một thời điểm mở thầu, các văn bản phê duyệt dự toán, phê duyệ...

        • - Thực hiện tốt công việc lập hồ sơ mời thầu, việc soạn thảo các yêu cầu ban đầu trong hồ sơ mời thầu cần được quan tâm thích đáng, tỉ mỉ, chi tiết vì nó liên quan đến toàn bộ quá trình triển khai thực hiện sau này của dự án. Mỗi sai sót, nhầm lẫn hoặ...

        • - Kiểm tra kỹ hồ sơ hành nghề, xác minh, kiểm tra và tiêu chí cho từng ngành nghề của nhà thầu. Đối với các nhà thầu xây lắp, nếu thi công không đảm bảo tiến độ, chất lượng... đề nghị chấm dứt hợp đồng và giao nhà thầu khác tiếp tục thực hiện nhưng vẫ...

        • - Kiên quyết loại bỏ, không chấp nhận nghiệm thu các hạng mục công trình do đơn vị thi công không thực hiện đúng như đã cam kết trong bản chào thầu (thay đổi phẩm cấp vật tư, thiết bị), làm giảm chất lượng công trình, phát sinh các khối lượng không đá...

        • - Kiên quyết xử phạt, dừng thi công, thậm chí hủy hợp đồng đối với các nhà thầu “bán năng lực” cho cá nhân, cho đội, công ty chỉ biết thu tỷ lệ, phó mặc cho các đối tác thực hiện, khi thi công thuê mướn thiết bị, nhân lực không đảm bảo theo đúng như ...

        • Một số điểm cần lưu ý khi tuyển chọn nhà thầu: Cần lưu ý đến kinh nghiệm của nhà thầu thi công trong lĩnh vực các công việc được giao. Thông thường, trong các đề xuất của phía nhà thầu thi công đều liệt kê những công trình đã thực hiện trong một số nă...

        • Ngoài ra, cần chủ động liên lạc tìm hiểu danh sách nhà thầu thi công được đề xuất có thực sự làm cho dự án không (vì đã có hiện tượng cùng một thời gian, tên một cán bộ công ty xuất hiện trên nhiều dự án, có khi tên cán bộ đó được ghi vào danh sách nh...

        • Khi chọn lọc hồ sơ và đàm phán hợp đồng cần xem xét kỹ các yếu tố sau:

        • + Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của nhà thầu thi công cả trong hoạt động chung, cả ở lĩnh vực cụ thể đang được xem xét.

        • + Nhận thức vấn đề: Liệu nhà thầu có hiểu rõ những nhu cầu và các vấn đề mà chủ đầu tư đặt ra không?

        • + Năng lực: Những công trình mà nhà thầu thi công đã thực hiện trước đây có chứng tỏ được rằng họ có đủ năng lực để đảm đương công việc đòi hỏi không?

        • + Nhân viên: Đội ngũ nhân viên của nhà thầu thi công có đủ không hay họ đang có kế hoạch thuê nhiều nhân viên sau khi ký kết hợp đồng? Lực lượng nhân viên ra sao so với lượng công việc hiện tại? Trình độ, phẩm chất của các nhân viên này?

        • + Hiểu biết về điều kiện địa phương: Nhà thầu thi công có hiểu biết điều kiện và tình hình địa phương nơi dự án sẽ được tiến hành không?

        • + Kỹ năng quản lý: Nhà thầu thi công có bộc lộ năng lực tổ chức và quản lý dự án để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và với chi phí đã dự tính không?

        • + Hợp tác: Nhà thầu thi công có toàn tâm toàn ý hợp tác với Chủ đầu tư không?

        • + Danh tiếng: Nhà thầu thi công đã để lại danh tiếng như thế nào trong các khách hàng trước đây ?

