1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang

89 590 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 766,57 KB

Nội dung

Việc thường xuyên phân tích tình hình hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ thực trạng, từ đó nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu, những bất ổn một cách sớm nhất đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Hà Nội, 06/2008

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nhà nước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng nền kinh tế tri thức và xu hướng mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân phát triển Song xu hướng này cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên vượt qua được những khó khăn, thách thức, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, hoạt động có hiệu quả Các nhà quản lý phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, tìm kiếm và sử dụng những yếu tố sản xuất hiệu quả với chi phí thấp nhất, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất Các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Việc thường xuyên phân tích tình hình hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ thực trạng, từ đó nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu, những bất ổn một cách sớm nhất để có phương án hành động phù hợp cho tương lai, đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định

và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định đi sâu

nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản An Giang”

Trang 3

Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005-2007 để thấy rõ

xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng của doanh nghiệp, trên cơ sở đó

đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp phân tích, chi tiết, so sánh và tổng hợp số liệu thực tế từ những báo cáo tài chính, báo cáo thuyết minh, bản cáo bạch của công ty và các công ty đối thủ trong ngành

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong giai đoan 2005-2007 và so sánh với hoạt động sản xuất kinh doanh của

ba công ty trong cùng ngành là Công ty cổ phần thủy sản Nam Việt, Công ty

cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long

Đề tài còn bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh

Chương II: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất nhập

khẩu Thủy sản An Giang

Chương III: Một số biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất của Công ty cổ

phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang

Bằng những hiểu biết của mình, cùng với kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập, em đã cố gắng hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất Tuy nhiên do sự giới hạn trong kiến thức, đề tài không thể tránh khỏi những sai lầm và hạn chế Vì vậy, em mong nhận được những nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1 Khái niệm

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, sự vật có liên quan trực tiếp và

gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người Phân tích hoạt

động sản xuất kinh doanh là quá trình phân tích nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, những mục tiêu đặt ra, từ đó rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục

Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó

Quá trình phân tích cũng như kết luận rút ra từ phân tích một trường hợp cụ thể nào cũng đều thể hiện tính khoa học và tính nghệ thuật Sự đúng đắn của nó được xác nhận bằng chính thực tiễn Vì vậy, trong quá trình phân tích con người phải nhận thức được thực tế khách quan với những quy luật của nó, phải có những hiểu biết đầy đủ và có nghệ thuật trong kinh doanh để

đề ra những định hướng phù hợp với thực tế khách quan và đạt được hiệu quả trong thực tế

2 Vai trò

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm một ví trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Đó là một công cụ quản lý kinh

tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay Tuy nhiên,

trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phát

Trang 5

huy đầy đủ tác dụng bởi các doanh nghiệp hoạt động trong sự đùm bọc che chở của Nhà nước Nhà nước quyết định từ khâu sản xuất, đảm bảo nguyên vật liệu, giá cả đến địa chỉ tiêu thụ sản phẩm Nếu hoạt động thua lỗ đã có Nhà nước lo, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm vẫn ung dung tồn tại Trong điều kiện đó, kết quả sản xuất kinh doanh chưa được đánh giá đúng đắn, hiện tượng lời giả lỗ thật thường xuyên xảy ra

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan

hệ với môi trường xung quanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất hoạt động kinh doanh

Những điều đó chứng tỏ rằng việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết và càng có vị trí quan trọng hơn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một hoạt động kinh doanh mới Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và dự đoán về điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh hiệu quả

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được tiến hành sau mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trước khi tiến hành kinh doanh như phân tích các dự án và tính khả thi, các kế hoạch và các bản thuyết minh, phân tích

dự toán, phân tích các luận chứng kinh tế kỹ thuật… Chính hình thức phân

Trang 6

tích này sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý, đến khả năng thực hiện bổn phận trong việc vay mượn,

nợ nần và các trách nhiệm khác

Nói tóm lại, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là điều hết sức quan trọng đối với mọi doanh nghiệp và các nhà đầu tư Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng, và chỉ ra hướng phát triển của doanh nghiệp

3 Nội dung

Trong phân tích, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận… Tuy nhiên, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh luôn được phân tích trong mối quan hệ với các điều kiện của quá trình kinh doanh như: lao động, vật tư, tiền vốn Khi phân tích cần hiểu rõ ranh giới giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng

Tùy mục đích phân tích, cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu bình quân Chỉ tiêu tuyệt đối dùng

để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh Chỉ tiêu tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các quan

hệ kết qủa, quan hệ tỷ lệ và xu hướng… Chỉ tiêu bình quân phản ánh trình độ phổ biến của các hiện tượng

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó

Khi phân tích, kết quả sản xuất kinh doanh biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình định tính, cần phải lượng hóa các chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến

Trang 7

động nhất định Để thực hiện được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

II PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1 Phương pháp

1.1 Phương pháp luận

Một môn khoa học ra đời bao giờ cũng có đối tượng nghiên cứu riêng

và phương pháp nghiên cứu thích ứng với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chính là quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Phương pháp luận của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cách nhận thức đối với việc nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ biện chứng với các sự kiện, các hiện tượng kinh tế bao quanh Cơ sở phương pháp luận của phân tích này là phép duy vật biện chứng của Các Mác

và Ănghen Ngoài ra cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh doanh còn là các môn học về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học chuyên ngành Khi nghiên cứu một hiện tượng, một quá trình kinh tế nào đó cần nắm được những đặc trưng kinh tế chung nhất, đồng thời phải nắm được đặc điểm ngành của nơi mà đối tượng đó được hình thành và phát triển

1.2 Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích

Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như

sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán ứng dụng, hình thành nên các phương pháp tính toán kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế Để đạt được mục đích của phân tích, có thể sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau Mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải có trình độ vận dụng một cách thành thạo mới đạt được mục đích

Trang 8

đặt ra Sau đây là một số phương pháp tính toán kỹ thuật thường dùng phân tích hoạt động kinh doanh

1.2.1 Phương pháp chi tiết

Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau Thông thường, trong phân tích phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:

Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Các chỉ tiêu biểu hiện kết

quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được Đây là biện pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả hoạt động kinh doanh

Chi tiết theo thời gian: Kết quả sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là kết

quả của một quá trình Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đồng đều Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta đánh giá được xu hướng, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh

Chi tiết theo địa điểm: Kết quả sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi

các phân xưởng, tổ, đội sản xuất hay các cửa hàng, trạm, trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp Phân tích chi tiết theo địa điểm, giúp đánh giá kết quả việc thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau cho các bộ phận để đánh giá mức khoán đã hợp lý chưa và thực hiện các mức khoán như thế nào Cũng thông qua việc thực hiện mức khoán mà phát hiện các bộ phận tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong kinh doanh Chi tiết theo địa điểm còn được hiểu là theo từng vị trí khác

Trang 9

nhau trong tiêu thụ sản phẩm như theo từng vùng, theo từng địa phương, từng loại thị trường Toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tổng hợp

từ các địa điểm trên

1.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng lâu đời phổ biến nhất So

sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, cùng tính chất tương tự để xác định xu hướng,

mức độ biến động của các chỉ tiêu Nó cho phép chúng ta tổng hợp được

những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh

Số gốc để so sánh tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta

xác định để so sánh và do đó có nhiều dạng so sánh khác nhau

So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch, so

trong phương án giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra

So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ( năm trước, quý trước,

tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng

So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kỳ của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp điệu thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian

So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp

Trang 10

So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp

So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu… giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường

So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu

1.2.3 Phương pháp liên hoàn (phương pháp số chênh lệch)

Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố Ví dụ chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hai yếu tố là khối lượng bán hàng và giá bán hàng hóa Cho nên thông qua phương pháp thay thế liên hoàn cho phép các nhà phân tích nghiên cứu mức

độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ

tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được

với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó

Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:

- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích

và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý:

 Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau

 Nhân tố khối lượng thay thế trướng, nhân tố trọng lượng thay thế sau

 Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau

Trang 11

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại

2 Các chỉ tiêu

2.1 Các yếu tố sản xuất kinh doanh

Các yếu tố sản xuất kinh doanh bao gồm: lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu Các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hòa trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản xuất thấp, do vậy hiệu quả kinh doanh mới cao được Nếu việc tổ chức quản lý không tốt, không đồng bộ, mất cân đối giữa các yếu tố sẽ dẫn đến kết quả sản xuất bị hạn chế ở nơi mất cân đối đó và ảnh hưởng đến hiệu quả nói chung

2.1.1 Lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp Về số lượng, đòi hỏi phải có số lượng công nhân viên thích ứng với cơ cấu hợp lý, tỷ lệ lao động gián tiếp vừa phải và phải dành phần chủ yếu cho lao động trực tiếp Về chất lượng, cần chú ý bậc thợ bình quân của từng loại thợ và số lượng loại thợ bậc cao và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên quản lý Do vậy, khi phân tích cần đưa ra các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng lao động

Về số lượng, cần xem xét lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Tổng số, cơ cấu lao động của công ty thay đổi như thế nào qua các kỳ

Để đánh giá chất lượng lao động thì cần liên hệ với quy mô sản xuất, từ

đó biết được năng suất lao động và mức độ hiệu quả trong việc quản lý lao động của công ty

2.1.2 Tài sản cố định:

Tài sản cố định ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như:

 Tài sản cố định hữu hình

Trang 12

 Tài sản cố định vô hình

 Tài sản cố định thuê tài chính

Nội dung phân tích ở đây chỉ đề cập đến tài sản cố định hữu hình, tài sản chủ yếu có tính chất vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài

Các hệ số phân tích tình hình trang bị tài sản cố định

Hệ số tăng (giảm) tài sản cố định dùng để đánh giá quy mô tài sản cố định thay đổi trong kỳ Hệ số này càng lớn chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể Nếu giá trị tài sản tăng trong kỳ là tài sản cố định mới và giảm trong kỳ là tài sản cố định cũ, lạc hậu thì tài sản cố định của doanh nghiệp được đổi mới, tiên tiến Khi sử dụng chỉ số này cần xem xét đến chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ số hao mòn tài sản cho biết tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định

Hệ số này càng tiến gần đến 1 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã được khấu hao gần hết, trở nên lạc hậu và doanh nghiệp sắp phải thay mới Ngược lại, hệ số này thấp chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp mới được trang bị và có khả năng là hiện đại, tiên tiến

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

Trang bị tài sản cố định là bước đầu quan trọng nhằm đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, nhưng sử dụng tài sản cố định sao cho hiệu quả mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Vì thế, nhà phân tích cần phải phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định một cách toàn diện về số lượng, thời gian và công suất sử dụng

Giá trị TSCĐ tăng ( giảm) trong kỳ Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ

=

Trang 13

Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng tài sản cố định là hiệu suất sử dụng tài cố định

Chỉ tiêu này cho biết, 1 đồng nguyên giá tài sản cố định làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, đem lại doanh thu cao

2.1.3 Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất Việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và có chất lượng là điệu kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất Đảm bảo nguyên vật liệu như thế nào thì việc tạo ra sản phẩm cũng như thế Số lượng, chất lượng, tính đồng bộ của sản phẩm phụ thuộc trước tiên vào số lượng, chất lượng và tính đồng bộ trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất Tiến độ sản xuất, nhịp điệu sản xuất phụ thuộc vào tính kịp thời và nhịp điệu trong việc đảm bảo nguyên vật liệu Ngoài ra việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, giá thành sản phẩm cao hay thấp, hiệu quả kinh doanh như thế nào cũng phụ thuộc vào việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất

2.2 Chi phí hoạt động kinh doanh

2.2.1 Tổng chi phí

Chỉ tiêu tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp Tổng chi phí bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí cố định và chi phí quản lý doanh nghiệp

2.2.2 Các khoản mục chi phí chi tiết

Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công

trực tiếp và chi phí sản xuất chung như chi phí khấu hao, chi phí dụng cụ sản

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Hiệu suất sử dụng

tài sản cố định

Trang 14

xuất… Đây là những chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất, hình thành nên giá thành sản phẩm Trong đó, chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp

là những chi phí khả biến, còn chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến Tỷ trọng giá vốn hàng bán cho biết trong 1 đồng doanh thu thì chi phí sản xuất trực tiếp ra sản phẩm chiếm mấy phần Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ chi phí sản xuất trực tiếp thấp và sản phẩm có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp

Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ

sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm…

Chi phí này bao gồm các tiểu khoản:

 Chi phí nhân viên

 Chi phí vật liệu bao bì

 Chi phí dụng cụ đồ dùng

 Chi phí khấu hao tài sản cố định

 Chi phí dịch vụ mua ngoài

 Chi phí bằng tiền khác

Chỉ tiêu này cho biết để tạo 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải chi bao nhiêu cho việc bán hàng, đưa sản phẩm tới tay người mua Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hiệu quả các chi phí liên quan đến việc bán hàng

Trang 15

Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của

doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Chi phí này bao gồm các tiểu khỏan mục sau:

 Chi phí nhân viên quản lý

 Chi phí vật liệu quản lý

lý của doanh nghiệp là tập trung, gọn nhẹ và hiệu quả Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này lớn thì có thể bộ máy quản lý của công ty quá cồng kềnh, bị phân tán

Chi phí tài chính là những khoản chi phí cho việc sử dụng vốn của

doanh nghiệp Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay, lỗ do chênh lệch tỷ giá và các chi phí bằng tiền khác Tỷ trọng chi phí tài chính cho biết để tạo ra

1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải trả bao nhiêu tiền lãi cho bên cung cấp vốn nợ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi vay, với chi phí sử dụng vốn thấp

Tỷ trọng chi phí quản

lý doanh nghiệp =

Chi phí quản lý Doanh thu

Trang 16

2.3 Phân tích tài sản và vốn hoạt động của doanh nghiệp

2.3.1 Tài sản

Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ phương tiện vật chất và phi vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời Việc phân tích tài sản của doanh nghiệp giúp đánh giá xem liệu việc sử dụng nguồn vốn để phân bổ vào các loại tài sản của doanh nghiệp có cân bằng hay không

