Phần thứ nhất: Tổng quan về hiện trạng KTXH tỉnh Ninh Bình. Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 20062010. Phần thứ ba: Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn quy hoạch. Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Phần thứ năm: Một số giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch.
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Trang 2UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
VIỆN TRƯỞNG
Ts Dương Đình Giám
Ninh Bình, tháng 7 năm 2014
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH
I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG PTKT 10
1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10
2 Dân số và lao động 11
3 Tiềm năng về đất 12
4 Tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản 13
5 Tài nguyên khoáng sản 13
6 Tài nguyên nước 14
7 Tài nguyên du lịch 14
II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH … 14
1 Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế 15
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 16
3 Thu ngân sách trên địa bàn 17
4 Kim ngạch xuất khẩu 18
5 Cơ sở hạ tầng 18
6 Vị trí kinh tế của Ninh Bình trong Vùng đồng bằng sông Hồng 21
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KT-XH 23
1 Các thành tựu kinh tế 23
2 Những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế 23
3 Một số thách thức 24
PHẦN THỨ HAI HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐẾN NĂM 2013 I THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT 25
1 Cơ sở sản xuất công nghiệp 25
2 Lao động ngành công nghiệp 26
3 Năng suất lao động 27
4 Giá trị sản xuất công nghiệp 27
5 Cơ cấu ngành công nghiệp 29
6 Giá trị gia tăng của công nghiệp (VA công nghiệp) 30
7 Tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp 31
8 Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp công nghiệp 32
9 Đánh giá trình độ công nghệ ngành công nghiệp 33
10 Một số sản phẩm của ngành công nghiệp 34
11 Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển CN giai đoạn đến 2010 36
II HIỆN TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU 38
1 Công nghiệp khai thác khoáng sản 38
2 Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống 40
3 Công nghiệp chế biến gỗ, giấy 43
4 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) 44
5 Công nghiệp hóa chất, phân bón 46
6 Công nghiệp Dệt may - Da giày 47
7 Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy và sản xuất kim loại 49
8 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước 52
III HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CN THEO VÙNG, LÃNH THỔ 53
1 Vùng Công nghiệp 1 53
Trang 42 Vùng Công nghiệp 2 54
3 Vùng Công nghiệp 3 54
IV HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 55
1 Khu công nghiệp 55
2 Cụm công nghiệp 61
V HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGHỀ NÔNG THÔN 63
VI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 65
1 Những thành tựu và thuận lợi 65
2 Một số thách thức 65
3 Nguyên nhân 66
PHẦN THỨ BA NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH 1 Định hướng phát triển KT-XH và công nghiệp cả nước giai đoạn 2011-2020 67
2 Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình 68
3 Tác động của Vùng kinh tế 68
4 Hành lang kinh tế trong Vùng đồng bằng sông Hồng 68
5 Nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp chế biến 69
6 Điều kiện hạ tầng kỹ thuật 71
7 Xu thế hội nhập 71
PHẦN THỨ TƯ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 A QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 74
1 Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 74
2 Quan điểm phát triển công nghiệp 74
3 Định hướng phát triển công nghiệp 74
4 Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.75 5 Dự báo nguồn vốn phát triển 78
6 Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành công nghiệp 78
7 Nhu cầu lao động công nghiệp 79
B ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG, LÃNH THỔ 84
C QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU 85
I CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN 86
II CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG 87
III CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ, GIẤY 92
IV CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG 93
V CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT, PHÂN BÓN, NHỰA 98
VI CÔNG NGHIỆP DỆT MAY-DA GIÀY 99
VII CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ, CHẾ TẠO MÁY VÀ SẢN XUẤT KIM LOẠI 102
VIII CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, NƯỚC 105
D QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 111
E QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KCCN 113
G QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN 123
H ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KT-XH CỦA PHÁT TRIỂN CN 127
K ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CN 127
PHẦN THỨ NĂM MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH I MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 131
1 Tạo dựng môi trường thu hút đầu tư 131
2 Giải pháp bảo vệ môi trường 131
Trang 53 Cải cách thủ tục hành chính 131
4 Giải pháp về vốn đầu tư 132
5 Giải pháp về thị trường hội nhập kinh tế quốc tế 133
6 Giải pháp về hoàn thiện và tổ chức, quản lý 133
7 Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực 135
8 Giải pháp về khoa học công nghệ 135
9 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu .135
10 Giải pháp khuyến khích hỗ trợ kinh tế ngoài Nhà nước 136
II MỘT SỐ CƠ CHẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC …136
1 Huy động vốn 136
2 Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực 136
3 Về thị trường 137
4 Về khoa học công nghệ 137
5 Về đầu tư 138
6 Về phát triển vùng nguyên liệu 138
7 Về bảo vệ môi trường 139
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC 148
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Anh
ASEAN Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.AFTA Khu vực tự do Đông Nam Á
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GOCN Giá trị sản xuất công nghiệp
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức.USD Đô la Mỹ
VA Giá trị tăng thêm
2 Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Việt
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DV Dịch vụ
KCCN Khu, cụm công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
KTXH Kinh tế xã hội
NGTK Niên giám thống kê
NNTƯ Nhà nước Trung ương
NNĐP Nhà nước địa phương
NLTS Nông, lâm, thủy sản
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TƯ Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
VLXD Vật liệu xây dựng
Trang 7Để có hướng đi theo đúng đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển, đánhgiá khả năng phát triển công nghiệp trên địa bàn trong tương lai và từng bước cụthể hóa chương trình phát triển công nghiệp, phát huy tối đa mọi nguồn lực của xãhội hướng tới một sự phát triển đồng bộ với tốc độ và hiệu quả cao, bền vững, thânthiện với môi trường trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm
2030, UBND tỉnh Ninh Bình đã giao cho Sở Công Thương phối hợp với ViệnNghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp-Bộ Công Thương nghiên cứu xây
dựng Dự án “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
2 Căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch
- Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước thời kỳ 2001 - 2010 và kếtquả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước thời kỳ2011-2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phêduyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chínhphủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
- Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Công Thương về việc ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập,thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp
Quyết định số 1833/QĐ-UB ngày 21/12/1998 của UBND tỉnh Ninh Bình vềviệc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh NinhBình đến năm 2010;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020;
- Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2011 - 2015;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Vùng đồng bằng sông Hồng đếnnăm 2020;
Trang 8- Quy hoạch phát triển công nghiệp theo Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Công Thương;
- Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ nay đến năm 2015;
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụngđất 05 năm (2011-2015) tỉnh Ninh Bình;
- Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm 2050;
- Báo cáo quy hoạch và kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế của tỉnh NinhBình như: ngành Nông nghiệp; Du lịch; VLXD; Giao thông; KHCN; Điện lực, quyhoạch nông thôn mới…
- Quyết định số 525/QĐ-UB ngày 4/8/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình vềviệc phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch Công nghiệp tỉnh Ninh Bình đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Nguồn dữ liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, SởCông thương, các Sở ngành và các huyện, thị trong tỉnh;
- Niên giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Dự án
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động về công nghiệp và các điều kiện cần
thiết để thực hiện các hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
4 Mục tiêu của Quy hoạch
Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn và xác định mục tiêu,định hướng phát triển công nghiệp sát với nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế
xã hội đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Quy hoạch pháttriển KT-XH tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2020
Xác định rõ tiềm năng, nguồn lực phát triển công nghiệp là cơ sở để phục vụcông tác chỉ đạo quản lý, xây dựng các Chương trình phát triển công nghiệp của Tỉnh;
Là công cụ để thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CN -TTCN
5 Nhiệm vụ Quy hoạch
- Đánh giá tình hình phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình trong thời giai đoạn2006-2010
- Khảo sát, thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng phát triển ngành công nghiệptrên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010
- Đề xuất các phương án phát triển, quan điểm và mục tiêu phát triển côngnghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Trang 9- Xây dựng một số giải pháp, chính sách và tổ chức thực hiện quy hoạch.
6 Kết cấu Quy hoạch
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung bản quy hoạch được chia thànhcác phần như sau:
Phần thứ nhất: Tổng quan về hiện trạng KT-XH tỉnh Ninh Bình.
Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2006-2010
Phần thứ ba: Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh Ninh
Bình trong giai đoạn quy hoạch
Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ
nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Phần thứ năm: Một số giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch.
Trang 10PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH
I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH
1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Ninh Bình nằm trong Vùng công nghiệp đồng bằng sông Hồng, có diện tích
tự nhiên 1.378,1 km2 và được chia thành 08 đơn vị hành chính, gồm: thành phốNinh Bình, thị xã Tam Điệp và 06 huyện là Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, YênKhánh, Kim Sơn và Yên Mô
Ranh giới hành chính của tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông Bắcgiáp tỉnh Nam Định; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Tây và TâyBắc giáp tỉnh Hòa Bình; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông
Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giaothông huyết mạch Bắc-Nam (Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt), có hệ thốngsông ngòi phong phú Ngoài ra, tỉnh còn nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô HàNội và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Do vậy, vị trí địa lý của tỉnh Ninh Bình
có nhiều thuận lợi cho phát triển KT-XH và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp
1.2 Địa hình
Địa hình Ninh Bình khá đa dạng, thấp dần từ vùng núi đồi phía Tây sangvùng đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi và xuống đồng bằng phì nhiêu, bãi bồi venbiển phía Đông
Nhìn chung, địa hình của tỉnh được chia thành 03 tiểu vùng cơ bản:
- Vùng đồi núi: Gồm các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, núi đất và đồi đan xen
các thung lũng lòng chảo hẹp, trong tiểu vùng có dạng địa hình bình nguyên Vùngnày chủ yếu thuộc huyện Nho Quan, phía Bắc và Đông Bắc huyện Gia Viễn và phầnlớn thị xã Tam Điệp với diện tích chiếm gần 30% diện tích của tỉnh
- Vùng đồng bằng trũng trung tâm: Đặc thù là vùng đất lúa trũng, nhiều hồ, ao
xen kẽ núi đá vôi với các hang động đẹp Vùng bao gồm phần còn lại của huyệnNho Quan, huyện Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư, thành phố NinhBình và một phần của huyện Yên Mô Vùng có diện tích xấp xỉ 40% tổng diện tích
tự nhiên toàn tỉnh
- Vùng đồng bằng và bãi bồi ven biển: Vùng có diện tích chiếm trên 30% diện
tích toàn tỉnh, bao gồm: toàn bộ huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh và một phầnhuyện Yên Mô Vùng có đất đai phì nhiêu và có bờ biển dài ~18km, thuận lợi chophát triển nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
Trang 11Tuy nhiên, do địa hình bị sông, núi chia cắt mạnh, vùng núi có độ dốc lớn,đồng bằng nằm ven biển nên hàng năm tỉnh chịu nhiều thiên tai như bão, lụt gâynhững trở ngại nhất định cho phát triển kinh tế - xã hội.
