Câu1:Trình bày khái niệm doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp. Ở Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu nào ?Cho ví dụ minh họa. DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được ĐKKD theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận. Trong đó kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục 1 hoặc 1 số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi........................................
Trang 1Câu1:Trình bày khái niệm doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp Ở Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu nào ?Cho ví dụ minh họa.
-DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được ĐKKDtheo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu lợinhuận Trong đó kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục 1 hoặc 1 số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi
-Theo quy định của luật pháp hiện hành ở VN, các DN có những hình thức pháp lý cơ bản sauđây:
*Doanh nghiệp Nhà nước:
Là DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối DN nhà nước
có những đặc trưng pháp lý cơ bản như:
-Có tư cách pháp nhân
-Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc vốn góp chi phối (.50% vốn điều lệ), thành lập và giải thể theoyêu cầu của Nhà nước
-Hoạt động theo Luật DN Nhà nước và Luật DN
* Công ty cổ phần: là công ty đa sở hữu – nhiều chủ.
-Công ty CP nội bộ: là Công ty CP nhưng không được phát hành cổ phiếu hay trái phiếu khi huy
động vốn, việc chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông mới bị hạn chế, chỉ chuyển nhượng trongnội bộ Hình thức công ty này có số cổ đông không lớn (phổ biến từ 20 -50 thành viên, ở VNkhông có hình thức công ty này Khi số thành viên >50 sẽ chuyển sang hình thức công ty CP đạichúng
-Công ty CP đại chúng: là loại công ty cổ phần được phát hành các loại CK khi huy động vốn.
Số lượng cổ đông thường >50 thành viên
Chi phí thành lập công ty CP thường cao hơn so với các hình thức công ty tư nhân và công tyTNHH (chủ yếu là chi phí vận động thành lập và phát hành CP)
-Các đặc trưng pháp lý:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau(cổ phần) và được thể hiện dưới dạng cổphiếu Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân – số lượngtối thiểu là 7, không hạn chế số lượng tối đa
+Cổ đông chịu TNHH về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty – chỉ chịu tráchnhiệm trong phạm vi vốn góp
-Công ty TNHH nhiều thành viên: là hình thức công ty TNHH được thành lập bởi nhiều thành
viên, tối đa là 50 người
Trang 2-Công ty TNHH 1 thành viên là loại công ty TNHH do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ, chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệcủa công ty
-Không được phát hành bất kỳ loại CK nào
*Doanh nghiệp tư nhân
Là loại DN do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọihoạt động của DN Đây là hình thức DN phổ biến và lâu đời nhất trong lịch sử phát triển kinhdoanh Hình thức DN này rất phong phú, đa dạng và năng động về lĩnh vực, quy mô…hoạt động,
có đóng góp đáng kể vào giải quyết nhiều vấn đề mang tính kinh tế -xã hội như: vấn đề việc làm,cung cấp các sản phẩm – dịch vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu và góp phần đáng kể vàoGDP hàng năm
Đặc trưng pháp lý cơ bản:
-Do 1 cá nhân bỏ vốn kinh doanh
-Không có tư cách pháp nhân
-Chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của DN
-Không được phát hành bất kỳ loại CK nào
*Ở VN có tất cả các loại hình DN trên trừ hình thức công ty CP nội bộ.
Câu 2:Trình bày các chức năng, lĩnh vực quản trị doanh nghiệp Theo anh (chị) chức năng quản trị nào là quan trọng nhất? Vì sao?
QTDN là quá trình tác động của chủ thể quản trị tới đối tượng quản trị để tổ chức phối hợp hoạtđộng của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN nhằm đạt được mục tiêu đã xác định
Trang 3+Được coi là kim chỉ nam cho hoạt động của nhà quản trị và DN.
+Là công cụ giúp nhà quản trị hoạt động chủ động và hiệu quả nhất
+Góp phần giảm bớt rủi ro trong kd và quản trị DN
-Nội dung:
+Đưa ra những định hướng lớn
+Xây dựng và thực hiện các kế hoạch cụ thể, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
+Chỉ rõ những mục tiêu cụ thể phù hợp với từng khoảng thời gian
+Dự kiến các biện pháp, phương tiện, công cụ để đạt được mục tiêu
+Dự kiến các nguồn lực, điều kiện cần thiết nhất để thực hiện mục tiêu
b Chức năng tổ chức.