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản dài hạn

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tài sản lưu động được sử dụng một lần trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn tổ chức kỳ kinh doanh mới thì phải mua sắm lại toàn bộ tài sản lưu động trừ một phần tư liệu lao động Sau mỗi lần sử dụng, tài sản lưu động

bị thay đổi hình dạng ban đầu Trị giá tài sản lưu động hạch toán hết một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, vào chi phí hàng hóa, sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh Tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động nhanh hơn nhiều so với tài sản cố định

Tài sản lưu động bao gồm: Tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, phải thu và tài sản lưu động khác

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tài sản cố định là những tài sản có thời gian sử dụng dài, tham gia nhiều lần vào kỳ hoạt động kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái hiện vật ban đầu Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dưới dạng: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Chi phí sử dụng tài sản cố định hạch toán vào chi phí kinh doanh sản phẩm dưới dạng khấu hao tài sản cố định Giá trị tài sản cố định được chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm hàng

Tỷ trọng chi

phí tài chính = Chi phí tài chính

Doanh thu

Trang 17

hóa Thời gian luân chuyển của tài sản cố định được đo bằng thời gian sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và đầu tư tài chính dài hạn

2.3.2 Nguồn vốn

Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận là nguồn vốn chủ sở hữu

và nợ Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu gồm có vốn góp của các cổ đông, lợi nhuận giữ lại Nợ gồm có nợ ngắn hạn và dài hạn Việc phân tích nguồn vốn huy động giúp nhà phân tích biết được nguồn tài trợ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp là từ nội bộ hay từ bên ngoài

2.3.3 Phân tích các chỉ số tài chính

Khả năng luân chuyển vốn kinh doanh

Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh phản ánh thời gian vốn kinh doanh đưa vào hoạt động kinh được thể hiện bằng 2 chỉ tiêu: số vòng luân chuyển và

số ngày luân chuyển Trong phạm vi đề tài này, các chỉ tiêu trên áp dụng để tính tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển phải thu và tốc độ luân chuyển vốn cố định

 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:

Hàng tồn kho là một bộ phần tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm…

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ bao nhiêu lần Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hàng tồn kho được quay vòng nhanh và lượng hàng tồn kho là ít Khi phân tích cần so sánh với chỉ tiêu

Vòng quay

hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Tồn kho bình quân

Trang 18

của ngành hoặc các doanh nghiệp trong ngành Nếu chỉ tiêu quá cao, có thể

do công ty không trữ đủ hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, không ngắt quãng Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp, cũng có thể

là một dấu hiệu chứng tỏ hàng tồn kho nhiều và trong tương lai doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản giảm

Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra Tương tự như vòng quay hàng tồn kho, khi phân tích chỉ tiêu này cũng cần so sánh với các doanh nghiệp trong ngành có quy mô tương đương Chỉ tiêu này cao quá hoặc thấp quá đều không tốt

 Tốc độ luân chuyển phải thu:

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

Số vòng quay phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi giữa các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp trong một kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ chuyển đổi phải thu sang tiền của doanh nghiệp là nhanh Khi phân tích hai chỉ tiêu này cần so sánh với chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong cùng ngành Nếu chỉ tiêu này quá thấp, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng nhiều ở phải thu, doanh nghiệp không thu được tiền về từ việc tiêu thụ sản phẩm và trong tương lai có thể doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản giảm do phải thu bị coi là nợ khó đòi Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì doanh nghiệp có thể bỏ lỡ việc tăng doanh thu khi sử dụng

Trang 19

chính sách tín dụng thắt chặt, không cung cấp tín dụng bán hàng cho khách hàng

Thời gian thu hồi phải thu cho biết số ngày mà doanh nghiệp thu được tiền về từ khoản phải thu Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền của doanh nghiệp là nhanh Khi phân tích chỉ tiêu này cũng so sánh với chỉ

tiêu của các doanh nghiệp trong ngành

 Tốc độ luân chuyển vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của công ty Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng Để đánh giá về tình hình luân chuyển vốn cố định, ta dựa vào các chỉ tiêu sau:

Vòng quay vốn cố định cho biết một đồng chi cho tài sản cố định thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là cao Tốc độ này càng cao thì doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh

Khả năng thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được

= Doanh thu TSCĐ bình quân Vòng quay

vốn cố định

Thời gian thu

hồi phải thu = Vòng quay phải thu 360

Trang 20

khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một

ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Tỷ trọng phải thu cho biết khoản phải thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trong tổng tài sản lưu động

 Khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không

Vốn luân chuyển phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn Vốn luân chuyển càng lớn càng phản ánh khả năng chi trả cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả

Vốn luân chuyển = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Ba chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của một doanh nghiệp là hệ số thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền mặt

Hệ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn phải trả Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn Nếu giá trị của hệ số lớn hơn 1, chứng

tỏ doanh nghiệp có khả năng trả nợ mà không cần tới khoản vay mượn thêm

Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc phải thu để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn

Trang 21

Cuối cùng, chỉ tiêu khắt khe nhất để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là hệ số thanh toán bằng tiền Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng

nợ ngắn hạn

Khả năng sinh lời

Đối với doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu

tƣ, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tƣợng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp cho biết một đồng doanh thu tạo ra thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp Tỷ suất này cho biết cứ mỗi một đồng tài sản thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận đem về cho doanh nghiệp Tỷ suất cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả

Tỷ suất lợi nhuận trên

tài sản ( ROA) =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế

Trang 22

Ngoài các chỉ tiêu trên, các nhà phân tích thường dùng công thức Dupont để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Phân tích lợi nhuận theo công thức Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont

sẽ giúp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp

đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

ROE = Tỷ suất lợi nhuận x Hệ số quay vòng vốn x Đòn cân nợ Trong đó:

Chỉ tiêu ROE cho biết cứ mỗi một đồng vốn đầu tư chủ sở hữu thì tạo

ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ROE càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả

III NGUỒN TÀI LIỆU, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1 Nguồn tài liệu

Khi thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thu thập những tài liệu như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ,

Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu

Hệ số quay vòng

Doanh thu Tổng tài sản bình quân Đòn cân nợ = Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Trang 23

Các bảng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động…

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý doanh nghiệp Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán Một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp

Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và

Trang 24

chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh: Lãi hay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính có các tác dụng chủ yếu sau :

- Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại, từng nhóm; tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp v.v

Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà biết được chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các qui định, thế lệ, chế độ kế toán, phương pháp mà doanh nghiệp đăng ký áp dụng cũng như những kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp

Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính - gồm các bộ phận cấu thành sau đây :

 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

 Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

 Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính

Trang 25

 Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp

 Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới

 Các kiến nghị

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu tình hình các dòng tiền ra vào của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính

2 Phân loại công tác phân tích

2.1 Căn cứ theo thời điểm hoạt động kinh doanh

- Phân tích trước khi kinh doanh:

Nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, để cung cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch

- Phân tích trong quá trình kinh doanh

Là thực hiện phân tích cùng với quá trình kinh doanh Hình thức này thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên, nhằm điều chỉnh, chấn chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra

Phân tích sau quá trình kinh doanh

Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả thực hiện so với

kế hoạch đặt ra và xác định rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó

2.2 Căn cứ theo nội dung phân tích

Phân tích toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 26

Là đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu nhằm làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét mối quan hệ và tác động ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

Phân tích chuyên đề

Là việc tập trung phân tích một số nội dung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp cần quan tâm nhằm làm rõ tiềm năng, thực chất cảu hoạt động kinh doanh để cải tiến và hoàn thiện từng bộ phận đó

3 Yêu cầu của công tác phân tích

Muốn công tác phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, thì công tác phân tích kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Tính đầy đủ

Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ nguồn tài liệu sưu tập Tính đầy đủ còn thể hiện phải tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng cần nghiên cứu

Để đạt được những yêu cầu trên cần tổ chức tốt công tác phân tích phù hợp với loại hình, điều kiện, quy mô kinh doanh và trình độ quản lý ở doanh nghiệp Tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo ba bước sau đây:

Trang 27

 Chuẩn bị cho quá trình phân tích

 Tiến hành phân tích

 Tổng hợp, đánh giá kết quả phân tích

Các bước này có những nội dung, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng đến quá trình phân tích chung

Trang 28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1 Thông tin chung

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001 Từ ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày 8/3/2002

Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt

Nam trong ngành thủy sản

Liên tục các năm 2002, 2003, 2004 Công ty được tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ với thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh góp phần vào sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam

Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI)

Công ty Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000); Safe Quality Food (Safe Quality Food 2000), British Retail Consortium (BRC) Tháng 12- 2007 công ty được cấp chứng nhận ISO: 14.000

Trang 29

Công ty Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường

EU với 4 code : DL07, DL08, DL09, DL360 Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước

Trên thị trường trong nước, sản phẩm Basa Agifish là “Hàng Việt Nam

chất lượng cao” liên tục từ năm 2002 đến 2008

Tính đến ngày 31/12/2007, Agifish có vốn điều lệ là 128.592.880.000 đồng

1.2 Phạm vi hoạt động

Các hoạt động kinh doanh được cấp phép của Agifish gồm rất nhiều lĩnh vực, nhưng công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa fillet các loại, các tra nguyên con, cá tra lăn bột cấp động, cá tra cắt lăn bột, cá chiên chín cấp đông, chả cá các loại… Trong

đó doanh thu cá tra fillet các loại chiếm phần lớn trong doanh thu trung bình hàng năm cảu công ty Ngoài ra, Agifish còn kinh doanh thuốc thú y và thức

ăn thủy sản

2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Agifish Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị

về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung sửa đổi Điều lệ của Công ty; thong qua các chiến lượng phát triển, bầu ra Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của công ty

Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản trị nhân danh

Trang 30

Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công

ty Hội đồng Quản trị của Agifish có 11 thành viên

Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát thay mặt Đại hội cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành công ty Ban kiểm soát có 3 thành viên:

Ban Giám Đốc

Tổng giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giúp việc cho Tổng giám đốc là hai

Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng

Các Phòng, Ban – Đơn vị kinh doanh

Phòng kế toán tài vụ: Phòng kế toán tài vụ bao gồm 14 nhân viên, có

nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán, trực tiếp công tác kế toán cho hai Xí nghiệp đông lạnh

Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất: Phòng lập kế hoạch sản xuất cho

các xí nghiệp, hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Nhân sự của phòng là 11 người

Phong kinh doanh tiếp thị: Tiếp nhận đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản

xuất cho các xí nghiệp; thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng GTGT trên tòan quốc thông qua các tổng đại lý, hệ thống Co-op mart Metro; Tham gia tất cả các hội chợ “hàng Việt Nam chất lượng cao”, quảng bá thương hiệu Agifish; Xuất khẩu Nhân sự của phòng là 37 người

Phòng tổ chức hành chính: Phòng gồm 12 nhân viên, có nhiệm vụ quản

lý điều hành công tác hành chính tổ chức của công ty, theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động

Trang 31

Ban quản lý chất lượng và công nghệ: Bao gồm 12 nhân viên, có

nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường, xây dựng công nghệ chế biến các sản phẩm mới, nghiên cứu cải tạo, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, lập kế hoạch quản lý chất lượng cho công ty

Ban thu mua: ban có 9 nhân viên, làm nhiệm vụ tổ chức thu mua, vận

chuyển nguyên liệu và điều phối nguyên liệu cho các xí nghiệp đông lạnh

Ngoài ra còn có các xí nghiệp đông lạnh AGF 7, xí nghiệp đông lạnh AGF 8, xí nghiệp đông lạnh AGF 9 và xí nghiệp chế biến thực phẩm AGF

360, xí nghiệp dịch vụ thủy sản

Trang 32

BAN CÔNG NGHỆ ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM

SOÁT

PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

THỦY SẢN AN GIANG - AGIFISH

Trang 33

Tổng quan về HĐQT:

Số lượng thành viên : 11 người Trong đó :

+ Thành viên bên trong : 8 người + Thành viên bên ngoài : 3 người

Đặc điểm :

 Có 4 thành viên được Đại hội cổ đông tín nhiệm bầu lại vào HĐQT tại

Đại hội thường niên năm 2006 ngày 29 tháng 3 năm 2007cho nhiệm

kỳ 2007 – 2010

 Số lượng thành viên ổn định, không có thành viên mới

 Đa số các thành viên của Hội đồng tiếp tục kiêm nhiệm công tác quản

lý điều hành Có 3 thành viên độc lập không tham gia điều hành quản

lý trong Công ty Ông Hồ Xuân Thiên trở thành thành viên độc lập, do

sáp nhập Xí nghiệp Basa biodiesel vào Công ty Delta

Tình hình nhân sự

- Tổng số lao động đến 31/12/2007: 4.000 người

- Giảm trong kỳ: 1.480 người (188 HĐ dài hạn)

- Lao động có trình độ chuyên môn:

* Đại học, Cao đẳng: 183 người

* Trung cấp: 109 người Bảng 1: Cơ cấu cổ đông của Agifish đến ngày 31/12/2007

6,98%

0.12%

0.28%

2 Cổ đông cán bộ công nhân viên Công Ty 257.132 2,00 %

3 Cổ đông ngoài Công Ty

Trang 34

Nguồn: Báo cáo thường niên AGF năm 2007

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1 Báo cáo tài chính 2005-2007

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của AGF năm 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.246.311 1.196.462 830.979 Các khoản giảm trừ doanh thu 12.577 5.556 44.797 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.233.733 1.190.905 786.181 Giá vốn hàng bán 1.071.109 1.047.145 680.791 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.624 143.760 105.390 Doanh thu hoạt động tài chính 9.016 5.453 2.905

Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh AGF 2005-2007

Trang 35

Bảng 3: Cân đối kế toán của AGF năm 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng

31/12/2007 31/12/2006 31/12/2005

TÀI SẢN

Tiền và các khoản tương đương tiền 13,706 12,961 1,789

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 24,216 24,522 3,096

Công ty Agifish có vị thế đặc biệt trong ngành thủy sản (sản xuất cá tra,

cá basa), là đơn vị đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá Basa, cá tra fillet Quá trình phát triển của Agifish gắn liền với sản phẩm độc đáo là cá tra, cá basa Việt Nam nổi tiếng trên thị trường thế giới với chất lượng thịt cá trắng, vị thơm ngon Agifish trong những năm gần đây liên tục nằm trong top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra,

cá basa lớn nhất Việt Nam

Trang 36

Bảng 4: 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa lớn nhất

Việt Nam năm 2007

STT Doanh nghiệp Khối lượng (tấn) Giá trị (USD)

