1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng kỹ thuật PCR phát hiện nhanh tụ cầu vàng staphylococcus aureus

34 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 777,93 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA CNSH-CNTP BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG MÃ SỐ: T2013 – 12 TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR PHÁT HIỆN NHANH TỤ CẦU V

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHOA CNSH-CNTP

BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MÃ SỐ: T2013 – 12

TÊN ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR PHÁT HIỆN NHANH

TỤ CẦU VÀNG Staphylococcus aureus

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI:

Nguyễn Văn Duy

Thái Nguyên – 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do trực tiếp nhóm nghiên cứu thực hiện tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử - Kỹ thuật di truyền, Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên các thiết bị hiện đại, phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu đề ra và phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Do đó, các kết quả nghiên cứu thu được hoàn toàn chính xác, trung thực và đủ tin cậy Các kết quả nghiên cứu được công bố trong báo cáo này đã được sự đồng ý của các thành viên trong nhóm nghiên cứu

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 03 năm 2014

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Văn Duy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng

Quản lý Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Ban Chủ nhiệm khoa CNSH-CNTP đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành nghiên cứu này

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Lê Quang Hòa, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, TS Nguyễn Đắc Trung, khoa Cơ

sở, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, ThS Đỗ Bích Duệ, cán bộ Viện Khoa học

Sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cung cấp chủng vi sinh vật để chúng tôi tiến hành các nghiên cứu trong đề tài này

Tôi xin cám ơn các thành viên của nhóm nghiên cứu đã giúp tôi hoàn thành các nội dung nghiên cứu trong đề tài này

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 03 năm 2014

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Văn Duy

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.3 Kết quả khuếch đại vùng gen đặc hiệu của Staphylococcus aureus

bằng phản ứng PCR sử dụng sản phẩm DNA tách chiết được bằng hóa chất

20

Hình 4.4 Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR sử dụng

các nồng độ khuôn DNA khác nhau

20

Hình 4.5 Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR

ở các nhiệt độ gắn mồi và nồng độ MgCl2 khác nhau

21

Hình 4.6 Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR sử dụng khuôn DNA tách

chiết từ các loài vi khuẩn kiểm định

23

Trang 5

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

- Tên đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật PCR phát hiện nhanh tụ cầu vàng

Staphylococcus aureus”

- Mã số: T2013 – 12

- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Duy

- Điện thoại: 0915384836 Email: duynguyenvan_1978@yahoo.com.vn

- Cơ quan chỉ chì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

- Cá nhân phối hợp thực hiện:

+ SV Đinh Thị Hoa, lớp 41 CNSH; Khoa CNSH-CNTP, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

+ SV Nguyễn Anh Tuấn, lớp 43 CNSH, Khoa CNSH-CNTP, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: Tháng 3/2013-3/2014

Xây dựng được quy trình kỹ thuật PCR phát hiện nhanh Staphylococcus aureus

có độ nhạy và độ đặc hiệu cao

- Nội dung 1 Thiết kế cặp mồi cho phản ứng PCR

- Nội dung 2 Tối ưu các điều kiện của phản ứng PCR

- Nội dung 3 Xác định độ đặc hiệu của phản ứng PCR

- Sản phẩm đào tạo: 01 kỹ sư Công nghệ Sinh học

- Sản phẩm khoa học: 01 báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học

Trang 6

SUMMARY

- Research Project Title: “Application of PCR technique for rapid detection of

Staphylococcus aureus”

- Code number: T2013-12

- Coordinator: Nguyen Van Duy

- Tel: 0915384836 Email: duynguyenvan_1978@yahoo.com.vn

- Implementing Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Foresrtry

Constructing PCR process for rapid detection of Staphylococcus aureus with high

sensitivity and high specificity

2 Main contents

-Designing a pair of primer for PCR reaction

-Optimizing conditions of PCR reaction

-Determining the Specificity of detection of the PCR reaction

3 Obtained Results

- Trained Results: 01 engineer on Biotechnology

- Scientific Results: 01 Scientific researched Report

Trang 7

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Phần 1 MỞ ĐẦU 3

1.1 Đặt vấn đề 3

1.2 Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu 4

1.2.1 Mục đích nghiên cứu 4

1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu 4

1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu 4

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 4

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Tình hình ngộ độc do Staphylococcus aureus trong và ngoài nước 5

2.1.1 Tình hình trong nước 5

2.1.2 Trên thế giới 5

2.2 Tổng quan về Staphylococcus aureus 6

2.2.1 Đặc điểm hình thái 6

2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy và đặc điểm sinh hóa 6

2.3 Phương pháp phát hiện Staphylococcus aureus 7

2.3.1 Phương pháp truyền thống 7

2.3.2 Phương pháp hiện đại 8

2.4 Tổng quan về kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) 10

2.4.1 Khái niệm PCR 10

2.4.2 Nguyên tắc của thử nghiệm PCR 10

2.4.3 Thành phần phản ứng 11

2.4.4 Những ưu điểm hạn chế của kỹ thuật PCR 12

2.4.5 Ứng dụng của kỹ thuật PCR trong phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh 13