1.3 Khí hậu, thời tiết
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa đông khô lạnh cógió mùa Đông Bắc; mùa xuân ấm, ẩm có mưa xuân; mùa hạ nóng có mưa rào và giómùa Đông Nam, thường xuyên có bão (4-5 cơn bão/năm) và mùa thu mát dịu, thờitiết thuận lợi Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2oC, lượng mưa trung bình từ1.400-1.900mm
Khí hậu của tỉnh có 8 tháng nhiệt độ trung bình đạt trên 200C nên khá phù hợpcho phát triển và đa dạng các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi giasúc Tuy nhiên, chế độ thủy văn lại đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp: mùa mưabắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn với tổng lượng mưa lớn, gây lụt lội nhiềuhơn; mùa khô ngắn hơn với tổng lượng mưa giảm đáng kể nên ảnh hưởng đến sinhtrưởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống dân cư
Nhìn chung, các đặc điểm về khí hậu, thủy văn của tỉnh khá thuận lợi cho việcphát triển một số loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày phục vụ cho một sốngành công nghiệp chế biến Tuy nhiên, cần có những kế hoạch phát triển các loại câycông nghiệp ngắn ngày phù hợp đối với từng mùa và từng vùng trên địa bàn tỉnh đểđảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển
2 Dân số và lao động
2.1 Hiện trạng dân số và lao động
Dân số của tỉnh năm 2013 có khoảng 926.995 người, tăng 1,2% so với năm
2012 Trong đó, dân số thành thị chiếm ~12,4% Trung bình từ năm 2010, mỗi nămdân số của tỉnh tăng thêm ~7.100 người
Mật độ dân số của tỉnh là 673 người/km2, thuộc loại thấp so với mật độ trungbình của Vùng đồng bằng sông Hồng là 932 người/km2 Dân cư phân bố khá đềugiữa các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông ở thành phố Ninh Bình(Tp.Ninh Bình: 2.467 người/km2; Huyện Yên Khánh 987 người/km2 thấp nhất làhuyện Nho Quan ~331 người/km2)
Bảng 1: Cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)
Toàn tỉnh, hiện có khoảng 587,5 nghìn người đang làm việc trong các khu vực
Trang 12kinh tế (chiếm 63,4% dân số) Lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có xuhướng giảm từ 69,2% năm 2005 xuống 48,5% năm 2010 và 46,4% năm 2013 Lao độngngành công nghiệp + xây dựng chiếm khoảng 32,3% năm 2013 và có xu hướng tăng nhẹ
so với năm 2010 Riêng Lao động ngành công nghiệp hiện chiếm khoảng 20,7% tổng sốlao động đang làm việc trong các ngành kinh tế toàn tỉnh
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013)
Tổng số học sinh qua đào tạo các năm gần đây tăng khá nhanh, đặc biệt trongnăm học 2011/2012 Trong tổng số học sinh đã qua đào tạo, học sinh được đào tạotrình độ đại học và cao đẳng đang dần được tăng cao Đây là lực lượng lao độngtrực tiếp, quan trọng mà các cơ sở sản xuất có nhu cầu rất lớn Vì vậy, tỉnh cần cóchương trình, kế hoạch mở rộng và thu hút học sinh thuộc loại hình đào tạo này.Ngoài ra, cũng cần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường, các cơ sở đào tạo đểđảm bảo có một đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng một phần cho nhu cầu vềlao động cho các ngành kinh tế của tỉnh
3 Tiềm năng về đất
Theo Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2013, diện tích đất tự nhiêncủa tỉnh là 137.758,18 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất, trên95.600 ha chiếm 69,4% tổng diện tích Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có61.307,22 ha chiếm 44,5%; đất lâm nghiệp có rừng có 28.347,49 ha chiếm 20,6%
Trang 13Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh còn khoảng 7.834 ha chiếm 5,7% tổngdiện tích đất tự nhiên Đây cũng là một khó khăn, thách thức trong quá trình pháttriển các ngành kinh tế-xã hội trong tương lai.
4 Tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản
Toàn tỉnh có đủ 03 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặcdụng) Trong đó, đáng chú ý là Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan) vàKhu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, rừng ngập mặt ven biển (huyệnKim Sơn) là 02 khu vực có đặc trưng điển hình về rừng nhiệt đới nguyên sinh vàcảnh quan thiên nhiên
Nguồn lợi thủy sản của tỉnh cũng khá phong phú và đa dạng với ba vùngnước mặn, nước lợ và nước ngọt Khả năng khai thác thủy sản trên 50.000 tấn/năm,trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá thu, cá mực, cá chép,
cá trắm đen, cá quả Ngoài ra, có thể khai thác tôm, cua, ghẹ và ốc, sò… với sảnlượng hàng nghìn tấn
Hiện tại, tổng diện tích mặt sông, hồ và đầm ven biển có thể phát triển nuôitrồng thủy sản của tỉnh có khoảng 10.000 ha với tiềm năng khá lớn
5 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Ninh Bình nói chung không phong phú vàkhông có nhiều chủng loại Tuy nhiên, có một số loại khoáng sản có trữ lượng vàchất lượng tốt phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất VLXD
Các khoáng sản chủ yếu gồm:
- Đá vôi: Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của tỉnh với những
dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ tỉnh Hòa Bình qua huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư, Tam Điệp, Yên Mô ra tới tận biển Đông với chiều dài hơn 40 km Trữ lượng đávôi của tỉnh có tới hàng chục tỷ m3 chiếm diện tích trên 1,2 vạn ha, rất thuận lợi đểphát triển ngành sản xuất VLXD
- Đá đôlômit: Có trữ lượng khoảng 2,3 tỷ tấn, chất lượng tốt, hàm lượng
MgO từ 17%-19% đáp ứng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng vàlàm một số hóa chất khác Đôlômit trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung ở Phú Long(huyện Nho Quan), Yên Đồng (huyện Yên Mô), Đông Sơn (thị xã Tam Điệp)
- Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp và vùng tương đối bằng phẳng thuộc
thị xã Tam Điệp, các huyện Nho Quan, Gia Viễn và Yên Mô cùng các bãi bồi ven sông
để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành sản xuất xi măng và ngành đúc
- Nước khoáng: Có 02 nguồn đáng chú ý ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn) và
Cúc Phương (huyện Nho Quan) có trữ lượng lớn, hàm lượng MgCO3 và các khoángchất cao có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch nghỉdưỡng
- Than bùn: Có trữ lượng nhỏ, khoảng 2,6 triệu tấn được phân bố ở Gia Sơn,
Sơn Hà (huyện Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp) dùng để sản xuất phân
vi sinh phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp
Trang 14Ngoài ra, tỉnh nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắcnhư: bể than Quảng Ninh; thủy điện Hòa Bình; Nhiệt điện Phả Lại thuận lợi choNinh Bình đáp ứng các nhu cầu về than, năng lượng điện phục vụ cho phát triển sảnxuất cũng như nhu cầu dân cư.
6 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trong tỉnh khá dồi dào gồm nước mặt và nước ngầm trong đónước mặt là chủ yếu vì có lượng mưa cao, có biển và hệ thống sông ngòi khá dàycùng với nhiều hồ có trữ lượng nước lớn và vùng đất chiêm trũng Diện tích đấtsông ngòi và mặt nước chuyên dùng chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên của tỉnh,mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6-0,9 km/km2 cùng lưu lượng dòng chảytương đối phong phú (~30 lít/s/km2) Các tuyến sông chính như: Sông Đáy, SôngHoàng Long, Sông Vạc, Kênh Yên Mô, Sông Ân, Sông Bôi, Sông Cà Mau, SôngChanh, Sông Rịa, đã tạo nên hệ thống giao thông đường thủy phục vụ đắc lực chocác dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã và các khucông nghiệp, cụm công nghiệp trong việc vận tải nguyên vật liệu, sản phẩm từ nơisản xuất đến nơi tiêu thụ
Trữ lượng nguồn nước ngầm của tỉnh Ninh Bình tương đối lớn, khai tháctương đối thuận lợi Chất lượng nước ngầm của tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinhcần thiết để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất
Nguồn nước khoáng gồm: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn, trữlượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53–54 độC, có thể khai thác đưa vào tắm,ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt Nguồn nước khoáng Cúc Phươngdùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh, có thành phầnmagiêbicarbonat cao
7 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch rất đặc sắc và đa dạng với nhiều danh lam, thắng cảnh nổitiếng trong nước và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Ninh Bình là một trong số ítđịa phương trên cả nước hội tụ nhiều lợi thế để phát triển du lịch
- Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư: Đây là quần thể hang
động và các di tích lịch sử - văn hóa – tâm linh rất phong phú, độc đáo, với khu du lịchsinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, khu cố đô Hoa Lư, khu hang động Tam Cốc - BíchĐộng, tuyến Linh Cốc - Hải Nham, và Thạch Bích - Thung Nắng Hiện Tràng An đangđược lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên – văn hóa –lịch sử thế giới
- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Là khu du lịch sinh thái
có cảnh quan đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á.Diện tích khu vực khoảng 3.710 ha với nhiều loài sinh vật quý hiếm (547 loài thựcvật và 39 loài động vật) Đặc hữu của vùng đất ngập nước, có ý nghĩa lớn trongnghiên cứu khoa học
- Vườn Quốc gia Cúc Phương: Khu vực Vườn thuộc tỉnh Ninh Bình có diện tích
~11.000 ha, đây là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ
Trang 15sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặchữu (1.944 loài động thực vật) Với việc phát hiện và khai thác nguồn nước khoáng tạikhu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch.
- Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Từ những năm
60 của thế kỷ trước, nước suối Kênh Gà đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ khả năngchữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng ĐộngVân Trình cũng là một địa danh đẹp để cùng với các hang động khác tạo nên sựđộc đáo thu hút khách du lịch
- Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: Đặc điểm nổi bật và độc đáo của quần thể
được thể hiện trong kiến trúc và xây dựng ở sự kết hợp giữa kiến trúc Gotic của Châu
Âu và kiến trúc đình chùa Á Đông với chất liệu chủ yếu bằng đá xanh, đã tạo nên vẻđẹp độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan
- Làng nghề truyền thống: Trên địa bàn tỉnh hiện có hàng chục làng nghề
truyền thống như: làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng nghề mây tređan, làng nghề cói… góp phần phát triển kinh tế-xã hội và thu hút khách du lịchđến thăm quan, mua bán
II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH
1 Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế
Kinh tế Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 có mức tăng trưởng khá, bình quângiai đoạn 2006-2010 đạt 15,6%/năm, cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ XIX đã đề ra là 14,5%/năm và cao hơn kết quả đạt được giai đoạn2001-2005 (đạt 11,9%/năm)
Đánh giá về tốc độ tăng trưởng bình quân VA (GDP) giai đoạn 05 năm
2006-2010 của các ngành kinh tế cho thấy ngành Xây dựng có tốc độ tăng trưởng caonhất đạt 26,6%/năm; tiếp theo là ngành Thương mại-DV đạt 19,5%/năm; ngànhCông nghiệp đạt 18,4%/năm và ngành Nông nghiệp đạt -1,6%/năm
Bảng 5: Tăng trưởng VA (GDP) giai đoạn 2006-2010 và 2013
Đơn vị: Tỷ đồng (giá so sánh 1994)
T
Tăng 01-05
Tăng 06-10
Tăng 11-13
Tổng VA (GDP) 3.397 7.006 9.826 11,9%/n 15,6%/n 11,9%/n
1 Công nghiệp 1.092 2.540 4.252 25,4%/n 18,4%/n 18,7%/n
2 Nông nghiệp 986 909 945 2,2%/n -1,6%/n 1,3%/n
Trang 163 Dịch vụ 920 2.244 3.195 12,0%/n 19,5%/n 12,5%/n
4 Xây dựng 403 1.312 1.433 17,3%/n 26,6%/n 3,0%/n
(Nguồn: NGTK tỉnh Ninh Bình năm 2013)
Trong giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Công nghiệpđạt 18,7%/năm, cao hơn mức bình quân 18,4%/năm của giai đoạn 2006-2010, tiếptheo là ngành Thương mại-DV đạt 12,5%/năm, thấp hơn so với giai đoạn trước;ngành Nông nghiệp đã có mức tăng trưởng dương đạt 1,3%/năm và ngành Xâydựng đã tăng trưởng chậm lại và chỉ đạt 3,0%/năm
Giá trị VA (GDP)/người của tỉnh hiện đạt 30,9 triệu đồng người, xấp xỉ mứcbình quân chung của cả nước và gấp 1,47 lần so với năm 2010 (theo giá hiện hành).Tính theo giá so sánh 1994 thì VA(GDP)/người của tỉnh hiện gấp 1,4 lần so mứcbình quân cả nước (năm 2010 mới đạt 1,2 lần)
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế
Căn cứ vào giá trị tổng sản phẩm VA (GDP) của các ngành kinh tế cho thấy,
cơ cấu kinh tế hiện tại của Ninh Bình là cơ cấu CN-XD, Thương mại-Dịch vụ vàNông, lâm, thủy sản
Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịchtheo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực 1 và tăng dần tỷ trọng khu vực 2, từ 38,2%năm 2005 tăng lên 47,6% năm 2010 (so với năm 2000 là 26,1%) Theo số liệu thống
kê cho thấy, trong giai đoạn 2006-2010, sự tăng tỷ trọng khu vực 2 chủ yếu là dongành Xây dựng với tỷ trọng từ 10,6% năm 2005 tăng lên 21,4% năm 2010; ngànhCông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ tỷ trọng và duy trì ở mức từ 27%-29% trongcùng giai đoạn 2006-2010
Trong 3 năm 2011-2013, ngành công nghiệp của tỉnh mặc dù có mức tăngcao (bình quân 18,7%/năm), nhưng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấuvẫn đang có xu hướng giảm và hiện chiếm khoảng 25,8% trong cơ cấu kinh tế toàntỉnh Ngành xây dựng có mức tăng trưởng thấp và duy trì chiếm khoảng 17%-18%trong cơ cấu kinh tế
Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp có sự giảm đáng kể tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế,
từ 29,1% năm 2005 giảm xuống còn 17,5% vào năm 2010 và đến năm 2013 chỉ còn14,0% Ngành Thương mại-DV tăng nhẹ và duy trì từ 34%-35% trong giai đoạn 2006-
2010 và trong giai đoạn 2011-2013 đã tăng nhanh và hiện chiếm tỷ trọng 42,6%
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế
Trang 17+ Xây dựng 10,6 17,7 21,4 17,0 17,3 17,6
2 Ngành NLTS 29,1 17,7 17,5 15,0 15,2 14,0
3 Ngành TM-DV 32,5 35,0 34,8 36,0 38,6 42,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013)
2.2 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010 và đến năm 2013, khu vực kinh tế ngoàiNhà nước có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhất, từ 69,8% năm 2005 tăng lên75,9% năm 2010 và hiện đạt khoảng 71,5% Khu vực kinh tế Nhà nước trung ương có
xu hướng chuyển dịch giảm dần tỷ trọng trong khi đó khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài (FDI) có sự cải thiện bước đầu từ mức 0,5% năm 2010 lên 4,0% năm 2013
Bảng 7: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
TT Thành phần kinh tế 2005 2010 2013 2010/
2005
2010/ 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)
3 Thu, chi ngân sách trên địa bàn
Tổng thu trên địa bàn tỉnh năm 2013 đạt trên 5.400 tỷ đồng, sụt giảm mạnh sovới năm 2010 Tổng thu trong 05 năm 2006-2010 đạt khoảng 23.632 tỷ đồng, gấp4,7 lần tổng thu 5 năm 2001-2005 Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010
là 35,2%/năm (so với mức tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 đạt 73,0%/năm) Tronggiai đoạn 2006-2010, nguồn ngân sách bổ sung hàng năm từ trung ương tuy vẫn còncao, nhưng có xu hướng giảm dần trong cơ cấu tổng thu ngân sách của tỉnh, hiện(năm 2013) nguồn ngân sách này chiếm khoảng 46,1% tổng thu ngân sách toàn tỉnh(so với năm 2010 và 2005 là 55,7% và 59,3%)
Bảng 8: Thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Đơn vị: Tỷ đồng
06-10 11-13 Tổng thu 1.600,8 7.225,3 5.402 35,2%/n -9,2%
Thu trên địa bàn 650,6 3.066,5 2.825 36,4%/n -2,7%
+ Thu nội địa 563 2.416,1 2.458 33,8%/n 0,57%
Thu trợ cấp từ TW 950,2 3.861,2 2.492 32,4%/n -13,6%
Trang 18(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013)
Tốc độ tăng bình quân chi ngân sách giai đoạn 2006-2010 là 27,9%/năm (sovới giai đoạn 2001-2005 là 31,5%/năm) Tổng chi ngân sách năm 2013 đạt 5.007,1
tỷ đồng, giảm 55,6% so với năm 2012 Trong đó, chi thường xuyên là 3.620,6 tỷđồng chiếm 72,3%; chi đầu tư phát triển là 712,04 tỷ đồng chiếm 14,2%; chi khác là674,4 tỷ đồng, chiếm 13,5%
4 Kim ngạch xuất khẩu
Trong giai đoạn 05 năm, mức tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân39,5%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 24,8%/năm) Những năm gần đây, giá trị xuấtkhẩu của tỉnh tiếp tục tăng khá nhanh, đạt khoảng 584,8 triệu USD vào năm 2013,gấp gần 6 lần so với năm 2010
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 là hàngmay mặc (34,6 triệu cái); hàng thêu (290.000 bộ); Thịt đông lạnh (1.003 tấn); ximăng (44,9 triệu tấn)
Bảng 9: Kim ngạch và cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 và 2013
Đơn vị: 1.000 USD
Giá trị xuất khẩu
- Xuất khẩu địa phương
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)
Chia theo nhóm hàng xuất khẩu, trong giai đoạn 2006-2010, giá trị xuất khẩutập trung chủ yếu từ nhóm ngành công nghiệp nhẹ và TTCN và luôn duy trì ở mứctrên 80% giai đoạn 2006-2010 và tăng khá mạnh trong 03 năm 2011-2013 trongtổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh
5 Cơ sở hạ tầng
5.1 Giao thông
- Đường bộ: Các tuyến đường trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây
luôn được đầu tư nâng cấp và mở rộng Đến nay, tổng chiều dài hệ thống đường bộcủa tỉnh đạt 1.972 km Trong đó, có 05 tuyến quốc lộ là: Quốc lộ 1, Quốc lộ 10,12B, 38B và Quốc lộ 45 với tổng chiều dài 132,6 km (chiếm 7%); 15 tuyến tỉnh lộvới tổng chiều dài 197,7 km (chiếm 10%) Ngoài ra, còn có khoảng 140,5 km tuyếnđường huyện; 171,1 km tuyến đường đô thị; 118,6 km đường chuyên dùng… Cáctuyến đường này hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội củatỉnh Ngoài ra, với việc đường cao tốc Ninh Bình-cầu Giẽ được hoàn thành toàntuyến vào năm 2012 và đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa, đoạn đi qua NinhBình dài ~23,8km; đường cao tốc Ninh Bình –Hải Phòng –Quảng Ninh, đoạn đi
Trang 19qua Ninh Bình dài ~20,0km, tuyến đường bộ ven biển Thanh Hóa –Ninh Bình –HảiPhòng qua huyện Kim Sơn đã và đang được xúc tiến xây dựng sẽ tạo điều kiện chotỉnh Ninh Bình đẩy mạnh việc thông thương hàng hóa và thúc đẩy các ngành kinh
tế phát triển
