I.Lý do chọn đề tài Lịch sử loài người đã trải qua năm hình thái xã hội, tương ứng với sự phát triển của trình độ của lực lượng sản xuất qua mỗi thời kì. Trong quá trình ấy sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại với những thành tựu to lớn của nền khoa học kĩ thuật và công nghệ. cũng từ đó xuất bản ra đời, là sản phẩm của nền văn minh nhân loại. Nó vừa là thành quả vừa là công cụ thiết yếu thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn minh. Nói đến xuất bản là nói đến xuất bản phẩm, tiêu biểu nhất là sách, sách và xuất bản sách có vai trò rất to lớn đối với lịch sử, với nền kinh tế, với đời sống xã hội và cuộc đấu tranh tư tưởng của nhân loại. “Trên trái đất chỉ có hai nguồn ánh sáng soi rọi được muôn nơi: Đó là ánh sáng mặt trời và ánh sáng khoa học trong sách báo”.(C.Mac) Ngành xuất bản ở Việt Nam đã manh nha phát triển từ thời phong kiến, khi xã hội xuất hiện nhu cầu chép sách, sử, kinh phật…của các triều đại phong kiến. Xuất bản bắt đầu phát triển khi ngành khoa học xuất bản xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX. Trong suốt quá trình ra đời và phát triển, xuất bản luôn có vai trò là nền tảng tri thức của xã hội, làm nên những giá trị lâu dài và bền vững. Bên cạnh đó, góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào cách mạng, cổ vũ , biểu dương những tấm gương tốt, đấu tranh với những cái xấu, cái ác, là vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù. Trong giai đoạn hiện nay xuất bản lại là một trong hai lĩnh vực được đánh giá quan trọng trên mặt trận văn hóa tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong quan điểm của đảng ta, có tác động mạnh mẽ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trang 1Nói đến xuất bản là nói đến xuất bản phẩm, tiêu biểu nhất là sách, sách
và xuất bản sách có vai trò rất to lớn đối với lịch sử, với nền kinh tế, với đờisống xã hội và cuộc đấu tranh tư tưởng của nhân loại
“Trên trái đất chỉ có hai nguồn ánh sáng soi rọi được muôn nơi: Đó làánh sáng mặt trời và ánh sáng khoa học trong sách báo”.(C.Mac)
Ngành xuất bản ở Việt Nam đã manh nha phát triển từ thời phong kiến,khi xã hội xuất hiện nhu cầu chép sách, sử, kinh phật…của các triều đạiphong kiến Xuất bản bắt đầu phát triển khi ngành khoa học xuất bản xuấthiện ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX Trong suốt quá trình ra đời
và phát triển, xuất bản luôn có vai trò là nền tảng tri thức của xã hội, làm nênnhững giá trị lâu dài và bền vững Bên cạnh đó, góp phần đắc lực vào việctuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào cách mạng, cổ vũ , biểudương những tấm gương tốt, đấu tranh với những cái xấu, cái ác, là vũ khí sắcbén để chống lại kẻ thù Trong giai đoạn hiện nay xuất bản lại là một tronghai lĩnh vực được đánh giá quan trọng trên mặt trận văn hóa- tư tưởng xuyênsuốt và nhất quán trong quan điểm của đảng ta, có tác động mạnh mẽ phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Những năm qua, các đơn vị ngành xuất bản luôn nỗ lực triển khai thựchiện tốt các nhiệm vụ, vai trò của ngành, và cũng đã đạt được những thành
Trang 2quả to lớn Tuy nhiên, thời gian gần đây với sự tác động của nền kinh tế thịtrường, bên cạnh những xuất bản phẩm đúng nghĩa, đúng tôn chỉ, mục đích,góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu lành mạnh của bạn đọc và làmphong phú đời sống tinh thần nhân dân, thì một loạt những xuất bản phẩm rađời theo thị hiếu tầm thường, vì mục tiêu lợi nhuận mà không quan tâm tớinội dung của tác phẩm đã phù hợp và đúng đắn hay chưa, Từ đó có tác độngtiêu cự tới xã hội.
Như vậy, một xuất bản phẩm được coi là một snar phẩm xã hội và nó
có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới đến xã hội Chính vì thế, biên tập xuấtbản cần được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học Biên tập viên đượccoi như “bà đỡ tinh thần cho các xuất bản phẩm
cần nắm được rằng, trong thời đại kinh tế thị trường vận động liên tục,
xã hội phát triển không ngừng và nhu cầu, thị hiếu của con người ngày càngđặt ra những quy luật gay gắt với hoạt động xuất bản Hơn bao giờ hết, nhữngngười làm công tác biên tập xuất bản cần xây dựng cho mình một mô hìnhnhân cách đúng mực, nhận thức và làm tốt vị trí vai trò của mình góp phầnvào sự nghiệp xuất bản nước nhà nói riêng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc nói chung
Đó cũng là những lí do em chọn đề tài: “ Mô hình nhân cách nghềnghiệp của người làm công tác biên tập xuất bản nước ta hiện nay”, làm tiểuluận môn cơ sở lí luận xuất bản
II Mục đích, nhiệm vụ đề tài
Trang 3Trong giai đoạn hiện nay, nhân cách đạo đưc phẩm chất nghề nghiệpcủa người biên tập xuất bản chịu nhiều tác động và biến đổi, bên cạnh nhữngtấm gương xuất sắc và chân chính, một bộ phận nhỏ chưa xác định được vị trívai trò của mình, từ đó có những lệch chuẩn trong công việc Tiểu luận đưa ramột số kiến nghị giải pháp nhằm góp phần tích cực xây dựng mô hình nhâncách người biên tập xuất bản, nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập xuất bảncho ngành, hoàn thành tốt nhiêm vụ chính trị xã hôi đặt ra.
