1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tác động của liên kết “bốn Nhà” trong mô hình trồng dưa chuột bao tử. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết tại xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan tới đề tài nghiên cứu. Phân tích thực trạng mối liên kết “bốn Nhà” đến mô hình trồng dưa chuột bao tử tại xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết “bốn Nhà” trong sản xuất dưa chuột bao tử xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Vai trò của liên kết “bốn nhà” đến mô hìnhtrồng dưa chuột bao tử tại xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang” làcủa riêng tôi
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này làtrung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõnguồn gốc
Tác giả khóa luận
Hoàng Thị Thương
Trang 2Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thạc sỹ Đặng Xuân Lợi đãdành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quátrình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn tập thể cán bộ Phòng Nông Nghiệp huyện LụcNam, Ban thống kê xã Đông Phú, Công ty cổ phần TPXK Bắc Giang, Trạmkhuyến nông huyện Lục nam, UBND xã Đông Phú, và người dân thôn Trong
xã Đông Phú đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa bàn
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã độngviên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Tác giả khóa luận
Hoàng Thị Thương
Trang 3TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Liên kết “bốn Nhà” trong sản xuất nông nghiệp đang là hướng đi đúngđắn trong xu hướng CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm đưa sản xuấtnông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Liên kết “bốn Nhà” bao gồm:Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nông trong những năm qua
đã được nhiều địa phương thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cácbên tham gia Sự góp sức của bốn nhà để cùng tìm đầu vào, đầu ra ổn địnhcho hàng hóa nông nghiệp mang lại giá trị cao Để tìm hiểu vấn đề trên chúngtôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của liên kết “bốn Nhà” đến mô hìnhtrồng dưa chuột bao tử tại xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang” Qua việc nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra các vấn đề sau:
(1) Đề tài đưa ra được cơ sở lý luận về vấn đề liên kết “bốn Nhà” Nêulên được cơ sở thực tiễn về vấn đề liên kết “bốn Nhà” ở Việt Nam và trên thếgiới và khái quát về cây dưa chuột bao tử, thị trường tiêu thụ dưa chuột bao
tử Từ đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu vai trò của liên kết “bốn Nhà” đến môhình trồng dưa chuột bao tử tại xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
và đưa ra định hướng, giải pháp phù hợp
(2) Qua việc tìm hiểu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu (phần III) đề tài đãđánh giá được một số vấn đề cơ bản về tình hình chung của xã Đông Phú, từ
đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới mối liên kết bốn nhàtrong mô hình trồng dưa chuột bao tử
Đông Phú có khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng và phù hợp với
sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột bao tử Tạo điều kiện pháttriển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng
Đông Phú có diện tích đất tự nhiên lớn, quỹ đất nông lâm nghiệp lớn,lực lượng lao động tương đối dồi dào trong đó hầu hết là đồng bào dân tộcKinh, có kinh nghiệm và nhận thức tương đối tốt trong sản xuất nông nghiệp
Trang 4Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết bốn nhà trong trồng cây dưa chuộtbao tử và cây rau màu xuất khẩu.
Đông Phú có địa hình, hệ thống thuỷ lợi tự tưới tiêu và 4 km đườnggiao thông xã đã được bê tông hoá Bên cạnh đó hệ thống thông tin bưu chínhviễn thông đã được phủ sóng 100%, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung của địa phương Tuy nhiên,đường chủ yếu là đường đá cấp phối, đường đất nên ảnh hưởng tới việc lưuthông hàng hóa, đi lại
(3) Đề tài phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích định tính:Phương pháp tổng quan tài liệu nghiên cứu, thảo luận nhóm, phỏng vấn, phântích ma trận SWOT và phương pháp phân tích định lượng: Phương phápthống kê mô tả, thống kê so sánh và phân tích kinh tế
(4) Qua phần kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra được ý chính như sau
Thực trạng liên kết tại địa phương
Sự liên kết giữa 4 nhà phải đặt nhà nông vào vị trí trung tâm và ngườitrồng dưa chuột bao tử phải là hạt nhân của trung tâm đó
Sự liên kết bốn nhà trong mô hình trồng dưa chuột bao tử ở Đông Phú:Nhà khoa học chịu trách nhiệm tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng,chăm sóc, thu hái Nhà doanh nghiệp chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm vớigiá ổn định theo hợp đồng Nhà nông có trách nhiệm bố trí đất trồng thíchhợp, trồng, chăm sóc theo đúng qui trình hướng dẫn UBND xã, các cơ quanchuyên môn phối hợp với các nhà khoa học, các doanh nghiệp để chỉ đạocông tác qui hoạch vùng sản xuất, giám sát tiến độ sản xuất, thu mua, tiêu thụ
và giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
Thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử dưới tác động của liên kết
Hộ nông dân trồng dưa chuột bao tử có 2 nhóm hộ: Nhóm hộ khôngliên kết và có liên kết với nhà máy Trình độ học vấn của hai nhóm hộ cònthấp Trình độ học vấn chênh lệch nhau nhiều Điều đó ảnh hưởng tới khả
Trang 5năng ra quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức
ở mỗi gia đình Vì thế gây hạn chế trong việc tiếp nhận các kiến thức mớikhi áp dụng vào thực tiễn
Chi phí vật tư mà nhóm hộ liên kết là thấp hơn nhóm hộ không liênkết Nhóm hộ liên kết sử dụng vật tư hợp lý, hiệu quả hơn nhóm hộ khôngliên kết do được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch nên tránhđược sâu bệnh vì thế hộ liên kết thu được năng suất cao hơn và tránh đượcsâu bệnh hơn
Hiệu quả sản xuất của hộ liên kết cao hiệu quả sản xuất của hộ khôngliên kết (cụ thể: Thu nhập hỗn hợp của hộ liên kết là 3.237.000 đồng/sào/vụ,của hộ không liên kết là 2.501.000 đồng/sào/vụ) Sự hỗ trợ của chính quyềnđại phương, công ty, cán bộ kỹ thuật của phòng nông nghiệp huyện Lục Nam,Nhà khoa học đã được ghi nhận và thực sự đem lại hiệu quả cao, giúp chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo cho người dân Đông Phú
Lợi ích của việc liên kết là rất lớn Nhưng có một số hộ chưa liên kết vì
họ chưa thấy lợi ích của việc liên kết Lý do hộ chưa liên kết: không muốnràng buộc bởi chính quyền thôn và hợp đồng; và; Việc thanh toán sau khithanh lý hợp đồng của công ty còn chậm so với hợp đồng
Đề tài đã nêu lên được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức củamối liên kết “bốn Nhà” trong mô hình trồng dưa chuột bao tử ở xã Đông Phú.Qua đó đề tài nêu lên được một số định hướng và giải pháp đối với hộ nôngdân, đối với chính quyền địa phương, đối với cán bộ chuyển giao kỹ thuật vàkhoa học công nghệ, đối với công ty và với mối liên kết bốn nhà
Phần cuối cùng, đề tài đã đưa ra một số kết luận về vấn đề nghiên cứu,đưa ra một số kiến nghị về mối liên kết bốn nhà trong mô hình trồng dưachuột bao tử và sản phẩm nông nghiệp khác