      • 3.4.4. Giải pháp về công tác QLCP theo các giai đoạn đầu tư

        • 3.4.4.1. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát

          • Quản lý chất lượng công trình ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế là bước rất quan trọng để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Vì vậy việc chọn một đội ngũ khảo sát chuyên nghiệp là rất cần thiết. Tổ chức chịu trách nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ điề...

          • Lựa chọn đơn vị khảo sát xây dựng có đủ năng lực về con người, thiết bị và phòng thí nghiệm vật liệu. Bên cạnh đó chủ nhiệm khảo sát công trình cũng phải là người đủ năng lực, có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.

          • Một số giải pháp cụ thể như sau:

          • - Trước khi lập đề cương khảo sát, yêu cầu các phòng, bộ phận tiến hành khảo sát thực địa, nghiên cứu kỹ địa hình địa mạo khu vực dự án để lập đề cương chi tiết, đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế, tránh bổ sung, điều chỉnh ả...

          • - Tăng cường công tác giám sát khảo sát, yêu cầu các cán bộ kỹ thuật khi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát đối chiếu với thực tế hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo...

          • - Để đảm bảo chất lượng và tiến độ hồ sơ, cần thiết phải tổ chức giao ban với đơn vị tư vấn, đồng thời cử cán bộ, chuyên viên trực tiếp qua trụ sở các đơn vị tư vấn phối hợp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý.

          • Đối với những dự án yêu cầu gấp về tiến độ, tổ chức giao ban định kỳ hàng tuần với tư vấn. Đưa các điều khoản cụ thể, chặt chẽ vào hợp đồng để yêu cầu Tư vấn phải bố trí đủ các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện khảo sát.

          • Có các chế tài cụ thể để xử phạt những hồ sơ khảo sát không đảm bảo chất lượng.

        • 3.4.4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế

          • Cần chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, cương quyết không cho nhà thầu yếu kém về năng lực được tham gia thực hiện. Hiện nay, nhà nước đã quy định chi tiết về điều kiện hành nghề, hạng loại của các tổ chức ...

          • Các giải pháp kỹ thuật công trình đề xuất để đầu tư xây dựng đảm bảo phù hợp với thực tế hiện trạng của công trình, tuân thủ quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm hiện hành. Giải pháp kỹ thuật, quy mô, công nghệ của dự án phải là sản phẩm do t...

          • Mặt khác cũng cần thực hiện nghiêm túc công tác giám sát tác giả của tư vấn để kịp thời phát hiện những tồn tại của thiết kế cần thiết phải điều chỉnh, kiểm tra kết quả thực hiện của nhà thầu xây lắp so với sản phẩm tư vấn đã tạo ra và có những c...

          • Tăng cường quản lý công tác tư vấn khảo sát, thiết kế thông qua hợp đồng kinh tế. Mọi sai sót do khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế gây ra phải được xử lý theo hợp đồng kinh tế (sai sót do điều tra khảo sát không kỹ, chọn sai địa điểm, sai sót về dự ...

          • Hình 3.3: Sơ đồ thất thóat chi phí ĐTXD trong giai đoạn thiết kế (Nguồn: Giá Xây dựng)

        • 3.4.4.3. Kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình

          • - Kiểm tra điều kiện để khởi công công trình:

          • Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng được các điều kiện sau: Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng thỏa thuận; Có giấy phép xây dựng theo quy định đối ...

          • - Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng:

          • Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra giấy phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu ...

          • - Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình:

          • Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩ...

          • - Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình:

          • Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; Xác nhận bản v...

        • 3.4.4.4. Thực hiện tốt công tác giám sát thi công

          • Cần lựa chọn được đơn vị tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia công tác giám sát thi công.

          • Tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình trong giám sát, thi công, nghiệm thu công trình. Các cán bộ kỹ thuật, tư vấn giám sát phải thường xuyên có mặt trên công trình.

