1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch bền vững ở ninh bình

80 526 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 127,81 KB

Nội dung

Hiện nay, kinh tế du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng về du lịch, nhu cầu về phát triển kinh tế du lịch đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng lĩnh vực kinh tế này trong đường lối và chính sách phát triển nền kinh tế quốc dân. Với vị trí địa lý và tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú, thời gian qua Ninh Bình đã có những bước phát triển kinh tế du lịch đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế du lịch chung của cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhiều tiềm năng chưa được khai thác một cách hiệu quả, sự phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng và trí của mình. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn giản, chưa phong phú. Đầu tư phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh còn dàn trải, thiếu tập trung, khả năng thu hút vồn đầu tư còn thấp. Số lượng lượt khách, doanh thu và tốc độ tăng trưởng kinh tế du lịch của Ninh Bình còn thấp. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế du lịch của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng để vừa khai thác lợi thế có sẵn, đồng tời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong những năm quan đã có một số tác giả quan tâm tới vấn đề này, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa thực sự hệ thống và chưa theo kịp xu thế phát triển kinh tế du lịch hiện nay, nhất là khi đất nước bước vào giai đoạn xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Chính vì thế, sau một thời gian dài tìm hiểu và nghiên cứu em đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

81

Trang 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, kinh tế du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng về du lịch, nhu cầu về phát triển kinh tế du lịch đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng lĩnh vực kinh tế này trong đường lối và chính sách phát triển nền kinh tế quốc dân

Với vị trí địa lý và tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú, thời gian qua Ninh Bình đã có những bước phát triển kinh tế du lịch đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế du lịch chung của cả nước Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhiều tiềm năng chưa được khai thác một cách hiệu quả,

sự phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng và trí của mình Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn giản, chưa phong phú Đầu

tư phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh còn dàn trải, thiếu tập trung, khả năng thu hút vồn đầu tư còn thấp Số lượng lượt khách, doanh thu và tốc độ tăng trưởng kinh tế du lịch của Ninh Bình còn thấp Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế du lịch của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng để vừa khai thác lợi thế có sẵn, đồng tời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Trong những năm quan đã có một số tác giả quan tâm tới vấn đề này, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa thực sự hệ thống và chưa theo kịp xu thế phát triển kinh tế du lịch hiện nay, nhất là khi đất nước bước vào giai đoạn xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế mạnh mẽ Chính vì thế, sau một thời

gian dài tìm hiểu và nghiên cứu em đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch

tỉnh Ninh Bình” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Liên quan đến vấn đề du lịch và sự phát triển kinh tế du lịch ở Ninh Bình đã

có những công trình khoa học và các đề tài nghiên cứu Chẳng hạn như:

“Nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay” (năm 2015) của tác giả Hà Duy Huỳnh

“Đầu tư phát triển ngành du lịch Ninh Bình Thực trạng và giải pháp” (năm 2009) của tác giả Nguyễn Thị Huyền

“Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Ninh Bình” (năm 2007) của tác giả Lê Đức Anh

“Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Thực trạng và giải pháp” (năm 2004) của tác giả Đặng Mai Phương

“Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An – Ninh Bình” (năm 2010) của tác giả Nguyễn Thị Giang

“Hoàn thiện việc phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình” (năm 2012) của tác giả Đinh Thị Tâm

Mặc dù, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được cơ sở khoa học và đề cập tới các khái niệm về du lịch, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển Tuy nhiên, các kết quả đó chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay Do vậy, đề tài “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình” có ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự rất cao

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình dựa trên việc nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, cũng như là thực trạng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp cho phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 – 2020

Trang 4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, khóa luận cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình trên quan điểm phát triển kinh tế bền vững

4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2016 – 2020

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài khóa luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp nghiên cứu các hiện

tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nó cho phép phân tích một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu như: thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình, vai trò của phát triển kinh tế du lịch đối với tỉnh Ninh Bình nói chung và đối với cả nước nói chung

Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: được sử dụng để thu thập, xử

lý số liệu, tài liệu từ nguồn tài liệu khác nhau theo yêu cầu của khóa luận Tác giả

đã tiến hành thu thập số liệu tại Sở VHTT – DL, Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình để

Trang 5

làm rõ thực trạng phát triển kinh tế du lịch những năm trong giai đoạn 2010 – 2015

và định hướng phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn 2016 – 2020

Phương pháp thống kê: được sử dụng vào vệc tính toán dựa trên các số liệu

về lượt khách, cơ sở lưu trú, doanh thu du lịch, tốc độ phát triển,…để phục vụ cho việc đánh giá tình hình phát triển kinh tế du lịch địa phương

Phương pháp dự báo: trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, tác giả đề ra các

giải pháp cho phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2016 – 2020

6. Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, nội dung của đề tài được chia thành 3 chương sau:

Chương I: Cơ sở lý luận và tác động của sự phát triển kinh tế du lịch.

Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn

1.1. Khái niệm kinh tế du lịch.

Du lịch ngày càng phát triển đã thúc đẩy các hình thức kinh doanh ra đời và phát triển Mầm mống của những hoạt động kinh doanh du lịch đã xuất hiện từ tời

cổ đại ở và gắn liền với hoạt động truyền văn hóa, tín ngưỡng ở các trung tâm văn

Trang 6

hóa kinh tế thông qua việc nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống và đi lại Tuy nhiên, trong thời kỳ này các hoạt động kinh doanh du lịch chưa phát triển, phải đến giữ thế kỷ XIX thì các hoạt động kinh doanh du lịch mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành nghề mới, đó là ngành du lịch Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi lối sống và diện mạo của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền Điều này làm cho ngành du lịch chuyển dịch theo các xu hướng đó là:

xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa du lịch Đó là việc ứng dụng các công nghệ điện tử vào du lịch và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch, phát triển

hệ thống bán các sản phẩm du lịch qua internet, xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa du lịch: du lịch có sự liên kết giữa nhiều quốc gia, nhiều vùng miền khác nhau trên thế giới

Như vậy, qua quá trình phát triển của ngành du lịch chúng ta có thể hiểu

“Kinh tế du lịch là quá trình sản xuất, thiết kế, lưu thông và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch với mục đích thỏa mãn nhu cầu của du khách để thu lợi ích kinh tế Đồng thời, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường giao lưu và hội nhập kinh tế…”

Hiện nay ngành kinh tế du lịch là ngành kinh tế được nhiều quốc gia coi trọng, các nước tập trung phát triển nhiều loại hình du lịch nhằm thu hút khách du lịch và tăng thu nhập tổng ngành kinh tế quốc dân

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng và tác động của kinh tế du lịch đến sự phát triển kinh

tế - xã hội.

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế du lịch.

Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế giống như nhiều ngành kinh tế khác nên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác đến phát triển kinh tế du lịch Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch bao gồm các nhóm nhân tố:

Trang 7

1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Thứ nhất: Vị trí địa lý Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát

triển kinh tế du lịch, vị trí địa lý thuận lợi có thể thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển

Vị trí địa lý thuận lợi bao gồm các điều kiện: Điểm du lịch có nằm trong hay gần các khu vực phát triển du lịch hay không? Khoảng cách từ các điểm du lịch tới các đường giao thông chính, các sân bay, bến cảng, nhà nghỉ gần hay xa? Điều này

có ý nghĩa đặc biệt giúp các khách du lịch tiết kiệm chi phí cũng như thời gian di chuyển và lưu trú Tuy nhiên, có một số loại hình du lịch khoảng cách xa và không thuận lợi để trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịch Ví dụ như là du lịch mạo hiểm, du lịch cắm trại, ở Việt Nam du lịch vùng cao sẽ đem lại cảm giác và những trải nghiệm mới cho du khách

Thứ hai: Đặc điểm địa hình và khí hậu Sự ảnh hưởng của nhân tố địa hình,

địa chất đối với hoạt động du lịch thể hiện ở sự hấp dẫn của các dạng địa hình độc đáo, đặc trưng của từng khu vực Ví dụ cảnh quan cacxto nhiệt đới, các bờ biển,

hồ, vùng, vịnh, đảo, các cồn cát,… là những nơi mà cách khách du lịch thường hay thích tới tham quan, vãn cảnh Khí hậu cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch bởi các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, mùa trong năm… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc điểm vui chơi giải trí,… Đặc biệt, đối với nước ta thì khí hậu phân chia theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến tính mùa du lịch trong năm, ví dụ như vào mùa mưa miền Bắc sẽ hạn chế du lịch mạo hiểm vì đường đi, cảnh quan du lịch bị mưa nhiều độ ẩm cao dễ trơn trượt còn không kể đến việc sụt lún, sương mù…