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ xi
DANH MỤC CÁC HỘP xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Phạm vi về nội dung 3
1.3.2 Phạm vi không gian 4
1.3.3 Phạm vi thời gian 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.1.1 Nhà nước 5
2.1.1.2 Nhà khoa học 8
2.1.1.3 Doanh nghiệp 11
2.1.1.4 Nhà nông 14
2.1.1.5 Mô hình 15
Trang 72.1.1.6 Hợp tác 16
2.1.2 Lý thuyết về liên kết 16
2.1.3 Ý nghĩa kinh tế, xã hội trong liên kết giữa Nhà nước, Nhà Khoa học, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông 18
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 19
2.2.1 Khái quát về cây dưa chuột bao tử 19
2.2.1.1 Giới thiệu về cây dưa chuột bao tử 19
2.2.1.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 20
2.2.2 Thực tiễn liên kết ở một số quốc gia trên thế giới 21
* Ở Kenya 21
2.2.3 Thực tiễn về vấn đề liên kết tại Việt Nam 22
2.2.3.1 Tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang 22
2.2.3.2 Tại Thái Bình 25
2.2.4 Những bài học rút ra từ liên kết “bốn Nhà” trong sản xuất chế biến 27
PHẦN III 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 28
3.1.1 Vị trí địa lý 28
3.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của xã 29
3.1.2.1 Địa hình, đất đai 29
3.1.2.2 Khí hậu, thời tiết 30
3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 30
3.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất 30
3.1.3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động 35
3.1.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn 37
3.1.3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 39
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 43
Trang 83.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 43
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 43
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 44
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 47
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 47
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 49
PHẦN IV 51
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT ĐẾN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ TẠI XÃ ĐÔNG PHÚ- LỤC NAM - BẮC GIANG 51
4.1.1 Thực trạng liên kết tại địa phương 51
4.1.1.1 Sơ đồ mối liên kết bốn nhà trong mô hình trồng dưa chuột bao tử 51
4.1.1.2 Vai trò của nhà nước trong liên kết tại địa phương 53
4.1.1.3 Vai trò của nhà khoa học trong liên kết 62
4.1.1.4 Vai trò của nhà doanh nghiệp trong liên kết 68
4.1.1.5 Vai trò của Nhà Nông trong liên kết 73
4.1.2 Thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử dưới tác động của liên kết 75
4.1.2.1 Đặc điểm của các hộ trồng dưa chuột bao tử 75
4.1.2.2 Tình hình đầu tư thâm canh trồng dưa chuột bao tử 78
4.1.2.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong trồng cây dưa chuột bao tử 80
4.1.3 Điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của mối liên kết “bốn Nhà” trong mô hình trồng dưa chuột bao tử 86
4.2 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” TRONG MÔ HÌNH TRỒNG DƯA CHUỘT BAO TỬ Ở XẪ ĐÔNG PHÚ HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG 90
4.2.1 Những kết quả đạt được 91
4.2.2 Một số tồn tại 92
Trang 94.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN
VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT BỐN NHÀ TRONG MÔ HÌNH TRỒNG DƯA CHUỘT BAO TỬ TẠI XÃ ĐÔNG PHÚ HUỆN LỤC NAM
94
4.3.1 Định hướng 94
4.3.2 Các giải pháp 95
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
5.1 KẾT LUẬN 100
5.2 KIẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2007- 2009 32
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất canh tác xã Đông Phú năm 2009 34
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động xã Đông Phú qua 3 năm 2007- 2009 .36
Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn năm 2009 38
Bảng 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 41
Bảng 4.1 Qui mô diện tích trồng dưa chuột bao tử của xã Đông Phú 55
Bảng 4.2 Dự kiến diện tích trồng dưa chuột bao tử xã Đông Phú 56
Bảng 4.3 Dự kiến diện tích trồng thêm cây rau màu chế biến của huyện Lục Nam 57
Bảng 4.4 Chính sách hỗ trợ cho sản xuất dưa chuột bao tử của xã Đông Phú .60
Bảng 4.5 Kết quả thực hiện mô hình trình diễn dưa chuột bao tử tại thôn Yên Bắc 64
Bảng 4.6 Tình hình tập huấn trong năm 2009 của thôn Trong xã Đông Phú.67 Bảng 4.8 Tình hình phân bố trạm thu mua, sản lượng của các thôn năm 2009 .73
Bảng 4.9 Tình hình thực hiện hợp đồng qua 3 năm (2007 -2009) 74
Bảng 4.10 Tình hình chung của các hộ điều tra 75
Bảng 4.11 Điều kiện sản xuất của hộ trồng dưa chuột bao tử 77
Bảng 4.12 Đầu tư chi phí cho 1 sào dưa chuột trong vụ theo các nhóm hộ 79
Bảng 4.13 Kết quả, hiệu quả sản xuất /1 sào dưa chuột bao tử/ vụ theo nhóm hộ 82
Bảng 4.14 Phân tích lợi ích của hộ liên kết và không liên kết trong trồng dưa bao tử 85
Bảng 4.15 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong liên kết 88
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ liên kết bốn nhà trong mô hình trồng dưa chuột bao tử… 49
Đồ thị 4.1 Kết quả sản xuất giữa hộ liên kết và không liên kết trong trồng dưabao tử 84
Đồ thị 4.2 Hiệu quả sản xuất giữa hộ liên kết và không liên kết trong trồng dưa bao tử 84
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1: Liên kết với Doanh nghiệp để trồng cây rau màu chế biến cây dưa làđúng đắn, cần thiết 69Hộp 4.2: Vụ Đông trồng cây dưa chuột bao tử làm ra đồng tiền 80
Trang 13PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, nhiều nơi còn đóikém nhưng nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, lần đầu tiênnền kinh tế vượt "cửa ải" lương thực và bắt đầu "cất cánh" sản lượng lươngthực liên tục tăng, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới Tuynhiên, sản xuất nông nghiệp còn bấp bênh do ảnh hưởng của nhiều nhân tốnhư điều kiện tự nhiên, giống cây trồng, vật nuôi, việc ứng dụng những thànhtựu khoa học vào sản xuất của các hộ gia đình nông dân còn nhiều khoảngcách Do vậy, cần phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sảnxuất để khoa học thực sự là động lực thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nôngnghiệp nông thôn
Nghị quyết TW 7 đã nêu rõ: “Tăng cường sự liên kết giữa các doanhnghiệp, đội ngũ trí thức với nông dân trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; cóchính sách khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp, trí thức về nông thôn, đónggóp tích cực và có hiệu quả cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân,nông thôn theo đường lối của Đảng” Trên tinh thần đó, việc nâng cao năngsuất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cũng chỉ vì mục đích tăng thêm thunhập, nâng cao mức sống cho người nông dân Tuy nhiên, chỉ một mìnhngười nông dân thì không thể xoay chuyển được tình thế, khâu quan trọngnhất là phải liên kết “bốn Nhà” một cách thiết thực và hiệu quả Phương châm
“liên kết bốn nhà” gồm: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp vàNhà nông để cùng tìm đầu vào và đầu ra ổn định cho hàng hóa nông nghiệpmang lại giá trị cao
