1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

49 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã - có một vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị cơ sở đã và đang góp phầnđáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hànhchín

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:

PHÒNG NỘI VỤ - UBND HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

Người hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ngành đào tạo Lớp

Khóa học

: Kiều Thị Luyến : Trần Thị Duệ : Quản trị nhân lực : 1205.QTND

: 2012 – 2016

Hà Nội – 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tớithầy Đoàn Văn Tình cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Tổ chức vàQuản lí Nhân lực đã tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình học tập tại trường Cácthầy cô đã trang bị cho tôi không chỉ những kiến thức chuyên môn mà còn có cả

kỹ năng sống để từ đó tôi có thể vận dụng vào thực tiễn và tự hoàn thiện bảnthân mình hơn

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bác, các cô chú,anh chị công tác trong phòng Nội vụ - UBND huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam.Đặc biệt là chú Trịnh Vũ Trung - Phó Trưởng phòng Nội Vụ và chị Kiều ThịLuyến - Chuyên phụ trách công tác cán bộ đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tậntình cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo này!

“Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ” là một đề tài mang tính gắn liền lý luận

và thực tiễn Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có giới hạn;

vì vậy bài báo cáo không tránh khỏi các thiếu sót Tôi rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến quý báu từ phía thầy cô giáo và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nam, ngày… tháng….năm 2015 Sinh viên thực hiện

Trần Thị Duệ

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

A.PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4.Phạm vi nghiên cứu 2

5.Phương pháp nghiên cứu 2

6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3

7.Kết cấu đề tài 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN DUY TIÊN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM 5

1.1.Tổng quan về huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 5

1.1.1 Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển huyện Duy Tiên 5

1.1.2 Đặc điểm chung của huyện Duy Tiên 6

1.1.3 Vị trí UBND huyện Duy Tiên 9

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Duy Tiên 9

1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Duy Tiên 10

1.2 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Duy Tiên 11

1.2.1 Vị trí, chức năng của Phòng Nội Vụ, huyện Duy Tiên 11

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ, huyện Duy Tiên 11

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ, huyện Duy Tiên 12

1.3 Cơ sở lí luận về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Duy Tiên 13

1.3.1 Một số quan niệm về cán bộ, công chức trên thế giới: 13

1.3.2 Lịch sử hình thành khái niệm về cán bộ, công chức ở Việt Nam 14

1.3.3 Một số khái niệm cơ bản 16

Trang 4

1.3.4 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 18

1.3.5 Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 20

1.3.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 22

1.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Duy Tiên 24

1.4.1 Xuất phát từ đặc điểm chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 25

1.4.2 Xuất phát từ xu thế toàn cầu hóa và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 26

1.4.3 Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hiện nay 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN DUY TIÊN - TỈNH HÀ NAM 28

2.1.Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Duy Tiên hiện nay 28

2.1.1 Về số lượng cán bộ, công chức : 28

2.1.2 Về chất lượng, cơ cấu cán bộ, công chức 28

2.1.3 Về công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã 29

2.1.4 Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc của cán bộ, công chức cấp xã 30

2.1.5 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 30

2.2 Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Duy Tiên 32

2.2.1 Ưu điểm: 32

2.2.2 Hạn chế 33

2.2.3 Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế: 34

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN DUY TIÊN 36

3.1 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn thuộc huyện Duy Tiên 36

Trang 5

3.2 Một số đề xuất, khuyến nghị: 38

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 38

3.2.2 Về chức vụ, chức danh, số lượng, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội y tế và các loại phụ cấp của CBCC 39

3.2.3 Về công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển…CBCC 39

3.2.4 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC: 40

3.2.5 Các giải pháp về điều kiện môi trường, phương tiện làm việc 40

C PHẦN KẾT LUẬN 41

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 44

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

A.PHẦN MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài

Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, công cuộc cải cách hành chính đangđược Đảng và Nhà nước quan tâm và chú trọng để đưa nền hành chính theohướng hiện đại, chuyên nghiệp, dân chủ, hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắccủa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Chương trình tổng thể cải cáchhành chính trong giai đoạn 2011- 2020 đã đặt ra các mục tiêu trong đó có mục:

“xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầucủa công cuộc xây dựng phát triển đất nước” Việc tiếp tục đặt mục tiêu xâydựng con người trong chương trình tổng thể cải cách hành chính là hoàn toànđúng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay Đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã - có một vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị cơ sở đã và đang góp phầnđáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hànhchính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao mà Đảng và nhân dân ta đã đặt ratrong thời kỳ mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cấp xã là gần nhân dânnhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xongxuôi.” Tuy là đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại là nơi gần dân nhất, nơi màmọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trực tiếp đi vào cuộcsống của nhân dân Đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánhlại cho Đảng, Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung một khối lượng công việc rấtlớn, đa dạng, phức tạp liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội: chínhtrị, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng

Trong quá trình kiến tập tại Phòng Nội vụ - UBND huyện Duy Tiên - tỉnh

Hà Nam tôi đã có điều kiện tìm hiểu về tình hình và thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã Qua đây, tôi nhận thấy chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng giải quyếtcông việc cụ thể, kỹ năng lập, triển khai thực hiện kế hoạch, kỹ năng giao

tiếp còn thấp Với những thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Duy Tiên

- tỉnh Hà Nam”.

Trang 8

2.Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung vào tìm hiểu và đưa ra những nhận xét khách quan vềthực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện DuyTiên, tỉnh Hà Nam

Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế củachất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện, để từ đó đưa ranhững khuyến nghị, giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã, phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạnchế

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lí luận và tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

- Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã củahuyện Duy Tiên, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm phù hợp và nhữngđiểm hạn chế, chưa phù hợp của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã của huyện Duy Tiên

- Đưa ra những khuyến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

4.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức tại các xã (thị trấn) thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung chủ yếu vào vấn đề nhân

sự và đặc biệt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong thời kì hiện tại và kếhoạch trong tương lai

- Phạm vi về mặt nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vềthực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

5.Phương pháp nghiên cứu

Qúa trình nghiên cứu đề tài được sử dụng một số phương pháp sau: phương

Trang 9

pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp ghi chép, phương phápthu thập thông tin thực tế tại Phòng Nội vụ.

- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu

Thu thập thông tin trực tiếp tại cơ quan, tham khảo tài liệu, số liệu của cácnăm trước còn lưu giữ lại, các văn bản của cơ quan; sự hướng dẫn trực tiếp vàgiúp đỡ của lãnh đạo, nhân viên cơ quan; những kiến thức học được từ các bàigiảng, giáo trình, tài liệu của các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thôngtin trên internet, các bài luận văn, báo cáo kiến tập, thực tập của sinh viên cácnăm trước

- Phương pháp quan sát, sàng lọc và xử lý thông tin

Việc quan sát cung cấp sự hiểu biết về những gì các thành viên của cơquan thực sự đang làm Nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa nhữngngười ra quyết định và các thành viên khác của cơ quan, giúp cho ngườinghiên cứu có thể thu được các thông tin phong phú và thực tế về công việc

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu do Phòng Thống kê, Kế hoạchtổng hợp; số liệu do các xã báo cáo lên Phòng Nội Vụ tổng hợp,…

6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có ý nghĩa to lớn

cả về mặt lý luận và thực tiễn Nghiên cứu giúp ta thấy được thực trạng chấtlượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Duy Tiên trong những nămvừa qua Nhìn thấy những mặt tích cực, phù hợp và những mặt hạn chế, chưaphù hợp, từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Trang 10

7.Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về huyện Duy Tiên và cơ sở lí luận về vấn đề nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Duy Tiên, tỉnh HàNam;

- Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyệnDuy Tiên - tỉnh Hà Nam;

- Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam

Trang 11

Tên cơ quan: Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên

Địa chỉ: Thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Điện thoại: 0351.830013; Fax: 0351.832280

1.1.1 Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển huyện Duy Tiên.