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14

3.3 Vật liệu, thiết bị, hóa chất nghiên cứu 14

3.3.1 Vật liệu ngiên cứu 14

3.4 Nội dung nghiên cứu 14

3.4.1 Thiết kế cặp mồi cho phản ứng PCR 14

3.4.3 Xây dựng qui trình phát hiện nhanh Staphylococcus aureus bằng kỹ thuật PCR 14

3.4.5 Xác định giới hạn phát hiện của phản ứng PCR trong phát hiện nhanh Staphylococcus aureus 14

3.5 Phương pháp nghiên cứu 14

Trang 8

3.5.1 Phương pháp thiết kế cặp mồi cho phản ứng PCR từ vi khuẩn Staphylococcus

aureus 14

3.5.2 Phương pháp tách chiết DNA 15

3.5.3 Xác định điều kiện tối ưu của Phản ứng PCR 16

3.5.4 Phương pháp xác định độ đặc hiệu của phản ứng PCR 16

3.5.5 Phương pháp điện di kiểm tra sản phẩm PCR 17

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

4.1 Thiết kế cặp mồi đặc hiệu cho phản ứng PCR phát hiện nhanh Staphylococcus aureus 18

Trình tự nucleotide của cặp mồi được lựa chọn thể hiện trong bảng 4.1 18

4.2 Tối ưu các điều kiện của phản ứng PCR phát hiện nhanh Stapylococcus aureu 19

4.2.1 Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm tách chiết DNA bằng phương pháp sử dụng hóa chất 19

4.2.2 Kiểm tra DNA tổng số bằng phương pháp PCR 19

4.2.3 Xác định nồng độ DNA tối thiểu của phản ứng PCR phát hiện Staphylococcus aureus 20

4.2.4 Tối ưu phản ứng PCR phát hiện nhanh Staphylococcus aureus 21

4.3 Kết quả xác định độ đặc hiệu của phản ứng PCR 23

Phần 5 KẾT LUẬN 25

5.1 Kết luận 25

5.2 Kiến nghị 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 9

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) đang là mối quan tâm đặc biệt ở mỗi quốc gia và

đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng Nguyên nhân hàng đầu của

các ca NĐTP là do sự xuất hiện của các vi sinh vật gây bệnh nhiễm tạp trong mẫu thực

phẩm, trong đó tụ cầu vàng Staphyloccocus aureus là một trong số các tác nhân nguy

hiểm nhất [8] Điển hình như vụ ngộ độc tập thể xảy ra trong một đám cưới ngày 12/4/2012 tại bản Hùn, xã Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La do thực phẩm nhiễm vi khuẩn

Staphylococcus aureus làm hơn 300 người mắc và phải nhập viện cấp cứu Một vụ ngộ

độc tập thể khác xảy ra ngày 16/4/2012 khiến hơn 200 công nhân của Công ty Dream

MeKong thuộc xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bị ngộ độc…[4] Theo WHO/FAO (tháng 5/2005), ngộ độc thực phẩm xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và kinh tế Vì vậy mà hiện nay đã có nhiều phương pháp được sử

dụng để phát hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus, phương pháp nuôi cấy truyền thống

luôn luôn bao gồm nhiều công đoạn nuôi cấy kết hợp với các bước kiểm tra sinh hóa tốn nhiều thời gian (5- 7 ngày) [13] Sự phát hiện chậm các vi khuẩn gây bệnh trong mẫu thực phẩm là một trong những nguyên nhân làm tác nhân gây bệnh này có cơ hội lây lan

trong cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người [8]

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các kỹ thuật sinh học phân tử đã và

đang cho phép phát triển những phương pháp kiểm tra rất nhạy và nhanh sự hiện diện của

các dòng vi khuẩn, kỹ thuật PCR cũng được áp dụng để chẩn đoán nhanh S aureus trong

thực phẩm có kết quả trong thời gian ngắn [10] Kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction PCR) là một kỹ thuật dùng để khuếch đại các đoạn DNA chuyên biệt bằng cách sử dụng các cặp mồi chuyên biệt PCR có thể được sử dụng để phát hiện một lượng rất nhỏ của DNA mục tiêu đã bị pha lẫn trong các mẫu DNA khác nhau PCR có độ nhạy cao, cho phép phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh nên đã trở thành công cụ phổ biến trong việc phát hiện nhiều tác nhân gây bệnh trên người, vật nuôi cũng như trong các mẫu thực phẩm [7] Điều này giúp người làm công tác xét nghiệm có định hướng sớm trong chẩn đoán các trường hợp ngộ độc thực phẩm [14]

Xuất phát từ thực tiễn đời sống, trên cơ sở căn cứ vào năng lực nghiên cứu của Khoa CNSH và CNTP - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật PCR phát hiện nhanh tụ cầu vàng

Staphylococcus aureus”