Nội dung mô hình nhân cách người biên tập xuất bản, xây dựng ý thứcnghề nghiệp người biên tập viên ở nước ta hiện nay
Thực trạng biên tập viên xuât bản Việt Nam hiện nay
Phương hướng giải quyết
Rút ra kêt luận, bài học thực tiễn cho nghề nghiệp tương lai
III.Phương pháp nghiên cứu
1.Tài liệu tham khảo
Để hoàn thành nội dung tiểu luận sao cho phù hợp và đảm bảo tínhkhoa học, em đã sử dụng bài giảng thông qua giờ học trên lớp, tham khảo nộidung cơ bản của giáo trình “Lí luận nghiệp vụ xuất bản”- PGS TS Trần VănHải( chủ biên), khoa xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngoài ra, em còn sử dụng các bài báo, tạp chí có liên quan, các tài liệutrên internet, và một số sách tham khảo khác có nội dung liên quan tới đề tài
từ thư viện của trường…như “vào nghề làm sách” của tác giả Nguyễn Văn Toại, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2008; Bài báo “Tưng bừng ngày hội
đọc sách” – của Thúy Hạnh, “Đoàn đại biểu cục Xuất bản – thư viện Lào
Trang 4thăm và làm việc tại cục Xuất bản Việt Nam” – Xuân Lộc; “Triển lãm vịnh
Hạ Long và biển – đảo Việt Nam” – Đài Sơn; “ Hội nghị triển khai công tác phát hành Xuất bản phẩm năm 2011” – Nguyễn Bình,…
Tiểu luận còn có sự tìm hiểu và kế thừa một số vấn đề trong nghiên cứu
của thạc sĩ Nguyễn Lan Phương – HVBCTT về “ Những vấn đề lý luận và
thực tiễn trong việc thi hành luật Xuất bản 2004 khi Việt Nam ra nhập WTO”; Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của PGS TS Trần Văn Hải về “Xây dựng ngành công nghiệp Xuất bản tiên tiến ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện nay”
Trong phần nội dung lại gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Mô hình nhân cách người biên tập xuất bản
Chương 3: Xây dựng ý thức nghề nghiệp biên tập viên xuất bản
Chương 4: Thực trạng ngành xuất bản, biên tập viên ở nước ta hiện nay
và giải pháp
Trang 5PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Khái niệm xuất bản
Trong lịch sử văn minh, ngành xuất bản ra đời là sản phẩm của nền vănminh nhân loại đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.nó vừa là thành quảvừa là công cự thiết yếu thúc đẩy văn minh nhân loại, có vai trò quan trọngđối với sự phát triển của văn minh.Sự ra đời của xuất bản gắn liền với sự pháttriển của các phương tiện thông tin đại chúng
Có thể khái quát những nội dung cơ bản của xuất bản như sau:
Xuất bản là khâu trung gian giưa tác giả và bạn đọc, đó là một quá trìnhhoạt động đồng bộ, liên tục và hoàn chỉnh ba khâu: biên tập xuất bản, in vàphát hành
Biên tập xuất bản: lựa chọn, gia công biên tập các tác phẩm có sẵn Đó
là việc lựa chọn văn hóa, sao cho có những tác phẩm phù hợp với nhu cầu tiếpnhận, nhu cầu tiêu dùng của độc giả Dựa theo nhu cầu đó mà sửa chữa, bổsung, chỉnh lí, hoàn thiện các thông tin, tri thức trong tác phẩm Sản phẩm củaxuất bản là những tác phẩm văn hóa tinh thần đã được gia công hoàn thiện đểtruyền bá
In: là hoạt động nhân bản tác phẩm đã được gia công chỉnh lí để tạocho nó một vỏ vật chất nhất định và đưa tới cho công chúng sử dụng
phát hành: là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đãhoàn thành sau quá trình sản xuất, nhân bản
xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội.nó không sáng tác ra tác phẩmmới, mà sử dụng các tác phẩm đã có (hoặc sẽ có) để truyền bá, phổ biến.xuấtbản là khâu nối tiếp, nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúngđến quảng đại quần chúng trong xã hội
xuất bản thực hiên cùng một lúc ba mặt chức năng là: chức năng trithức (lựa chọn, hoàn chỉnh tác phẩm văn hóa tinh thần); chức năng mĩ thuật
Trang 6và kĩ thuật (để thiết kế, đồ họa bản in, vật chất hóa các tác phẩm tinh thầnthành các xuất bản phẩm); chức năng thương mại (lưu hành, phổ biến xuấtbản phẩm cho những người có nhu cầu).
Như vậy, xuất bản là một tổ hợp hoạt động phức tạp, vừa là hoạt độngsản xuất vật chất, vừa sản xuất tinh thần, vừa là hoạt động kinh doanh thươngmại Là tổ hợp của những nghề nghiệp mang tính chất khác nhau
Xuất bản phẩm khác với sản phẩm in nói chung vì nó chỉ là một trongnhững sản phẩm in Xuất bản phẩm gắn liền với sự ra đời của hoạt động xuấtbản So với sách, xuất bản phẩm ra đời sau bởi lịch sử khẳng định rằng cóthời kỳ tương đối dài, sách được sáng tác song chỉ là độc bản, chủ yếu dùng
để ghi nhớ, lưu trữ Nếu có nhân bản cũng chỉ được chép, nhân lên thêm mộtvài bản Vấn đề là khi đó sách không được đem phát hành rộng rãi mà chỉ đểdành vào dùng trong một số người đọc hạn hẹp Do vậy, ở một cách ttiếp cậnnhất định, xuất bản phẩm không phải bao giờ cũng gắn liền với sách Sách cổkhông phải là một xuất bản phẩm theo nghĩa thông thường Khi xuất bản rađời mà bản chất của nó là hoạt động truyền bá và sách khi đó được nhân bản
để phát hành thì trở thành một sản phẩm quan trọng Ngoài sách, xuất bảnphẩm còn bao gồm văn hóa phẩm, báo chí, tranh ảnh, băng đĩa nhạc,…
Theo điều 4 luật xuất bản Việt Nam 2004 đã định nghĩa xuất bản phẩmnhư sau:
“Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật đượcxuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài
Trang 7và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện
kĩ thuật khác nhau”
Như vậy, có thể hiểu, xuất bản phẩm là các tác phẩm … thuộc các lĩnhvưc văn hóa tinh thần khác nhau, được xuất bản, in, phát hành định kì hoặckhông định kì, nhằm phổ biến thông tin, tri thức, tư tưởng, cho nhiều người
Hoạt động xuất bản là hoạt động được diễn ra tại các cơ sở in, biên tập,phát hành Công tác lãnh đạo, quản lí xuất bản do Ban tuyên giáo, vụ xuấtbản, cục xuất bản tiến hành, đồng thời có sự tham gia của các cơ quan nghiêncứu và đào tạo ngành xuất bản…
III Hoạt động biên tập xuất bản
“Biên tập xuất bản”, nếu tách rời khái niêm này, ta sẽ có hai khái niêm:
“biên tập” và “xuất bản”.Trong đó hoạt động biên tập thuộc một quá trình củahoạt động xuất bản, là khâu đầu tiên, cũng là khâu trung tâm của hoạt độngxuất bản nó cung cấp hạt nhân tinh thần để tạo nên giá trị sử dụng của xuấtbản phẩm, quyết định phương hướng phát triển và ý nghĩa của hoạt động xuấtbản
Theo nghĩa rộng, biên tập là một hoạt động gồm việc tổ chức khai thác,lựa chọn các tác phẩm để in, để phát trong các chương trìnhphát thanh, truyềnhình (để truyền thông); đồng thời góp phần tu chỉnh, sửa chữa, nâng cao chấtlượng tác phẩm; kiểm tra những sai sót khi nhân bản; góp phần vào việc tusửa tác phẩm Với ý nghĩa này hoạt động biên tập xuất bản là khâu công tácquan trọng của mọi hoạt động truyền thông, của công tác báo chí, thông tin,tuyên truyền
Biên tập xuất bản là hoạt động biên tập các xuất bản phẩm trong cácnhà xuất bản, chủ yếu là biên tập sách Đó là công việc khai thác lựa chọn, tổchức bản thảo; gia công sửa chữa, hoàn chỉnh bản thảo để sẵn sàng nhân bảnthành xuất bản phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội
Trang 8Như vậy, hoạt động xuất bản không bao gồm các hoạt động biên tậpbáo chí, điện ảnh, các chương trình biểu diễn nghệ thuật…mặc dù nội hàmbiên tập trong các khái niệm này về cơ bản là giống nhau
IV.Biên tập viên
Biên tập viên là người hoạt động(công tác) trong các nhà xuất bản,chuyên làm việc với tác phẩm, tham gia quá trình sửa chữa, gia công, làm chotác phẩm trở nên hoàn thiện hơn, có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội về giá trịtinh thần là sách
Biên tập viên đảm nhận khâu xây dựng chiếc cầu nối tác giả và độc giả,đưa đứa con tinh thần của họ và tác giả tới tay của người đọc, làm giàu chovốn kiến thức và văn hóa của con người
Trách nhiệm của đội ngũ biên tập vô cùng quan trọng, quyết định toàn
bộ sự thịnh suy của hệ thống ngành xuất bản Nếu không có những biên tậpviên thì không thể có những xuất bản phẩm chất lượng tung ra thị trường,mang tri thức văn hoá đến với nhân dân
Nghề biên tập là công việc được biết đến trong hậu trường.khi đọc mộtcuốn sách, người ta thường chỉ quan tâm tới tên tác giả, thử hỏi, có mấy aiquan tâm và biết đến cái tên của người biên tập viên, được giấu ở trang cuốicùng của cuốn sách theo luật định
Nói về nghề biên tập, Giáo sư, tiến sĩ I Moontanhet, Tổng biên tập báoToronto (Canada), chuyên gia giảng dạy các khóa huấn luyện nghề biên tập
và xuất bản ở một số nước đang phat triển ở châu Á, châu Mĩ, Latinh đã gọingười biên tập là “những chiến sĩ vô hình”, những chiến sĩ hi sinh thầm lặngtrên mặt trận văn hóa Ông cho rằng để làm tốt vai trò và chức năng của ngườibiên tập, họ phải là người hiểu biết sâu và rộng, tức là về mặt kiến thức, ngườibiên tập vừa phải có điểm vừa phải có diện Người biên tập cũng như ngườilính vô hình khi sử dụng thành thạo các loại vũ khí của mình, người biên tậpchân chính và có trình độ phải là người am hiểu lĩnh vực đề tài mà mình phụtrách, hiểu cộng tác viên, khai thác bản thảo đúng với yêu cầu của ban biên
Trang 9tập, bản thảo phải phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của nhà xuất bản.tiếpsau đó là việc thẩm định tác phẩm, tham gia chỉnh sửa, làm đẹp cho tác phẩm.
