Từ một cùng chuyên sản xuất kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, cùng với sự phát triển và chuyển dich cơ cấu kinh tế đất nước, tỉnh Ninh Bình cũng đã xác định được vai trò quan trọng của sự phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ . Trong đó, kinh tế du lịch được đánh giá là một lĩnh vực kinh tế triển vọng, quan trọng dựa vào những lợi thế về tiềm năng của tỉnh. Thực tế sự phát triển của kinh tế du lịch Ninh Bình trong những năm qua cho thấy kinh tế du lịch ngày càng co những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tổng doanh thu kinh tế du lịch trong thời gian qua có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch giai đoạn 2010 – 2014 là 27,94%)năm. Năm 2015, ngành du lịch Ninh Bình đón gần 6 triệu lượt khách, tăng 39,5%; doanh thu ước đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 50,6% so với năm 2014 Bên cạnh, vai trò về phát triển kinh tế thì sự phát triển của kinh tế du lịch Ninh Bình còn có vai trò quan trọng trong sựu gia tăng của các nghành kinh tế có liên quan như thương mại – dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng, ngành tiểu thủ công nghiệp. Hơn thế, sự phát triển của kinh tế du lịch còn góp phần tạo cơ hội cho nhiều địa phương giải quyết được vấn đề việc làm gia tăng thêm thu nhấp, xóa đói giảm nghèo, nâng coa chất lượng cuộc sống cho địa phương thông qua vào việc người dân tham gia vào các dịch vụ du lịch qua đó từng bước xây dựng một nông thôn mới, một nông thôn phát triển kinh tế bền vững dựa vào tiềm năng và lợi thế tài nguyên du lịch có sẵn của vùng.
Trang 1Đề tài:
Đẩy mạnh phát triển kinh tế Du Lịch Ninh Bình giai đoạn 2010-2016 MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ( lời mở đầu)
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
6. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn sự phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến khôngchỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫnchưa thống nhất
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người
có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về
du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
Định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện năm 1811 tại Anh: “ du lịch là sựphối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình và mụcđích giải trí Ở đây giải trí là động cơ chính là giải trí
Trang 3Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này
là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôiphục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh,phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra
định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ
về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra vàcủa những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặcgián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư ViệtNam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo cácchuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quantích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danhlam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinhdoanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên,truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đấtnước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế,
du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thứcxuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành
hai phần để định nghĩa nó Du lịch có thể được hiểu là:
• Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cánhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
Trang 4chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một
số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng
• Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trongquá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cánhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhậnthức tại chỗ về thế giới xung quanh
1.1.2.Khái niệm kinh tế du lịch
Du lịch ngày càng phát triển đã thúc đẩy các hình thức kinh doanh du lịch rađời và phát triển Mầm mống của những hoạt động kinh doanh du lịch đã xuất hiện
từ thời cổ đại ở và gắn liền với hoạt động truyền văn hóa, tín ngưỡng ở các trungtâm văn hóa kinh tế thông qua việc nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống và đi lại Tuy nhiên,trong thời kỳ này hoạt động kinh doanh chưa phát triển, phải đến giữa thế kỷ XIX,các hoạt động kinh doanh du lịch mới phát triển mạnh và trở thành một ngành nghềmới, đó là ngành du lịch Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làmthay đổi lối sống và diện mạo cảu mỗi quốc gia, mỗi vừng miền Điều này làm chongành du lịch chuyển dịch theo các xu hướng đó là: Xu hướng CNH – HĐH dulịch: đó là việc ứng dụng các công nghệ điện tử vào du lịch và đào tạo đội ngũ laođộng du lịch, phát triển hệ thống bán các sản phẩm du lịch quan internet, xu thếquốc tế hóa, khu vực hóa du lịch, du lịch có sựu liên kết giữa nhiều quốc gia, nhiềuvừng miền khác nhau trên thế giới
Như vậy, quá trình phát triển của ngành du lich chúng ta có thể hiểu “ kinh
tế du lịch là quá trình sản xuất, thiết kế, lưu thông và tổ chức thực hiện các chươngtrình du lịch với mực đích thỏa mãn nhu cầu của du khách để thu lợi ích kinh tế.Đồng thời, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc, tăng cường giao lưu và hội nhập kinh tế…”
Trang 5Hiện nay ngành kinh tế du lịch là ngành kinh tế được nhiều quốc gia coitrọng, các nước tập trung phát triển nhiều loại hình du lịch nhằm thu hút khách du
li lịch và tăng thu nhập tỏng ngành kinh tế quốc dân
1.1.3.Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêuchí đưa ra Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loạihình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây
Phân chia theo môi trường tài nguyên: Du lịch thiên nhiên, văn hoá
Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,khám phá, thể thao, lễ hội, tôn giáo, nghiên cứu (học tập), hội nghị, thể thao kếthợp, chữa bệnh, thăm than, kinh doanh
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Du lịch quốc tế, nội địa, quốc gia
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển, miềnnúi, đô thị, thôn quê
Phân loại theo phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp, tàu hỏa, ô tô,tàu thủy, máy bay,
Phân loại theo loại hình lưu trú: Khách sạn, nhàu trọ, camping, làng du lịch
Phân loại theo lứa tuổi du lịch: Du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên,người cao tuổi
Phân loại theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày, dài ngày
Trang 6Phân loại theo hình thức tổ chức: Du lịch tập thể, cá thể Gia đình
Phân loại theo phương thưc hợp đồng: Du lịch trọn gói, từng phần
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế du lịch
cơ sở cung ứng nhiều các hàng hóa nhất cho nghành kinh tế du lịch Nghành nôngnghiệp và công nghiệp thực phẩm thì cung ứng thực phẩm cho nghành du lịch,nghành công nghiệp dệt thì cung cấp các sản phẩm vải, khăn trải bàn, giường chiếuphục vụ cho di lịch, công nghiệp chế biến gỗ cung ứng các sản phẩm gỗ cho vănphòng và lưu trú
Khi nói đến một nền kinh tế chúng ta không thể không nói đến giao thôngvận tải Từ xưa đến nay giao thông vận tải đã tở thành một nhân tố chính, nó cóảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế du lich Giao thông vận tải ảnhhưởng đến phát triển du lịch dựa trên hai phương diện số lượng và chất lượng: sựphát triển về số lượng đưa mạng lưới giao thông vận tải thông tới mợi miền trênđất nước Chất lượng của giao thông vận tải ảnh hưởng tới các chuyến du lịch ởmặt sau: an toàn, tốc độ, tiện nghi và giá cả Bên cạnh đó, ngày nay thì khoa học –công nghệ có một ảnh huỏng lớn trong sự phát triển của ngành kinh tế du lịch
Trang 7Mặt khác chúng ta cũng cần phải nói đến tình trạng kinh tế của người dânnhư là mức thu nhập, chất lượng cuộc sống, thời gian rảnh rỗi và các nhu cầu giảitrí cũng ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân
1.2.2. Nhân tố văn hóa – xã hội
Văn hóa – xã hội tại chính nơi có các địa điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tớicác đợt khách tham quan du lịch Như là những nơi có trình độ văn hóa, nhận thứccao, người dân hòa đồng, thân thiện sẽ thu hút khách du lịch nhiều hơn những nơi
có trình độ văn hóa thấp, người dân thì không hòa đồng than thiện
Trình độ văn hóa cao tạo điểu kiện cho việc phát triển kinh tế du lịch phầnlớn những người tham gia vào các hoạt động du lịch đều là những người có trình