Mục đích liên kết là để có được những sản phẩm nông nghiệp chấtlượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm sức khỏe của người tiêudùng, tạo ra môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, an toàn trong giai
Trang 14đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế Muốn vậy phải có sự trợ giúp của các nhàkhoa học về mặt kỹ thuật, chuyên môn, kể cả việc dự báo thị trường, thời tiết.Nhà doanh nghiệp sẽ tổ chức thu gom, xử lý, chọn lựa theo tiêu chuẩn đểphân phối cho thị trường Nhà nông phải bảo đảm cung cấp đầy đủ hàng hóađạt chất lượng Nhà nước là người tổ chức, hỗ trợ về chủ trương, chính sách,
kể cả nguồn vốn và một số vấn đề khác…
Tuy nhiên, việc liên kết: “bốn Nhà” đặt ra nhiều vấn đề: mâu thuẫngiữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn thường xuyên xảy ra, phía chịu thiệtthòi nhất là nông dân Doanh nghiệp thu mua nông sản thường không ổn định
về lượng hàng hóa và giá cả, ngược lại thì nông dân không đủ điều kiện cungứng được; việc cung ứng giống cây trồng vật nuôi chất lượng tốt chưa đápứng yêu cầu; vai trò của nhà nước tuy có nhiều chính sách góp phần kíchthích sản xuất và tiêu thụ nhưng nhiều địa phương chưa mạnh rạn đứng ra làmđầu mối đứng ra thỏa thuận với doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm củanông dân Chính vì vậy trong giai đoạn hiện nay nhiều địa phương đã gặp thấtbại khi thực hiện liên kết “bốn Nhà”
Là một xã miền núi thuộc huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, Đông Phú
đã có những bước đi đúng hướng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng Cùngvới những cây trồng chính như: lúa, cà chua bi, dưa chuột nhật, đậu cô ve,ngô ngọt, dưa chuột bao tử đang phát huy hiệu quả giúp nhân dân của xãĐông Phú đạt được những thành quả nhất định Năm 2009 trồng 1 sào dưachuột bao tử cho năng suất bình quân 700 kg, có nhà đạt tới 1,5-1,6 tấn, thu 7-
8 triệu đồng trong 2 vụ Thành công của mô hình này được đánh giá là có sựhợp tác, liên kết chặt chẽ của: “bốn Nhà” Như vậy thực tế của liên kết “bốnNhà” đã có tác động đến mô hình trồng dưa chuột bao tử như thế nào? Cầnphải có những giải pháp để phát triển mối liên kết đó? Từ đó có được những
đề xuất nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết bốn nhà trong môhình trồng dưa bao tử tại xã Đông Phú nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói
Trang 15chung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của liên kết “bốn
Nhà” đến mô hình trồng dưa chuột bao tử tại xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết
“bốn Nhà” trong sản xuất dưa chuột bao tử xã Đông Phú huyện Lục Namtỉnh Bắc Giang nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung
1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tổ chức tham gia liên kết gồmNhà nước, Nhà Khoa học, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông trong môhình trồng dưa chuột bao tử tại xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh BắcGiang
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về nội dung
- Vai trò của “bốn Nhà” trong mô hình sản xuất dưa chuột bao tử tại xãĐông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
Trang 16- Thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử dưới tác động của liên kết nhằmđánh giá kết quả và hiệu quả đạt được của mô hình liên kết “bốn Nhà”trên địa bàn xã Đông Phú huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
Trang 17PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Để hiểu rõ hơn về các đối tượng tham gia liên kết chúng ta cần tìm hiểumột số khái niệm về Nhà nước, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông cùng một sốkhái niện có liên quan
2.1.1.1 Nhà nước
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máychuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệtnhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấpthống trị trong xã hội (TS Vũ Văn Tuấn, 2008)
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị trong xã hội
có giai cấp, thực hiện chuyên chính giai cấp và các chức năng quản lý đặc biệtnhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, duy trì trật tự xã hội
và phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng (Nguyễn Đình Tuấn,2006)
Nhà nước là tập hợp các cơ quan tổ chức có trách nhiệm về các hoạtđộng hành chính và chỉ đạo thực hiện các quyết định chính sách (Đỗ KimChung, 2008)
Vậy nhà nước là tập hợp các cơ quan tổ chức có quyền lực chính trịtrong xã hội Nhà nước sử dụng quyền lực đó nhằm bảo vệ lợi ích của mìnhtrong xã hội, duy trì trật tự xã hội và phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân
Là sản phẩm của xã hội có giai cấp, nhà nước là tổ chức đặc biệt củaquyền lực chính trị, nó cũng là tổ chức đầu tiên thiết lập quyền lực chính trịtrong đời sống nhân loại và đương nhiên nhà nước chính là công cụ bảo vệ lợiích của giai cấp thống trị trong xã hội, giai cấp nắm quyền lực nhà nước Nhànước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để đàn áp các giai
Trang 18cấp đối địch Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị, trước tiên,nhà nước phải đảm bảo được trật tự xã hội mới – xã hội có giai cấp, tráchnhiệm thống trị, thậm chí là sự hủy diệt nhân loại.
So với các tổ chức khác trong xã hội, kể cả xã hội có giai cấp, xã hộihiện nay, nhà nước có một số đặc trưng sau đây:
(1) Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòanhập với dân cư Như vậy, bản thân nhà nước là một tổ chức có sức mạnh vàsức mạnh ấy buộc mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội phục tùng nó Tuy nhiên,nhà nước lại là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị nên nó hướng tới bảo
vệ lợi ích của giai cấp là người tổ chức và là chủ thể của quyền lực chính trị
ấy chứ không phải là lợi ích của toàn xã hội Điều đó có nghĩa là quyền lựccủa nhà nước không xuất phát từ cộng đồng và cũng trở về phục vụ cộngđồng, không là quyền lực gắn liền với xã hội nữa mà tách khỏi xã hội
(2) Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chínhkhông phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp, giới tính lứatuổi…
(3) Nhà nước có chủ quyền quốc gia Như vậy, nhà nước là tổ chức đạidiện cho mọi các nhân, tổ chức trong một quốc gia để quyết định và thực hiệnmọi công việc đối nội và đối ngoại liên quan tới vận mệnh của quốc gia đó.(4) Nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnhcưỡng chế
(5) Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế
Từ những đặc điểm trên nhà nước có những chức năng sau:
Chức năng của nhà nước là một khái niệm pháp lý thể hiện rõ nhất bảnchất và vai trò của nhà nước Theo khoa học pháp lý: Chức năng của nhànước là những phương diện (những mặt) hoạt động chủ yếu của nhà nước, thểhiện bản chất của giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm vụ cơ bản củanhà nước
Trang 19Nhà nước là một tổ chức sống sinh động thông qua các hoạt động nhấtđịnh, trong đó những phương diện, mặt hoạt động cơ bản của nhà nước đượccoi là chức năng của nhà nước Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý,cưỡng chế đa dạng, phong phú Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động của nhànước đều là chức năng của nhà nước mà chỉ là những phương diện, lĩnh vựchoạt động cơ bản của nhà nước (Vũ Văn Tuấn, 2008).