          • Kiên quyết xử lý, yêu cầu tháo dỡ nếu thi công không đảm bảo chất lượng, buộc đơn vị thi công tự khắc phục, không sử dụng ngân sách dưới mọi hình thức. Đề xuất các hình thức xử lý vi phạm đối với các tập thể, cá nhân liên quan nếu có.

          • Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giám sát hiện trường thông qua các lớp nghiệp vụ bồi dưỡng quản lý dự án. Bên cạnh đó, yêu cầu đội ngũ tư vấn giám sát, kỹ sư giám định thi công xây dựng cần được củng cố, nâng cao về kinh nghiệm, thường xuyên c...

          • Mời đơn vị tư vấn thiết kế tham gia công tác giám sát thẩm định, nghiệm thu bàn giao đối với các hạng mục công trình quan trọng nhằm nâng cao vai trò giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế..

        • 3.4.4.5. Thực hiện tốt công tác thanh quyết toán công trình

      • 3.4.5. Một số giải pháp khác

        • 3.4.5.1. Xây dựng đơn giá, định mức phù hợp với cơ chế thị trường

          • Việc thông báo giá vật liệu đến chân công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng không những phản ánh trung thực giá trị của sản phẩm xây dựng cơ bản mà còn đòi hỏi phản ánh kịp thời giá trị đó và tránh tình trạng tiêu cực trong quá trình thực hiện...

          • UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Xây dựng thực hiện việc thông báo giá vật liệu đến chân công trình theo từng tháng tháng vào các ngày từ 01-05 hàng tháng; không để tình trạng sau nhiều tháng mới thông báo giá làm khó khăn cho việc thiết kế, thẩm tra, thẩm đị...

          • UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Xây dựng và các ngành có liên quan xây dựng định mức cho những công tác chưa có trong hệ thống định mức của Bộ Xây dựng và các bộ chuyên ngành công bố; đặc biệt là hiện nay có một số công tác chuyên ngành vẫn chưa đầy đủ, nhiề...

          • Ví dụ: Đối với công trình kênh mương cấp 2, cấp 3 có chiều cao kênh thấp, hiện tại vẫn chưa có định mức công tác ván khuôn thép tường kênh mương phù hơp, phải vận dụng các định mức mã hiệu ván khuôn thép tường (thường có chiều cao lớn hơn nhiều so với...

        • 3.4.5.2. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng

          • Các công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện thì các công trình thi công chủ yếu là công trình theo tuyến, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân cư. Trong khi chính sách đền bù, GPMB còn nhiều bất cập nhưng dự án mang đến lợi ích thiết thực cho chính ng...

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

    • Dựa trên những nghiên cứu hệ thống về mặt lý luận kết hợp với những cơ sở khách quan phát sinh từ thực tiễn trong công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại tỉnh Ninh Thuận, Tác giả đã nghiên cứu, đề xuất được một số gi...

    • Do thời gian nghiên cứu và làm việc chưa lâu, nên luận văn còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy tác giả rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần giúp cho tỉnh nhà trong việc khai th...

    • Qua luận văn này, tác giả cũng hy vọng những kiến nghị, đề xuất của mình sẽ được áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • 1. Kết luận

    • Hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí là một hoạt động quản lý phức tạp gồm nhiều nội dung, công việc quản lý khác nhau và có liên quan tới nhiều chủ thể, nhiều bên tham gia, được ràng buộc bởi nhiều quy định của Nhà nước, ngành, đ...

    • - Đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề chủ yếu của đề tài luận văn.

    • - Đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, chỉ rõ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục.

    • - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn của tỉnh Ninh Thuận trong việc tăng cường chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi thuộ...

    • 2. Kiến nghị

    • Do thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu và viết luận văn có hạn và do trình độ của bản thân còn có hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên thiếu sót và phiếm khuyết trong nghiên cứu là điều khó tránh khỏi. Với tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận ...

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • [1] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đấu thầu số: 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

    • [2] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 01/7/2014.