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua tỉnh dài 21,6 km với 04 ga,
khá thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và phục vụ sản xuất, nhất là các sảnphẩm vật liệu xây dựng
- Đường thủy: Trên địa bàn Ninh Bình có 16 tuyến sông, kênh có thể khai
thác vận tải thủy với tổng chiều dài ~300 km Trong đó: Trung ương quản lý 04sông dài gần 156 km, địa phương quản lý 12 sông, kênh dài trên 143 km Các tuyếnđường thuỷ nội địa chính của tỉnh gồm: Quảng Ninh- Ninh Bình vận chuyển thancám; Quảng Ninh- Bút Sơn vận chuyển than cám; Ninh Bình - Hải Phòng, NinhBình - Hoàng Thạch vận chuyển Clanhke; Hải Phòng - Ninh Bình vận chuyển phôithép; Ninh Bình – Thanh Hóa vận chuyển xi măng, VLXD Có 02 cảng sông chính
là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc Ngoài ra, còn có một số cảng, bến thủy cókhả năng thông qua từ 100.000-350.000 tấn/năm Một số cảng đáng chú ý có:
+ Cảng Ninh Bình: nằm ở hữu ngạn sông Đáy (phường Thanh Bình-Tp.NinhBình) Cảng cách QL 1A khoảng 2 km và QL10 khoảng 1,5 km Tổng diện tích mặtbằng cảng rộng 0,88 ha, diện tích cầu, bến cảng rộng 576 m2, chiều dài cầu cảng200m, độ sâu cầu tàu -5m và năng lực thông qua 1,2 triệu tấn/năm Hàng hóa thôngqua cảng khá đa dạng chủ yếu là than, clanke, đá, cát sỏi Công suất thực tế củacảng đạt khoảng 400.000 tấn/năm
+ Cảng Ninh Phúc: là bộ phận của cảng Ninh Bình, cách cảng Ninh Bìnhkhoảng 03 km về phía hạ lưu Cảng thuộc xã Ninh Phúc, cách QL 10 khoảng 0,5
km Cảng được hình thành từ năm 1965 phục vụ bốc xếp các loại hàng hóa: than
đá, xi măng, clinke, phân bón, đá xây dựng, thép xây dựng, xăng dầu Thông sốcủa cảng: tổng diện tích mặt bằng 0,47 ha; độ sâu cầu tàu, bến cảng -6m và côngsuất quy hoạch đạt 2,5 triệu tấn/năm Cảng đảm bảo tàu cỡ 1.000 – 3.000DWT cậpbến Hàng hóa thông qua cảng khá đa dạng chủ yếu là than, clanke, đá, cát sỏi vàchuyên phục vụ vận chuyển xi măng cho các nhà máy xi măng Duyên Hà, TheVissai Hiện nay công suất thực tế của cảng đạt từ 1,3 - 1,5 triệu tấn/năm
+ Cảng K3-nhà máy điện: nằm giữa cảng Ninh Bình và Ninh Phúc, thuộc nhàmáy điện Ninh Bình Cảng có diện tích 846 m2, độ sâu cầu tàu bến cảng -5m, nănglực thông qua hiện tại của cảng đạt khoảng 130.000- 400.000 tấn/năm, chuyên phục
vụ vận chuyển than cho nhà máy điện Ninh Bình
+ Cảng Gián Khẩu: được hình thành từ năm 1970, nằm cạnh QL 1A dướichân cầu Gián Khẩu tại vị trí hợp lưu của sông Hoàng Long và sông Đáy HiệnKCN Gián Khẩu đã và đang hoạt động, do đó vai trò của cảng Gián Khẩu ngày càngtrở nên quan trọng
+ Cảng Cầu Yên: nằm ở vị trí ngã ba sông Vân và sông Vạc, cảng nằm dướichân cầu Yên, kết nối trực tiếp với QL 1A Vị trí của cảng thuận lợi cho vận chuyển
và phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho nhà máy phân lân Ninh Bình; nhà máy xi măng Hệ
Trang 20Dưỡng và Duyên Hà; sản phẩm TTCN và công nghiệp trong CCN Mai Sơn và CCNNinh Vân Ngoài ra cảng có thể kết nối thông thương với bất cứ tỉnh nào trong vùngduyên hải Bắc Bộ và cả nước.
+ Cảng Hệ Dưỡng: nằm trên sông Hệ Dưỡng, phục vụ bốc xếp hàng hóaVLXD cho cụm nhàm áy XM địa phương, xi măng Bộ Công an và làng nghề của xãNinh Vân Cảng kết nối với QL 1A thông qua đường tỉnh 478B
+ Cảng iCD Phúc Lộc (ninh Phúc): Được thành lập theo quyết định số 2386/QĐ-BtC ngày 28/10/2008 của Bộ Tài Chính công nhận địa điểm làm thủ tục hảiquan tại cảng nội địa ninh Phúc – Ninh Bình Đây là địa điểm thuận lợi về giaothông, đồng thời cũng là nơi có lượng hàng hoá XNK bằng container tập trung lớn.hiện nay cảng đang được đầu tư hoàn thiện 6 cầu bến 1.000 – 3.000 DWT
+ Cảng Nhà máy Đạm: nằm trên sông Đáy, cách QL 10 khoảng 03km, thuộcKCN Khánh Phú, phục vụ bốc xếp hàng hóa của Cty TNHH Tiến Hưng; công tyTNHH Đạm Ninh Bình Hiện tại cảng Đạm Ninh Bình có 3 cầu cảng với 2 băngchuyền
+ Cảng nhà máy xi măng The Vissai - Ninh Bình: Cảng có vị trí nằm trên bờ
tả sông Hoàng Long, thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, cách Ngã ba Gián Khẩu2,4 km về phía thượng lưu Chức năng chủ yếu của cảng: Phục vụ nhà máy xi măngThe Vissai …Về kết nối giao thông đường bộ: Cảng được nối với QL1A thông quađường tỉnh ĐT.477 Từ đây có thể nối thông thương với bất cứ tỉnh nào trong vùngduyên hải Bắc Bộ và cả nước
+ Cảng công ty CP chế tạo cẩu và các thiết bị phi tiêu chuẩn: nằm ở trên bờsông Đáy cạnh cảng Ninh Phúc, chuyên phục vụ bốc xếp hàng hoá của công ty,hiện nay đang được đầu tư xây dựng
Ngoài ra, còn có một số dự án cảng như: cảng xăng dầu, dầu khí Ninh Bình;cảng Long Sơn, cảng Xuân Thái; cảng Phúc Lộc, mở rộng dọc theo sông Đáy, tiếpgiáp với KCN Khánh Phú đang trong giai đoạn thu hút đầu tư và phát triển
Nhìn chung mạng lưới giao thông đường thủy nội địa của tỉnh Ninh Bình khádồi dào và có những tuyến sông, kênh huyết mạch do Trung ương quản lý cùng vớicác tuyến sông kênh dọc theo các trục Bắc – Nam và Đông – Tây do địa phươngquản lý đã tạo ra mạng lưới giao thông thủy nội địa khá tiện lợi và là địa bàn thôngqua của khu vực Tây Bắc và vùng ĐBSH, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụgiao thương vận tải hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội
- Nguồn cấp từ trạm 220 kV Ninh Bình đặt tại thành phố Ninh Bình (nhận
Trang 21điện từ đường dây 220kV từ trạm 500 kV Nho Quan) với 2 máy (250+125)MWđang vận hành 59% và 61% công suất
Trên địa bàn tỉnh còn có 11 trạm 110kV; 25 trạm trung gian và chuyên dùng;270,8 km đường dây 35kV; 39,5 km đường dây 22 kV và 902,6 km đường dây10kV Hệ thống lưới điện của tỉnh trong thời gian qua phát triển khá nhanh và từngbước được cải tạo nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp điện cho sinh hoạt và sảnxuất của tỉnh Tuy nhiên, lưới điện phân phối còn chậm chuyển sang 22 kV nên tổnthất lưới trung áp chưa được cải thiện nhiều
Theo thống kê, lượng tiêu thụ điện cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọngchủ yếu trên địa bàn (năm 2010 chiếm 72,1%) và việc cung cấp điện đã đảm bảo chocác hoạt động của ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, trong thờigian tới, với việc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng và thu hútnhiều dự án công nghiệp lớn, thì việc tiêu thụ điện năng cho ngành công nghiệp và xâydựng sẽ tăng mạnh Do đó, cần có kế hoạch phát triển điện lực phù hợp, đáp ứng nhucầu phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới
5.3 Hệ thống cấp nước sạch
Đến nay, thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và thị trấn của các huyện đều
đã xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch Tổng công suất các nhà máy hiện đạtkhoảng 56.500m3/ngày, đêm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sảnxuất trên địa bàn
Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sản xuất công nghiệp ngày càng tăng cao docông nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển Một số ngành công nghiệp có nhucầu sử dụng nước lớn trong thời gian tới có thể phát triển thành ngành công nghiệpmạnh của tỉnh như ngành chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất đồ uống, ngànhsản xuất thép (cán thép)… vì vậy, tỉnh cần cân đối nhu cầu sử dụng nước sạch chocông nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt
để có kế hoạch phát triển các nhà máy nước trên địa bàn
5.4 Hệ thống thông tin truyền thông
Hệ thống thông tin, truyền thông của tỉnh tương đối phát triển Đến nay, hệthống thông tin truyền thông của tỉnh đã phát triển rộng khắp đến các địa bàn nôngthôn, vùng sâu, vùng xa
Mạng lưới bưu điện của tỉnh hiện có 40 bưu cục phục vụ trong đó có 02 bưucục trung tâm, 07 bưu cục huyện và 31 bưu cục khu vực
Hệ thống điện thoại cố định hiện có 161.799 số thuê bao, với tỷ lệ 18máy/100 dân Mạng điện thoại di động đã phủ sóng 100% huyện, thị với tổng sốthuê bao điện thoại di động đạt 6,2 máy/100 dân
Mạng Internet tốc độ cao ADSL đã có tại các trung tâm huyện, các khu côngnghiệp và các xã, phường… và nhiều dịch vụ viễn thông hiện đại khác Tổng sốthuê bao Internet trên địa bàn đạt gần 22.000 thuê bao
6 Vị trí kinh tế của Ninh Bình trong Vùng đồng bằng sông Hồng
Ninh Bình có diện tích 1.390 km2 với dân số năm 2010 là 901,7 ngàn người
Trang 22chiếm 6,5% về diện tích và 4,5% về số dân của Vùng đồng bằng sông Hồng (Vùng baogồm 11 tỉnh) là vùng công nghiệp 2 theo phân vùng công nghiệp của Quy hoạch pháttriển tổng thể các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng, lãnh thổ (Quyết định số73/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4/4/2006).
Nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 có tốc độ tăng trưởng 15,6%/năm cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Vùng là 10,5%/năm và cao hơn bìnhquân cả nước (7,0%/năm)
Giá trị đóng góp VA (GDP) của tỉnh trong Vùng năm 2010 đạt 7.006 tỷ đồng(giá so sánh 1994) chiếm tỷ trọng ~3,9% trong cơ cấu kinh tế Vùng đồng bằng sôngHồng Theo giá hiện hành thì VA (GDP) của tỉnh đạt trên 18.857 tỷ đồng chiếm tỷtrọng ~4,1% trong cơ cấu Vùng
Bình quân VA/đầu người của Ninh Bình năm 2010 đạt khoảng 20,9 triệuđồng (giá hiện hành) tương đương với 1.072 USD/người, bằng 91,7% mức bìnhquân của Vùng
Bảng 10: Một số chỉ tiêu so sánh với Vùng đồng bằng sông Hồng
Chỉ tiêu Đơn vị Ninh Bình ĐBSH Vùng Tỷ lệ %
Dân số năm 2010 1.000 ng 901,7 19.770 4,5%Tổng đầu tư xã hội năm 2010 Tỷ đ 23.843 201.340 11,8%Tổng thu ngân sách năm 2010 Tỷ đ 6.927 141.706 4,9%Tăng trưởng KTế 2006-2010 %/năm 15,6 10,5
VA (GDP) giá SS năm 2010 Tỷ đồng 7.006 176.978 3,9%
VA (GDP) giá HH năm 2010 Tỷ đồng 18.857 451.285 4,1%
Cơ cấu CN+XD/toàn nền KT % 47,6% 35%
Tăng trưởng VA CN+XD 06-10 %/năm 20,9%/n 12,3%/n
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các tài liệu)
So sánh theo giá trị gia tăng (VA), ngành Công nghiệp+Xây dựng giai đoạn2006-2010 đạt tốc độ tăng trưởng 20,92%/năm cao hơn mức tăng trưởng của Vùng
là 12,3%/năm Năm 2010, VA ngành Công nghiệp+Xây dựng của tỉnh đạt gần3.852 tỷ đồng (giá so sánh 1994) chiếm ~2,4% tổng VA Công nghiệp+Xây dựngtrong Vùng đồng bằng sông Hồng
Theo số liệu báo cáo giá trị sản xuất công nghiệp từ 63 tỉnh, thành phố năm
Trang 232010, hiện giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình (theo giá so sánh 1994)
có tỷ trọng chiếm 2,9% trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp Vùng đồngbằng sông Hồng (cao hơn so với năm 2005 là 1,9%)
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ ĐẾN NĂM 2013
1 Các thành tựu kinh tế
Nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao (đạt 15,6%/năm), các ngànhkinh tế như công nghiệp, dịch vụ đều có mức tăng trưởng tốt Chất lượng tăngtrưởng ổn định (tỷ lệ VA/GO nền kinh tế ở mức 36% năm 2010)
Kinh tế phát triển với sự đóng góp của nhiều thành phần Các thành phầnkinh tế đều được tạo cơ hội và điều kiện phát triển Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao độngchuyển dịch đúng định hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, đạt mức tăng trưởng 47,6%/nămtrong giai đoạn 2006-2010 Tổng vốn đầu tư 05 năm đạt trên 52.000 tỷ đồng, gấp 5lần so với giai đoạn 2001-2005
Đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho mục tiêu pháttriển kinh tế, bao gồm hệ thống đô thị, các khu, cụm công nghiệp và hệ thống côngtrình hạ tầng khác như: đường giao thông, hệ thống điện, nước… đáp ứng yêu cầuphát triển
Nhiều địa phương trong tỉnh có khả năng phát triển cây công nghiệp và cây
ăn quả như mía, lạc, cói đậu tương, dứa tạo điều kiện xây dựng nguồn nguyên liệucho ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm
Cơ chế chính sách đầu tư đã có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng vàcởi mở, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các Bộ, Ngành trung ươngtrong việc thu hút và thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn
Vị trí và vai trò của tỉnh Ninh Bình trong Vùng đồng bằng sông Hồng cũngnhư cả nước đã và đang được chú ý, đánh giá cao
2 Những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế
Nằm gần thủ đô Hà Nội và giáp Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là thịtrường hàng hóa lớn và là vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nền kinh tế củaNinh Bình sẽ có được những ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế lan tỏa của Vùng
Trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, 10, 12B vàQuốc lộ 45 tạo cơ hội cho thu hút đầu tư, giao lưu, thông thương, để phát triển kinh tếvới các địa phương xung quanh (cách Tp Phủ Lý 35 km; cách Tp Nam Định 30 km;
Tp Thái Bình 48 km; Tp Thanh Hóa 47 km)
Hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp đã vàđang từng bước được hoàn thiện với hệ thống các đường quốc lộ, tỉnh lộ, cao tốccầu Giẽ-Ninh Bình,…
Trang 24Những ngành công nghiệp truyền thống và sản phẩm công nghiệp có thếmạnh của tỉnh được tiếp tục giữ vững và phát triển như xi măng, phân bón, lắp rápôtô… trong giai đoạn tới, Ninh Bình có điều kiện để phát triển nhiều ngành côngnghiệp mới như chế biến thực phẩm và đồ uống, hóa chất, sản xuất kim loại, cơ khí,các ngành công nghiệp công nghệ cao…
Thời tiết phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, cây lương thực, cácloại cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa và phục
vụ cho các ngành công nghiệp chế biến Hệ thống lưu vực và lượng nước trên cácsông suối lớn thuận tiện cho các hoạt động sản xuất các ngành kinh tế và sinh hoạt
Các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư vào khu vực và địa bàn tỉnh đangđược Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển
Tốc độ phát triển đô thị và dịch vụ đang được đẩy mạnh tạo tiền đề và cơ hộicho ngành công nghiệp tỉnh phát triển ổn định và bền vững
3 Một số thách thức
Tác động tiêu cực của các vấn đề vĩ mô trong và ngoài nước như lạm phát vàlãi suất cao, thắt chặt và cắt giảm đầu tư, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụsản xuất biến động mạnh, nguy cơ phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp của ngườilao động… sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệpcủa tỉnh và tạo ra hàng loạt các vấn đề xã hội cần giải quyết
Tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế tỉnh còn thấp Ngân sách Trung ươngphải trợ cấp bổ sung hàng năm vẫn còn cao trong tổng thu ngân sách của tỉnh
Nhiều Bộ, ngành ra nhiều văn bản và chính sách chồng chéo, thiếu đồng bộ,đôi khi thiếu thực tế và nhiều chính sách thiếu sự ổn định tương đối nên gây khókhăn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài, cũngnhư dẫn đến bất cập, khó khăn cho các cơ quan quản lý địa phương trong công táctriển khai, thực hiện
Không có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị cao trong phát triển côngnghiệp, chưa nhiều các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực về tài chính và quy môsản xuất kinh doanh lớn, thiếu các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân kỹthuật lành nghề, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển của nền sản xuất tiên tiến, hiện đại
Nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường có dấu hiệu ngày càng cao do sự pháttriển nhanh chóng của các ngành kinh tế trong thời gian qua
Trang 25PHẦN THỨ HAI HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ ĐẾN NĂM 2013
I THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT
1 Cơ sở sản xuất công nghiệp
Thống kê năm 2013, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 37.737 cơ sở sản xuấtcông nghiệp và TTCN đang hoạt động (tăng 1.609 cơ cở so với năm 2010)
Bảng dưới đây cho thấy diễn biến về số cơ sở sản xuất công nghiệp qua giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2013 như sau:
Bảng 11: Số cơ sở sản xuất công nghiệp
Đơn vị: Cơ sở
06-10 11-13 Tổng số cơ sở 21.468 36.128 37.737 10,9%/n 14,6%/n
Theo ngành công nghiệp
(Nguồn: NGTK Ninh Bình năm 2013)
Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010
có tốc độ tăng bình quân đạt ~4,9%/năm và ~10,9%/năm
Theo ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp ngành khai thác khoáng sảnđang có xu hướng giảm, từ 228 cơ sở năm 2005 giảm xuống còn 132 cơ sở năm
2010 và đến năm 2013 chỉ còn 48 cơ sở Số lượng cơ sở ngành công nghiệp chếbiến tăng mạnh, hiện có 37.297 cơ sở tăng thêm 1.457 cơ sở so với năm 2010.Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt có xu hướng giảm từ 91 cơ sở năm
2010 xuống còn 58 cơ sở năm 2013; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử
lý rác thải tăng mạnh, hiện có 334 cơ sở so với năm 2010 là 65 cơ sở
Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010, số lượng doanh nghiệp công nghiệp năm
2010 tăng ~2 lần so với năm 2005 Trong số 394 doanh nghiệp công nghiệp, giatăng nhiều nhất là ngành sản xuất VLXD với 78 doanh nghiệp (năm 2005 là 21doanh nghiệp); tiếp theo là ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại hiện có 74doanh nghiệp (năm 2005 có 17 doanh nghiệp), ngành dệt may-da giày đứng thứ bavới 51 doanh nghiệp (năm 2005 là 16 doanh nghiệp)
Trang 26Qua số liệu về cơ sở sản xuất công nghiệp và doanh nghiệp của tỉnh NinhBình cho thấy, có sự tăng nhanh các cơ sở sản xuất công nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp công nghiệp nói riêng, thể hiện quy mô của ngành công nghiệp tỉnhđang từng bước được tăng lên.