Maynasd Keynes đặt tên “Bàn tay hữu hình” cho các hoạt động của nhànước điều hành chính trị, duy trì ổn định xã hội Sức mạnh của nhà nước ngàyxưa được đo bằng số lượng cư dân, quy mô lãnh thổ, quân số, binh sĩ….ngàynay được so sánh bằng mức tăng và quy mô GDP, chỉ số phát triển con ngườiHDI, chỉ tiêu quân sự…
Hình thức hoạt động của cơ chế nhà nước là khuôn khổ cứng của luậtpháp, quy định và hoạt động can thiệp và hoạt động kinh tế xã hội
Hoạt động của cơ chế nhà nước: Tín hiệu của cơ chế nhà nước là “giátrị chính trị” biểu hiện quyền lực chính trị của các thế lực, tổ chức, nhà nước.Môi trường lan truyền thông tin là khu vực thuộc phạm vi kiểm soát, bị khốngchế bằng hoạt động chính trị, quân sự, pháp chế của tổ chức, thế lực Xét về
cơ cấu của cơ chế nhà nước, cũng có hai khối Khối thứ nhất (khối A) là cácthế lực thống trị cạnh tranh với nhau, quan hệ với các thế lực bên trong khối
là quan hệ cạnh tranh gay gắt về quyền lực Sự cạnh tranh này dẫn đến cânbằng quyền lực của lực lượng thống trị với Khả năng huy động lực lượng tối
đa và sử dụng một cách có hiệu quả của mỗi thế lực trong thời lỳ cao điểm.Khối thứ hai (khối B) là khối bị trị, các thành viên trong khối có quan hệ hơptác lỏng lẻo, họ trao đổi thông tin, bàn bạc với nhau khi chịu sự quản lý vàtiêu dùng lợi ích từ dịch vụ công của khối A cung cấp Giữa hai nhóm này cómối quan hệ thỏa thuận, mặc cả, trong đó mỗi bên đều nhằm tối đa hóa lợi íchthu được và tối thiểu hóa chi phí
Trang 20Động lực của cơ chế nhà nước là đối đa hóa quyền lực chính trị, từ mâuthuẫn chính là “mỗi người đều dành quyền lực” sẽ tao lên lợi ích chính trịchung của xã hội Trong mối quan hệ nhà nước, có hai khối chính là thế lựcthống trị và thế lực bị trị, công cụ được sử dụng chính của khối thống trị đểquản lý nhà nước và lãnh đạo khối bị trị là luật pháp, thể chế, mệnh lệnh hànhchính, bạo lực trấn áp, thông tin tuyên truyền, cấp phát ngân sách hoặc chitiêu của chính phủ, thu thuế, huy động sức người….ngược lại khối bị trị dùngcác công cụ như ý kiến công luận, bầu cử, biểu tình, vận động hành lang đểgiao tiếp và cân bằng ảnh hưởng của mình với khối thống trị (Đặng Kim Sơn,2004)
2.1.1.2 Nhà khoa học
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thứcmới, học thuyết mới… về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyếtmới này, tốt hơn, có thể thay thế dần cái cũ, không còn phù hợp Thí dụ: Quanniệm thực vật không có cảm giác thay thế bằng thực vật có cảm giác (LêHoa, 2003)
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống trí thức về quy luật của vậtchất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tưduy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triểntrên cơ sở thực tiễn xã hội
Nhà khoa học là những người nghiên cứu và khám phá ra những kiếnthức mới và mong muốn những nghiên cứu đó sẽ được áp dụng trong thựctiễn thay cho những nghiên cứu cũ không còn phù hợp Nhà khoa học đóngvai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển tải tiến bộ kỹ thuật (TBKT) củamình ra thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Công nghệ là tập hợp những phương tiện, phương pháp, kỹ năng,những thông tin để biến đổi nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩmdịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người (Lê Thị Hoa, 2003)
Trang 21Khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.Vai trò của nó được thể hiện như sau:
Thứ nhất, mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực khai thác, từ đó tạo điều kiện chuyển chiến lược phát triển kinh
tế theo chiều rộng sang chiến lược kinh tế phát triển theo chiều sâu
Thứ hai, thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thứ ba, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế Thứ tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Kinh tế học hiện đại
khi phân tích đóng góp của các nguồn lực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế đãcho rằng: khoa học và công nghệ là biến số quan trọng nhất (Lê Hoa, 2003)
Tóm lại, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng đối với phát triểnkinh tế trong điều kiện hiện nay, nó là động lực lớn cơ bản nhất thúc đẩy tăngtrưởng và phát triển kinh tế Vai trò này càng đặc biệt quan trọng hơn đối vớinhững nước đang trên con đường phát triển rút ngắn để sớm trở thành mộtnước công nghiệp
Tuy nhiên, phần đóng góp của khoa học công nghệ đối với phát triểnkinh tế nước ta trong thời gian qua còn quá nhỏ bé Nhiều vấn đề bức xúc củacông cuộc đổi mới chưa được luận giải Số lượng các công trình nghiên cứu
cơ bản phục vụ sáng tạo, đổi mới công nghệ còn ít Công nghệ chế biến, côngnghệ sau thu hoạch chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp Khoahọc và công nghệ trong nông nghiệp chưa thực sự đóng vai trò hỗ trợ đổi mớicông nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo ra nhiềungành nghề mới Nhìn chung, khoa học và công nghệ chưa trở thành nhân tốchủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ (KTTB) là quá trình đưa các tiến bộ đãđược khẳng định là đúng đắn trong thực tiễn vào áp dụng trên diện rộng đểđáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống của con người (Đỗ Kim Chung,2005)
Trang 22Kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp là những kỹ thuật được khẳng định
là phù hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế và xã hội trên đồng ruộng của nôngdân, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp,tạo điều kiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho nôngnghiệp và nông thôn Tính từ “tiến bộ” ở đây thể hiện sự “tốt hơn” và “mớihơn” so với kỹ thuật hiện có Kỹ thuật tiến bộ góp phần nâng cao năng suất,hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của nông dân và cư dânnông thôn KTTB mang tính “tiến bộ” và phải phù hợp với nhu cầu của địabàn mà chuyển giao Theo các tác giả Nguyễn Văn Thu và Bùi Mạnh Hảo(2001), khi xem xét khả năng ứng dụng và phổ cập của một KTTB vào thựctiễn, cần phải tìm đến “sức đẩy của công nghệ” và “sức kéo nhu cầu” củaKTTB đó Sự phổ cập của một KTTB phụ thuộc rất nhiều vào “sức kéo nhucầu” Vì thế, vẫn theo hai tác giả trên khi lựa chọn KTTB để chuyển giao cầnkhông những xem xét “tính tiến bộ” mà quan trọng hơn phải làm rõ được
“nhu cầu” thật của địa bàn sẽ tiếp thu công nghệ Kỹ thuật tiến bộ mang tínhtương đối, KTTB có thể là “mới” với cộng đồng nông dân này, vùng này vàquốc gia này mà có thể là không “mới” với cộng đồng nông dân khác, vùngkhác và quốc gia khác Kỹ thuật tiến bộ có thể là sản phẩm của cơ quannghiên cứu và chuyển giao, cũng có thể là kết quả của quá trình tự đánh giá,lựa chọn và đổi mới của nông dân cho phù hợp với nhu cầu của sản xuất vàđời sống của họ Chuyển giao KTTB trong nông nghiệp là quá trình giúpnông dân áp dụng các KTTB để giải quyết được các khó khăn trong nôngnghiệp và nâng cao đời sống, lợi ích của nông dân
Công tác chuyển giao KTTB nhằm giúp nông dân có khả năng tự giảiquyết các vấn đề của gia định và cộng đồng Nhằm đẩy mạnh sản xuất, nângcao đời sống và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thôngqua áp dụng thành công KTTB bao gồm cả những kiến thức và kỹ năng vềquản lý, thông tin và thị trường, các chủ trương chính sách về nông nghiệp và
Trang 23nông thôn Chuyển giao KTTB còn phải giúp nông dân liên kết lại với nhau
để phòng và chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúctiến thương mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành và tổchức các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn (Đỗ Kim Chung,2005)
2.1.1.3 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, thựchiện các hoạt động sản xuất, cung ứng trao đổi hàng hóa trên thị trường, theonguyên tắc tối đa hóa lợi ích kinh tế của người chủ sở hữu về tài sản củadoanh nghiệp, thông qua đó tối đa hóa lợi ích của đối tượng người tiêu dùng
và kết hợp một cách hợp lý với những mục tiêu kinh tế xã hội (Nguyễn TấtBình, 2000)
Như vậy, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lời
