1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lái

22 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

 Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô..  Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộphận hệ

Trang 1

MÔ ĐUN 30:

SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI

I GIỚI THIỆU: Mô đun SC-BD Hệ thống lái được học trong học kỳ thứ IV của khóa học, với tổng số giờ học Trong đó có: giờ học lý thuyết và giờ học thực hành

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng:

 Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái ô tô

 Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống lái

 Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động các bộ phận của hệthống lái

 Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng chung và của các

bộ phận hệ thống lái ô tô

 Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những

hư hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô

 Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộphận hệ thống lái đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trongsửa chữa

 Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữađảm bảo chính xác và an toàn

III NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực

hành

Trang 2

Bài 1: Hệ Thống Lái Ô Tô

Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng:

- Tháo lắp, nhận dạng

- Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống lái đúng yêu cầu kỹ thuật

Thời gian: 8 h

I Kiểm tra, bảo dưỡng HT Lái:

1.Kiểm tra, bảo dưỡng:

-Kiểm tra độ rơ vô lăng: 150 – 250 (hoặc 30 mm theo chiều dài cung):

-Kiểm tra, điều chỉnh vị trí vô lăng khi chạy thẳng (sắp vô lăng)

Trang 3

Chú ý :

+ Khi tháo nắp kèn trên vô lăng, luôn để nắp kèn hướng lên trên (như trong hình)

-Kiểm tra độ rơ khớp nối các đăng trụ lái, độ rơ các rô tuyn của dẫn động lái

Lắc trục lái tại vị trí B để thử độ rơ của khớp các đăng

Trang 4

-Bơm mỡ bò trụ đứng (ắc phi dê), bơm mỡ bò rô tuyn lái.

+ Vị trí bơm mỡ : vú mỡ số 1

+ Đến khi nào mỡ bò xì ra ở 2 vị trí A thì ngưng

-Kiểm tra xiết chặt các chi tiết, bu-lông, vệ sinh

II Tháo lắp cụm HT Lái:

1 Tháo lắp khớp nối cột lái (chữ thập lái)

Lần lượt tháo 2 bù loong A và B

Trang 5

Chú ý: đánh dấu trước khi tháo lấy khớp các đăng ra ngoài

2 Tháo lắp: hộp tay lái

Trang 6

+ Tháo chữ thập cột lái

+ Tháo con tán kết nối giữa đòn quay đứng và thanh kéo ngang (con tán rô-tuyn đòn quay đứng)

+ Tháo 2 bu-lông giữ hộp tay lái, tách hộp tay lái ra khỏi khung xe

+ Vệ sinh, lau khô, kiểm tra sơ bộ bên ngoài

(quy trình lắp hộp tay lái: ngược lại với khi tháo)

3 Tháo lắp: cụm moayơ bánh dẫn hướng

Trang 7

+Tháo bù loong bắt cụm moay ơ với cụm giảm chấn

+Tháo các pat bắt ống dầu phanh

+Tháo cảm biến tốc độ bánh xe (nếu có)

+ Tháo khớp cầu (rô tuyn) thanh kéo ngang

Trang 8

+Tháo khớp cầu chữ A

+Dùng búa nhựa, đóng tách rời bán trục truyền động

+ Vệ sinh, lau khô, kiểm tra sơ bộ

(quy trình lắp ngược lại với khi tháo)

Trang 9

Băi 2: Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu lâi.

Mục tiíu của băi: Học xong băi năy người học có khả năng:

- Thâo lắp, nhận dạng vă kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu lâi đúng yíu cầu kỹthuật

Thời gian: 8 h

I Nhận dạng, bảo dưỡng cơ cấu lâi:

1 Nhận dạng loại cơ cấu lâi:

Nhận đúng 2 dạng cơ bản:

+ Cơ cấu lâi loại: bânh răng – thanh răng

+ Cơ cấu lâi loại: vít me – đai ốc – bi tuần hoăn

Hình 3.10 Cơ cấu lái bánh răng -

thanhrăng

1 - Bánh răng ; 2- Thanh răng

Trang 10

2 Bảo dưỡng:

-Kiểm tra, điều chỉnh độ rơ ăn khớp cơ cấu lái:

-Thay nhớt cơ cấu lái (nếu có dùng nhớt)

II Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu lái

2.Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa:

-Quy trình tháo:

+ Dùng cảo, tháo đòn quay đứng:

+ Sau đó, tháo nắp và lấy trục đòn quay đứng:

Trang 11

+ Tháo đai ốc khóa vít me , rồi tháo lấy vòng chặn ổ bi:

-Kiểm tra các chi tiết:

+ Kiểm tra độ mòn của vít me và bi tuần hoàn: nếu không đạt thì thay hộp tay lái mới

(cụm bi tuần hoàn phải tự di chuyển êm, đều từ trên xuống dưới khi thả tự do bằng chính

Trang 12

+ Kiểm tra các vòng bi : nếu bị mòn, rỗ vòng bi thì thay vòng bi mới

+ Kiểm tra các phốt chặn nhớt : nếu phốt bị chai, rách, chảy nhớt thì thay phốt mới+ Tuân theo quy định : cứ mỗi lần mở hộp tay lái, thay nhớt và mỡ bò mới

Trang 13

Bài 3: Sửa chữa và bảo dưỡng dẫn động lái

Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng:

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được dẫn động lái đúng yêu cầu kỹthuật

Thời gian: 4h (LT: 1h; TH: 3 h)

I Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp xử lý :

Hiện tượng Nguyên nhân Điều chỉnh, xử lý tại:

1 Độ rơ vô lăng lớn Các khớp cầu (rôtuyn) bị

lỏng

Thay các khớp cầu

2 Xe xỉa 1 bên, mau mòn bánh Độ chụm ko đúng Thanh kéo ngang

II Bảo dưỡng dẫn động lái.