Trang 10

1.2 Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng được qui trình phát hiện nhanh Staphylococcus aureus dựa trên kỹ

thuật PCR

1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu

- Thiết kế được cặp mồi đặc hiệu cho phản ứng PCR phát hiện nhanh

Staphylococcus aureus

- Xây dựng được qui trình tách chiết DNA phù hợp cho phát hiện nhanh

Staphylococcus aureus bằng kỹ thuật PCR

- Xác định được điều kiện tối ưu của phản ứng PCR phát hiện nhanh

Staphylococcus aureus

- So sánh được khả năng tách chiết DNA Staphylococcus aureus bằng phương

pháp sốc nhiệt và phương pháp hóa chất

- Xác định được độ đặc hiệu của phản ứng PCR phát hiện nhanh Staphylococcus

aureus trong mẫu thực phẩm

1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu phát triển kỹ thuật PCR phát hiện nhanh S aureus trong mẫu thực

phẩm Tạo tiền đề khoa học cho việc phát triển bộ kít phát hiện nhanh vi khuẩn gây bệnh này trong mẫu thực phẩm

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ tạo cơ sở để phát triển bộ kit phát hiện nhanh S aureus

trong mẫu thực phẩm phục vụ công tác giám sát, quản lý chất lượng trong sản xuất chế biến thực phẩm

Xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc dịch bệnh, giám sát sự lan truyền vi khuẩn gây bệnh trong cộng đồng

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình ngộ độc do Staphylococcus aureus trong và ngoài nước

2.1.1 Tình hình trong nước

Tuy thời gian gây bệnh ngắn nhưng những vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu để lại hậu quả không nhỏ Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm Việt nam có khoảng trên 3 triệu ca ngộc độc thực phẩm, gây tổn hại trên 200 triệu USD Trong những năm gần đây số vụ ngộc độc thực phẩm ở nước ta ngày càng gia tăng [4] Năm 2000 có

213 vụ ngộ độc thực phẩm với 4233 người mắc trong đó có 59 người tử vong [3] Theo

số liệu từ Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong những vụ dịch được tổng kết từ năm 1997 đến 2006 thì ngộc độc thực phẩm do tác nhân vi sinh vật chiếm tỷ

lệ cao (từ 40- 45%) trong các loại gây ngộ độc, trong đó có nhiều vụ được xác định tác

nhân là Staphylococcus aureus[7] Từ năm 2002 đến 2004 theo số liệu của trung tâm y tế

dự phòng đã có 77 vụ ngộ độc thực phẩm mà phần lớn nguyên nhân là do thức ăn bị nhiễm khuẩn, chiếm 66% [8] Trong năm 2005, số vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta là

141 vụ, làm 4291 người bị ngộ độc, trong đó có 73 vụ (51,8%) là do vi sinh vật gây ra (theo số liệu của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2006) [8] Qua các cuộc khảo sát tình hình vệ sinh thức ăn đường phố và các thực phẩm chế biến sẵn tại các chợ cho thấy

mức độ nhiễm Staphylococcus aureus là rất cao, phù hợp với các kết quả xét nghiệm

trong các vụ ngộ độc tại các thành phố lớn trong những năm qua Đáng chú ý hơn cả là

vụ ngộ độc thực phẩm của cán bộ, sinh viên khoa Địa chất và Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM vào ngày 27/07/2006 trong chuyến đi thực tế và đã ăn trưa tại Nha Trang (Khánh Hòa) Ba giờ chiều cùng ngày, nhiều cán bộ sinh viên đau đầu, tiêu chảy, ói mửa, tất cả 105 người phải vào bệnh viện cấp cứu Nguyên nhân được xác định

là do thức ăn chế biến không hợp vệ sinh, lại để lâu nên đã nhiễm tụ cầu vàng và đã sinh

độc tố enterotoxin Enterotoxin do tụ cầu tạo ra và là loại độc tố cực mạnh gây ngộ độc

cấp tính [13] Mấy năm gần đây, những vụ ngộ độc thức ăn do tụ cầu được phát hiện và nói đến nhiều hơn Ở Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2012, theo số liệu thống kê chưa đầy

đủ của Cục ATVSTP từ đầu tháng 4/2012 đến tháng 09/2012, cả nước đã xảy ra 10 vụ

ngộ độc thực phẩm làm 972 người mắc, trong đó có 726 người phải nhập viện, đã có 04 trường hợp tử vong Phần lớn các vụ ngộ độc xảy ra với quy mô nhiều người mắc, nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc là do thực phẩm nhiễm vi sinh vật, trong đó tụ cầu

vàng Staphylococcus aureus là một trong những nguyên nhân chính [4]

2.1.2 Trên thế giới

Ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra ở nước ta mà còn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới kể cả những nước phát triển Theo WHO/FAO (tháng 5/2005), ngộc độc thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và kinh tế, làm 1,5 tỉ lượt người nhiễm