Như vậy, tùy theo mục đích hoạt động và ngành nghề kinh doanh củamỗi doanh nghiệp mà nội dung đăng ký kinh doanh khác nhau
Doanh nghiệp bao gồm có các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ,doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp hoạt động cả sản xuất và thương mại
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay khôngcòn phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố Trong đó có những nhân tố chủ quan và nhân tố kháchquan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nhân tố chủ quan là những nhân tố do bản thân doanh nghiệp đem lại
có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tình hìnhcuang cấp hàng hóa đầu vào, tình hình cung cấp nguyên vật liệu, chất lượng
Trang 24chủng loại cơ cấu hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra, phương thức bán hàng,chiến lược thị trường, tiếp thị, tổ chức và kỹ thuật thương mại, trình độ cán bộ
và năng lực quản lý
Thứ nhất, đối với tình hình cung cấp hàng hóa đầu vào cho kinh doanh
thương mại hay thu mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất phụ thuộc vàovốn, tiền mặt, thị trường, cung ứng, năng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi.Đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình cung cấp đầu vào
Thứ hai, đối với tình trạng dự trữ hàng hóa: hàng tồn kho phải đảm bảo
không để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng, làm mất mát khách hàng
và cơ hội kinh doanh Tuy nhiên, nếu hàng tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốndẫn đến chi phí bảo quản hàng tồn kho ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Thứ ba, giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối
lượng tiêu thụ của doanh nghiệp Giá bán phải phù hợp vừa thỏa mãn đượcnhu cầu tiêu dùng của khách hàng lại vẫn phải đảm bảo lợi nhuận cho doanhnghiệp
Thứ tư, chất lượng hàng hóa: đây là một yếu tố mà xu hướng xã hội
ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì hàng hóa Chú ý đến giáthành phải phù hợp giữa chất lượng và giá cả
Thứ năm, phương thức bán hàng: thể hiện phương thức thanh toán,
quảng cáo, tiếp thị, lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ để
có chính sách kinh doanh phù hợp Tùy theo từng khách hàng, từng thị trườngtiêu thụ mà có phương thức bán hàng khác nhau
Thứ sáu, tổ chức kỹ thuật thương mại: thể hiện ở mạng lưới đại lý, bố
trí cửa hàng sao cho hàng hóa, sản phẩm được phân bố đồng đều ở các vùng
Bố trí mạng lưới đại lý lớn ở thị trường tiêu thụ mạnh
Thứ bảy, đổi mới công nghệ; đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ
kiến thức sao cho nâng cao được năng lực có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn
Trang 25với một số lượng đầu vào như cũ hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩm như
cũ với khối lượng đầu vào ít hơn Có thể đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quytrình sản xuất, cả hai nội dung đều quan trọng vì vậy cần phải tìm hiểu trướckhi quyết định
Thứ tám, tổ chức sản xuất: khâu tổ chức sản xuất cần phải được nhịp
nhành và ăn khớp giữa các bộ phận từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâucuối cùng đóng gói và kiểm tra sản phẩm Tổ chức sản xuất tốt sẽ đảm bảođược cung ứng sản phẩm kịp thời, tiết kiệm được những khoản chi phí khôngcần thiết, điều đó ảnh hưởng một cách tích cực đến kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hay còngọi là môi trường kinh doanh như chính sách vĩ mô của chính phủ nhằm ổnđịnh hóa như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách về tỷ giá hốiđoái và những nguyên nhân thuộc về khách hàng
Thứ nhất, tình hình xã hội: biến động về cơ cấu nền kinh tế và xu
hướng phát triển chung của toàn xã hội
Thứ hai, mức thu nhập của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu tiêu dùng
có mối quan hệ thuận biến với thu nhập
Thứ ba, thay đổi về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, trong đó
nhu cầu đó tự nhiên hay mong muốn
Thứ tư, tình hình thế giới và khu vực, các khuynh hướng thương mại,
xu thế hội nhập, khu vực hóa và toàn cầu hóa
Thứ năm, tiến trình quan hệ ngọai giao, hợp tác và đầu tư của nước ta
với các nước khác trên thế giới
Thứ sáu, những nguyên nhân bất thường: thiên tại, lũ lụt, hỏa hoạn Thứ bảy, chính sách vĩ mô của chính phủ ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ chính sách ảnh hưởng đến doanhthu từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận (Nguyễn Năng Phúc, 2003)
Trang 26Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộcbởi hai yếu tố chủ quan và khách quan Nhà quản lý phải phân tích cụ thểriêng biệt giữa hai nhân tố tác động này để có những điều chỉnh cho phù hợpnhất và hiệu quả nhất.
Adam Smith đặt tên: “Bàn tay vô hình” cho uy lực của thị trường tựđộng điều tiết tài nguyên, tạo nên của cải xã hội Sức mạnh của một thực thểhoạt động thị trường được đo lường bằng khả năng cạnh tranh, khả năng tích
tụ tư bản, trình độ công nghệ, năng lực lưu thông buôn bán, hiệu quả đầu tư,khả năng lan truyền tín hiệu giá cả để điều phối tài nguyên, mức độ tiếp giảmchi phí giao dịch…
Thị trường hoạt động theo hình thức tự do, thông qua hoạt động buônbán trao đổi, các bên tham gia đều có lợi, cạnh tranh trong kinh doanh hànghóa, dịch vụ
Hoạt động của cơ chế thị trường: Xét về khía cạnh thông tin, tín hiệuchính của thị trường là giá cả, phản ánh giá trị kinh tế, thể hiện mức độ khanhiếm của hàng hóa, dịch vụ được buôn bán Môi trường lan truyền thông tinkinh doanh là khu vực tham gia hoạt động giao thương thương mại Để môhình hóa các hoạt động này, người ta thường mô phỏng trên máy tính các môhình “cân bằng cung cầu” hay trong phạm vi toàn bộ không gian thông tin đểđạt tới cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ
2.1.1.4 Nhà nông
Chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta là kinh tế hộ nôngdân Quá trình nghiên cứa về sự phát triển của kinh tế hộ nông dân trong sảnxuất nông nghiệp có thể rút ra kết luận sau:
Thứ nhất, các loại tư liệu sản xuất cơ bản từ đất đai đến các loại máy
móc, sức kéo súc vật… được sử dụng hợp lý và được chăm sóc tốt hơn trên
cơ sở hộ có quyền tự chủ trong sở hữu và sử dụng
Trang 27Thứ hai, tính tự chủ của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp đã thúc
đẩy khả năng tự đầu tư, kể cả đầu tư tiền vốn và lao động vào sản xuất, quản
lý chặt chẽ sản phẩm làm ra và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thứ ba, phát triển kinh tế hộ phát huy được động lực của nguyên tắc
phân phối theo lao động Ai làm nhiều, làm tốt thì được hưởng nhiều
Thứ tư, phát triển kinh tế hộ đã giải quyết được bước cơ bản về việc
làm, nâng cao thu nhập ở các vùng nông thôn trong cả nước
Bên cạnh những tác đông tích cực trên thì bản thân kinh tế hộ cũng bộc
lộ nhược điểm sau:
Thứ nhất, quy mô kinh tế của mỗi hộ nhỏ, do bởi kìm hãm bởi bình
quân diện tích đất canh tác thấp, phần lớn là các hộ thuần nông, trồng lúa làchính nên giá trị sản xuất thấp, thu nhập thấp, khả năng tiết kiệm và mở rộngsản xuất thấp
Thứ hai, khả năng sản xuất hàng hóa của kinh tế hộ không đồng đều, do
các hộ có sự khác biệt rất xa nhau về trình độ sản xuất và hiểu biết về kinhdoanh giữa các hộ Do đó sản phẩm hàng hóa khác biệt nhau về chất lượng,mẫu mã và chủng loại Từ đó khó tiêu thụ và chiếm lĩnh được thị trường, làmcho sản xuất thiệt thòi
Thứ ba, kinh tế hộ không thể hoặc rất khó khăn trong việc tổ chức quá
trình sản xuất từ sản xuất hàng hóa đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.5 Mô hình
Mô hình là một trong các phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộngrãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
Mỗi cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung
và cách hiểu riêng Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì mô hình là sự môphỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu Khi môhình là đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được đơn giản về một vấn đề
Trang 28phức tạp, giúp cho ta nhận biết được vấn đề nghiên cứu (Quyền Mạnh Cường,2006).