Trang 14

-Kiểm tra trục lái, khớp các đăng trục lái, bơm mõ bò khớp các đăng trục lái : nếu chữ thậplái bị rơ lỏng: thay chữ thập lái mới.

Trang 15

Bài 4: Sửa chữa và bảo dưỡng cầu dẫn hướng

Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng:

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cầu dẫn hướng đúng yêu cầu

kỹ thuật

Thời gian: 4 h (LT: 1h; TH: 2 h)

I Kiểm tra, bảo dưỡng cầu dẫn hướng.

-Kiểm tra độ rơ của bạc và chốt trụ đứng

-Bơm mỡ bò cho bạc trụ đứng (ắc phi dê)

-Kiểm tra góc độ trụ đứng: góc nghiêng ngang (Camber) và góc nghiêng dọc (Caster)

II Sửa chữa cầu dẫn hướng

-Quy trình tháo lắp cầu dẫn hướng: cam quay, chốt, bạc, dầm cầu

+ Nới tắc kê bánh xe trước

+ Canh đội thân xe trước, chặn các bánh xe sau

+ Tháo 2 bánh xe trước

+ Tháo hệ thống treo : nhíp, ống giảm chấn

+ Hạ bộ cầu dẫn hướng

Trang 16

+ Dùng máy ép và SST, tháo chốt trụ đứng, lấy cam quay ra khỏi cầu dẫn hướng

- Kiểm tra bạc và chốt trụ đứng: thay bạc (bắt buộc), nếu chốt bị mòn, lỏng  thay chốtmới, bơm mỡ bò vào chốt trụ đứng sau khi lắp ráp

Trang 17

Bài 5: Sửa chữa và bảo dưỡng trợ lực lái

Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng:

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ trợ lực lái đúng yêu cầu kỹthuật

Thời gian: 16 h (LT: 3h; TH: 13 h)

I Bảo dưỡng, kiểm tra bộ trợ lực lái:

+ Kiểm tra độ căng dây đai: dùng SST để kiểm tra, tối thiểu là 60 (lbf), nếu ko đạt, thay dâyđai

+ Kiểm tra mức dầu của hệ thống trợ lực: mức dầu trên que thăm phải nằm giữa 2vạch (nếu bình dầu có mức Min và Max, thì mức dầu phải nằm giữa 2 mức Min – Max)

+ Kiểm tra mức độ ồn của HT lái khi làm việc toàn tải: đánh hết tay lái về 1 bên,nghe xem có tiếng kêu bất thường không Nếu có, kiểm tra toàn HT

Trang 18

II Tháo lắp, sửa chữa bộ trợ lực lái:

1 Tháo lắp bộ trợ lực lái:

+ Xả hết dầu trợ lực ra hũ đựng

+ Tháo các ống dầu của HT trợ lực lái: ống dầu từ bơm đến van phân phối, từ vanphân phối hồi về bình

+ Tháo rô-tuyn đầu thanh kéo ngang: dùng SST cảo ra, cả 2 bên trái và phải

+ Tháo 4 bu-lông giữ thước lái, hạ thước lái xuống

+ Làm dấu và tháo 2 ống dầu thép từ van phân phối đến xy lanh trợ lực:

+ Tháo che bụi

Trang 19

+ Tháo thanh kéo ngang 2 bên của thước lái

+ Tháo lấy bộ van phân phối: dùng SST và típ, tháo 2 con tán trên và dưới

+ Dùng tô-vít, tháo lấy các cọng seal của van phân phối

Trang 20

+ Cuối cùng, dùng SST, ép lấy phốt dầu và bạc đạn ra ngoài

2 Kiểm tra, sửa chữa bộ trợ lực lái:

+ Kiểm tra độ cong thanh piston: dùng 2 khối V và so kế: quá 0,1 mm: thay thanhpiston mới

Trang 21

+ Thay thế seal của thanh piston, các phốt chặn dầu

+ Thay các seal của van phân phối và lắp van phân phối

+ Kiểm tra áp suất bơm trợ lực: theo sơ đồ ở các hình sau

Trang 22

Lưu ý: không đóng dòng dầu trợ lực quá 10 giây

Khi đóng van, áp suất phải tăng lên từ 75 – 80 (kg/cm3), nếu ít hơn, là do bơm yếu, thay bơmtrợ lực mới

Ngày đăng: 07/05/2016, 08:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w