Trang 12

bệnh [8] Mỹ, 1 quốc gia có nền kinh tế và trình độ khoa học phát triển nhất thế giới, trung bình mỗi năm có 76 triệu ca NĐTP với 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết, chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.531 đôla Mỹ (US - FDA, 2006) [29], [21] Ngoài vấn đề viện phí còn phải mất nhiều thời gian làm việc cũng như sản phẩm lao động của người bệnh và cả việc phải loại bỏ những sản phẩm bị nhiễm…Tại Nhật Bản, vụ NĐTP do sữa tươi giảm béo bị ô nhiễm tụ cầu vàng tháng 7/2000 đã làm cho 14.000 người ở 6 tỉnh bị ngộ độc thực phẩm Công ty sữa SNOW BRAND phải bồi thường cho 4.000 nạn nhân mỗi người mỗi ngày 20.000 yên [27] Ở Đài Loan vào tháng 6 năm 2000,

vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu tại một trường trung học ở Taichung County làm 10 trong số 356 học sinh có biểu hiện ngộ độc 2- 3 giờ sau khi ăn sáng [23], [24] Tại Pháp,

năm 1997 người ta tìm thấy S aureus là tác nhân gây ra 569 trong tổng số 1142 vụ ngộ

độc thực phẩm do vi khuẩn Ngày 17/6/2004, 21 trong tổng số 53 công nhân sau khi ăn

trưa tại căn tin công ty ở Shizuoka Prefecter thì có biểu hiện bệnh, trong đó có 8 trường hợp phải nhập biện [20]

2.2 Tổng quan về Staphylococcus aureus

2.2.1 Đặc điểm hình thái

Staphylococcus aureus (còn được gọi là tụ cầu vàng) có dạng hình cầu, Gram(+),

đường kính 0,8 - 1µm và đứng thành hình chùm nho, hình thức tập hợp này do vi khuẩn

phân bào theo nhiều chiều trong không gian Trong bệnh phẩm, vi khuẩn thường thường

họp lại từng đôi một hay tạo thành những đám nhỏ S aureus không di động, không có lông, không sinh nha bào và thường không có vỏ Trên môi trường canh S aureus có thể

hình chuỗi ngắn, khi canh trường già hơn 24 giờ nó có thể bắt màu Gram (-) [13]

Hình 2.1: Vi khuẩn Staphylococcus aureus

(Nguån: http://www.khoahoc.com.vn)

2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy và đặc điểm sinh hóa

Staphylococcus aureus mọc dễ trên nhiều loại môi trường nuôi cấy vi khuẩn ở điều

kiện hiếu khí và kỵ khí tùy nghi Nhiệt độ thích hợp để S aureus tiết ra sắc tố là 37oC nhưng ở nhiệt độ phòng 20 - 25oC là tốt nhất [13]

Trang 13

Trên môi trường thạch dinh dưỡng: S aureus tạo khuẩn lạc tròn ướt, lồi màu

Staphylococcus aureus lên men đường manitol glucose, lactose không lên men

glyxerin cho phản ứng Indol âm tính, Methyl Red dương tính, Voges - Proskauer dương tính, chuyển Nitrate thành Nitrite, không sinh H2S, catalase dương, coagulase dương [6]

2.3 Phương pháp phát hiện Staphylococcus aureus

2.3.1 Phương pháp truyền thống

Staphylococcus aureus được xác định dựa trên cơ sở các đặc điểm tăng trưởng và

phản ứng huyết tương của các dòng thuần từ các khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường phân lập

2.3.1.1 Phương pháp định tính

Cho dung dịch mẫu vào môi trường TSB, ủ 37oC trong 24 giờ, sau đó cấy ria lên môi trường thạch BP (Baird Paker), ủ 37oC trong 48 giờ Tìm khuẩn lạc đặc trưng của S

aureus trên môi trường BP có màu đen nhánh, sáng, tròn, lồi, đường kính 1- 1,5mm, có

vòng sáng xung quanh khuẩn lạc để cấy sang môi trường BHI (Brain Heart Infusion), ủ

37oC trong 24 giờ Sau đó cấy sang ống nghiệm nhỏ có chứa 0,3ml huyết tương để thử phản ứng đông kết (phản ứng coagulase), thực hiện song song một ống đối chứng không

được cấy vi sinh vật, theo dõi kết quả đông huyết tương sau các khoảng thời gian 2, 4, 6, 8

và 24 giờ Mẫu được kết luận là có S aureus khi thử nghiệm coagulase dương tính [16]

2.3.1.2 Phương pháp đếm khuẩn lạc

Nguyên tắc:

Phương pháp này được dùng để định lượng S aureus trong mẫu có mật độ S

aureus thấp nhưng mật độ vi sinh vật cạnh tranh cao, khó có thể xác định bằng phương

pháp đếm khuẩn lạc Dung dịch mẫu được pha loãng thập phân với 3 độ pha loãng liên tiếp Tùy theo yêu cầu về độ chính xác của kết quả phân tích, có thể sử dụng phương pháp MPN với hệ thống 9 ống nghiệm (3 độ pha loãng với 3 lần lặp lại ở mỗi độ pha loãng) hay hệ thống 15 ống nghiệm (3 độ pha loãng với 5 lần lặp lại ở mỗi độ pha loãng) Hình thái khuẩn lạc điển hình trên môi trường Baird- Parker khi ủ 35oC trong 48 giờ

