Trong thời gian thực tập tại công ty VINARE, được sựhướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hoàng ánh cùng cán bộ trong công ty em chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhậ
Trang 1Lời mở đầu
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão, xu hướng toàncầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhaugiữa các nền kinh tế của các quốc gia Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nềnkinh tế thế giới nói chung và buôn bán quốc tế nói riêng Hơn nữa, vận tải hàng không còn
là chiếc cầu nối giữa các nền văn hoá của các dân tộc, là phương tiện chính trong du lịchquốc tế, là mắt xích quan trọng trong quy trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế
Để khôi phục, phát triển kinh tế hay mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốcgia trên thế giới, vận tải hàng không là chiếc cầu nối nhanh nhất, thuận tiện nhất và đượcxem như một chất xúc tác cho hoạt động kinh tế diễn ra nhanh hơn
ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu giao lưu bằng đườnghàng không cũng tăng lên không ngừng Trên thực tế, ngành Hàng không dân dụng đã tựkhẳng định mình là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thứcvận tải tiên tiến và hiện đại nhất, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọngtrong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước
Hàng không là một ngành có khối lượng vốn đầu tư lớn tới hàng trăm tỷ đô la Mỹ.Xác xuất rủi ro trong hoạt động Hàng không là rất nhỏ tuy nhiên mỗi khi xảy ra lại mangtính chất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củangành Do đó, việc bảo hiểm cho hoạt động của ngành hàng không là một việc không thểthiếu được, vì bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít Nên bảo hiểmhàng không đã thực sự là một dịch vụ tài chính hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp và dân cưkhắc phục hậu quả thiệt hại, ổn định đời sống và sản xuất trước những rủi ro nhân tai vàthiên tai Song phải nói thêm rằng, khả năng tài chính của bảo hiểm hàng không khôngphải là vô hạn mà luôn gặp khó khăn về giới hạn tài chính Do vậy, với chức năng làm giá
đỡ về mặt tài chính cho bảo hiểm hàng không, tái bảo hiểm hàng không có vai trò quantrọng đối với ngành bảo hiểm còn non trẻ này
Là một sinh viên đào tạo trong chuyên ngành Kinh Tế Ngoại Thương của trườngĐại học Ngoại Thương, em luôn mong muốn có được cơ hội tìm hiểu sâu hơn về mặt lýluận cũng như thực tiễn của hoạt động bảo hiểm trên cơ sở đó để củng cố và hoàn thiện,nâng cao kiến thức của mình Trong thời gian thực tập tại công ty VINARE, được sựhướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hoàng ánh cùng cán bộ trong công ty em chọn đề
tài “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam-VINARE” cho khoá luận
tốt nghiệp của mình
Trang 2Do hạn chế về thời gian, kiến thức và tư liệu trong phần lý luận của chuyên đề,khoá luận này sẽ trình bày một số nét khái quát về bảo hiểm hàng không bên cạnh nhữngvấn đề chính và cơ bản về kỹ thuật tái bảo hiểm Trên cơ sở đó tập trung vào phân tích hoạtđộng nhận và tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE Phần cuối củakhoá luận sẽ đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ khắc phục khó khăn
và tồn tại của VINARE và một số doanh nghiệp bảo hiểm gốc gặp phải trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Nội dung của khoá luận gồm 3 chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không.Chương II: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không ở công tyVINARE
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm, tái bảo hiểmhàng không
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Hoàng ánh – giảngviên Khoa Kinh Tế Ngoại Thương trường Đại học Ngoại Thương đã chỉ bảo và giúp đỡ emtận tình trong quá trình làm khoá luận: từ khi lập đề cương đến lúc hoàn thành bản thảo
Trang 3Tài liệu tham khảo
1 Giáo trình vận tải và bảo hiểm trong Ngoại Thương- PGS.TS.Hoàng Văn Châu, PGS.TS.Nguyễn Hồng Đàm - NXB.Giáo dục, 2003
2 Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh – PGS.TS Hoàng Văn Châu.TS.Vũ Sỹ Tuấn – TS.Nguyễn Như Tiến năm 2002
3 Các văn bản pháp lệnh về kinh doanh bảo hiểm – NXB Thống kê, 2000
4 Tài liệu tái bảo hiểm – lưu tại Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, 1996-2002
5 Quan hệ Hàng hoá tiền tệ và việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Nội san nghiên cứu và thông tin khoa học tài chính- kế toán năm 1988 PGS.PTS Hồ Xuân Phương
6 Kế hoạch phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam - VIE.88.023
7 Kế hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải – VIE.88.040
8 Giáo trình kinh tế bảo hiểm - Nhà xuất bản kỹ thuật 1994
9 Bảo hiểm hàng không trên đường phát triển, Thương mại, du lịch, dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, 1994
10 Về tổ chức quản lý hoạt động bảo hiểm: kinh nghiệm thế giới và vận dụng vào Hàng không Việt Nam Về đổi mới kinh tế ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, 1994
11 Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm – Nhà xuất bản giáo dục 1998
12 Tạp chí thương mại các năm 2001, 2002, 2003
13 Thời báo kinh tế các năm 2001, 2002, 2003
14 Tạp chí bảo hiểm năm 2001, 2002, 2003
15 Tạp chí giao thông vận tải các năm 2001, 2002, 2003
16 Thời báo tài chính các năm 2002, 2003
17 Thông tin thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm năm 2000, 2001, 2002, 2003
18 Certificate In General insurance – Singapo insurance institute
19 Principle and Practical insurance – David Bland
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không 3
I Khái quát chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không 3
1.Giới thiệu chung về tái bảo hiểm 3
1.1.Khái niệm và sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của tái bảo hiểm 3
Trang 41.2.Sự cần thiết khách quan và tác dụng của tái bảo hiểm 5
2.Bảo hiểm hàng không 6
2.1.Khái niệm về bảo hiểm hàng không 6
2.2.Sự cần thiết của bảo hiểm hàng không 7
2.3 Các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực hàng không 9
3.Tái bảo hiểm hàng không 12
3.1.Khái niệm tái bảo hiểm hàng không 12
3.2.Sự cần thiết của tái bảo hiểm hàng không 13
3.3.Vai trò của tái bảo hiểm 14
II.Các phương pháp tái bảo hiểm hàng không 15
1.Phương pháp tái bảo hiểm tạm thời 15
1.1.Thủ tục tiến hành thu xếp một hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời 15
1.2.Đánh giá về phương pháp tái bảo hiểm tạm thời 16
2.Phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định 18
3.Phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc 20
III.Hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ 21
1 Khái niệm về hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ 21
2 Các dạng chính của hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ 22
2.1 Tái bảo hiểm số thành 22
2.2 Tái bảo hiểm mức đôi 24
3 Phí tái bảo hiểm 25
4 Thủ tục phí bảo hiểm 26
IV Kinh nghiệm của một số nước 27
1 ở Thái Lan 27
2 ở Singapore 28
Chương ii: Thực trạng hoạt động tái bảo hiểm hàng không ở công ty VINARE 30
I Khái quát tình hình bảo hiểm - tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam 30
1.Vài nét về thị trường bảo hiểm –tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam 30
2.Các bên tham gia thị trường tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam 31
3.Khái quát tình hình bảo hiểm hàng không tại Việt Nam trong thời gian qua 35
2.1.Hoạt động bảo hiểm hàng không từ năm 1980 trở về trước 35
2.2.Hoạt động bảo hiểm hàng không Việt Nam từ năm 1989 đến nay 46
II Hoạt động tái bảo hiểm hàng không ở công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 50
1.Vài nét về Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 50
2.Nhận tái bảo hiểm hàng không ở VINARE 53
3 Chuyển nhượng tái bảo hiểm hàng không ở VINARE 62
III Đánh giá hoạt động tái bảo hiểm hàng không ở VINARE 70
4.1.Những thành tựu đạt được 70
Trang 54.2.Những mặt tồn tại 73
Chương iii: một số Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng không 75
1 Định hướng phát triển kinh doanh của công ty VINARE giai đoạn 2003 - 2005 75
1.1.Nhiệm vụ chung 75
2.2.Mục tiêu nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm hàng không 75
2.Một số giải pháp và kiến nghị 76
3.1.Giải pháp đối với công ty VINARE 76
3.2.Kiến nghị đối với Nhà nước 85
Kết luận 94 Tài liệu tham khảo
Trang 6Chương I
Lý luận chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không.
I.Khái quát chung về bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng không.
1.Giới thiệu chung về tái bảo hiểm
1.1.Khái niệm và sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của tái bảo hiểm
Nếu như bảo hiểm là hình thức dàn trải tổn thất của một ít người cho nhiều ngườicùng chịu thì tái bảo hiểm là hình thức dàn trải một lần nữa những tổn thất mà công ty bảohiểm phải gánh chịu Nói một cách ngắn gọn: Tái bảo hiểm là bảo hiểm cho các nhà bảohiểm
Song song với sự ra đời và phát triển của bảo hiểm, tái bảo hiểm ra đời như một tấtyếu khách quan và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của thịtrường bảo hiểm thế giới nói chung
Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ, khi ngành bảo hiểm bắt đầu pháttriển và mở rộng ở Châu âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanhcùng với sự phát triển của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa Italia là nước đầu tiên chứng kiến
sự ra đời của dịch vụ tái bảo hiểm Bản giao ước cổ nhất được biết đến với tính chất pháp
lý như một hợp đồng tái bảo hiểm đã được ký kết tại thành phố Genoa vào năm 1370 giữamột bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách như nhà tái bảo hiểm và một bên là đạidiện cho một nhà bảo hiểm Sau này với sự phát triển rộng rãi về những mối quan hệ giữacác thành phố của Italia va các nước Bắc âu, đặc biệt là nước anh, dịch vụ tái bảo hiểm đãphát triển hơn Do có những tiêu cực xảy ra trong thời kỳ này, nước anh đã cấm hoạt độngtái bảo hiểm hàng hải trong một thời gian dài đặc biệt là từ 1946 đến 1804 Đạo luật này đãtạo điều kiện cho tổ chức Lloy’d phát huy ảnh hưởng của mình bằng cách đồng bảo hiểm
và sau năm 1804 đã nghiễm nhiên trở thành một cơ sở tái bảo hiểm quan trọng nhất thếgiới Trong thời gian này hình thức tái bảo hiểm duy nhất được sử dụng đó là tái bảo hiểmtuỳ ý lựa chọn cho từng hợp đồng riêng lẻ
Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có những bướctiến nhảy vọt do áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Quan hệ thương mại giữa các nước được mở rộng và phát triển mạnh Do đó hình thức hợpđồng tái bảo hiểm trao đổi qua lại giữa các nhà bảo hiểm như trên không còn đáp ứng đượcnhu cầu Điều này dẫn đến sự tất yếu khách quan cho việc thành lập các công ty tái bảohiểm chuyên nghiệp Năm 1846 tại Kohn (Đức) công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầutiên đã ra đời lấy tên là công ty tái bảo hiểm Kohn (KolnischeRuck AG) Tiếp theo đó một
số công ty bảo hiểm có tên tuổi trên thị trường tái bảo hiểm thế giới hiện nay cũng đã được
Trang 7thành lập như: Công ty tái bảo hiểm Thuỵ Sỹ (Swiss Re) năm 1963; Công ty tái bảo hiểmLondon (London Guarantee Reinsurance Co.Ltd năm 1869); Công ty tái bảo hiểm Munich
Re (Munchences Ruck AG) năm 1880
Trong thời kỳ này có nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm được xây dựng,
kỹ thuật tái bảo hiểm cũng được cải tiến Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hai cuộc chiếntranh thế giới cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát tiền tệ đã làm tổn hại lớn đến
sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng Bị tổn hại nhiều nhất
có lẽ phải kể đến các công ty tái bảo hiểm Đức Trong khi đó các công ty tái bảo hiểmquốc tế như công ty tái bảo hiểm Thuỵ Sỹ đã phát triển lên thành một lên công ty tái bảohiểm đồ sộ Ngoài ra, trong thời gian này cũng có rất nhiều công ty tái bảo hiểm ra đời,nhất là ở Mỹ, Thuỵ Sỹ…
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc trưng cơ bản của sự phát triển hoạt động táibảo hiểm được thể hiện thông qua những biến động lớn sau:
- Các công ty tái bảo hiểm của CHLB Đức phục hồi nhanh chóng
- Các công ty bảo hiểm nhà nước ở các nước XHCN được thành lập
- ở những nước chậm phát triển hay những nước mới giành được độc lập các tổchức độc quyền tái bảo hiểm, cục bộ hay toàn phần đã được thành lập nhằm bảo vệ lợi íchriêng của họ
- Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập và ngày càng có nhiều công ty bảohiểm tiến hành đồng thời dịch vụ tái bảo hiểm
- Hình thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ là hình thức tối ưu nhất đáp ứng được nhu cầuđảm bảo của các công ty bảo hiểm gốc và ngày càng được phổ biến rộng rãi
Cho đến nay tái bảo hiểm đã trở nên biết hết sức quen thuộc và phổ biến trong hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm Ngày nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên cả
bề rộng và bề sâu thì tái bảo hiểm càng có cơ hội phát triển và trở thành một hệ thốngmang tính quốc tế cao
1.2.Sự cần thiết khách quan và tác dụng của tái bảo hiểm.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, bảo hiểm ngày càng trở thành mộtnhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Tuy nhiên,trong quá trình kinh doanh bảo hiểm các công ty thường xuyên bị đe doạ phá sản do cácnguyên nhân sau:
- Đối tượng tham gia có giá trị quá lớn mà khả năng tài chính của công ty có hạn
- Những tổn thất lớn xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn
- Xác định phí bảo hiểm không chính xác gây ra hiện tượng thu không đủ bù chi
Trang 8-Đối tượng tham gia bảo hiểm hoạt động ở địa bàn quá xa công ty không đủ khảnăng kiểm soát và quản lý rủi ro cũng dễ bị phá sản.