-Là liên kết các cá nhân để cùng thực hiện mục tiêu chung
-Vai trò: Tạo sự trật tự, nền nếp, sự đồng điệu và thuận lợi trong các hoạt động để tạo được kết
quả tốt nhất; tạo tiền đề cho phối hợp có hiệu quả các hoạt động của DN
-Nội dung:
+Xác định vị trí địa lý của DN
+Thiết kế, xây dựng mô hình nhân sự
+Bố trí không gian, thời gian chi các bộ phận, các hoạt động
+Thiết kế chế tài, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận
+Phân công, phân nhiệm
c Chức năng chỉ huy (điều khiển)
-Là quá trình tác động đến con người nhằm định hướng, điều khiển việc thực hiện và phối hợptập thể lao động trong phấn đấu hoàn thành những mục tiêu của DN
-Vai trò: Dẫn dắt, chỉ đạo, khích lệ…các hoạt động của mọi cá nhân, bộ phận hướng tới các mục
tiêu đã định trước của DN
-Nội dung:
+Hoạt động lãnh đạo: chỉ đạo, định hướng chiến lược, chiến thuật các hoạt động trong DN.+Hoạt động điều hành: Triển khai, điều chỉnh, bổ sung thực hiện các định hướng, chỉ đạo củalãnh đạo
d Chức năng kiểm tra
-Là hoạt động giám sát, đo lường, đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho nhà lãnh đạo để có biệnpháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để đảm bảo thực hiện có hiệu quả hơn nữa cácmục tiêu đã đặt ra của DN
-Vai trò: Phát hiện, đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời những sai lệch trong sản xuất, kinh doanh, từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động
-Nội dung:
+Kiểm tra chất lượng sản phẩm
+Kiểm tra tiến độ thực hiện công việc
+Kiểm tra tình hình sử dụng các nguồn lực,
+Kiểm tra việc thực hiện các chế độ đối với NLĐ
*Các lĩnh vực của QTDN.
a Lĩnh vực sản xuất
Trang 4Đây là lĩnh vực quản trị quan trọng hàng đầu của DN, bao gồm: hoạch định sx, tổ chức thực hiệncác kế hoạch, triển khai các qtsx, kiểm tra sx, giữ gìn, bảo vệ bản quyền, bí quyết, kiểu dáng vàcác ứng dụng sáng chế phát minh, tổ chức các phong trào thi đua trong sx.
-Trong lĩnh vực thông tin: xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin; lập kế hoạch, tổ chức thựchiện thu thập, xử lý…các thông tin cần thiết; tổ chức thực hiện và giám sát việc truyền đạt, lưutrữ…thông tin; tổ chức thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi
e Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
+Lập kế hoạch và thực hiện các nghiên cứu cơ bản có liên quan
+Nghiên cứu ứng dụng KH và phát triển vào thực tiễn DN
+Tổ chức nghiên cứu và thẩm định các tiến bộ KH
+Thẩm định hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng
f.Lĩnh vực tài chính và kế toán
-Lĩnh vực tài chính: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát các nhiệm vụ cơ bản như: tạo vốn
và sử dụng vốn; giám sát các quá trình hình thành và phân bổ các nguồn lực về vốn; tạo dựng và
sử dụng ngân sách; thực hiện các quy định về sử dụng tài chính
-Lĩnh vực kế toán: Hoạch định, tổ chức, chỉ huy thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kế toán; kiểmtra, giám sát việc ghi chép sổ sách kế toán, và việc thực hiện các quy định khác trong nghiệp vụ
kế toán
g.Lĩnh vực MA.