Nguồn: Báo cáo thường niên AGF năm 2007

Công ty Agifish là doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu

và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá Basa và cá Tra thành công, tạo ra bước ngoặt phát triển nghề nuôi và chế biến cá tra, cá basa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Công ty Agifish hiện là công ty xuất khẩu cá tra, cá basa fillet đông lạnh đứng thứ tư trong năm 2007 Lợi thế cạnh tranh của Agifish là ổn định đượng nguồn nguyên liệu đầu vào, có trang thiết bị máy móc hiện đại, và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn ở các thị trường nhập khẩu

1.3 Thị trường xuất khẩu

Năm 2007, thị trường xuất khẩu của Agifish tiếp tục giữ vững với những khách hàng truyền thống ở Tây Âu, châu Öc và châu Á Trong đó, thị trường Tây Âu chiếm lớn nhấtlà 46%, tiếp đó là Đông Âu 19% Thị trường châu Öc chiếm 15%, châu Á chiếm 11% Thị trường Đông Âu bao gồm các nước Balan, Ucraina, Nga tăng trưởng khá với cả 2 nhà máy AGF7 và AGF9 được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Nga, sau những lần kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của Đoàn thanh tra Nga Hiện nay cả 4 Xí

Trang 37

nghiệp trực thuộc công ty đều được cấp code xuất hàng vào thị trường EU Trong năm 2007 vừa qua, Agifish phát triển được một số thị trường mới như :

Ai Cập, Lebanon, UAE (Trung Đông), Dominican (Nam Mỹ) trong đó Nam

Mỹ và Australia có mức tăng trưởng khá so với năm 2006

2 Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh

2.1 Phân tích yếu tố lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chăn nuôi và chế biến thủy sản có đặc điểm là sử dụng rất nhiều lao động Đặc điểm của nguồn lao động trong ngành này là lao động có trình độ thấp, chủ yếu mới chỉ học hết cấp tiếu học (70%), số lao động tốt nghiệp phổ thông chỉ chiếm 2% , năng suất không cao

và nguồn cung không ổn định

Phân tích tình hình biến động lao động

Bảng 5: Thực trạng lao động của AGF giai đoạn 2005-2007

2005 2006 2007 Tổng số lao động Người 2561 3689 4000

Số lao động tăng Người 688 1638 1876

Số lao động giảm Người 805 660 1480

Lao động có trình độ Người 242 445 292

Lương bình quân Triệu đồng 1,4 1,75 1,3

Nguồn: Báo cáo thường niên AGF 2005, 2006, 2007

Bảng số liệu trên cho thấy đặc điểm bất ổn định của lao động trong ngành thủy sản được thể hiện rất rõ Tỷ lệ lưu chuyển lao động của công ty trong một năm là rất lớn, có thể lên tới gần một nửa tổng lao động toàn doanh nghiệp

Cụ thể, đối với công ty Agifish, tổng số lao động của công ty nhìn chung trong ba năm vừa qua liên tục tăng, chứng tỏ quy mô sản xuất của công

Trang 38

ty được mở rộng không ngừng Tuy nhiên, tốc độ tăng tổng số lao động trong

năm 2007 lại giảm mạnh so với năm 2006, chỉ tăng 8% ( tăng 311 người) so với 44% ( tăng 1128 người) năm trước đó Có một vài lý do có thể giải thích cho tốc độ tăng lao động chậm lại Thứ nhất là hiệu quả sản xuất của lao động tăng lên, công ty sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại để thay thế cho lao động chân tay Thứ hai là do sự tăng trưởng của công ty giảm dần, nhu cầu huy động lao động không tiếp tục duy trì ở mức cao, hoặc có thể do chính sách lao động của công ty kém cạnh tranh so với các công ty trong ngành khác, dẫn đến không thu hút được lao động

Phân tích tiếp sự biến động tăng – giảm lao động trong năm của công

ty, ta có thể thấy sự biến động tăng của năm 2007 so với 2006 chỉ tăng 15%, trong khi biến động giảm tăng 124% Số lao động nghỉ không làm cho công ty trong năm 2007 là 1480 người, chiếm hơn 1/3 tổng số lao động của công ty Lao động mới vào làm cho doanh nghiệp cũng chỉ hơn số nghỉ là 396 người Ngoài ra, mức lương bình quân của lao động công ty giảm từ 1.750.000 VND xuống 1.300.000 VND, giảm 25,7% và đặc biệt lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên của công ty giảm 34% Số lao động mới chủ yếu là lao động chân tay, thay thế số lao động cũ đã bỏ công ty

Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề lao động của Agifish, ta so sánh mức lương của công ty với các công ty trong cùng ngành năm 2007:

Bảng 6: Lương bình quân năm 2007 của các công ty thủy sản

Lương bình quân Triệu đồng 1,3 2,1 1,5 1,66

Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 của AGF, ABT, ANV và ACL năm 2007

Từ bảng số liệu trên, ta thấy mức lương bình quân của Agifish năm

2007 là thấp nhấp trong số bốn công ty thủy sản Như vậy, lý do vòng quay chu chuyển lao động, đặc biệt là số lao động rời bỏ công ty tăng lên nhanh

Trang 39

chóng trong năm 2007 có thể được lý giải là do chính sách tiền lương của công ty kém cạnh tranh hơn các công ty trong ngành Vòng chu chuyển lao động ngắn sẽ dẫn đến công ty tăng chi phí tìm kiếm lao động thay thế, chi phí đào tạo và hoạt động sản xuất của công ty không được liên tục, hiệu quả giảm sút

Để đánh giá tình hình biến động lao động chính xác hơn, chúng ta liên

hệ với quy mô sản xuất kinh mà công ty đạt được trong năm 2007

Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng của tổng số lao động và doanh thu của AGF

(2007)

ANV (2007)

ACL (2007)

2006 2007 Tổng số lao động Người 3689 4000 1190 4633 1272 Doanh thu Tỷ đồng 1198 1246 432 3200 539 Doanh thu/lao động Lần 0,32 0,31 0,36 0,69 0,42

Nguồn: Báo cáo thường niên của AGF năm 2006, 2007

và của ABT, ANV và ACL năm 2007

Từ bảng số liệu trên, tỷ lệ tăng lao động trong năm 2007 là 8% ,cao hơn

tỷ lệ tăng trưởng tổng doanh thu của công ty là 4% Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty giảm, là một biểu hiện nữa chứng tỏ chính sách lao động của ban lãnh đạo là không hợp lý

Hơn nữa, xét chỉ tiêu doanh thu trên lao động ta có thể thấy chỉ số của Agifish là thấp nhất, chứng tỏ hiệu suất lao động của Agifish thấp nhất trong

số 4 doanh nghiệp trong ngành Agifish sử dụng nhiều lao động, nhưng chủ yếu là là lao động có trình độ tay nghề thấp, hiệu quả không cao nên doanh thu trên 1 lao động của Agifish chỉ chưa gần bằng một nửa của ANV, bằng 0,73 so với ACL và 0,86 so với ABT

Tóm lại, tất cả những dấu hiệu như tốc độ tăng tổng số lao động chậm lại, tiền lương giảm, hiệu quả sử dụng lao động suy giảm, số lao động có chuyên môn bỏ công ty ra đi thể hiện chiến lược nguồn nhân lực của công ty trong năm 2007 vừa qua chưa hợp lý và sức cạnh tranh của công ty trong việc

Trang 40

thu hút lao động giảm sút đáng kể Các lao động lành nghề và có chuyên môn

đã sang các công ty đối thủ, nơi mà có mức lương cao hơn nhiều so với Agifish để làm việc Và thực tế, việc không quản lý hiệu quả nguồn nhân lực đóng góp một phần không nhỏ khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007 không đạt được như kế hoạch đã đề ra

2.2 Phân tích yếu tố tài sản cố định

Tổng quan về tài sản cố định

Hầu hết các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của công ty được trang bị từ những năm 1990 trở đi, trong đó có trang bị mới trong các năm từ 2000-2007 Có thể chia máy móc thiết bị của công ty làm những nhóm sau:

- Nhóm các máy móc thiết bị chính: các loại tủ cấp đông (đông tiếp xúc), hầm đông (đông gió), cấp đông băng chuyền IQF phẳng (đầu tư từ

2001-2006), máy sản xuất nước đá vảy,… là những máy móc thuộc công nghệ mới, giá trị còn lại hơn 60%, công suất hoạt động đạt khoảng 95%

- Nhóm các máy móc thiết bị hỗ trợ: 2 hệ thống điều hòa Chiller (F7&F8), hệ thống máy phát điện Cummin (2000), máy hút chân không dán bao (2003), máy niềng thùng (2005), máy phần cờ (2000-2005),… Công suất

sử dụng khoảng 90%, riêng hệ thống máy phát điện công suất sử dụng khoảng 5% (tùy theo mùa) Giá trị còn lại của các máy móc thiết bị này là 85%

Bảng 8: Chỉ tiêu trang bị tài sản cố định của AGF năm 2005-2007

(2007)

ANV (2007)

ACL (2007)

2005 2006 2007 Giá trị TSCĐ bình quân Tỷ đồng 83.1 86.7 141.2 26.10 112.3 40.7 Tăng TSCĐ Tỷ đồng 14.3 16.6 141.4 10.20 55.7 6.6

Ngày đăng: 11/05/2016, 18:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w