2 Lao động ngành công nghiệp
Tổng số lao động công nghiệp của tỉnh năm 2013 là khoảng 108.461 laođộng, tăng thêm 4.300 lao động so với năm 2010 Trong đó, lao động trong cácdoanh nghiệp công nghiệp chiếm khoảng 45%, còn lại là lao động thuộc các cơ sởsản xuất nhỏ, cá thể, hộ gia đình (chiếm ~55%)
Ngành công nghiệp chế biến là ngành có số lượng lao động đông đảo nhấtvới 102.087 lao động, chiếm tới 94,1%, tiếp theo là công nghiệp sản xuất và phânphối điện, nước, xử lý rác thải chiếm trên 3,3% và nhóm ngành công nghiệp khaikhoáng chiếm khoảng 2,6%
Bảng 12: Số lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp
Đơn vị: Lao động
11-13 Lao động công nghiệp 66.591 104.161 108.461 9,5%/n 1,4%/n
(Nguồn: Số liệu Thống kê KT-XH Ninh Bình 20 năm 1992-2011 và NGTK năm 2013)
Thống kê riêng các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn cho thấy, số lượnglao động trung bình trong các doanh nghiệp của tỉnh năm 2013 đạt khoảng 113 laođộng/doanh nghiệp
Lao động trung bình trong các cơ sở sản xuất cá thể, hộ gia đình có ở mức thấp,hiện trung bình đạt ~15 lao động/10 cơ sở, tương đương với mức đã đạt năm 2005
Theo ngành công nghiệp, hiện ngành chế biến gỗ, lâm sản có số lượng laođộng đông đảo nhất, chiếm 35,3% tổng số lao động công nghiệp toàn tỉnh, tiếp theo
là ngành dệt may-da giày với tỷ trọng 25,8%; ngành sản xuất VLXD chiếm 12,1%;ngành chế biến nông sản, thực phẩm chiếm khoảng 10,3%
Trang 273 Năng suất lao động
Năm 2013, năng suất lao động theo giá trị gia tăng của ngành công nghiệp đạt68,2 triệu đồng/người/năm, gấp 1,7 lần so với mức đạt năm 2010 và tăng bình quân21,4%/năm trong giai đoạn 2011-2013 (theo giá hiện hành)
Theo ngành công nghiệp, hiện năng suất lao động của ngành sản xuất VLXDđạt cao nhất với gần 247 triệu đồng/người/năm, gấp 3,6 so với mức năng suất laođộng công nghiệp bình quân toàn tỉnh Tiếp theo là ngành Hóa chất và Cơ khí, sảnxuất kim loại có giá trị tương đương nhau và cùng gấp 1,8-2,0 lần so với mức bìnhquân toàn tỉnh thấp nhất là nhóm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống
và chế biến gỗ, giấy, đạt khoảng 17-19 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng khoảng 30%
so với mức bình quân của ngành công nghiệp tỉnh (giá hiện hành)
Theo giá trị sản xuất công nghiệp, năng suất lao động ngành công nghiệptrong giai đoạn 2006-2010 có mức tăng bình quân 12,6%/năm, thấp hơn giai đoạntrước (đạt 17,4%/năm) Đến năm 2013, năng suất lao động toàn ngành có mức tăngtrưởng khá cao, đạt 19,5%/năm trong giai đoạn 2011-2013 và đã đưa giá trị lên đạtgần 142 tr.đ/người/năm (so với năm 2010 là 83,1 tr.đ/người/năm)
Theo thành phần kinh tế, năng suất lao động công nghiệp của khu vực Nhànước Trung ương hiện cao nhất, đạt mức trên 520 triệu đồng/người/năm gấp 15,6lần khu vực kinh tế Nhà nước địa phương (đạt 33,3 triệu đồng/người/năm) Khu vựckinh tế tư nhân đạt trên 115 triệu đồng/người/năm và khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài tăng mạnh, đạt giá trị 152,5 triệu đồng/người/năm, gấp 3,8 lần so vớinăm 2010
Bảng 13: NSLĐ công nghiệp theo GOCN và theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng/lao động
Chỉ tiêu 2005 2010 2013 06-10 Tăng 11-13 Tăng
(Nguồn: Số liệu từ NGTK tỉnh Ninh Bình các năm)
So sánh tốc độ tăng trưởng năng suất lao động thì khu vực ngoài Nhà nước cómức tăng trưởng cao nhất, đạt 26,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010, tiếp theo làkhu vực Nhà nước trung ương đạt 10,0%/năm Khu vực Nhà nước địa phương có xuhướng giảm đạt -14,8%/năm
4 Giá trị sản xuất công nghiệp
Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt trên 15.398 tỷ đồng, đạtmức tăng trưởng 21,2% trong giai đoạn 2011-2013 Trong giai đoạn 2006-2010, tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 23,2%/năm, thấp hơn giai đoạn 2001-2005 (đạt 26,8
Trang 28%/năm) Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các khu vực kinh tếđóng góp cho công nghiệp Ninh Bình giai đoạn 05 năm 2006-2010 và đến năm
2013 cho thấy có đặc điểm sau:
- Kinh tế Nhà nước trung ương phát triển ở mức không cao trong giai đoạn2006-2010, tăng trưởng đạt 5,1%/năm (tăng bình quân 16,2%/năm trong giai đoạn2011-2013) Hiện giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực đạt 2.831 tỷ đồng, gấp1,5 lần so với năm 2010 và chiếm ~18,4% trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh và
có xu hướng giảm mạnh từ năm 2005 đến nay (giá so sánh 1994)
- Kinh tế Nhà nước địa phương giảm rất mạnh với mức tăng trưởng âm tronggiai đoạn 2006-2010 là -26,9%/năm và tiếp tục giảm mạnh trong giai đoạn 2011-
2013 với mức bình quân -26,9%/năm, sụt giảm tỷ trọng trong toàn ngành côngnghiệp từ mức 10,6% năm 2005 còn ~0,8% năm 2010 và đến nay (năm 2013) chỉcòn chiếm khoảng 0,17%
- Kinh tế ngoài Nhà nước, tiếp tục có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn2006-2010 (đạt 37,0%/năm) và giai đoạn 3 năm 2011-2013 tiếp tục tăng khá vớimức bình quân đạt 14,5%/năm Do những năm gần đây các cơ chế, chính sách thuhút đầu tư, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời cùng các chương trình cổ phầnhóa, đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển nhanh vàhiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp, đạt khoảng 61,9%trong năm 2013
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới được hình thành trongmột số năm vừa qua và có giá trị tăng nhanh Năm 2006, giá trị sản xuất của thànhphần kinh tế này đạt gần 3,4 tỷ đồng, đến nay đã đạt 3.008 tỷ đồng, gấp 884,7 lần
so với năm 2006 và mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2013 là163,6%/năm Với tốc độ phát triển nhanh, khu vực FDI đã nâng dần tỷ trọng trong
cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh từ mức 5% năm 2010 lên 19,5% năm 2013 và khảnăng trong thời gian tới, với nhiều dự án công nghiệp nước ngoài đang được xâydựng và đi vào sản xuất, thành phần kinh tế này chắc chắn sẽ có cơ hội phát triểnmạnh và có những đóng góp đáng kể trong ngành công nghiệp của tỉnh
Bảng 14: Giá trị sản xuất công nghiệp
Trang 29Ghi chú: * Là số liệu năm 2006 và tốc độ tăng trưởng 04 năm 2007-2010
5 Cơ cấu ngành công nghiệp
Trong giai đoạn 2001-2005, nhóm 02 ngành công nghiệp sản xuất VLXD vàngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại là 02 ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơcấu công nghiệp toàn tỉnh (chiếm trên 60% vào năm 2005) Trong giai đoạn 2006-
2010, tỷ trọng của nhóm 02 ngành công nghiệp này vẫn chiếm chủ đạo trong giá trịcông nghiệp toàn tỉnh với tỷ trọng năm 2010 đạt 70,3% Mặc dù ngành chế tạo máy,điện tử và gia công kim loại trong giai đoạn 2006-2010 có xu hướng giảm từ 30,4%năm 2005 giảm còn 18,5% năm 2010, nhưng do sự tăng trưởng cao của ngành sảnxuất VLXD (chủ yếu là sản phẩm xi măng) đã đưa tỷ trọng của ngành sản xuấtVLXD từ 29,6% năm 2005 lên 51,8% năm 2010
Giai đoạn 2011-1013 có sự chuyển dịch mạnh của ngành dệt may – da giày vớimức tăng tỷ trọng từ 7,13% năm 2010 lên 15,8% năm 2013, đạt ngang với ngành chếtạo máy, điện tử và gia công kim loại trở thành ngành có tỷ trọng lớn thứ ba saungành sản xuất VLXD Hiện ba nhóm ngành này chiếm đến 81% tỷ trọng trong cơcấu GOCN tỉnh
Ngành chế biến nông thủy sản, thực phẩm, mặc dù có mức tăng trưởng tốt (đạt20,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010), nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu côngnghiệp vẫn ở mức khiêm tốn (năm 2010 chiếm ~5,9%) và đến năm 2013 giảm còn
~3,3% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Tương tự vậy, ngành chế biến gỗ giấy cũnggiảm tỷ trọng từ 7,11% năm 2005 xuống còn 5,12% năm 2010 và 4,5% năm 2013
Bảng 15: Cơ cấu GOCN tỉnh Ninh Bình
(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)
Cơ cấu công nghiệp tỉnh theo thành phần kinh tế, trong giai đoạn 05 năm2006-2010 và đến năm 2013 có sự chuyển dịch mạnh từ khu vực kinh tế Nhà nướcsang khu vực ngoài Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước tăng thêm 30,15% đơn vịtrong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh Trong giai đoạn 2011-2013, kinh tế ngoài nhànước đã giảm nhẹ còn chiếm khoảng 61,9% Khu vực kinh tế FDI cũng có xuhướng tăng, nhưng không cao, cụ thể từ 0% năm 2005 tăng lên 5% năm 2010,Trong giai đoạn 2011-2013, thành phần kinh tế FDI đã chuyển dịch mạnh và đạt
Trang 30~19,5% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh
Bảng 16: Cơ cấu GOCN theo thành phần kinh tế
TT Thành phần
Chuyển dịch 05/10
Chuyển dịch 10/13
1 Nhà nước 56,8% 21,65% 18,6% -35.15% -3,05%
2 Ngoài Nhà nước 43,2% 73,35% 61,9% 30,15% -11,45%
(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp cho thấy, ngoài ngànhsản xuất VLXD tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơcấu công nghiệp toàn tỉnh, các ngành công nghiệp còn lại đều có xu hướng giảmdần, hoặc tăng giảm không ổn định về tỷ trọng Ngành cơ khí, chế tạo máy và sảnxuất kim loại giảm mạnh tỷ trọng từ 30,4% năm 2005 xuống còn 18,5% năm 2010
và 16,2% năm 2013 do sự tăng mạnh tỷ trọng của ngành dệt may – da giày từ 3,3%năm 2005 lên 7,13% năm 2010 và 15,8% năm 2013; ngành khai thác và chế biếnkhoáng sản, Chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, Chế biến gỗ, giấy và ngành SX,
PP điện, nước đều có xu hướng giảm và cùng chiếm tỷ trọng khoảng 3-5%
Trong các giai đoạn tới, công nghiệp tỉnh Ninh Bình đã và đang có nhiều cơhội, đạt những bước phát triển cao và bền vững hơn Cùng với ngành sản suất VLXD,các ngành công nghiệp khác như: Chế biến nông, thủy sản thực phẩm; công nghiệp
cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại và ngành hóa chất, phân bón sẽ có cơ hội phát triểnmạnh và dự báo sẽ dần chiếm tỷ trọng cao và sẽ tạo những tác động tới quá trình pháttriển KTXH của tỉnh
6 Giá trị gia tăng của công nghiệp (VA công nghiệp)
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 của ngành công nghiệp đạt18,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành kinh tế, đã đạt là15,6%/năm (giai đoạn 2001-2005, đạt 25,4%/năm) Trong giai đoạn 03 năm 2011-
2013, ngành công nghiệp vẫn có mức tăng trưởng khá ổn định
Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp năm 2013 (theo giá so sánh 1994) đạttrên 4.252 tỷ đồng, tăng 18,7%/năm trong giai đoạn 03 năm 2011-2013 và tăng gấp1,67 lần so với năm 2010
Tỷ trọng VA công nghiệp trong VA toàn nền kinh tế của tỉnh trong các giaiđoạn vừa qua (giá hiện hành) tiếp tục đang có xu hướng giảm dần Từ 27,6% năm
2005, xuống còn 26,2% năm 2010 và đến nay (năm 2013) đạt khoảng 25,8%
Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh về giá trị gia tăng của ngành công nghiệpvới nền kinh tế tỉnh Ninh Bình
Trang 31Bảng 17: Tổng hợp giá trị VA ngành công nghiệp
- Cơ cấu CN/VA KT 27,6% 26,2% 25,8%
(Nguồn: NGTK Ninh Bình năm 2013)
7 Tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp
Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp của Ninh Bình trong 05 năm
2006-2010 đạt trên 23.542 tỷ đồng, chiếm khoảng 41,0% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trênđịa bàn và đạt mức tăng trưởng bình quân 67,4%/năm
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp các năm từ 2006-2010 có xu thếtăng dần, từ 29%-30% năm 2005 tăng lên đạt 44-45% năm 2010 trong cơ cấu vốnđầu tư toàn xã hội
Trong giai đoạn 2011-2013, do ảnh hưởng của thắt chặt tín dụng và suy giảmkinh tế, dẫn đến các nguồn vốn đầu tư sụt giảm, do đó vốn đầu tư cho phát triểncông nghiệp cũng có mức giảm rất mạnh so với các năm trước và chỉ còn chiếmkhoảng 32,7% tỷ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư toàn nền kinh tế
Theo ngành công nghiệp, trong giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư cho ngànhkhai thác và chế biến khoáng sản có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 263,7%/năm,ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng 71,6%/năm và thấp nhất là ngành sảnxuất và PP điện, nước đạt mức tăng trưởng gần 18,4%/năm
Bảng 18: Tổng VĐT ngành CN giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2013
Trang 32(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)
Trong giai đoạn 03 năm, 2011-2013, vốn đầu tư cho ngành chế biến đã cómức suy giảm và đạt mức tăng trưởng -28,8%/năm; trong khi đó ngành côngnghiệp sản xuất và phân phối điện tăng nhẹ ở mức 2,1%/ năm; ngành cung cấpnước, quản lý và xử lý rác thải có mức tăng khá cao đạt 59,7%/năm; ngành công
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đạt khoảng 4,4%/năm
8 Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp công nghiệp
Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp ngành công nghiệp trong các giaiđoạn vừa qua đều có xu hướng tăng nhanh Thống kê đến năm 2012, giá trị tài sản
cố định của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 32.601 tỷ đồng, tănghơn 2,3 lần so với năm 2010, chiếm 72,0% tổng giá trị tài sản cố định của các doanhnghiệp toàn tỉnh
Bảng 19: Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
06-10
Tăng 11-12
Giá trị TSCĐ của DN tỉnh 4.692 22.406 45.249 36,7%/n 42,1%/nTSCĐ của DN ngành CN 2.894 14.172 32.601 37,4%/n 51,6%/nTSCĐ ngành CN/toàn tỉnh (%) 61,7% 63,3% 72,0%
(Nguồn: Số liệu của Cục thống kê Ninh Bình)
Trong các giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuấtVLXD luôn có giá trị tài sản cố định lớn nhất và chiếm chủ yếu trong tổng tài sản cốđịnh của doanh nghiệp ngành công nghiệp Tuy nhiên, đến năm 2012, giá trị tổng tàisản cố định của ngành sản xuất VLXD đã giảm từ 67,6% năm 2010 xuống cònkhoảng 44% năm 2013 Lý do, là doanh nghiệp ngành hóa chất đã được đầu tư pháttriển mạnh, đã đưa giá trị tài sản cố định của ngành tăng đột biến, từ 0,6% năm 2010,tăng lên chiếm 35,2% năm 2012
Do giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp ngành VLXD và ngành Hóa chấthiện chiếm chủ yếu (hiện chiếm 79,2%), nên giá trị tài sản cố định của doanhnghiệp các ngành còn lại, mặc dù có mức tăng trưởng khá, nhưng vẫn chiếm tỷtrọng nhỏ trong cơ cấu giá trị tài sản cố định toàn tỉnh Doanh nghiệp ngành cơ khí,điện tử và sản xuất kim loại hiện có giá trị trên 3.580 tỷ đồng chiếm tỷ trọng11,0%; tiếp theo là các ngành Dệt may-da giày (chiếm 3,5%); công nghiệp SX và
PP điện, nước (chiếm 2,9%)
Trang 33Bảng 20: Cơ cấu giá trị TSCĐ của doanh nghiệp công nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: NGTK Ninh Bình năm 2013)
Đánh giá chung, tổng tài sản cố định của doanh nghiệp ngành công nghiệptỉnh Ninh Bình có sự chênh lệch lớn giữa giá trị của ngành sản xuất VLXD vàngành công nghiệp Hóa chất với các doanh nghiệp ngành công nghiệp còn lại.Trong giai đoạn tới, cần từng bước chú ý tới việc cân đối đầu tư mới tài sản cố địnhcác ngành công nghiệp để ngành công nghiệp tỉnh có nhiều cơ hội và triển vọngphát triển ổn định và bền vững hơn so với giai đoạn trước
9 Đánh giá trình độ công nghệ ngành công nghiệp
Do chưa có các khảo sát và điều tra chuyên sâu, chi tiết về thực trạng trình
độ công nghệ và thiết bị các cơ sở sản xuất công nghiệp-TTCN trên địa bàn tỉnh,nhưng qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khảo sát sơ bộ một số cơ sởcông nghiệp chủ yếu tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có thể nhìnnhận và đánh giá khái quát về trình độ công nghệ và thiết bị trong ngành côngnghiệp Ninh Bình hiện nay như sau:
Trang 34Ninh Bình là địa bàn tập trung một số nhà máy lớn trong ngành công nghiệpsản xuất VLXD (Nhà máy xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng, xi măng TamĐiệp…); công nghiệp cơ khí và sản xuất kim loại (Nhà máy lắp ráp ô tô ThànhCông-Huyndai, Nhà máy cán thép Tam Điệp ); công nghiệp hóa chất, phân bón(Công ty phân lân Ninh Bình ) Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có một số dự án côngnghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng như: Nhà máy phân đạm Ninh Bình, Dự
án nhà máy luyện cán thép chất lượng cao, Các nhà máy này đều có công nghệtiên tiến, đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng và tính cạnh tranh ngàycàng cao của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp công nghiệp còn lại, ngoài một số thiết bị công nghệchuyên dùng thuộc thế hệ mới, nói chung trình độ công nghệ, thiết bị của đa số cácđơn vị sản xuất ở mức trung bình-khá, một số ít doanh nghiệp dây chuyền còn thiếuđồng bộ, gây ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức sản xuất
Tại các khu, cụm công nghiệp, qua khảo sát cho thấy công nghệ của cácdoanh nghiệp đạt mức trung bình-khá là chủ yếu, tỷ lệ trình độ công nghệ tiên tiếnchưa cao, nhất là trong các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp Nguyên nhânchủ yếu là do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ Tuy nhiên, nguyênnhân khác không kém phần quan trọng là trình độ chuyên môn của đội ngũ côngnhân trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp còn thấp nên chưa thể sử dụng thànhthạo máy móc, thiết bị, công nghệ mới tiên tiến Do đó, các doanh nghiệp phải tốnkinh phí và thời gian để đào tạo, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũlao động
Ngoài ra, theo số liệu thống kê của tỉnh, các cơ sở công nghiệp cá thể và hộgia đình chiếm đại đa số (trên 98%) với lượng vốn đầu tư thấp, nên hầu hết cáctrang thiết bị của các các cơ sở đều đã cũ, lạc hậu hoặc bán thủ công Hơn nữa các
cơ sở công nghiệp này nằm xen kẽ trong khu dân cư nên không thể dễ dàng đầu tư
mở rộng, trang bị thêm thiết bị hiện đại Vì vậy, cần có những giải pháp tập trungcác doanh nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất kinh doanh cùng một loại sản phẩm thành cácdoanh nghiệp lớn hơn, để tập trung nguồn lực về vốn, về đất đai và nhân lực KH-
CN phát triển thành các doanh nghiệp hiện đại có quy mô lớn hơn đáp ứng nhu cầuphát triển công nghiệp của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn tới
10 Một số sản phẩm của ngành công nghiệp
Năm 2013, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh so với năm 2010 cómức tăng trưởng tốt như: cần gạt nước 168%; phân hóa học 122%; giày dép vải182%; quần áo may sẵn 138%; xi măng 64,1%
Trang 35-26 Quần áo may sẵn 1.000 cái 1.891 18.847 45.006
27 Giày dép vải 1.000 đôi 858 16.528
28 Cần gạt nước ô tô 1.000 cái 92 15.587
(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)
Đến nay, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh đã tạo dựng được
Trang 36một số sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và giá trị xuất khẩu cao và ổnđịnh như: sản phẩm vật liệu xây dựng (xi măng, gạch xây); sản phẩm chế biến nôngsản, thực phẩm (thịt đông lạnh, hoa quả hộp, thảm cói, mây tre đan); sản phẩm maymặc, hàng thêu
11 Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn đến 2010
Trên cơ sở phương án chọn của “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh NinhBình thời kỳ 2006-2020”, báo cáo “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bìnhgiai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020” được xây dựng năm 2008 và từ tìnhhình hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh trong thời gian qua và đến năm
2010, so sánh với Dự án quy hoạch đã xây dựng trước đây, có thể có một số đánhgiá như sau:
11.1 Đánh giá về một số chỉ tiêu công nghiệp