+Xây dựng các chiến lược thị trường
+Tổ chức thu thập, xử lý các thông tin trong nghiên cứu thị trường
+Xây dựng và tổ chức thực hiện các quyết định về MA trong DN
+Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chiến lược và chính sách MA của DN
Trang 5Bộ máy quản trị doanh nghiệp là tập thể những người lao động quản trị trong doanh nghiệp đượcphân chia thành nhiều bộ phận và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quảntrị DN
Mô hình quản trị bộ máy DN theo kiểu trực tuyến:
Đặc điểm: quan hệ quản trị diễn ra theo một tuyến quy định, trực tiếp theo hệ thống đầu mối trực
tiếp
Ưu điểm: chế độ một thủ trưởng được thực hiện tốt, phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể,
khích lệ được tinh thần trách nhiệm, tránh đươc tình trạng chồng chéo mệnh lệnh, kip thời Bộmáy gon nhẹ, nên chi phí bộ máy không lớn
Nhược điểm: vì các đầu mối phải trực tiếp chiu trách nhiệm toàn diện về cấp dưới nên dễ dẫn đến
tình trang bị quá tải, hạn chế hiệu quả hoạt động Tiếp đó là việc tuyển chọn, đào tạo các nhàquản tri ở các đầu mối trực tuyến cũng khó khăn do yêu cầu về năng lực nhân sự toàn diện vàcao
Điều kiện áp dụng: có hiệu quả nhất là ở các doanh nghiêp có quy mô nhỏ, có chủng loai sản
phẩm ít và tỏng 1 số điều kiện cụ thể khác
Mô hình bộ máy quản trị DN kiểu chức năng
- Đặc điểm cấu tạo của các kiểu chức năng: có sự tham gia của các chuyên gia chức năng, trực
tiếp quản trị trong các lĩnh vực chuyên môn ở phạm vi toàn Doanh Nghiệp
- ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng:
Mô hình này có 1 số ưu nhược điểm chính sau đây:
+ ưu điểm: có các chuyên gia chức năng trực tiếp tham gia quản trị, giải quyết các vấn đề thuộc
chuyên môn, nên giải quyết các vấn đề chuyên môn thành thạo, hiêu quả, giảm gánh năng chođầu mối trực tuyến Nhờ vậy, bô máy đảm bảo được tính vừa sức, ít quá tải, tạo thuận lợi chotính hiệu quả cao trong quản trị
+ Hạn chế: Tính cồng kềnh, nên chi trả lương cho bộ máy cao, tính năng động bị hạn chế Chế
độ 1 thủ trưởng bị vi phạm nên tính tập trung thống nhất không cao, hạn chế hiệu lực, dễ chồngchéo mệnh lệnh, thiếu cụ thể trong phân công trách nhiệm, nên dễ buông lỏng trong quản lý,phối hợp giữa các bộ phận hạn chế
+ Điều kiện áp dụng: áp dung hiêu quả nhất là ở các doanh nghiêp có quy mô lớn, tính chất hoạt
động phức tạp, không ổn định
Mô hình bộ máy quản trị kiểu hỗn hợp.
- Đăc điểm cấu tạo của bộ máy kiểu hỗn hợp
Mô hình này vẫn có sự tham gia của chuyên gia chức năng vào bộ máy quản trị nhưng các đầumối quản trị theo chức năng không trực tiếp ra lệnh
- ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng:
+ ưu điểm: Hội tụ đầy đủ các ưu điểm của 2 mô hình "trực tyến" và "chức năng" cụ thể là: Có
các chuyên gia chức năng tham gia giải quyết các vấn đề chuyên môn, nhưng không trực tiếp ramệnh quản trị nên đảm bảo tính thành thạo, hiệu quả mà vẫn thưc hiện tốt chế đô 1 thủ trưởng.Nhờ vậy tính thống nhất, tập trung trong quản trị cao, các đầu mối trưc tuyến được san sẻ gánhnặng, nên vừa sức tránh đươc nguy cơ quá tải Phân công rõ ràng, khuyến khích được tinh thần
Trang 6trách nhiệm trong hoạt động quản trị nên khắc phục được tình trạng chồng chéo mệnh lệnh, taothuân lợi cho cấp thừa hành
+ Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh, chi phí cho bộ máy lớn và phối hơp hàng ngang giữa các bộ
phận còn hạn chế
+ Mô hình này áp dụng có hiệu quả nhất là ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất hoạtđộng phức tạp, không ổn định
Mô hình ma trận
-Đặc điểm: Đạt được sự cân bằng mong muốn bằng cách tạo ra 1 cơ cấu kép mới đặt chồng cơ
cấu ngang lên cơ cấu dọc
-Ưu điểm: Cơ cấu gọn nhẹ (ít đầu mối, cấp và bộ phận trong bộ máy) Phát huy tính tự chủ, tự
giác, tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp giữa các thành viên ở các bộ phận khác nhau trong bộmáy Sử dụng tối đa các năng lực của chuyên gia, đội ngũ nhân lực và trang thiết bị được chuyênmôn hóa cao
-Nhược điểm: Tạo ra những kênh trực thuộc 2 mang cho các thành viên, các bộ phận và nhóm
phân theo sản phẩm, đòi hỏi cao về năng lực và kiến thức quản trị, đặc biệt là năng lực tổ chức,phối hợp và kiến thức chuyên môn lân cận
-Điều kiện áp dụng: Các DN đứng trước nhiều đòi hỏi cần phải đáp ứng 1 cách đồng thời, cách
