2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU2.1. Mục đích Tìm hiểu thực trạng chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi.2.2. Nhiệm vụ Khái quát những vấn đề lý luận về sách truyện tranh thiếu nhi Khảo sát thực trạng chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đề tài của loại sách này.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨUĐề tài nghiên cứu thực trạng chất lượng đề tài xuất bản sách truyện tranh thiếu nhi ở nước ta hiện nay, trong đó, tập trung nghiên cứu việc xuất bản truyện tranh Việt Nam của các nhà xuất bản.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI 4
1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH THIẾU NHI 4
1.1.1 Khái niệm sách thiếu nhi 4
1.1.2 Chức năng, vai trò của sách thiếu nhi 5
1.1.3 Đặc điểm của sách thiếu nhi 6
1.2 SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI 6
1.3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC BẢN THẢO SÁCH THIẾU NHI 7
1.3.1 Công tác đề tài và kế hoạch đề tài 7
1.3.2 Công tác cộng tác viên sách thiếu nhi 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
2.1 CÔNG TÁC ĐỀ TÀI VÀ KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI 8
2.1.1 Ưu điểm 8
2.1.2 Nhược điểm 12
2.2 CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN 18
2.2.1 Ưu điểm 18
2.2.2 Nhược điểm 19
CHƯƠNG III: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI SÁCH THIẾU NHI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 21
3.1 VỚI CÔNG TÁC ĐỀ TÀI VÀ KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI 21
3.2 VỚI CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN 22
PHẦN KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, các kênh truyền thông đại chúng thường xuyên đềcập đến vấn đề liên quan đến truyện tranh thiếu nhi dưới mọi góc nhìn, mọi khíacạnh, từ đề tài, nội dung, ngôn ngữ sử dụng đến phong cách, nét vẽ… Những
bài báo như: “Truyện tranh Việt Nam vẫn “khiêm tốn” trên quầy sách”,
“Truyện tranh cho thiếu nhi: tràn lan nhưng vẫn thiếu”, “Đi tìm bản sắc truyện tranh thiếu nhi Việt Nam”, “Truyện tranh thiếu nhi dùng từ ngữ giang hồ”,
“Thiếu tác giả viết sách, truyện cho thiếu nhi”, hay “Truyện tranh thiếu nhi: cần một cách nhìn và một cách vẽ khác”… đã đưa đến một cái nhìn toàn cảnh
về thực tế xuất bản truyện tranh thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay Việc xuất bảntruyện tranh nước ngoài ở Việt Nam cũng không thiếu những bất cập, nhữnghạn chế chưa được giải quyết
Trong khi đó, chúng ta luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của sáchtruyện tranh đối với công tác giáo dục, cũng như đem đến đời sống tinh thần bổích cho các em thiếu nhi Truyện tranh đã gắn bó với các em, trở thành ngườibạn không thể thiếu Các em coi đó là một phương tiện để giải trí sau những giờhọc căng thẳng, mệt mỏi ở trường Hơn thế, đó có lẽ là phương tiện hữu hiệunhất để giáo dục các em, hướng các em đến những điều tốt đẹp, một cách giáodục nhẹ nhàng mà các em dễ tiếp thu, ghi nhớ
Thực tế cho thấy, việc xuất bản sách truyện tranh thiếu nhi chưa đạt đượcthành tựu mong muốn của đông đảo các em thiếu nhi và các bậc phụ huynh.Những vấn đề tranh cãi xung quanh truyện tranh thiếu nhi đã phần nào cản trở
sự phát triển của truyện tranh thiếu nhi nói riêng và truyện tranh Việt Nam nóichung Đó quả thực là một điều đáng tiếc đối với các nhà xuất bản, cũng nhưvới các bạn đọc nhỏ tuổi Bởi chúng ta đã không biết tận dụng một cách thứcgiáo dục hiệu quả cho các em, còn các em thiếu nhi không được hưởng thụnhững cuốn truyện tranh thực sự có chất lượng
Trước tình hình đó, việc tìm hiểu, xem xét và đưa ra những biện pháp đểnâng cao chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi là vô cùng cần thiết
Trang 32 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Khái quát những vấn đề lý luận về sách truyện tranh thiếu nhi
- Khảo sát thực trạng chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở ViệtNam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đề tài của loại sách này
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu thực trạng chất lượng đề tài xuất bản sách truyện tranhthiếu nhi ở nước ta hiện nay, trong đó, tập trung nghiên cứu việc xuất bảntruyện tranh Việt Nam của các nhà xuất bản
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tiểu luận sử dụng các phương phápnghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thu thập, phân tích
số liệu, phương pháp diễn giải vấn đề…
5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đềtài tập trung nghiên cứu, phân tích một số khía cạnh sau:
- Chương I: Khái quát chung về sách truyện tranh thiếu nhi
- Chương II: Thực trạng chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ởViệt Nam hiện nay
- Chương III: Nâng cao chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở nước tahiện nay
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH THIẾU NHI
1.1.1 Khái niệm sách thiếu nhi
Căn cứ trên cở sở lý luận nguyên lý hoạt động biên tập xuất bản, trên thựctiễn của công tác xuất bản, chúng ta có thể trình bày khái niệm sách thiếu nhinhư sau:
Thứ nhất, sách thiếu nhi cũng được coi là những sản phẩm xã hội đặc biệt,
là các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, có kết cấu hình thức và nội dungnhất định Sách thiếu nhi, cũng như các xuất bản phẩm khác nói chung, chứađựng trong mình nó những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà loài người đãsáng tạo ra trong lịch sử Sách thiếu nhi cũng là một sản phẩm văn hóa, là công
cụ giáo dục, công cụ đấu tranh tư tưởng, là công cụ để phát triển văn hóa xã hội.Xét trên phương diện nội dung và hình thức, sản phẩm sách thiếu nhi vừa cónhững nét đại thể giống các loại sách khác, vừa có những nét khác biệt mà sáchdành cho các đối tượng khác không có được
Thứ hai, căn cứ vào đối tượng sử dụng (hay đối tượng phục vụ, bạn đọc
thiếu nhi) dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu sở thích, khả năng, căn cứvào đối tượng phản ánh và phương thức phản ánh… thì sách thiếu nhi là mộtloại xuất bản phẩm đặc biệt dành riêng để phục vụ nhu cầu của trẻ em thuộc cáclứa tuổi từ sơ sinh cho tới hết tuổi thiếu niên, thuộc các tầng lớp dân cư khácnhau
Thứ ba, dựa trên nội dung chuyên môn khoa học và theo các phương thức
phản ánh, sách thiếu nhi được chia thành nhiều thể loại:
+ Sách văn nghệ thiếu nhi, bao gồm các thể loại văn học như truyện,truyện tranh, cổ tích, đồng thoại, ngụ ngôn, ký, kịch, thơ và các loại sách nghệthuật khác như tập tranh, ảnh, tập nhạc, kịch bản phim… Loại sách văn nghệ
Trang 5thiếu nhi đáp ứng đúng yêu cầu, thị hiếu, thường được các em yêu thích, tìmđọc và dễ phát huy được hiệu quả giáo dục và giải trí.
+ Sách phổ biến khoa học, kỹ thuật, công nghệ gồm những loại sách có nộidung tri thức khoa học phổ thong đơn giản thuộc lĩnh vực tự nhiên xã hội, kỹthuật như: thế giới động vật, thế giới quanh ta, những phát minh kỷ lục của thế
kỷ, kiến thức bách khoa trẻ em…
+ Sách hướng dẫn, giới thiệu các nghi thức, điều lệ sinh hoạt Đội… sách tổchức hướng dẫn vui chơi, sinh hoạt cho đội viên…
1.1.2 Chức năng, vai trò của sách thiếu nhi
Sách thiếu nhi cũng có nhiều chức năng giống như sách nói chung, song cóhai chức năng quan trọng hơn cả là chức năng nhận thức giáo dục và chức nănggiải trí
Với chức năng nhận thức giáo dục, sách thiếu nhi là công cụ quan trọngbậc nhất để hướng dẫn, giúp đỡ trẻ em tiếp xúc, tìm hiểu và nhận thức thế giới.Giải trí ở đây được hiểu như việc làm cho đầu óc được thảnh thơi, nghỉngơi, thư giãn, bớt mệt nhọc, giải tỏa ưu tư, băn khoăn, lo lắng, phiền muộnngay trong quá trình học tập, đọc sách báo Vừa học tập vừa đọc sách báo, các
em tiếp nhận thông tin, tiếp thu tri thức một cách thoải mái, tự nguyện, hàohứng, có như vậy thì hiệu quả giáo dục mới cao
Chức năng giải trí vốn có của sách thiếu nhi còn thể hiện ở chỗ mỗi cuốnsách, mỗi câu chuyện, mỗi bài thơ, mỗi tri thức thuộc lĩnh vực tự nhiên hay xãhội… vừa giúp các em nâng cao hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm, vừa được các
em coi như những món đồ chơi, những trò chơi đầy sức hấp dẫn, tạo ra nhữngtiếng cười và phù hợp với lứa tuổi đầy tưởng tượng, thích tưởng tượng và sốngvới tưởng tượng
Từ những chức năng vốn có trên, trong mối quan hệ với bạn đọc trẻ em,sách thiếu nhi thể hiện những vai trò cụ thể sau:
+ Giáo dục tình cảm, đạo đức: Sách thiếu nhi góp phần giáo dục trẻ emnhững tình cảm nhận thức, hành động vươn tới chân – thiện – mỹ
+ Giáo dục trí tuệ: Sách thiếu nhi góp phần trang bị cho các em kiến thứcthuộc tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, các kiến thức văn hóa nóichung
+ Giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống: Giáo dục chính trị, truyềnthống cách mạng, truyền thống dân tộc cho trẻ em
Trang 6+ Vai trò giải trí: Mỗi cuốn sách, mỗi xuất bản phẩm dành cho thiếu nhingoài việc thực hiện vai trò giáo dục, còn là công cụ để các em giải trí, vui chơi.Sách báo cùng với các phương tiện giải trí khác sẽ giúp cho cuộc sống của các
em thêm vui tươi, lành mạnh và đầy ắp tiếng cười Vai trò giải trí thể hiện ở cảnội dung và hình thức, ở cấu trúc và kỹ mỹ thuật sách
1.1.3 Đặc điểm của sách thiếu nhi
Về mặt nội dung:
+ Tất cả sách và xuất bản phẩm cho thiếu nhi đều nổi bật tính giáo dục.+ Những tri thức được chuyển tải trong sách thiếu nhi cần đảm bảo tínhvừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với khả năng của các lứa tuổi
Về mặt hình thức:
+ Sách thiếu nhi đảm bảo tính chính xác, mạch lạc, tính cụ thể cao, hạn chếtính trừu tượng khó hiểu, có chủ đề, chủ điểm rõ ràng
1.2 SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI
Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” (nhà xuất bản Đà Nẵng, 2009) do Hoàng Phê chủ biên, “truyện tranh là truyện kể bằng tranh kèm thêm phần lời,
thường dung cho thiếu nhi”.
Theo Wikipedia, “truyện tranh là những câu chuyện đã xảy ra trong cuộc
sống hay những chuyện được tưởng tượng ra được thể hiện qua những bức tranh có hoặc không kèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể chuyện”.
Yếu tố tranh trong truyện tranh thường giữ ba chức năng chính:
+ Minh họa hoá ý tưởng: Chức năng này làm cho tác phẩm diễn đạt một
cách cụ thể và sinh động những ý tưởng và hình tượng của nhà văn
+ Phổ cập hoá loại hình: Chức năng này giúp cho những độc giả dù nhỏ
tuổi và chưa có nhiều vốn sống cũng có thể nắm bắt nội dung tư tưởng tác phẩmmột cách chính xác và cụ thể Phương thức tiếp nhận truyện tranh là dựa trên tưduy trực quan Chính vì vậy, cho dù chuyển tải nội dung nào truyện tranh cũng
dễ dàng phổ cập loại hình trong mọi tầng lớp độc giả Ngoài ra, sự khác biệt vềvăn hoá và tri thức giữa người sáng tác và người tiếp nhận cũng dễ dàng xích lạigần nhau nhờ hình vẽ một cách trực quan sinh động
+ Thẩm mỹ hoá tác phẩm: Đây là chức năng cực kỳ quan trọng và là chức
năng cao cả nhất của yếu tố hình vẽ trong cấu trúc nghệ thuật của truyện tranh
Trang 7Nhờ có chức năng này mà hình vẽ dần bỏ xa chức năng phổ cập để đưa truyệntranh bước lên một nấc thang nghệ thuật mới trong văn học.
Sách truyện tranh thiếu nhi vừa là truyện tranh, vừa là một bộ phận củasách thiếu nhi nói chung, vì thế, nó vừa mang đặc điểm của loại sách này, vừamang đặc điểm của truyện tranh
1.3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC BẢN THẢO SÁCH THIẾU NHI
1.3.1 Công tác đề tài và kế hoạch đề tài
Về nguồn đề tài, sách thiếu nhi có thể khai thác tất cả các đề tài trên tất cảcác lĩnh vực của cuộc sống: khoa học, văn nghệ, kinh tế, chính trị, văn hóa; ởmọi thời đại: trong dân gian, truyền thống lịch sử, hiện đại; ở mọi dân tộc trongnước và trên thế giới
Về những căn cứ để tìm chọn đề tài, nhà xuất bản thường phải chú trọngnhững điểm sau:
+ Yêu cầu xây dựng mô hình con người Việt Nam trong thời đại hiện nay.+ Nhu cầu về sách thiếu nhi cả nước về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thờigian sử dụng… và tình hình tiêu thụ sách thiếu nhi trên thị trường
+ Yêu cầu cuộc sống thực tiễn của thiếu nhi
1.3.2 Công tác cộng tác viên sách thiếu nhi
Trong công tác cộng tác viên sách thiếu nhi, ngoài những yêu cầu chungnhư công tác biên tập các loại sách khác còn có những đặc điểm và yêu cầu cụthể sau đây:
+ Về đội ngũ tác giả, cộng tác viên: Người viết sách cho thiếu nhi khôngchỉ là người yêu đời, yêu trẻ mà còn là những nhà tâm lý, nhà sư phạm, nhàkhoa học Người viết phải sống lại cuộc sống niên thiếu của mình, phải nhậpđược vào tâm hồn bạn đọc
+ Về chọn lựa và bồi dưỡng đội ngũ tác giả, cộng tác viên: Biên tập viêncần đi nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc nhiều với đội ngũ trí thức, với thực tiễn nghiêncứu, sáng tác để phát hiện các tài năng có thể viết sách cho thiếu nhi; bồi dưỡng,giúp đỡ các tác giả thực hiện tốt quá trình sáng tác
Trang 8CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 CÔNG TÁC ĐỀ TÀI VÀ KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI
2.1.1 Ưu điểm
Thứ nhất, sách truyện tranh thiếu nhi khai thác đề tài truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích thế giới vô cùng phong phú.
Hầu như các đơn vị xuất bản truyện tranh nào ở ta cũng khai thác truyện
cổ tích Việt Nam và thế giới Bám vào các câu chuyện trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam, như: “Sự tích quả dưa hấu”, “Từ Thức gặp tiên”, “Trương
Chi”, “Cây tre trăm đốt”…, các nhà sản xuất truyện tranh trong nước cho ra
Tháng 7-2010, nhà xuất bản Mỹ thuật và công ty sách Nhã Nam tung rachín tập truyện tranh cũng khai thác từ truyện dân gian Việt Nam Trước đó, ArtSign cũng đã phát hành 60 tập truyện tranh cổ tích Việt Nam và 40 tập truyệntranh cổ tích thế giới Công ty sách Đông A đang hướng đến thị trường sáchhình ảnh, in chủ yếu là tranh ảnh, cũng không bỏ qua “kho tàng” này
Thứ hai, “khai thác” các nhân vật đã đi vào huyền thoại dân gian.
Những nhân vật lịch sử như: Yết Kiêu - Dã Tượng, Hai Bà Trưng, Tô HiếnThành, Lý Nam Đế, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đều đã đi vào truyện tranh Nhàxuất bản Kim Đồng đã “truyện tranh hóa” trong bộ truyện lịch sử Việt Nam 16nhân vật mà cũng là 16 chân dung nhân vật lịch sử như thế
Cũng liên quan đến các nhân vật lịch sử, nhà xuất bản Kim Đồng đã làmriêng một bộ sách gồm 15 tựa về các “hào kiệt đất phương Nam” Những hàokiệt ấy gồm các dũng tướng uy vũ ngất trời; những thủ lĩnh nông dân vì nghĩa
Trang 9dấy binh dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi; những trang hảo hán,giàu lòng nghĩa hiệp, khí phách ngang tàng, những sĩ phu nổi tiếng tiết thảo vàcương trực với tấm lòng sáng trong như nhật nguyệt; những học giả uyên bác,mẫn tiệp với tầm nhìn xa rộng làm điểm tựa vững chắc cho nhân dân trong côngcuộc khai mở và tạo lập vùng đất trù phú, hưng thịnh hơn ba trăm năm qua.
Thứ ba, có những bộ truyện tranh được đông đảo bạn đọc thiếu nhi yêu thích.
Ba “cột trụ” của truyện tranh Việt hiện nay là “Cuộc du hành của Kiến Tí Nị”,
“Thần đồng đất Việt” và “Cô tiên xanh”.
Bắt đầu có mặt trên thị trường sách thiếu nhi từ năm 2002, truyện “Thần
đồng đất Việt” (nhà xuất bản Trẻ, công ty Phan Thị sản xuất và phát hành)
đã tạo ra bước đột phá trong làng truyện tranh Việt Số lượng phát hành củatruyện này nhanh chóng tăng từ 1.000 cuốn/kỳ lên 30.000 cuốn/kỳ Những câuchuyện phiêu lưu của nhóm bạn gồm Trạng Tí, Sửu, Dần, Mẹo từ làng Phan Thịđến kinh thành Đại Việt và sang tận Bắc quốc xa xôi ngày càng lôi cuốn độc giả
ở mọi lứa tuổi chứ không riêng độc giả nhí Nhân vật chính Trạng Tí được xâydựng với tài trí hơn người, dùng tài năng của mình giúp dân, giúp nước, lậpnhiều đại công trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm Hình mẫu Trạng Tíđược phỏng tác từ tích xưa về các vị trạng đã từng làm rạng danh nước ta như:Lương Thế Vinh, Lê Quí Đôn, Vũ Duệ, Nguyễn Hiền
Truyện tranh Việt Nam đề cập cuộc sống đời thường, hiện nay thành công
nhất là bộ truyện “Cô tiên xanh” của nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai Xuất hiện và tồn tại hơn 10 năm nay, hơn 200 tập “Cô tiên xanh” ra đời là một bằng
chứng của sức hấp dẫn ở mảng truyện tranh có chủ đề gần gũi với cuộc sốngcủa trẻ em Việt Nam
Bên cạnh đó, những giai thoại về ông trạng thông minh, hài hước, hay phêphán thói hư tật xấu của người đời và giai cấp phong kiến cầm quyền được thể
hiện trong 24 tập truyện “Trạng Quỳnh” (nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai,
tranh và lời: Kim Khánh) cũng thu hút khá đông độc giả Để nối tiếp truyện này,tác giả Kim Khánh đã hư cấu thêm nhân vật Quỷnh, con nuôi của Trạng Quỳnh.Khi Trạng Quỳnh chết, Quỷnh được đưa lên làm nhân vật chính từ tập 25 và
truyện đổi tên thành “Trạng Quỷnh” Cậu bé Quỷnh thông minh, có tài ứng đối
và xử lý tình huống nhưng ham ăn, ham ngủ… cũng rất lôi cuốn độc giả
Còn bộ truyện “Long Thánh” (nhà xuất bản Trẻ, tác giả Lê Linh) được xuất
bản vào tháng 5-2008 cũng được độc giả nhỏ tuổi đón nhận ngay và chờ từng tập
Trang 10Truyện kể về cậu bé Long Tinh được sư trụ trì chùa Long Ẩn nhặt được trongrừng đem về nuôi dưỡng Sau khi phá được vụ án giết người tại chùa, LongTinh được sư trụ trì cho xuống núi đi tìm cha mẹ ruột…
Nói đến mảng truyện tranh có tính “giáo dục”, không thể không nhắc đến
loạt “Truyện Bubu” của nhà xuất bản Trẻ Loạt truyện này hướng đến việc giáo
dục các bé được các bậc phụ huynh trên các diễn đàn rất hoan nghênh Nhà xuất
bản Trẻ cho biết “Truyện Bubu” đã in đều đặn 10 năm nay, hiện đã in hơn 60
tập, có tập in hơn 20 lần với toàn bộ có cả triệu bản in đã phát hành ÔngNguyễn Minh Nhựt, giám đốc nhà xuất bản Trẻ tự hào rằng: “Ngoài truyện
“Doraemon” của nhà xuất bản Kim Đồng, “Truyện Bubu” của nhà xuất bản