Thứ ba: Tài nguyên nước Nguồn tài nguyên nước ảnh hưởng đến hoạt động

du lịch dễ nhân thấy như sức hấp dẫn du lịch trên sông nước, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên nước khoáng, nước nóng… Một điểm du lịch có nguồn tài nguyên nước dồi dào phong phú là cơ

sở quan trọng để phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch

Trang 8

Thứ tư: Tài nguyên sinh vật Sự đa dạng về các loài động vật, thực vật sống

trên lục địa và dưới nước,… có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách du lịch muốn khám phá vẻ đẹp của tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên Tài nguyên sinh vật có ở các quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, nhất là nơi có các loài động vật, thưc vật quý hiếm, hoang dã luôn là điểm đến đầy thú vị cho khách du lịch

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

Một là, đường lối và chính sách phát triển kinh tế du lịch địa phương Đây là

một bộ phận quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở mối quốc gia

Ở mỗi địa phương, quốc gia ngành du lịch có vai trò trở thành ngành mũi nhọn hay không thì nguồn tài nguyên du lịch là yếu tố cần, còn điều kiện đủ đó là yếu tố con người và cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp, thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch Đường lối, chính sách phát triển kinh tế du lịch được cụ thể ở những việc làm sau: đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội; ban hành hệ thống pháp luật thông thoáng tạo điểu kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch như pháp luật du lịch, văn bản pháp quy về nhập cảnh, hải quan,… thành lập các cơ quan quản lý về khu du lịch

từ trung ương đến địa phương hợp lý, khoa học và ổn định

Về mặt vĩ mô: Sự có mặt của tổ chức quản lý kinh tế du lịch có vai trò to lớn đến sự phát triển của kinh tế du lịch Cấp quản lý trung ương gồm các Bộ (chủ quản và liên quan), Tổng cục, các phòng ban trực thuốc Chính phủ có liên quan đến các vấn đề về du lịch như: Ban thanh tra, Ban thư ký,… Cấp quản lý địa phương bao gồm: Các chính quyền địa phương, Sở du lịch,…Hệ thống các thể chế quản lý bao gồm: các đạo luật và các văn bản dưới luật, các chính sách quản lý hối đoái, giá cả, chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch,…

Về mặt vi mô: Bao gồm sự có mặt của các doanh nghiệp chuyên trách về du lịch, là những tổ chức chăm lo, đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách sạn du lịch Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp: kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác,…

Trang 9

Đường lối và chính sách phát triển du lịch của địa phương đúng đắn, thuận lợi, phù hợp sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước vào đầu tư kinh doanh kinh tế du lịch.

Hai là, điều kiện kinh tế Nhân tố kinh tế có tác động sâu sắc tới hoạt động

kinh tế du lịch, nếu nền kinh tế phát triển ở trình độ cao và ổn định thì việc đầu tư vào phát triển kinh tế du lịch sẽ được chú trọng, đảm bảo hơn thông qua các nguồn vốn tu bổ, xây dựng vật chất, phương tiện phục vụ du lịch,… Do xu hướng phát triển hiện nay của du lịch là hiện đại hóa, hội nhập hóa nên ngành du lịch nói chung và các hoạt động du lịch cụ thể yêu cầu phải liên tục đổi mới, cần phải được hiện đại hóa, nâng cao chất lượng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch Ngoài ra, nhân tố kinh tế còn mang tính quyết định đến lượng khách du lịch, đời sống của con người đảm bảo được điều kiện kinh tế, đầy đủ vật chất thì họ mới có thể chú trọng nhiều hơn đến đời sống tinh thần của mình Do vậy, một quốc gia có nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về du lịch cũng như kinh tế du lịch sẽ phát triển cao hơn các quốc gia nghèo đói

Ba là, tình hình chính trị - xã hội Một nền chính trị hòa bình, ổn định là tiền

đề cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho sự phát triển kinh tế du lịch nói riêng ở bất cứ quốc gia nào Một quốc gia, một dân tộc dù có thiên nhiên đẹp, lịch

sử lâu dài nhưng nền chính trị luôn nằm trong tình trạng bất ổn, thiên tai đe dọa, rình rập thì cũng làm giảm hứng thú của các du khách đến tham quan du lịch Các nhân tố chính trị - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch như: vấn đề

an ninh, nếu anh ninh không được đảm bảo, hiện tượng trộm cướp, các tệ nạn xã hội tràn lan, khủng bố,… sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới khách du lịch; các loại dịch bệnh như sốt rét, viêm đường hô hấp, HIV/AIDS, Ebola, thủy đậu,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự kỳ thị, lòng hận thù của người bản xứ với các vùng, miền, dân tộc khác nhau hay kỳ thị tôn giáo cũng làm ảnh hưởng lớn tới hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế và trở ngại cho phát triển kinh tế du lịch

Trang 10

Bốn là, cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch bao

gồm toàn bộ nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho du lịch và kinh

tế du lịch như khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, các cửa hàng, văn phòng, phương tiện giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, khu vui chơi, giải trí,…Trong nhóm nhân tố này bao gồm các điều kiện vật chất kỹ thuật xã hội và các điều kiện vật chất do khu du lịch xây dựng

Vật chất kỹ thuật xã hội là những phương tiện vật chất không phải do khu du lịch xây dựng, đầu tư; nó là sản phẩm của toàn xã hội như đường xá, cầu cống, hệ thống thông tin liên lạc, các công viên, các viện bảo tàng,… Trong đó, hệ thống giao thông và hệ thống thông tin liên lạc có ý nghĩa quyết địch đến sự tiên tiến của

du lịch

Vật chất du lịch do chính cơ sở du lịch đầu tư xây dựng gồm các công trình

tổ chức du lịch xây dựng bằng chính nguồn vốn đầu tư của mình như rạp chiếu phim, sân thể thao, các khu trưng bày,… Các cơ sở này góp phần vào việc sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm du lịch

Năm là, các yếu tố nguồn lực lao động Việc đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân

lực trong ngành du lịch là yếu tố ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi một lực lượng lao động rất lớn, lao động làm việc trong ngành du lịch cần có chuyên môn và khả năng giao tiếp tốt, có như thế mới có thể tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch, quảng bá được hình ảnh khu du lịch sâu rộng và in đậm trong lòng những người tới tham quan du lịch Đội ngũ phục vụ

du lịch cũng là nhân tố quyết định đến chất lượng du lịch, đội ngũ phục vụ tốt sẽ khiến khách du lịch có xu hướng quay lại các điểm du lịch này nhiều hơn và thu hút được đông đảo khách hơn

1.2.1.3 Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch

Ngoài những nhân tố bên trên trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh

tế du lịch thì trong trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực bên ngoài đã trở thành một trong những nhân tố khách quan vô cùng quan trọng để phát triển

Trang 11

kinh tế du lịch Nhân tố bên ngoài chủ yếu là: vốn, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý Cụ thể, du lịch nước ta đã tranh thủ được nguồn vốn bên ngoài thông qua các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ tại các khu trọng điểm du lịch; ngoài ra, chúng ta cũng tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch từ các quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển.

Ngoài ra, tình hình ổn định kinh tế, chính trị thế giới cũng ảnh hưởng tới lượng khách du lịch quốc tế do đó ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế du lịch của

ở bất kỳ quốc gia nào

Trên đây là hệ thống các nguồn lực có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế du lịch Mỗi một nhân tố giữ một vai trò riêng Hệ thống di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên giữ vai trò tiền đề mang tính tiềm năng để tạo ra các tuyến, điểm du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò là nền tảng để phát triển kinh tế du lịch; dân cư và lao động là nhân tố con người giữ vai trò quyết định tới tốc độ phát triển kinh tế du lịch Đường lối, chính sách phát triển kinh tế du lịch giữ vị trí tiên phong, mở đường Nguồn lực bên ngoài giữ vai trò khách quan, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của kinh tế du lịch Tất cả thống nhất, hòa quyện tạo thành động lực cho phát triển du lịch bền vững của mỗi quốc gia

1.2.2 Tác động của sự phát triển kinh tế du lịch đối với kinh tế - xã hôi và môi trường.

Kinh tế du lịch đã, đang và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở hầu hết ở tất cả các quốc gia trên thế giới bởi những lợi ích kinh tế mà nó đem lại là rất lớn trên phương diện kinh tế - xã hội và môi trường

1.2.2.1 Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển kinh tế du lịch sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và dân tộc, nó không chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân những người đi du lịch mà nó còn mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội cho

Trang 12

những quốc gia, dân tộc, nơi có các điểm du lịch Các tác động tích cực đó được biểu hiện cụ thể:

Kinh tế du lịch đóng góp to lớn vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân, làm tăng nguồn thu ngoại tệ và đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia nói chung

và vào kinh tế địa phương nói riêng

Phát triển kinh tế du lịch góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của đất nước, các vùng miền Phát triển kinh tế du lịch là phát triển và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ Mặt khác, ngành du lịch là ngành đòi hỏi nhiều lao động phức tạp, có trình độ do vậy nó cũng làm thay đổi cơ cấu lao động, làm tăng tỷ lệ lao động phức tạp, tri thức trong nền kinh tế