biến đổi nhanh chóng của 2 hay nhiều lĩnh vực trở lên hoặc phải đối mặt với những tình trạngkhông chắc chắn, phát sinh những yêu cầu cao đối với việc xử lý thông tin và trong điều kiện bịhạn chế về các nguồn tài chính và nhân lực
Mô hình kiểu trực tuyến – chức năng – dự án:
-Đặc điểm cấu tạo: Đây là mô hình kết hợp quản lý theo chức năng và quản lý theo dự án Mô
hình này thường được áp dụng trong trường hợp các DN có dự án mà cơ cấu chức năng (hoặchỗn hợp) hiện tại không thể đáp ứng Mô hình này có sự xuất hiện, sự tham gia của các cơ quanquản lý dự án trong bộ máy quản trị DN
-Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc chế độ 1 thủ trưởng –mỗi người thừa hành chỉ có 1 thủ trưởng
trực tiếp Do đó, có thể đạt mức độ tập trung, thống nhất cao trong toàn hệ thống và hoạt độngquản trị Thu hút được sức mạnh trí tuệ của đội ngũ chuyên gia và quản lý dự án, nên xử lýchuyên môn thành thạo, hiệu quả mà vẫn đảm bảo không xáo trộn sự thống nhất trong toàn DN
và giảm gánh nặng cho các đầu mối trực tiếp
-Hạn chế: Cồng kềnh, chi phí bộ máy cao, hạn chế tính năng động.
-Điều kiện áp dụng: Là mô hình thích hợp cho các DN và các đơn vị kinh tế có dự án kinh tế.
Các mô hình khác: Mô hình tổ chức theo địa bàn kinh doanh, mô hình tổ chức bộ máy quản trị theo sản phẩm, mô hình tổ chức theo đối tượng khách hàng.
Câu4:Nhà quản trị và vai trò của các nhà quản trị trong doanh nghiệp? Chức năng và nhiệm vụ của nhà quản trị thay đổi như thế nào theo cấp bậc của người đó trong doanh nghiệp,lấy ví dụ minh họa?
Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năngquản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc củangười khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó Nhà quản trị làngười lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin
Trang 7trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu Họ được coi là tế bào của bộmáy quản trị trong DN,
*Vai trò
Nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau Các vai trò này được chia thành ba nhóm:
1 Vai trò quan hệ với con người:
Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức
Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêuchung vì lợi ích của doanh nghiệp
-Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
-Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo,
hướng dẫn, khích lệ nhân viên
-Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ -vai trò là người hòa giải:NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả
các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể
2 Vai trò thông tin:
Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọngcủa nhà quản trị
-Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét,
phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạtđộng của tổ chức
-Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết
đối với công việc của họ
-Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có
lợi cho doanh nghiệp
3 Vai trò quyết định:
-Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của
tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng
-Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của
tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định
-Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao Các tài
nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu
-Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với bên
ngoài
* Chức năng và nhiệm vụ của nhà quản trị thay đổi như thế nào theo cấp bậc của người đó trong doanh nghiệp
Các nhà quản trị cấp cơ sở (first line manager):
Nhà quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của nhàquản trị trong một tổ chức Nhiệm vụ của họ là thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, điều khiểnngười thừa hàn.h và họ cũng tham gia trực tiếp thực hiện các công việc cụ thể như những ngườidưới quyền họ Ví dụ trong các doanh nghiệp ta dễ thấy họ là những tổ trưởng, trưởng nhóm,trưởng ca …
Các nhà quản trị cấp trung gian (middle manager):
Trang 8Nhà quản trị cấp trung gian là những nhà quản trị ở cấp chỉ huy trung gian, đứng trên các nhàquản trị cấp cơ sở và ở dưới các nhà quản trị cấp cao Họ cụ thể hoá các mục tiêu của cấp cao.đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phốihợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung, , họ vừa quản trị các quản trịviên cấp cơ sở vừa điều khiển các nhân viên khác Ví dụ như các trưởng phòng, quản đốc phânxưởng….