Mẫu được kết luận là có S aureus khi thử nghiệm coagulase dương tính [13]

Ưu điểm của phương pháp đếm khuẩn lạc:

Trang 14

Cho phép xác định số lượng tế bào vi sinh vật còn sống hiện diện trong mẫu

Cho phép định lượng chọn lọc vi sinh vật tùy môi trường và điều kiện môi trường [13]

Độ nhạy cao, cho phép định lượng vi sinh vật ở mức độ thấp trong mẫu [16]

Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và nhân lực

2.3.1.3 Phương pháp MPN (Most Probale Number)

Nguyên tắc:

Tiêu chuẩn để xác định S aureus là dựa vào các đặc điểm sau:

Staphylococcus aureus mọc được trên môi trường canh thang TSB có bổ sung

thêm 10% NaCl và 1% sodium pyruvate [13]

Hình thái khuẩn lạc điển hình trên môi trường thạch Baird- Parker sau khi ủ 35oC

trong 48 giờ Mẫu được kết luận là có S aureus khi thử nghiệm coagulase dương tính [16]

2.3.2 Phương pháp hiện đại

2.3.2.1 Phương pháp RPLA (Reversed Passive Latex Aggulutination)

Kỹ thuật RPLA được ứng dụng để phát hiện độc tố trong thực phẩm cũng như phát

hiện những dòng Staphylococcus có độc tố dương tính Trong kỹ thuật này, hạt nhựa

được phủ kháng thể của độc tố trước khi cho vào giếng Cho mẫu vào để tạo phản ứng

nếu có độc tố trong mẫu thì phản ứng giữa độc tố và kháng thể sẽ tạo ra sự ngưng kết, tùy mức độ ngưng kết mà xác định được lượng độc tố Phương pháp này đủ nhạy để phát hiện độc tố trong hầu hết thực phẩm của các vụ ngộ độc, cũng như trong việc phát hiện

những dòng Staphylococcus tạo ra lượng độc tố thấp mà phương pháp gel- diffusion

không được phát hiện, chỉ với khoảng 10- 20ng/ml Bộ kit RPLA được giới thiệu bởi công ty Denka Seiken, Niigata, Nhật Bản và được bán tại Mỹ [27]

2.3.2.2 Kỹ thuật lai phân tử

Phương pháp này còn gọi là phương pháp mẫu dò, probes Dùng để phát hiện vi sinh vật trong thực phẩm dựa trên sự phát hiện một đoạn gen đặc trưng của vi sinh vật

Cơ sở của việc sử dụng mẫu dò là quá trình lai phân tử Quá trình này bao gồm sự tách rời hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép DNA và sự tái bắt cặp giữa các đoạn DNA có nhiệt

độ nóng chảy Tm của phân tử DNA và sự tái bắt cặp giữa các đoạn DNA có trình tự

nucleotide bổ sung khi nhiệt độ trở lại bình thường Một trong hai mạch DNA bổ sung

được cố định trên một giá thể rắn Sự lai phân tử xảy ra khi đoạn mồi có trình tự

nucleotide bổ sung với trình tự DNA mục tiêu gặp nhau do chuyển động nhiệt [7]

Thử nghiệm DNA hybridization sử dụng đầu dò DNA S aureus và thiết bị đo màu

để phát hiện S aureus trong thực phẩm sau khi đã làm giàu mẫu Phương pháp này dùng

để định lượng xác định sự hiện diện của S aureus ở mức độ nhiễm > 3 tế bào/g mẫu thực

phẩm gốc Một mẫu được xem là không có sự hiện diện của S aureus nếu giá trị hấp thụ

Trang 15

thu được ít hơn hoặc bằng giá trị giới hạn mà thử nghiệm đã thiết lập Ngược lại, một

mẫu được xem là có sự hiện diện của S aureus, nếu giá trị hấp thụ thu được lớn hơn giá

trị giới hạn mà thử nghiệm đã thiết lập [7]

Phương pháp ELISA được ứng dụng để phát hiện độc tố S.aureus trong thực phẩm

khá phổ biến Đây là phương pháp đơn giản, nhanh, nhạy có thể phát hiện cũng như định lượng độc tố và có nhiều bộ kit phát hiện độc tố đang được bán trên thị trường [10] Kiểu ELISA thường gặp nhất là phương pháp sandwich Trong phương pháp này, kháng thể được gắn với mẫu chưa biết, sau đó phức hợp kháng thể - độc tố được gắn với cộng hợp enzyme – kháng thể Qui trình này được sử dụng nhiều vì lượng enzyme và màu được tạo ra từ phản ứng enzyme – cơ chất tỉ lệ thuận với lượng độc tố có trong mẫu chưa biết Hai enzyme alkaline photphatase và horseradish peroxidase đều được dùng trong phương pháp này, nhưng alkaline photphatase dễ gắn với kháng thể hơn Tuy nhiên horseradish peroxidase cho phản ứng nhạy hơn, khi kết hợp với cơ chất cho màu xanh lá, xanh dương hay cam, còn màu được tạo ra với cơ chất khi sử dụng với alkaline photphatase, nitrophenyl photphatase (pNPP) là màu vàng Hầu hết các phương pháp ELISA nhạy ở ít nhất là 0,5ng độc tố/ml [10]