Kinh tế du lịch phát triển thúc đẩy một số ngành kinh tế khác phát triển theo, nhu cầu du lịch về sự đi lại, lưu trú, nhu cầu cần mua sắm, ăn uống… tạo cơ hội phát triển các ngành như: ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thủ công

mỹ nghệ, thương mại, ngân hàng và một số ngành nghề truyền thống khác

Du lịch quốc tế mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Đây còn là kênh thu hút đầu tư nước ngoài, qua các tour du lịch nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đồng thời bản thân du lịch cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư đầy hấp dẫn Đồng thời các dự án quy hoạch phát triển du lịch tạo nhiều việc làm từ khi xây dựng cho đến khi dự án đi vào hoạt động cho người lao động

Ngoài các tác động tích cực bên trên thì sự phát triển kinh tế du lịch cũng để lại những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội như:

Nếu kinh tế du lịch không có định hướng chiến lược phát triển đúng đắn thì

sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cả nền kinh tế Sự phát triển quá nhanh của kinh tế du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá khó kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế

Quản lý các điểm du lịch không tốt sẽ làm lãng phí nguồn vốn đầu tư trong ngành du lịch như là vốn tu bổ, tái tạo các công trình lịch sử văn hóa cũng như là

Trang 13

vốn xây dựng, kiến tạo thêm các công trình phụ trợ du lịch, ảnh hưởng tới ngân sách quốc gia và nguồn vốn trong xã hội, làm giảm sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, hoạt động du lịch thường mang tính thời vụ nên đối với các dự án quy hoạch không phù hợp giữa quy mô, chất lượng, số lượng cơ sở vật chất với tài nguyên, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng thấp,… sẽ làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách, tính thời vụ cao cũng làm lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật

du lịch, vốn,

1.2.2.2 Tác động về mặt văn hóa – xã hội của sự phát triển kinh tế du lịch.

Sự phát triển kinh tế du lịch tác động đến phát triển kinh tế - xã hội theo hai hướng đó là tác động tích cực và tác động tiêu cực Giống như thế, sự phát triển kinh tế du lịch cũng tác động lên mặt văn hóa – xã hội cũng theo hai hướng Đó là:

Thứ nhất: tác động tích cực của phát triển kinh tế du lịch lên mặt văn hóa –

xã hội Kinh tế du lịch thể hiện vai trò của nó thông qua việc tạo nhiều việc làm

cho người dân, đặc biệt là những người dân sống gần các điểm du lịch

Du lịch còn góp phần đáp ứng như cầu tinh thần cho người dân, giữ gìn bản sắc dân tộc, khơi dậy cho con người tinh thần hướng về cội nguồn, làm giàu thêm tình yêu của con người đối với thiên nhiên, đất nước

Sự mở rộng về du lịch quốc tế thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, vùng miền Khi đó du lịch trở thành thành phương tiện để các quốc gia quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của đất nước mình đến với bạn bè quốc tế

Một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch an dưỡng, nghỉ dưỡng,

… làm cho con người gần gũi thêm với thiên nhiên nhằm mục đích chữa bệnh hoặc thẩm mỹ

Thứ hai: tác động tiêu cực về mặt văn hóa – xã hội của sự phát triển kinh tế

du lịch

Trang 14

Một số loại hình du lịch thường mang tính mùa vụ như du lịch lễ hội ở nước

ta thường diễn ra vào mùa xuân, du lịch nghỉ mát thường diễn ra vào mùa hè,… do vậy đã khiến cho lao động trong ngành nghề này cũng mang tính thời vụ do vậy hiệu quả hoạt động không cao, gây ra vấn đề sức ép về lao động du lịch ở nhiều địa phương

Du lịch không có sự quản lý chặt chẽ dễ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, đánh cờ bạc, ma túy, mại dâm, rượu chè,… làm ảnh hưởng tới tình hình

an ninh trật tự xã hội Ngoài ra hiện tượng bán các hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm lừa gạt khách du lịch gây ra hiện tượng “chặt chém” giá cả hàng hóa đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng người nước ngoài làm xấu hình ảnh

du lịch đất nước trong mắt bạn bè quốc tế

Tại các điểm du lịch thường là những nơi tập trung đông người vì vậy thuận lợi cho các phần tử phản động thực hiện các ý đồ chính trị như gây rối trật tự, tuyên truyền phản động, tiến hành khủng bố

1.2.2.3 Tác động đến môi trường

Ngoài các tác động đến phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa – xã hội thì sự phát triển kinh tế du lịch cũng tác động đến môi trường Sự tác động này cũng biểu hiện theo hai hướng:

Hướng thứ nhất: tác động tích cực Kinh tế du lịch góp phần bảo về môi

trường, tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái và bảo tồn cho các động vật, thực vật, đặc biệt là cho các loài động, thực vật quý hiếm Du lịch đã góp phần cải tạo môi trường sinh thái ở các khu du lịch ở rất nhiều khía cạnh, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm cũng như tình yêu của con người đối với thiên nhiên

Hướng thứ hai: tác động tiêu cực Lượng khách du lịch gia tăng một mặt đã

làm tăng áp lực đối với môi trường sinh thái do lượng chất thải, nước thải, khí thải

ra môi trường gây ô nhiễm môi trường Mặt khác, do nhu cầu về tài nguyên phục

vụ nhu cầu sinh hoạt cho khách du lịch cũng gia tăng lên như lượng nước sinh hoạt, khí đốt, nhiên liệu,… làm giảm tài nguyên thiên nhiên Đồng thời, lượng

Trang 15

khách du lịch sẽ làm phá vỡ hệ sinh thái, tàn phá các danh lam thắng cảnh do khai thác quá mức các nguồn lực cho nhu cầu của khách du lịch và những tác động xấu đến cảnh quan môi trường do khách du lịch đem lại Ngoài ra, ý thức của người tham gia tham quan những công trình di tích lịch sử văn hóa không cao như: khắc tên, chạm tay lên bề mặt di tích, công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, bẻ cây, xả rác bừa bãi,… làm cho di tích thắng cảnh bị xấu đi hoặc bị tàn phá.

1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương và bài học rút ra

cho tỉnh Ninh Bình

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh tam giác tăng trưởng của du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh lam thắng cảnh

là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là

di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật lên với: các thắng cảnh nổi tiếng (vịnh Hạ Long, các bãi tắm đẹp), các di tích lịch

sử văn hóa (500 di tích) và nổi bật với các món ăn hải sản

Trong năm qua, tổng lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt 7.767.500 lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 6.548 tỷ Để đạt được những thành tựu trên, Quảng Ninh đã có điểm sáng để giải quyết một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực, về xúc tiến quảng bá du lịch, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch…

Một là, về đào tạo nguồn nhân lực:

Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách và cơ chế quản lý hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, chế độ đãi ngộ nhân tài và chế độ về lương, thưởng phù hợp Quảng Ninh đang xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh, nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2020 trong khuôn khổ chung của Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch, xã hội hóa công tác đào tạo bồi dưỡng du lịch, tích cực, chủ động và hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đẩy mạnh giáo dục du lịch cộng đồng,

Trang 16

vừa đào tạo cơ bản trong các cơ sở đào tạo ở trong và ngoài tỉnh, vừa đào tạo trong cách truyền nghề mới theo kịp đòi hỏi sự phát triển của kinh tế du lịch tỉnh.

Kinh phí và kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực tỉnh có thể huy động bằng nhiều cách nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xem xét cấp kinh phí hằng năm để mở lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch tạo điều kiện hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh

Hai là, về xúc tiến quảng bá du lịch:

Tỉnh Quảng Ninh đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đa dạng hình thức nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh tới du khách trong nước và quốc tế Các nội dung tuyên truyền sẽ tập trung quảng bá vào cảnh quan thiên nhiên, về con người, những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của các dân tộc trong tỉnh; những điều kiện, giá trị tự nhiên và nhân văn đặc sắc độc đáo để xây dựng, phát triển các loại hình, các sản phẩm du lịch thu hút du khách và các nhà đầu tư du lịch, những định hướng, chiến lược quy hoạch… phát triển kinh tế du lịch của tỉnh và các địa phương… các thương hiệu du lịch của địa phương, doanh nghiệp sản phẩm và dịch

vụ du lịch trong và ngoài nước sẽ được giới thiệu quảng bá sâu rộng tới cộng đồng

du khách, qua đó cung cấp thông tin chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tìm hiểu về du lịch Quảng Ninh

Ba là, về đầu tư cho ngành du lịch:

So với địa phương khác có thế mạnh về phát triển du lịch của cả nước, Quảng Ninh vẫn được đánh giá là sự lựa chọn về điểm đến hàng đầu của du khách Khởi sắc của du lịch Quảng Ninh trong năm qua chủ yếu nhờ những nỗ lực trong đầu tư cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua Quảng Ninh đã đầu tư và thu hút trên 17 dự án phát triển du lịch và dịch vụ, tổng số vốn đạt gần 5.200 tỷ đồng Trong đó có 8 dự án đầu tư hạ tầng cơ sở khu du lịch với tổng mức đầu tư được phê duyệt bằng nguồn