    • [3] Chính phủ, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

    • [4] Chính phủ, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

    • [5] Chính phủ, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    • [6] Bộ tài chính, Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư;

    • [7] Bộ Xây dựng, Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

    • [8] Bộ Xây dựng, Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

    • [9] Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Kinh tế thuỷ lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội;

    • [10] Đồng Kim Hạnh, Bài giảng định mức tiêu chuẩn trong xây dựng, Đại học Thủy lợi.

    • [11] Dương Đức Tiến, Bài giảng phân tích chi phí trong xây dựng nâng cao, Trường Đại học Thủy lợi.

    • [12] Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Đại học thủy lợi.

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ VII DANH MỤC BẢNG BIỂU VIII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ IX MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài .1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Phương pháp nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ QLCP ĐẦU XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 1.1 Các khái niệm QLCP đầu xây dựng cơng trình 1.1.1 Các khái niệm chi phí đầu xây dựng: 1.1.2 Khái niệm QLCP đầu xây dựng: 1.2 Các nội dung QLCP đầu xây dựng cơng trình 1.2.1 Nội dung quản chi phí theo giai đoạn đầu XDCT 1.2.2 Q trình kiểm sốt chi phí qua giai đoạn: .6 1.3 Giới thiệu số quy định QLCP đầu xây dựng công trình 1.3.1 Quyền trách nhiệm chủ thể tham gia QLCP đầu xây dựng .9 1.3.2 Một số văn pháp luật QLCP đầu xây dựng cơng trình 15 1.3.3 Một số điểm Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 Chính phủ .17 1.4 Đặc điểm dự án đầu xây dựng công trình thủy lợi có ảnh hưởng đến cơng tác quản chi phí .24 1.4.1 Sản xuất xây dựng khơng ổn định làm phát sinh chi phí đầu xây dựng 24 iii 1.4.2 Thời gian XDCT dài, chịu biến động giá xây dựng khó khăn quản chi phí 25 1.4.3 Sản xuất xây dựng mang tính đơn theo đơn đặt hàng 25 1.4.4 Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố tự nhiên 26 1.4.5 Cơng tác tổ chức q trình sản xuất xây dựng thường phức tạp 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 28 CHƯƠNG CỞ SỞ KHOA HỌC VỀ QLCP ĐẦU XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 29 2.1 Nguyên tắc QLCP đầu xây dựng cơng trình 29 2.2 Cơ sở xác định chi phí đầu xây dựng .30 2.2.1 Xác định TMĐT xây dựng 30 2.2.2 Xác định TMĐT xây dựng 30 2.2.3 Xác định dự toán xây dựng cơng trình 39 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến QLCP đầu xây dựng cơng trình 48 2.3.1 Các nhân tố khách quan .48 2.3.2 Các nhân tố chủ quan 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 51 CHƯƠNG ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN HIỆU QUẢ CHI PHÍ ĐẦU XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH TẠI SỞ NƠNG NGHIỆP PTNT NINH THUẬN .52 3.1 Giới thiệu Sở Nông nghiệp PTNT Ninh Thuận .52 3.1.1 Giới thiệu chung Sở Nông nghiệp PTNT Ninh Thuận 52 3.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 52 3.1.3 Tổ chức máy 54 3.2 Thực trạng QLCP số dự án thuộc Sở Nông nghiệp PTNT Ninh Thuận .57 iv 3.2.1 Dự án Hồ chứa nước Trà Co .57 3.2.2 Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm 65 3.2.3 Dự án Đầu sở hạ tầng hệ thống thủy lợi cấp thoát nước mặn, lợ, phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Đầm Nại (Dự án thủy sản Đầm Nại) 75 3.3 Đánh giá công tác QLCP đầu xây dựng cơng trình thuộc Sở Nông nghiệp PTNT 79 3.3.1 Những kết đạt .79 3.3.2 Những tồn công tác QLCP đầu xây dựng cơng trình thuộc Sở Nông nghiệp PTNT Ninh Thuận 86 