Văn hóa Rượu Cần với đời sống tâm linh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa rượu cần người Mạ ở Đạ Teh _ Lâm Đồng (Trang 35 - 37)

Rượu Cần theo quan niệm của người Mạ là thứ nước uống do Yàng ban tặng, Yàng bày cho cách làm. Do đó đây là một lễ vật không tể thiếu trong các nghi lễ, mỗi khi cúng Yàng hoặc tế lễ thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm. Và trước mỗi lần uống Rượu Cần ở gia đình hay cộng đồng, dù là tiếp khách hay lễ hội đều phải mời Yàng về uống cùng, đây là việc làm thể hiện nghĩa của con người đối với thần linh. Việc buộc những ché rượu xung quanh cột (cọc) khi uống ngoài mục đích để rượu không đổ còn mang một ý nghĩa thiêng liêng : đường để các Yàng uống rượu chung vuị Trước khi uống theo truyền thống bao giờ người Mạ cũng phải rách Yàng (cúng thần), xin Yàng về nhận nước rượu đầu tiên. Tùy theo từng nghi lễ cụ thể mà cách dâng rượu có phần khác nhau nhưng mục đích bao giờ cũng mong muốn đạt được ba ý chính: “thông báo dâng mời và cầu xin”. N ghi lễ ráchYàng thường do già làng (quảng bon) và chủ nhà (po hiu) đảm nhiệm, (trong đám cưới do cậu ruột hoặc người mai mối đảm nhiệm). Cùng với Rượu Cần là thứ không thể thiếu thì lễ vật để cúng còn có gà, vịt, dê, trâu (lấy máu tươi), bánh…tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, dòng họ hoặc buôn làng. Lúc ché rượu được khui ra con vật hiến tế đã cắt tiết chính là lúc người chủ tế dâng rượu mời Yàng: “,ày rượu ngọt, này rượu ngon, này rượu lúa, này rượu bắp… xin các chư vị thần linh ngụ trên trời, lạy các chư vị thần linh ngụ trên cây, trên núị Các chư vị cùng buôn làng chúng tôi uống chung Rượu Cần”. Tùy vào hoàn cảnh mỗi nghi lễ lại có những nghi lễ khác nhaụ

N gày xưa, khi tiến quân ra trận, bên cạnh ché rượu cần đã khui ra, già làng bắt đầu đọc lời khấn: “Hỡi thần núi, thần sông, hãy về đây nhận lễ phù hộ cho con trai, con gái người Mạ có cánh tay khỏe, con mắt biết nhìn xa, có cái đầu sáng để theo Bác Hồ đánh thắng giặc giữ lấy buôn làng ta, giữ cho cái khung dệt có nhiều thổ clm, giữ cho nhà ta luôn nhiều bắp và thóc gạo”.

Hỡi Yàng con trai tôi đã đưa được vòng đồng vào cổ tay một cô gái trong buôn làng, cô gái ấy là con dâu tôi kể từ hôm naỵ Cầu Yàng cho đôi vợ chồng nó có đôi chân, đôi tay mạnh khỏe để ngày ngày lên rẫy làm ra nhiều cái lúa cái bắp. Cầu cho vợ chồng nó có nhiều con…”. Đây là lời cúng của chủ tế trong lễ cưới của người Mạ (lúc đón dâu về).

Đặc biệt trong quá trình công tác rẫy còn gắn liền với nhiều lễ nghi nông nghiệp vơi những bài cúng khác nhau nhưng nét chung là tất cả các lễ nghi đó đều có mặt của Rượu Cần dù ít hay nhiềụ Mở mở đầu bằng lễ xem đất, nhận đất (N hô năng bri) và lễ phát rẫy (N hô năng bar): “Hỡi Yàng, buôn làng chúng tôi cầu nguyện Yàng công nhận việc phát rẫy không gặp bất trắc,là công việc được Yàng cho phép ở kkhu đất này”. “Xin Yàng đừng trách tội chúng con, lỡ khi đốt rẫy có những thú rừng bị chết thui do không chạy kịp”. Tiếp theo là các lễ trừ sâu bệnh (N hô ki ơp mas), lễ xin lúa chắc hạt ( N hô bơ rơ nơm), xin lúa thu hoạch được nhiều (N hô đồng): “Buôn làng chúng tôi, dòng họ chúng tôi, gia đình chúng tôi tạ ơn Yàng cho mưa thuận gió hòạ Xin Yàng đừng để cho kiến mối ăn hạt giống”. “Cầu Yàng cho lúa của chúng tôi không bị sâu bọ lúa phá, cầu cho lúa tốt, thóc về đầy kho”. “Cầu xin Yàng cho cái rẫy nhiều bông lúa, cho cái bông lúa thật nhiều hạt, cho buôn làng không có người nào bị đói dài cái bụng, tối cái đầu”. N hưng nghi lễ lớn nhất trong năm là nghi lễ mừng lúa mới (N hô Rohe), là lễ hội kết thúc chuỗi nghi lễ nông nghiệp trong một năm canh tác nương rẫy của người Mạ: “Ơi Yàng, buôn làng tôi mời Yàng về ăn lúa mừng lúa mớị Yàng hãy ăn uống, rồi cho buôn làng tôi (tộc họ tôi) thật nhiều thóc lúa, lúa không bao giời hết trong kho, lúa luôn luôn chín vàng đầy rẫy”

“Tôi cầu thần như sáp ong hết dính

Khui ché Rượu Cần mời các thần nếm thử Rượu ngon buôn tôi mời thần uống

Thần hãy đến cùng với bạn, anh, em, buôn làng của thần…”[7]

Đây gọi là bài ca nghi lễ (bái cúng) để gọi mời thần linh đến chúng kiến lòng thành của dân làng, để thần linh hưởng thụ lễ vật sau đó phù hộ cho sức khỏe cộng đồng, mưa thụân gió hòa, mùa màng tươi tốt. Tay chủ tế cầm lục lạc bằng đồng liên tục lắc lên lắc xuống. Cúng xong, máu của vật hiến tế được bôi lên tay, trán một số người khách quý và các đại biểu ra đình. Quan niệm của người Mạ giải thích cho việc bôi này là mang lại may mắn của Yàng cho mọi ngườị N hắc nhở mọi nguời phải nhớ đến Yàng để tiếp tục chăm lo lao động, để có nhiều thóc lúa, để có cuộc sống ấm nọ Gà và Rượu Cần là hai thứ không thể thiếu trong các nghi lễ của người Mạ (dù lớn hay nhỏ), máu gà (vịt) và rượu cần là thứ biểu hiện niềm giao cảm giữa con người với thế giới siêu hình, thế giới thần linh.

Khi nghi lễ rách Yàng kết thúc cũng có nghĩa là cuộc vui bắt đầụ Chủ lễ ( chủ tế) là người được uống Rượu Cần truớc, sau đó mọi người lần lượt uống từ khách – chủ, già – trẻ, gái – trai …ai cũng có thể uống Rượu Cần và uống một cách tự nhiên, uống hết mình. Và xung quanh ché rượu lại xuất hiện bao điều lý thú, nét độc đáo riêng biệt góp phần tạo nên văn hóa Rượu Cần.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa rượu cần người Mạ ở Đạ Teh _ Lâm Đồng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)