Trang 17

ngân sách nhà nước khoảng 4.000 tỷ đồng Các thành phần kinh tế khác đầu tư kinh doanh dịch vụ cơ sở lưu trú và khu vui chơi du lịch khoảng 4.600 tỷ đồng Cụ thể, khách sạn Majestic tại TP Móng Cái do công ty CP TMDV và DL Cao su với tổng số vốn đầu tư là 645 tỷ đồng; khách sạn Mường Thanh (TP Hạ Long) tổng số vốn đầu tư 320 tỷ đồng; khách sạn Lotus gần 300 tỷ đồng; khu DL sinh thái, resort

Hồ Yên Trung (TP Uông Bí) thuộc công ty CP đầu tư ATS với tổng số vốn đầu tư trên 1.300 tỷ đồng; Quần thể sân gôn, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp khu vực

Ao Tiên (Vân Đồn) do công ty TNHH Liên doanh 167 – VIệt Nam đầu tư với tổng

số vốn 1.800 tỷ đồng… Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 849 cơ sở lưu trú du lịch với 13.100 buồng, với tổng vốn đầu tư là 6.300 tỷ đồng Trong đó có 2 khách sạn 5 sao với gần 500 buồng; 4 sao: 11 khách sạn, 1.884 buồng; 3 sao: 16 khách sạn, 1.102 buồng; 1-2 sao: 50 khách sạn, 1.696 buồng và 762 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn với 7.551 buồng Tổng số tàu vận chuyển và lưu trú du lịch gần 500 chiếc với tổng số vốn đầu tư 650 tỷ đồng Tổng số ô tô du lịch: 500 chiếc; 600 nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống và dịch vụ vui chơi, giải trí nhỏ và 5 điểm dừng chân cho khách du lịch

Ngoài ra để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, mua sắm của khách du lịch, nhiều công trình hoàn thiện và được đầu tư khai thác trong năm qua như: Trung tâm thương mại Vincom Hạ Long, Big C, bến du thuyền Tuần Châu… cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt du lịch Hạ Long phát triển kinh tế du lịch

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 6.383,8 km2 Là một tỉnh vùng cao Lào Cai có khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa, có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, địa danh lịch sử,

Trang 18

hang động tự nhiên, hệ sinh thái đa dạng, động thực vật phong phú nhiều chủng loại.

Trong những năm gần đây, Lào Cai đang trở thành một trong những điểm mạnh về phát triển kinh tế du lịch Năm 2015, Lào Cai đón 2 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch là 4.675,3 tỷ đồng và đang có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo Để đạt được kết quả này Lào Cai đã giải quyết tốt các vấn đề về xúc tiến quảng bá du lịch, về đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế du lịch, đa dạng hóa loại hình du lịch,…

Một là, về xúc tiến quảng bá du lịch:

Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Lào Cai thông qua các cơ quan đại chúng của Trung ương và địa phương liên tục được đăng tải Thực hiện nhiệm vụ xúc tiến du lịch còn được triển khai trên các trang web về du lịch với 3 trang chính, trong đó có trang du lịch Tây Bắc, trang hợp tác với vùng Aquitane của Cộng hoà Pháp và trang cổng thông tin du lịch Lào Cai Việc tư vấn, cung cấp thông tin dịch

vụ cho khách cũng được thực hiện qua hệ thống các nhà du lịch Sa Pa, Bắc Hà và thông qua các dịch vụ, cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ đồng thời qua việc thực hiện tốt các công tác triển khai các đoàn Farmtrip (khảo sát tour cho các hãng lữ hành tại Lào Cai); và tổ chức tốt các sự kiện có tính thương hiệu như Lễ hội Xuân Đền Thượng thành phố Lào Cai, Tuần Văn hóa du lịch Sa Pa, Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà và Giải Marathon quốc tế vượt núi Sa Pa… cũng đẩy mạnh quảng bá

du lịch của Lào Cai đối với khách trong nước và quốc tế

Hai là, về đầu tư cơ sở hạ tầng:

Tỉnh Lào Cai đã có nhiều chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho kinh tế du lịch phát triển mạnh mẽ Đầu tiên phải kể là sự phát triển mở rộng của hệ thống đường giao thông kết nối Lào Cai với các địa phương khác, nhất là tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã góp phần làm cho lượng khách du lịch

có những thời điểm tăng đột biến cùng với việc tỉnh đã thu hút được nhiều nguồn vốn cho đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh làm thay đổi diện mạo của các khu du lịch Đồng thời, trong năm 2015, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh

Trang 19

Lào Cai cũng đã được tập trung đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, hợp lý Đến nay, với 39 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện tham gia hoạt động lữ hành, toàn tỉnh Lào Cai đã có trên 515 cơ sở lưu trú với gần 5.000 phòng các loại Chỉ tính riêng hình thức du lịch cộng đồng, Lào Cai hiện có 136 cơ sở lưu trú tại nhà (homestay) bao gồm 107 cơ sở ở Sa Pa, 18 cơ sở ở Bắc Hà, 11 cơ sở ở Bát Xát… đây là một trong những thành tựu cho thấy Lào Cai đang phát triển mạnh mẽ kinh tế du lịch.

Ba là, về thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch:

Trên cơ sở khai thác những tiềm năng tự nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương cũng đã góp phần tăng sức hút của du lịch Lào Cai đối với du khách trong nước và quốc tế Đến nay, nhiều loại hình du lịch đã được khai thác có hiệu quả như: Du lịch nghỉ dưỡng tại Sa Pa, Bắc Hà; du lịch sinh thái, khám phá, mạo hiểm gắn với tiểu vùng Fansipan, sông Chảy; du lịch văn hóa, cộng đồng; du lịch tâm linh; du lịch mua sắm Đặc biệt, thời gian qua, hàng loạt khu vui chơi, giải trí

đã và đang được xây dựng đã góp phần quan trọng trong tăng lượng khách du lịch đến với Lào Cai Điển hình là khu du lịch sinh thái Thanh Kim, Hàm Rồng, Cát Cát ở Sa Pa, khu Hồ Na Cồ ở Bắc Hà, khu cáp treo Fansipan

1.3.3 Bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình để phát triển kinh tế du lịch.

Qua việc nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế du lịch của hai tỉnh Quảng Ninh và Lào Cai, có thể rút ra cho tỉnh Ninh Bình một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất: Ninh Bình cần tăng cường công tác giáo dục, đào tạo cho ngành

du lịch, xác định rõ đào tạo du lịch cần chuyên sâu, am hiểu kỹ năng, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành, đào tạo theo nhu cầu của xã hội Bên cạnh đó, Ninh bình cần có các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài qua chế độ lương, thưởng,… để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch tỉnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các chuyên gia về du lịch,…

Trang 20

Thứ hai: cần phải đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Ninh

Bình ra toàn khu vực và rộng hơn là trên thế giới Tỉnh Ninh Bình là một mảnh đất

có nhiều các địa điểm du lịch đẹp, phong phú, hấp dẫn cần lấy đó là thế mạnh để quảng bá du lịch tỉnh Xúc tiến quảng bá du lịch không chỉ là quảng bá du lịch trên một phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình đơn thuần mà cần phải thực hiện hoạt động quảng bá du lịch trên nhiều các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài, internet, phim, ảnh Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch qua các hội chợ, triển lãm, qua các cuộc thi,…

Thứ ba: Ninh Bình cần phải có nhiều hơn nữa có chính sách đầu tư thu hút

nguồn vốn tạo điều kiện cho kinh tế du lịch phát triển Các nguồn vốn đầu tư cần phải đầu tư một cách hiệu quả tránh lãng phí thất thoát, không nên đầu tư dàn trải trên nhiều mặt mà chỉ nên đầu tư vào những mặt cần thiết quyết định đến sự phát triển của kinh tế du lịch Ngoài việc thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong nước cần phải thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào

Thứ tư: với tiềm năng tự nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương mình

Ninh Bình nên phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch như: thăm quan danh thắng, di tích lịch sử văn hóa, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch cộng đồng, Đặc biệt, Ninh Bình nên tập trung phát triền du lịch tâm linh, phát huy lợi thế vốn có là mảnh đất thiêng, giàu truyền thống văn hóa tín ngưỡng Bên canh đó Ninh BÌnh nên đầu tư mạnh mẽ để có các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng nhằm thu hút khách du lịch đến với Tỉnh

Như vậy có thể thấy từ kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của Quảng Ninh và Lào Cai cần có sự kết hợp đồng bộ giữa việc khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng du lịch và phát huy sáng tạo các loại hình du lịch, cùng đó là chú trọng trong công tác quảng bá hình ảnh du lịch, đào tạo và đầu tư phát triển hạ tầng

du lịch để đưa kinh tế du lịch phát triển hơn nữa

Trang 21

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH

NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015.

2.1 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Ninh Bình.