Đứng trước những khó khăn đó, việc đưa ra hình thức nhằm bảo vệ các công ty bảohiểm đặt ra Xuất hiện hình thức là đồng bảo hiểm tức là nhiều công ty cùng bảo hiểm chomột đối tượng tham gia, tuy nhiên hình thức này có hai nhược điểm lớn đó là:
- Việc ký kết hợp đồng thường bị kéo dài mất hết cơ hội kinh doanh
- Nếu tổn thất xảy ra, rất khó tập trung bồi thường dẫn đến tình trạng đối tượngtham gia bảo hiểm dễ nghi ngờ khả năng tài chính của công ty bảo hiểm Chính vì vậy cần
có hình thức thích hợp hơn, đó chính là tái bảo hiểm, trong hình thức này công ty hiểm banđầu là công ty gốc (hay công ty nhượng tái bảo hiểm) các công ty còn lại là các công ty táibảo hiểm hay công ty nhận tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm có bốn tác dụng chủ yếu sau:
- Phân tán rủi ro nhanh để tránh phá sản góp phần ổn định tài chính cho công tygốc
- Góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tăng ngoại tệ cho cácquốc gia
- Công ty gốc còn nhận được một tỷ lệ phần trăm hoa hồng nhất định tính trên phítái bảo hiểm đồng thời nó còn tăng uy tín cho công ty gốc
- Tái bảo hiểm ra đời còn góp phần thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của cácquốc gia
Như vậy, sự ra đời của tái bảo hiểm là một tất yếu khách quan nhằm mục đích thúcđẩy sự phát triển hơn nữa của thị trường bảo hiểm đầy triển vọng của các quốc gia nóiriêng và thế giới nói chung
2.Bảo hiểm hàng không
2.1.Khái niệm về bảo hiểm hàng không
Bảo hiểm hàng không là tổng hợp của bảo hiểm tài sản thân máy bay và bảo hiểmtrách nhiệm dân sự trên các điểm chính sau:
1.Bảo hiểm tài sản : Dựa trên các loại rủi ro thông thường hoặc các nguy hiểm cơ
bản chỉ định cho: Thân máy bay, điều hành bay tự động, các dụng cụ kỹ thuật, radio dẫnđường và các thiết bị trên máy bay được đề cập đến trong ngành
2.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự : Dựa trên tình huống do các hành động ngoài ý
muốn, những khiếm khuyết dẫn đến thương tích hoặc tổn hại đến tài sản của hàng không
và của người thứ ba
Trang 92.2.Sự cần thiết của bảo hiểm hàng không
Có thể nói rằng hoạt động bảo hiểm cho ngành hàng không là rất cần thiết, điều đóxuất phát từ ba nguyên nhân sau:
2.2.1.Giá trị bảo hiểm của các đối tượng trong ngành hàng không rất lớn
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, công nghiệp Hàng không và ngành vậnchuyển Hàng không dân dụng phát triển cực kỳ nhanh chóng Từ loại máy bay hai động
cơ, sức chở không quá 20 hành khách, đã được thay thế bằng loại máy bay bốn động cơ,rồi máy bay phản lực, và ngày nay xuất hiện các loại máy bay phản lực khổng lồ bay vớitốc độ siêu âm, khả năng chở khách lớn và đặc biệt giá trị cao tới hàng triệu USD Tìnhhình giá cả máy bay tăng lên không ngừng biểu hiện vốn rất lớn mà các hãng sản xuất máybay, các nhà điều hành bay và các tổ chức tài chính đang đầu tư vào lĩnh vực công nghiệpHàng không và vận chuyển hàng không dân dụng chẳng hạn loại máy Boeing 747 tốc độkinh tế nhất 600 dặm/giờ, sức chở trên 400 khách, giá trị hàng trăm triệu USD/chiếc Tuynhiên, đối với hoạt động bảo hiểm hàng không Việt Nam, để bảo đảm cho hoạt động bìnhthường của ngành hàng không, ngoài máy bay còn cần rất nhiều yếu tố như đường băng,sân đỗ, thiết bị phục vụ hạ cất cánh, thiết bị bảo đảm an toàn của sân bay, hệ thống điềuhành chỉ huy bay, hệ thống cung cấp nhiên liệu cho máy bay, hệ thống kho tàng cung cấpphụ tùng cho máy bay…mà hầu hết đều phải nhập của nước ngoài với giá trị rất lớn
Ví dụ: 1ra đa phục vụ cho điều hành bay từ 1-2 triệu USD, xe đặc chủng từ 0,5-1triệu USD, xe tiếp nhận nhiên liệu 1 triệu USD, hệ thống phù trợ không vận từ 2-3 triệuUSD, máy bay loại B747- 400 là 150 triệu USD, B767-300 là 85 triệu USD, A320 là 45triệu USD…
Như vậy giá trị bảo hiểm của các đối tượng bảo hiểm trong ngành hàng không rấtlớn Do vậy, nếu xảy ra tai nạn thì hậu quả không thể lường trước được, chỉ cần một vụ tainạn máy bay xảy ra cũng đủ làm một hãng Hàng không phá sản Tuy nhiên thực tế chothấy rằng các tai nạn máy bay vẫn xảy ra, dù là rất ít Thường là các hãng hàng không tainạn dẫn đến tổn thất toàn bộ cả người và tài sản, nếu tính trung bình mỗi máy bay chuyênchở 100 hành khách và giá trị máy bay khoảng 4 triệu USD thì tổng số tiền ước tính bồithường lên tới 50-60 triệu USD/01 vụ tổn thất
Hơn nữa, hành khách đi trên một chuyến bay thường mang nhiều quốc tịch khácnhau, do vậy mức thu nhập của các hành khách cũng khác nhau rất nhiều và tất nhiên cácphong tục, tập quán, luật lệ các nước hành khách mang quốc tịch cũng khác nhau Mỗi khi
có tổn thất về hàng không mà đặc biệt là các tổn thất liên quan đến hàng không thì vấn đề
Trang 10này cần phải được lưu ý thích đáng, có như vậy mới tạo điều kiện cho việc giải quyết hậuquả một cách nhanh chóng, chính xác.
2.2.2.Bảo hiểm hàng không đảm bảo an toàn xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, việc tham gia bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh làrất cần thiết, không chỉ vì sự an toàn của bản thân người kinh doanh mà còn vì sự an toàncủa xã hội, nhất là kinh doanh trong lĩnh vực hàng không Vì phí bảo hiểm hàng khôngcùng các loại hình bảo hiểm khác được tập trung vào cơ quan bảo hiểm hình thành quỹ tậptrung lớn có khả năng bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm mà ngân sách nhànước không phải cấp kinh phí để tham gia giải quyết
2.2.3 Bảo hiểm hàng không đảm bảo ổn định kinh doanh của hãng hàng không.
Trên thực tế, hàng năm các hãng vận chuyển tham gia bảo hiểm chỉ đóng một sốkinh phí bảo hiểm nhỏ để góp phần vào quỹ nhà nước, khi xảy ra tổn thất thuộc tráchnhiệm của mình, các hãng vận chuyển không phải bỏ ra một số tiền lớn đột xuất để bồithường Cách đóng phí này kinh tế hơn nhiều so với loại lập quỹ dự trữ của từng loại vậnchuyển vì qui mô nhỏ không tự đáp ứng được khi có tổn thất xảy ra Hơn nữa việc thamgia bảo hiểm tạo nên cơ cấu giá cước vận chuyển ổn định vì hãng vận chuyển đã tính giáphí bảo hiểm vào giá thành vận chuyển từ đầu năm Khi có tổn thất xảy ra, công ty bảohiểm thay mặt chủ phương tiện giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại, hãng vậnchuyển hàng không phải điều chỉnh giá cước tăng lên do tai nạn xảy ra, điều đó góp phần
ổn định kinh doanh cho các hãng hàng không Như vậy, sự ra đời và phát triển của côngtác bảo hiểm hàng không làm giảm đáng kể nguy cơ phá sản căn bệnh lây truyền nguyhiểm vốn có của nền kinh tế thị trường
2.3.Các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực Hàng không dân dụng
Bảo hiểm hàng không là một loại hình khá phức tạp liên quan đến nhiều rủi ro vàphạm vi trách nhiệm khác nhau (bảo hiểm tài sản, con người và trách nhiệm dân sự) Hiệnnay trên thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm hàng không đối tượng tham gia bảo hiểm gồm:
2.3.1.Bảo hiểm thân máy bay
Là một dạng của bảo hiểm tài sản, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tổnthất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận của thân máy bay do tai nạn hoặc rủi ro bất ngờ gây ra(trừ những nguyên nhân thuộc phần loại trừ quy định trong quá trình bảo hiểm hàngkhông) Đối với loại bảo hiểm này thường quy định tỷ lệ % trên giá trị bảo hiểm hoặc ấnđịnh một số tiền nhất định đối với mỗi vụ tổn thất
2.3.2.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng Hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện và tư trang của hành khách:
Trang 11Đây là loại bảo hiểm trách nhiệm theo luật định (luật quốc tế hay luật quốc gia).Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà các hãng Hàng không (theo luật ápdụng) do gây thương vong cho hành khách khi họ đang lên xuống máy bay hoặc đangtrong quá trình bay hoặc gây thiệt hại đối với hành lý, hàng hoá, bưu kiện, nhận chuyênchở Đối với loại bảo hiểm này trách nhiệm của công ty bảo hiểm không vượt quá tráchnhiệm bảo hiểm quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
Loại hợp đồng này không áp dụng đối với nhân viên tổ bay khi họ đi trên máy bayvới tư cách phục vụ chứ không phải hành khách và cũng không áp dụng đối với thiệt hại(về người và tài sản) liên quan đến người thứ ba
2.3.3.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với người thứ ba.
Là loại bảo hiểm dân sự theo luật định Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại(về người và tài sản) mà người được bảo hiểm có trách nhiệm được bồi thường do máy bayhoặc bất kỳ người nào, vật thể nào từ trên máy bay rơi xuống gây thiệt hại cho người thứ
ba trên mặt đất Trách nhiệm này cũng bao gồm cả thiệt hại đối với máy bay và hành kháchtrên máy bay đó đang bay trên không Loại bảo hiểm này không áp dụng đối với hànhkhách đi máy bay và nhân viên của hãng Hàng không Hiện nay trên thế giới giới hạn tráchnhiệm của hãng Hàng không đối với người thứ ba theo trọng lượng cất cánh của máy bay,nhất là máy bay đang hoạt động trên lãnh thổ của nước khác
2.3.4.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành sân bay:
Đây là loại hình bảo hiểm theo luật định Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường nhữngkhoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả do phát sinh trách nhiệm của họ trong quátrình hoạt động của sân bay đối với :
- Tổn thất về người và tài sản của người thứ ba trong khu vực quy định do hoạtđộng của sân bay hoặc nhân viên của người được bảo hiểm gây ra (bao gồm cả việc điềuhành máy bay hạ cánh hoặc cất cánh)
- Tổn thất về người và tài sản do việc cung ứng lương thực và thực phẩm do cácloại sản phẩm khác gây ra
Loại bảo hiểm này không áp dụng đối với thiệt hại về người và tài sản của nhânviên của người được bảo hiểm
2.3.5.Bảo hiểm mất khả năng sử dụng
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm (hãng Hàng không) phầnthu nhập bị mất do máy bay bị tai nạn bất ngờ phải ngừng bay để sửa chữa Loại bảo hiểmnày chỉ áp dụng đối với trường hợp máy bay bị tổn thất bộ phận Trường hợp máy bay bịtổn thất toàn bộ, người được bảo hiểm không được hưởng quyền bồi thường này vì họ đã
Trang 12được bồi thường trong bảo hiểm thông thường (bảo hiểm thân máy bay) một số tiền đủ đểmua lại một máy bay tương tự do vậy không bị mất thu nhập trong loại bảo hiểm này,người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ thoả thuận một mức bồi thường theo ngàyhoặc tuần và một mức miễn bồi thường theo ngày (thường là 7-10 ngày) Bảo hiểm chỉ cóhiệu lực trong một thời gian nhất định (thường là từ 10 –15 tuần) là khoảng thời gian bìnhthường để sửa chữa và kết thúc trong khoảng thời gian nhất định trong hợp đồng.
