1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch bền vững tại ninh bình

34 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 68,65 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch trên phạm vi toàn cầu đãphát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới.Dòng khách dulịch thế giới đang hướng

Trang 1

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch trên phạm vi toàn cầu đãphát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới.Dòng khách dulịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tếphát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dầnsang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nềnkinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó ViệtNam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện Du lịch đóng vai trò quantrọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khácphát triển,tăng ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng,tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân Nhận thức rõ được tầm quantrọng đó, thì trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ quan điểm vềphát triển du lịch là huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng cả nước vàcủa từng địa phương, tăng dần đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch làmột ngành kinh tế mũi nhọn Ninh Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng về dulịch, nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng

Tuy nhiên, trong thực tế phát triển du lịch Ninh Bình những năm qua cònnhiều hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chưa gắn vớicông tác bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả.Sản phẩm du lịch chưa phongphú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách Vấn đề đặt ra ở đây là phải vừakhai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng củakhách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời vừa duy trìcác khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường, cải tạo các tài nguyên dulịch góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương Nhận rõ tình hình

đó, đề tài “Một số đề phát triển du lịch bền vững tại Ninh Bình” được em lựachọn làm đề tài nghiên cứu

Trang 2

+ Phân tích đánh giá những thành công và các hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuấtgiải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn 2014-2020.

+ Hệ thống hóa lý luận về du lịch bền vững

3 Đối tượng nghiên cứu

+ Các vấn đề kinh tế, xã hội đang diễn ra ảnh hưởng đến vấn đề phát triển dulịch bền vững tại tỉnh Ninh Bình

+ Phát triển du lịch theo hướng bền vững

4 Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian là các điểm du lịch ở tỉnh Ninh Bình

+ Về thời gian là đề tài nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch ở Ninh Bìnhgiai đoạn 2010-2014 và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnhNinh Bình trong giai đoạn 2014-2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề án, em đã sử dụng các phương pháp khác nhau,

bổ sung nhau, tạo điều kiện để đề án đạt được kết quả một cách khả quan, có cơ

sở khoa học

Các phương pháp đã sử dụng:

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu (thông tin thứ cấp): từ các thôngtin, số liệu thu thập được thì hệ thống lại thành bảng nhằm so sánh sựthay đổi qua các năm, cũng như đưa ra các xu hướng từ đó đưa ra nhữngnhận xét cũng như những giải pháp thích hợp

- Phương pháp tổng hợp phân tích: từ những định nghĩa, quan điểm thuthập được của các học giả cũng như các đề án, luận văn, tài liệu thamkhảo, thì hệ thống lại, xâu chuỗi lại, từ đó có được bản hệ thống hóa lýluận về du lịch bền vững và các khía cạnh liên quan Đồng thời qua đó cóthể đưa ra các quan điểm, ý kiến của riêng bản thân mình

Trang 3

II PHẦN NỘI DUNG

ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó

có Việt Nam Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư làmột trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống Tuy nhiêncho đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất Có 1chuyên gia đã từng nói: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giảnghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Có khá nhiều khái niệm “Du lịch” nhưng tổng hợp lại ta thấy

du lịch hàm chứa các yếu tố sau:

- Là một hiện tượng kinh tế xã hội

- Là sự di chuyển tạm thời ngoài nời ở thường xuyên củacác cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu củahọ

- Là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đadạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình và các nhucầu đa dạng của khách du lịch

Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyểncủa cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự dichuyển đó Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm củaHienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiệntượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các

cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thườngxuyên của họ”

Về sau vào năm 1963 tại đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc

tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận địnhnghĩa này làm cơ sở cho môn khoa học du lịch

Tuy nhiên, ở Việt Nam các học giả biên soạn từ điển BáchKhoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của dulịch thành 2 phần riêng biệt:

- Xét về mục đích chuyến đi: Du lịch là một dạng nghỉ ngơidưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư

Trang 4

trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật,…

- Xét về góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổnghợp có hiệu quả cao về nhiểu mặt : thiên nhiên, truyền thốnglịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tìnhyêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị vớidân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanhmang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩuhàng hóa và dịch vụ tại chỗ

Việc phân định rõ hai nội dung cơ bản của khái niệm có ýnghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch

Theo pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXHCN ViệtNam công bố ngày 20/02/1999): “Du lịch là hoạt động của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhucầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời giannhất định.”