Theo Hoàng Đình Tuấn (1990) thì mô hình là sự phản ánh hiện thựckhách quan của đối tượng, sự hình dung, tưởng tượng đó bằng ý nghĩa củangười nghiên cứu
2.1.1.6 Hợp tác
Khái niệm hợp tác được dùng phổ biến cho nhiều lĩnh vực của xã hội,loài người Để giúp đỡ, hỗ trợ nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sảnxuất kinh doanh, dịch vụ và có xu hướng phát triển thành hợp tác xã Sự hợptác có thể diễn ra ngẫu nhiên, nhất thời như những người nông dân đổi côngcho nhau trong mùa vụ, những người thợ thủ công hợp sức với nhau để thựchiện một vài công việc sản xuất, các tiểu thương hợp vốn để mua bán khi cầnthiết…Những hình thức này đã có lâu đời trong lịch sử, nó được phát triểncùng với sự phát triển của kinh tế - kỹ thuật
Từ hợp tác ngẫu nhiên, nhất thời tiến tới sự hình thành liên kết hợp tác.Trước tiên là liên kết giữa những người chuyên sản xuất và người làm chứcnăng lưu thông, chẳng hạn trong những người sản xuất thủ công nghiệp ở cáclàng nghề truyền thống có một số người mang sản phẩm đi bán nơi xa đượcgiá cao hơn, lúc đầu những người khác gửi bán hàng hộ trả công bán hàng,sau đó hình thành những người chuyên mua vật tư và bán sản phẩm cònnhững người khác chuyên sản xuất Đến một giai đoạn nhất định sự liên kếthợp tác diễn ra trong sản xuất – một số hộ chuyên sản xuất một khâu côngviệc liên kết hợp tác với các hộ ở các khâu khác trong quá trình tạo ra sảnphẩm hoàn chỉnh
Trang 29theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước Mục tiêu củaliên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua cácquy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềmnăng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợiích cho nhau”.
Tác giả Trần Văn Hiến (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trìnhthâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh
tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng
có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai tháctốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thểtiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc cácngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực quốc tế
Trong các văn bản của nước ta liên kết kinh tế được hiểu là các hìnhthức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc
và đưa ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinhdoanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất
Tóm lại, có thể rút ra một số đặc trưng của liên kết kinh tế như sau:Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuấtphát từ những lợi ích kinh tế khác nhau của từng chủ thể kinh tế cũng như quátrình vận động phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất
Liên kết kinh tế là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặtchẽ, ổn định, thường xuyên lâu dài thông qua những thỏa thuận, hợp đồng từtrước giữa các bên tham gia liên kết
Liên kết kinh tế là quá trình xích lại gần nhau và ngày càng cố kết vớinhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết Quá trình nàyvận động, phát triển qua những nấc thang từ quan hệ hợp tác, liên doanh đếnliên hợp, liên minh, hợp nhất lại
Trang 30Liên kết kinh tế là những hình thức hoặc những biểu hiện của sự hànhđộng giữa chủ thể liên kết thông qua những thỏa thuận, những giao kèo, hợpđồng, hiệp định, điều lệ…Nhằm thực hiện tốt những mục tiêu nhất định trongtất cả các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất kinhdoanh…) Tùy theo góc độ xem xét quá trình liên kết có thể diễn ra liên kếttheo ngành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ…
2.1.3 Ý nghĩa kinh tế, xã hội trong liên kết giữa Nhà nước, Nhà Khoa học,
Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông.
Củng cố liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thứctrong những nǎm tới là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thốngchính trị Nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết chặt chẽ và có hiệuquả trong sản xuất; phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến, nâng cao giá trịnông sản, thu hút lao động nông nghiệp dôi dư vào sản xuất công nghiệp khiứng dụng máy móc, công nghệ vào nông nghiệp Giải quyết việc làm lâu dài,bền vững cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp; tích cực thu mua sảnphẩm nông nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế; Hỗ trợ vốn cho nông dân mởrộng gia trại, trang trại, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, chế tạomáy móc, giống cây con cho năng suất cao để chuyển giao cho nông nghiệp,nông dân sản xuất
Tạo sự gắn kết bốn nhà: khi các nhà cùng tham gia liên kết thì sẽ hiệuquả thu được cao hơn, đồng bộ hơn trong quá trình thực hiện Với việc thamgia của nhà nước (nhà quản lý thì quá trình chồng chéo về cơ chế chính sách
sẽ được hạn chế tối đa thay vào đó là chính sách đồng bộ trong sản xuất Với
sự có mặt của nhà khoa học thì kỹ thuật tiến bộ sẽ được cập nhật và áp dụngthường xuyên trong sản xuất thay thế những kỹ thuật lạc hậu không hiệu quả,giống cây trồng vật nuôi có năng suất và hiệu quả thấp Còn với các doanhnghiệp và người dân thông qua liên kết giúp cho họ yên tâm hơn trong sảnxuất, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, ổn định yếu tố đầu vào thị trường đầu ra,
Trang 31giảm thiểu rủi ro cũng như được chia sẻ rủi ro trong sản xuất, và sự liên kếtnhư vậy sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giúpcho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triểnbền vững phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và phát triển của nềnkinh tế Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Khái quát về cây dưa chuột bao tử
2.2.1.1 Giới thiệu về cây dưa chuột bao tử
Dưa chuột bao tử dùng để dầm dấm hoặc muối mặn để xuất khẩu manglại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân
Sau 30-35 ngày kể từ khi tra hạt vào bầu, dưa cho thu hoạch Tuynhiên, trồng dưa chuột bao tử đòi hỏi nhiều công lao động Trung bình mỗisào dưa chuột bao tử đạt từ 6 – 7 tạ quả trong 1 vụ
Theo Đông y, dưa chuột tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợitiểu, dùng chữa các chứng bệnh do nhiệt như kiết lỵ, phù thũng do thấp nhiệt
có kết quả tốt Trong 100g dưa chuột có 95g nước, 0,8g protit, 3g glucit, 0,7gxenlulo, tương đương với nhiều loại rau tươi khác như cải sen, cải cúc, cảixoong, cải thìa… Ngoài ra trong dưa chuột còn có nhiều loại vitamin và muốikhoáng cần thiết cho cơ thể như caroten 0,3 mg trong 100g, vitamin B1 0,03
mg, vitamin B2 0,04mg, vitamin PP 0,1 mg, vitamin C 5 mg, can xi 23 mg,photpho 27 mg, sắt 1 mg
Các giống dưa chuột bao tử hiện đang được trồng phổ biến là các giốngF1 của Nhật, Mỹ, Thái Lan, Hà Lan như: Ninja 179, Marinda, Happy 02,Mummy 331
Các giống trên có đặc điểm sinh trưởng khỏe, năng suất cao, nhiều hoacái (khoảng hơn 95% số hoa), qủa lớn nhanh, mỗi chùm 2 - 3 quả
Thời vụ trồng:
Trang 32+ Vụ xuân: gieo tháng 2 thu hoạch tháng 4-5, cần chọn ruộng chân cao.+ Vụ đông: Có thể gieo từ 15/9 đến 10/10 Nhưng tốt nhất là từ 15/9đến 25/9 Nếu trồng cây dưa trên đất 2 vụ lúa sẽ cho năng suất cao và ổn địnhhơn Vụ đông trồng ở những ruộng tiện tưới tiêu nước.