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Thứ nhất: vị trí địa lý Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc

Bộ, 190050’ đến 200027’ độ Vĩ Bắc, 105032’ đến 106027’ độ Kinh Đông Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa Phía Đông và Đông Bắc có dòng sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Nam là Biển Đông Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên qua tỉnh Qua đó cho thấy Ninh Bình có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông vận tải cũng như là mở rộng liên kết với các tỉnh lân cận và khu vực phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch

Thứ hai: địa hình: nằm trong vừng tiếp giáp giữ đồng bằng châu thổ sông

Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây, lại nằm trong vùng trũng tiếp giáp biển Đông nên địa hình phân thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.390 km2, đất đai tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại và lâm nghiệp

Trang 22

Thứ ba: khí hậu Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết hàng

năm chia thành 4 mùa rõ rệt là: xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ trung bình khoảng

230c, số lượng giờ nắng trong năm trung bình là 1.100 giờ Lượng mưa trung bình năm đạt 1.800 mm Khí hậu mát mẻ, ít biến động tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng,… Tuy nhiên trong năm tỉnh Ninh Bình vẫn phải chịu một số thiên tai tự nhiên bất lợi như lũ quét, bão lụt, úng ngập… cùng những tác động tiêu cực của con người như phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng bừa bãi… cũng gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch, một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp, không còn giữ được nét hoang sơ tiêu bản của tài nguyên ban đầu nữa

Thứ tư: hệ thống giao thông: Ninh Bình là một điểm mút giao thông quan

trọng từ miền Bắc vào miền Nam, giữa vùng duyên hải Bắc Bộ với vùng núi Tây Bắc Ninh Bình có mạng lưới giao thông vận tải đường thủy, đường bộ đa dạng, phong phú và rất thuận tiện Đường sắt Nam – Bắc, Quốc lộ 1A, đường cao tốc, Quốc lộ 10 đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình, đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận phía Tây Bắc của tỉnh Đây là một tiềm năng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch thể hiện ở việc sẽ tạo được những tuyến du lịch hết sức hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa lẫn quốc tế

Thứ năm: tài nguyên thiên nhiên: có hệ thống suối nước khoáng có vị mặn,

thành phần magiebicarbonat cao, thường xuyên ở mức nhiệt độ nóng 53 – 540c, có thể đưa vào khai thác để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh kết hợp với phục vụ phát triển kinh tế du lịch (Suối nước nóng Kênh Gà và Cúc Phương)…

2.1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều phong cảnh đẹp, phong phú, đa dạng có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế du lịch Dưới đây là một số địa điểm du lịch tự nhiên quan trọng của Ninh Bình

Vườn quốc gia Cúc Phương:

Trang 23

Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào ngày 07/07/1962 Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo Vườn có diện tích 22.000 ha, trong đó có ¾ là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt nước biển Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo Tại đây có nhiều chứng tích văn hóa lâu đời như: động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô.

Trong vườn còn có suối nước nóng, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt có những cây chò xanh, cây sấu cổ thụ trên dưới nghìn tuổi và những loài thú quý hiếm Hiện nay, vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho trương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước

Khu bảo tồn ngập nước Vân Long:

Là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Vooc quần đùi trắng – là loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới Rừng ngập nước Vân Long có 8 loài thực vật, 9 loài động vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam

Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị Nước ở đây mênh mông phẳng lặng, không có gió to sóng lớn, mang phong cách một miền quê

êm ả - được ví như là Vịnh Hạ Long của Ninh Bình Đây chính là môt nơi du lịch sinh thái rất tốt, là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi nghiên cứu và vùng ngập nước nội đồng của Việt Nam

Quần thể hang động Tràng An:

Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, với nững dãy núi đá vôi, các thung lững và những dòng sông ngòi đan xen với nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng Du khách đến bến thuyền sông Sào Khê, từ đây những

Trang 24

chiếc thuyền nan lướt nhẹ trên mặt nước qua Xuyên Thủy Động vào đến quần thể hang động Tràng An Hai bên dòng sông là những phong cảnh hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây.

Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba Du khách đi thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất vào và ra mất hoảng 2 tiếng đồng

hồ Những du khách ưa thích mạo hiểm có thể tiếp tục xuôi thuyền theo dòng Ngô Đồng khoảng 2 km nữa để tới thăm Suối Tiên và tham gia du lịch mạo hiểm leo núi vào đền Nội Lâm

Động Địch Lộng:

Động thuộc huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739 Đến năm 1740 động được người dân nơi đây tu bổ thành một ngôi chùa để thờ phật Động rộng khoảng chừng 10 gian nhà, trong động được bày nhiều tượng phật, tượng La Hán, tượng Hộ pháp đặt trên các bệ đá Ở đây có đền thờ Lý Quốc Sư, hồ Bán Nguyệt, 5 tháp cao 3 tầng và 3 gian hạ Đặc biệt, tại đây còn giữ 3 pho tượng Tam Thế Phật sơn son thếp vàng được ban vào thời vua Thiệu Trị và thượng Phật

Bà Quan Âm, tượng A Di Đà được tạc bằng đá xanh nguyên khối, rất đẹp Cách ngôi chùa chính 105 bậc đá là một hang động đẹp kỳ vĩ Động được chia thành 3 hang nối liền nhau, hang ngoài thờ phật, rồi đến hang Tối, hang Sáng Bên trong động toàn bộ lối đi đã được làm bậc lên xuống tạo thành những vòng cung kỳ vĩ huyền ảo, nhiều nhũ đá được tạo ra từ thiên nhiên trông giống những con vật linh thiêng như rồng, lân, voi quỳ,…Từ vùng trũng nhất của động lên cổng trời dài

Trang 25

chừng 50m Đứng trên đây có thể bao quát toàn cảnh quần thể chùa, động Địch Lộng và những cụm khu dân cư xung quanh Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng 5 chữ: “Nam thiên đệ tam động” – Động đẹp thứ 3 trời Nam.

Động Tiên:

Động Tiên ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Bích Động gần 1km Đến thăm động Tiên, còn có tên gọi là động Móc, du khách sẽ như lạc bước vào chốn bồng lai, tiên cảnh, được khám phá và hoà mình vào khung cảnh tự nhiên kỳ thú

Động gồm có ba hang lớn, rộng, và cao vời vợi Đường vào động phải đi qua một khe hang nhỏ, mấp mô Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều sắc màu Nhiều khối nhũ đá từ trên trần rủ xuống nền động cao hơn chục mét tựa như những rễ cây đa cổ thụ Nhiều nhũ đá được đặt tên như: cây tiền, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, con hổ, kỳ đà,… Xung quanh vách động và trên nền cũng có rất nhiều măng đá, nhũ đá Những nhũ đá được thiên nhiên chạm trổ vừa phóng khoáng, vừa tinh xảo mà sống động Đứng từ bên ngoài nhìn vào, dưới ánh sáng kỳ ảo động Tiên như một lâu đài nguy nga tráng lệ trong huyền thoại

Động Sinh Dược:

Hang Sinh Dược thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Là một hang xuyên thuỷ dài gần 2 km chạy dài theo lòng núi Mắt Rồng, hai đầu của hai cửa hang là hai thung lũng rộng Vào thăm lòng hang động bằng hai lối: lối thứ nhất qua cửa hang Vồng – vào thung Nước và lối thứ hai là cửa hang thung áng Nhồi Hang Vồng là một chiếc cống bằng đá, mái uốn vòm cong tựa chiếc cầu vồng nhỏ bắc trên một dòng suối mát lạnh Thung áng Nhồi là một lòng thung lũng rộng khoảng 3 ha, xung quanh là cây cối và hoa rừng, những thảm cỏ xanh mướt, không khí trong lành

Đèo Tam Điệp:

Trang 26

Đèo Tam Điệp còn có tên là đèo Ba Dôi, thuộc thị xã Tam Điệp cách thành phố Nnh Bình 18 km về phía Nam Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hòa Bình về, ăn ra biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Đèo Tam Điệp thì gồm có 3 đèo:

Đèo giữa là con đường thiên lý cổ băng qua đỉnh núi cao nhất và cũng là đỉnh đèo cao nhất (khoảng 110 m) Ở đây có tấm bia khắc bài thơ "Quá Tam Điệp sơn" của vua Thiệu Trị làm năm 1842 khi đi tuần du qua núi Tam Điệp Ngày nay, con đường thiên lý cổ chỉ còn là một lối mòn nhỏ, nhiều chỗ cây cối mọc um tùm

Đèo phía Bắc: cao khoảng 75–80 m

Đèo phía Nam: cao khoảng 80–90 m

Điều độc đáo ở đây là đèo Tam Điệp có đất đỏ Từ đây du khách có thể quan sát một vùng rộng lớn Toàn cảnh đèo là những dãy núi hùng vỹ, hiểm trở, quanh

co như những con rồng uốn khúc đan xen là những thung lũng rộng và những dòng suối trong xanh uốn lượn Ngoài ra, đèo còn là một nơi phòng tuyến quan trọng, lợi hại có vị trí địa chiến lược trong quân sự, như bức tường thành thiên nhiên áng ngữ con đường Bắc Nam

Suối nước nóng Kênh Gà:

Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà - Gia Thịnh - Gia Viễn - Ninh Bình cách động Vân Trình hơn 1 km Suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trên làng nổi Kênh Gà và đổ vào nhánh sông Hoàng Long, dòng nước suối thì trong vắt, chưa bao giờ tắt Đây là một suối nước khoáng nổi tiếng, đã được Trung tâm sách

kỷ lục Việt Nam đưa vào Top 5 khu du lịch suối nước nóng thu hút khách nhất ở Việt Nam

Nước suối Kênh Gà có hàm lượng cao các muối natriclorua, kaliclorua, canxiclorua, magieclorua, và muối bicacbonat Nước trong suối không màu, không mùi, vị hơi chát Nước có nhiệt độ ổn định là 530c

Trang 27

Nước khoáng Kênh Gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da, phụ khoa Nước khoáng Kênh Gà uống vào có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bướu cổ và dùng để bào chữa huyết thanh tiêm tĩnh mạch.