Trang 5

+ Du lịch thanh, thiếu niên.

+ Du lịch dành cho những người cao tuổi

- Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

1.2. Khái niệm về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩamột sự tăng trưởng về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật,văn hóa… trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triểntrong tương lai xa.Theo cách hiểu đơn giản thì, phát triển là kháiniệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên

từ thấp đến cao, từ đơn giản đén phức tạp, từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn Cái mới ra đới thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đờithay thế cái lạc hậu Còn bền vững có nghĩa là ổn định trong mộtthời gian dài

Mục tiêu của phát triển bền vững là nâng cao chất lượngcuộc sống của con người, làm cho con người ít phụ thuộc vào thiênnhiên, tạo lập một xã hội công bằng và bình đẳng giữa các thành

Trang 6

viên Trải qua một thời gian dài phát triển mạnh mẽ của nền kinh tếthế giới, thì tài nguyên thiên nhiên dần dần cạn kiệt, dẫn đến nhữngtác động tiêu cực làm suy thoái môi trường tự nhiên Trước nhữngthực tế không thể phủ nhận là môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởichất thải từ các hoạt động kinh tế, nhiều loài sinh vật đã và đang cónguy cơ bị diệt vong, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triểncủa toàn xã hội qua nhiều thế hệ… Từ nhận thức này đã xuất hiệnmột khái niệm mới của con người về hoạt động phát triển, đó là

“phát triển bền vững”

Thuật ngữ phát triển bền vững có mặt lần đầu tiên vào năm

1980, và mãi đến năm 1987 được chính thức đưa ra tại Hội nghịcủa Ủy Ban thế giới về Phát triển và Môi trường (WCED) nổi tiếngvới tên gọi Ủy ban Brundtlant Theo định nghĩa của tồ chức nàythì: “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tếnhằm đáp ứng các yêu cầu của thế hệ mai sau”

Mặc dù còn nhiểu tranh luận xung quanh khái niệm về pháttriển bền vững ở những góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung chođến nay khái niệm mà Ủy ban Thế Giới về phát triển và môi trườngWECD đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi, làm chuẩn mực để

so sánh các hoạt động phát triển có trách nhiệm đối với môi trườngcon người

Đối với Việt Nam khái niệm “Phát triển bền vững” được biếtđến vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Mặc dùxuất hiện ở Việt Nam khá muộn song lại được các nhà khoa họcquan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây, trên cơ sở tiếp thunhững kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế vềphát triển bền vững, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở ViệtNam

Phát triển bền vững cũng đã trở thành đường lối, quan điểmcủa Đảng và chính sách nhà nước Chỉ thị số 36/CT của Bộ ChínhTrị BCHTW Đảng ngày 25/6/1998 đã xác định mục tiêu và cácquan điểm cơ bản cho phát triển bền vững dựa chủ yếu vào hoạtđộng bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa hiện đạihóa, đất nước Đồng thời trong “báo cáo chình trị” tại Đại hội Đảng

Trang 7

VIII (1996) cũng đã chình thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ môitrường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thànhkhông thể tách rời của phát triển bền vững Quan điểm phát triểnbền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và trong Chiến lược pháttriên kinh tế - xã hội 2001-2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bềnvững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng

xã hội và bảo vệ môi trường.”, “Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặtvới bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môitrường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinhhọc.”

1.3. Khái niệm du lịch bền vững

Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bềnvững được đề cập, tiến hành nghiên cứu thì đã có nhiều nghiên cứukhoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của

du lịch có liên quan đến phát triển bền vững Chính vì vậy đã xuấthiện nhu cầu nghiên cứu “phát triển bền vững” nhằm hạn chế cáctác động tiêu cực của hoạt động du lịch đảm bảo sự phát triển lâudài

Hiện nay trong quá trình thống nhất về nhận thức, quan niệm

về phát triển du lịch bền vững vẫn còn những bất đồng, đặc biệtgiữa những quan điểm coi phát triển du lịch bền vững cần đảm bảonguyên tắc chính là bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hóa vớiquan điểm cho rằng nguyên tắc hàng đầu của sự phát triển du lịchbền vững là sự tăng trưởng về kinh tế do du lịch đem lại

Đa số cho rằng du lịch bền vững được hiểu là: “Hoạt độngkhai thác môi trương tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhucầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tếdài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tácbảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồngđịa phương.”

Tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên HiệpQuốc tại Rio dejaneiro năm 1992 thì: “Du lịch bền vững là việc

Trang 8

phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tạicủa khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đếnviệc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động

du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lýcác nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xãhội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toànvẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái

và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người.”

Như vậy, trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là đấutranh cho sự công bằng giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, và bảo

vệ tài nguyên, môi trường và văn hóa cộng đồng trong khi phảităng cường sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng củakhách du lịch

Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trunglại nó phải có những nội dung sau đây:

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môitrường nhân văn Du lịch phải thân thiện với môi trường

- Đảm bảo lợi ích nhiểu mặt của cộng đồng dân cư địa phương.Tăng thu nhập cho địa phương

- Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau

- Duy trỉ tính đa dạng: Trong quá trình xây dựng và thực hiện các

dự án quy hoạch du lịch, cũng như sự phát triển du lịch donhiều nguyên nhân khác nhau nên dễ làm mất đi tính đa dạng

Trang 9

của thiên nhiên, văn hóa-xã hội Vì vậy trong quá trình quyhoạch du lịch cần phải xây dựng, thực hiện các phương cách,chiến lược nhằm duy trì bảo tồn được tình đa dạng của tự nhiên,văn hóa-xã hội Việc này sẽ tạo ra sức bật cho ngành du lịchgiúp ngành du lịch phát triển 1 cách bền vững.

- Hạn chế tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: Sự khai thác quámức tài nguyên và các tài nguyên khác không chỉ dẫn đến sựhủy hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên mà còn khôngđảm bảo tài nguyên cho sự phát triển lâu dài của ngành du lịch.Các chất thải của phương tiện vận chuyển khách, chất tẩy rửa,dầu ăn, nước thải từ dịch vụ giặt đồ và nấu ăn, cùng với lượngchất thải khác từ các dịch vụ phục vụ du khách, cũng như khách

du lịch Nếu chúng không được thu gom xử lý đúng yêu cầu kỹthuật, hoặc tái chế sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Do vậy việc quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn ngay từkhi lập án phải tiến hành đánh giá tác động từ hoạt động du lịchđến tài nguyên môi trường, từ đó dự kiến những biện phápphòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên

và giảm lượng chất thải vào môi trường là cần thiết

- Hợp nhất quy hoạch du lịch vào quá trình quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liênngành, nó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhiều ngành kinhtế-xã hội Ngành du lịch mang lại hiệu quả trực tiếp và gián tiếpđối với các ngành kinh tế-xã hội Do vậy cần hợp nhất phát triển

du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược của địaphương và của quốc gia Quy hoạch phát triển du lịch là một bộphận của quy hoạch kinh tế - xã hôi, nó làm tăng khả năng tồntại, phát triển lâu dài của ngành du lịch

- Hỗ trợ kinh tế địa phương: Du lịch được coi là một ngành tổnghợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết đốivới các ngành kinh tế khác trong đó có cả ngành kinh tế địaphương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải

có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển

Trang 10

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Sự tham giacủa cộng đồng địa phương là cần thiết cho ngành du lịch Bởichính dân cư, văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống củađịa phương là những yếu tố thu hút khách du lịch Sự tham giacủa cộng đồng có thể làm phong phú thêm kinh nghiệm và sảnphẩm du lịch Đồng thời đem lại lợi nhuận cho cộng đồng vàlàm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển

du lịch và bảo vệ môi trường

- Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan: Điều đógiúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểunhững mâu thuẫn của mọi người, đi đến tính thống nhất cao vềquan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực du lịch làlực lưỡng sản xuất quan trọng nhất, nó quyết định sự phát triểncủa du lịch bền vững Để đạt được các mục tiêu phát triển, các

dự án quy hoạch ngay từ đầu cần phải hoạch định các chiếnlược, giải pháp để đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồnnhân lực

- Tiếp thị một cách có trách nhiệm: Để thực hiện được các mụctiêu phát triển du lịch bền vững, các dự án quy hoạch du lịchcần hoachjd dịnh được các chiến lược, marketing, quảng bá cho

du khách với môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội tại điểmđến, đồng thời, làm tăng sự thỏa mãn của du khách

- Tiến hành nghiên cứu: Triển khai nghiên cứu, nhằm mang lạilợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách,mang lại lợi ích cho doanh nghiệp du lịch