2.2.1.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Qua tìm hiểu và tham khảo tài liệu trên phương tiện thông tin đại chúng
và thực tế trên thị trường tiêu thụ dưa chuột bao tử địa phương cho thấy:
a Thị trường tiêu thụ trong nước
Dưa chuột bao tử ở Đông Phú thường được bán cho các doanh nghiệp
ký hợp đồng (vụ xuân năm 2009 có 2 doanh nghiệp đến địa phương ký kếthợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nhân dân đó là Công ty chế biến rau quả xuấtkhẩu Bắc Giang và công ty chế biến rau quả xuất khẩu Hải Dương Ngoài rabán cho các thương lái trong vùng Vụ xuân năm 2009 nhân dân xã Đông Phúbán cho các Doanh nghiệp 437.393 kg dưa chuột bao tử với giá bình quân3.500 đ/kg (do việc tiêu thụ của doanh nghiệp thu mua gặp khó khăn nêngiảm giá từ 5000 đ/kg xuống 3.500đ/kg) Dưa chuột bao tử cũng được thịtrường ưa chuộng như dùng ăn với các bữa cơm, dưa chuột bao tử dầmdấm…thường được tiêu thụ ở trung tâm huyện, thị xã và đem ra Hà Nội.Bên cạnh đó, dưa chuột bao tử còn được tiêu thụ ở các tỉnh lân cận như HảiDương, Hà Nam, Lạng Sơn và một số tỉnh khác
b Thị trường tiêu thụ ở nước ngoài
Thị trường xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột đãđược mở rộng thêm 10 nước, trong đó chủ yếu là các nước trong khối EU như
Hà Lan, Bồ Đào Nha và khối Asian là Campuchia, Singapore và Malaysia.Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột đang tăngmạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hảiquan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột 5
Trang 33tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với cùng kỳ
2008 Ước tính tháng 6 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9 triệuUSD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1triệu USD
Trong 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu mặt hàng dưa chuột đến các thịtrường đều tăng Trong đó, tỷ trong xuất khẩu sang 3 thị trường là Nga, NhậtBản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim ngạch)
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam trong đó Liên Bang Ngađạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ Đâycũng là thị trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến nay Sảnphẩm dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột được người tiêu dùngNga khá ưa chuộng Trong đó phải kể đến mặt hàng dưa chuột bao tử dầmdấm Đây là mặt hàng luôn đạt kim ngạch cao nhất và có mức tăng trưởngxuất khẩu ổn định Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu dưa chuộtbao tử dầm dấm trong tháng 12/08 chỉ đạt gần 900 nghìn USD, nhưng đếntháng 3/2009 đã tăng lên 2 triệu USD, tháng 5/2009 đạt 3,1 triệu USD Tínhchung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 9triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ Tiếp đến là mặt hàng Dưa chuột trung tửdầm dấm với kim ngạch đạt 2 triệu USD; Dưa chuột muối và dưa chuột ngâmvới hành, ớt, tỏi, cà chua đạt 1,2 triệu USD
2.2.2 Thực tiễn liên kết ở một số quốc gia trên thế giới
Liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp được nhiều nước sử dụng
Mô hình liên kết bốn nhà đem nhiều lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt lànông dân và mô hình phát triển ở nhiều nước trên thế giới
* Ở Kenya
Kenya là nước sản xuất chè đứng thứ tư trên thế giới vào năm 2006 Ởđây, chè là nguồn đổi ngoại tệ mà Kenya kiếm được Năm 1963, Kenya đãsản xuất 18 tấn và đến năm 2000 đã sản xuất được 260000 tấn và đạt được
Trang 34350.000 tấn năm 2005 Có được năng suất sản lượng cao như vậy là do nướcKenya tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp sản xuất và đóng gói sản phẩm,tăng diện tích trồng chè cho nông dân, quy hoạch dồn điền đổi thửa, địnhhướng chuyển dịch phù hợp, giới thiệu cho nông dân các mô hình sản xuấtmới hiệu quả cao…Cùng với những chính sách khuyến khích giúp đỡ doanhnghiệp yên tâm đầu tư, nông dân yên tâm sản xuất như là chính sách khấu trừthuế VAT, đầu vào cho sản phẩm, chính sách liên kết sản xuất bao tiêu vớinông dân.
Để doanh nghiệp gắn bó lâu dài với nông dân nhà nước tạo điều kiệncho doanh nghiệp áp dụng cơ chế lãi với nông dân (việc này có thể thực hiệntrước khi đánh thuế thu nhập), đồng thời cho phép doanh nghiệp thành lậpquỹ hỗ trợ rủi do thiên tai và rớt giá Doanh nghiệp ngoài việc sử dụng thànhtựu khoa học và công nghệ chung của xã hội, họ còn mua các nghiên cứukhoa học của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài, nhằm đạt đượchiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh của mình
2.2.3 Thực tiễn về vấn đề liên kết tại Việt Nam
Nhằm phát triển vùng nguyên liệu bền vững ở nhiều địa phương thìnhiều mô hình liên kết “bốn Nhà” đã xuất hiện Mục đích có được sản phẩm
có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra môi trường cạnhtrạnh lành mạnh, an toàn trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.3.1 Tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang
Cánh đồng sản xuất rau chế biến ở huyện Tân Yên được hình thànhcách đây đã lâu nhưng chỉ thực sự phát huy hiệu quả từ khi có "bắt tay" của
"4 nhà"
Những năm gần đây, cánh đồng sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩutrên địa bàn xã Cao Xá đã có thu nhập cao và ổn định Bởi vậy diện tích trồngdưa chuột bao tử ở vùng này tăng nhanh, từ một vài ha năm 2003 lên gần 30
ha năm 2008 Theo người dân nơi đây, nếu sản xuất dưa bao tử bảo đảm quy
Trang 35trình kỹ thuật, thị trường đầu ra ổn định thì thu nhập cao hơn nhiều lần so vớicấy lúa và một số loại rau màu khác Anh Giáp Văn Tuấn, thôn Thượng chobiết: "Năm 2005, khi có các công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, gia đìnhtôi đã chuyển gần 2 sào ruộng cấy lúa hay bị khô hạn ở vụ xuân sang trồngdưa chuột bao tử Từ đó đến nay, mỗi năm gia đình tôi trồng 2 sào dưa chuộtbao tử, năng suất đạt 1 tấn/sào Năm 2008, với giá bán 4.000 đồng/kg, giađình tôi có thu nhập từ 4 triệu đồng/sào/vụ" Từ hiệu quả đó nên vụ xuân nămnay gia đình anh Tuấn và nhiều hộ dân trong xã đã ký hợp đồng với các công
ty chế biến nông sản xuất khẩu trong tỉnh sản xuất gần 40 ha dưa chuột bao tửxuất khẩu Cũng theo anh Nguyễn Văn Thu ở khu vườn Đình, thị trấn CaoThượng thì trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu vừa dễ vừa khó bởi không có sựphối hợp của “bốn Nhà”: nhà nông- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp- nhànước cùng hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường đầu ra thì không thểsản xuất hàng hóa được
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, UBNDhuyện đã quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh dưa chuột bao tử để xây dựngcánh đồng cho thu nhập cao tại những xã chủ động được nước tưới như: Cao