Huyện Duy Tiên nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, là huyện được hìnhthành khá sớm, ngay từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước người Lạc Việt đã đếnlập nghiệp ở vùng đất này, thể hiện trong các di chỉ khảo cổ học đã được khaiquật như: khu mộ cổ Yên Từ (xã Mộc Bắc); khu mộ cổ Đọi Nhất (xã Đọi Sơn);cánh đồng Quan Nha (xã Yên Bắc) đã tìm thấy nhiều hiện vật như: giáo đồng,thố đồng, mai sắt, trống đồng (ở Văn Xá, Vũ Xá, Lũng Xuyên) và một số công

cụ sản xuất

Trang 12

Từ xa xưa, mảnh đất Duy Tiên có tên gọi là “Phù Vân”, sau đó được đổi

là huyện Duy Tân được thành lập và đặt tên năm Quang Thuận thứ 10 (1469)đời Lê Thánh Tông; đến đời Lê Trung Hưng, đầu niên hiệu Hoằng Định (1601-1619) do kiêng tên huý Kính Tông Lê Duy Tân nên đã đổi tên thành huyện DuyTiên thuộc phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam

Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), nhà Hậu Lê chia trấn Sơn Nam làm ba lộ:Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, và lộ Thanh Hoa Ngoại và huyện Duy Tiênthuộc lộ Sơn Nam Thượng

Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) huyện Duy Tiên vàhuyện Kim Bảng, Thanh Liêm, Nam Xương, Bình Lục thuộc phủ Lý Nhân, trấnSơn Nam

Năm 1831, Minh Mạng cho lập tỉnh Hà Nội và sáp nhập phủ Lý Nhân củatrấn Sơn Nam vào tỉnh Hà Nội và huyện Duy Tiên thuộc tỉnh Hà Nội

Ngày 20/10/1890 thực dân Pháp cắt một phần đất của tỉnh Hà Nội và NamĐịnh để thành lập tỉnh Hà Nam; cắt hai tổng Mộc Hoàn và tổng Chuyên Nghiệpcủa huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín và tổng Trác Bút huyện Nam Xang, phủ

Lý Nhân nhập vào huyện Duy Tiên Huyện Duy Tiên cũ cũng bị cắt đi một số xãcủa tổng Đọi Sơn

Tháng 4 năm 1965, huyện Duy Tiên thuộc tỉnh Nam Hà do tỉnh Hà Namđược sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà

Tháng 12 năm 1975, huyện Duy Tiên thuộc tỉnh Hà Nam Ninh do tỉnhNam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh,

Năm 1991 huyện Duy Tiên lại thuộc tỉnh Nam Hà do tỉnh Nam Hà và tỉnhNinh Bình lại chia tách như cũ

Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được tái lập và huyện Duy Tiên thuộctỉnh Hà Nam cho đến nay

1.1.2 Đặc điểm chung của huyện Duy Tiên.

Duy Tiên là một huyện ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam, phía Bắc giáp huyệnPhú Xuyên, thành phố Hà Nội; phía Nam và Đông Nam giáp với huyện BìnhLục, Thanh Liêm và Lý Nhân, Phía Đông giáp thị xã Hưng Yên tỉnh Hưng Yên,