độ văn hóa, nhận thức nhất định, đặc biệt là những khách du lịch quốc tế Bởi vì họ
có sở thích tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dântộc, hay nói đúng hơn là tài nguyên và các điểm du lịch Chính vì thế mà người cótrình độ nhận thức, văn hóa thì mới có thể hiểu được những thông tin hình ảnh từ
du lịch mang lại
Bên cạnh đó thì văn hóa, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng không nhỏ tớinhu cầu mong muốn được đi du lịch Những nơi có văn hóa thích đi du lịch thì dinhiên nói đó sẽ có nhiều người đi du lịch và ngược lại thì họ sẽ ít có suy nghĩ đi dulich hơn Điều đó thể hiện qua một số quốc gia có nhiều người đi du lịch như lànước Anh, Mỹ
1.2.3. Nhân tố chính trị
Những nơi có nền chính trị ổn định hòa bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển du lich Còn ngược lại những nói mà nền chính trị bất ổn hay xảy rachiến tranh cũng sẽ hạn chế sự du lịch
Trang 81.2.4. Các nhân tố khác
Chính sách phát triển du lịch, nhu cầu và tiềm năng du lịch ( điều kiện tựnhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tổ chức, cơ sở vật chất hạ tầng…) cũng cóvai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế du lịch
1.3. Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế Du Lịch tỉnh Ninh Bình
1.3.1. Vai trò của Du Lịch Ninh Bình trong tổng thể phát triển Du
Lịch trung tâm Hà Nội và vùng phụ cận
Vùng du lich Bắc Bộ với thủ đô Hà Nội là trung tâm du lịch vùng trải dài từ
HÀ Giang tới Hà Tĩnh bao gồm 29 tỉnh, thành phố nơi có tiềm năng du lịch đadạng, phong phú Trong đó có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, tiêu biểu là Di sảnthiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triểnkinh tế du lịch của Việt Nam Với các trung tâm du lịch quan trọng là Hà Nội vàphụ cận, Hải Phòng – Quảng Ninh, với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: Sa Pa,Đền Hùng, Tam Đảo, Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, Núi chùa Bái Đính,
Cổ Loa, Hương Sơn, Ba Vì, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Hạ Long, Cát Bà, SầmSơn….trong thời gian qua luôn thu hút được một số lượng lớn khách du lịch trong
và ngoài nước, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến với vùng luôn đạt trên 40%
số lượt khách đi lại giữ các địa phương trong cả nước
Là một trong hai trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Bộ, trung tâm dulịch Hà Nôi và vùng phụ cận bao gồm thủ đô Hà Nội và 13 tỉnh phụ cận bao quanhgồm: Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình,Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, có vai trò đặcbiệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế du lịch vùng Bắc Bộ nói riêng và pháttriển kinh tế du lịch Việt Nam nói chung bởi những lợi thế về vị trí, về hạ tầng và
Trang 9cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là có sân bay hàng không quốc tế Nội Bài và vềnhững giá trị truyền thống Việt
So với các địa phương trong du lich trung tâm Hà Nội và vùng phụ cận,Ninh BÌnh là một tỉnh có diện tích tuy không lớn nhưng được thiên nhiên ưu đãiban tặng nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và đặc sắc với nhiều địadanh nổi tiếng như: Vường quốc gia Cúc Phương, suối nước nóng Kênh Gà, cố đôHoa Lư, Tam Cốc – Bich Động, Núi chùa Bái Đình, quần thể vùng ngập nước VânLong, quần thể du lịch Tràng An… là những địa điểm du lich mà không phải tỉnhnào cũng có được
Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch củaViệt Nam đã hình thành một tam giác tăng trưởng du lịch của miền Bắc: Hà Nội -Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, NộiBài, hệ thống cảng biển, cảng sông Thủ đô Hà Nội là một trong những đầu mốicủa du lịch Việt Nam Ninh Bình có ưu thế rõ rệt về không gian và thời gian củavùng phụ cận Hà Nội nên không bị tính mùa vụ trong du lịch chi phối
1.3.2. Vai trò của sự phát triển kinh tế Du Lịch tỉnh Ninh Bình đối
với sự nghiêp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Từ một cùng chuyên sản xuất kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, cùng với sựphát triển và chuyển dich cơ cấu kinh tế đất nước, tỉnh Ninh Bình cũng đã xác địnhđược vai trò quan trọng của sự phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ Trong
đó, kinh tế du lịch được đánh giá là một lĩnh vực kinh tế triển vọng, quan trọng dựavào những lợi thế về tiềm năng của tỉnh
Thực tế sự phát triển của kinh tế du lịch Ninh Bình trong những năm quacho thấy kinh tế du lịch ngày càng co những đóng góp tích cực vào sự phát triển
Trang 10có sự tăng trưởng mạnh mẽ Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch giai đoạn
2010 – 2014 là 27,94%)/năm Năm 2015, ngành du lịch Ninh Bình đón gần 6 triệulượt khách, tăng 39,5%; doanh thu ước đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 50,6% so với năm2014
Bên cạnh, vai trò về phát triển kinh tế thì sự phát triển của kinh tế du lịchNinh Bình còn có vai trò quan trọng trong sựu gia tăng của các nghành kinh tế cóliên quan như thương mại – dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng, ngành tiểu thủcông nghiệp Hơn thế, sự phát triển của kinh tế du lịch còn góp phần tạo cơ hội chonhiều địa phương giải quyết được vấn đề việc làm gia tăng thêm thu nhấp, xóa đóigiảm nghèo, nâng coa chất lượng cuộc sống cho địa phương thông qua vào việcngười dân tham gia vào các dịch vụ du lịch qua đó từng bước xây dựng một nôngthôn mới, một nông thôn phát triển kinh tế bền vững dựa vào tiềm năng và lợi thếtài nguyên du lịch có sẵn của vùng
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển kinh tế
du lịch
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh tam giáctăng trưởng của du lịch Miền Bắc VIệt Nam, Quảng Ninh có danh lam thắng cảnh
là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là
di sản thế giới bỏi giá trị địa chất địa mạo Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bậtlên với: các thắng cảnh nổi tiếng ( vịnh Hạ Long, các bãi tắm đẹp), các di tích lịch
sử văn hóa ( 500 di tích) và nổi bật với các món ăn hải sản
Trong năm qua, tổng lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt 7.767.500lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 6.548 tỷ Để đạt được những thành tựu trên, Quảng
Trang 11Ninh đã có điểm sáng để giải quyết một só vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực, vềxúc tiến quảng bá du lịch, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch…
• Về đào tạo nguồn nhân lực
Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách và cơchế quản lý hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, chế độ đãi ngộnhân tài và chế độ về lươn, thưởng phù hợp Quảng Ninh đang xây dựng Quyhoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh, nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2010– 2020 trong khuân khổ chung của Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Tiêuchuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch, xã hội hóa công tác đào tạo bồi dưỡng du lịch,tích cực, chủ động và hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiếnphục vụ phát triển nguồn nhân lực cảu tỉnh, đẩy mạnh giáo dục du lịch cộng đồng,vừa đào tạo cơ bản trong các cơ sở đào tạo ở trong và ngoài tỉnh, vừa đào tạo trongcách truyền nghề mới theo kịp đòi hỏi sự phát triển của kinh tế du lich tỉnh
Khing phi và kinh nghiệm đào tao nguồn nhân lực tỉnh cso thể huy bằngnhiều cách nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xem xét cấp kinh phí hầngnăm để mở lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phát triển nguồn nhân lực
du lịch tỉnh Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch tạo điều kiện hỗtrợ công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh
• Về xúc tiến quảng bá du lịch
Tỉnh Quảng Ninh đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đa dạng hìnhthức nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh tới du khách trong nước và quốc tế Các nộidung tuyên truyền sẽ tập trung quảng bá vào cảnh quan thiên nhiên, về con người,những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của các dân tộc trong tỉnh; những điều
Trang 12hình, các sản phẩm du lịch thu hút du khách và các nhà đầu tư du lịch, những địnhhướng, chiến lược quy hoạch… phát triển kinh tế du lịch của tỉnh và các địaphương … các thương hiệu du lịch của địa phương, doanh nghiệp sản phẩm vàdịch vụ du lịch trong và ngoài nước sẽ được giới thiệu quảng bá sâu rộng tới cộngđồng du khách, qua đó cung cấp thông tin chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho dukhách tìm hiểu về du lịch Quảng Ninh.