Động Vân Trình:

Động Vân Trình ở Ninh Bình là rộng khoảng 3500 m2, một động lớn có thể xếp vào loại đẹp nhất ở Ninh Bình Sánh ngang với động Thiên Cung (Vịnh Hạ Long) Động nằm trong núi Mõ thuộc xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan Động Vân Trình gồm 2 hang liền kề nhau, so le hai hang một cao một thấp là Hang Cả và Hang Hai Trong cả hai hang đều có những nhũ đá đẹp như những vách gấm, nhiều khối đá nhũ từ trên cao nóc động chảy xuống, có khối chảy đến nền hang như những nhánh rễ cây đa cổ thụ to lớn thả xuống mặt đất Động Vân Trình còn giữ được nét trinh nguyên, tinh khiết của đá chưa có các tác động của con người

Hồ Đồng Chương:

Hồ Đồng Chương là một hồ nước ngọt thiên nhiên nằm giáp ranh giữa hai

xã Phú Lộc và Phú Long huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Hồ nằm uốn lượn quanh các vạt đồi thông xanh mướt, nhấp nhô, trùng trùng điệp điệp vây phủ lấy mặt hồ làm cho nước hồ đã xanh càng thêm xanh Khung cảnh hồ thì khá hoang sơ

và tĩnh lặng, gần hồ có thác Ba Tua và dòng Chín Suối Đi thăm và leo lên gần đỉnh du khách sẽ gặp được một hồ nước nhỏ gọi là Ao Trời, nước cũng trong xanh

và không bao giờ cạn Hồ Đồng Chương được ví như Đà Lạt của Ninh Bình

Hồ Đồng Thái:

Hồ Đồng Thái là một hồ nước ngọt ven núi thuộc địa bàn hai xã Yên Đồng và Yên Thái, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình Diện tích hồ ở điều kiện mực nước bình thường có diện tích tự nhiên khoảng 380 ha và có trữ lượng nước khoảng 8.000.000 m3 Hồ Đồng Thái là những hồ nước lớn nhất Ninh Bình, nằm

Trang 28

bên dãy núi Tam Điệp hùng vĩ và con đê trải dài 10km, là nơi hoang sơ hơn cả với nhiều loài động thực vật quý hiếm Hồ Đồng Thái là một hồ rộng với một bên là tuyến đê dài và một bên là ven núi nên có hình dạng bị cắt xẻ nhiều Bờ hồ nằm uốn lượn tạo ra nhiều "bán đảo" với nhiều thung lũng đẹp, diện tích từ 2 - 10 ha, Các thung lũng là khu rừng nguyên sơ với nhiều loại động, thực vật hoang dã Phần lớn thung lũng có bề mặt bằng phẳng, rất thuận lợi xây dựng các khu vui chơi, giải trí hoà quyện với thiên nhiên.

Đi thuyền qua hồ Đồng Thái vào chân núi, du khách lên thăm động Mã Tiên Men theo gần 100 bậc đá, bên sườn núi để đến cửa động Cửa động cao đến 15 m, rộng 10 m, trông giống miệng của con cá khổng lồ Nền hang ở động trũng xuống, không phẳng với nhiều khối đá lớn nhỏ, đặc biệt có những tảng đá lớn nhấp nhô như một đàn voi đang nô đùa Động Mã Tiên cũng có rất nhiều đền, chùa, miếu mạo mang yếu tố tâm linh gắn với những lễ hội dân gian đặc sắc

Núi chùa Bái Đính:

Núi Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình

15 km, cách Hà Nội 95 km Với diện tích là 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố

xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh,… vẫn đang được tiếp tục xây dựng Núi Bái Đính cao 200, sừng sững giữa vùng bán sơn địa với diện tích gần 150.000m2, được tạo thành bởi 2 dãy núi khép lại hình cách cung và hướng về phía tây tựa như tay ngai, mở rộng ra là một thung lũng rộng hơn 3 ha goi là Thung Chùa Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, bước trên 300 bậc đá có độ dốc vừa phải Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên, phía trên là động thờ Phật (hay còn gọi là Động Sáng) có 4 chữ đại khắc tự trên đá: “ Minh Đỉnh

Trang 29

Danh Lam”, có nghĩa là “ Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp” Động Tiên lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 hang.

Khu chùa Bái Đính cổ thì có: Giếng ngọc, Đền thờ thần Cao Sơn, Đền thờ thánh Nguyễn, Hang Sáng, Động Tối

Khu chùa Bái Đính mới thì đang được quy hoạch đồng bộ và nổi tiếng bởi 5 cái nhất: chuông to nhất, nhiều tượng La Hán nhất, chùa lớn nhất, phật tượng lớn nhất, khuôn viên rộng nhất Chùa Bái Đính mới gồm có điện Tam Thế, chùa Pháp Chủ, cổng Tam Quan, Chùa Quan Âm, La Hán Đường, Tháp Chuông, khu hồ phóng sinh…

Hệ sinh thái ven biển Kim Sơn:

Vùng ven biển Kim Sơn có diện tích 7.061 ha, có 18 km đường bờ biển, bao gồm hệ sinh thái, cảnh quan khá đa dạng như rừng ngập mặn, đất ngập nước, cửa sông Đáy, sông Càn, Cồn Nổi

Với hơn 20 loài cây ngập mặn, 100 loài chim và nhiều loài hải sản có giá trị cao như tôm, cá biển, sò, ngao, Cồn Nổi chỉ cách đất liền khoảng 5 km, diện tích rộng hơn 300 ha, có độ thoải nông, cát mịn không lấm chân, sóng trắng, nước khá trong, thảm thực vật ngập mặn đã hình thành nơi cứ trú của nhiều loài sinh vật, đặc biệt có một số loài chim di cư quý hiếm như Cò Thìa,…

Qua việc tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh có thể thấy Ninh Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tín ngưỡng tâm linh… Các di tích danh thắng như VQG Cúc Phương, khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc-Bích Động, khu suối khoáng Kênh Gà-Vân Trình, khu BTTN đất ngập nước Vân Long, hệ thống các hang động karst như động Tiên, động bà chúa Mát, cảnh quan các vùng hồ thủy lợi… đều có sức hấp dẫn đối với du khách

Trang 30

Tuy nhiên, các tài nguyên du lịch tự nhiên của Ninh Bình phần lớn vẫn ở dạng tiềm năng, sơ khai, phân bố tài nguyên hiểm trợ giao thông vận tải chưa thể tiếp cận đến tận nơi được Một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch mà chưa triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hoặc đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm… nên chưa thể biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Ninh Bình.

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một là, về mặt kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 (giá so sánh năm 2010) đạt khoảng 8,7%, giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khá 16% (trong đó riêng công nghiệp tăng 21%), khu vực dịch vụ tăng 10,2% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ; sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh; các ngành dịch vụ và sản xuất nông nghiệp phát triển khá, phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng rãi

và đạt kết quả tích cực; văn hóa xã hội tiếp tục có tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo; xúc tiến đầu tư được tăng cường,…

Sản xuất công nghiệp năm 2015 được phục hồi và phát triển tích cực, nhiều sản phẩm chủ lực được sản xuất với sản lượng lớn (ximăng-clanke, phân đạm ), một số dự án công nghiệp đi vào hoạt động và phát huy công suất (nhà máy Camera và linh kiện điện tử, xi măng Hệ Dưỡng, phân đạm Ninh Bình ), chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh đang phát huy hiệu quả

đã góp phần quan trọng để gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Tổng giá trị sản xuất theo giá sản xuất (giá so sánh năm 2010) năm 2015 toàn tỉnh đạt gần 54,37 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2014; trong đó riêng giá trị sản xuất

Trang 31

công nghiệp theo giá sản xuất (giá so sánh năm 2010) ước đạt 33,15 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2014; sản xuất công nghiệp tập trung trong các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được duy trì ổn định.