Trang 13

phía Tây giáp với huyện Kim Bảng

Huyện Duy Tiên nằm giữa 3 thành phố là thành phố Hà Nội, thành phốHưng Yên và thành phố Phủ Lý, giao thông hết sức thuận tiện, đường sắt cótuyến đường Bắc - Nam, đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 38 và tuyến đườngcao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường thủy có đường Sông Hồng, Sông Nhuệ,Sông Châu Giang Với địa thế 4 mặt là sông nước, lại có mạng lưới giao thônghết sức thuận tiện, đã tạo điều kiện phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế,

xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng

Năm 2012, huyện Duy Tiên có tổng diện tích tự nhiên là 13.774, 15 ha,dân số 127.278 người, có 21 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 19 xã gồmMộc Bắc, Mộc Nam, Chuyên Ngoại, Trác Văn, Châu Giang, Yên Bắc, Tiên Nội,Bạch Thượng, Duy Minh, Duy Hải, Hoàng Đông, Tiên Tân, Tiên Hiệp, TiênHải, Tiên Ngoại, Tiên Phong, Châu Sơn, Đọi Sơn, Yên Nam và 02 thị trấn làHòa Mạc và Đồng Văn, Trung tâm hành chính của huyện đặt tại thị trấn HòaMạc

Đến năm 2014, huyện Duy Tiên có diện tích tự nhiên là 12.100,36 ha, dân

số 116.135 người; huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn :ĐồngVăn, Hòa Mạc và 16 xã : Mộc Bắc, Mộc Nam, Chuyên Ngoại, Trác Văn, ChâuGiang, Yên Bắc, Yên Nam, Đọi Sơn, Châu Sơn, Tiên Phong, Tiên Ngoại, TiênNội, Bạch Thượng, Hoàng Đông, Duy Minh, Duy Hải Trong đó có 02 xã loại 1;

10 xã, thị trấn loại 2; 06 xã, thị trấn loại 3 và có 139 thôn, tổ dân phố ( 132 thôn,xóm; 07 tổ dân phố); có 17 thôn, tổ dân phố loại 1; 37 thô, tổ dân phố loại 2; 85thôn, tổ dân phố loại 3

Hiện nay, trên địa bàn huyện Duy Tiên đã và đang hình thành nhiều khucông nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề Khu công nghiệp tập trung của tỉnhđược đầu tư xây dựng ở địa bàn thị trấn Đồng Văn và một phần các xã DuyMinh, Bạch Thượng đã cơ bản xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt độngsản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt, tại xã Hoàng Đông có trườngĐại học dân lập (Đại học Hà Hoa Tiên)

Là huyện thuộc vùng chiêm trũng, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Nhân

Trang 14

dân Duy Tiên có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất - anhdũng trong kháng chiến, kiên cường trong đấu tranh Trong những năm qua thựchiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, trên địa bàn huyện đã hình thànhnhiều khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh và các cụm công nghiệp – tậptrung công nghiệp của huyện, biến tiềm năng thành lợi thế trong phát triển kinh

tế của huyện, được tỉnh xác định là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của

tỉnh Trên địa bàn huỵên có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua (Quốc

lộ 1A, Quốc lộ 38, đường sắt Bắc-Nam, đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình)

thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao thương, hội nhập thuận lợi

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được đẩy mạnh phục vụ đắc lựccho sản xuất và đời sống xã hội, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mớikhởi sắc Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có bước phát triển mạnh thể hiện tính xãhội hoá ngày càng cao Sự nghiệp giáo dục, đào tạo phát triển toàn diện Quy môphát triển hệ thống trường lớp đảm bảo ổn định, phù hợp Giữ vững kết quả phổcập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở Xây dựngtrường chuẩn quốc gia ngày càng đẩy mạnh Chất lượng khám chữa bệnh chonhân dân ngày càng đảm bảo tốt hơn Các trạm y tế xã, thị trấn được xây dựngkiên cố và được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế Phong trào “toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển mạnh, chất lượng xây dựng làngvăn hoá, đơn vị văn hoá ngày càng tốt hơn Công tác phát thanh, truyền thanhluôn là đơn vị dẫn đầu của tỉnh Đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dânđược nâng cao rõ rệt Công tác an ninh - quốc phòng được giữ vững An ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh

tế - xã hội phát triển Công tác xây dựng Đảng, chính quyền có nhiều chuyểnbiến tích cực Hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở được xâydựng ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Vai tròcủa tổ chức Đảng và Đảng viên ngày càng được nâng cao, niềm tin của nhân dânđối với Đảng ngày càng được củng cố vững chắc và số đơn vị đạt trong sạchvững mạnh đều tăng hàng năm