Biên tập viên cũng được gọi là những bà đỡ về mặt tinh thần, nếu laođộng nói chung của nhân loại được xem là hành vi “rót dầu vào đĩa đèn cuộcđời và tư tưởng giúp vao việc thắp sáng nó lên”, thì công việc của một ngườibiên tập viên cũng là một thứ lao động “rót dầu” thầm lặng, một loại lao động
tỉ mỉ và cũng căng thẳng, đòi hỏi phải tiêu hao nhiều tâm trí, bút lực chẳngkém bất kì một nghề lao động nặng nhọc chân chính nào
Người biên tập viên đôi khi còn được gọi là những nghệ sĩ- biên tập,khi họ thực sự là người có năng khiếu, nhạy cảm trước những diễn biến chínhtrị trong nước cũng như quốc tế và sự chuẩn xác trong khâu biên tập thì lúcnào cũng phải được đặt ra Một nghệ sĩ biên tập thực thụ phải là người có bảnlĩnh chính trị vững vàng, chuyên sâu về một lĩnh vực học thuật nào đó để cóthể thẩm định được giá trị nội dung và hình thức của một bản thảo
Từ những thế kỉ xa xưa thì ở Việt Nam chưa hề có nghề xuất bản,nhuwngc công việc biên tập và in ấn (bản in khắc gỗ) đã sớm được đặt ra.Nhiều công trình văn học sử sáng giá được lưu lại cho hậu thế nhờ công sức
và trí tuệ của biết bảo biên tập viên vô danh Thái học sinh Phan Chu Tiên,một danh sĩ đời Lê Thái Tổ đã tham gia biên tập Việt âm thi tập (6 quyển) vàChuyết Am Lý Tử Tấn phê điểm (duyệt in)
sau đó, một người khác là Thị ngự sử Chu Sa biên tập bổ sung và khiđược hoàng thượng ngự lãm chuẩn y cho in, năm 1459, cả thảy mất 12 năm!Đại Nam sử quốc diễn ca, một cuốn sử bằng thơ lục bát, tương truyền là củamột tác giả vô danh cuối thời Lê khởi thảo và nộp bản thảo vào viện Tập hiềnnăm 1875, đã được Lê Ngô Gia Cát biên tập, sửa lại, viết thêm, về sau lạiđược Phạm Đình Toái tái khảo đính Vua Tự Đức, “người chịu trách nhiệmbản thảo” khi đọc đến đoạn Triệu thị cưỡi voi đánh giặc Ngô đã phê: “như thếthì hèn cho dần ông nước Nam quá!”, về việc này Lê Ngô Cát đã có hai câu
Trang 10thơ tự hào: “vua khen thằng Cát có tài – thưởng cho cái khố với hai đồngtiền”.
Thế mới biết, ngay từ ngày xưa thì nghề biên tập đã được coi trọng nhưthế nào Trong thời đại hiện nay, biên tập viên vẫn có vị trí, vai trò vô cùngquan trọng, là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động xuất bản, người biêntập sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới xuất bản phẩm, từ đó có tác độngtích cực hoặc tiêu cực trong tư tưởng, văn hóa xã hội Bởi họ là những chiến
sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng Bởi vậy mới có những đòi hỏi, đặt ra chongười biên tập viên một mô hình nhân cách phù hợp và xứng đáng với vị trí,vai trò của mình
Trang 11CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ
BIÊN TẬP XUẤT BẢN
I Mô hình nhân cách người cán bộ biên tập xuất bản
Bất cứ một nghề nghiệp nào, trong một lĩnh vự nào đều đòi hỏi conngười trong lĩnh vực ấy có những yêu cầu nhất định đáp ứng cho công việccủa họ, đó không chỉ là những yêu cầu về tri thức, về văn hóa, kĩ năng, kinhnghiệm, khả năng nhận thức, sáng tạo… trong mọi tình huống công việc, vàtrong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, khoa học công nghệ, hay văn hóanghệ thuật…Đó còn là những yêu cầu cơ bản về phẩm chất đạo đức, nhâncách con người phù hợp, xứng đáng với vị trí công việc của họ
Một bác sĩ đúng mực là người đáp ứng được những yêu cầu về chuyênmôn trong lĩnh vực y học, bên cạnh đó phải nhận thức được vịt rí vai trò quantrọng của nghề y đối với xã hội, nhận thưc được trách nhiệm của mình đối vớichuyên môn, với bệnh nhân, và cả ý thức “lương y như tử mẫu” của một bácsĩ
một giáo viên cần có những kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môncủa mình, cũng phải đáp ứng được những quy tắc, những chuẩn mực, phẩmchất đạo đức để xứng đáng là người thầy, xứng đáng với sự nghiệp “trồngngười” quan trọng của quốc gia, dân tộc
Một chiến sĩ công an nhân dân không chỉ là người có tri thức văn hóa,khoa học, có đủ điều kiện về năng lực thể chất, tinh thần mà cần có lập trường
tư tưởng vững vàng, “trung với Đảng, hiếu với dân”, “nhiệm vụ nào cũnghoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, “tinhthần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng anh dũng hi sinh vì Tổ Quốc
và hoàn thành mọi nhiệm vụ Tổ quốc giao cho
Như vậy là bất cứ một thành viên nào của xã hội này, khi đã đảm nhậnmột vị trí nào đó, một chức trách nào đó, thì việc hình thành một mô hình
Trang 12nhân cách nghề nghiệp trong họ là tất yếu Nghề biên tập cũng vậy, là mộtcán bộ biên tập xuất bản thì cũng có nhứng đòi hỏi cho người cán bộ đó, vớinhững yêu cầu nghề nghiệp và điều kiện môi trường hoạt động xuất bản trongmột thời đại với những nhiệm vụ cách mạng mới.