• Đầu tư cho ngành du lịch
So với địa phương khác có thế mạnh về phát triển du lịch của cả nước,Quảng Ninh vẫn được đánh giá là sự lựa chọn về điểm đến hàng đầu của du khách.Khởi sắc của du lịch Quảng Ninh trong năm qua chủ yếu nhờ những nỗ lực trongđầu tư cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua Quảng Ninh đã đầu tư và thu hút trên 17 dự án pháttriển du lịch và dịch vụ, tổng số vốn đạt gần 5.200 tỷ đồng Trong đó ó 8 dự án đầu
tư hạ tầng cơ sở khu du lịch với tổng mức đầu tư được phê duyệt bằng nguồn ngânsách nhà nước khoảng 4.000 tỷ đồng Các thành phần kinh tế khác đầu tư kinhdoanh dịch vụ cơ sở lưu trú và khu vui chơi du lịch khoảng 4.600 tỷ đồng Cụ thể,khách sạn Majestic tại TP Móng Cái do công ty CP TMDV và DL Cao su với tổng
số vốn đầu tư là 645 tỷ đồng; khách sạn Mường Thanh ( TP Hạ Long) tổng số vốnđầu tư 320 tỷ đồng; khách sạn Lotus gần 300 tỷ đồng; khu DL sinh thái, resort HồYên Trung ( TP Uông Bí) thuộc công ty CP đầu tư ATS với tổng số vốn đầu tưtrên 1.300 tỷ đồng.; Quần thể sân gôn, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp khu vực
Ao Tiên ( Vân Đồn) do công ty TNHH Liên doanh 167 – VIệt Nam đầu tư vớitổng số vốn 1.800 tỷ đồng… Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 849 cơ sở lưu trú
du lịch với 13.100 buồng, với tổng vốn đầu tư là 6.300 tỷ đồng Trong đó có 2khách sạn 5 sao với gần 500 buồng; 4 sao: 11 khách sạn, 1.884 buồng; 3 sao: 16
Trang 13khách sạn, 1.102 bường; 1-2 sao: 50 khách sạn, 1.696 buồng và 762 cơ sở lưu trúđạt tiêu chuẩn với 7.551 buồng Tổng số tàu vận chuyển và lưu trú du lịch gần 500chiếc với tổng số vốn đầu tư 650 tỷ đồng Tổng số ô tô du lịch: 500 chiếc; 600 nhàhàng phục vụ nhu cầu ăn uống và dịch vụ vui chơi, giải trí nhỏ và 5 điểm dừngchân cho khách du lịch.
Ngoài ra để phục vụ tốt hơn nhu càu tham quan, mua sắm của khách du lịch,nhiều công trình hoàn thiện và được đau và khai thác trong năm qua như: Trungtâm thương mại Vincom Hạ Long, Big C, bến du thuyền Tuần Châu… cũng đã gópphần làm thay đổi bộ mặt du lịch Hạ Long phát triển kinh tế du lịch
1.4.2. Kinh nghiệm của Sa Pa – Lào Cai
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình 2010 - 2015
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình dân cư, kinh tế xã hội Ninh Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Vị trí địa lý.
Trang 14Ninh bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, 190050’ đến
200027’ độ VĨ Bắc, 105032’ đến 106027’ độ Kinh Đông Dãy núi Tam Điệp chạytheo hướng Tây Bắc Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình vàThanh Hóa Phía Đông và Đông Bắc có song Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh HàNam và Nam Định, phía Bắc giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Nam là Biển Đông.Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên qua tỉnh
Địa hình: địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:
Vùng đồng bằng bao gồm: thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện
Kim Sơnvà diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tích khoảng 101nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cưđông nhất tỉnh, chiếm khoảng 90 % dân số của toàn tỉnh Vùng này độ với độ caotrung bình từ 0,9 – 1,2m đất dai chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hoặc khôngđược bồi đắp Tiềm năng phát triển kinh tế của vùng là nông nghiệp: trồng lúa, cáccây công nghiệp ngắn ngày, rau màu ác loại Về công nghiệp có nghành cơ khí sửachữa tàu, thuyền, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, thươngnghiệp dịch phát triển, phát triển cảng song
Vùng đồi núi và bán sơn địa
Vùng này nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phíaTây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía Tây huyện Gia Viễn, phíaTây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô Diện tích toàn vùng nàykhoảng 35 nghìn ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Độ cao trung bình
từ 90m – 120m Đặc biệt có khu vực núi đá cao trên 200m
Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do
đó thuận lợi để phát triển các nghành công nghiệp như: sản xuất vật liệu xây dựng,sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gai súc
Trang 15( trâu, bò, dê), trồng các loại cây ăn quả ( dứa, vải, na) trồng các cây công nghiệpdài ngày như chè, cà phê và trồng rừng
Vùng ven biển
Ninh bình có trên 15km bờ biển Vùng thuộc diện tích của 4 xã ven biểnhuyện Kim Sơn: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân với diện tích khoảng 6nghìn ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên cảu toàn tỉnh Đất đai ở đây còn nhiễmmặn nhiều do mới được bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo vì vậy phù hợp vớiviệc trồng rừng phòng hộ ( sú, vẹt ), trông cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thủyhải sản
Khí hậu
Ninh bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa
rõ rệt là: xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ trung bình khoảng 230c, số lượng giờ nắngtrong năm trung bình là 1100 giờ Lượng mưa trung bình năm đạt 1.800mm
Đường thủy: tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông đường thủy rất pháttriển do có nhiều con song lớn như: sông Đáy, song Hoàng Long, song Càn, sông
Trang 16Vạc, sông Vân, sông Lạng Ngoài ra còn có các cảng lớn như cảng Ninh Phúc,cảng NInh Bình, cảng Kim Sơn gớp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xãhội của toàn tỉnh.
Sông ngòi và thủy văn
Hệ thống sông ngòi Ninh BÌnh bao gồm hệ thống sông Đáy, sông HoàngLong, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng với tổng chiều dài
là 496 km phân bó rộng khắp trong toàn tỉnh Mật độ sông suối bình quân0,5km/km2 Các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để đổ ra biểnĐộng
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.390km2 với cácloại đất phù sa, đất feralitic
Tài nguyên nước: bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm.
- Tài nguyên nước mặt: khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nôngnghiệp và dịch vụ giao thông vận tải đường thủy Ninh Bình có mật độ hệ thốngsông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính trên 496kmchiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2, bên cạnh đó trong tỉnh có 21 hồchứa nước lớn, diện tích khoảng 1.270ha, với dung tích 14,3 triệu m3 nước, nănglực tưới cho khoảng 4.438ha
- Tài nguyên nước ngầm: nước ngầm ở NInh BÌnh chủ yếu thuộc địa bàn HuyệnNho Quan và thị xã Tam Điệp Tổng lượng ngầm Rịa ( Nho Quan) đạt361.391m3/ngày, vùng Thị xã Tam Điệp đạt 112.183m3/ ngày
Tài nguyên rừng
Trang 17So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình có diện tích rừng lớn nhấtvới khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diệntích tự nhiên của toàn tỉnh.
Rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 13.633,2 ha, trữ lượng gỗ là 1,1 triệu m3,tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan
Rừng nguyên sinh Cúc Phương thược loại rừng nhiệt đới điển hình, độngthực vật đa dạng, phong phú
Rừng trồng: Diện tích đạt 5.387 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan,Hoa Lư, Kim Sơn và thị xã Tam Điệp với chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn,cậy ngập mặn ( vẹt, sậy )
Tài nguyên biển: bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng nghìn ha bãibồi Cửa Đáy là của lớn nhất, có độ sâu khá cao đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tảihàng ngàn tấm ra vào thuận tiện Vùng biển NInh BÌnh có tiềm năng nuôi trồng,khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy hải sản với snar lượng từ 2000 – 2.500 tấn/năm
Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của tỉnh NInh
Bình Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạ từ Hòa Bình theo hướng Tây Bắc –Đông Nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xẽ Tam Điệp, Yên Mô, tới tậnbiển Đông, dài hơn 40km, diện tích trên 12.000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khốinúi đá vôi và hàng chụ tấn đôlômit Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ximăng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác
- Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên
Bình ( thị xã Tam Điệp), huyện Yên Mô, Gia Viễn dùng để sản xuất ghạch ngói và
là nguyên liệu ngành đúc
Trang 18Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng Ninh BÌnh chất lượng tốt, tập trung
chủ yếu ở Cúc Phương ( Nho Quan) và Kênh Gà ( GIa VIễn) có thể khai thác phục
vụ nhu cầu sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn Đặc biệt nướ khoáng Kênh Gà
có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53 – 540c Nước khoáng Cúc Phương cớ thànhphần Magiebicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh
Tài nguyên than bùn: trữ lượng nhỏ khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các
xã Gia Sơn, Sơn Hà ( Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp) có thể sử dụngsản xuất phân vi sinh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
2.1.2. Dân số và việc làm
Dân số của tỉnh năm 2015 có khoảng 926.995 người, tăng 1,2% so với năm
2012 Trong đó, dân số thành thị chiếm ~12,4% Trung bình từ năm 2010, mỗi nămdân số của tỉnh tăng thêm ~7.100 người
Mật độ dân số của tỉnh là 673 người/km2, thuộc loại thấp so với mật độ trungbình của Vùng đồng bằng sông Hồng là 932 người/km2 Dân cư phân bố khá đềugiữa các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông ở thành phố Ninh Bình(Tp.Ninh Bình: 2.467 người/km2; Huyện Yên Khánh 987 người/km2 thấp nhất làhuyện Nho Quan ~331 người/km2
Toàn tỉnh, hiện có khoảng 587,5 nghìn người đang làm việc trong các khu vựckinh tế (chiếm 63,4% dân số) Lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có
xu hướng giảm từ 69,2% năm 2005 xuống 48,5% năm 2010 và 46,4% năm 2013 Laođộng ngành công nghiệp + xây dựng chiếm khoảng 32,3% năm 2013 và có xu hướngtăng nhẹ so với năm 2010 Riêng Lao động ngành công nghiệp hiện chiếm khoảng20,7% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế toàn tỉnh
2.1.3. Tình hình kinh tế và xã hội Ninh Bình
Trang 19Tốc độ tăng trưởng GDP (giá so sánh năm 2010) đạt khoảng 8,7%, giá trịsản xuất (giá so sánh năm 2010) khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,1%,khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khá 16% (trong đó riêng công nghiệp tăng21%), khu vực dịch vụ tăng 10,2% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nângcao tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ; sản xuất công nghiệp, kim ngạchxuất nhập khẩu tăng nhanh; các ngành dịch vụ và sản xuất nông nghiệp phát triểnkhá, phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng rãi và đạt kết quảtích cực; văn hóa xã hội tiếp tục có tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo; xúc tiếnđầu tư được tăng cường,…
Sản xuất công nghiệp năm 2015 được phục hồi và phát triển tích cực, nhiềusản phẩm chủ lực được sản xuất với sản lượng lớn (ximăng-clanke, phân đạm ),một số dự án công nghiệp đi vào hoạt động và phát huy công suất (nhà máyCamera và linh kiện điện tử, xi măng Hệ Dưỡng, phân đạm Ninh Bình ), chínhsách ưu đãi thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh đang phát huy hiệu quả
đã góp phần quan trọng để gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Tổnggiá trị sản xuất theo giá sản xuất (giá so sánh năm 2010) năm 2015 toàn tỉnh đạtgần 54,37 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2014; trong đó riêng giá trị sản xuấtcông nghiệp theo giá sản xuất (giá so sánh năm 2010) ước đạt 33,15 nghìn tỷ đồng,tăng 21% so với năm 2014; sản xuất công nghiệp tập trung trong các khu, cụmcông nghiệp tiếp tục được duy trì ổn định
Các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển toàn diện, tổnggiá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) toàn ngành tăng khoảng 2,1% so với cùng
kỳ năm 2014 Thuỷ sản tiếp tục được mở rộng về diện tích, chăn nuôi bước đầutăng trưởng về tổng đàn (trâu, bò, lợn, dê, gia cầm) Công tác xây dựng nông thônmới, kiểm tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng cháy, bảo vệ rừng tiếp tục
Trang 20được quan tâm, đẩy mạnh Công tác tu bổ đê điều, phòng chống lụt bão được triểnkhai và sớm tập trung thực hiện.
Tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2015 ổn định Trong năm 2015 sốdoanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh ước khoảng 624 doanh nghiệp, tăng18,4% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký ước đạt 3.335 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1%
so với năm 2014; số doanh nghiệp giải thể ước khoảng 41 doanh nghiệp, giảm32,7% so với năm 2014
Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.379 tỷ đồng, vượt 36% so với dự toánđược giao
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 21.791 tỷ đồng, tăng 8,12%
so với năm 2014 Trong đó: vốn nhà nước ước đạt 4.948 tỷ đồng, giảm 12,5% sovới cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt16.842 tỷ đồng, tăng 16,16% so với cùng kỳ năm trước Công tác quản lý đầu tưđược kiểm soát chặt chẽ Một số công trình trọng điểm có khối lượng thực hiện lớnnhư: Bệnh viện Sản nhi, đường kết nối đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình vớiQuốc lộ 1A, đường Bái Đính đi Kim Sơn; Dự án đường ĐT 480, đường tránhThành phố Ninh Bình
2.2. Tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương
Khu rừng nguyên sinh có diện tích tự nhiên rộng lớn 22 ngàn ha trên địa bàn
3 tỉnh là Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá Theo những kết luận đã được các nhàkhoa học dày công nghiên cứu qua nhiều năm : Rừng Cúc phương còn giữ được
Trang 21nguyên vẹn một khu rừng nhiệt đới , với sự hiện diện phong phú của các loài độngthực vật tiêu biểu
Đến Cúc Phương là đến với vườn bách thảo khổng lồ , tổng số thống kêđược ở trong bảng danh mục thực vật cho đến thời điểm này là 1944 loài thuộc 912chi , 219 họ , 86 bộ của 7 ngành gồm ngành rêu, ngành quyết , ngành thông đất ,ngành cỏ tháp bút , dương xỉ , hạt trần, hạt kín …So với số loài ở Việt nam số loàithực vật ở Cúc Phương chiếm 17,27%
Từ cửa vườn , ta lần lượt đến với động người xưa , đồi Kim Giao , đượcchứng kiến tận mắt dấu ấn của người cổ đại còn lưu lại ở động , được nghe tình tiết
về câu chuyện tình huyền thoại trên đồi Kim Giao Luồn theo những vách núi ,cánh rừng , trong âm thanh kỳ ảo của gió , lảnh lót tiếng chim rừng , qua những bụidây leo ta đến với cây Chò Chiến Thắng đồ sộ ngàn năm tuổi , cao tới 70m , ta còngặp ở đây cây sấu cổ , gốc sù sì với chi vi là 60m đã ngàn tuổi thọ xong sức sốngcủa nó chưa hề có tuôỉ , cành lá vẫn sum suê vươn xa toả rộng che chở cho muônloài
Cây Chò Chỉ vẫn vươn cao sừng sững vượt lên không gian , kiêu hãnh sánhvai với các bậc đại thụ như cây Sấu , Chò chiến thắng Hoa lá, cỏ cây ở rừng CúcPhưong như bức tranh thuỷ mạc của thiên nhiên làm du khách đắm say thưởngthức Chỉ riêng phong lan đã có trên 50 loài , có loài trông mềm mại , e ấp , có loàitrông đài các , kiêu sa … Nhìn lên cao những chùm phong lan đủ mầu đỏ , vàng ,tím như những chiếc đèn lồng treo trên những thân cây , điểm tô cho cảnh sắc thêmsinh động Đến với Cúc Phương là đến với vườn bách thú đa dạng , quý hiếm Động vật Cúc Phương có tới 255 loài động vật có xương sống Trong đó , chim là