Tóm lại muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phảitôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến mộitrường tự nhiên kinh tế - xã hội Du lịch bền vững sẽ tác độngtích cực đến đời sống xã hội và kinh tế Du lịch thực sự đóngvai trò quan trọng và là ngành mũi nhọn chỉ khi nó được pháttriển một cách bền vững

1.5. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môitrường : Du lịch là một ngành kinh tế, nên phát triển bền vững

Trang 11

cần phải bền vững về kinh tế, thu nhập phải lớn hơn chi phí,phải đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài,tối ưu hóa đóng góp của ngành du lịch và thu nhập quốc dân,góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, Cảithiện tính công bằng xã hội trong phát triển: thu hút cộng đồngđịa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều công

ăn việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, làm giảm

sự cách biệt giàu nghèo trong xã hội

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách: Đa dạng hóa, nâng caochất lượng sản phẩm du lịch, để đáp ứng các nhu cầu ngày mộtmới mẻ của du khách

- Duy trì chất lượng của môi trường: Phải sử dụng bảo vệ tàinguyên và môi trương du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững,đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chấtlượng tài nguyên và môi trường, thu hút cộng đồng và du kháchvào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên

Như vậy, các nhà quy hoạch trong quá trình quy hoạch du lịch cầnxem xét đến việc đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch bền vữngcủa các vùng, các địa phương được quy hoạch

1.6. Mối quan hệ giữa môi trường và du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động du lịch luôn luôngắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tựnhiên, môi trường văn hóa kinh tế - xã hội Sự tồn tại của du lịchgắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường đượcbảo vệ

1.6.1. Ảnh hưởng tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường

1.6.1.1. Đối với môi trường tự nhiên

- Hoạt động du lịch gớp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườnquốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên; bảo vệ và tu bổ hệ thốngđền đài, kiến trúc mỹ thuật

- Tăng mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch

- Du lịch góp phần tu sửa, phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quantại các điểm du lịch: gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng,

Trang 12

đường xá, thông tin liên lạc, năng lượng, hệ thống sử lý nướcthải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp.

- Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịchnhằm bảo vệ môi trường

1.6.1.2. Đối với môi trường nhân văn, kinh tế - xã hội

- Góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư địa phương

- Góp phần cải thiện điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hộicho địa phương (đường xá, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theocác hoạt động phát triển du lịch

- Đóng góp kinh phí cho việc bảo tồn, nâng cao giá trị và khôiphục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, vănhóa, thủ công mỹ nghệ, phong tục truyền thống…

- Thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương, đa số là xuấtkhẩu tại chỗ Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi lớn vềnhiều mặt: tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn, giá báncao hơn, tiết kiệm được chi phí đóng gói và chi phí vận chuyểnquốc tế

- Tăng cường sự giao lưu hiểu biết, thắt chặt tinh thần đoàn kếthữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc

- Tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyềnthống của cộng đồng đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội

- Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư,xúc tiến, mở cửa với bên ngoài

- Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao Xử lý rácthải được cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng cấp

- Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: Giáo dục và kiến thức đượcnâng lên, cơ hội đào tạo được mở rộng, khuyến khích việc quản

lý và bảo vệ các di sản và môi trường thiên nhiên

1.6.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã cónhững tác động tiêu cực nhất định đối với môi trường do tốc độphát triển quá nhanh trong điểu kiện còn thiếu phương tiện xử

lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môitrường còn hạn chế…từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môitrường

1.6.2.1. Đối với môi trường tự nhiên

Trang 13

- Phát triển du lịch làm gia tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặcbiệt ở các trung tâm du lịch làm tăng nguy cơ ô nhiễm môitrường đất, nước

- Khách du lịch đặc biệt là khách du lịch từ các nước phát triểnthường sử dụng nhiều nước và tài nguyên khác so với người dânđịa phương Điều này làm tăng mức độ suy thoải và ô nhiễmcác nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng venbiển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứagiảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép

- Du lịch kéo theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn vàcông trình dịch vụ du lịch Điều này tất yếu dẫn đến việc xâmlấn những diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiênnhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi

- Hoạt động của du khách gây ảnh hưởng xấu đến môi trườngsống của các loài động thực vật

1.6.2.2. Đối với môi trường nhân văn, kinh tế-xã hội

- Văn hóa:

+ Nền văn hóa truyền thống của nước chủ nhà có thể bị hủyhoại hoặc giảm giá trị

+ Văn hóa xuống cấp cả về quy mô lẫn tốc độ

+ Làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây ra những thay đổi

+ Sự thay đổi địa vị giữa chủ và khách

+ Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái bảo thủ Xã hổi trởnên phức tạp hơn

- Các di sản văn hóa lịch sử, khảo cổ dễ bị xuống cấp khi vừachịu tác động của khí hậu và của khách du lịch tới thăm

- Mâu thuẫn nảy sinh giữa người làm du lịch với dân cư địaphương do việc phân bố lợi ích và chi phí trong nhiều trườnghợp chưa được công bằng

Trang 14

- Do tính chất mùa vụ của du lịch làm cho các dịch vụ công cộng

và cơ sở hạ tầng địa phương khó có thể đáp ứng nhu cầu tại thời

kì cao điểm đó

2. Phân tích thực trạng trong phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình.

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở Ninh Bình

2.1.1. Vị trí địa lý

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam Đồng bằng Bắc Bộ, cách HàNội 93Km về phí Nam, có tọa độ địa lý từ 19°50’ vĩ độ Bắc đến20°27’ vĩ độ Bắc và 105°32’ đến 106°33’ kinh độ Đông NinhBình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổSông Hồng và Bắc Trung Bộ Đồng thời cũng nằm giữa bavùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùngduyên hải miền Trung

Nó có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam

- Phía Đông giáp với Nam Định qua sông Đáy

- Phía Tây giáp với Thanh Hóa

- Phía Nam giáp biển (Vịnh Bắc Bộ)

Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện (147 đơn vị hànhchình cấp xã gồm 125 xã, 15 phường và 7 thị trấn

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Ninh Bình

a) Địa hình

Ninh Bình bao gồm cả 3 loại địa hình

- Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía Tây Bắc bao gồm các huyệnNho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điêp Nơi đây có đỉnh MâyBạc với độ cao 648m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình

- Vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện KimSơn và Yên Khánh Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũngchuyển tiếp Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừngđặc dụng các loại Có 4 khu rừng đặc dụng bao gồm: rừng CúcPhương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môitrường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn

- Vùng ven biển: Ninh Bình có đường bờ biển dài 18km Bờ biểnNinh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m.Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận

là khu dự trữ sinh quyển thế giới

b) Khí hậu

Trang 15

Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm: mùa hènóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khôlạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4,tháng 10 là mùa xuân và mùa thu Lượng mưa trung bìnhnăm: 1700-1800mm Nhiệt độc trung bình 23,5°C Số giờnắng trong năm là: 1600-1700 giờ Độ ẩm tương đối trungbình: 80-85%.

c) Sinh vật

Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở Vườn quốc giaCúc Phương Rừng Cúc PHương thuộc loại rừng mưa nhiệtđới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng, phongphú về thàn phần loài

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn của Ninh Bình

a) Di tích lịch sử văn hóa

Ninh Bình là 1 vùng đất cổ nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam củatam giác Châu thổ sông Hồng và miền bắc Vùng đất nàycòn nhiều dấu tích liên quan trưc tiếp đến các nền văn minh

cổ ở Việt Nam như văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đa Bút, vănhóa Đông Sơn Nơi đây có cố đô Hoa Lư từng là kinh đô của

ba triều đại nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý Trong khángchiến chống ngoại xâm nơi đây có phòng tuyến Tam Điệp,chiến khu Quỳnh Lưu, hành cung Vũ Lâm và là địa bàntrọng yếu của chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử Những đặcđiểm về lịch sử, văn hóa, tự nhiên đã tạo cho vùng đất NinhBình một hệ thống các di tích phong phú và đa dạng

Tính đến năm 2012, Ninh Bình có 1499 di tích, trong đó có

344 ngôi chùa, 229 đình, 381 đền, 98 miếu, 51 phủ, 149 nhàthờ công giáo, 236 nhà thờ họ Trong đó có 3 di tích cấpquốc gia đặc biệt quan trọng là Quần thể danh thắng TràngAn- Tam Cốc- Cố đô Hoa Lư

b) Lễ hội

Theo báo cáo của đồng chí Bí thư tỉnh ủy tỉnh Ninh Bìnhvới đồng chí Bộ Trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịchtại buổi làm việc giữa Đoàn công tác bộ văn hóa thể thao

và du lịch với tỉnh Ninh Bình ngày 7/1/2012 Tính đến

Trang 16

tháng 1/2012 thì tỉnh có 443 lễ hội truyền thống, trong đóquản lý cấp tỉnh 2 lễ hội, cấp huyện là 13 lễ hội, cấp xã