1.Người biên tập trước hết phải là con người của thời đại, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã lần lượt trải qua năm hình tháikinh tế xã hội.Và loài người đang bước sang thế kỉ 21- thế kỉ của văn minh trítuệ Lực lượng sản xuất khoa học- công nghệ phát triển chưa từng có, có thểđáp ứng được mọi nhu cầu vật chất đa dạng phong phú về vật chất của conngười Ngành công nghiệp trí tuệ, công nghệ thông tinmang tính chất quốc tếhóa cao đang trở thành trung tâm phát triển của mọi quốc gia hiện đại Trí tuệcon người đang trở thành nguồn lực to lớn, vô tận trong sự phát triển kinh tế
xã hội Với một trình độ phát triểncủa khoa học công nghệ và thông tin vượtbâc như thế đòi hỏi con người trong bất cứ lĩnh vực nào, ngành nghề nào cần
có những tri thức, kĩ năng khoa học nhất định Nắm được sự phát triển củakhoa học công nghệ cũng là nhận thức được yêu cầu của thời đại trong việcđáp ứng nhu cầu tri thức khoa học và sự ham học hỏi, sáng tạo, vận dụng vàrút kinh nghiệm một cách linh hoạt các thành tựu của khoa học công nghệ.Đặc biệt là công nghệ thông tin Một cán bộ biên tập xuất bản không phải làngười chỉ cặm cụi với những con chữ trên bản thảo, bằng những tri thức khoahọc một ngành, một chiều, mà cần nắm bắt sự phát triển của khoa học kĩthuật, nhận thức được những thành tựu của khoa học công nghệ, vận dụng nótrong nắm bắt tri thức nhân loại và công việc biên tập của mình
Thời đại mới cũng đòi hỏi việc gắn liền mục tiêu phát triển kinh tế vàmục tiêu văn hóa trong sự phát triển bền vững Việc phát triển khoa học côngnghệ, công nghệ thông tin không chỉ đáp ứng, phục vụ cho việc phát triển cácnhu cầu vật chất của con người xã hội.Nếu một xã hội chỉ có những thành tựu
Trang 13vật chất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, thì xã hội đó có thể tồn tại và pháttriển bền vững hay không?
Trong thực tế của cuộc sống hiện đại, xã hội phát triển, khoa học pháttriển, công nghệ thông tin phát triển thì con người cũng biến đổi, nhưng đóchưa hẳn là sự biến đổi tích cực theo hướng phát triển Vòng quay kinh tế thịtrường đang làm cho con người ngày càng nhanh chóng hòa nhập với cuộcsống hiện đại, nhiều khi thái quá, chỉ sống với thực tại và tương lai mà quên
đi quá khứ, sáng tạo, tiếp thu và vận dụng quá nhiều tư tưởng lối sống, phongcách hiện đại mà làm mai một đi bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, nhữnggiá trị nhân bản, nhân văn của xã hội Một thực trạng nữa đó là việc phát triểnkhông đi đôi với bảo tồn, chỉ biết đến lợi ích trước mắt mà không lường đượchậu quả của nó trong tương lai Xã hội ngày càng có những biểu hiện thoáihóa, biến chất trong cách ứng xử, trong văn hóa, phẩm chất, đạo đức conngười Những hiện tượng phi văn hóa xuất hiện và những giá trị văn hóatruyền thống tốt đẹp, nhân bản bị lu mờ,…Do đó,con người trong thời đạihiên nay phải là con người của thời đại, không chỉ có năng lực trí tuệ cao,được giáo dục toàn diện, được chuẩn bị cuộc sống trong một thế giới mangtính toàn cầu Họ phải trở thành một “công dân của thế giới trong cách nhìn,phạm vi hiểu biết và thông tin Họ biết nâng niu, giữ gìn, phát huy những giátrị văn hóa tinh hoa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa, thành tựuvăn minh nhân loại làm giàu, bồi bổ cho nền văn hóa quê hương
2.Nền tảng tư tưởng, thế giới quan khoa học
Trong thời đại ngày nay, thế giới quan khoa học và cách mạng nhất vẫn
là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩaMác- Leenin Đây cũng là hạt nhân của mọi mô hình nhân cách, là yêu cầu cơ
bản đầu tiên trong cấu trúc nhân cách người biên tập xuất bản Con người có
trí tuệ là con người được soi sáng bởi thế giới quan đó
Thực tiễn lịch sử cho thấy, trước Mác còn có nhiều quan điểm khácnhau về thế giới khách quan, đó là quan điểm của các nhà triết học trường
Trang 14phái duy tâm khách quan, duy tâm chủ quan, hay cá nhà triết học duy vật chấtphác, các nhà triết học duy vật siêu hình cùng đưa ra những quan ddiemr giảithích cho nguồn goocsvaf quá trình vận động của thế giới khách quan Thếnhưng, nếu chủ nghĩa duy tâm chỉ xem xét một cách phiến diện, tương đốihóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức vàthường gán nó với lợi ích của giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân laođộng Chủ nghĩa duy vật chất phác đưa ra những lí giải thế giới còn mangnặng tính trực quan, nên những quan điểm còn mang tính ,ngây thơ chất phác.Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình thì lại đưa ra những quan điểm hết sức siêuhình, máy móc về thế giới khách quan.
Duy chỉ đến quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác- Leenin mới đưa
ra những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tưduy, xây dựng thế giới quan và phương pháp luận của nhận thức khoa học vàthực tiễn cách mạng Nó tạo cho con người tự giác nhận thức và hoạt độngtheo quy luật khách quan, có niềm tin, có phương pháp, tư duy và hành độngđúng đắn
Người cán bộ biên tập xuất bản được coi như người lính gác trên mặttrận văn hóa tư tưởng của Đảng, chức năng ciuar họ là truyền bá, giáo dục thếgiới khách quan, nhân sinh quan khoa học cho toàn xã hội Muốn vậy trướchết học phải là những người “sáng mắt, sáng lòng” Họ phải nắm vững và vậndụng được lý luận Mác –Lênin trong công tác tư tưởng Họ nắm vững lý luận
đó thì mới có thể truyền bá một cách chính xác, phát triển nó trên cơ sở tiếpthu những thành tựu khoa học mới, và bảo vệ được nó trước sự tấn công của
kẻ thù tư tưởng
Trong thời đại hiện nay, mặc dù con người đã đạt tới trình độ khoa họccông nghệ rất cao, song sự phát triển xã hội vẫn còn sự phân chia và áp bứcgiai cấp và tất yếu còn đấu tranh giai cấp Bản thân chủ nghĩa tư bản hiện đạikhông thể tự điều chỉnh được các mâu thuẫn xã hội cơ bản trong sự phát triểnkhông thể tự đổi mới để trở thành xã hội tương lai của nhân loại Hình thái