140 loài , thú 64 loài , bò sát 36 loài , lưỡng thể 17 loài và một số loài cá Đó làchưa kể đến côn trùng và nhiều loại khác
Trang 22Đến Cúc Phương du khách còn được đến với những địa danh mà mới đượcnghe đã thấy gợi cảm như hoà quyện với thiên nhiên như : Động Trăng Khuyết ,động Vui Xuân , động Người xưa … và xin được” Ngủ lại cùng cỏ cây hoa lá”…
Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
Với diện tích gần 3000ha, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
có 32 hang động đẹp như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh, mỗi hangmang một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá dưới chân núiHoàng Quyển Hang dài 250m, cao 8m, rộng 10m, cấu tạo nửa chìm nửa nổi, trầnhang là những vòm đá cao rủ xuống nhiều thạch nhũ lấp lánh, dáng hình kỳ lạgiống như các con vật ở dưới nước và trên rừng, trong hang có rất nhiều cá trê, cá
rô, cá chuối to… Người dân ở đây kể lại, thời xưa có người bắt được một con cáchuối nặng 45kg, nên từ đó hang được gọi là hang Cá
Trong số các hang động ở Vân Long, Thung Dơi có độ cao lớn nhất so vớimặt đất (210m); hang có chiều rộng lớn nhất là hang Bóng (16m) Rồi các dãy núivới những cái tên nghe thật thú vị như: núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núiMèo Cào; hay núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao Đặc biệt, có 8 loài đượcghi trong sách Đỏ Việt Nam: kiềng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ,
mã tiền hoa tán Động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý hiếm như: Voọc quầnđùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉmặt đỏ Trong các động vật bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Namnhư: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè Ngoài ra, khu vực ngậpnước Vân Long có loài cà cuống thuộc chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đã
Vào mùa khô, Vân Long là địa điểm trú đông của nhiều loài chim di cư từ phương
Trang 23bắc Có tới hàng chục con gà lôi, diệc xám, hàng trăm con cò ngàng lớn, mồngkét, và hàng nghìn con cò bợ, cò trắng, vạc tới kiếm ăn.
Đến Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, du khách không thể không đến thăm câythị 600 năm tuổi, thăm chùa Chi Lễ, đến chùa Mai Trung, đền thờ Lê Khả Lăng,đền Đức Thánh Nguyễn, khu danh thắng chùa và động Địch Lộng, di tích đền thờĐinh Tiên Hoàng, đền đức Thánh Ngọ, đền Thánh Mẫu thờ tứ vị Hồng Nương,thăm chùa Thanh Sơn Tự ở lưng chừng núi, chùa Tập Ninh, thăm bức tranh đá ởvách núi Mèo Cào
Quần thể hang động Tràng An
Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư Tràng An có hệthống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dàiphong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trongmình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm Trong danh thắng này còn cónhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch
sử của kinh đô Hoa Lư xưa
Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km về hướngNam, cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An,cách thành phố Tam Điệp 16 km theo hướng bắc qua Tam Cốc, cách HàNội 96 km theo hướng nam Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng Vùng bảo vệ đặc biệt này nằmtrọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư vàcũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha
Trang 24Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện Đáy nước trong xanhsoi bóng những vách núi đá trùng điệp Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nốithông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài
2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây
Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biếnđổi, nướcchảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh Hang Tối cólòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óngánh kỳ lạ Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu
ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn
10 m Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khinạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và cácdụng cụ để nấu rượu[7] Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si
cổ thụ rễ chùm cả miệng hang Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang
Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m Hang động Tràng An có những nét đặctrưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ,hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch
Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận là
di tích khảo cổ học, chúng đang được các nhà khoa học Anh tiến hành nghiên cứunhư:
• Di tích hang Trống là hang động có nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử
từ 3.000-30.000 năm trước
• Di tích hang Bói thuộc nằm giáp gianh giữa hai xã Trường Yên và Gia Sinhnơi đây có dấu ấn của cư dân cổ sống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000 năm
Trang 25• Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dân vănhóa Hòa Bình.
• Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong;mái đá Thung Bình có dấu ấn văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đa Bút
• Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải - Hoa Lư) có tầng văn hóa Hòa Bìnhcách đây trên 10.000 năm
Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà khôngphải quay ngược lại Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái.Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn Mỗi hồ là mộtbức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước Mây trời, non xanh,nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các
hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắnkhác nhau Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núinày đến khe núi kia Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lênkhu đất với rừng cây mọc thành đảo Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúpxúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.[8] Vẻ đẹp Tràng Antrong làn khói núi, thành xưa quyến rũ
Tam cốc
Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổitiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện HOa Lư, tỉnh Ninh BÌnh cách thủ đô Hà Nội100km về phía Nam Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo với nhiều hangđộng, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như đền Thái Vi, TamCốc, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc
Trang 26Tam Cốc, có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba Cả bahang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi Tam Cốc làtuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.
• Hang Cả dài 127 m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20 m.Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng
• Hang Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủxuống rất kỳ lạ
• Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn sovới hai hang kia
Muốn thăm Tam Cốc, du khách xuống thuyền từ bến trung tâm Thuyền đưa
du khách trên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các vách núi, hang xuyên thuỷ,cánh đồng lúa Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ Phong cảnh Tam Cốc, nhất là
2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vàng hoặcmàu bạc của nước trên cánh đồng)
Đền Thái Vi là nơi thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, cáctướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Trần Thị Dung Xưa vùngnúi Tam Cốc là nơi nhà Trần về đây dựng hành cung Vũ Lâm trong kháng chiếnchống Nguyên Mông Có thể đi bộ đến đền Thái Vi từ hành trình Tam Cốc hoặctheo đường bộ cách bến thuyền Tam Cốc 2 km
Động Thiên Hương nằm trên đường từ sông Ngô Đồng vào đền Thái Vi, làmột động khô và sáng nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt đất khoảng 15
m Động có chiều cao khoảng 60 m, sâu 40 m, rộng 20 m Đỉnh động rỗng nênđộng còn có tên là Động Trời Nằm gọn trong động là miếu thờ bà Trần Thị Dung,
Trang 27vợ vua Lý Huệ Tông Là một người đã truyền cho nhân dân xã Ninh Hải nghề thêuren.
Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách
Á Đông Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê Trong chùa có quả chuông lớnđúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa.Thời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa
Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi
Động Địch Lộng
Động thuộc huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739 Đếnnăm 1740 động được người dân nôi đây tu bổ thành một ngôi chùa để thờ phật.Động rộng khoảng chừng 10 gian nhà, trong động được bày nhiều tượng phật,tượng La Hán, tượng Hộ pháp đặt trên các bệ đá Ở đây có đền thờ Lý Quốc Sư, hồBán Nguyệt, 5 tháp cao 3 tầng và 3 gian hạ Đặc biệt, tại đây còn giữ 3 pho tượngTam Thế Phật sơn son thếp vàng được ban vào thời vua Thiệu Trị và thượng Phật
Bà Quan Âm, tượng A Di Đà được tạc bằng đá xanh nguyên khối, rất đẹp Cáchngôi hùa chính 105 bậc đá là một hang động đẹp kỳ vĩ Động được chia thành 3hang nối liền nhau, hang ngoài thờ phật, rồi đến hang Tối, hang Sáng Bên trongđộng toàn bộ lối đi đã được làm bậc lên xuống tạo thành những vòng cung kỳ vĩhuyền ảo nhiều nhũ đá được tạo ra từ thiên nhiên trông giống những con vật linhthiêng như rồng , lân, voi quỳ… Từ vùng trũng nhất của động lên cổng trời dàichừng 50m Đứng trên đây có thể bao quát toàn cảnh quần thể chùa, động ĐịchLộng và những cụm khu dân cư chung quan Cảnh đẹp của Địch Lộng được vuaMinh Mạng ban tặng 5 chữ: “ Nam thiên đệ tam động” – Động đẹp thứ 3 trời Nam
Động tiên
Trang 28Vị trí: Động ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình,
Đặc điểm: Đến thăm động Tiên, còn có tên gọi là động Móc, du khách sẽ như lạcbước vào chốn bồng lai, tiên cảnh, được khám phá và hoà mình vào khung cảnh tựnhiên kỳ thú
Động gồm có ba hang lớn, rộng, và cao vời vợi Đường vào động phải điqua một khe hang nhỏ, mấp mô Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánhnhiều sắc màu Nhiều khối nhũ đá từ trên trần rủ xuống nền động cao hơn chục méttựa như những rễ cây đa cổ thụ Nhiều nhũ đá được đặt tên như: cây tiền, cây thóc,ông tiên, cô tiên, con voi, con hổ, kỳ đà… Xung quanh vách động và trên nền cũng
có rất nhiều măng đá, nhũ đá Những nhũ đá được thiên nhiên chạm trổ vừa phóngkhoáng, vừa tinh xảo mà sống động Đứng từ bên ngoài nhìn vào, dưới ánh sáng kỳ
ảo động Tiên như một lâu đài nguy nga tráng lệ trong huyền thoại
Động sinh dược
Hang Sinh Dược thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh NinhBình Là một hang xuyên thuỷ dài gần 2 km chạy dài theo lòng núi Mắt Rồng, haiđầu của hai cửa hang là hai thung lũng rộng Vào thăm lòng hang động bằng hailối: lối thứ nhất qua cửa hang Vồng –vào thung Nước và lối thứ hai là cửa hangthung áng Nhồi Hang Vồng là một chiếc cống bằng đá, mái uốn vòm cong tựachiếc cầu vồng nhỏ bắc trên một dòng suối mát lạnh Thung áng Nhồi là một longthung lung rộng khoảng 3ha, xung quanh là cây cối và hoa rừng, những thảm cỏxanh mướt, không khí trong lành
Đèo Tam Điệp
Trang 29Đèo Tam Điệp còn có tên là đèo Ba Dôi, thuộc thị xã Tam Điệp cách thànhphố Nnh Bình 18 km về phía Nam Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ HòaBình về, ăn ra biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Đèo Tam Điệp thìgồm có 3 đèo
Đèo giữa là con đường thiên lý cổ băng qua đỉnh núi cao nhất và cũng làđỉnh đèo cao nhất (khoảng 110 m) Ở đây có tấm bia khắc bài thơ "Quá Tam Điệpsơn" của vuaThiệu Trị làm năm 1842 khi đi tuần du qua núi Tam Điệp Ngày nay,con đường thiên lý cổ chỉ còn là một lối mòn nhỏ, nhiều chỗ cây cối mọc um tùm
Đèo phía Bắc: cao khoảng 75–80 m
Đèo phía Nam: cao khoảng 80–90 m
Điều độc đáo ở đây là đèo Tam Điệp có đất đỏ Từ đây du khách có thể quansát một vùng rộng lớn Toàn cảnh đèo là những dãy núi hung vĩ, hiểm trở, quanh
co như những on rồng uốn khúc đan xen là những thung lung rộng và những dòngsuois trong xanh uốn lượn Ngoài ra, đèo còn là một nói phòng tuyến quan trọng,lợi hại có vị trí địa chiến lược trong quân sự, như bức tường thành thiên nhiên ángngữ con đường Bắc Nam
Suối nước nóng Kênh Gà
Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà - Gia Thịnh - Gia Viễn - NinhBình cách động Vân Trình hơn 1 km Suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trênlàng nổi Kênh Gà và đổ vào nhánh sông Hoàng Long, dòng nước suối thì trong vắt,chưa bao giờ tắt Đây là một suối nước khoáng nổi tiếng, đã được Trung tâm sách
kỷ lục Việt Nam đưa vào Top 5 khu du lịch suối nước nóng thu hút khách nhất ởViệt Nam
Trang 30Nước suối Kênh Gà có hàm lượng cao các muối natriclorua, kaliclorua,canxiclorua, magieclorua, và muối bicacbonat Nước trong suối không màu, khôngmùi, vị hơi chat Nước cso nhiệt độ ổn định là 530c.
Nước khoáng Kênh Gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi cácbệnh như khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da, phụ khoa Nướckhoáng Kênh Gà uống vào có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữabệnh bướu cổ va dùng để bào chữa huyết thanh tiêm tĩnh mạch
Động Vân Trình
Động Vân Trình ở Ninh Bình là rộng khoảng 3500 m2, một động lớn có thểxếp vào loại đẹp nhất ở Ninh Bình Sánh ngang với động Thiên Cung ( Vịnh HạLong) Động nằm trong núi Mõ thuộc xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan ĐộngVân Trình gồm 2 hang liền kề nhau, so le hai hang một cao một thấp là Hang Cả
và Hang Hai Trong cả hai hang đều có những nhũ đá đẹp như những vách gấm,nhiều khối đá nhữ từ trên cao nóc động chảy xuống, có khối chảy đến nền hangnhư những nhánh rễ cây đa cổ thụ to lớn thả xuống mật đất Động Vân Trình còngiữ được nét trinh nguyên, tinh khiết của đá chưa có các tác động của con người
Hồ Đồng Chương
Hồ Đồng Chương là một hồ nước ngọt thiên nhiên nằm giáp ranh giữa hai
xã Phú Lộc và Phú Long huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Hồ nằm uốn lượnquanh các vạt đồi thông xanh mướt, nhấp nhô, trùng trùng điệp điệp vây phủ lấymặt hồ làm cho nước hồ đã xanh càng thêm xanh Khung cảnh hồ thì khá hoang sơ
và tĩnh lặng Gần hồ có thác Ba Tua và dòng Chín Suối Đi thăm và leo lên gầnđỉnh du khách sẽ gặp được một hồ nước nhỏ gọi là Ao Trời, nước cũng trong xanh
và không bao giờ cạn Hồ Đồng Chương được ví như Đà Lạt của Ninh Bình
Trang 31Hồ Đồng Thái
Hồ Đồng Thái là một hồ nước ngọt ven núi thuộc địa bàn hai xã YênĐồng và Yên Thái, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình Diện tích hồ ở điều kiện mựcnước bình thường có diện tích tự nhiên khoảng 380 ha và có trữ lượng nướckhoảng 8.000.000 m3 Hồ Đồng Thái là những hồ nước lớn nhất Ninh Bình,nằmbên dãy núi Tam Điệp hùng vĩ và con đê trải dài 10km, là nơi hoang sơ hơn cả vớinhiều loài động thực vật quý hiếm Hồ Đồng Thái không những chỉ phục vụ chotưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản mà còn là một điểm du lịch sinh thái
đã được đầu tư và đưa vào khai thác
Hồ Đồng Thái nằm bên dãy núi Tam Điệp, là một hồ rộng với một bên làtuyến đê dài và một bên là ven núi nên có hình dạng bị cắt xẻ nhiều Bờ hồ nằmuốn lượn tạo ra nhiều "bán đảo" với nhiều thung lũng đẹp, diện tích từ 2 - 10 ha,Các thung lũng là khu rừng nguyên sơ với nhiều loại động, thực vật hoang dã.Phần lớn thung lũng có bề mặt bằng phẳng, rất thuận lợi xây dựng các khu vuichơi, giải trí hoà quyện với thiên nhiên
