1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực địa tài nguyên nước Đồ Sơn Hải Phòng

10 803 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Báo cáo thực địa chuyên ngành môi trường của sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN nêu bật các đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng. Tài liệu tham khảo cho sinh viên năm 3,4 cách viết báo cáo thực địa

Trang 1

Đại Học Quốc Gia Hà Nội Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Môi Trường

Báo Cáo Thực Tập Hiện Trạng Tài Nguyên Nước Đồ Sơn

Sinh Viên: Dương Công Hưng Lớp: K9CLC Môi Trường

2008

Trang 2

Mục Lục

Mục Lục 2

Phần 1: Tổng quan về Đồ Sơn 4

1.1 Điều kiện tự nhiên 4

1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 4

1.1.2 Khí hậu 4

1.1.3 Hải văn 5

1.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 5

Phần 2: Hiện trạng tài nguyên nước Đồ Sơn 6

2.1 Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơn 6

2.1.1 Nước Ngầm 6

2.1.2 Nước sông 6

2.1.3 Nước Mưa 6

2.1.4 Nước Biển 6

2.2 Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ngọt Đồ Sơn 7

2.2.1 Nước Ngầm 7

2.2.2 Nước máy 8

2.2.3 Nước mưa 9

2.3 Các nguy cơ đối với tài nguyên nước ngọt Đồ Sơn 9

2.4 Tài nguyên nước biển Đồ Sơn 9

Kết luận 10

Tài liệu tham khảo 10

1 Dương Công Hưng – K9CLC Môi Trường

Trang 3

Mở đầu

Tài nguyên nước là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một một khu vực Thực trạng sử dụng tài nguyên nước và giải pháp nào cho việc bảo vệ và

sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi khu vực, mỗi quốc gia.

Báo cáo thực tập môn Tài nguyên thiên nhiên - Hiện trạng Tài nguyên nước

Đồ Sơn cung cấp cái nhìn tổng quan về hiện trạng và một số giải pháp cho các nguồn

nước hiện nay ở Đồ Sơn.

Để hoàn thành báo cáo này, đầu tiên em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của

ThS Nguyễn Thị Phương Loan cùng các thầy cô trong khoa Môi trường đã hướng

dẫn trong đợt thực tập vừa qua: CN Lê Văn Lanh; CN Kim Văn Chinh; ThS Nguyễn Thu Hà.

Trang 4

Phần 1: Tổng quan về Đồ Sơn

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Đồ Sơn là một bán đảo nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22km về phía Đông Nam Quận

Đồ Sơn Hiện nay có diện bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Đồ Sơn cũ, và diện tích tự nhiên, dân số của xã Hợp Đức thuộc huyện Kiến thụy Đồ Sơn hiện nay có diện tích tự nhiên là 4.237,29 ha, dân số 51.417 người, địa giới hành chính: phía Đông Bắc, phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Kiến Thuỵ, phía Tây Bắc giáp quận Dương Kinh

Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ, với dãy núi Rồng vươn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m.Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông Do ở

phía bắc và phía nam của quận này là hai cửa

sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống

sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều

phù sa nên nước biển ở khu vực này không

thực sự được trong

Địa hình bán đảo Đồ Sơn có thể chia

thành 4 nhóm sau: Đồi núi thấp ven biển,

đồng bằng không ngập triều, đất ướt bán ngập

triều và các bờ ngầm, luồng lạch ngập nước

biển Bờ biển qua các giai đoạn kiến tạo và tác

động của sóng biển, đã hình thành các loại địa

hình khác nhau như: thềm mài mòn (bench),

vách sóng vỗ (cliff) cổ và hiện đại Tại chân

các cliff trẻ, sóng vỗ ăn hõm sâu vào vách,

đến một lúc nào đó sẽ sinh đổ lở do phần vách

phía trên không còn điểm tựa, tạo ra các cảnh quan bãi đá độc đáo Đường bờ biển khúc khuỷu, tạo ra hàng loạt các vũng vạn, nơi cát biển tập kết, tạo cơ hội cho sự hình thành hàng loạt bãi tắm, bến tàu… Những loại đất gặp ở Đồ Sơn là: Đất đỏ vàng trên núi (Ferasol), đất dốc tụ màu xám (Acrisol), đất cát

đỏ (Aluvisol), đất cát trắng ven biển, đất chua phèn (Thionic fluvisol), đất mặn sú vẹt (ifluvisol)

1.1.2 Khí hậu

Đồ Sơn có khí hậu gió mùa nhiệt đới, mùa hạ nóng ấm, mưa nhiều từ tháng V - IX, mùa đông lạnh, ít mưa, từ tháng XI - III Tháng IV và X là tháng chuyển tiếp khí hậu Nhiệt độ trung bình năm

23 - 24oC, mùa hè 28 - 29oC, mùa đông 17 - 18oC Bức xạ trung bình 110 - 115 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ quanh năm dương Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 23,5oC, vào tháng 5 – 9 là 25oC và dưới 20oC vào tháng 11 – 3

Lượng mưa trung bình năm 1.500 - 2.000 mm Số ngày mưa trong năm khoảng 100 - 150, ở Đồ Sơn là 115 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè (VI - X), trung bình trong giai đoạn này cứ 1,3 ngày nắng lại có 1 ngày mưa Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 325mm, thấp nhất vào tháng 2

3 Dương Công Hưng – K9CLC Môi Trường

Hình 1: Bản đồ hành chình Quận Đồ Sơn

(Trước 2007)

Trang 5

là 6mm Lượng mưa giờ cực đại đạt đến 103,6 mm Những cơn mưa >50mm đã gây ngập úng đô thị Dông khá phổ biến, với tần số xuất hiện là 100 - 120 ngày/năm, tập trung vào mùa hè, 15 - 20 ngày/tháng, thường vào chiều tối hoặc sáng sớm

1.1.3 Hải văn

Chế độ triều trong vùng thuộc loại nhật triều đều điển hình, chu kỳ ổn định, trung bình 24h50', biên độ lớn, trung bình 3,6m, cực đại 4,5m vào kỳ triều cường (triều cường vào các tháng 5 7 và 10 -12) Nước ròng xuất hiện vào tháng 7 - 8, nước cường xuất hiện vào tháng 12 - 1 Mỗi tháng có hai kỳ triều cường, mỗi kỳ 11 - 13 ngày và hai kỳ triều kém, mỗi kỳ 3 - 4 ngày Dòng chảy biển có ba loại: Dòng chảy Vịnh Bắc Bộ xuất hiện ngoài sườn bờ ngầm (tương ứng độ sâu 30m) và có tính thuận nghịch, phụ thuộc mùa, với tốc độ 20 30 cm/s theo hướng Tây Nam trong mùa gió Đông Bắc và 10

-20 cm/s theo hướng Đông Bắc trong mùa gió Tây Nam Dòng chảy triều theo con nước lên xuống, thường mạnh nhất khi thuỷ triều lên xuống ngang qua mực nước biển trung bình Dòng triều có thể đưa một khối lượng nước lớn vào cửa sông Dòng sóng dọc bờ mang tính cục bộ, tạo bãi và doi cát

1.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

Diện tích quận Đồ Sơn hiện nay là 30,49km2, dân số gần 32 vạn người Quận Đồ Sơn hiện có 4 phường nội thị là Ngọc Xuyên, Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hương và một xã ngoại thị là Bàng La Các phường nội thị đã và đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, phân hoá thành hai khu vực là khu dân

cư và khu nghỉ mát nằm sát biển Nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc, Đồ Sơn có

vị thế hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và du lịch Do hoàn cảnh địa lý nên Đồ Sơn không

có dân bản địa Nghề cá đã mang ngư dân đến vùng biển này, định cư gắn liền với những vùng bờ có khả năng đỗ thuyền to, làm nên “Bát vạn chài” Đồ Sơn còn có nhiều di tích văn hoá, tâm linh, lịch sử, gắn liền với cảnh quan và con người nơi này Huyền thoại, tín ngưỡng tâm linh, lễ hội vốn là phần hồn của văn hoá truyền thống vạn chài vẫn được bảo tồn phát huy và đang trở thành một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch

Từ năm 2000, Đồ sơn được xếp vào hệ thống các điểm du lịch quốc gia, được ưu tiên đầu tư phát triển

Trang 6

Phần 2: Hiện trạng tài nguyên nước Đồ Sơn

2.1 Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơn

Tài nguyên nước bán đảo Đồ Sơn rất đa dạng về loại hình, có cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước dưới đất, nước mạch lộ… Tuy nhiên, nguồn nước ngọt ở đây lại rất hạn chế

2.1.1 Nước Ngầm

Đồ Sơn hẹp, ba mặt giáp biển, cấu trúc địa chất không thuận lợi cho việc chứa và giữ nước nên tài nguyên nước ngầm ngọt rất hạn chế cả về trữ lượng và vùng phân bố

Nước ngầm có trong các trầm tích bở rời đệ tứ nằm khá nông, từ 0.5 – 2m đến 30 – 40m, thành phần khá phức tạp

Vùng Ngọc Hải, Vạn Sơn, ven bãi biển có nước ngầm trong tầng cát biển cổ, chỉ cần đào giếng nông là có nước, lưu lượng dồi dào nhưng nhưng có nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm cao do tầng chứa nước có tính thấm cao lại lộ trên mặt

Dọc đường suối Rồng, nhờ có địa hình đặc biệt, thung lũng mở ra hướng đón gió ẩm, thảm thực vật phát triển, giúp duy trì nguồn nước lâu dài, hình thành loại nước ngầm khe nứt trong mát mà người dân vẫn quên gọi là nước suối

Đảo Hòn Dấu, nhờ có thảm thực vật phong phú, nên có tầng nước ngầm trong tầng sản phẩm phong hóa đá móng, có thể cấp quanh năm nhưng lưu lượng không nhiều

2.1.2 Nước sông

Mặc dù không trực tiếp đổ vào khu vực quận Đồ sơn nhưng sông Văn Úc – Thái Bình, sông Lạch tray, sông Cấm – Nam Triệu lại ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp trầm tích ven biển cho vùng

Đồ Sơn, tạo nên các vùng đất bồi ngoài đê ngày một mở rộng ra biển

Hầu hết các con sông ở đây nhỏ, ít nước và dễ nhiễm mặn

Sông ở hải Phòng chịu ảnh hưởng nhiều của thủy triều vì mực nước sông chỉ cao 2.1 – 2.5m, trong khi biên độ triều lớn nhất là 4 – 4.5m

2.1.3 Nước Mưa

Lượng mưa trung bình năm ở đồ sơn là 1660mm Số ngày mưa trong năm là 115 ngày Hình thái gây mưa chủ yếu là bão, áp thấp, giông

Cùng với lượng mưa dồi dáo kể trên, nước mưa ở khu vực Quận Đồ Sơn không bị ảnh hưởng nhiều bởi ô nhiễm nên có chất lượng khá tốt Vì vậy nước mưa là một nguồn nước cho sinh hoạt quan trọng ở đây

2.1.4 Nước Biển

Vùng biển Đồ sơn Có biên độ triều lớn, trung bình là 3.6m, biên độ triều cực đại lên tới 4.5m Nước biển có chứa nhiều phù sa do sông mang tới nên nước biển ở đây không được trong như những vùng biển khác