Trang 15kinh tế cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ thay thế hình thái tư bản chủ nghĩa bằngcách mạng xã hội xóa bỏ mọi sự áp bức giai cấp, dân tộc Mọi thủ đoạn xóanhòa ranh giới giai cấp, thủ tiêu cách mạng đều là sự dối trá bịp bợm, phikhoa học nhằm phủ nhận giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin Bọn đế quốc, các học giả tư sản phản động hiện đang quy sự sụp đổ
mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu vào thế giới quanmác xít, coi lý luận Mác-Lênin chỉ là ảo tưởng, phi khoa học Bằng các thủđoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, bọn đế quốc, cácbọn giả tư sản phản động ra sức tấn công vào hệ tư tưởng Mác-Lênin, phêphán, phủ nhận tất cả thế giới quan duy vật biện chứng
Người biên tập xuất bản trong giai đoạn hiện nay phải kiên cường vàchiến thắng trong cuộc đấu tranh tư tưởng đó Muốn vậy, thế giới quan khoahọc, phương pháp luận biện chứng của họ phải luôn luôn được phát triển vàmài sắc Công tác biên tập xuất bản là công tác tư tưởng chính trị, dĩ nhiênngười biên tập phải có trình độ tự giác chính trị cao Tuy nhiên, đặc điểmnghề nghiệp cũng đòi hỏi trình độ chính trị của người biên tập các yêu cầuđặc biệt Họ phải nắm vững lý luận Mác-Lênin, đường lối chính sách củaĐảng trong mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý luận chung và sựbiểu hiện sinh động, đặc thù của nó trong công việc, trong đời sống hàngngày Người biên tập phải biết xác định, phát hiện một cách chính xác nhữngquan điểm chính trị trong các trang sách ở các dạng biểu hiện khác nhau,trong thể loại tác phẩm mà mình biên tập Người biên tập là người biết bảo vệmột cách kiên quyết những lập trường, quan điểm đúng đắn, đồng thời biếtđấu tranh để thuyết phục tác giả, hướng dẫn bạn đọc
Luật xuất bản 1993 và 2004 đều nhấn mạnh: “Hoạt động xuất bảnthuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, thông qua việc sản xuất, phổ biến nhữngxuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vựcđời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứngnhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức
Trang 16và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với cácnước, phát triển kinh tế xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làmtổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, Điều 10 trong luật xuất bản Việt Nam (2004) quy định rõ cáchành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản đó là:
Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa cácdân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phảnđộng, lối sống dâm ô, đồi truỵ, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan,phá hoại thuần phong mỹ tục
Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đốingoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định
Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạmdân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổchức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân
Như vậy, đối với người tập xuất bản hiện nay, trình độ cao về chính trị,
tư tưởng không những đòi hỏi họ phải đọc nhiều để nắm vững các di sản lýluận của chủ nghĩa Mác- Lênin, mà còn phải am hiểu và có những kinhnghiệm thực tiễn cách mạng Chính những mặt hiểu biết đó tạo thành sự nhạycảm chính trị, bản lĩnh chính trị của người biên tập trong hoạt động xuất bản
Trong lĩnh vực sách thì sự nhạy cảm trước những diễn biến chính trịtrong nước cũng như quốc tế và sự chuẩn xác trong khâu biên tập sách lúc nàocũng phải được đặt ra Điều này các phương tiện thông tin đại chúng đã khánhiều lần đề cập và lên tiếng cảnh báo Một nghệ sĩ biên tạp phải có bản lĩnhchính trị tương đối vững vàng, chuyên sâu về một học thuật chuyên môn nào
đó để có thể hiểu được, thẩm định được giá trị nội dung và hình thức của mộtbản thảo mà tác giả gửi gắm cho mình
Trang 173 Người biên tập viên phải có hiểu biết phong phú về mọi lĩnh vực đồng thời có chuyên môn khoa học sâu rộng
Có câu châm ngôn Latinh: “mỗi cuốn sách có một số phận riêng Vậythì trong cái số phận riêng ấy, dấu ấn của người biên tập viên ở chỗ nào?Người biên tập trong quan niêm truyền thống là những bà đỡ cho các tácphẩm văn hóa tinh thần Trong thực tế xuất bản, có không ít tác giả phải hàm
ơn biên tập vì hàm lượng chất xám xuất bản mà biên tập đã đẻ lại dấu ấn rõrệt trong tác phẩm của họ Chẳng hạn, bản thảo cuốn theo chiều gió củaMargaret Mitchell đã bị hầu hết các nhà xuất bản lớn ở Paris từ chối, chỉ vìnội dung của nó “khác thường” quá, sau nhờ “con mắt xanh” của một biên tậpviên ở nhà xuất bản Gallimard, tiểu thuyết này mới được đưa xuống nhà in.Hay trường hợp chị Trịnh Thị Diệu, biên tập viên ở nhà xuất bản văn học, vớitác phẩm “cuộc đời của Pi”, tác giả Yann Marten, giải thưởng Hội nhà vănViệt Nam 2004 là một ví dụ
Nhu cầu về sách của xã hội là vô cùng phong phú, đa dạng và tăng lênkhông ngừng, mỗi loại sách lại là thành quả của các hoạt động văn hóa khoahọc khác nhau Người biên tập muốn làm tốt chức trách của mình phải amhiểu những tri thức chuyên môn khoa học đó Yêu cầu của xã hội và đặc điểmnghề nghiệp đòi hỏi người biên tập phải là những nhà khoa học, có đủ khảnăng thẩm định và góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm văn hóa khoahọc Tuy nhiên, nếu mỗi bien tập viên chỉ đi sau vào một thể loại sách củamột chuyên ngành hẹp nào đó, thì mỗi nhà xuất bản phải có đội ngũ biên tậplên đến hàng trăm, hàng ngàn người, cuộc sống không cho phép điều đó.Trong hoạt động biên tập xuất bản, dù có đẩy trình độ chuyên môn cao đếnđâu đi chăng nữa, cũng không thể có trường hợp mỗi biên tập viên chỉ đi sâuvào một thể loại sách về một ngành chuyên môn hẹp Trong biên tập sáchchính trị, văn nghệ hay sách khoa học kĩ thuật, mô hình biên tập đều thế cả
Trang 18Xuất bản cũng không cho phép xuất bản sách mà không qua tay ngườibiên tập, không có sự gia công của biên tập viên, vai trò tổ chức, hướng dẫncủa người biên tập là hết sức cần thiết.