Các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển toàn diện, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) toàn ngành tăng khoảng 2,1% so với cùng

kỳ năm 2014 Thuỷ sản tiếp tục được mở rộng về diện tích, chăn nuôi bước đầu tăng trưởng về tổng đàn (trâu, bò, lợn, dê, gia cầm) Công tác xây dựng nông thôn mới, kiểm tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng cháy, bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh Công tác tu bổ đê điều, phòng chống lụt bão được triển khai và sớm tập trung thực hiện

Tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2015 ổn định Trong năm 2015 số doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh ước khoảng 624 doanh nghiệp, tăng 18,4% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký ước đạt 3.335 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1%

so với năm 2014; số doanh nghiệp giải thể ước khoảng 41 doanh nghiệp, giảm 32,7% so với năm 2014

Năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.379 tỷ đồng, vượt 36% so với dự toán được giao

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2015 ước đạt 21.791 tỷ đồng, tăng 8,12% so với năm 2014 Trong đó: vốn nhà nước ước đạt 4.948 tỷ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 16.842 tỷ đồng, tăng 16,16% so với cùng kỳ năm trước Công tác quản lý đầu

tư được kiểm soát chặt chẽ Một số công trình trọng điểm có khối lượng thực hiện lớn như: Bệnh viện Sản nhi, đường kết nối đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1A, đường Bái Đính đi Kim Sơn; Dự án đường ĐT 480, đường chính Thành phố Ninh Bình

Hai là, về mặt văn hóa – xã hội.

Trang 32

Các hoạt động thông tin – truyền thông, văn hóa, thể dục – thể thao luôn được quan tâm kịp thời Đã tập trung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, tuyên truyền phổ biến Luật mới ban hành và Hiến Pháp (sửa đổi), tuyên truyền các quan điểm, chủ trương giải quyết của Đảng và Nhà nước về tình hình trên biển Đông, thúc đẩy người dân học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, …

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh tiếp tục được đầu tư phát triển toàn diện và vững chắc cả về quy mô và chất lượng Công tác phổ cập giáo dục được thực hiện tốt ở các cấp học, bậc học Chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt Các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh được củng cố, nâng cấp, mở rộng ngành đào tạo, năm 2015 có 131 ngành nghề được đào tạo Sự nghiệp giáo dục – đào tạo phát triển tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Ninh Bình, trong đó có nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch

Bên cạnh đó, công tác y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình được tỉnh quan tâm, có bước tiến bộ Tiếp tục thực hiện tốt các các mục tiêu quốc gia về y tế, thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh; triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh

Ba là, về dân cư, lao động, vấn đề việc làm.

Dân số của tỉnh năm 2015 có khoảng 926.995 người, tăng 1,2% so với năm

2012 Trong đó, dân số thành thị chiếm gần 12,4% Trung bình từ năm 2010, mỗi năm dân số của tỉnh tăng thêm khoảng 7.100 người

Mật độ dân số của tỉnh là 673 người/km2; dân cư phân bố khá đều giữa các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông ở thành phố Ninh Bình (Tp.Ninh Bình: 2.467 người/km2; Huyện Yên Khánh 987 người/km2 thấp nhất là huyện Nho Quan: 331 người/km2)

Toàn tỉnh, hiện có khoảng 587,5 nghìn người đang làm việc trong các khu vực kinh tế (chiếm 63,4% dân số) Lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có

xu hướng giảm từ 69,2% năm 2005 xuống 48,5% năm 2010 và 46,4% năm 2013 Lao động ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 32,3% năm 2013 và có xu hướng

Trang 33

tăng nhẹ so với năm 2010 Riêng lao động ngành công nghiệp hiện chiếm khoảng 20,7% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế toàn tỉnh.

Giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh Ninh Bình thực hiện chương trình “giảm nghèo bền vững” qua đó tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm bền vững qua mỗi năm, từ 12,4% năm 2010 xuống còn 3,92% năm 2014 và xuống còn 3,5% năm 2015 Hoàn thành tuyển mới đào tạo dạy nghề cho khoảng hơn 90.000 lao động

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Ninh Bình.

Tỉnh Ninh Bình là vùng có nhiều truyền thống văn hóa, là mảnh đất thiêng, từng là cố đô của ba vương triều phong kiến là Đinh, Tiền Lê, Lý, là nơi hội tụ giao thoa của Phật Giáo và Thiên Chúa giáo điển hình của cả nước Cùng với quá trình lịch sử, các di sản văn hóa đó được các thế hệ gìn giữ và phát huy làm giàu thêm qua dấu ấn của các thời kỳ lịch sử, các giá trị văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc – một trong những tiềm năng được tỉnh quan tâm thành thế mạnh trong phát triển kinh tế du lịch Các giá trị nhân văn đó được biểu hiện cụ thể qua các di tích lịch sử văn hóa như:

Cố đô Hoa Lư.

Nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình Là kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền nước ta nằm trên một diện tích khoảng 400 ha

Ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đô nguy nga với núi đồi trùng điệp xung quanh kinh đo như tấm bình phong, sông Hoàng Long và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hòa sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự Khu thành Hoa Lư có quy mô rộng lớn, có nhiều phòng tuyến liên hòa Thành gồm 2 khu, khu trong và khu ngoài thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp, hiểm trợ Mỗi khu gồm nhiều vòng nhiều tuyến nhỏ

Đền vua Đinh

Trang 34

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư, đền quay hướng Đông, khuôn viên rộng khoảng 5 mẫu Trước mặt đền Đinh là núi Mã Yên

có hình dáng giống cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ vua Đinh Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 và là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký Chính cung đền thờ Đinh Tiên Hoàng và 3 hoàng tử: Đinh Liễn, Đinh Đế Toàn và Đinh Hạng Lang Tòa thiêu hương đền có bài vị thờ 4 vị quan trung thần là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ Trong nhà Khải Thánh có tượng thờ Đinh Công Trứ và Đàm Thị là cha mẹ của Đinh Tiên Hoàng

Nhà thờ đá Phát Diệm

Cách thành phố Ninh Bình 28 km, nhà thờ tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn Nhà thờ là một kiệt tác kiến trúc do cha Phê Rô Trần Lục (quen gọi là cụ Sáu) xây dựng trong suốt 24 năm (1875 – 1899) với vô vàn khó khăn, phương tiện làm việc thô

sơ Đây là một kiểu kiến trúc đình chùa phương Đông, kết hợp với lối kiến trúc Gô-tíc của nhà thờ phương Tây Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng với nhiều hạng mục khác nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà

Trang 35

nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh thánh trái tim Chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo.

Đền Thái Vi

Đền Thái Vi là một ngôi đền nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa

Lư tỉnh Ninh Bình Đây là một nơi thờ các vua đầu nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên, là những người đã lập ra hành cung Vũ Lâm, một cứ địa trong kháng chiến chống Nguyên Mông

Đền thờ đức Thánh Nguyễn

Đền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay

là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình Đền thờ Nguyễn Minh Không, là danh nhân được sinh ra trên đất này Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121 Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm 1989

Đền nằm trên mảnh đất dài 100m rộng hơn 40m Đền có 4 toà làm theo kiểu tiền nhất, hậu công (trước theo kiểu chữ nhất 一 sau là chữ công 工) Năm gian tiền đường làm theo kiểu chồng rường, hồi có mái đại, trụ non xà đuôi chuột, các cặp xà dọc, xà ngang, xà nách, được bám vào cột chắc khoẻ như những ngấn mộng chính xác kín kít, phân bổ ở vị trí không để ảnh hưởng tới sự chịu tải của cột Gian giữa trên cao ở phía ngoài có cuốn thư chạm khắc bốn chữ Hán Thiên khái Thánh sinh (trời sinh ra Thánh) Bên trong để đồ tế khí, có hai chiếc trống rất quý hiếm, mặt trống đường kính 1,4m Trong cùng là chính tẩm gồm 5 gian, thờ Nguyễn Minh Không và cha mẹ ông Phía sau chính tẩm là gác chuông hai tầng, tám mái, cũng toàn bằng gỗ lim Gác chuông đây treo một quả chuông nặng hơn 1 tấn, cao 1,60 m Quanh đền có nhiều cây cổ thụ tán là xanh tươi và những

Trang 36

cây cảnh điểm trang cho đền, tạo thành một bức tranh phong cảnh làng quê thâm nghiên, tĩnh mịch.