Trang 15

1.1.3 Vị trí UBND huyện Duy Tiên

Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốchội nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26-11-2003quy định: Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) cấp huyện do Hội đồng nhân dân(viết tắt là HĐND) cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và

cơ quan hành chính cấp trên UBND huyện chịu trách nhiệm chấp hành Hiếnpháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết củaHĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh

tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trênđịa bàn

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phầnbảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từTrung ương đến địa phương

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Duy Tiên

Cơ cấu nhân sự của UBND huyện gồm có 07 thành viên: 01 Chủ tịch; 02Phó chủ tịch; 04 Ủy viên

Chủ tịch UBND huyện phụ trách chung và điều hành các công việc củaUBND huyện và trực tiếp phụ trách các công việc thuộc khối nội chính Chủtịch UBND chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình và cùng tập thể UBND huyện chịu trách nhiệm về hoạt động của UBNDtrước HĐND và cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên

Các Phó chủ tịch UBND chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND và phápluật trong các lĩnh vực, phạm vi công việc được phân công Phó chủ tịch huyệnđược Chủ tịch UBND huyện ủy quyền ký một số văn bản thuộc thẩm quyền củaChủ tịch UBND huyện và thay mặt Chủ tịch UBND huyện giải quyết các côngviệc khi Chủ tịch đi vắng

Các phòng chuyên môn chịu sự chỉ đạo toàn diện và trực tiếp của UBNDhuyện, Trưởng phòng trực tiếp nhận chỉ thị của Chủ tịch UBND huyện, có tráchnhiệm báo cáo kịp thời tình hình của phòng do mình phụ trách và những vướng

Trang 16

mắc khó khăn có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND huyện có biện pháp giảiquyết.

1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Duy Tiên

a) Vị trí, chức năng

UBND huyện Duy Tiên có chức năng tổ chức và chỉ đạo thi hành hiến pháp,luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùngcấp UBND cấp trên chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp Trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND ra quyết định, chỉthị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó

về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thựchiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa

2 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật,các văn bản của cơ quan cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấptrong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh ttổ chức xã hội, đơn vị vũ trangnhân dân và công dân ở địa phương

3 Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xâydựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế

độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chínhsách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trangnhân dân ở địa phương, quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương, quản lýviệc cư trú đi lại của người nước ngoài ở địa phương

4 Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức kinh tế, tổchức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các

Trang 17

quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chốngbuôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.

5 Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũcông chức viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, công tác bảo hiểm xãhội theo sự phân cấp của Chính phủ

6 Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quyđịnh của pháp luật

7 Tổ chức thực hiện việc thu chi ngân sách của địa phương theo quy địnhcủa pháp luật

1.2 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Duy Tiên

1.2.1 Vị trí, chức năng của Phòng Nội Vụ, huyện Duy Tiên

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện cóchức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: Tổchức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chứctrong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viênchức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị

sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao độnghợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cáchhành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyêntrách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;thi đua - khen thưởng; công tác thanh niên

Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm,biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dânhuyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,nghiệp vụ của Sở Nội vụ

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ, huyện Duy Tiên

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ, huyện Duy Tiên được quy địnhtại Điều 10, Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của BộNội vụ về Việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

Trang 18

của Sở Nội vụ thuộc UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội

vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Ngoài ra, Phòng Nội vụ còn có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND huyệnthực hiện chức năng quản lí nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơquan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địaphương; địa giới hành chính; CBCC, viên chức Nhà nước; CBCC xã, thị trấn;hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khenthưởng, quản lí nhà nước về công tác thanh niên

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ, huyện Duy Tiên

- 01 Chuyên viên: phụ trách quản lý cán bộ, công chức cấp xã;