Ưu điểm của phương pháp ELISA:

- Nhanh chóng và thuận tiện

- Kháng nguyên có nồng độ rất thấp hoặc không biết có thể được phát hiện kể từ khi bắt giữa kháng thể chỉ lấy kháng nguyên cụ thể

- Có thể phát hiện sự khác biệt nhỏ giữa các kháng nguyên nếu sử dụng kháng thể

bắt và kháng thể phát hiện khác nhau [10]

Nhược điểm của phương pháp ELISA

Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp ELISA còn một số hạn chế như:

- Thời gian xét nghiệm lâu

Trang 16

- Chỉ có các kháng thể đơn dòng có thể được sử dụng như cặp phù hợp

- Kháng thể đơn dòng có chi phí nhiều hơn so với các kháng thể đa dòng [10]

2.4 Tổng quan về kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)

2.4.1 Khái niệm PCR

PCR là phản ứng chuỗi trùng hợp hay còn gọi là “phản ứng khuếch đại gen” trong

điều kiện phòng thí nghiệm

2.4.2 Nguyên tắc của thử nghiệm PCR

PCR là một thử nghiệm nhằm khuếch đại chuỗi nucleic acid đích thành hàng tỷ bản sao để sau đó có thể phát hiện được Ðể thực hiện được việc khuyếch đại acid nucleic

đích, thử nghiệm PCR dựa vào những chu kỳ nhiệt mà mỗi chu kỳ có 3 bước (hình 2.2)

[14], [15], [17]

Ðầu tiên là nhiệt độ được nâng lên khoảng 95oC để làm biến tính acid nucleic

đích từ dạng sợi đôi (dsDNA) thành sợi đơn (ssDNA), đây là giai đoạn biến tính

(denaturation)

Kế đó là giai đoạn gắn mồi, lúc này nhiệt độ trong buồng ủ PCR hạ xuống khoảng

55oC để các đoạn mồi bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung vào hai đầu của chuỗi nucleic acid

đích Cặp mồi được thiết kế ở hai đầu của trình tự đích và do đó sự tổng hợp DNA chỉ xảy ra

với đoạn DNA đích nằm giữa hai mồi Nhiệt độ gắn mồi phụ thuộc vào độ dài và trình tự của mồi, thông thường nằm trong khoảng 45- 60oC

Cuối cùng là giai đoạn kéo dài (extension), lúc này nhiệt độ được nâng lên khoảng

72oC là nhiệt độ thích hợp để enzyme polymerase chịu nhiệt xúc tác phản ứng tổng hợp bản sao của DNA đích theo nguyên tắc bổ sung trên khuôn là các sợi đơn (ssDNA) đích

đã được đoạn mồi bắt bặp vào trước đó (ở giai đoạn bắt cặp) Sự tổng hợp này cần phải

có sự hiện diện các deoxynucleoside triphosphate (dNTP), và chiều của sự tổng hợp là 5’- 3’ (đoạn mồi) hay 3’- 5’ (ssDNA đích)

Sau 30 đến 40 chu kỳ nhiệt, để hoàn tất thử nghiệm PCR, thường có thêm giai

đoạn kéo dài cuối cùng Giai đoạn này nhiệt độ được giữ 72oC trong thời gian tương đối lâu, từ 5 phút đến 30 phút

Trang 17

Hình 2.2 Các bước thực hiện một chu kỳ phản ứng PCR

Như vậy từ một số lượng N DNA đích ban đầu, sau n chu kỳ nhiệt, thử nghiệm PCR đã tổng hợp được N.2n bản sao Với một số lượng bản sao, hay còn gọi là sản phẩm PCR (PCR product), chúng dễ dàng được phát hiện bằng các phương pháp phát hiện nucleic acid (điện di phát hiện kích thước của sản phẩm bằng probe tóm bắt, Southern blot rồi phát hiện sản phẩm) [18]

2.4.3 Thành phần phản ứng

Ðể thử nghiệm PCR có thể chạy được, cần phải có đầy đủ các thành phần sau [18]

- DNA khuôn: chuỗi acid nucleic (ví dụ đoạn acid nucleic đặc hiệu của vi khuẩn

gây bệnh, của gene bệnh lý, của dấu ấn di truyền…) mà phản ứng PCR sẽ khuếch đại lên

để chúng có thể được phát hiện trong bệnh phẩm Phản ứng PCR sẽ không xảy ra được

nếu bệnh phẩm không có acid nucleic đích [14]