Cùng với các di tích lịch sử văn hóa là các lễ hội truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như:

Lễ hội Trường Yên: Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm

lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành

Lễ hội đền Thái Vi: Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17

tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần - những người có công lớn với dân với nước

Lễ hội đền Địch Lộng: Lễ hội được tổ chức vào hai ngày: mùng 6 và mùng 7

tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn

Lễ hội chùa Bái Đính: Hội được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng

năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn

Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng (âm

lịch) hàng năm tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ : Lễ hội tổ chức vào 3 ngày, từ ngày 13 đến

ngày 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kỵ, ngày 15 tế tạ

Bên cạnh các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội thì tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình còn được biểu hiện cụ thể qua các làng nghề truyền thống tiêu biểu có giá trị để phát triển kinh tế du lịch như:

Thêu ren Văn Lâm: Làng nghề thêu ren Văn Lâm thuộc xã Ninh Hải, huyện

Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Tương truyền, năm 1258, Bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về đây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren, từ đó nghề được lưu truyền và ngày càng phát triển Bằng những sợi chỉ mong manh, đủ màu sắc, với đôi bàn tay khéo léo, bộ óc giàu trí

Trang 37

sáng tạo, người Văn Lâm đã thả hồn vào chỉ, vào vải để tạo nên những sản phẩm độc đáo và đa dạng như: tranh phong cảnh, ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn trải bàn

Chạm khắc đá Ninh Vân: Làng nghề Chạm khắc đá Ninh Vân thuộc Xã

Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Làng nghề này đã có từ rất lâu đời, qua đôi bàn tay của biết bao thế hệ, cùng với những biến cải thăng trầm của lịch sử vẫn được lưu truyền tới ngày nay Sản phẩm bao gồm nhiều loại như: tượng, chim, thú,

bể cảnh, bia, thống, chậu hoa, xà nhà,… Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công

mỹ nghệ và nhiều loại sản phẩm đá như: tượng thờ, tượng đài, tượng nghệ thuật, bể cảnh, thống đá, các con giống, tứ linh, lư hương, cây đèn, cột trụ, bộ ấm trà, gạt tàn thuốc lá, khóm trúc…

Mỹ nghệ cói Kim Sơn: Làng nghề Chiếu cói Kim Sơn thuộc huyện Kim Sơn,

tỉnh Ninh Bình Cây cói xuất hiện cách đây gần 2 thế kỷ nhưng đã chiếm một vị trí

vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế nơi đây Trước đây, sản phẩm bằng cói

ở Kim Sơn chủ yếu là Chiếu cói (chiếu cói Kim Sơn rất bền và đẹp, khó có nơi nào sánh nổi) Ngày nay, các sản phẩm được chế tác từ cói rất phong phú, đa dạng Ngoài chiếu cói còn có thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, túi xách, cũng đều được làm từ cây cói

Ngoài ra, tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Ninh Bình còn thể hiện ở sự

độc đáo về ẩm thực mang đậm dấu ấn Ninh Bình Cùng với những món ăn của

đồng bằng trung du Bắc Bộ, ẩm thực Ninh Bình có nét đặc trung riêng Đó là: Tái

dê Ninh Bình, Nhất nướng thiên kim (cơm cháy), nem Yên Mạc (Yên Mô), Rượu Lai Thành, Mắm tép Gia Viễn, Rượu cần Nho Quan…

2.2. Tình hình đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch của Ninh Bình.

2.2.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế du lịch

2.2.1.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng chung của tỉnh Ninh Bình

Một là, hệ thống giao thông Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh

Bình trong những năm gần đây đã được xây dựng tương đối hợp lý, rộng khắp toàn

Trang 38

tỉnh ô tô đi đến được tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện nhanh chóng Trong tỉnh hiện có 2.278,2 km đường bộ và 496 km đường sông với các tuyến quan trọng nối liền giữa các thị xã với các huyện thị tỏa đi các xã Các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp đổ bê tông, rải nhựa đường Mạng lưới giao thông trong tỉnh được phân bố tương đối đồng đều: đường sắt, đường thủy, đường bộ.

Đường bộ bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, liên huyện, đường xã, liên xã với tổng chiều dài là 2.278,2 km Ngoài quốc lộ 1A thì trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn có các tuyến đường quốc lộ khác chạy qua như: quốc lộ 10, 12B, 45, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Trong đó có: Đường quốc lộ dài: 110,5 km; Đường tỉnh lộ dài: 261,5 km; Đường huyện lộ dài: 194,92 km; Đường xã, liên xã có tổng chiều dài là 911,5 km

Hiện nay hệ thống giao thông đường bộ ngày được cải thiện tốt hơn Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải cũng chưa thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu

về phát triển kinh tế - xã hội Hệ thống giao thông các đường nội thị còn yếu kém cần được mở rộng và cải tạo lại Đặc biệt cần nâng cấp, cải tạo toàn tuyến quốc lộ 1A chạy qua tỉnh Đây là tuyến đường giao thông chính trong giao lưu kinh tế giữa Ninh Bình với các tỉnh phía Bắc cũng như phía Nam đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách qua Ninh Bình ngày càng lớn Các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện, nông thôn được nâng cấp, đổ bê tông, rải nhựa cải tạo và làm mới

Đường sắt: Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt xuyên quốc gia Bắc – Nam, đây là tuyến đường sắt đóng góp một phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh cũng như của các địa phương và trên toàn quốc Toàn tỉnh có 4 nhà ga là: ga Ghềnh, ga Đồng Giao, ga Cầu Yên và ga Ninh Bình

Đường thủy: Ninh Bình có 22 con sông có thể khai thác vận tải đường thủy với tổng chiều dài là 387,3 km Mật độ sông là 27.3 km/km2 (lớn hơn mật độ sông bình quân của cả nước) Phần lớn là sông cấp II, cấp III và cấp IV mang đặc điểm

Trang 39

lớn của sông, kênh khu vực đồng bằng sông Hồng Toàn tỉnh có các con sông lớn chảy qua là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Vân, sông Lạng,… giúp cho Ninh Bình có điều kiện thuận lợi là đầu mối quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và toàn vùng Bắc Bộ rộng lớn.

Hai là, hệ thống cấp điện Từ năm 2011, lưới điện quốc gia đã “phủ” kín

100% số xã, phường thị trấn trên địa bàn Hệ thống mạng lưới điện trong toàn tỉnh được xây dựng với chiều dài với các đoạn đường trung cao áp là 770 km Hiện nay tỉnh đã có 1 nhà máy điện và 4 trạm điện phân phối Nguồn điện hiện nay bao gồm

cả mạng lưới phân phối điện về cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt

Ba là, hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: Trong những năm gần

đây hệ thống cấp nước sạch đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho vùng đô thị (thị

xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn huyện lỵ) Còn về mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của Tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung (cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt) Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các loại cống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan Các loại nước thải hầu như chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối Ninh Bình là tỉnh đang giai đoạn đô thị hóa nên môi trường bị ô nhiễm tương đối nghiêm trọng thể hiện ở sự ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí,…

Bốn là, hệ thống bưu chính viễn thông Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ

kín các vùng trong tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống thông tin viễn thông vi ba, cáp quang Bắc - Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế

Năm là, Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng Các cơ sở dịch vụ về tài

chính, ngân hàng của Ninh Bình bao gồm hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống kho bạc từ tỉnh đến các huyện, thị xã, công ty

Trang 40

bảo hiểm, các quỹ tín dụng nhân dân, Hệ thống các cơ sở dịch vụ này hiện tại thường xuyên được cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn và phong cách phục vụ, tăng cường trang bị kĩ thuật hiện đại, thực hiện vi tính hoá trong quản lý và thanh toán, đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất-kinh doanh, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hoá-dịch vụ; phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành; góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

Ở Ninh Bình mạng lưới chi nhánh ngân hàng phát triển rộng khắp với nhiều các ngân hàng khác nhau phục vụ tốt nhu cầu giao dịch tài chính cho người dân cũng như là cho khách du lịch cần giao dịch Các ngân hàng có chi nhánh ở Ninh Bình phải kể đến như: ngân hành nhà nước, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP công thương, Ngân hàng TMCP Dầu Khí toàn cầu…

2.2.1.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế du lịch.

Trong giai đoạn 2010 – 2015, Ninh Bình đã tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và bước đầu mang lại những thành tựu đáng khen ngợi

Thứ nhất: về cơ sở lưu trú

Thời gian qua với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú

có sẵn phục vụ phát triển kinh tế du lịch, Ninh Bình đã dần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhiều công trình hạ tầng cơ sở được xây dựng, tu bổ và tôn tạo để phục vụ phát triển kinh tế du lịch Hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà nói riêng

Cùng với xu hướng chung của cả nước, lượng khách quốc tế ngày càng tăng

và lượng khách nội địa có nhu cầu nghỉ ngơi nhiều hơn nên các nhà trọ, khách sạn được xây dựng thêm để kịp thời phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch

Ngày đăng: 10/05/2016, 17:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Giang, “Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An – Ninh Bình” (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An – Ninh Bình
4. Lâm Thị Hồng Loan, “Phát triển du lịch bền vửng ở tỉnh Ninh Bình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vửng ở tỉnh Ninh Bình
6. Đặng Mai Phương , “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp” (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp
8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Những nguyên lý cơ ban của chủ nghĩa Mác – Lê nin” (2009), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý cơ ban của chủ nghĩa Mác – Lê nin
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Những nguyên lý cơ ban của chủ nghĩa Mác – Lê nin”
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
13. Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình, www.ninhbinh.gov.vn 14. http://voer.edu.vn/m/tiem-nang-du-lich-cua-ninh-binh/7a9f5a5c15. www.quangninh.gov.vn16. www.laocai.gov.vn Link
2. Nguyễn Thị Huyền, “Đầu tư và phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Khác
3. Hà Duy Huỳnh, Nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay (2015), Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khác
5. Phạm Hồng Long, Bùi Thị Hải Yến (2009), Tài nguyên du lịch , NXB Giáo Dục, Hà Nội Khác
7. Dương Thị Thảo, Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay (2015), Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khác
9. Báo cáo kinh tế: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 Khác
10. Cục thống kê tỉnh Ninh Bình, Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Ninh Bình Khác
11. Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Khác
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w