3.4 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác QLCP dự án đầu xây dựng cơng trình thuộc Sở Nơng nghiệp PTNT Ninh Thuận 95 3.4.1 Nâng cao lực, trình độ chun mơn cán Phòng QLXDCT thuộc Sở Nơng nghiệp PTNT .95 3.4.2 Nâng cao lực Ban QLDA, tăng cường cở sở vật chất BQLDA 96 3.4.3 Nâng cao hiệu công tác lựa chọn nhà thầu 99 3.4.4 Giải pháp công tác QLCP theo giai đoạn đầu 101 3.4.5 Một số giải pháp khác 107 KẾT LUẬN CHƯƠNG 109 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .111 v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Chi phí đầu xây dựng qua giai đoạn đầu XDCT Hình 3.1: đồ tổ chức Sở Nơng nghiệp PTNT Ninh Thuận Hình 3.2: Thực trạng cơng tác lựa chọn nhà thầu Hình 3.3: đồ thất thóat chi phí ĐTXD giai đoạn thiết kế vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp Tổng mức đầu xây dựng Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dự tốn xây dựng Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chi phí thiết bị Bảng 2.4: Bảng tổng hợp dự toán chi phí hạng mục chung Bảng 2.5: Định mức chi phí số công việc thuộc hạng mục chung không xác định khối lượng từ thiết kế Bảng 3.1: Tổng mức đầu dự án hồ chứa nước Trà Co Bảng 3.2: Tổng mức đầu dự án hồ chứa nước Trà Co sau điều chỉnh, bổ sung Bảng 3.3: Tổng mức đầu dự án hồ chứa nước Trà Co sau kiểm toán, toán Bảng 3.4: Tổng mức đầu dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm Bảng 3.5: Điều chỉnh bù giá hợp đồng dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm Bảng 3.6: Tổng dự toán điều chỉnh dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm Bảng 3.7: So sánh chi phí duyệt chi phí sau điều chỉnh dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm Bảng 3.8: Tổng mức đầu dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm sau kiểm toán, toán Bảng 3.9: Tổng mức đầu dự án thủy sản Đầm Nại Bảng 3.10: Tổng mức đầu dự án thủy sản Đầm Nại sau kiểm toán, toán vii Bảng 3.11: Thống kê Dự án thẩm định năm 2016 Bảng 3.12: Thống kê thiết kế vẽ thi công, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật thẩm định năm 2016 Bảng 3.13: Chi phí khảo sát địa hình, địa chất dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn – Phước Nhơn viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Chữ viết tắt Diễn giải BQLDA Ban quản dự án BXD Bộ Xây dựng CĐT Chủ đầu ĐTXD Đầu xây dựng GPMB Giải phóng mặt QLCP Quản chi phí HĐND Hội đồng nhân dân HSMT Hồ mời thầu NSNN Ngân sách nhà nước TKCS Thiết kế sở TMĐT Tổng mức đầu UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng XDCT Xây dựng cơng trình ix MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực chức quản Nhà nước địa bàn tỉnh về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi phát triển nơng thơn; phòng, chống lụt, bão; an tồn nơng sản, lâm sản, thủy sản muối trình sản xuất đến đưa thị trường; dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp phát triển nông thôn thực số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật; Đầu xây dưng (ĐTXDCB) hoạt động đầu quan trọng, tạo hệ thống sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, tiền đề để thực cơng nghiệp hố - đại hố đất nước Quản chi phí dự án đầu xây dựng cơng trình bao gồm: quản TMĐT, quản dự tốn cơng trình, quản định mức xây dựng giá xây dựng cơng trình phức tạp luôn biến động điều kiện mơi trường pháp lý, chế sách quản kinh tế chưa hồn chỉnh thiếu đồng thay đổi nước ta Tuy nhiên, thực tế nay, tình hình đầu xây dựng cơng trình nhiều bất cật, tình trạng thất thốt, lãng phí cơng tác QLCP đầu xây dựng cơng trình xảy thường xun: Từ khâu chủ trương đầu tư, kế hoạch vốn, khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm đự dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công, tốn