- Primer hay đoạn mồi, tức là những đoạn DNA đơn (oligonucleotide) có kích

thước chỉ vài chục base (18-30), có thể bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung vào đoạn khởi

đầu và đoạn kết thúc của chuỗi DNA đích khi chuỗi đích này được biến tính thành sợi đơn Trong thử nghiệm PCR, đoạn mồi có hai vai trò chính :

+ Quyết định nên tính đặc hiệu của thử nghiệm, vì nếu đoạn mồi được chọn càng

đặc hiệu cho chuỗi đích, nghĩa là chỉ có thể bắt cặp trên chuỗi đích mà không thể bắt cặp được trên các chuỗi DNA khác ngoài chuỗi đích, thì sản phẩm PCR càng đặc hiệu và thử

nghiệm PCR càng đặc hiệu

+ Khởi động men polymerase vì men polymerase chỉ có thể bắt đầu tổng hợp sợi

Ngày đăng: 13/05/2016, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Văn Duy (2011), “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật DNA macroarray nhằm phát hiện nhanh tính kháng rifampicin và izoniazid ở vi khuẩn Lao” Luận án Tiến sĩ, Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển kỹ thuật DNA macroarray nhằm phát hiện nhanh tính kháng rifampicin và izoniazid ở vi khuẩn Lao”
Tác giả: Nguyễn Văn Duy
Năm: 2011
3. Nguyễn Văn Hải và Lê Trung Hải (2005). “Nhận xét 173 trường hợp ngộ độc thực phẩm tại Khánh Hòa 2001-2004” Trung tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh Khánh Hòa, Thông tin khoa học, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét 173 trường hợp ngộ độc thực phẩm tại Khánh Hòa 2001-2004”
Tác giả: Nguyễn Văn Hải và Lê Trung Hải
Năm: 2005
4. Bùi Thế Hiển, Tô Thị Thu và Cs (2005), “Tình hình ô nhiễm thực phẩm do vi sinh vật tại hai xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2001”, Trung tâm y tế dự phòng Thái Bình, Thông tin khoa học, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình ô nhiễm thực phẩm do vi sinh vật tại hai xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2001”
Tác giả: Bùi Thế Hiển, Tô Thị Thu và Cs
Năm: 2005
5. Vương Thị Việt Hoa (2002), Giáo trình thực tập Vi sinh thực phẩm. Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM. 74 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thực tập Vi sinh thực phẩm
Tác giả: Vương Thị Việt Hoa
Năm: 2002
7. Nguyễn Phú Hùng, Nguyễn Đắc Trung (2008), “Bước đầu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để đánh giá sự lưu hành của một số chủng Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng bệnh viện tại bệnh viện Đa Khoa TW Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công Nghệ 64 (02), 91 – 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để đánh giá sự lưu hành của một số chủng "Pseudomonas aeruginosa" và "Staphylococcus aureus" gây nhiễm trùng bệnh viện tại bệnh viện Đa Khoa TW Thái Nguyên”, "Tạp chí Khoa học & Công Nghệ 64 (02)
Tác giả: Nguyễn Phú Hùng, Nguyễn Đắc Trung
Năm: 2008
8. Nguyễn Lý Hương, Nguyễn Thị Phấn và Bùi Thị Kim Dung (2005), “Khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật trên một số mặt hàng thực phẩm ăn liền bán tại các chợ ở Tp. Hồ Chí Minh trong 3 năm 2002- 2004” Trung tâm y tế dự phòng Tp. Hồ Chí Minh, Thông tin khoa học, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật trên một số mặt hàng thực phẩm ăn liền bán tại các chợ ở Tp. Hồ Chí Minh trong 3 năm 2002- 2004
Tác giả: Nguyễn Lý Hương, Nguyễn Thị Phấn và Bùi Thị Kim Dung
Năm: 2005
9. Trần Văn Hưng, Ngô Viết Quỳnh Trâm (1996), “Tính đề kháng kháng sinh của các chủng Staphylococcus aureus phân lập được từ người bệnh và từ người khỏe mạnh ở Huế năm 1995” Nghiên cứu và thông tin y học. Trường ĐH Y Khoa Huế, 70- 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính đề kháng kháng sinh của các chủng Staphylococcus aureus phân lập được từ người bệnh và từ người khỏe mạnh ở Huế năm 1995”
Tác giả: Trần Văn Hưng, Ngô Viết Quỳnh Trâm
Năm: 1996
10. Nguyễn Thị Kê, Cao Minh Nga (2006), “Áp dụng kỹ thuật ELISA, PCR để xác định vi khuẩn E. coli gây bệnh truyền qua đường thực phẩm” Đề tài cơ sở Khoa Học và Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng kỹ thuật ELISA, PCR để xác định vi khuẩn "E. coli" gây bệnh truyền qua đường thực phẩm”
Tác giả: Nguyễn Thị Kê, Cao Minh Nga
Năm: 2006
11. Nguyễn Thị Kê, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Đỗ Phúc, Hoàng Hoài Phương, Bùi Thị Kiều Nương, Nguyễn Trần Chính, Cao Minh Nga (2006), “Khảo sát tính chất kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật lây qua đường tiêu hóa” Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề Y tế công cộng và Y học dự phòng, phụ bản của tập 10 (số 4), 406 – 411 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tính chất kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật lây qua đường tiêu hóa”