“Con mắt xanh” của những nhà biên tập, không ít lần đã trở thànhnhững cứu tinh cho các tác phẩm hay tưởng như bị mai một
Tiểu thuyết Hồng lâu mộng, một trong những tác phẩm văn xuôi vàoloại đồ sộ nhất Trung Quốc, do Tào Tuyết Cần viết năm 1650, cũng có mộtlần vận may như vậy Ban đầu tác phẩm có tên là Ký hòn đá nhưng nó lại bịcấm lưu hành Chính Hòa Thân, quan đại thần nhà Thanh nổi tiếng vì tệ thamnhũng và hủy hoại văn hóa, lúc đấy đang giữu chức Tổng tài(chủ biên) Tứkhố toàn thư chuyên kiểm duyệt sách vở của triều đình, đã phát hiện Ký hòn
đá đang ngầm lưu hành trong dân chúng là một tác phẩm hay và ông ta đãmời nhà văn Cao Ngạc chấp bút viết tiếp những hồi cuối, rồi cho đổi tênthành Hồng lâu mộng Hòa Thân đã đích thân đọc duyệt, góp ý sửa chữa,hoàn chỉnh tác phẩm và thỉnh cầu vua Càn Long cho phép xuất bản và phổbiến Hồng lâu mộng Như vậy, vô hình chung Hòa Thân trở thành biên tậpviên thứ nhất đối với Hồng lâu mộng và vua Càn Long là người đầu tiên tronglịch sử chịu trách nhiệm xuất bản tác phẩm bất hủ này của họ Tào
Yêu cầu về chuyên môn khoa học đối với nhân cách người biêntaapjcos đặc thù so với các nhà khoa học chuyên ngành Ngoài những nănglực chuyên môn của bản thân người biên tập còn có sự hỗ trợ đông đảo củacác chuyên gia ngoài nhà xuất bản, những cộng tác viên thuộc chuyên ngành
ấy Vì vậy, trình độ chuyên môn về một đề tài nào đó của người biên tập cóthể không sâu bằng tác giả, nhưng họ lại có vốn tri thức khoa học tương đốirộng hơn, ngoài ra biên tập viên phải có những hiểu biết khác mà nhà khoahọc chuyên ngành không có Ví dụ, đẻ biên tập một cuốn sách văn học, ngườibiên tập không chỉ am hiểu về văn chương, mà còn phải hiểu rất nhiều vấn đềtrong cuộc sống, ngoai vốn tri thức văn học, ngôn ngữ, họ phải có vốn sốngphong phú
Trang 19Hiện nay thế giới cho rằng: coi biên tập viên là “bà đỡ” chưa nói hếtđặc trưng nghề nghiệp của họ, biên tập viên còn là người “người chữa bênh”,người “làm đẹp” cho bản thảo của tác giả Biên tập viên là đọc giả đầu tiênbản thảo tác phẩm của tác giả Họ phải đọc cẩn thận từng câu từng chữ trongbản thảo với thái độ nhiệt tình và trách nhiệm rất to lớn, chuẩn đoán nhữnghạn chế của bản thảo để “kê thuốc đúng bệnh”, đưa ra kiến nghị sửa chữa hợp
lí và biết động viên tác giả sửa chữa Diện mạo nhất định của một xuất bảnphẩm, ở mức độ phổ biến nhất, đều là do tác giả và biên tập viên cùng tạodựng
Công việc biên tập viên đòi hỏi biên tập viên phải có khả năng cảm thụtinh tế, khả năng bao quát, phát hiện nhạy bén các vấn đề cần phải sửa chữa,một năng khiếu thẩm mĩ tốt không chỉ phụ thuộc vào cá tính, sở thích riêngcủa mình, mà phải có những khả năng cảm thụ tiêu biểu của một số đôngngười đọc Người biên tập viên phải đặt mình vào vị trí của người đọc, đôngthời cũng là người công tâm , tôn trọng ý tưởng của tác giả, không thể épbuộc tác giả theo ý kiến của mình một cách chủ quan, cũng như không épbuộc bạn đọc phải đọc những tác phẩm theo ý thích của bản thân mình Biêntập viên phải hiểu được trình độ hiểu biết của tác giả, hiểu được cả đời sống,tính cách riêng, phong cách sáng tạo của họ, hiểu được những vấn đề họ nóitrong tác phẩm, kể cả những thông tin tường minh và hàm ý
Có một viên chức đã bac đầu trong ngành xuất bản, trong một lần tranhluận với đồng nghiệp trẻ đã nói: “văn hóa của tôi mới chỉ hết cấp hai, nhưng
do lám công tác biên tập lâu năm nên trình độ chuyên môn của tôi bây giờđương nhiên phải ngang đại học!” Anh bạn đồng nghiệp trẻ bật cười mà rằng:
“tôi đã có bằng cử nhân, lại có thời gian công tác hàng chục năm, mà theocách lập luận của anhtrinhf độ của tôi ắt phải ngang tiến sĩ đích thực?”
Phải chăng, ở câu chuyện trên, vấn đề bằng cấp không phải là tất cả?Trong thực tế giữa bằng cấp và năng lực làm việc thưc tế là một khoảng cáchkhá xa
Trang 20Tất cả các nhà văn, nhà khoa học, các tác giả viết sách nói chung đềuphải trải qua quá trình học mới làm được, song không phải tất cả nhữngnguwofiwddax từng tham gia bất cứ một khóa học nào cũng có thể viết đượcvăn, làm được sách Người biên tập viên cũng vậy, đòi hỏi về mặt tri thứcchuyên môn đối với một người biên tập là một đòi hỏi phải nâng cao, bổ sungkhông ngừng trong quá trình hoạt động thưc tiễn, không chỉ căn cứ vào cáivốn ban đầu, một học vị ban đầu là đủ, không phải chỉ cần có học vị đại học
là đủ, và cũng không phải cứ có học vấn chuyên môn là làm tốt được côngviệc biên tập Ngoài chuyên môn khoa học họ phải có chuyên môn để hiểu tácgiả Đây là yêu cầu phải học tập rèn luyện thường xuyên, học tập suốt đời củangười biên tập
Ngày càng nhiều lĩnh vưc khoa học trong cuộc sống ra đời, và yêu cầuđặt ra đối với ngành biên tập hiện đại cũng ngày càng phong phú, đa dạng,nhân tài biên tập tương lai sẽ là sự thống nhất tài năng chung và riêng, là sựthống nhất giữa chuyên gia và tạp gia.Theo kết luân chung của hội thảo khoahọc quốc tế về Xuất bản học, tổ chức ở Trung Quốc năm 1993 thì: ngành biêntập từ nay về sau nên đặt trọng điểm ở phát triển giáo dục học vị thứ hai, màgiáo dục hộc vị thứ hai ngành biên tập, thực chất là giáo dục sau đại học Kếtluận ddosduwowngf nhu đang phù hợp với kết luận của nhiều hội nghị tổngkết ngành xuất bản nước ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ biên tập
Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềmđam mê đọc sách Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năngcảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dànghơn Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tậpsách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề Bạn nên chọn cho mình một chủ đề
là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểuthuyết trinh thám Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thântrong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau
Trang 21Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này Trong thực tế, một người biên tậptương lai như chúng tôi đều không tự hài lòng với những gì chúng tôi đã họctrong trường mà luôn tìm kiếm những kiến thức để liên hệ với thực tế Tôi coikiến thức thầy cô trong trường là nền tảng cơ bản nhất để bắt đầu làm quenvới kỹ năng của công việc và học hỏi thêm kiến thức ngoài xã hội nhằm hoànthiện những lý thuyết mà thầy cô truyền dạy, cũng như lấy kinh nghiệm hoạtđộng trong ngành sau này Có lẽ tôi tự thấy rằng mình cũng không hoàn toàngiỏi tất cả các lĩnh vực nhưng tôi sẽ cố gắng thật nhiều để làm phong phúthêm vốn kiến thức của mình bằng cách học hỏi thêm nhiều kiến thức khoahọc khác nhau Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiệnnay, nếu chúng ta chỉ lười biếng học tập một phút thôi thì cũng đủ để chúng tatụt hậu rồi Nhà bác học người Đức Charles Darwin(1809-1882) cũng đã nói:
“Bác học không có nghĩa là ngừng học” Vì vậy yêu cầu thường xuyên cậpnhật, nâng cao những kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế rấtcần thiết với mọi người, nhất là người biên tập
Việc rèn luyện này không chỉ diễn ra trong và ngày, vài tháng hay vàinăm mà nó thường xuyên diễn ra trong suốt cuộc đời Chúng ta lớn lên cùng