Các nhà quản trị cấp cao (super manager) :
Nhà quản trị cấp cao là những nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức, họ chịu trách nhiệm
về thành quả cuối cùng của tổ chức Công việc của họ tập trung xây dựng chiến lược hành động
và phát triển tổ chức, vạch ra các mục tiêu dài hạn, thiết lập các giải pháp lớn để thực hiện… Ví
dụ như Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc ….Trong hầu hết các tổ chức, nhàquản trị cấp cao là nhóm nhỏ so với các cấp quản trị khác (trừ các tổ chức đoàn thể có tính chínhtrị)
Câu5: Trình bày các phương pháp quản lý và phong cách lãnh đạo của nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp Phương pháp nào có hiệu quả nhất trong thực tế hoạt động của Doanh nghiệp Việt Nam?
Phương pháp quản trị trong doanh nghiệp là cách thức, con đường chuyển tác động từ nhà quảntrị đến đối tượng quản trị ( Người lao động và các đối tượng quản trị khác) Có 3 phương pháp cơbản, phổ biến trong quản trị doanh nghiệp
- ưu nhược điểm của phương pháp:
+ ưu điểm: Phương pháp này có tác dụng rất tích cực trong việc kích thích , phát huy và nâng
cao tính chủ động, sáng tao của người lao động trong công việc Nhờ vậy, nhà quản trị khôngmất nhiều công sức để giám sát, đôn đốc các đối tượng quản trị mà vẫn đạt được các yêu cầu,mục tiêu do mình đề ra là kích thích được lòng nhiệt tình, hăng say, thi đua đạt năng suất, hiệuquả hoat động cao trong lao động, sản xuất và thực hiện những công việc được giao
- Nhược điểm:
+ lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng tác dụng ngược lại trong quản trị
+ năng lực tài chính để thực hiện bị hạn hẹp
2 Phương pháp hành chính trong quản trị doanh nghiệp
Đăc trưng:
Trang 9Là 1 trong những cách thức tác động của nhà quản trị tới người lao động thông qua những biệnpháp hành chính Đặc trưng của phương pháp hành chính là thông qua những nội quy, quy chế,quy phạm, quy định về thời gian làm việc, quy trình sử dụng kĩ thuật và các biện pháp mang tínhcưỡng bức, bắt buộc để yêu cầu tinh thần trách nhiệm và cố gắng trong thực thi và hoàn thànhnhiệm vụ của người lao động.
- Ưu nhược điểm của phương pháp hành chính
Ưu điểm: tạo ra trật tự, nề nếp, tính kỉ cương về tác phong, cách chấp hành các quy đinh về thời
gian, nội dung công việc, sư nhất quán trong lề lối làm việc của các đối tượng quản trị, có tácdung lớn trong việc góp phần rèn luyện và giám sát thái đô trách nhiệm, tác phong và ý thức kỉluật của người lao động, làm tiền đề tạo ra sự thống nhất, năng suất hiệu quả trong lao động, sảnxuất
Nhược điểm: Nhà quản trị thường phải đối mặt với các hành vi thái độ đối phó thậm chí chống
đối của các đối tượng dưới quyền Và ngay cả khi có năng lực và thực hiện tốt các phương phápnày nhà quản trị cũng phải đề phòng nguy cơ mắc các bệnh cứng nhắc, quan liêu
3 Phương pháp tâm lý, giáo dục.
Đặc trưng:
Tâm lý, giáo dục là 1 trong những cách thức tác động của nhà quản trị tới đối tượng quản trị - tácđông vào cuộc sống tinh thần của họ để đạt được những yêu cầu, mục tiêu nhất định trong quảntrị Thông qua những hoạt động mang tính giáo dục, tâm lý nhà quản trị tác động vaò nhậnthức và tình cảm của người lao động một cách phù hợp nhằm khơi dậy, khích lệ và phát triểntính tự giác, tính tích cực trong lao động của họ
Ưu nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: Tác động vào đời sống tinh thần của người lao động( tạo điều kiện học tập và tự học
để giác ngộ, trưởng thành, chỉ bảo, phân tích để làm rõ lẽ phải điều hay) Từ đó tao điều kiện chonhững biến đổi lớn về nhân thức và hành động
Giúp cho họ tự lựa chọn, quyết định đường đi và cách thức hành động của mình 1 cách có chínhkiến, có cơ sở và đúng đắn để ho sống và làm việc có nghĩa, có động lực, hiệu quả và tốt hơn
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức và tiền của.