- 01 Chuyên viên: phụ trách quản lý nhà nước về lĩnh vực văn thư - lưutrữ; lĩnh vực thanh niên

Trang 19

PHÓ TRƯỞNGPHÒNG

Sơ đồ nhân sự Phòng Nội vụ

1.3 Cơ sở lí luận về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Duy Tiên

1.3.1 Một số quan niệm về cán bộ, công chức trên thế giới:

Hiện nay, trên thế giới cũng chưa đưa ra được một định nghĩa chung nhất

về công chức Ở mỗi nước trong mỗi giai đoạn cũng có sự khác nhau Sự khácnhau thể hiện ở: phạm vi công chức, quyền và nghĩa vụ công chức, đặc điểmcông chức…được quy định rất cụ thể trong các Luật của các nước Sau đây, làquan niệm về công chức của một số nước:

* Ở Pháp: Công chức gồm toàn bộ những người được Nhà nước hoặc cộng

đồng lãnh thổ (vùng , tỉnh, công xã) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trongmột công sở

* Ở Anh: Công chức là nô bộc của nhà Vua, không là những người giữ các

chức danh chính trị hoặc tư pháp, những viên chức dân sự hưởng lương trực tiếp

và hoàn toàn từ ngân sách được Nghị viện thông qua

* Ở Mỹ: Những nhân viên trong ngành hành chính của Chính phủ Mỹ gồm

những người được bổ nhiệm về chính trị như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trợ lý Bộ

TRƯỞNG PHÒNG

Trang 20

trưởng, những người đứng đầu bộ máy độc lập và những quan chức khác củangành hành chính.

* Ở Nhật: Công chức là những người làm việc trong bộ máy các Bộ của

Chính phủ Trung ương, ngành Tư pháp, Quốc hội, quân đội, nhà trường, bệnhviện quốc lập, xí nghiệp và sự nghiệp quốc doanh và được lĩnh tiền lương từ khobạc Nhà nước Tuy các nước đưa ra các khái niệm khác nhau nhưng vẫn cónhững dấu hiệu chung là:

- Là công dân của nước đó;

- Người đó được tuyển dụng bởi Nhà nước;

- Người đó làm việc trong các cơ quan Nhà nước;

- Được bổ nhiệm vào một ngạch, một chức danh hoặc gắn với vi trí việclàm

- Được trả lương từ ngân sách nhà nước;

- Làm các công việc mang tính chất thường xuyên liên tục

1.3.2 Lịch sử hình thành khái niệm về cán bộ, công chức ở Việt Nam

Năm 1950 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 76/SL ngày 20 tháng 5năm 1950 ban hành Quy chế công chức, trong đó khái niệm công chức ViệtNam chỉ được xác định trong phạm vi các cơ quan Chính phủ Theo Sắc lệnh

76/SL quy định: những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển

dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định Do hoàn cảnh kháng chiến sau đó, tuy không

có văn bản nào bài bỏ Sắc lệnh 76/SL nhưng trên thực tế các nội dung của Quychế đó không được áp dụng

Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, thống nhất đất nước, chúng tathực hiện chế độ cán bộ trên phạm vi toàn quốc, lấy người cán bộ làm trung tâm.Theo đó, tất cả những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nông trường, lâm trường, lựclượng vũ trang đều được gọi chung là “cán bộ, công nhân viên chức nhà nước”.Nghị định 169/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 25-5-1991 về

Trang 21

công chức Nhà nước theo một phạm vi rộng hơn, bao gồm:

a) Những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trungương, ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương;

b) Những người làm việc trong các Đại sứ quán, lãnh sự quán của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

c) Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiêncứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước vànhận lương từ ngân sách;

d) Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ Quốc phòng;e) Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ

f) thường xuyên trong bộ máy của các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát cáccấp;

g) Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một chức vụ thườngxuyên trong bộ máy cơ quan của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hộiđồng nhân dân các cấp

Những trường hợp riêng biệt khác do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyđịnh

Phạm vi công chức không bao gồm:

a) Các đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp;

b) Những người giữ các chức vụ trong các hệ thống lập pháp, hành pháp, tưpháp được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra hoặc cử ratheo nhiệm kỳ;

c) Những hạ sĩ quan, sĩ quan tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bộđội biên phòng;

d) Những người làm trong chế độ tạm tuyển, hợp đồng và những người đangthời kỳ tập sự chưa được xếp ngạch bậc;

e) Những người làm việc trong các tổ chức, kinh doanh của Nhà nước;

f) Những người làm việc trong các cơ quan của Đảng và Đoàn thể nhândân(có quy chế riêng của Đảng và Đoàn thể nhân dân)

Năm 1980, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời quy định những người

Trang 22

làmviệc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và đoàn thể

được gọi chung là cán bộ, công chức( viết tắt là CBCC) Theo như Pháp lệnh

này thì phạm vi và đối tượng cán bộ công chức đã thu hẹp hơn so với trướcnhưng vẫn bao gồm cả khu vực hành chính, khu vực sự nghiệp, các cơ quan củaĐảng và đoàn thể

Năm 2003, khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ,côngchức Nhà nước đã thực hiện phân định biên chế hành chính với biên chế sự

nghiệp Nhưng đến thời điểm này thuật ngữ công chức và viên chức vẫn chưa

được làm rõ

Đến năm 2008, Luật Cán bộ, công chức ra đời nhằm giải quyết vấn đề màthực tế quản lý đang đặt ra Luật Cán bộ, công chức đã phân định rõ ai là cán bộ,

ai là công chức và quy định rõ phạm vi cán bộ, công chức

1.3.3 Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm: Cán bộ, công chức

Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,

chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy

Trang 23

lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

b) Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã

Khái niệm cán bộ cấp xã

Cán bộ cấp xã là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm

kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thưĐảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ( Theo khoản 3 - Điều 4Luật cán bô, công chức năm 2008)

 Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường,thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chứcHội Nông dân Việt Nam);

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Khái niệm công chức cấp xã

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước ( Theo khoản 3 - Điều 4 Luật cán bộ, côngchức năm 2008)

 Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

- Trưởng Công an;

- Chỉ huy trưởng Quân sự;

- Văn phòng - thống kê;

- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường,thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường

Trang 24

(đối với xã);

- Tài chính - kế toán;

- Tư pháp - hộ tịch;

- Văn hóa - xã hội

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý

c) Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Chất lượng đội ngũ CBCC là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạođức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụđược giao

d) Khái niệm: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCClà một quá trình nhằm trang bị chođội ngũ CBCC những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhấtnhiệm vụ được giao

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là công tác xuất phát từ đòi hỏikhách quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầuquản lý trong từng giai đoạn Nâng cao đào tạo, bồi dưỡng trang bị cập nhật kiếnthức cho CBCC, giúp họ theo kịp với tiến trình kinh tế, xã hội đảm bảo hiệu quảcủa hoạt động công vụ

1.3.4 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấp xã)

có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính Là cầu nối trựctiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản

lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xãhội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thựchiện trong cuộc sống

Đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng vàhoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã, trong hoạt động thi hành nhiệm vụ, công

vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thốngchính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và

Ngày đăng: 10/05/2016, 20:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Trần Kim Dung (2011), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: PGS. TS. Trần Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2011
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên) (2007) , Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nhân lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
4. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 20/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
5. Nghị định số 18 /2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 18 /2010/NĐ-CP
6. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05/12/2011 của Chính Phủ về công chức xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 112/2011/NĐ-CP
7. Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP
8. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV
9. Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc quy định số lượng, chức danh cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND
10.Quyết định số 86/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 86/2013/QĐ-UBND
11.Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2014 của UNBD tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND
12.Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 06/2012/TT-BNV
13.Một số văn bản, tài liệu do Phòng Nội Vụ, huyện Duy Tiên cung cấp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w