Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững tại ninh bình (Trang 27 - 28)

- Hạn chế về đội ngũ lao động: Từ năm 2011 trở lại đây, hệ thống các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là cơ sở lưu trú của khối doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng, sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch của Ninh Bình, tuy nhiên, đội ngũ lao động có chất lượng cao còn chưa đồng đều. Phần lớn các chủ doanh nghiệp, các nhân viên chưa được qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

- Hoạt động quảng cáo: công tác phát triển thị trường và quảng bá, xúc tiến du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp, việc tham gia

các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài như: hội chợ du lịch thế giới, hội chợ ITB Asia, Hội chợ du lịch quốc tế TP, Hội chợ ITF,…..chưa được thường xuyên, chưa tạo ra điểm nhấn về đặc thù du lịch của tỉnh; dịch vụ kinh doanh lữ hành, nhất là lữ hành quốc tế còn hạn chế.

- Hạn chế về cơ sở vật chất kĩ thuật: số lượng, chất lượng khách sạn tại các điểm du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhất là những khách sạn đạt tiêu chuẩn 3-4 sao còn rất hiếm hoi, các khu vui chơi có tầm cỡ chưa được đầu tư.

Tính đến tháng 1/2014, toàn tỉnh hiện có 235 cơ sở lưu trú với 90 khách sạn, 134 nhà nghỉ với tổng số là 3628 buồng, 5222 giường, trong đó có 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 khách sạn và khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao.

- Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch: do chịu ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu nhiệt đới, “mùa” lễ hội, “mùa” nghỉ hè của học sinh, sinh viên, mùa “du lịch” của khách du lịch quốc tế… trong mùa du lịch cao điểm của khách du lịch đến Ninh Bình chiếm 67% tổng lượng khách trong năm, công suất sử dụng phòng trung bình là 58%. Tính mùa vụ trong du lịch ở Ninh Bình cần phải được hạn chế để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư vào du lịch.

3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2014-2020

Để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Ninh Bình thì Sở văn hóa thể thao và du lịch cùng với các ban ngành chức năng của tỉnh cần phải phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình để thực hiện các giải pháp sau một cách đồng bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững tại ninh bình (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w