428 lễ hội Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn

ra vào mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mấtcủa các vị danh nhân

c) Làng nghề truyền thống

Theo khảo sát của ngành Công Thương tỉnh Ninh Bình tronglần khảo sát hoạt động của các làng nghề, và dựa vào kết quảcông bố ngày 1/9/2014 thì toàn tỉnh Ninh Bình hiện có 75làng nghề được UBND tỉnh công nhận trên địa bàn hoạtđộng sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm, tăng thunhập cho lao động nông thôn

Qua khảo sát có 49/75 làng nghề (chiếm 65%) tiếp tục duytrì hoạt động SX-KD ổn định và có chiều hướng phát triển.Nổi bật là 11 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ trên địa bànhuyện Hoa Lư, 25 làng nghề cói tại huyện Kim Sơn, Yên Mô

và Yên Khánh; mốt ố làng nghè thêu ren huyện Nho Quan,

gỗ mỹ nghệ trên địa bạn thành phố Ninh Bình và huyện NhoQuan…

d) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Tỉnh Ninh Bình có trên 915 nghìn dân sinh sống (thống

kê năm 2012) ở 8 huyện, thành phố, thị xã với 2 dân tộcKinh và Mường Trong đó đa số là dân tộc Kinh chiếmtrên 98,2%; đứng thứ 2 là dân tộc Mường chiếm gần1.7%; các dân tộc như Tày, Nùng, Thái , Hoa, H’Mông,Dao….mỗi dân tộc có từ trên 10 người đến hơn 100người

e) Ẩm thực

Bên cạnh những món ăn của vùng đồng bằng Bắc Bộ, ẩmthực Ninh Bình có đặc trưng riêng: Tái dê Ninh Bình, Nhấthưởng thiên kim (cơm cháy), Nem Yên Mạc (Yên Mô),Rượu Lai Thành, Mắm tép Gia Viễn, Rượu cần Nho Quan

2.2. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh

Bình

2.2.1. Tình hình tăng trưởng

Trang 17

lộ dài 79 km và đường giao thông nông thôn 1338km Cùng vớiđường cao tốc Bắc-Nam đang xây dựng sẽ tạo ra lợi thế cạnhtranh trong phát triển, đặc biệt là du lịch.

- Hệ thống đường thủy gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ươngquản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc vàkênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3km Có 3 cảng chính

do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc vàcảng K3 (thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã đượcnâng cấp Hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hóa, ụ tàu, khu neo trútàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông, phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội địa phương

- Tuyến đường sắt Bắc-Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19kmvới 4 ga (ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Gềnh, và ga ĐồngGiao), thuân lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hóa, nhất

là vận chuyển vật liệu xây dựng

Chính nhờ hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đườngsắt phong phú và đa dạng này, đã tạo điều kiện thuận lợi choviệc vân chuyển khách du lịch và kết nối các tour du lịch vớicác điểm du lịch khác trong tỉnh

b Thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnhvới hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trungtâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống thông tinviễn thông vi ba, cáp quang Bắc – Nam chạy qua đảm bảothông tin liên lạc cho du khách cũng như nhân dân toàn tỉnh

Ngày đăng: 18/03/2016, 17:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2009), Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: NXB Đạihọc Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2009
2. Nguyễn Minh Tuệ (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dụcViệt Nam
Năm: 2011
3. Cục thống kê Ninh Bình (từ năm 2011-2013), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh NinhBình
4. Thủ tướng chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Namđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả: Thủ tướng chính phủ
Năm: 2013
5. Cổng thông tin điện tử Ninh Bình, Hệ thống giao thông, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống giao thông
6. Nguyễn Văn Trò (2004), Ninh Bình theo dòng lịch sử, văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ninh Bình theo dòng lịch sử, văn hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Trò
Nhà XB: NXB Vănhóa dân tộc
Năm: 2004
7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
9. Báo Tin Tức (2014), Hướng tới du lịch cộng đồng bền vững, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng tới du lịch cộng đồng bền vững
Tác giả: Báo Tin Tức
Năm: 2014
8. Báo thể thao và văn hóa (2013), Phát triển du lịch bền vững-Đâu là giải pháp cho Việt Nam?, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w