Tác giả: Nguyễn Thị Kê, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Đỗ Phúc, Hoàng Hoài Phương, Bùi Thị Kiều Nương, Nguyễn Trần Chính, Cao Minh Nga
Năm: 2006
13. Nguyễn Đỗ Phúc, Nguyễn Thị Kê, Trần Linh Thước (2006), “Mối tương quan giữa đậm độ và khả năng sinh độc tố ruột (enterotoxin) của S.aureus trên hai môi trường nuôi cấy TSGM và BHI”, Y học Tp. Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề Y tế công cộng và Y học dự phòng, phụ bản của tập 10 (số 4), tr. 412 – 417 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối tương quan giữa đậm độ và khả năng sinh độc tố ruột (enterotoxin) của S.aureus trên hai môi trường nuôi cấy TSGM và BHI”
Tác giả: Nguyễn Đỗ Phúc, Nguyễn Thị Kê, Trần Linh Thước
Năm: 2006
14. Lê Văn Phủng (2001), “Một số ứng dụng của PCR trong vi sinh vật” Tạp chí Y học thực hành, 53 – 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ứng dụng của PCR trong vi sinh vật” "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Lê Văn Phủng
Năm: 2001
15. TS. Lê Hữu Song, CN. Đào Thanh Quyên (2013), “Nghiên cứu xây dựng quy trình PCR phát hiện Moraxella catarrhalis” Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng quy trình PCR phát hiện "Moraxella catarrhalis"”
Tác giả: TS. Lê Hữu Song, CN. Đào Thanh Quyên
Năm: 2013
16. Trần Linh Thước (2002), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm
Tác giả: Trần Linh Thước
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
17. Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2008), “Phát triển và hoàn thiện quy trình tách chiết AND xác định trực tiếp Escherichia coli gây tiêu chảy bằng PCR” Nghiên cứu y học. 56(4): 92-97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và hoàn thiện quy trình tách chiết AND xác định trực tiếp Escherichia coli gây tiêu chảy bằng PCR”
Tác giả: Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Năm: 2008
18. Phạm Hùng Vân (1996), “Phản ứng chuỗi polymerase (PCR), một cuộc đại cách mạng trong sinh học phân tử” Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Số đặc biệt năm 1996, tr. 27 - 35.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phản ứng chuỗi polymerase (PCR), một cuộc đại cách mạng trong sinh học phân tử” "Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Hùng Vân
Năm: 1996
19. Bergdoll M.S. (2000), “Staphylococcus aureus. In: Foodborne bacterial Pathogens” Marcell Dekker, Inc., New york, USA, pp.463- 523 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Staphylococcus aureus". In: Foodborne bacterial Pathogens”
Tác giả: Bergdoll M.S
Năm: 2000
20. Braga L.C., Shupp J.W., Cummings C., Jett M., Takahashi J.A., Carmo L.S., Chartone-Souza E. and Nascimento, M.A., (2004), “Pomegranate extract inhibits Staphylococcus aureus grow than dsubse quententero toxin production” J.Ethnopharmacol 96, pp.335-339 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pomegranate extract inhibits "Staphylococcus aureus" grow than dsubse quententero toxin production” "J
Tác giả: Braga L.C., Shupp J.W., Cummings C., Jett M., Takahashi J.A., Carmo L.S., Chartone-Souza E. and Nascimento, M.A
Năm: 2004
21. Brakstad OG., Aasbakk K. and Maeland J. A.,(1992), “Detection of Staphylococcus aureus by polymerase chain reaction amplification of the nuc gene” J. Clin Microbiol, July; 30(7), pp 1654- 1660 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Detection of "Staphylococcus aureus" by polymerase chain reaction amplification of the "nuc" gene”
Tác giả: Brakstad OG., Aasbakk K. and Maeland J. A
Năm: 1992
22. Cardoso H.F., Silva N., Sena M.J., and Carmo L.S. (1999), “Production enterotoxins and toxic shock syndrome toxin by Staphylococcus aureus isolated from bovine mastitis in Brazil” Lett. Appl. Microbiol 29, pp.347-349 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production enterotoxins and toxic shock syndrome toxin by "Staphylococcus aureus" isolated from bovine mastitis in Brazil”
Tác giả: Cardoso H.F., Silva N., Sena M.J., and Carmo L.S
Năm: 1999
23. Fang T.J., Chen C.Y. and Kuo W. Y. (1999), “Microbiological quality and incidence of S. aureus and B.cereus in vegetaraian food products” Food Microbiol 16, pp.385- 391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microbiological quality and incidence of "S. aureus" and "B.cereus" in vegetaraian food products” "Food Microbiol 16, pp
Tác giả: Fang T.J., Chen C.Y. and Kuo W. Y
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w