cơng trình làm cho hiệu sử dụng vốn đầu thấp; Xuất phát từ thực tiễn trên, với kiến thức chuyên môn học tập, nghiên cứu Nhà trường kinh nghiệm thực tiễn q trình cơng tác Do tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ là: “Đề xuất giải pháp quản hiệu chi phí đầu xây dựng cơng trình thuộc Sở Nơng nghiệp Phát triển nơng thơn tỉnh Ninh Thuận” nhằm góp phần tìm kiếm giải pháp đóng góp cho việc tăng cường cơng tác QLCP đầu xây dưng cơng trình Mục tiêu nghiên cứu đề tài Từ nghiên cứu, sở luận QLCP dự án đầu xây dựng cơng trình, phân tích đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu công tác QLCP dự án đầu xây dựng công trình thuộc Sở Nơng nghiệp PTNT Ninh Thuận Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường cơng tác QLCP đầu xây dựng cơng trình thuộc Sở Nơng nghiệp PTNT Ninh Thuận Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu khảo sát, thu thập số liệu thực tế; - Phương pháp nghiên cứu thuyết; - Pương pháp nghiên cứu tính tốn, phân tích, tổng hợp số liệu; - Phân tích hệ thống hóa luận; - Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn pháp quy số phương pháp kết hợp khác Đối tượng phạm vi nghiên cứu a Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài công tác QLCP đầu xây dựng thuộc Sở Nông nghiệp PTNT Ninh Thuận b Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chủ yếu công tác QLCP số dự án đầu xây dựng cơng trình thuộc Sở Nơng nghiệp PTNT Ninh Thuận CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ QLCP ĐẦU XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 1.1 Các khái niệm QLCP đầu xây dựng cơng trình 1.1.1 Các khái niệm chi phí đầu xây dựng: Chi phí đầu xây dựng cơng trình tồn chi phí cần thiết để xây dựng sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật cơng trình Do đặc điểm sản xuất xây dựng đặc thù cơng trình xây dựng nên cơng trìnhchi phí khác xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật u cầu cơng nghệ q trình xây dựng; Chi phí đầu xây dựng cơng trình biểu thị qua tiêu tổng mức đầu dự án giai đoạn lập dự án đầu xây dựng, dự toán xây dựng cơng trình giai đoạn thực dự án đầu xây dựng, giá trị toán, toán vốn đầu kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng; Tổng mức đầu xây dựng tồn chi phí đầu xây dựng dự án xác định phù hợp với thiết kế sở nội dung khác Báo cáo nghiên khả thi đầu xây dựng Nội dung tổng mức đầu xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư; chi phí quản dự án; chi phí vấn đầu xây dựng; chi phí khác chi phí dự phòng; Dự tốn xây dựng cơng trình tồn chi phí cần thiết để xây dựng cơng trình xác định giai đoạn thực dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế vẽ thi công yêu cầu công việc phải thực cơng trình Dự tốn cơng trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản dự án, chi phí vấn đầu xây dựng, chi phí khác chi phí dự phòng cơng trình Nội dung tổng mức đầu khác với Tổng dự tốn mục chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư Nội dung cụ thể khoản chi phí sau (theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015): - Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gồm chi phí bồi thường đất, nhà, cơng trình đất, tài sản gắn liền với đất, mặt nước chi phí bồi thường khác ... thi đầu tư xây dựng Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi. .. dựng cơng trình chi phí tư vấn khác liên quan; - Chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung chi phí khơng thuộc chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây. .. cơng trình Dự tốn cơng trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác chi phí dự phòng cơng trình Nội dung tổng mức đầu tư

Ngày đăng: 30/04/2019, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w