Nước có nguy cơ bị ô nhiễm từ các nguồn giao thông, du lịch, sinh hoạt, nghề cá…

5 Dương Công Hưng – K9CLC Môi Trường

Trang 7

2.2 Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ngọt Đồ Sơn

2.2.1 Nước Ngầm

Nước ngầm ở Đồ Sơn bao gồm nguồn nước ngầm nằm trong các trầm tích bở rời Đệ tứ, nằm trong tầng cát biển cổ và nguồn nước ngầm mạch lộ (hay nước suối) Nước ngầm được khai thác bằng hai cách: qua giếng khơi (giếng đào) hoặc giếng khoan

2.2.1.1Nguồn nước ngầm nằm trong trầm tích đệ tứ

Giếng khơi là loại hình chủ yếu khai thác nước ngầm mạch nông ở Đồ Sơn khoảng vài năm trước đây, được sử dụng chủ yếu cho tắm, giặt, ít được dùng cho ăn uống Tuy nhiên, hiện nay loại giếng này không còn phổ biến nữa mà chỉ còn một vài gia đình ở phường Ngọc Hải sử dụng loại giếng này bởi theo người dân các giếng đào ở đây hầu hết bị nhiễm mặn hay ô nhiễm chất hữu cơ, nước bị đục

và có mùi khó chịu Theo khảo sát của đoàn thực tập thì những giếng khơi này thường nông, cống thải

là cống nổi, không có đường dẫn và chỉ cách giếng khoảng 2m, chính vì vậy nước thải bẩn đã qua một tầng lọc mỏng thấm thẳng vào giếng

Một số nơi ở Đồ Sơn như ở phường Bàng La người dân sử dụng giếng khoan bơm tay để khai thác nước ngầm mạch sâu Tuy nhiên loại nước này chỉ được sử dụng cho tắm, giặt, mà không dùng cho ăn uống Nước lúc đầu bơm lên trong, không bị đục, nhưng để một lúc trong không khí thì có váng màu vàng, mùi tanh của sắt

2.2.1.2Nguồn nước suối

Bổ sung cho lượng nước sinh hoạt của người dân quận Đồ Sơn là nguồn nước suối chảy quanh năm ở khu vực dọc đường suối Rồng

Nước suối Đồ Sơn được lấy chủ yếu qua dòng chảy bề mặt và đào giếng thu nước Suối Rồng là suối gắn liền với lịch sử văn hóa truyền thống ở Đồ Sơn Suối nằm giữa một bên là cây đa cổ thụ, một bên là đền Long Sơn Trước đây nước suối Rồng len lách qua các kẽ đá chảy xuống quanh năm Thời Pháp thuộc, một bể chứa nước lớn được xây dựng cách dòng suối khoảng 2m để Nay bể này đã hỏng, người ta xây đặt ống dẫn nước ngay ở nơi suối chảy ra rất thuận lợi cho người dân lấy nước và giữ vệ sinh cho nguồn nước

Ngoài ra xung quanh khu vực suối Rồng, các hộ dân cũng xây một số giếng khơi khai thác loại nước ngầm mạch lộ này

Nguồn nước suối Rồng chảy quanh năm, lưu lượng nước khá dồi dào (430 m3/1 ngày đêm) trong, mát, có vị ngọt, được người dân nơi đây sử dụng chỉ cho ăn uống, đặc biệt người dân rất thích pha nước chè bằng loại nước này bởi nó làm cho nước chè rất thơm và ngon

Qua đo đạc, khảo sát chất lượng nước của suối Rồng và một số giếng cạnh khu vực thu được những kết quả sau:

Nguồn nước Mùi, vị pH (ms/cm)Độ Dẫn Độ Đục(NTU)* (T0C)o Độ muối(%)

TCVN 5502

-* NTU (Nephelometric Turbidity Unit): Đơn vị đo độ đục

Hình 2: Giếng Ngọc (Giếng khai thác nước ngầm mạch lộ)

Trang 8

Quá trình lắng Quá trình lọc Quá trình khử trùng

Hệ thống phân phối

Như vậy so sánh các kết quả đo cho thấy nguồn nước suối quanh khu vự núi Rồng có chất lượng nước khá tốt, đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt

Nguồn nước suối này còn được vận chuyển, đem bán cho các hộ dân sống trong khu vực quận làm nước ăn uống hằng ngày

2.2.2 Nước máy

Nước máy là nước đã được xử lý tại nhà máy nước theo quy chuẩn nhất định Nước máy Đồ Sơn được cung cấp chủ yếu bởi nhà máy nước Đố Sơn Nguồn nước cấp cho nhà máy này là nước Sông He

Nước được xử lý qua ba công đoạn:

Hầu hết các phường trong quận Đồ Sơn đã được cấp nước máy Hệ thống cấp nước hiện nay cũng

đã tốt hơn rất nhiều so với những năm trước Theo những người dân trong phường Ngọc Hải thì trước đây đường ống dẫn nước làm bằng sắt, có những lúc bị gỉ, nước có có mùi tanh của sắt, nước lại mất thường xuyên; nhưng hiện nay đường ống dẫn nước đã được thay bằng ống cao su, không còn gặp tình trạng ống nước bị gỉ, ít mất nước hơn

Nước máy được sử dụng chủ yếu cho tắm giặt, ăn uống, sinh hoạt hằng ngày Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy nước máy vẫn có mùi clo, vị ngang

Kết quả đo nước máy thu được như sau:

Nguồn nước pH Độ dân (ms/cm) Độ đục(NTU) T0 (0C) Độ muối Trạm cấp nước Sông

-Địa điểm lấy mẫu đo:

 Mẫu 1: lấy tại gia đình ông Hoàng Gia Hoài, số 1 Nguyễn Hữu Cầu

 Mẫu 2: Tại gia đình ông Nguyễn Đình Theo, số 2, xóm sản xuất 2, phường Ngọc Hải

 Mẫu 3: Tại số 5, xóm sản xuất 2, phường Ngọc Hải

 Mẫu số 4: Tại UBND phường Ngọc Hải

7 Dương Công Hưng – K9CLC Môi Trường

Trang 9

Đồ Sơn có hai nhà máy cấp nước đều dùng sông He là nguồn cấp Sông He nằm gần vùng sản xuất nông nghiệp nên chất lượng nước sông khi bơm về nhà máy nước Đồ Sơn có độ đục cao (80 NTU)

Qua các kết quả đo các chỉ tiêu trên có thể thấy, nước máy ở Đồ Sơn đủ tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt, là nguồn nước sạch cho dân cư và các hoạt động khác trong vùng

2.2.3 Nước mưa

Nước mưa là một phần quan trọng trong cơ cấu sử dụng nước ở Đồ Sơn Nước mưa ở đây chưa bị

ô nhiễm, sạch và được dùng cho ăn uống Nước mưa được hứng trên mái nhà, rồi cho qua bể lọc, cuối cùng được đưa vào bể chứa để sử dụng Theo các hộ dân dùng nước mưa cho thấy, nước mưa là loại nước rất ngon, được dùng chủ yếu cho ăn uống, thay nước máy

Kết quả đo một số mẫu nước mưa trong bể chứa qua lọc thu được như sau:

(ms/cm) Độ đục T (0C)

Độ muối(%)

Đền thờ Nam Nải Thần

-Thông thường, nước mưa có pH thấp hơn 7, nhưng tại Đồ Sơn, pH nước mưa lại khá cao, điều này có thể giải thích là do trong bể lọc nước mưa có chưa chất kiềm, hòa tan vào nước làm cho pH của nước tăng nên đáng kể Tuy nhiên loại nước này vẫm phù hợp với TCVN 5502 – 2003 và có thể dùng cho ăn uống, sinh hoạt được tốt