sự đổi thay của toàn xã hội nên kiến thức của chúng ta cũng phải tiến bộ cùngvới nó
4.Tri thức về nghiệp vụ biên tập
Bên cạnh mảng tri thức chuyên môn khoa học cần thiết cho việc biêntập mỗi loại sách, mô hình nhân cách người biên tập còn bao gồm mảng trithức về nghiệp vụ biên tập Có lẽ đây là phần kiến thức cơ bản nhất, cần thiếtnhất đối với những người muốn gắn bó với nghề xuất bản Đây là kiến thứcmang tính chất đặc thù do tính chất và đặc trưng hoạt động nghề nghiệp đòihỏi Lý luận nghiệp vụ biên tập, theo quan điểm hiện nay là một loại khoa họcđặc biệt Đối tượng nghiên cứu của nó là đặc trưng, các quy luật, nguyên lý vàphương pháp hoạt động biên tập
Trang 22Vai trò của người biên tập ngày càng quan trọng cùng với quá trìnhphát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng Đã từ lâu, nhiệm
vụ của biên tập viên chủ yếu là sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú làm chobài viết giản dị, dễ hiểu Để làm công việc vừa nói một cách hoàn mỹ, ngườibiên tập cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết Bài viết sau khiđược sửa sẽ trở nên trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn Nhưng chừng ấyvẫn chưa đủ, anh ta còn phải sống trong dòng thời sự chủ lưu, có trí phánđoán, sự uyên bác trong nhiều lĩnh vực, óc biện luận và phản biện, trí tưởngtượng, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đồng thời cũng phải biết hoài nghi
Nghiệp vụ biên tập, theo quan niệm của các nước xã hội chủ nghĩatrước đây, bao gồm các tri thức, năng lực về tổ chức bản thảo, sửa chữa vàhoàn chỉnh bản thảo Trong điều kiện kinh tế thị trường, bên cạnh những nănglực trên, nghề biên tập còn đòi hỏi năng lực tiếp thị, năng lực kinh doanh Ởcác nước tư bản phát triển, hoạt động biên tập nội dung và công việc xuất bản,phát hành sách hầu như khó có thể phân chia Ở Nhật Bản, người ta coi việc
tổ chức bản thảo là “hồn” của công tác biên tập Người biên tập phải là nhữngnhà hoạt động xã hội, người tổ chức có sức mạnh lớn nhất đối với đội ngũ tácgiả, thạo nắm bắt những giá trị thông tin trên thị trường Trên 50% lực lượng,thời gian người biên tập ở Nhật Bản dành cho việc điều tra thị trường Môhình người biên tập xuất bản trong nền kinh tế thị trường kiên quyết khôngphải là người “thợ chữ” suốt ngày chỉ cặm cụi ngồi bên bàn viết, mà họ phải
là người “chạy” trên thị trường
Nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa Hoạt động biên tập xuất bản không thểkhông bị tác động bởi quy luật giá trị, bởi tác động của thị trường sách báo Ởphương diện nào đó, chúng ta thừa nhận sách báo là một loại hàng hóa đặcbiệt, xuất bản hoạt động theo phương thức kinh doanh tự hạch toán Tư duykinh tế, năng lực kinh doanh là đòi hỏi tất yếu với người cán bộ biên tập mọiloại sách ở nước ta hiện nay Những tri thức về kinh tế học nói chung,
Trang 23marketing và kinh tế thị trường nói riêng cũng đã trở thành một mảng cấu trúckhông thể thiếu trong nhân cách người cán bộ biên tập hiện nay Để đạt đượchiệu quả lợi ích hóa – xã hội và lợi ích kinh tế, biên tập viên phải cố gắngnâng cao chất lượng xuất bản phẩm Song chất lượng xuất bản phẩm tốt chưachắc đã đạt lợi ích cao nếu không bán được, không đến được bạn đọc Vì vậy,biên tập viên rất cần có ý thức và năng lực kinh doanh: biết tiếp thị, nắm vữngnhu cầu và tình hình cung cầu xuất bản phẩm trên thị trường; biết xuất bảnđúng lúc, biết tuyên truyền, khuyến mại, có biện pháp phát hành hàng loạt,phát hành xuất bản phẩm đến tận tay độc giả có nhu cầu.
Trong cuốn “ Cẩm nang của các biên tập viên và các tác giả”(Gyurcsak Janos, Nhà xuất bản Osiris, Budapest 1996 – trang 258-259), mộtcuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ biên tập viện và tác giả Hungary,cho thấy một quan điểm hợp lý về những nguyên tắc biên tập Biên tập bảnthảo là hoạt động phức tạp nhất, và cũng có lẽ là hoạt động đòi hỏi tráchnhiệm cao nhất của một quá trình xuất bản! Một trong những nghịch lý củacông việc biên tập là vấn đề trách nhiệm Về mặt luật pháp, biên tập viênkhông chịu trách nhiệm về nội dung của sản phẩm in Trách nhiệm ở đây,trước hết thuộc về tác giả, và ở một mức độ nhỏ hơn nhiều khi mang tính chấtgián tiếp thuộc về nhà xuất bản.Tuy nhiên, chính sự khác biệt giữa một biêntập viên trung bình và một biên tập viên giỏi là ở chỗ biên tập viên giỏi nhấtđịnh phải có sự can thiệp vào nội dung bản thảo và như thế, vẫn có tráchnhiệm ở một dòng nào đó khi tác phẩm được in Cố nhiên, biên tập viênkhông bao giờ được thực hiện những sự thay đổi, những bổ sung về nội dung
và những chỉnh sửa nếu không được sự biết đến của tác giả Nhưng một biêntập viên, nếu muốn quan tâm đến những vấn đề về nội dung, đòi hỏi phải có
sự hiểu biết trong các lĩnh vực mà tác giả đả động tới, cho dù có thể không ởmức như tác giả Có điều một biên tập viên giỏi không chỉ suy nghĩ đượctrong bản thảo mà còn phải suy nghĩ được trong tác phẩm in, nghĩa là sau khi
Trang 24đọc bản thảo, trái với đa số các tác giả, biên tập viên phải có được hình dung
về tác phẩm in hoàn chỉnh
Thông thường, các tác giả cũng nhận thức được điều này nên họ luôngắn bó với một vài biên tập viên có tên tuổi Cố nhiên, uy tín của biên tậpviên - ở mọi nơi trên thế giới- kém xa so với tác giả Và, cũng không thể trảlời được câu hỏi tại sao một biên tập viên xuất sắc lại “cam phận” biên tậpviên mà không trở thành tác giả…
Với cộng tác viên, biên tập viên làm vai trò trung gian giữa người làmbáo và người viết báo hay người làm sách và người viết sách Vai trò ấykhiến việc sửa bài cho người bên ngoài đôi khi khó khăn và phức tạp hơn Đã
có không ít các bậc học giả, các chuyên viên mà tên tuổi đã trở thành "thươnghiệu" khi thấy bài viết của mình bị sửa đôi chút đã vội phê phán tòa soạn mộtcách nặng nề rằng: đẻ đứa con ra không ai muốn con mình bị cắt chân, cắttay Thật ra người biên tập không độc ác như vậy, anh ta chỉ cắt những mẩuthịt thừa và vài dị tật của cơ thể ấy mà thôi
Thế nhưng điều này không phải lúc nào cũng được các tác giả đồngtình Chẳng hạn không ít cộng tác viên là chuyên viên lỗi lạc, nội dung cácbài viết của họ nhiều khi được chuyển tải bằng những ngôn ngữ có tính báchọc, phù hợp với phong cách nghiên cứu Nhưng khổ nỗi, tờ báo lại có yêucầu là làm sao để hầu hết độc giả của mình nắm bắt được những kiến thứcuyên thâm ấy bằng một thứ ngôn ngữ đời thường dễ hiểu, đó là ngôn ngữ củabáo chí Cho nên tìm được một chuyên viên, một học giả, một nhà văn viếtbáo giỏi là điều rất quý đối với một tờ báo Nếu không được như vậy, thì côngviệc của người biên tập sẽ rất nặng nề để tranh thủ được sự vừa lòng cả haiphía người viết và người đọc
Thực tế cho thấy để cuốn sách hoàn chỉnh hơn thì công việc biên tậpnên khởi đầu từ chính tác giả Người viết, nếu được trau dồi kỹ năng sẽ biếtnhững nguyên tắc căn bản về sửa bài để tránh bớt những sơ sót, cũng như đểhoàn thiện cách sử dụng từ ngữ và lối hành văn Bài viết của những tác giả
Trang 25thận trọng sau khi qua tay người biên tập giỏi có khả năng sẽ tăng thêm hiệuứng, tờ báo tạo thêm được uy tín với độc giả.