Đi thuyền qua hồ Đồng Thái vào chân núi, du khách lên thăm động Mã Tiên.Men theo gần 100 bậc đá, bên sườn núi để đến cửa động Cửa động cao đến 15 m,rộng 10 m, trông giống miệng của con cá khổng lồ Nền hang ở động trũng xuống,không phẳng với nhiều khối đá lớn nhỏ, đặc biệt có những tảng đá lớn nhấp nhônhư một đàn voi đang nô đùa Từ nền hang đi qua một cửa hang hẹp sẽ bước lêntầng 2 của động với 5 buồng hang Mỗi buồng hang là một cảnh sắc khác nhau,đầy mới lạ gắn với những truyền thuyết như: Bàn tay tiên, Giếng ngọc Động MãTiên cũng có rất nhiều đền, chùa, miếu mạo mang yếu tố tâm linh gắn với những lễhội dân gian đặc sắc
Trang 32Núi chùa Bái Đính
Núi Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bênquốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình
15 km, cách Hà Nội 95 km Với diện tích là 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa BáiĐính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và họcviện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố
xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh… vẫn đang được tiếp tục xây dựng.Núi BáiĐính cao 200, sừng sững giữa vùng bán sơn địa với diện tích gần 150.000m2, đượctạo thành bởi 2 dãy núi khép lại hình cách cung và hướng về phía tây tựa như tayngai, mở rộng ra là một thung lũng rộng hơn 3 ha goi là Thung Chùa Lên thămhang động ở núi Bái Đính, bước trên 300 bậc đá có độ dốc vừa phải Lên hết dốc làtới ngã ba: bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên, phía trên là độngthờ Phật ( hay còn gọi là Động Sáng) có 4 chữ đại khắc tự trên đá: “ Minh ĐỉnhDanh Lam”, có nghĩa là “ Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp” Động Tiên lớn hơn độngPhật nhiều lần, gồm 7 hang
Khu chùa Bái Đính cổ thì có :Giếng ngọc, Đền thờ thần Cao Sơn, Đền thờthánh Nguyễn, Hang sáng, động tối
Khu chùa Bái Đính mới thì đang được quy hoạch đồng bộ và nổi tiếng bởi 5cái nhất: chuông to nhất, nhiều tượng La Hán nhất, chùa lớn nhất, phật tượng lớnnhất, khuôn viên rộng nhất Chùa Bái Đính mới gồm có điện Tam Thế, chùa PhápChủ, cổng Tam Quan, Chùa Quan Âm, La Hán Đường, Tháp Chuông, khu hồphóng sinh…
Hệ sinh thái ven biển Kim Sơn.
Trang 33Vùng ven biển Kim Sơn có diện tích 7.061 ha, có 18 km đường bờ biển, baogồm hệ sinh thái, cảnh quan khá đa dạng như rừng ngập mặn, đất ngập nước, cửasông Đáy, sông Càn, Cồn Nổi.
Với hơn 20 loài cây ngập mặn, 100 loài chim và nhiều loài hải sản có giá trịcao như tôm, cá biển, sò, ngao Cồn Nổi chỉ cách đất liền khoảng 5 km, diện tíchrộng hơn 300 ha, có độ thoải nông, cát mịn không lấm chân, sóng trắng, nước khátrong, thảm thực vật ngập mặn đã hình thành nơi cứ trú của nhiều loài sinh vật, đặcbiệt có một số loài chim di cư quý hiến như Cò Thìa…
Cùng với nguồn tài nguyên tự nhiên, Kim Sơn còn là địa phương sở hữunguồn tài nguyên là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng Trênđịa bàn huyện có 431 chùa, đình, đền, miếu, phủ, từ đường, nhà thờ đạo, trong đó
có 26 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Nhiều di tích có tiềm năng lớn về dulịch văn hóa- tâm linh hấp dẫn như: Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm),đền thờ doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (xã Quang Thiện), chùa Đồng Đắc (xãĐồng Hướng), đình Thượng Kiệm (xã Thượng Kiệm)
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
• Các di tích lịch sử văn hóa
Cố đô Hoa Lư:
Nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phốNinh Bình của tỉnh Ninh Bình Là kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyềnnước ta nằm trên một diện tích khoảng 400 ha
Ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đô nguy nga với núi đồi trùng điệp xungquanh kinh đo như tấm bình phong, sông Hoàng Long và cánh đồng Nho Quan,Gia Viễn mênh mông là hòa sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự Khu
Trang 34thành Hoa Lư có quy mô rộng lớn, có nhiều phòng tuyến liên hòa Thành gồm 2khu, khu trong và khu ngoài thông với nhau bằng mộ lối đi nhỏ hẹp, hiểm trợ Mỗikhu gồm nhiều vòng nhiều tuyến nhỏ.
Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư có diện tích 13,87 km² bao gồm:
• Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực bêntrong thành Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh TiênHoàng, đền Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa PhấtKim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim,chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, phủ Chợ,sông Sào Khê, một phần khu sinhthái Tràng An và các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất
• Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm cảnh quan hai bên sông Sào Khê vàquần thể Tràng An Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn,hang Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang ĐịaLinh, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủĐột, hang Bói
• Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trênnhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhàĐinh như chùa Bái Đính, cổng Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa
Trang 35nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 và là công trình nghệ thuật đặc sắc vớinhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việtquốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký Chính cungđền thờ Đinh Tiên Hoàng và 3 hoàng tử: Đinh Liễn, Đinh Đế Toàn và Đinh HạngLang Tòa thiêu hương đền có bài vị thờ 4 vị quan trung thần là Nguyễn Bặc, ĐinhĐiền, Trịnh Tú, Lưu Cơ Trong nhà Khải Thánh có tượng thờ Đinh Công Trứ vàĐàm Thị là cha mẹ của Đinh Tiên Hoàng.
Đền vua Lê
Đền Vua Lê Đại Hành hiện ở làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, HyệnHOa Lư, nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét về phía Bắc Đền vua Lêquy mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo Nét độc đáo ởđền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêuluyện, tinh xảo Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, tronglúc đi cấy ở cạnh ao sen Bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc và được con hổ chúarừng xanh ấp ủ Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi Vì vậy mà nghệ thuật điêukhắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyềnthuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn Chính cung đền thờ Lê Hoàn, Dương VânNga và Lê Long Đĩnh, tòa thiêu hương có bài vị thờ Phạm Cự Lượng, người cócông cùng với Dương Vân Nga đưa Lê Hoàn lên ngôi
Nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là mộtquần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm,huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam.Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô TrầnLục (còn gọi là cụ Sáu) xây dựng trogn suốt 24 năm ( 1875 – 1899) với điều kiện
Trang 36vô cùng khó khăn, phương tiện làm thô sơ Đây là một kiểu kiến trúc Đình chùaPhương Đông kết hợp với lối kiến trúc Gotic của nhà thờ Phương Tây Quần thểthì được xây dựng gồm nhiều hạng mục khác nhau: Ao hồ, tượng đài, PhươngÐình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá ( nhà thờ Lớn, nhà nguyệnkinh thánh Rô Cô, nhà nguyện kinh trái tim Chúa, nhà nguyện kinh thánh Giu-se,nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô.)
Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá xungquanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ Giữa hồ
là một hòn đảo trên đó có bức tượng Chúa
Phương Đình: khởi dựng năm 1899, là một công trình kiến trúc cao 25m,rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầngdưới cùng được xây dựng bằng đá xanh Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vịThánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với cácpho tượng trong các đền chùa Việt Nam Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đếntrình độ tinh xảo Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phíangoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúaJêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát Tầng thứ hai của PhươngÐình treo một trống lớn Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m,nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890 Mộttiếng chuông vang xa được ví như cả 3 tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa)nghe thấy Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như nhữngnhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa
Nhà thờ lớn: Nhà thờ chính được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức
là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục PhátDiệm Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào
Trang 37dưới các vòm đá được chạm trổ Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột)nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng
10 tấn Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đánguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn Mặt trước và haibên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như đượcphủ một chiếc khăn màu thạch sáng Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ đượckiến trúc theo một phong cách riêng
Nhà thờ đá: Khởi công xây dựng từ năm 1883 Tên nguyên thủy: Nhànguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cảmọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng,mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong mộtnăm Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạthường
Các hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cáchnhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyêndáng vẻ tự nhiên Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất Trên các hang đá đều có cáctượng lớn
Nhà nguyện Trái Tim Đức Mẹ và Hang đá Đức Mẹ:
Núi Lộ Đức: Nguyên thủy tên là Vườn Giệtsimani (phiên âm
từ Gethsemane), khởi dựng năm 1896, từ năm 1925 đổi tên thành núi Lộ Đức
Núi Sinh Nhật: nguyên thủy tên là Núi Táng Xác, khởi dựng năm 1875,cũng là công trình được xây dựng đầu tiên với quy mô rất đồ sộ nhằm mục đích
Trang 38Núi Sọ, trong đây có hang Bêlem
Và các nhà nguyện: Nhà nguyện dâng kính Trái Tim Chúa, nhà nguyện kínhthánh Phêrô, nhà nguyện kính thánh Giuse, và nhà nguyện kính thánh Rôcô (tênnguyên thủy: nhà nguyện kính thánh Gioan Tiền Hô)
Đền Thái Vy
Đền Thái Vi là một ngôi đền nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa
Lư tỉnh Ninh Bình Đây là một nơi thờ các vua đầu nhà Trần như Trần TháiTông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các tướng Trần HưngĐạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên, là những người đã lập ra hànhcung Vũ Lâm, một cứ địa trong kháng chiến chống Nguyên Mông
Trước đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh Sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn.Phía ngoài của Nghi môn, hai bên có đặt hai con ngựa bằng đá xanh nguyên khối.Qua Nghi Môn có gác chuông làm bằng gỗ lim, các mái lợp ngói mũi hài Ở đâytreo một quả chuông đúc từ năm Chính Hoà thứ 19 Đối diện với gác chuông theođường chính đạo là tháp bia và ba tấm bia dựng hai bên Tháp bia bốn mặt ghicông đức những người có công cúng tiến xây dựng đền Đường chính đạo và sânrồng đều lát đá xanh Sân rồng rộng khoảng 40m2 Hai bên sân rồng là hai dãy nhàVọng - nơi xưa kia các cụ bàn việc tế lễ Từ sân rồng bước theo các bậc đá có độcao 1,2m là đến Ngũ đại môn (5 cửa lớn) có 6 hàng cột đá tròn song song đều đượcchạm khắc nổi long vương chầu vào chính diện Mặt ngoài các cột đá đều chạmkhắc các câu đối bằng chữ Hán Các xà hiên cũng làm bằng đá, chạm khắc lưỡnglong chầu nguyệt
Qua 5 cửa lớn là đến 5 gian Bái Đường uy nghi, cũng có 6 cột đá vuôngchạm khắc các câu đối ở mặt ngoài, các mặt khác chạm khắc nổi: long, ly, quy,
Trang 39phượng, cá chép hoá long Tiếp theo là ba gian Trung Đường với hai hàng cột đátròn, mỗi hàng 4 cột, đều được chạm khắc nổi long vân Ở đây đặt nhang án đá.Hai bên có đôi hạc gỗ cao hơn 2 mét và hai bộ chấp kích thờ sơn son thiếp vàng.Qua Trung Đường vào năm gian Chính Tẩm cũng có 8 cột đá tròn được chạm khắcnổi: cầm, kỳ, thi, hoạ Di tích am Thái Vi hiện còn đến nay là một khu đất rộngkhoảng sáu sào, xung quanh có lũy đất, ở giữa là ngôi đền.
Trong Cung khám của Chính Tẩm ở giữa là tượng thờ Trần Thái Tông, TrầnThánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, TrầnQuang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên Như thế đền Thái Vi thờ 4 đời vua nhàTrần Hai bên tả hữu là hai tượng kim đồng ngọc nữ đứng hầu nhà vua Tại khu ditích đền Thái Vi còn một am nhỏ là nơi vua Trần Thái Tông đã cho lập lên và ở đó
tu hành trong thời gian cuối đời
Đền thờ đức Thánh Nguyễn
Đền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay
là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình Đền thờ Nguyễn MinhKhông, là danh nhân được sinh ra trên đất này Đền được xây dựng trên nền ngôichùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121 Khi ôngmất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn ĐềnThánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm1989
Đền quay hướng nam, song song với đường Vua Đinh hướng về cố đô Hoa
Lư nên được xem như là một di tích thuộc Hoa Lư tứ trấn.[1] Đền nằm trên mảnhđất dài 100m rộng hơn 40m, tổng thể công trình kiến trúc khá quy mô, được xâydựng theo kiểu "nội công ngoại quốc" Vào đền đi theo hai lối Đông Tây thấy có
Trang 40đèn đá, cao hơn một mét, biểu tượng cái đèn của Nguyễn Minh Không ngày xưangồi thắp sáng để ngồi thiền tịnh Huyền thoại kể rằng, cây đèn tự nhiên mọclên, Nguyễn Minh Không thường đêm đêm ngồi bên cây đèn Các loài chim, loàithú về chầu xung quanh, ánh sáng cây đèn chiếu sáng đến tầng mây trên không.Chính vì thế nhân dân tôn hiệu ông là Minh Không và từ đó trở đi tục gọi thiền sư
là Minh Không
Đền có 4 toà làm theo kiểu tiền nhất, hậu công (trước theo kiểu chữ nhất 一
sau là chữ công 工) Năm gian tiền đường làm theo kiểu chồng rường, hồi có máiđại, trụ non xà đuôi chuột, các cặp xà dọc, xà ngang, xà nách, được bám vào cộtchắc khoẻ như những ngấn mộng chính xác kín kít, phân bổ ở vị trí không để ảnhhưởng tới sự chịu tải của cột Gian giữa trên cao ở phía ngoài có cuốn thư chạm
khắc bốn chữ Hán Thiên khái Thánh sinh (trời sinh ra Thánh) Bên trong để đồ tế
khí, có hai chiếc trống rất quý hiếm, mặt trống đường kính 1,4 m Trong cùng làchính tẩm gồm 5 gian, thờ Nguyễn Minh Không và cha mẹ ông Phía sau chínhtẩm là gác chuông hai tầng, tám mái, cũng toàn bằng gỗ lim Gác chuông đây treomột quả chuông nặng hơn 1 tấn, cao 1,60 m Quanh đền có nhiều cây cổ thụ tán làxanh tươi và những cây cảnh điểm trang cho đền, tạo thành một bức tranh phongcảnh làng quê thâm nghiên, tĩnh mịch
• Các lễ hội
Lễ hội Trường Yên:
Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xãTrường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua ĐinhTiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, bao gồm hai phần lễ và hội