2.3 Các nguy cơ đối với tài nguyên nước ngọt Đồ Sơn

Như vậy, có thể thấy, Đồ Sơn khá dồi dào về các loại hình nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt Các loại nước này theo khảo sát sơ bộ cho thấy chúng đủ tiêu chuẩn sử dụng Tuy nhiên, đây mới chỉ là những số liệu về mặt lý hóa, để kiểm tra nguồn nước còn cần các chỉ số sinh học như chỉ số E.coli còn chưa được kiểm tra Theo một nghiên cứu về sự ô nhiễm vi sinh vật trong các nguồn nước sinh hoạt tại Đồ Sơn thì các loại nước sinh hoạt ở đây lại bị ô nhiễm vi sinh vật rất lớn, cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép [2]

Cùng với đó, Đồ Sơn lại là một khu du lịc biển khá phát triển, khách du lịch đến đây ngày càng đông, thêm vào đó là các dự àn du lịch như HonDau Resort cần một lượng rất lớn nước sinh hoạt Điều này có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước cấp cho khu vực trong thời gian tới

Để đảm bảo nguồn cung cấp nước cho Đồ Sơn, cần phải có những chính sách quản lý, quy hoạch

và bảo vệ hợp lý nguồn nước ngọt ở nơi đây Một vài giải pháp có thể đưa ra ở đây như là: Cần phải

có sự quản lý hơn nữa tại khu vực suối Rồng nhằm bảo vệ nguồn nước suối nơi đây; Có những biện pháp sử dụng tối đa nguồn nước mưa nhằm làm giảm sức ép cho sử dụng nước máy, đặc biệt là ở những khu vực quy hoạch cho phát triển du lịch;…

2.4 Tài nguyên nước biển Đồ Sơn

Nước biển Đồ Sơn được sử dụng cho phát triển du lịch, làm muối và cho nuôi trồng thủy sản

Trang 10

Hiện nay tài nguyên nước biển Đồ Sơn đang gặp phải những nguy cơ sau:

 Ô nhiễm dầu do giao thông đường thủy

 Ô nhiễm các chất hữu cơ, các chất độc hại, nước biển quá đục do các chất thải từ các dòng sông lớn đem tới

 Các chất thải của chính địa phương (cảng cá, nước thải sinh hoạt đổ thẳng ra biển,…) gây ra

ô nhiễm nguồn nước

Kết luận

Tài nguyên nước ngọt ở khu vực quận Đồ Sơn là khá phong phú về loại hình Hầu hết chúng có thể được sử dụng tốt cho sinh hoạt Tuy nhiên có thể thấy rằng, thói quen sử dụng nước ở đây chỉ mang tính kinh nghiệm Nhân dân rất chú trọng đến vấn đề nước dùng cho ăn uống Đối với vùng xa suối có thể tận dụng mái nhà, cây cối để hứng nước mưa dùng làm nước ăn, thậm chí đi mua cả nước suối Rồng về chỉ dùng cho mục đích ăn uống Điều đó cũng cho thấy nhu cầu sử dụng nước sạch ở đây là rất cấp thiết Các nhà quản lý cần có nhiều chính sách, biện pháp quản lý hợp lý hơn nữa để bảo

vệ, cung cấp nguồn nước sạch cho người dân

Tài nguyên nước biển là nguồn lợi vô cùng lớn cho du lịch, nhưng nó cũng đang bị tác động bởi ô nhiễm Các biện pháp giải quyết ô nhiễm nguồn tài nguyên này cũng là một điều hết súc thiết thực hiện nay ở Đồ Sơn

Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Thị Phương Loan (chủ biên) – Hướng dẫn thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội

2 Nguyễn Thị Mai Anh (1999) – Ô nhiễm vi sinh các nguồn nước sinh hoạt ở Đồ Sơn, Hải Phòng – Luận văn tốt nghiệp ngành Môi trường khóa 40

3 Trần Xuân Việt (2007) – Chất thải rắn sinh hoạt - Báo cáo thực tập môn Tài Nguyên Thiên nhiên

9 Dương Công Hưng – K9CLC Môi Trường

Ngày đăng: 09/05/2016, 11:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w