Nhìn chung, các chỉ tiêu phát triển của ngành công nghiệp Ninh Bình đã đạtđược trong thời kỳ năm 2006 đến năm 2010 về cơ bản đã bám sát các chỉ tiêu Quyhoạch phát triển kinh tế-xã hội và Báo cáo quy hoạch phát triển công nghiệp đã đề
ra, mặc dù một số dự án chậm phát huy hiệu quả dẫn đến không đạt được một số chỉtiêu của quy hoạch xây dựng trước đây
Dưới đây là số liệu so sánh chỉ tiêu đã đạt được với các chỉ tiêu đã đề ra:
Về giá trị VACN+XD năm 2010 đạt trên 3.852 tỷ đồng (giá so sánh 1994)tương đương với giá trị dự tính năm 2010 của Quy hoạch đã đề ra
Hiện tốc độ tăng trưởng VA công nghiệp 05 năm 2006-2010 đạt mức 20,9%/năm tương đương mức tăng trưởng so với mức quy hoạch đã đề ra
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 8.658 tỷ đồng so với mức quyhoạch là 9.672 tỷ đồng đạt khoảng 89,5% Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của ngànhcông nghiệp+xây dựng năm 2010 cao hơn so với dự báo Hiện năm 2010, chỉ sốVA/GOCN+XD đạt 29,3% so với mức chỉ tiêu xây dựng trước đây là 26,2%
Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế đến năm 2010
đã đạt tương đương so với quy hoạch trước đây đề ra (47,6% so với 46%-48%)
Bảng 22: Một số chỉ tiêu so sánh tình hình triển khai quy hoạch
Trang 3711.2 Đánh giá những kết quả đạt được của công nghiệp giai đoạn 2006-2010
Việc thực hiện Quy hoạch phát triển KT-XH cũng như Quy hoạch côngnghiệp trong giai đoạn 2006-2010 đã góp phần tạo nên những thành tựu quan trọngtrong phát triển công nghiệp Ninh Bình và trong phát triển KT-XH của tỉnh Cáchoạt động công nghiệp bước đầu đã được mở rộng theo vùng, lãnh thổ và đã đónggóp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, góp phần chuyển dịchkinh tế trong tỉnh theo hướng công nghiệp hóa
Cơ bản đã đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra Sự chỉ đạo phát triểncông nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 là đúng hướng nên đã phát huy được nhữngthế mạnh, tiềm năng nhất định của địa phương
Cơ cấu công nghiệp được tăng cao và đã có những tác động đến phát triểnkinh tế-xã hội, đã định hình và tạo được nền móng cho các ngành công nghiệp chínhcủa tỉnh phát triển hiệu quả hơn trong các giai đoạn tiếp theo
Các công trình đầu tư cho công nghiệp giai đoạn trước đã phát huy hiệu quảtrong giai đoạn 2006-2010 tạo nên giá trị sản xuất đáng kể cho công nghiệp toàntỉnh Các công trình công nghiệp mới đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 cũng đã bắtđầu phát huy hiệu quả như trong ngành VLXD (xi măng, gạch xây), ngành phânbón, hóa chất (phân lân+ NPK), ngành may mặc Một số dự án đã phát huy hiệuquả và tiếp tục phát triển như: Dự án xi măng The Vissai, các dự án nhà máy gạchtuynen, Nhà máy phân lân Ninh Bình (công suất 450.000 tấn/năm), dự án ngành dệtmay…
Nhiều nhân tố mới cho sản xuất công nghiệp đã xuất hiện trong giai đoạn đểtạo nên cơ hội cho ngành công nghiệp tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới như: Dự
án nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám (công suất 560.000 tấn/n); dự án nhàmáy sản xuất thép chất lượng cao (công suất 1,5 triệu tấn/n); Nhà máy chế tạo thiết
bị và kết cấu thép (công suất 10.000 tấn/n); các dự án mở rộng công suất nhà máy ximăng…
Số lượng lao động tăng cao, trình độ lao động trong các doanh nghiệp tuy vẫncòn bất cập nhưng từng bước đã và đang được cải thiện Đây là một trong nhữngyếu tố quan trọng để phát triển công nghiệp ở quy mô và trình độ cao hơn so vớigiai đoạn trước
Vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến đã dần được hìnhthành rõ nét trên địa bàn và đang đóng góp quan trọng trong việc cung cấp nguyênliệu cho ngành sản xuất, chế biến trên địa bàn
11.3 Một số tồn tại và nguyên nhân
Trang 38ô tô Radial (công suất 300.000 chiếc/n); Nhà máy sản xuất nhôm thanh định hình(công suất 3.600 m3/n) hoặc các dự án công nghiệp đã xây dựng nhưng chưađồng bộ hoặc hiệu quả sản xuất chưa được như mong đợi, như: Nhà máy nghiền đáĐôlômitcanxit (công suất 84.000 tấn/n); Dự án nhà máy kính Tràng An (công suất
300 tấn/ngày); Dự án nhà máy dệt may Lux Fashion (công suất 5.800 tấn SP vảidệt/n; 6 triệu SP quần áo/n); Dự án nhà máy sản xuất bột đá Đôlômit và phụ gia ximăng (10.000 tấn/n và 30.000 tấn/n)
Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chủ yếu vẫn phụ thuộc vào vốnNgân sách Nhà nước, chưa thu hút được nhiều sự tham gia của các thành phần kinh
tế khác Một số nơi việc giải phóng mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp, nhà đầu tưcòn kéo dài, gây khó khăn dẫn đến chậm tiến độ và cơ hội phát triển, mở rộng sảnxuất của doanh nghiệp
Mối liên kết, tác động qua lại giữa khu, cụm công nghiệp, giữa các ngànhcông nghiệp với các ngành dịch vụ khác của tỉnh còn hạn chế, chưa thực sự hỗ trợlẫn nhau trong phát triển
Tình trạng ô nhiễm môi trường do một số cơ sở sản xuất gây ra đã trở thànhvấn đề cần được giải quyết cấp bách, để đảm bảo cho ngành công nghiệp tỉnh pháttriển bền vững trong giai đoạn tiếp theo
Các vùng nguyên liệu tập trung chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và pháttriển sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp
II HIỆN TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU
1 Công nghiệp khai thác khoáng sản
Các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản trên địa bàn đã góp phần vàoviệc phát triển kết cấu hạ tầng và ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2006-
2010 và đến năm 2012 Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 69 đơn vị đang
có hoạt động khoáng sản với 73 giấy phép khai thác mỏ trên diện tích 872,65ha Cụthể, một số hoạt động khoáng sản đang được khai thác để phục vụ các ngành côngnghiệp như sau:
Trang 39- Khai thác đá vôi xi măng
Công ty xi măng Tam Điệp khai thác tại xã Quang Sơn (Tx Tam Điệp) côngsuất khai thác 1.783.000 tấn/n (trữ lượng mỏ 53,49 triệu tấn)
Công ty CP xi măng Hệ Dưỡng khai thác tại xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư)công suất khai thác 45.000 m3/n (trữ lượng mỏ 216.900m3)
Công ty CP xi măng Hướng Dương khai thác tại xã Quang Sơn (Tx TamĐiệp) với công suất khai thác 1,0 triệu tấn/n (trữ lượng mỏ 28,87 triệu tấn)
Công ty TNHH Hoàng Phát khai thác tại xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn)phục vụ nhà máy xi măng The Vissai với công suất khai thác 1,2 triệu tấn/n (trữlượng mỏ 26,8 triệu tấn)
- Khai thác đá sét xi măng
Công ty TNHH Hoàng Phát khai thác mỏ sét tại xã Gia Hòa, Gia Vượng(huyện Gia Viễn) phục vụ nhà máy xi măng Vissai với công suất khai thác 250.000tấn/năm (trữ lượng mỏ 3,82 triệu tấn)
Công ty CP xi măng Hướng Dương khai thác tại xã Đông Sơn (Tx TamĐiệp) với công suất khai thác 240.000 tấn/năm (trữ lượng mỏ 7,09 triệu tấn)
Công ty CP xi măng Hệ Dưỡng khai thác sét tại xã Quảng Lạc, huyện NhoQuan, công suất 911.696 tấn/năm (trữ lượng 22.803.000 tấn)
Trên địa bàn tỉnh, hiện còn có 03 doanh nghiệp chế biến khoáng sảnđáng chú ý là:
+ Nhà máy nghiền đá Đôlômitcanxit siêu mịn (Cty TNHH Quang Tùng) côngsuất 84.000 tấn/năm tại KCN Tam Điệp (Tx Tam Điệp) Vốn đầu tư 10 tỷ đồng
+ Nhà máy sản xuất bột đá Đôlômit và phụ gia xi măng (Cty TNHH XuânDương) công suất 10.000 tấn/năm và 30.000 tấn/năm tại KCN Tam Điệp (Tx.TamĐiệp) Vốn đầu tư 15 tỷ đồng
Hiện 02 nhà máy đã hoàn thành đầu tư, tuy nhiên hiệu quả còn thấp do gặpnhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Dự án nhà máy sản xuất đất hiếm (Cty CP LACERAMA VN) công suất1.500 tấn Clorua, đất hiếm RECL/năm đã đăng ký đầu tư xây dựng tại KCN GiánKhẩu (GCNĐT số 092031000070 ngày 26/8/2011 do BQL các KCN tỉnh cấp), vốnđầu tư ~290 tỷ đồng Hiện dự án chưa triển khai
Trang 40Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác khoáng sản của tỉnhđạt 341,2 tỷ đồng (giá so sánh 1994), đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là21,8%/năm và cao hơn giai đoạn trước đã đạt là 18,3%/năm
Trong giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng của ngành có mức suy giảm
và đạt -15,8%/năm, tương ứng giá trị là 203,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 1,3%trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh
Bảng 23: Chỉ tiêu ngành khai thác khoáng sản
Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 1994)
01-05 06-10 11-13
GOCN ngành 127,4 341,2 203,6 18,3 21,8 -15,8GOCN toàn ngành CN 3.045 8.658 15.398 26,8 23,2 21,2
Tỷ trọng (%) 4,2% 3,9% 1,32%
(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)
Sản phẩm khai thác chủ yếu của ngành trong giai đoạn qua là các khoáng sảnphục vụ cho ngành sản xuất VLXD như: đá vôi xi măng, đá sét xi măng, sét gạchngói, đá ong, đất đá san lấp phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh
2 Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống
Ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống chiếm một vị trí quan trọngtrong công nghiệp tỉnh Ninh Bình Số cơ sở sản xuất trên địa bàn năm 2011 có 6.595
cơ sở sản xuất với gần 12.300 lao động, chiếm 10,9% lao động toàn ngành côngnghiệp Trong số các cơ sở sản xuất có 28 công ty, doanh nghiệp với gần 2.620 laođộng, chiếm 21,3% lao động của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống
Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 526 tỷ đồng, đạt tốc độtăng trưởng 0,4% trong giai đoạn 2011-2013 (giai đoạn 2006-2010 đạt 15,0%/năm)
Giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2013, tỷ trọng của ngành có xu hướng giảmdần trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, từ 8,3% năm 2005 giảm còn5,9% năm 2010 và đến năm 2013 còn 3,3%
Bảng 24: Giá trị sản xuất ngành CB nông sản, thực phẩm và đồ uống