Câu 6: Chu kỳ sản xuất là gì? Trình bày cơ cấu thời gian của một chu kỳ sản xuất và các biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất? Liên hệ thực tế.
Chu kì sản xuất là khoảng thời gian kể từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến lúc chế tạoxong sản phẩm Ví dụ: Khoảng thời gian từ khi đào móng chung cư đến khi hoàn hành công trìnhxây dựng này
- Cơ cấu của chu kì sản xuất
chu kì sản xuất của 1 chủng loại sản phẩm gồm 6 khoảng thời gian sau:
+ Khoảng thời gian hoàn thành các giai đoạn trực tiếp( Thời gian thực hiện các giai đoạn, cácbước công nghệ) - tcn
- Khoảng thời gian hoàn thành các giai đoạn gián tiếp ( Thời gian hoàn thành các giai đoạn, cácbước của quá trình tự nhiên) - ttn
- Khoảng thời gian ngừng nghỉ để kiểm tra, bảo dưỡng kĩ thuật - tkt
Trang 10- Khoảng thời gian dừng ca ( đề người lao động giải lao, phục hồi sức khỏe và giải quyết các nhucầu tự nhiên) - tdc
- Khoảng thời gian dừng kho chờ chế biến, hoặc bán của các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm - tdk
- Khoảng thời gian vận chuyển sản phẩm dở dang, thành phẩm - tvc
từ đó xác định được tổng thời gian của một chu kì sản xuất T
T= tcn + ttn + tkt + tdc + tdk + tvc
Việc xác định được T không chỉ có tác dụng lập kế hoạch sản xuất mà còn làm cơ sở để rút ngắnchu kì sản xuất, tăng số lần tái diễn các chu kì sản xuất, tiết kiệm chi phí và cuối cùng là tănghiệu quả sản xuất kinh doanh của Dn
- Biện pháp rút ngắn chu kì sản xuất
Có thể rút ngắn T bằng các biện pháp quan trọng sau đây:
+ Cải tiến ứng dụng kĩ thuật tiên tiến, hoàn thiên quy trình công nghệ, nâng cao trình độ khoahọc kĩ thuật của người lao động,,từ đó rút ngắn thời gian công nghệ
+ Nhân tố hóa các quá trình tự nhiên Ví dụ: làm nguội phôi đúc bằng quạt thông gió, tăng tốc độlên men bằng nhiệt độ chuẩn trong phòng đặc biệt
+ Hiện đại hóa phương tiện vận chuyển, thay thế vân chuyển thủ công các nguyên vật liệu và bánthành phẩm bằng vận chuyển tiên tiến hơn
+ Tổ chức lao động khoa học, Quan trọng nhất là sự phân công lao động phù hợp với năng lực vàtrình độ sở trường của người lao động và xác định được 1 tỷ lệ hợp lý về năng lực sản xuất giữacác khâu, các công đoạn, từ đó tạo tiền đề cho sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả cao trong laođộng sản xuất
+ Nâng cao trình độ mọi mặt của người lao động, đặc biêt là nhận thức và chuyên môn
Liên hệ;
Câu 7: Trình bày khái niệm và nội dung của Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp? Lấy ví
dụ minh họa về bố trí sản xuất theo dây chuyền?
Tổ chức sản xuất là xác định cơ cấu các bộ phận, bố trí, sắp xếp các yếu tố của sản xuất kinhdoanh 1 cách hợp lý( về tỷ lệ, không gian, thời gian) nhằm sử dụng, phối hợp có hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Một số nội dung cơ bản của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp:
1 Lựa chọn vị trí đặt doanh nghiệp
Sự cần thiết và thực chất của lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp
Lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp chính là viêc xác định nơi đặt doanh nghiệp cũng như từng
bộ phận của nó.\
Thực chất của việc lựa chọn đăt địa điểm là việc xác định đặt vị trí, địa điểm đặt doanhnghiệp( nhà máy, chi nhánh, văn phòng đại diện, cửa hàng) sao cho phù hợp với việc thực hiệncác mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
các yếu tố ảnh hưởng: thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu, nguồn lao động tại chỗ ưu thế,
diện tích mặt bằng, tính chất đất đai, chi phí về đất đai, khả năng mở rộng trong tương lai thuânlợi Cơ sở hạ tầng thuận lợi tốt sẵn có Tình hình an ninh, phòng cháy chữa cháy, các dịch vu