Theo nguyên tắc của loại bảo hiểm này số tiền bảo hiểm có thể gần đủ để thuê ngắnhạn một máy bay khác Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán mọi chi phíliên quan đến việc bảo dưỡng máy bay trừ những khoản buộc phải chi trong mọi trườnghợp (dù có tai nạn hay không)
2.3.6.Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm:
Hợp đồng này thường được ký với hãng sản xuất máy bay nhằm bảo vệ cho nhữngrủi ro là hậu quả do lỗi của người được bảo hiểm trong quá trình được thiết kế, sửa chữathay thế phụ tùng sản xuất Công ty bảo hiểm có trách nhiệm phải trả do hậu quả của lỗitay nghề hoặc lỗi của nhà sản xuất gây ra:
- Chết hoặc bị thương đối với hành khách,
- Thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ ba
- Mất khả năng sử dụng máy bay…
Trách nhiệm này phát sinh không chỉ do lỗi hay sơ suất trong quá trình sản xuất mà
cả trong quá trình bán sản phẩm
2.3.7.Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay
Là loại bảo hiểm tai nạn đối với đối tượng là hành khách hoặc nhân viên tổ bay.Hợp đồng bảo hiểm này thường là hợp đồng tự nguyện được ký kết trực tiếp giữa ngườiđược bảo hiểm với công ty bảo hiểm hoặc ký thông qua cơ quan chủ quản hoặc cơ quanvận chuyển trong đó thoả thuận số tiền bảo hiểm Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường chongười được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm trong trường hợp chết và bồi thường theo tỷ
lệ thương tật và các chi phí khác trong trường hợp bị thương
2.3.8.Bảo hiểm rủi ro chiến tranh.
Trước đây bảo hiểm rủi ro chiến tranh được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểmthông thường và người được bảo hiểm chỉ phải nộp thêm một tỷ lệ phí nhất định Ngàynay, thị trường bảo hiểm thế giới đã thống nhất loại bỏ rủi ro chiến tranh ra khỏi hợp đồngbảo hiểm thông thường và sẽ bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm riêng
2.3.9.Bảo hiểm rủi ro bắt cóc và chiếm đoạt :
Trang 13Cũng như rủi ro chiến tranh, rủi ro bắt cóc và chiếm đoạt máy bay cũng bị loại trừ
ra khỏi hợp đồng bảo hiểm thông thường và được bảo hiểm riêng với điều kiện đặc biệt.Hợp đồng này chỉ có hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định để có thể khẳng địnhrằng : máy bay sẽ không được hoàn trả lại cho người được bảo hiểm
Ngoài ra còn tồn tại các dạng bảo hiểm khác nhau trong ngành Hàng không trên thếgiới như: bảo hiểm mất khả năng bay cho phi công và nhân viên công tác trên không, bảohiểm cuống vé cho hành khách, bảo hiểm lợi nhuận cho các hãng Hàng không
3.Tái bảo hiểm hàng không
3.1.Khái niệm về tái bảo hiểm hàng không
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về tái bảo hiểm song khái niệm đơn
giản nhất, dễ hiểu nhất tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà công ty bảo hiểm
này gánh chịu cho công ty bảo hiểm khác Nói cụ thể hơn tái bảo hiểm về cơ bản là mộtphương thức mà trong đó các công ty bảo hiểm (công ty bảo hiểm gốc) chuyển một haynhiều phần rủi ro cho một hay nhiều công ty bảo hiểm khác (công ty nhận tái bảo hiểm)
Tái bảo hiểm hàng không với tư cách là một bộ phận của tái bảo hiểm Nó được rađời để phân tán rủi ro và giảm trách nhiệm bồi thường của các công ty bảo hiểm gốc trongtrường hợp có tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động hàng không gây ra, đảm bảo số tiềnbồi thường không vượt quá khả năng tài chính của công ty
3.2.Sự cần thiết của tái bảo hiểm hàng không
Về mặt lý luận, mỗi công ty bảo hiểm đều được thành lập với một số vốn nhất định
do vậy khả năng nhận bảo hiểm cho một rủi ro nào đó hoàn toàn bị giới hạn trong số vốncủa công ty Nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty có thể nhận được nhữngyêu cầu bảo hiểm vượt quá xa khả năng tài chính của mình, trong nền kinh tế thị trường sựcạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt nên việc xác định của công ty không được phép chậmtrễ, đồng thời công ty cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng Nhờ có tái bảo hiểm
mà công ty bảo hiểm có thể đảm đương được dịch vụ vượt quá khả năng tài chính củamình đồng thời có thể khai thác được sự giúp đỡ từ phía công ty tái bảo hiểm đối với lĩnhvực mới, nghiệp vụ mới
Trong thực tiễn, đặc trưng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng không là các đơn vị rủi rođược bảo hiểm thường có giá trị rất lớn, vượt quá khả năng tài chính của các công ty bảohiểm gốc Chẳng hạn như chỉ có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm giới hạn có trường hợplên tới 1 tỷ USD cho một vụ tổn thất, như vậy khi có một tai nạn xảy ra, tổn thất có thể lêntới hàng trăm triệu USD, thậm chí trên 1 tỷ USD Mặt khác tổn thất về hàng không mang
Trang 14tính quốc tế cao bởi lẽ khách hàng đi trên một chuyến bay thường mang các quốc tịch khácnhau nên công ty bảo hiểm không đủ khả năng để kiểm soát và quản lý rủi ro nên cần táibảo hiểm tránh phá sản Tuy tai nạn xảy ra rất ít song phần lớn thường là tổn thất toàn bộ
cả người và tài sản làm trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm rất lớn và tăng độtbiến Chính vì vậy tái bảo hiểm cần phải tốt thì mới có thể giúp công ty tránh được nguy cơphá sản trước những rủi ro xảy ra
Một đặc điểm nữa của bảo hiểm hàng không dẫn đến việc cần thiết phải tái bảohiểm là đối tượng tham gia bảo hiểm là rất khác nhau, chẳng hạn như đối tượng bảo hiểm
có thể là thân máy bay, con người, hàng hoá, việc định phí mà không chính xác thì cũng sẽdẫn đến thu không bù được chi, do đó cần phải tái bảo hiểm
3.3.Vai trò của tái bảo hiểm
3.2.1.Đối với nền kinh tế quốc dân
Nghiệp vụ tái bảo hiểm làm tăng thêm khả năng nhận bảo hiểm của thị trường bảohiểm trong nước Như vậy, người được bảo hiểm sẽ không phải lo lắng về việc tìm công tybảo hiểm nước ngoài để mua bảo hiểm Điều này giúp cho hoạt động kinh tế trong nướcphát triển và hạn chế việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, hơn nữa còn tăng thu ngoại tệthông qua việc bán bảo hiểm cho các cá nhân và công ty nước ngoài
Hoạt động tái bảo hiểm diễn ra giữa nhiều tổ chức tái bảo hiểm của nhiều nước.Như vậy, một thiệt hại có tính thảm hoạ ở một nước, qua tái bảo hiểm sẽ được bù đắp từnhững khoản tiền bồi thường mang tính quốc tế Tổn thất được phân tán trên một phạm virộng, việc gánh chịu trở nên dễ dàng hơn
3.3.2.Đối với người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm sẽ đảm bảo rằng số tiền tổn thất sẽ được thanh toán khi sốtiền bảo hiểm và số tiền tổn thất là quá lớn
Nghiệp vụ tái bảo hiểm sẽ hạn chế xu hướng gia tăng phí bảo hiểm, vì thế không cótái bảo hiểm thì công ty bảo hiểm gốc sẽ phải thu một khoản phí bảo hiểm rất lớn để đềphòng bị phá sản khi có thảm hoạ xảy ra
3.3.3.Đối với công ty nhượng tái bảo hiểm
Tác dụng đầu tiên là tái bảo hiểm giúp cho công ty nhượng tái bảo hiểm có thể tăngkhả năng nhận bảo hiểm và có thể nhận bảo hiểm những rủi ro lớn mà không cần phải tăngthêm vốn, tức là tăng khả năng ký kết của người Bảo hiểm, đặc biệt là đối với các công tymới thành lập, vốn kinh doanh còn hạn chế
Trang 15Thứ hai, tái bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán tiền bồi thường trong trườnghợp xảy ra những thiệt hại lớn hay những rủi ro mang tính thảm hoạ, chẳng hạn như mộttrận bão đánh vào hàng nghìn hợp đồng trong cùng một sự cố Nhờ đó tình hình tài chính
và hoạt động kinh doanh của công ty nhượng tái bảo hiểm ổn định hơn
Thứ ba, tái bảo hiểm có thể giúp người bảo hiểm sửa chữa tính bất thường, đột biếncủa rủi ro - khả năng sai lệch giữa thực tế và dự đoán mà người bảo hiểm có được qua sốliệu thống kê rủi ro từ quá khứ Người bảo hiểm cũng có thể nhận được sự tư vấn nghiệp
vụ từ những nhà nhận tái bảo hiểm
Cuối cùng, sau khi chuyển phần phí tái bảo hiểm cho công ty nhận tái bảo hiểm,công ty bảo hiểm gốc còn nhận được một khoản tiền hoa hồng cho các dịch vụ mà mìnhkhai thác được Nhiều khi đây là yếu tố quan trọng để các công ty bảo hiểm gốc quyết định
sẽ ký kết hợp đồng tái bảo hiểm với công ty tái bảo hiểm nào
II.Các phương pháp tái bảo hiểm hàng không
1.Phương pháp tái bảo hiểm tạm thời
Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là phương pháp tái bảo hiểm lâu đời nhất chođến nay cũng được sử dụng khá phổ biến, theo phương pháp này công ty bảo hiểm gốcchuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cáchriêng lẻ Công ty tái bảo hiểm về phần mình không có nghĩa vụ phải nhận tái bảo hiểm chodịch vụ hay đơn bảo hiểm đó Công ty bảo hiểm gốc cũng có toàn quyền quyết định đối vớidịch vụ nào, bao nhiêu và cho công ty bảo hiểm nào Mặt khác công ty tái bảo hiểm cũng
có quyền từ chối nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay chỉ nhận với một tỷ lệ mà họ cho làphù hợp Để tiến hành tái bảo hiểm tạm thời, công ty bảo hiểm gốc phải cung cấp cho công
ty tái bảo hiểm tất cả những thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm Mỗi rủi rophát sinh, muốn được công ty tái bảo hiểm chấp nhận phải tiến hành một lần thương lượng
và mỗi nghiệp vụ riêng biệt được xếp thành một hợp đồng tái bảo hiểm riêng biệt
1.1.Thủ tục tiến hành thu xếp một hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời
Bước 1: Công ty nhượng thông báo cho nhà bảo hiểm một dịch vụ nào đó mà mìnhcần tái bảo hiểm dưới hình thức bản chào (ship), trong đó có ghi đặc điểm chính của rủi rođược bảo hiểm như : tên và địa chỉ người được bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, mức giữ lạicủa công ty nhượng, thủ tục phí tái bảo hiểm các thông tin về rủi ro được bảo hiểm
Bước 2: Sau khi nhận được bản chào, nhà nhận tái bảo hiểm có toàn quyền tự do đểlựa chọn nhận toàn bộ hay một phần nào đó (tỷ lệ hoặc số tiền) hoặc từ chối nhà nhận táibảo hiểm xác nhận phần tham gia, thông thường bằng cách ghi trực tiếp vào bản thứ haicủa bản chào và gửi lại công ty nhượng Tuy nhiên, khó khăn chủ yếu của công ty nhượng
Trang 16là thời gian vì vậy trên thực tế việc xác nhận thường được thông qua điện tín hoặc điệnthoại trước rồi sau đó xác nhận bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng.
Trước khi có ý kiến nhận hay khước từ nhà nhận tái bảo hiểm có thể yêu cầu biếtthêm về những chi tiết khác để đánh giá những rủi ro mà mình sẽ nhận Cuối cùng chỉ khinào nhận được thông báo chấp nhận của nhà nhận tái bảo hiểm thì hoạt động tái bảo hiểmtạm thời mới được coi là thu xếp xong Dịch vụ tái bảo hiểm cũng bị động chấm dứt khihết hạn hợp đồng Tuy nhiên dù hợp đồng này có được tái lập thì không có ý nghĩa là nhậntái bảo hiểm bắt buộc phải cấp nhận tái bảo hiểm tạm thời cho thời hạn kế tiếp, mà họ cóquyền tự lựa chọn tiếp tục hay từ chối không tham gia tiếp nữa Ngoài ra mọi sự thay đổi
về nội dung, điều khoản trong hợp đồng đã thoả thuận đều phải được thông báo trước vàđược sự đồng ý của nhà nhận tái bảo hiểm
1.2.Đánh giá về phương pháp tái bảo hiểm tạm thời
- Cho phép công ty bảo hiểm gốc có thể trao đổi dịch vụ nhằm phân tán rủi ro vàđảm bảo doanh thu ổn định
- áp dụng phương pháp tái bảo hiểm này công ty tái bảo hiểm nghiên cứu kỹ lưỡng
và kiểm tra từng rủi ro riêng lẻ trước khi quyết định nhận hay không nhận
- Trước khi tái tục, công ty bảo hiểm gốc phải lập lại toàn bộ quy trình đàm phántrước khi trao đổi về vấn đề tái tục với vấn đề khách hàng của mìn
Trang 17- Sự cần thiết phải tiết lộ thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm cho công ty tái bảohiểm có thể dẫn đến việc dò rỉ tin tức cho đối thủ cạnh tranh.
c.Trường hợp áp dụng phương pháp tái bảo hiểm tạm thời
- Rủi ro nhận bảo hiểm có giá trị lớn vượt quá phạm vi và khả năng của nhữngthoả thuận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cần thiết phải thu xếp tái bảo hiểm cho phầnvượt này
- Những thoả thuận bảo hiểm theo hợp đồng cố định hiện có của công ty gốc có thểkhông áp dụng cho một số rủi ro nào đó nếu công ty bảo hiểm vẫn quyết định bảo hiểmcho những rủi ro đó thì phải tiến hành tái bảo hiểm tạm thời
- Tái bảo hiểm chỉ định theo yêu cầu của khách hàng (người được bảo hiểm) trong
số trường hợp khách hàng lớn của công ty bảo hiểm gốc yêu cầu công ty nhận bảo hiểmcho những tài sản lớn, sau đó tái bảo hiểm phần vượt quá mức giữ lại cho nhà nhận tái bảohiểm theo yêu cầu của khách hàng
Với tất cả những đặc điểm nêu trên phương pháp tái bảo hiểm tạm thời có nhiềumặt giống như nghiệp vụ bảo hiểm trực tiếp đòi hỏi công ty nhượng phải cung cấp cácthông tin nhanh, đầy đủ và chính xác Đồng thời các nhà tái bảo hiểm phải có nhiều kinhnghiệm, có trình độ chuyên môn cao và có khả năng xét đoán rủi ro chuẩn xác kịp thời.Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng lại có thể áp dụng được trong những trườnghợp đặc biệt nên phương pháp tái bảo hiểm tạm thời vẫn được áp dụng khá phổ biến trongnghiệp vụ bảo hiểm hàng không và tỏ ra rất hiệu quả khi kết hợp bổ sung cho phương pháptái bảo hiểm theo hợp đồng cố định
2.Phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định
Có thể nói rằng, do tái bảo hiểm tạm thời có một số nhược điểm nên phương pháptái bảo hiểm theo hợp đồng cố định đã ra đời và phát triển như là kết quả của những nỗ lựcnhằm tìm ra phương pháp tái bảo hiểm hiệu quả hơn khắc phục các nhược điểm củaphương pháp tái bảo hiểm tạm thời
Hợp đồng cố định là sự thoả thuận bằng văn bản giữa công ty bảo hiểm gốc vàcông ty tái bảo hiểm Theo đó, công ty bảo hiểm gốc thoả thuận sẽ nhượng tái bảo hiểmmột loại hình dịch vụ nhất định và công tác tái bảo hiểm sẽ nhận toàn bộ phần tái bảo hiểm
đó, tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định tạo ra sự bảo hiểm này, công ty nhượng có toànquyền tự do chấp nhận và đánh giá phí bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro được bảo hiểmyêu cầu mà không cần tham khảo ý kiến của nhà nhận tái bảo hiểm Tuy nhiên, nhà nhậntái bảo hiểm sẽ không vì thế mà bị ràng buộc bởi những hành động hoặc sơ xuất của công
ty nhượng đi ngược lại với quyền lợi của họ
Trang 18Theo phương pháp tái bảo hiểm bắt buộc, nhà nhận tái bảo hiểm sẽ hoàn toàn chia
sẻ những vận may với công ty nhượng và sẽ chấp nhận thanh toán cho phạm vi hợp đồngtái bảo hiểm đã thoả thuận mà công ty nhượng thay mặt họ giải quyết
Đánh giá về phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định
a.Ưu điểm
- Về phía công ty bảo hiểm gốc, đó là sự chắc chắn do hợp đồng cố định mang lại.Công ty bảo hiểm gốc có thể nhận một dịch vụ và biết chắc chắn rằng họ không phải lo thuxếp tái bảo hiểm cho dịch vụ đó vì nó đã được tự động tái bảo hiểm
- Với phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định thì một số lượng lớn cácdịch vụ được nhượng tái với chi phí thấp hơn nhiều so với phương pháp tái bảo hiểm tạmthời đó, chi phí quản lý của công ty nhượng tái và nhận tái đều giảm đi Đồng thời, khithoả thuận, ký kết hai bên đã nhất trí với các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng Vì vậy,không cần thiết phải cân nhắc từng rủi ro một, theo phương pháp này thì tiết kiệm đượcthời gian của công ty tái bảo hiểm và không gây chậm trễ cho công ty nhượng
Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảo hiểm nhậnđược nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời, riêng lẻ Với khối lượngdịch vụ lớn như vậy “quy luật số đông” đã phát huy được tác dụng và điều đó có lợi choviệc kinh doanh của công ty Nên công ty tái bảo hiểm có điều kiện đẩy mạnh tiến độ khoahọc kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận những điều kiện rủi ro mới
b.Nhược điểm
- Có thể có một số dịch vụ gốc nằm ngoài phạm vi của hợp đồng do phạm vi củahợp đồng tái bảo hiểm cố định thường bị giới hạn và cần thiết phải thu xếp tái bảo hiểmtạm thời
Trong thực tế, có một số hình thức và phương pháp tái bảo hiểm cố định, công tynhượng phải nhượng tất cả gốc kể cả những dịch vụ nhỏ mà họ có thể giữ lại cho riêngmình Điều này có nghĩa họ phải chuyển phí đi lớn hơn mong muốn
c.Trường hợp áp dụng: Nên dùng phương pháp này dưới dạng tái bảo hiểm theophương thức số thành hay mức dôi, hoặc dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ theo phương thứcvượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ hay vượt mức bồi thường bảo đảm tai hoạ lớn
Tuy nhiên, do có nhiều ưu điểm nên phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cốđịnh được áp dụng khá phổ biến đặc biệt là tái bảo hiểm hàng không
3.Phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc
Trang 19Như vậy phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc được sự kết hợp của haiphương pháp tái bảo hiểm là phương pháp tái bảo hiểm tạm thời và phương pháp tái bảohiểm theo hợp đồng cố định Trong thực tế phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc là
sự thoả thuận theo đó công ty nhượng có quyền lựa chọn (chứ không phải là bắt buộc)chuyển nhượng một số rủi ro nhất định và công ty tái bảo hiểm có nghĩa vụ (chứ khôngphải tự ý lựa chọn) phải chấp nhận những rủi ro được chuyển nhượng Phương pháp tái bảohiểm này không hẳn là một dạng của phương pháp tái bảo hiểm cố định vì nó không có đầy
đủ của phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định, nhưng cũng không thể coi là mộtdạng của phương pháp tái bảo hiểm tạm thời vì công ty bảo hiểm không có quyền từ chốinhững rủi ro được chuyển nhượng, nghĩa là việc nhận tái bảo hiểm của họ mang tính bắtbuộc
Đánh giá về phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc:
a.Ưu điểm:
- Công ty nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ
mà mình nhận bảo hiểm Họ có thể lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần tráchnhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình thay vì phải đem phân chia toàn bộ phần vượt
đó cho các nhà tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định
- Công ty nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu phí lớn hơn và có phần cân bằng hơn
so với phương pháp tái bảo hiểm tạm thời
b.Nhược điểm :
- Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối nhận những rủi ro mà công ty bảo hiểmgốc chuyển cho họ tuy nhiên những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoảnthoả thuận trong hợp đồng
- Khi nhận tái theo phương pháp lựa chọn bắt buộc, nguồn dịch vụ đưa vào khôngthường xuyên, không đồng đều và tổn thất xảy ra thất thường
Khi có khá nhiều đơn vị rủi ro có giá trị cao vượt quá khả năng của hợp đồng cốđịnh sẵn có và cũng chưa phải thu xếp hợp đồng cố định mới Nếu đem chào tái từng đơn
vị rủi ro thì sẽ rất tốn kém về thời gian cũng như tiền bạc Trong những trường hợp nhưvậy, phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc phát huy tác dụng
c.Trường hợp áp dụng: Phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc được áp dụngkhi khả năng nhận tái bảo hiểm trong các hợp đồng số thành và mức dôi không thể đáp ứngđược hoặc trong trường hợp các rủi ro có giá trị lớn các dịch vụ mà hợp đồng tái bảo hiểm
số thành và mức dôi không cho phép đưa vào 100% giới hạn trách nhiệm hợp đồng
Trang 20III.Hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ
Trên thực tế, để tiến hành phân tán rủi ro các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểmthường vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp tái bảo hiểm khác nhau do đó có thểchia ra ba nhóm các hình thức tái bảo hiểm là: hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ, phi tỷ lệ
và hình thức tái bảo hiểm kết hợp
Tuy nhiên, không phải mọi phương pháp đều vận dụng mọi hình thức tái bảo hiểm,
mà tuỳ theo đặc điểm của từng phương pháp và nghiệp vụ cũng như điều kiện cụ thể củacông ty mà các hình thức tái bảo hiểm được vận dụng cho phù hợp Cụ thể như tái bảohiểm hàng không do tính chất và đặc thù riêng nên chỉ áp dụng hình thức tái bảo hiểm theo
tỷ lệ Do vậy, dưới đây sẽ chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu hình thức tái bảo hiểm theo
tỷ lệ
1.Khái niệm về hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ
Là hình thức tái bảo hiểm mà trong đó việc phân chia chi phí và trách nhiệm giữacông ty nhượng và công ty tái bảo hiểm dựa trên cơ sở tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên sốtiền bảo hiểm Như vậy, tái bảo hiểm theo tỷ lệ có hai đặc điểm cơ bản sau:
Trách nhiệm của công ty nhượng và các nhà nhận tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệtương ứng của mỗi bên tham gia
Phí và số tiền bảo hiểm được chia sẻ giữa công ty nhượng và các nhà nhận tái bảohiểm
Trang 212.Các dạng chính của hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ
2.1.Tái bảo hiểm số thành
Là hình thức tái bảo hiểm mà mọi quan hệ giữa công ty nhượng và công ty nhận táibảo hiểm đều được phân chia theo tỷ lệ nhất định (thường tỷ lệ phần trăm), tỷ lệ đó thườngđược xác định ngay từ khi ký kết hợp đồng việc phân bổ phí và trách nhiệm bồi thườnggiữa công ty nhượng và công ty tái bảo hiểm đều dựa vào tỷ lệ mà hai bên đã thoả thuận
Hình thức tái bảo hiểm số thành được quy định số tiền hạn mức trách nhiệm nhậnbảo hiểm, tức số tiền bảo hiểm tối đa dùng làm hạn mức áp dụng cho hợp đồng tái bảohiểm
Ta có thể lấy ví dụ minh hoạ cho hình thức tái bảo hiểm số thành như sau:
Hạn mức tối đa 5.000.000USD
Giữ lại 30%, chuyển tái bảo hiểm 70%
Đơn vị tính:1000USD
Rủi ro Số tiền bảo
hiểm (STBH) nhiệm hợp đồng sốSTBH thuộc trách
thành
STBH giữlại (30%) STBH táiđi(70%) TBH tạmthời
1002001.0003.0005.0005.000
30603009001.5001.500
701407002.1003.5003.500
000004.000
Vì khả năng của hợp đồng trên là 5.000.000 USD nên số tiền bồi thường vượt quáhạn mức hợp đồng là : (4.000.000 USD) sẽ quay trở lại công ty bảo hiểm gốc và công tythường phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời cho phần này
Để đơn giản, ta giả sử phí tái bảo hiểm là 1%, khi đó tổng số phí thuộc hợp đồng sốthành sẽ là :
14.300.000 x 1% = 143.000 USD
số phí này sẽ được phân chia như sau :
+ Công ty bảo hiểm gốc : 30% x 143.000 = 42.900 USD
+ Công ty tái bảo hiểm số thành : 70% x 143.000 = 100.100 USD
Cần lưu ý rằng số phí 100.100 USD của công ty tái bảo hiểm số thành là chưa trừ
đi thủ tục phí tái bảo hiểm mà công ty này phải trả cho công ty bảo hiểm gốc
Trang 22Giả sử rủi ro thứ 4 có tổn thất 2.000.000 khi đó số tiền bồi thường thuộc tráchnhiệm của :
+ Công ty bảo hiểm gốc là : 30% x 2.000.000 = 600.000 USD
+Công ty tái bảo hiểm số thành là : 70% x 2.000.000 = 1.400.000 USD
Hình thức này có đặc điểm là số tiền bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc giữ lại vớimỗi rủi ro là không giống nhau Sở dĩ như vậy là do tỷ lệ giữ lại được ấn định như nhaungay từ khi ký kết hợp đồng, trong khi đó số tiền bảo hiểm của mỗi đơn vị rủi ro lại khácnhau
Từ khái niệm và đặc điểm của hình thức tái bảo hiểm số thành có thể thấy những
ưu nhược điểm sau:
có tính cân đối và có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn so với các hình thức tái bảo hiểmkhác
- Với công ty nhượng thì hình thức tái bảo hiểm này mang lại lượng thủ tục phí caonhất
b.Nhược điểm:
Công ty nhượng phải chuyển tái bảo hiểm cả những rủi ro nhỏ mà bản thân công ty
có khả năng giữ lại Do vậy, tái bảo hiểm theo hình thức này thì số phí giữ lại của công tybảo hiểm gốc bị hạn chế so với các hình thức tái bảo hiểm khác
Việc phân chia số tiền bảo hiểm theo tỷ lệ nhận ấn định giữa các bên Do vậy, táibảo hiểm theo hình thức này đôi khi không hạn chế được số tiền tuyệt đối cho công ty bảohiểm gốc Hơn nữa, vì số tiền bảo hiểm không đồng nhất nên công ty bảo hiểm gốc nhiềukhi không đạt được mục tiêu giảm hệ số biến thiên phần tổn thất thuộc trách nhiệm giữ lại
c.Trường hợp áp dụng :
Khi một công ty bảo hiểm bắt đầu triển khai một loại hình bảo hiểm mới, chưa cókinh nghiệm và thống kê về nghiệp vụ
Trang 23- Đối với các nghiệp vụ có số tiền bảo hiểm lớn và tương đối đồng đều.
- Đối với công ty bảo hiểm còn “non trẻ” thì việc áp dụng hình thức tái bảo hiểmnày là rất phù hợp vì hình thức tái bảo hiểm này tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa công tynhượng và công ty nhận tái bảo hiểm Nên công ty nhượng có thể nhận được từ sự hỗ trợ,
tư vấn kỹ thuật từ công ty bảo hiểm
2.2.Tái bảo hiểm mức dôi
Tái bảo hiểm mức dôi là hình thức tái bảo hiểm, theo đó công ty bảo hiểm gốc giữlại cho mình một số tiền nhất định, phần vượt quá mức giữ lại sẽ chuyển tái cho các công
ty tái bảo hiểm Trách nhiệm bồi thường của các bên được tính toán trên cơ sở số tiền bảohiểm của mỗi bên gánh chịu trên tổng trách nhiệm trong hợp đồng
Trong tái bảo hiểm mức dôi, trách nhiệm tối đa của các công ty nhận tái bảo hiểmgánh chịu đối với mỗi rủi ro được xác định theo bội số của mức giữ lại của công ty bảohiểm gốc và được gọi là số lần Một lần chính là mức giữ lại của công ty bảo hiểm gốc
Hình thức tái bảo hiểm mức dôi có những ưu, nhược điểm sau:
a.Ưu điểm:
- Công ty bảo hiểm gốc có thể tối đa phí giữ lại do chỉ phải nhượng những rủi ro cógiá trị lớn hơn mức giữ lại
- áp dụng hình thức tái bảo hiểm này công ty nhượng có thể đạt được sự đồng nhất
về số tiền bảo hiểm trong cơ cấu nghiệp vụ, do đó giảm được số tiền bồi thường
3.Phí tái bảo hiểm
Phí tái bảo hiểm là khoản tiền công ty nhượng tái bảo hiểm trả cho công ty nhận táibảo hiểm để bảo vệ cho những rủi ro mà họ chuyển giao cho công ty tái bảo hiểm
Về bản chất, phí tái bảo hiểm không có gì khác so với phí bảo hiểm gốc, có nghĩa là
nó cũng đảm bảo các yếu tố :
Trang 24- Kinh nghiệm tổn thất quá khứ và xu hướng đó.
- Những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tổn thất trong tương lai
- Dự phòng những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai
- Chi phí khai thác, chi phí hành chính và môi giới phí của nhà tái bảo hiểm
- Một khoản chi phí thêm để công ty bảo hiểm có lãi trong tương lai
Vì nghiệp vụ Hàng không chỉ áp dụng hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ nhưng theo
số thành nên ta chỉ xem xét phí tái bảo hiểm cho các hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ Doviệc phân chia phí giữa công ty gốc và công ty tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tham giacủa mỗi bên về số tiền bảo hiểm Chẳng hạn, nếu phần tham gia của nhà tái bảo hiểm trênmột rủi ro là 40% của giá trị rủi ro đó thì họ cũng nhận được 40% của số phí bảo hiểm và
sẽ đóng góp tiền bồi thường vào mỗi vụ tổn thất thuộc rủi ro đó là 40% Tức là phần phí táibảo hiểm do nhà tái bảo hiểm nhận đúng như phần rủi ro họ đảm nhận tính theo tỷ lệ
4.Thủ tục phí tái bảo hiểm
Thủ tục phí tái bảo hiểm là một khoản tiền mà công ty tái bảo hiểm trả cho công tynhượng khi nhà tái bảo hiểm tham gia nhận hợp đồng tái bảo hiểm Số tiền này được biểuthị bằng một tỷ lệ % của số phí đem tái bảo hiểm Mục đích của phí tái bảo hiểm là để bùđắp khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ bảo hiểm được đem tái bảohiểm của công ty nhượng và một phần đóng góp vào chi phí quản lý của công ty nhượng
Việc tính toán thủ tục phí tái bảo hiểm không có một quy tắc cứng nhắc nào cả mà
nó phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên tham gia trong hợp đồng tái bảo hiểm Thủtục tái bảo hiểm được chia làm ba loại là: thủ tục phí cố định, thủ tục phí theo lãi và thủ tụcphí theo thang luỹ tiến
Tuy nhiên, đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm Hàng không do đặc tính riêng nên chỉ ápdụng thủ tục phí cố định Thủ tục phí cố định là một khoản tiền nhà tái bảo hiểm trả chocông ty nhượng được biểu thị bằng một tỷ lệ % cố định của số phí tái bảo hiểm
Như vậy: mặc dù có nhiều hình thức tái bảo hiểm khác nhau, mỗi hình thức đều có
ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên việc chọn hình thức phù hợp là cần thiết, nếu chọn đượchình thức thích hợp công ty bảo hiểm sẽ tận dụng được hết khẳ năng tài chính, kỹ thuật vàcác điều kiện sẵn có Chính vì vậy, đối với nghiệp vụ hàng không do đặc tính riêng nênhiện nay chỉ áp dụng hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ và song song với nó là áp dụng thủtục phí cố định
Trang 25IV.Kinh nghiệm của một số nước
1.ở Thái Lan
Thái Lan là một nước thuộc khối ASEAN, những năm gần đây đã đạt được nhiềuthành tựu trong phát triển kinh tế Với những điều kiện về địa lý, văn hoá, con người rấtgần với Việt Nam, Thái Lan có một tiềm năng to lớn về du lịch và là một trong những cửangõ (gateway) lớn nhất ở vùng Đông Nam á Có thể nói Hàng không Thái Lan phát triểnngày càng mạnh mẽ, tuy nhiên trong thực tế hoạt động của mình Hàng Không Thái Lan đã
có một số tổn thất về máy bay và hành khách Nhờ có vai trò của hoạt động bảo hiểm hàngkhông, Hàng Không Thái Lan đã đứng vững về mặt tài chính mặc dù gặp phải các tổn thấtlớn
Sơ đồ 1: Bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không Thái Lan
: Mối quan hệ trực tiếp
: Mối quan hệ gián tiếp
Sơ đồ cho thấy, từ khi thành lập Công ty Vận tải Hàng không, Hàng không TháiLan đã có bộ phận chuyên trách về bảo hiểm Ban bảo hiểm được phép quan hệ trực tiếpvới công ty bảo hiểm Thái Lan cũng như môi giới tái bảo hiểm hàng không quốc tế Saukhi đã thống nhất với môi giới bảo hiểm và được thị trường tái bảo hiểm quốc tế chấp nhận
và nhận bảo hiểm 100% dịch vụ, Ban bảo hiểm đứng ra chọn 1 công ty bảo hiểm Thái Lan
để tiến hành cấp đơn bảo hiểm theo kết quả đã đàm phán Công ty bảo hiểm Thái Lan sẽlàm nhiệm vụ tư vấn cần thiết cũng như khi có tổn thất xảy ra, sẽ đứng ra là người đại diệnpháp lý cho Hàng không Thái Lan để giải quyết khiếu nại Với cơ chế này Ban bảo hiểmHàng không Thái Lan là cơ quan trực tiếp và thực chất đảm đương công tác bảo hiểm hàngkhông, còn công ty Bảo hiểm Thái Lan chỉ là đại diện về mặt hình thức đáp ứng yêu cầucủa luật pháp
2.ở Singapore
Có thể nói rằng, Hàng không Singapore là một trong những cánh chim đầu đànkhông những của hàng không Châu á mà còn rất có tên tuổi trên thế giới Ngay từ khi rađời, Hàng không Singapore đã rất chú ý tới công tác bảo hiểm hàng không Công ty BHHKSingapore được thành lập năm 1976 và thuộc Tập đoàn Hàng không Singapore đặt trụ sở
Ban BH HK Thái Lan Môi gi i b o ới bảo ảo
Trang 26tại Singapore Công ty bảo hiểm Hàng không Singapore được đặt trực tiếp dưới sự quản lýcủa ban giám đốc tập đoàn Hàng không Singapore và cùng hoạt động với phòng bảo hiểmcủa Singapore airlines Từ năm 1976 đến 1990, công ty BHHK Singapore nhận bảo hiểmcác dịch vụ bảo hiểm chung và bảo hiểm hàng không, từ năm 1990 chuyên sâu vào bảohiểm rủi ro phục vụ cho kinh doanh của Tập đoàn Hàng không Singapore là chủ yếu LàCông ty thành viên của Tập đoàn Hàng không Singapore có vai trò chủ yếu là đầu mốitham gia bảo hiểm cho các hợp đồng bảo hiểm chính về hàng không Các loại rủi ro đềuđược tái bảo hiểm đầy đủ tại các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm thông qua Công tyBHHK Singapore Trong thời gian qua, với việc thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểmchung và các hợp đồng tự bảo hiểm, Công ty BHHK Singapore đã tự hoàn thiện, hoạt độngtốt và có hiệu quả.
Sơ đồ 2: Bảo hiểm tái bảo hiểm hàng không ở Singapore
: Mối quan hệ trực tiếp
: Mối quan hệ gián tiếp
Sơ đồ cho thấy, Công ty BHHK Singapore ngoài việc thực hiện các hợp đồng bảohiểm cho Tập đoàn hàng không Singapore, Công ty BHHK Singapore còn có quan hệ trựctiếp với môi giới bảo hiểm tiến hành giám định tổn thất, đòi bồi thường, môi giới bảo hiểmđàm phán trực tiếp với các nhà nhận tái bảo hiểm
Như vậy qua tham khảo hoạt động bảo hiểm hàng không ở 2 nước Thái Lan vàSingapore, trên cơ sở đó chúng ta có thể nghiên cứu vận dụng vào Việt Nam Nhưng có thểnói thêm rằng để hoạt động bảo hiểm hàng không ở Việt Nam phát triển ngày mạnh mẽhoà nhập với xu hướng phát triển chung của thị trường bảo hiểm hàng không trên thế giới,đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải năng động và sáng tạo vận dụng sao cho phù hợpvới tình hình thực tế ở Việt Nam
Trang 27Chương II
Thực trạng hoạt động tái bảo hiểm hàng không ở công ty VINARE
I.KháI quát Tình hình bảo hiểm-tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam
1.Vài nét về thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam
Trước khi chính phủ ban hành nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm (năm1993), nhà nước thực hiện độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm Tái bảo hiểm cũng là hoạtđộng độc quyền nên còn nhiều hạn chế Nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm cho ngành hàngkhông vẫn còn rất mới mẻ đối với các công ty bảo hiểm Do đó, giai đoạn này thị trườngbảo hiểm - tái bảo hiểm hàng không hầu như chưa có, phần lớn Bảo Việt vẫn độc quyềntrong kinh doanh bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không ra nước ngoài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm được
mở rộng, do vậy, việc đa dạng hoá thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm là một vấn đề hếtsức cần thiết Trước tình hình đó, ngày 18/2/1993, Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam ban hành Nghị định 100/CP quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểmlàm tiền đề cho việc mở rộng và phát triển thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam.Nghị định này có hiệu lực từ 1/1/1994 là nền tảng pháp lý đầu tiên trong lĩnh vực kinhdoanh Bảo hiểm Đây chính là bước ngoạt lớn cho hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm ởViệt Nam
Việc thực hiện nghị định trên của Chính phủ đã tạo hướng đi mới cho thị trườngbảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam Trước hết là sự thành lập Công ty tái bảohiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) ngày 23/8/1994, mở đường cho sự ra đời của hàngloạt các công ty bảo hiểm khác như Bảo Minh, công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng, công
ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, công ty bảo hiểm dầu khí Năm 1995 có thể được coi lànăm khởi đầu thực sự của thị trường bảo hiểm Việt Nam với đầy đủ ý nghĩa của từ đó
Trong những năm qua việc quản lý Nhà nước về bảo hiểm – tái bảo hiểm hàngkhông đã được tăng cường thông qua việc ban hành các văn bản kinh doanh bảo hiểm – táibảo hiểm hàng không của Bộ Tài Chính
Thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không Việt Nam hoạt động theo cơ chếthị trường Việc phát triển tái bảo hiểm hàng không ra thị trường quốc tế, mở rộng quan hệhợp tác với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm có uy tín trên thế giới đã tranh thủ được sựgiúp đỡ về kỹ thuật nghiệp vụ và đảm bảo an toàn kinh doanh Tuy phí tái bảo hiểm chongành hàng không chuyển nhượng ra nước ngoài ngày càng tăng nhưng tỷ trọng của nó so
Trang 28với tổng phí bảo hiểm gốc lại giảm đi, bên cạnh đó doanh thu phí nhận tái bảo hiểm cũngtăng chứng tỏ hoạt động tái bảo hiểm ngành hàng không ở Việt Nam đã đi đúng hướng.Tuy nhiên, chúng ta cần phải tăng cường quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm,tái bảo hiểm hàng không để tránh tình trạng cạnh tranh hạ phí và chuyển phần lớn dịch vụtái bảo hiểm ra nước ngoài.
2.Các bên tham gia thị trường tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam
Sự đa dạng hoá các loại công ty bảo hiểm đã cho phép thị trường tái bảo hiểm hàngkhông ở Việt Nam phát triển với đầy đủ các thành viên cần thiết cho thị trường điển hình.Các công ty tham gia vào thị trường tái bảo hiểm hàng không Việt Nam được chia làm bốnnhóm sau:
- Các công ty bảo hiểm gốc
- Công ty tái bảo hiểm
- Môi giới tái bảo hiểm
- Các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế
2.1 Các công ty bảo hiểm gốc
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép tính đến năm
2002 đã lên tới 18 công ty trong đó có 2 công ty chưa khai trương Sự góp mặt của cáccông ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp bảo hiểm một bên là đối tácViệt Nam và một bên là đối tác từ các nước có nền tài chính và dịch vụ phát triển, đã tạocho thị trường bảo hiểm Việt Nam một sắc thái mới diện mạo mới năng động hơn, cạnhtranh đã là động lực thúc đẩy sự năng động của mọi công ty, đôi lúc sự cạnh tranh trongmột số lĩnh vực lên tới đỉnh cao và không khoan nhượng Hiện nay, trong số các công tybảo hiểm và tái bảo hiểm hoạt động trên thị trường Việt Nam, ngoài công ty tái bảo hiểmquốc gia Việt Nam và công ty liên doanh môi giới bảo hiểm (Inchibrock), hầu hết các công
ty còn lại tham gia vào thị trường tái bảo hiểm với tư cách là công ty bảo hiểm gốc Hoạtđộng của họ chủ yếu là nhượng tái bảo hiểm Ngoài Bảo Việt các công ty nhượng tái khácđều có điểm chung và mới thành lập từ khi có nghị định 100/CP, vốn và kinh nghiệm cònhạn chế và phải mất nhiều thời gian để ổn định cơ chế tổ chức, cách thức kinh doanh và lựachọn nghiệp vụ phù hợp Do đó nhiều công ty chỉ tham gia một số nghiệp vụ nhất định
2.1.1.Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt)
Có thể nói rằng từ sau khi chính phủ ban hành nghị định 100/CP, số lượng các công
ty bảo hiểm tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng tăng làm cho thị phầncủa Bảo Việt ngày càng giảm Tuy nhiên, với khả năng tài chính mạnh lại có mối quan hệmật thiết với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, có uy tín trên thế giới,
Trang 29Bảo Việt đã nhận bảo hiểm cho những công trình có vốn đầu tư lớn Hình ảnh của BảoViệt không chỉ được tạo bằng con số phí thu được Trong những năm qua cùng với việccung cấp những sản phẩm bảo hiểm mới, cải tiến các sản phẩm cũ theo hướng mở rộngphạm vi bảo hiểm phục vụ khách hàng, Bảo Việt tiếp tục chú trọng và đổi mới công tác bồithường Trên thực tế, Bảo Việt là một công ty bảo hiểm gốc tham gia tích cực vào thịtrường tái bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm hàng không nói riêng.Bằng khả năng tài chính của mình Bảo Việt thực hiện tốt công tác bồi thường, hạn chế tổnthất, Bảo Việt còn tham gia vào thị trường tái bảo hiểm hàng không với tư cách là ngườinhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm gốc khác trong nước.
2.1.2 Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh)
Cùng với Bảo Việt, Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc thứ hai được thành lập từnguồn vốn ngân sách Nhà nước với số vốn 40 tỷ đồng
Với chủ trương đúng đắn cùng sự nỗ lực không ngừng, thị phần của Bảo Minhngày càng tăng trên thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam Hiện nay thị phần củacông ty đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không là lên tới 98-99%
Có thể nói rằng, Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc lớn tham gia vào thị trường bảohiểm - tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam Năm 1996, có một sự kiện nổi bật trongngành bảo hiểm là việc Bảo Minh trúng thầu được phép cấp đơn bảo hiểm cho hãng hàngkhông Việt Nam (Vietnam airlines) với tổng chi phí bảo hiểm khoảng 4 triệu USD Theotính toán nếu Vietnam airline gặp rủi ro thì mức bảo hiểm tối đa sẽ được hưởng khoảng
600 triệu USD Vì vậy trong nghiệp vụ này trách nhiệm của Bảo Minh khá nặng nề và tấtyếu công ty cần phân tán rủi ro trên thị trường tái bảo hiểm Ngoài ra, Bảo Minh cũng nhậntái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm trong nước (qua VINARE) nhằm cân đối dịch vụ
2.2.Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam
Trên thị trường tái bảo hiểm Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một công ty tái bảohiểm chuyên nghiệp là Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam (VINARE) Vì vậy,mọi hoạt của thị trường tái bảo hiểm Việt Nam đều được thể hiện chủ yếu qua hoạt độngkinh doanh tái bảo hiểm của VINARE Hiện nay, VINARE là công ty tái bảo hiểm thamgia rất tích cực vào thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng không với hai nghiệp vụ chủyếu nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không và sau đó chuyển nhượng lại táibảo hiểm cho các công ty bảo hiểm trong nước cũng như nước ngoài
2.3.Công ty môi giới tái bảo hiểm
Trang 30Có thể nói, đóng góp không nhỏ vào thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam
là công ty Inchinbrock, công ty này liên doanh giữa Bảo Việt và tập đoàn AON (Mỹ) Đâycũng là công ty tham gia tích cực vào thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng không.Hoạt động chủ yếu của công ty là cung cấp dịch vụ môi giới tái bảo hiểm gồm tính phí bảohiểm lựa chọn nhà tái bảo hiểm …Về thực chất tập đoàn AON là công ty tư vấn và môigiới hàng đầu thế giới Như vậy, công ty liên doanh giữa hai đối tác mạnh như Bảo Việt vàAON- Inchinbrock sẽ có lợi thế về vốn cũng như kinh nghiệm kinh doanh
2.4.Các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế
Như chúng ta biết rằng, khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm hoạt động củacác doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế nên bước đầu việc kinhdoanh nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ các công ty bảo hiểm trong nước Do vậy, hiện nay cáccông ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế thường tham gia vào thị trường tái bảo hiểm ởViệt Nam với tư cách là các nhà nhận dịch vụ tái bảo hiểm mà thôi
Cũng như nhiều ngành kinh doanh khác của Việt Nam, đứng trước xu thế hội nhậpcủa nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thông qua hình thức nước ta gia nhập các
tổ chức AFTA, APEC, WTO đang đặt ra những yêu cầu và thách thức mới cho ngành bảohiểm Việt Nam nói chung và lĩnh vực bảo hiểm cho ngành hàng không nói riêng Nhànước cũng rất quan tâm đến lĩnh vực này- lĩnh vực bảo hiểm đòi hỏi vốn lớn, công nghệbảo hiểm cao mà các công ty bảo hiểm trong nước chưa đáp ứng được đầy đủ Do đó, Nhànước đã có những chính sách bảo hộ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trong giaiđoạn mới hình thành để các doanh nghiệp này có thời gian chuẩn bị đối mặt với cạnh tranhcủa các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài Cuối năm 2000, Nhà nước ban hành Luật kinhdoanh bảo hiểm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động và cạnhtranh lành mạnh Tuy nhiên, bên cạnh đó bản thân ngành bảo hiểm Việt Nam ngay từ bâygiờ cần tạo đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo sau chuẩn bị cho mình sức mạnh để đốimặt với một thị trường tự do hoá và toàn cầu hoá
Trang 313.Khái quát tình hình bảo hiểm hàng không tại Việt Nam trong thời gian qua
3.1.Hoạt động bảo hiểm Hàng Không Việt Nam từ năm 1989 trở về trước
Ngày 11/07/1917, Toàn quyền Đông Dương đã quyết định thiết lập sở hàng không Đông Dương Ngày 2/12/1937, Pháp thành lập sở Hàng không dân dụng Đông Dương và thiết lập các đường bay quốc tế từ Hà Nội Năm 1951, Công ty Hàng không Việt Nam (air Vietnam) ra đời Theo thời gian Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDD VN) đã lớn mạnh về nhiều mặt, mở rộng quan hệ quốc tế và đã khắc phục đắc lực cho công cuộc phát triển miền bắc, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà Năm
1980, Tổng cục HKDD VNđã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Hàng Không Dân Dụng quốc tế (IACO) Đây là giai đoạn mới đánh dấu sự trưởng thành của HKDD
VN và đã từng bước hoà nhập vào Hàng Không Dân Dụng quốc tế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của ngành đã không ngừng được duy trì và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại, số lượng máy bay ngày càng được tăng cường và duy trì khả năng khai thác Nguồn năng lực Hàng không đã từng bước được bổ sung, đào tạo và sắp xếp theo chiều hướng ngày càng hợp lý hơn Bộ máy quản lý nhà nước
và quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng được củng cố, phát triển theo hướng hoàn thiện hơn Từng bước mở rộng quan hệ quốc tế và đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại Nhà nước thay đổi cách nhìn nhận về ngành HKDD VN Đây là một trong những yếu tố đặt nền móng, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của thời kỳ mở cửa.
Có thể nói rằng, cùng với sự phát triển của ngành kinh tế quốc dân khác, từ khi được thành lập (năm 1976) ngành HKDD VN đã phát triển nhanh chóng Tuy trực thuộc Bộ Quốc Phòng nhưng lại hoạt động trên lĩnh vực dân sự, không những thực hiện chuyến bay trong nước mà còn cả thực hiện cả chuyến bay quốc tế Để đáp ứng yêu cầu này, năm 1980 nghiệp vụ bảo hiểm hàng không đã ra đời nhằm góp phần ổn định của ngành Hàng Không Dân Dụng, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân.
Giai đoạn 1980-1989, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không cũng như hoạt động kháctồn tại và phát triển trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mặc dù đã từng mở rộngphạm vi của mình
3.1.1.Về công tác khai thác bảo hiểm hàng không
Trong hệ thống do có sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, công tác bảo hiểmhàng không trong giai đoạn này tồn tại và phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế.Giá trị bảo hiểm của thân máy bay đều quy ra Rúp với mức chi phí cố định trong suốt cảthời kỳ là 1,75% bất kỳ trong kỳ bảo hiểm có tai nạn hàng không
Trang 32Về bảo hiểm trách nhiệm của nhà chuyên chở ta dựa vào thị trường bảo hiểm của
hệ thống tư bản chủ nghĩa là chính (chiếm tới gần 90%) Còn lại tham gia hợp tác với cácnước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Phí bảo hiểm trách nhiệm được các nhà đứng đầunhận bảo hiểm định đoạt một chiều theo sự tính toán đơn phương của họ Bảo Việt cũngnhư Hàng không Việt Nam chỉ có thể chấp nhận mức phí do các nhà môi giới đưa đến vàomột thời điểm sát nút của năm hợp đồng sắp kết thúc (ngày 31/12/hàng năm)
3.1.1.1.Quy trình bảo hiểm hàng không :
Theo quy trình này hàng năm sau khi nhận các bản câu hỏi về các tiêu chuẩn liênquan đến bảo hiểm hàng không từ các nhà môi giới bảo hiểm, Bảo Việt chuyển cho Hàngkhông Việt Nam từ Bảo Việt, môi giới tái bảo hiểm sẽ thông báo cho Bảo Việt một mứcphí (phí này đã có các khoản thuế và phí môi giới bảo hiểm) Căn cứ vào mức phí này BảoViệt cộng thêm một tỷ lệ % nhất định theo sự tính toán riêng của Bảo Việt và thông báocho Hàng không Việt Nam thực hiện Về phía hàng không Việt Nam chỉ trả lời các câuhỏi, nhận tỷ lệ phí bảo hiểm để đóng góp theo các kỳ định trong năm
Với cơ chế trên, cả Hàng không Việt Nam và Bảo Việt chỉ còn cách chấp nhận cácđiều kiện phí bảo hiểm do các nhà môi giới đưa đến Việc đàm phán để buộc các nhà môigiới giảm phí rất khó khăn Quan hệ quốc tế rất hạn chế chủ yếu diễn ra giữa Bảo Việt vàthị trường bảo hiểm còn phía Hàng không Việt Nam hầu như không có gì
Các loại hình mới chỉ thực hiện cho cho những loại hình cơ bản như : Bảo hiểmthân máy bay, trách nhiệm pháp lý của nhà chuyên chở đối với hành khách, hành lý, hànghoá bưu kiện và người thứ ba, bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay, còn các đối tượng khácnhư bảo hiểm trách nhiệm của chủ sân máy bay, người điều hành bay, bảo hiểm tráchnhiệm đối với sản phẩm… chưa tiến hành được và nhu cầu của hoạt động Hàng khôngtrong giai đoạn này cũng chưa đòi hỏi một cách cấp thiết
3.1.1.2.So sánh công tác b o hi m h ng không gi a n m 1980 v ảo ểm à nhận tái bảo ữa năm 1980 và ăm 1980 và à nhận tái bảo 1989
1 Số lượng máy bay được bảo hiểm 16 chiếc 30 chiếc
2 Loại máy bay được bảo hiểm Chủ yếu là các máy bay
IL14,IL18,TU134,YAK
Đa dạng, nhiều loạigồm cả máy bay dândụng và chuyên dụng
Trang 333 Giá trị bảo hiểm thân máy bay 95 triệu VND 3,8 triệu USD
4 Giới hạn trách nhiệm chung cho các
chuyến bay quốc tế
5 triệu USD/1 vụ tổn thất
50 triệu USD/1 vụ tổn thất
5 Giới hạn trách nhiệm chung cho các
chuyến bay trong nước
10 triệu VND/1 vụ tổn thất
1 tỷ VND/1 vụ tổn thất
6 Giới hạn trách nhiệm riêng đối với
hành khách
3 nghìn VND/1 người 5 triệu VND/1 người
7 Số tiền bảo hiểm đối với tai nạn hành
khách
2 nghìn VND/người 1 triệu VND/ người
8
Số tiền bảo hiểm đối với tái bảo hiểm
tai nạn nhân viên tổ bay cho chuyến
bay trong nước
3 nghìn VND/ người 10 triệu VND/ người
9
Số tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm tai
nạn nhân viên tổ bay cho chuyến bay
quốc tế
3 nghìn VND/ người 22 nghìn USD/ người
Như vậy trong giai đoạn này bảo hiểm đã quan tâm chú ý đổi mới giới hạn tráchnhiệm và số tiền bảo hiểm cho phù hợp với tình hình biến động giá cả ngoài xã hội cũngnhư sự phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới Đồng thời với phạm vi hoạt động ngàycàng mở rộng và giới hạn trách nhiệm được nâng lên số phí bảo hiểm hàng không cũngđược tăng lên đáng kể
3.1.2.Về công tác bồi thường :
3.1.2.1.Đối với phần bảo hiểm thân máy bay
Có thể nói rằng, trong giai đoạn từ năm 1989 trở về trước đã xảy ra 28 vụ tai nạnmáy bay trong đó tổn thất toàn bộ có 9 vụ chiếm 32% tổng số vụ tai nạn: tổn thất bộ phận
có 19 vụ chiếm 68% tổng số vụ tai nạn Trong đó do trục trặc kỹ thuật là 21%, do rủi ro bấtngờ 2%, do sơ xuất của người lái 59%, do thời tiết 18%
Trong nguyên nhân do sơ xuất của con người thì số tai nạn do hạ cánh lệch đườngbăng chiếm 5/16 vụ Qua thống kê số vụ tai nạn máy bay có xu hướng ngày một tăng chỉtính riêng từ năm 1987-1990 liên tiếp xảy ra 14 vụ máy bay, trong đó có tháng xảy ra haihoặc ba vụ tai nạn máy bay liền
Ví dụ
Tháng 6/1987 xảy ra 02 vụ tai nạn:
- Vụ TU134 A – VNA 120: nổ 02 lốp tại Băng Cốc – Thái Lan
- Vụ TU134 A – VNA 112: bị chìm khung tại Tân Sơn Nhất TP HCM
Tháng 3/1988 xảy ra 03 vụ tai nạn:
- Vụ TU134 A – VNA 102: Hạ cánh chệch đường băng tại Nội Bài – Hà Nội
Trang 34- Vụ TU134 A – VNA 108: Sập càng khi hạ cánh tại Nội Bài – Hà Nội
- Vụ AN2 – VNC 801: Bị cháy tại xưởng A75 - TPHCM
Trong 28 vụ tai nạn máy bay xảy ra, có 04 vụ không thuộc trách nhiệm bảo hiểmhàng không 5 vụ tổn thất nhỏ không làm thủ tục bồi thường, còn lại 19 vụ tai nạn bảo hiểm
đã giải quyết bồi thường 9 vụ với số tiền bồi thường 6.214.284 VND Còn 5 vụ bồi thường250.000 rúp và 31.000.000 VND tương đương với 406 triệu VND Nếu so sánh với phí bảohiểm thân thời gian này tỷ lệ bồi thường thân máy bay là: 80,44 % (tỷ lệ bồi thường:3.672.471.769 VND/4.106.115.012 VND)
Quá trình tiến hành bảo hiểm cho thấy giá trị bảo hiểm của máy bay chưa đượcđánh giá trị thực tế của máy bay bảo hiểm, sau các đợt sửa chữa định kỳ hoặc đại tu, giá trịkhôi phục của máy bay không được tính vào, do vậy xảy ra tình trạng tổn thất bộ phận thânmáy bay lớn hơn cả giá trị bảo hiểm toàn bộ máy bay
Ví dụ: Vụ cháy máy bay AN2 – VNC801 ngày 16/3/1988 tại xưởng A75, máy bay
bị cháy nổ, bon sơn, phải cạo và sơn lại, số tiền bồi thường là 1,2 triệu VND Để giải quyếttình trạng bảo hiểm dưới giá trị này, nghiệp vụ đã bổ sung bảng tỷ lệ cấu thành máy baytrong hợp đồng bảo hiểm đối với trường hợp tổn thất bộ phận thân máy bay
3.1.2.2.Đối với phần bảo hiểm trách nhiệm đối với hành khách, hành lý, hàng hoá
Có thể nói rằng, tuy xảy ra 28 vụ tai nạn máy bay, nhưng chỉ có 02 vụ liên quanđến tính mạng hành khách, đó là vụ IL18-VNB 196 đâm vào núi tại Hà Sơn Bình ngày26/3/1981 làm hai hành khách bị chết và vụ TU134A-VNA 102 bị tai nạn tại Bangkokngày 9/9/1988 làm 72 hành khách bị chết, 03 hành khách bị thương và 04 nhân viên tổ bay
bị chết, 02 nhân viên bị thương Như vậy số vụ tai nạn là một chuyến bay trong nước vàmột chuyến bay quốc tế
Đối với hành lý, hàng hoá trên tuyến bay trong nước phát sinh 34 vụ khiếu nại vớitrọng lượng hàng hoá bị khiếu nại là 1.0583 kg, tổng số tiền bồi thường phần trách nhiệmtrong nước (gồm cả hành khách hành lý, hàng hoá) là 13,3 triệu VND Nếu so với phí bảohiểm phần trách nhiệm trong nước thì tỷ lệ bồi thường là 2,7 % (tỷ lệ bồi thường =13,3triệu VND/478,9 triệu VND)
Trên chuyến bay quốc tế phát sinh 68 vụ khiếu nại với trọng lượng hành lý, hànghoá bị tổn thất 2.576 kg Tổng số tiền đã bồi thường thì phần trách nhiệm quốc tế (baogồm cả hàng hoá và tư trang, hành khách, hành lý ) là 781,6 triệu VND Trong đó có hơn4.000 USD, 10.882 Ztoly, 3320 Rúp 8000 Kíp và 3630 Bath Đã xem xét việc vận chuyển
và bốc dỡ tại các đầu sân bay, chỉ riêng từ năm 1987 đến 1990, số vụ tổn thất do thất lạchành lý, hàng hoá đã tăng lên đáng kể, chiếm trên 70% trong tổng số vụ tổn thất
Trang 35Tuy nhiên, việc quy đổi tiền bồi thường cho khách trên chuyến bay quốc tế cònchưa hợp lý: quy đổi tiền bồi thường từ USD sang VND theo tỷ giá quyết toán nội bộ Dovậy, bảo hiểm đã trình Bộ Tài Chính ban hành thông tư số 27/TC ngày 10/04/1987 hướngdẫn thanh toán tiền bồi thường tổn thất hành lý, hàng hoá cho người Việt Nam chuyên chởtrên chuyến bay quốc tế, đã đáp ứng được một phần nguyện vọng của hành khách đi máybay của HKVN.
Đặc biệt, vụ tai nạn máy bay TU134A-VNA 102 ngày 9/9/1988 tại Bangkok là vụtai nạn máy bay đầu tiên tại nước ngoài Đây cũng là lần đầu tiên phải bồi thường vụ tainạn máy bay liên quan đến trách nhiệm bay quốc tế của Hàng không Việt Nam Do vậybước đầu còn bỡ ngỡ và chưa lường hết được tính phức tạp trong việc xét bồi thường Bảohiểm đã bàn bạc với cơ quan hữu quan lập các phương án bồi thường trình hội đồng Bộtrưởng, hướng dẫn các gia đình nạn nhân làm thủ tục để xét bồi thường đồng thời đàmphán với các luật sư của các nhà nhận tái bảo hiểm để đạt được phương án bồi thường tốtnhất cho các gia đình nạn nhân
Qua việc giải quyết vụ tai nạn máy bay này bảo hiểm hàng không đã rút kinhnghiệm về cách giải quyết tai nạn cũng như hoàn chỉnh các văn bản nghiệp vụ để phù hợpvới điều kiện nước ta
3.1.3.Những tồn tại trong cơ chế hoạt động bảo hiểm hàng không từ năm 1989 trở
về trước.
Trong khuôn khổ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kinh nghiệm cũng nhưkhả năng của cán bộ bảo hiểm hàng không, cơ chế tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngànhHàng không bảo hiểm hàng không đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, công tác bồithường bảo hiểm đã góp phần đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Hàngkhông bảo đảm các chuyến bay đều được bảo hiểm, do vậy khi có tai nạn bất ngờ xảy rađều được bồi thường theo đúng giá trị bảo hiểm đã tham gia và đúng giá trị bảo hiểm đãtham gia và đúng với công ước vận chuyển Hàng không quốc tế Tuy nhiên, ở giai đoạnnày bảo hiểm hàng không còn một số tồn tại :
3.1.3.1 Bảo hiểm hàng không còn bị động
Bảo hiểm hàng không phụ thuộc vào thị trường bảo hiểm thế giới
Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn này ở nước ta tồn tại cơ chế quản lý tập trungquan liêu bao cấp, hơn nữa hoạt động của Bảo Việt mang tính chất là một cơ quan độcquyền của Việt Nam Với cơ chế này hoạt động của bảo hiểm hàng không cũng nằm trong
sự ràng buộc và kiểm soát đó, hàng năm Hàng không Việt Nam có nhu cầu đề nghị BảoViệt thực hiện bảo hiểm cho mình, trên cơ sở đó Bảo Việt sẽ đề nghị nước ngoài cung cấp
Trang 36phí bảo hiểm, sau khi nhận được yêu cầu này thì nước ngoài sẽ yêu cầu Bảo Việt cung cấpcác thông tin số liệu, cũng như tình hình hoạt động của Hàng không Việt Nam Căn cứ vào
đó Bảo Việt sẽ quay lại đề nghị Hàng không Việt Nam cung cấp mọi tình hình cho đến khixác nhận tái bảo hiểm, do đó các nhà môi giới bảo hiểm hàng không hiểu rõ, dẫn đến dễ lộthông tin
Phí bảo hiểm hoàn toàn do nước ngoài định
Như chúng ta biết phí bảo hiểm (chủ yếu là phí bảo hiểm về trách nhiệm) của Hàngkhông thường được gửi vào trung tuần tháng 12 (tháng cuối cùng của năm bảo hiểm) vàHàng không Việt Nam chỉ còn chấp nhận các yêu cầu của Bảo Việt để đảm bảo cho ngày
01 tháng 01 năm sau phải được tái tục bảo hiểm cho mọi máy bay tham gia hoạt động củamình Thực tế cho thấy là, giai đoạn 1980-1989 là giai đoạn thị trường bảo hiểm hàngkhông trên thế giới hoạt động rất kém, tai nạn máy bay lớn liên tục xảy ra, phí bảo hiểmtrong năm không đủ bù đắp bồi thường các vụ tai nạn phát sinh và phải tăng phí bảo hiểmliên tục, Hàng không cũng chịu sự tăng phí bảo hiểm này mà không được đàm phán vàhiểu rõ tận tường về nguyên nhân tăng phí Và như vậy phí bảo hiểm là hoàn toàn phụthuộc vào nước ngoài
3.1.3.2.Bảo hiểm hàng không nắm bắt thông tin chưa kịp thời
Có thể nói rằng, do hạn chế về thông tin trong lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam vàthế giới nên các nhà kinh tế thế giới nói chung và các nhà nhận tái bảo hiểm hàng khôngnói riêng ít có điều kiện hiểu về nền kinh tế Việt Nam, hiểu về hoạt động Hàng không ViệtNam Cán bộ làm nghiệp vụ bảo hiểm Hàng không Việt Nam không nắm bắt được thôngtin về thị trường bảo hiểm hàng không thế giới, thậm chí các tài liệu ở nước ngoài gửi vềcũng không có đủ điều kiện để đọc (do hạn chế về ngoại ngữ) chẳng hạn Chính vì lẽ đóthông tin của thị trường bảo hiểm Hàng không thế giới không được nắm bắt một cáchthường xuyên nên đã hạn chế trong việc đàm phán để giành được quyền bảo hiểm, phí bảohiểm có lợi cho Việt Nam
Ngược lại sự hiểu biết số liệu thông tin về Hàng không Việt Nam của các nhà nhậntái bảo hiểm Hàng không, các nhà môi giới bảo hiểm hàng không rất ít ỏi, mơ hồ, do vậy
họ thường đưa ra số phí bảo hiểm cao và điều kiện bảo hiểm không sát với thực tế Hàngkhông Việt Nam
3.1.3.3.Thời điểm tái tục lại hợp đồng bảo hiểm chưa thích hợp
Hoạt động của bảo hiểm hàng không cũng như các hoạt động của nền kinh tế khác
ở Việt Nam phát triển theo kế hoạch chung của nhà nước (đầu năm giao kế hoạch, cuốinăm xét hoàn thành kế hoạch …) và thời điểm của năm hợp đồng, năm bảo hiểm theo quy
Trang 37định bắt đầu từ ngày 01/01/ và kết thúc vào ngày 31/12/hàng năm Điều này nếu áp dụngcho nghiệp vụ bảo hiểm hàng không là hoàn toàn không thích hợp, bất lợi cho ta về điềukiện, điều khoản và tỷ lệ phí bảo hiểm, bởi vì nghiệp vụ bảo hiểm hàng không là nghiệp vụbảo hiểm đối ngoại các dịch vụ hầu như phải tái bảo hiểm gần 100% trên thị trường bảohiểm quốc tế.
Trên thực tế hàng năm thị trường bảo hiểm quốc tế diễn ra rất sôi động, các hãnghàng không lớn trên thế giới thường lấy các thời điểm tái tục hợp đồng của họ vào thờiđiểm cuối năm (quý III và IV) đây là thời điểm làm ăn sôi động mà các nhà nhận tái bảohiểm chú ý nhất trong năm, khả năng nhận tái bảo hiểm của họ thường được quyết địnhchính trong giai đoạn này, họ có đặc biệt chú ý đến những hãng hàng không lớn và cónhiều sự ưu đãi lâu dài Vào thời điểm cuối năm khi các nhà nhận tái bảo hiểm đã lo xonghợp đồng với các hãng hàng không lớn (tổng số phí mỗi hợp đồng tới 60-70triệuUSD/năm) Đây là thời điểm khả năng tài chính của họ bị hạn chế, hơn nữa đây cũng làthời điểm có nhiều ngày lễ, ngày nghỉ của các nước châu âu (thị trường bảo hiểm chính củanghiệp vụ bảo hiểm hàng không thế giới) Trong khi đó đối với Hàng không Việt Nam làmột hãng hàng không nhỏ, tổng phí bảo hiểm hàng năm không cao (trên dưới 1 triệu USDmột năm) đội máy bay do Liên Xô (cũ) chế tạo đã quá cũ kỹ và lạc hậu, lưu lượng hànhkhách chở trong năm ít (gần một triệu hành khách một năm), thời gian tái tục hợp đồng vàongày 01/01 hàng năm là hoàn toàn không thích hợp bất lợi cho ta
3.1.3.4.Việc xác định giá trị của đối tượng bảo hiểm, mức trách nhiệm chưa phùhợp với thị trường quốc tế
Như chúng ta đã biết, lực lượng máy bay trong giai đoạn này của Hàng không ViệtNam chủ yếu là máy bay của Liên Xô (cũ) sản xuất nên việc quản lý giá cả, quy định vềkhấu hao cơ bản hàng năm đã làm cho giá trị của các đối tượng bảo hiểm không phản ánhđúng, giá trị còn lại rất ít, thậm chí hết cả khấu hao, trong khi đó vẫn là máy bay đủ điềukiện bay và thậm chí còn có kế hoạch sử dụng lâu dài Mỗi khi có tổn thất xảy ra (nhất làtổn thất bộ phận) giá trị khôi phục của bộ phận đó còn cao hơn giá trị của toàn máy bayđang tham gia bảo hiểm
Bảo hiểm trách nhiệm cho nhà chuyên chở trong thời kỳ này được chia làm nhiềumức
+Trách nhiệm đối với hành khách vận chuyển trên đường bay quốc tế theo đúngcông ước Vác sa va (1929) được bổ sung bằng nghị định Lahay(1955) là 250.000 fran vàngtương đương 20.000 USD/01 hành khách
Trang 38+ Mức trách nhiệm đối với hành khách vận chuyển trên các chuyến bay trong nước(kể cả hành khách là người Việt Nam và người nước ngoài) Mức trách nhiệm như nhau:3.000đ/người/vụ (1980), 5.000.000đ/người/vụ (1989).
+ Mức trách nhiệm đối với người thứ ba trên các chuyến bay quốc tế (giai đoạn nàyHàng không Việt Nam chỉ bay từ Việt Nam tới Lào, Camphuchia, Thái Lan, Philipin…vớitần suất một tuần một chuyến) Hàng không Việt Nam tham gia bảo hiểm trách nhiệm mức
5 triệu USD/01 vụ tổn thất và nâng dần lên tới 50 triệu USD/01 vụ tổn thất (năm 1990).Đối với đường bay trong nước mức trách nhiệm trên Hàng không Việt Nam bảo hiểm từ 10triệu đồng/01 vụ (1980) và 1 tỷ đồng/01 vụ (1990)
So với các nước trong khu vực, khai thác cùng loại máy bay có số chỗ ngồi nhưnhau thì mức trách nhiệm của ta thấp, thấp hơn thế nữa lại có sự phân biệt giữa hành kháchbay trên đường bay trong nước và quốc tế Như vậy rất phức tạp nếu tai nạn xảy ra trênđường bay trong nước có chuyên chở hành khách nước ngoài
3.1.3.5.Việc giải quyết bồi thường chậm làm mất uy tín của Hàng không Việt Nam
và Bảo Việt
Hàng năm Bảo Việt ban hành tất cả điều khoản của quy tắc bảo hiểm hàng khôngliên quan đến việc giám định và bồi thường đối với thân máy bay, trách nhiệm của nhàchuyên chở đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện và người thứ ba…đều được đềcập đến tương đối đầy đủ nhưng chỉ trên nguyên tắc, còn việc cụ thể hoá để phù hợp vớiluật lệ, thông lệ quốc tế và các quy định của Việt Nam thì không được nhắc tới Do đó khi
có tai nạn, vấn đề giám định, giải quyết bồi thường gặp nhiều khó khăn lúng túng, bị động,các phương án bồi thường chắp vá, vận dụng không đúng luật quốc tế Hành khách đi trênmáy bay, các gia đình nạn nhân phàn nàn thắc mắc trong việc giải quyết bồi thường chậm,giải quyết không thoả đáng của Hàng không Việt Nam và Bảo Việt Chẳng hạn, vụ tai nạnmáy bay TU 134A-VNA 102 xảy ra tại Bangkok năm 1988 mà mãi tới 4-5 năm sau vẫnchưa giải quyết xong, điều này ảnh hưởng đến uy tín của Hàng không Việt Nam và BảoViệt
3.1.3.6.Phí bảo hiểm cao qua nhiều khâu nhiều trung gian không cần thiết
Phí bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm Hàng không hàng năm được các nhà nhậntái bảo hiểm mà trực tiếp là những người đứng đầu nhận tái bảo hiểm hàng không đưa ra
để áp dụng cho Hàng không Việt Nam thường rất cao do không hiểu biết hết về hoạt độngcủa Hàng không Việt Nam, cũng như sự phát triển trong tương lai của đội bay Phí bảohiểm này được các nhà môi giới cộng chi phí và thuế và thông báo cho Hàng không ViệtNam Số phí hàng năm mà Hàng không phải đóng cho Bảo Việt so với số phí thực mà các
Trang 39nhà nhận tái bảo hiểm nhận có sự chênh lệch đáng kể, nguyên nhân là phí bảo hiểm không
có sự thương lượng giữa Hàng không Việt Nam - Bảo Việt - các nhà môi giới…Việc tínhtoán các khoản thuế, chi phí thường áp dụng theo tính toán riêng của Bảo Việt mà không
có sự quy định của nhà nước hay cơ quan chủ quản của bảo hiểm
3.1.3.7 Trình độ cán bộ nghiệp vụ còn non kém chưa theo kịp sự phát triển thếgiới
Hàng không Việt Nam tham gia bảo hiểm từ năm 1979 với đội ngũ máy bay chủyếu do Liên Xô (cũ) để lại như DC3- DC6 (các máy bay này do Mỹ sản xuất), giai đoạn1980-1990 khi các nước trong hệ thống XHCN còn tồn tại nghiệp vụ bảo hiểm thân máybay hoàn toàn tuân thủ theo tỷ lệ cố định 1,75% trong suốt cả thời kỳ bất kể có tai nạn haykhông Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chủ yếu dựa vào thường bảo hiểm hàng khôngquốc tế và nhận phí bảo hiểm một chiều từ bên ngoài
Bối cảnh này đã tạo ra một sức ỳ cho cán bộ nghiệp vụ họ làm cho việc thụ độngtheo lối mòn có sẵn như những người chuyển công văn giấy tờ Bên cạnh đó công tác cán
bộ trong nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Việt không được chú trọng, cán bộ nghiệp vụ bảohiểm thay đổi liên tục, cán bộ bảo hiểm của Hàng không Việt Nam chỉ một người tồn tạitrong nhiều năm Việc đào tạo nâng cao trình độ của các nghiệp vụ hầu như không có, việctrao đổi nghiệp vụ với các đồng nghiệp trên thị trường bảo hiểm thế giới thực hiện khôngthường xuyên chỉ diễn ra vào thời điểm tháng 12 là thời điểm chuẩn bị cho việc tái hợpđồng
Hơn nữa, hoạt động bảo hiểm hàng không của các cán bộ nghiệp vụ của Bảo Việt
và Hàng không Việt Nam chủ yếu dành nhiều thời gian cho công tác đề phòng hạn chế tổnthất, công tác bảo hiểm phi Hàng không và công tác giám định, bồi thường các tổn thất.Chính vì vậy cách thức hoạt động riêng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng không đã dẫn đếntình trạng lúng túng, bị động, lạc hậu của cán bộ với sự phát triển của thị trường bảo hiểmhàng không thế giới
3.2.Hoạt động bảo hiểm HKVN từ năm 1989 đến nay.
Do chính sách đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội VI, nềnkinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý củanhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế,hoạt động bảo hiểm nói chung có những chuyển biến cơ bản, bước đầu có những chuyểnbiến đáng ghi nhận
3.2.1.Về công tác khai thác bảo hiểm hàng không