Biên tập viên có vai trò môi giới giữa tác giả và độc giả, bởi lẽ đồngthời họ phải suy nghĩ bằng cái đầu của tác giả và độc giả, nghĩa là, họ cầnhiểu tác giả thực chất muốn nói gì, mặc khác, cần giúp đỡ người đọc hiểu điềutác giả muốn nói Trên tư cách người đầu tiên đọc bản thảo, biên tập viêntruyền tải cho tác giả những nguyện vọng của các độc giả trong tương lai, vìthế, quan hệ mật thiết của tác giả và biên tập viên trong quá trình xuất bản làkhông thể thiếu được Công việc khó ở chỗ biên tập viên như kẻ khiêu vũ mà
bị trói tay: Chỉ có thể xuất phát từ dụng ý của tác giả, sự chỉnh sửa và thay đổikhông thể vượt quá một giới hạn nhất định Biên tập viên cần phải để ý tớichủ tâm của tác giả khi triển khai kết cấu của tác phẩm in, các đơn vị cấu trúccủa phải phục vụ điều này Nhưng giới hạn này có thể đến đâu? – không cólời giải đáp xác quyết cho vấn đề này
Trên cơ sở những điều đã nói ở trên, biên tập viên phải để ý đến nhữngyếu tố sau:
Cấu trúc, trật tự sáng sủa của bản thảo
Ngôn từ cô đọng và phong cách phù hợp của tác phẩm (thuật ngữ, cácchữ viết tắt, chính tả, thư mục…)
Thống nhất các đơn vị cấu trúc (hệ tựa đề, mục lục) và loại trừ sự trùnglặp
Gạt bỏ những lỗi logic còn sót lại trong cách diễn đạt
Gạt bỏ những bất hợp lý và lỗi về ngôn từ và phong cách (đặc biệt,trong các tác phẩm nhiều người viết
Sự chính xác và đúng đắn của những ghi chép, dẫn chứng
Kiểm tra các tên tuổi và tựa đề trong tác phẩm và trong thư mục
Kiểm tra sự hiện diện chính xác của các minh họa và những phần phụ(phụ lục, chú giải các tên họ, danh sách các thuật ngữ chuyên môn, bảng chỉdẫn các đề mục và tên họ…)
Trang 26Biên tập viên không thể ép tác giả phải theo quan điểm của mình Bởi
lẽ, vẫn có thể là tác giả có lý Và rốt cục, tác phẩm vẫn là của tác giả, lời cuốicùng vẫn thuộc về tác giả
5.Những tính cách và phẩm chất đặc thù mà người biên tập viên cần có
Ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết sâu rộngcác lĩnh vực cuộc sống, người biên tập cần có những phẩm chất đặc thù sau:
Biên tập viên phải là người công tâm, biết đặt lợi ích xã hội, lợi ích bạnđọc lên trên lợi ích và sở thích cá nhân Người biên tập có thể không thích cánhân tác giả, phong cách cá nhân, các sáng tác của họ nhưng phải có thái độcông bằng, lấy lợi ích bạn đọc làm trọng, mục tiêu cơ bản là có bản thảo tốtphục vụ các nhu cầu phong phú của bạn đọc
Người biên tập phải có thái độ bình tĩnh kiên nhẫn, biết chịu đựngnhững tác giả khó tính, không mất lòng trước những “tật xấu” thường có ở họnhư: tự ái, tính kiêu ngạo, cố chấp… Đồng thời, người biên tập phải rèn luyệncho mình thái độ hòa nhã, tế nhị luôn luôn chân thành với tác giả, luôn biếtcách xấy dựng một tình bạn tốt với tác giả Người biên tập còn là người có tácphong thận trọng, tỉ mỉ, chu đáo trong mọi công việc
6.Phân tích biên tập là một khả năng đặc biệt của con người cán bộ biên tập.
Năng lực đó vừa thể hiện ở cách nhìn, khả năng phát hiện và đánh giá,vừa là khả năng thể hiện, năng lực cấu trúc một văn bản Trong cơ chế thịtrường, chất lượng hình thức sách cũng được hết sức chú trọng Bởi vậy,người biên tập xuất bản còn phải am hiểu những tri thứ về trình bày, minh họasách, về kỹ thật ấn loát, nhân bản
Nghề biên tập là một công việc thiết yếu trong lĩnh vực truyền thông vàxuất bản nhưng thời của những biên tập chỉ làm việc với cấu trúc ngôn ngữkhông còn nữa Biên tập viên ngày nay không chỉ làm việc với chữ nghĩa màcòn phải am hiểu các kỹ năng trình bày, dàn trang và tư duy hình ảnh Không
Trang 27chỉ làm việc với những trang giấy, người biên tập còn thể hiện bản lĩnh nghềnghiệp trong các phương tiện truyền thong điện tử như truyền hình hay báomạng và cả trong những ấn phẩm nhằm mục tiêu tạo quan hệ công chúng
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin, công nghệ nhân bản lànhững ngành công nghệ mũi nhọn Sách được sản xuất bằng các công nghệ vàcác công cụ sản xuất hiện đại Người biện tập còn phải am hiểu những côngnghệ đó, phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại trongcông tác biên tập và xuất bản tác phẩm Kỹ thuật vi tính và truyền thông hiệnđại, in laser và công nghệ xuất bản vi điện tử tại nhà, biên tập xuất bản cácloại xuất bản phẩm điện tử, xuất bản và phát hành sách trên mạng internet sẽtrở thành kỹ năng bắt buộc với đội ngũ biên tập viên xuất bản hiện tại vàtương lai
II.Xây dựng ý thức nghề nghiệp biên tập viên
Bất cứ là hoạt động trong một công việc nào, cho một ngành nghề, lĩnhvực nào của đời sống xã hội thì ý thức nghề nghiệp luôn được đặt lên hàngđầu Ý thức nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đứcnghề nghiệp, khi một người ý thức được vị trí, vai trò nghề nghiệp của mình,nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với nghề nghiệp, ý nghĩa của nóđối với sự phát triển xã hội thì tất yếu dẫn tới những thành quả tốt đẹp trongcông việc Ngược lại, ý thức kém trông một công việc, làm việc vô tổ chức,không có trách nhiệm, quyết tâm, lí tưởng, vì tập thể thì sẽ trở thành kẻ pháhoại, một người không có nhân cách nghề nghiệp thì cũng là người chưa cóđược một phẩm chất đạo đức tốt đẹp và hoàn thiện Đối với nghề biên tậpcũng vậy, ý thức nghề nghiệp ở một biên tập viên thể hiện ở trình độ tự giác,
ý thức trong công việc của mình Ý thức tự giác ấy thống nhất giữa tri thứcnghề nghiệp với phẩm chất đạo đức, tình cảm của người cán bộ biên tập ýthức tự giác của người biên tập viên được thể hiện cụ thể trên các phươngdiện sau: