1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố biên hòa

19 536 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 682,76 KB

Nội dung

Thời gian qua, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã cĩ nhiều cố gắng và đạt được những thành quả nhất định trong việc giáo dục đạo đức cho học viên.. Với những trăn trở đĩ, tơi mạnh dạ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX – BIÊN HÒA

Mã số: ……

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TP BIÊN HÒA

-

Người thực hiện : ĐỖ NGỌC ANH

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục: 

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học 2012 - 2013

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên : ĐỖ NGOC ANH

2 Ngày, tháng năm sinh : 10/ 10/ 1958

3 Nam, nữ : nam

4 Địa chỉ : Trung tâm GDTX – Biên Hòa

5 Điện thoại : 0913736426 Cơ quan : 0613-822538

6 Fax: ……… Email : quynhmai5863@yahoo.com.vn

7 Chúc vụ : Phó giám đốc

8 Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX – Biên Hòa

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

1 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm

2 Năm nhận bằng : 2005

3 Chuyên ngành đào tạo: Vật lý

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

1 Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học

2 Số năm kinh nghiệm: 33 năm

3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: ● Thiết kế tiết giải bài tập môn Vật lý

● Phương pháp học nhóm môn Vật lý

Trang 3

Tên SKKN:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TP BIÊN HÒA

I LÍ DO CH ỌN ĐỀ TÀI

Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong mọi xã hội, nó góp phần quyết định sự

tồn tại và phát triển của cả cá nhân lẫn cộng đồng thông qua việc tác động đến mọi lãnh vực trong đời sống xã hội theo hai hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong những giai đoạn lịch sử cụ thể

Từ nhiều năm nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường được xem là mục tiêu quan trọng Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng Cộng Sản

Việt Nam đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Nhiệm vụ mục tiêu

cơ bản của giáo dục nhằm: Xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của nhân loại, phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức

kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên

Giáo dục đạo đức cho học viên trong Trung tâm GDTX nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học viên, nhằm cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản

về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các học viên hình thành niềm tin đạo đức đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân Vì thế giáo dục đạo đức là phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động

giáo dục, như Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có đức thì tài đó cũng vô dụng ”

Môi trường xã hội chúng ta đang sống, công tác giáo dục đạo đức ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Kinh tế thị trường, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, khoa học công nghệ thông tin mở cửa tiến nhanh như vũ bão

Trang 4

Trong giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế nước ta, đời sống vật chất và tinh thần của mọi người được nâng cao, thành quả của nĩ đem lại là rất to lớn nhưng bên cạnh đĩ những tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động đến một bộ phận thanh niên như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hồi bão, khơng cĩ lý tưởng rõ ràng, làm thay đổi đi phần nào thuần phong, mỹ tục của dân tộc

Bên cạnh đĩ, những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập học đường và cĩ xu hướng gia tăng Làm hủy hoại thể lực, trí tuệ, đạo đức của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước Sự du nhập văn hĩa phẩm đồi trụy, phim ảnh, các trang “web đen”… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục và cách nghĩ trong lứa tuổi học viên

Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay như những cơn sĩng ngầm, bởi vẩn nghe thấy trong mơi trường sư phạm lại dấy lên vụ học sinh gây hấn, hành hung lẫn nhau, thế nhưng những xơ xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian gần đây đã trở thành một hiện tượng nguy hiểm

Thời gian qua, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã cĩ nhiều cố gắng và đạt được những thành quả nhất định trong việc giáo dục đạo đức cho học viên Nhưng do ảnh hưởng của xu hướng hội nhập cùng với những tiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế thị trường đã cĩ những tác động mạnh mẽ đến tâm lý, đời sống của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp trong cơng tác giáo

dục đạo đức cho học viên là vấn đề trở nên hết sức cần thiết

Với những trăn trở đĩ, tơi mạnh dạn nêu ra suy nghĩ của mình trong việc giáo

dục đạo đức đĩ là: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức

cho học viên ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Thành phố Biên Hịa” với

mong muốn gĩp phần hồn thiện hơn việc giáo dục đạo đức cho học viên ở các

Trung tâm giáo dục thường xuyên

II THỰC TRẠNG TR ƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI

II.1 Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Biên Hịa nằm trên địa bàn cĩ rất nhiều khu cơng nghiệp, cĩ nhiệm vụ nâng cao trình độ văn hĩa cho nhân dân lao động, nên chất lượng đầu vào rất thấp, nhất là học viên các lớp phổ cập, dẫn đến ý thức học tập, rèn luyện cịn nhiều hạn chế

Trang 5

II.2 Một số học viên không đủ điều kiện vào các trường Trung học phổ thông với rất nhiều lý do, nên phải học ở Trung tâm Những học viên này đa số là những học viên cá biệt

II.3 Dân số địa phương tăng cơ học, có rất nhiều học viên ở các địa phương khác vào Biên hòa để mưu sinh, không có gia đình đi theo, nên không có sự kết hợp giữa phụ huynh với Trung tâm khi học viên vi phạm nội qui

II.4 Đa số Giáo viên dạy ở Trung tâm là Giáo viên hợp đồng thỉnh giảng, nên khi lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn Giáo dục công dân xem là “môn phụ”, nặng lý luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng dạy môn Giáo dục công dân

II.5 Một số Giáo viên còn làm lơ hoặc né tránh việc giáo dục, xử lý các hành

vi vi phạm đạo đức của học viên để lấy chữ “ yên thân”, Giáo viên bộ môn đẩy hết cho Giáo viên chủ nhiệm

II.6 Giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần giáo viên chủ nhiệm còn làm sơ sài, thiếu kế hoạch cụ thể, giờ sinh hoạt như là giờ phán xét, chưa có phương pháp giáo dục thích hợp, giờ sinh hoạt chưa thực sự sinh động, chưa lôi cuốn và chưa thật sự

có hiệu quả

II.7 Trung tâm có ba cơ sở để giảng dạy và học tâp ( một cơ sở chính và hai

cơ sở mượn các trường phổ thông ), các cơ sở này cách nhau gần 10 km, với tổng

số 29 lớp học, 1200 học viên, học từ thứ hai đến chủ nhật Do đó việc quản lý các học viên cũng gặp nhiều khó khăn, chưa sâu sắc triệt để, dẫn đến khó phát hiện các lệch lạc về đạo đức của học viên ngay từ đầu

III NỘI DUNG ĐỀ TÀI

III.1/ C ơ sở lý luận:

1.1/ Khái niệm đạo đức:

- Đối với Xã hội:

Là một hiện tượng xã hội, phản ảnh những nguyên tắc, chuẩn mực, yêu cầu điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người

và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội

Trang 6

- Đối với cá nhân:

Là những phẩm chất nhân cách của con người, phản ảnh ý thức, hành vi, thói quen…cách ứng xử, điều chỉnh thái độ của mình trong các mối quan hệ giữa con người với nhau và với chính bản thân mình

1.2/ Khái niệm về giáo dục đạo đức:

Giáo dục đạo đức là một quá trình hoạt động có mục đích, là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng hợp, là quá trình tác động tới học viên của Trung tâm, của gia đình và xã hội nhằm hình thành cho học viên niềm tin, thói quen, hành vi, chuẩn mực về đạo đức, góp phần phát triển nhân cách của của mỗi cá nhân, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội

III.2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

2.1/ Xây dựng đội ngũ Giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về phẩm chất đạo đức chính trị, mỗi cán bộ, Giáo viên thực sự là tấm gương sáng cho học viên noi theo:

Đây là giải pháp rất quan trọng vì không có Thầy giỏi, thì không thể có trò giỏi vì thế Trung tâm thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên đủ năng lực, nghiêm túc chấp hành qui chế, kỷ luật lao động, thông qua các hình thức sinh hoạt

tổ chuyên môn, tham gia các buổi hội thảo, tham quan, tự học…

2.2/ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho học viên:

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức cho các thành viên của Trung tâm, xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho các học viên phấn đấu rèn luyện thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục, kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt, tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch

2.3/ Giáo dục đạo đức thông qua các giờ học:

Trang 7

- Hiện nay môn Giáo dục công dân đã là môn học chính khóa của chương trình Giáo dục thường xuyên, nhưng do thời lượng chỉ có 1 tiết/ tuần ( chiếm tì lệ 5- 6 % thời gian của chương trình học), Vì vậy Giáo viên dạy môn học này phải chuẩn bị nội dung trên lớp cho linh hoạt, lôi cuốn tìm những ví dụ, câu chuyện thực tế cho phù hợp với tâm sinh lý của độ tuổi học viên, tránh nhàm chán và coi thường môn học này, cho là môn phụ không quan trọng Thông qua đó truyền tải những nội dung hành vi ứng xử có văn hóa, thực thi pháp luật, quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng, lòng yêu thương con người

- Thông qua giờ học Lịch sử, Địa lý để giáo dục học viên lòng yêu nước, yêu biển đảo, yêu Chủ nghĩa xã hội, tinh thẩn bảo vệ chủ quyền đất nước, nhớ công ơn Đảng và Bác Hồ

- Thông qua giờ Toán, Lý, hóa, Sinh….để giáo dục học viên biết quí trong những thành tựu to lớn của con người, tính nghiêm túc, trung thực trong tư duy và hành động…

2.4/ Giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt với Ban cán sự các lớp:

Sinh hoạt với Ban cán sự các lớp định kỳ hàng tháng để nắm bắt chặt chẻ các hoạt động, thắc mắc của các học viên trong lớp, xây dựng Ban cán sự lớp vững mạnh để khi thấy các bạn có những hành vi vi phạm nội qui, đạo đức nhưng Thầy