Trẻ đã làm được một cuộc ngoạn mục trong làng xuất bản truyện tranh suốt 10năm qua”
Thứ tư, xuất hiện những bộ truyện mới, được đầu tư cả về nội dung
và nét vẽ
Cuốn truyện tranh “Công chúa Chim Sâu và hoàng tử Mèo” với lời văn,
nét vẽ hồn nhiên nhưng khá chuyên nghiệp của Lê Kiều Như được phát hành
2000 bản là một cuốn sách phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi
Họa sĩ Thành Phong đang rất thành công với bộ truyện “Orange” Truyện
không chỉ thu hút các bạn đọc thiếu nhi mà hầu hết các bạn trẻ đều yêu thích.Truyện mới xuất bản được 2 tập, và những bạn đọc yêu mến tác phẩm vẫn đangchờ đợi những tập tiếp theo
Bộ truyện tranh màu “Bác Hồ sống mãi” do nhà xuất bản Kim Đồng phối
hợp với công ty Phan Thị xuất bản là một bộ truyện tranh giàu tính giáo dục,
đồng thời được đầu tư công phu về hình vẽ “Bác Hồ sống mãi” là bộ truyện
tranh màu gồm 20 cuốn là những kỉ niệm sâu sắc về cuộc đời hoạt động cáchmạng và tấm lòng nhân ái của Bác Năm cuốn đầu tiên trong bộ sách ra mắt
sáng 25-8 tại Hà Nội gồm: “Từ mái ấm Nà Lọm”, “Mệnh lệnh của Bác Hồ”,
“Thăm làng cá Cát Bà”, “Cháu muốn xem nhà Bác”, “Hãy yêu thương các cháu”
Trong tháng 12-2011 này, Dimensional Art cũng cho ra mắt bộ truyện
“Đất Rồng” với cốt truyện được phát triển hấp dẫn qua một cuộc phiêu lưu với
đầy tình tiết ly kì của 3 người: Vũ Phong, Lê Lưu, Khả Duy Họ đang sống bìnhthường ở Hà Nội nhưng dần dần bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm vớihai thế lực: bảo vệ Tổ quốc và phản quốc Nhóm 3D Hà Nội lồng ghép vàotrong câu chuyện nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc, đặc biệt tôn vinh
Trang 11vẻ đẹp Thủ đô Độc giả sẽ được thấy những bối cảnh quen thuộc là Nhà thờLớn, cà phê Đinh (13 Đinh Tiên Hoàng), cầu Long Biên, hay thậm chí nhà ởcủa nhân vật chính, khi ngồi trên sân thượng có thể nhìn thấy một góc HồGươm Có cả di tích về Thăng Long Tứ trấn và tục lệ rất truyền thống như thờ
cúng tổ tiên… Hiện “Đất Rồng” đã hoàn thành xong 5 tập.
Thứ năm, sách truyện tranh chuyển thể từ tác phẩm văn học mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận và ủng hộ.
Cả văn học đương đại lẫn hiện thực đều thành truyện tranh Đó là những gìkhá mới mẻ mà độc giả trẻ được đón nhận trong thời gian gần đây Đầu tiên làmột loạt các tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh như “Bồ câu không đưa thư”, “Nữ sinh”, “Bong bóng lên trời” của
nhà xuất bản Trẻ được công ty Art Sign chuyển thể Những câu chuyện ngộnghĩnh, những nhân vật dễ thương của nhà văn ăn khách số một Việt Nam nàysau khi được các họa sĩ của Art Sign tái hiện lại bằng tranh đã gây được sự chú
ý, được nhiều độc giả đón nhận Từ thành công đó, đơn vị này tiếp tục thực hiện
dự án truyện tranh hóa tác phẩm đương đại với các tập truyện khác của Nguyễn
Nhật Ánh, đồng thời mở rộng đề tài sang bộ truyện “Ngũ quái Sài Gòn”, “Hiệp
sĩ Z-Men” của nhà văn Bùi Chí Vinh.
Trong khi Art Sign truyện tranh hóa các tác phẩm văn học đương đại thìcông ty truyền thông, giáo dục và giải trí Phan Thị - đơn vị nổi tiếng sau bộ
truyện tranh lịch sử “Thần đồng đất Việt” lại chọn các danh tác văn học nổi
tiếng làm đề tài Cho đến nay, Phan Thị đã lần lượt cho ra mắt ba bộ truyện
tranh: “Chí Phèo” (1 tập) (nguyên tác của nhà văn Nam Cao, ấn bản đầu tiên, được xuất bản tháng 6-2010), “Tắt đèn” (2 tập) (Ngô Tất Tố), “Giông tố” (6
tập) (Vũ Trọng Phụng) Bà Mỹ Hạnh, giám đốc công ty Phan Thị cho biết kếhoạch dài hơi của mình là sẽ thực hiện cuốn chiếu các danh tác văn học ViệtNam sau khi thương thảo được bản quyền với các tác giả Không những thế đơn
vị sản xuất còn phối hợp với phía Nhật Bản để chuyển thể sang tiếng Nhật Nếu
dự án này thành công thì đây là lần đầu tiên tác phẩm truyện tranh Việt Namđược chuyển ngữ và xuất bản ở đất nước mặt trời mọc Điều đáng khích lệ nữa
là nhóm vẽ truyện tranh trong loạt truyện “Danh tác Việt Nam” đều còn rất trẻ,
đều sinh năm 1984 - 1986 với tên gọi B.R.O - biểu thị ba màu yêu thích (đen,
đỏ, vàng) được viết tắt bằng tiếng Anh
Bước đầu, những tác phẩm văn học truyện tranh hóa này được bạn đọc nhỏtuổi và cả người lớn đón nhận một cách khá nồng nhiệt Nhiều người đồng tình,
Trang 12ủng hộ, cho rằng đó là một hướng đi khá táo bạo và mới mẻ của các công tyxuất bản nhằm làm phong phú hơn thị trường truyện tranh Việt Nam, đồng thờigiúp giới trẻ dễ tiếp cận hơn với những tác phẩm văn học, từ đó vực dậy niềmđam mê văn học ở thanh thiếu niên.
Thứ sáu, truyện tranh nước ngoài được xuất bản với số lượng lớn, phong phú về đề tài để đáp ứng nhu cầu độc giả.
Sự xuất hiện của hàng loạt các công ty sách mới, cùng với các dịch giả trẻtuổi, đã tạo điều kiện cho sách thiếu nhi thế giới đủ các phong cách khác nhauđược dịch và tuyên truyền quảng bá rầm rộ ở nước ta
Nhiều bộ truyện tranh trở nên thân thiết và có sức hút với các em thiếu nhi,
như: “Thủy thủ mặt trăng”, “Bảy viên ngọc rồng”, “Đôrêmon”, “Thám tử
lừng danh Conan”, “Teppi”, “Nhóc Maruko”…
Các nhà xuất bản đã mua bản quyền và phát hành nhiều bộ truyện tranhnổi tiếng của Nhật Bản, hiện đang được đông đảo bạn đọc chú ý như:
“Bakuman – Giấc mơ họa sĩ truyện tranh”, “Naruto”, “Bleach”, “One piece”…
Đó đều là những bộ manga nổi tiếng thế giới
Bên cạnh truyện tranh Nhật Bản là các bộ truyện tranh của Hàn Quốc,Trung Quốc, Mỹ… cũng được dịch và xuất bản rất nhiều trên thị trường
Thứ bảy, truyện tranh thiếu nhi được xuất bản với hình thức đa dạng, phong phú, bắt mắt.
Truyện tranh cho thiếu nhi có nhiều hình thức khác nhau: đủ mọi kích cỡ,kiểu dáng, cách thức trình bày, minh họa… tạo nên một diện mạo vô cùngphong phú cho mảng sách truyện tranh thiếu nhi
2.1.2 Nhược điểm
Thứ nhất, truyện tranh thiếu nhi Việt Nam đơn điệu về đề tài; mô típ truyện không mới; thiếu những cuốn truyện tranh về đề tài gia đình, nhà trường, về cuộc sống đời thường.
Những truyện được yêu thích như “Thần đồng đất Việt”, “Trạng Quỳnh”,
“Long Thánh” cũng có mô típ nhân vật na ná giống nhau: nhân vật chính đều là
những cậu bé nhỏ tuổi có tài trí hơn người Cách tạo hình nhân vật của truyện
“Long Thánh” giống truyện “Thần đồng đất Việt” đến 90%, truyện cũng có
nhóm bạn 4 người cùng gắn bó với nhau xuyên suốt mạch truyện khiến độcgiả có cảm giác đang xem “bình mới rượu cũ”