Cô chưa phát hiện thì Ban cán sự lớp báo ngay bằng điện thoại hoặc gặp riêng người quản lý cơ sở Thông qua hình thức này Thầy Cô, người quản lý cơ sở nắm bắt được những học viên vi phạm để ngăn ngừa và xử lý kịp thời như: lập hội đánh nhau, ăn cắp vặt, đe dọa xin đểu……

2.5/ giáo dục đạo đức thông qua các học viên lớn tuổi trong lớp:

Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên thì độ tuổi trong một lớp có sự chênh lệch rất lớn, các học viên này phần lớn đã trưởng thành, rất năng động, đang

đi làm tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp và có tiếng nói uy tín trong lớp, gần gủi với các bạn học viên nhiều hơn so với người quản lý hoặc Giáo viên chủ nhiệm Nên khi trong lớp có học viên nào vi phạm hoặc cá biệt, thì thông qua các anh chị lớn tuổi để khuyên nhủ, dìu dắt, động viên các học viên này sửa đổi, quay lại quĩ đạo của lớp, của Trung tâm Việc này có hiệu quả tốt

Trang 8

Cụ thể: Đầu năm học 2011-2012 ở lớp 11B1 có học viên cá biệt, vi phạm nội qui liên tục tên là Nguyễn Văn Hưng sinh ngày 06/5/1993, Thầy Cô nhắc nhỡ nhiều lần nhưng chưa có kết quả

Trong lớp có hai có hai chị học viên lớn tuổi là: Nguyễn Thị Chiến sinh ngày 15/10/1984 hiện làm kế toán một cơ sở kinh tế và Trần Thị Thanh sinh ngày 27/11/1979 hiện là nữ tu của một Chùa ở Biên Hòa Nhờ hai chị này gần gủi, động viên, dìu dắt sau một thời gian hai tháng, học viên Nguyễn văn Hưng đã có tiến bộ rất rõ rệt, sau đó trở thành điển hình trong lớp, tham gia tích cực các hoạt động của lớp

Học viên lớn tuổi Nguyễn Thị Chiến (mặc áo bông) và Học viên Nguyễn văn Hưng

(mặc áo xanh) tích cực tham gia phong trào hội diễn văn nghệ

2.6/ Giáo dục đạo đức trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp:

Người Giáo viên chủ nhiệm lớp là trụ cột trong quá trình giáo dục học viên,

là linh hồn của lớp học, là người cố vấn tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp học viên biết vươn lên tự hoàn thiện và phát triển nhân cách, là cha mẹ thứ hai của học viên, nên giờ sinh hoạt chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục đạo đức cho học viên Để kiểm tra điều này tôi đã làm một cuộc trắc nghiệm bằng cách

Trang 9

ra câu hỏi: “Các giờ học nào (giờ học môn Giáo dục công dân, giờ Sinh hoạt chủ nhiệm, giờ học các môn còn lại) trong Trung tâm có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học viên?” Kết quả trả lời của 30 Giáo viên và 40 học viên trong trung tâm như bảng sau:

1 Môn GDCD 9 30.0 13 32.5 22 31.4

2 Sinh hoạt CN 14 46.7 18 45.0 32 45.7

3 Các môn còn

lại

7 23.3 9 22.5 16 22.9

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ giáo dục đạo đức trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm là hiệu nhất (45.7%), sau đó là qua môn học Giáo dục công dân (31.4%)

Để giờ sinh hoạt chủ nhiệm được vận dụng triệt để trong việc giáo dục đạo đức cho học viên, tôi đã xếp thời khóa biểu giờ sinh hoạt cho các lớp vào giữa buổi học chứ không vào cuối buổi học, Giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp theo chủ đề hàng tuần và có biên bản chi tiết về nội dung thực hiện trong giờ sinh hoạt đó, hàng tháng họp Giáo viên chủ nhiệm một lần và kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm lớp có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm Mỗi học kỳ có Giáo viên chủ nhiệm lớp tiêu biểu báo cáo để chia sẻ và học tập

2.7/ Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ:

Hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ đưa đến cho học viên các loại hình hoạt động nhẹ nhàng, hấp dẫn như vui chơi, văn nghệ, lao động công ích, thể dục thể thao, tham quan du lịch Hoạt động này góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục giúp học viên đạt các mục tiêu giáo dục như:

- Thư giản sau các giờ học trên lớp;

- Xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau;

- Cách ứng xử có văn hóa hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc;

Trang 10

- Biết yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên;

- Mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành;

- Phát huy năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn…

Các học viên tham quan và tìm hiểu về lịch sử Văn Miếu Trấn Biên

2.8/ Giáo dục đạo đức học viên thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương:

2.8.1/ Qua hội cha mẹ học viên

Ba yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều vào sự hình thành và phát triển đạo đức cho học viên là gia đình, nhà trường (Trung tâm), xã hội, vì vậy cần phải phối kết hợp với cha mẹ học viên cùng quản lý giáo dục để đạt được mục tiêu mong muốn:

- Tổ chức họp phụ huynh báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của học viên sau mỗi học kỳ và cuối năm học

Ngày đăng: 31/07/2016, 09:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w