Xá, Việt Lập, thị trấn Cao Thượng, An Dương… Một số công thức luân canhđược áp dụng là: dưa chuột bao tử- lúa mùa- dưa chuột bao tử; dưa chuột baotử- lúa (bí đỏ, dưa hấu) - dưa chuột bao tử… Bên cạnh đó, UBND huyện trích ngân sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương nội đồng để bảo đảm nướctưới phục vụ sản xuất; trợ giá giống, vật tư, phân bón, công chỉ đạo, bồithường một phần thiệt hại cho nông dân nếu gặp rủi ro trong sản xuất; tăngcường tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật; thường xuyên tổ chức hộithảo đầu bờ, mời các nhà khoa học, các doanh nghiệp cùng tham gia bàn bạc,lựa chọn địa điểm đầu tư, xây dựng mô hình điểm Đồng thời, thành lập Banchỉ đạo phát triển rau chế biến xuất khẩu cấp huyện, ban điềuhành cơ sở đểcùng phối hợp vận động nông dân trồng dưa chuột bao tử, giải quyết các vấn
Trang 36đề liên quan đến hợp đồng Đáng lưu ý, từ năm 2008- 2010, huyện có chínhsách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa với các nội dung như:thưởng ban điều hành sản xuất rau chế biến xuất khẩu ở những cánh đồng chothu nhập cao 1,5 triệu đồng; thưởng đơn vị lần đầu có hợp đồng sản xuất gắnvới tiêu thụ nông sản trên địa bàn 5 triệu đồng nếu có tổng giá trị hàng hóatiêu thụ đạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và 10 triệu đồng nếu tổng giá trịhàng hoá tiêu thụ đạt trên 1 tỷ đồng Ở một số xã trích ngân sách hỗ trợ nôngdân giá giống và thuốc bảo vệ thực vật từ 20-30 nghìn đồng/sào trồng dưachuột bao tử Về phía doanh nghiệp, các công ty chế biến nông sản xuất khẩucung ứng giống, vật tư, phân bón và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nôngdân thông qua các ban điều hành ở thôn, xã, nếu giá thị trường có biến độnglớn tại thời điểm thu mua, công ty sẽ điều chỉnh phù hợp Đến vụ thu hoạch,công ty đưa xe đến tận ruộng thu mua theo đúng hợp đồng đã ký kết Nhờ cóliên kết “bốn Nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên một vài năm gần đây, tại những cánh đồng chuyên canh sản xuất dưa bao tử trên địa bàn huyện
đã cho thu nhập từ 115- 163 triệu đồng/ha/năm Theo thống kê năm 2008,nông dân trên địa bàn huyện tiêu thụ 600 tấn dưa chuột bao tử theo hợp đồngvới các nhà máy, doanh thu đạt khoảng 2,4 tỷ đồng Không chỉ sản xuất dưachuột bao tử, khi được các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổnđịnh, nông dân ở Tân Yên còn trồng cà chua bi, ớt, ngô ngọt, hành lá HànQuốc xuất khẩu…Với những chính sách "kích cầu" sản xuất như trên, năm
2009, nông dân trên địa bàn huyện mở rộng diện tích sản xuất rau chế biếnxuất khẩu lên 150 ha, trong đó dưa chuột bao tử 100 ha, tăng 50 ha so vớinăm trước Theo đó, huyện hỗ trợ ba mô hình sản xuất dưa bao tử tập trungvới quy mô 10ha/cánh đồng tại các xã Việt Lập, Quang Tiến, Ngọc Thiện vớimức 20 triệu đồng/mô hình để mua cây giống, tập huấn kỹ thuật
Ông Nguyễn Tú Ngọc, Phó Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện chobiết: Những năm gần đây, mô hình liên kết “bốn Nhà” đã gắn kết trách nhiệm
Trang 37của từng thành viên trong sản xuất, từ đó, góp phần hình thành những vùngsản xuất hàng hoá chuyên canh cho thu nhập cao, tạo tiền đề để huyện đẩymạnh phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập trên một đơn vịdiện tích, tạo ra khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường Năm 2008,toàn huyện có 40 cánh đồng cho thu nhập cao, giá trị trên 1 ha đất canh tácđạt 40 triệu đồng, tăng gần 5 triệu đồng so với năm 2007.
2.2.3.2 Tại Thái Bình
Thái Bình: lúa chất lượng và "mối liên kết 4 nhà" Trong những năm gầnđây nhu cầu về gạo chất lượng tăng lên rõ rệt, chứng tỏ đời sống của ngườidân đã thay đổi không chỉ ăn no mặc ấm mà đã chuyển dần sang ăn ngon hơnmặc đẹp Nền kinh tế thị trường đã làm cho nông dân năng động hơn; ở nhiềuđịa phương nếu như trước đây cấy lúa chạy theo hướng chọn giống năng suấtcao, thì bây giờ nông dân đã chọn giống thu nhập cao
Vụ mùa 2006, Trung tâm KN & Khuyến nông Thái bình kết hợp vớiHTX Tây Tiến - Tiền Hải xây dựng vùng thâm canh lúa chất lượng cao vớigiống BT7 và T10 diện tích gieo cấy thực tế đã lên đến 175 ha, đạt 54% diệntích canh tác toàn xã, với năng suất trung bình 180 kg/sào Do cấy thành vùngtập trung, có chỉ đạo kỹ thuật và hướng dẫn khi thu hoạch nên sản phẩm thócđảm bảo chất lượng, ít lẫn tạp, khối lượng lớn HTX đã liên kết với công tyTNHH Hưng Cúc để tiêu thụ cho nông dân theo giá thoả thuận tại thời điểm:Thóc BT7, T10 giá 3.900đ-4.000đ/kg, trong khi đó thóc Q5 giá 2.500đ/kg.Như vậy cấy lúa chất lượng cho thu nhập cao hơn giống Q5 năng suất trungbình 220 kg/sào, từ 150 - 170 ngàn đồng / sào
Vụ xuân 2007 nhiều địa phương trong tỉnh đã hợp đồng với công ty TNHHHưng Cúc bao tiêu thóc chất lượng BT7 và T10, như HTX Tây An, An Ninh,Tây Tiến,Vũ Thắng, Vũ Lạc, Thái Hà, Tự Tân
Công ty TNHH Hưng Cúc liên kết với cán bộ khuyến nông tỉnh tậphuấn kỹ thuật gieo cấy giống chất lượng cho các địa phương Các HTX tổ
Trang 38chức họp dân, quy hoạch vùng sản xuất cấy giống chất lượng BT7, T10 chocông ty Để tạo điều kiện cho các địa phương yên tâm cấy lúa chất lượng,công ty đã hợp đồng và đặt cọc tiền thu mua thóc chất lượng BT7&T10, đảmbảo thu mua hết số lượng thóc mà nông dân sản xuất ra Giá cả theo thịtrường tại thời điểm, ít nhất bằng 1,3 kg thóc Q5 thị trường ở vụ xuân và bằng1,4 kg thóc Q5 thị trường ở vụ mùa Sau khi được tập huấn hướng dẫn kỹthuật cấy lúa chất lượng, một số hộ nông dân ở nhiều địa phương trên đã đăng
ký cấy 60-70% diện tích của gia đình mình
Điều tra thị trường tiêu thụ, chúng tôi nhận thấy thiếu rất nhiều gạochất lượng cao tiêu thụ nội địa cho dịp Tết Nguyên Đán Giá gạo chất lượngcao hơn ngày thường từ 15-20% Nhưng muốn vận động dân cấy lúa chấtlượng vụ mùa không gì tốt hơn là phải bắt đầu ngay từ vụ xuân Khi sản xuất
vụ xuân tiêu thụ an toàn và có hiệu quả cao, nông dân sẽ tiếp thu cấy giốngchất lượng ở vụ mùa tốt hơn
Muốn cấy được lúa chất lượng vụ mùa có diện tích lớn và có hiệu quảcao phải áp dụng đồng bộ các TBKT về thời vụ, giống, cách bón phân riêngcủa vụ mùa để tránh bạc lá và sự phối hợp chỉ đạo kiên quyết của lãnh đạođịa phương HTX Tây An, địa phương vụ đầu tiên mạnh rạn cấy 130 mẫu lúachất lượng T10, trong tổng diện tích 40% lúa chất lượng vụ xuân 2007, chủnhiệm Lâm Văn Triêm rất phấn khởi tâm sự: "xã Tây Tiến nhanh nhạy hơn,tuy chưa tìm được đơn vị bao tiêu thóc chất lượng mà vụ mùa 2006 đã cấytrên 54% diện tích, nay đã có công ty TNHH Hưng Cúc lo đầu ra thì chúng tôiyên tâm lắm"
Đề án sản xuất vụ xuân 2007 của tỉnh Thái Bình từng bước quy hoạchvùng lúa hàng hoá, dự kiến ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho địa phương xâydựng vùng sản xuất lúa chất lượng tập trung như đầu tư cứng hoá kênhmương, hỗ trợ xây hội trường để hội họp học tập, đầu tư cho thăm quan tìm
Trang 39thị trường tiêu thụ đã được nhiều xã hưởng ứng xây dựng thành đề án pháttriển kinh tế của địa phương mình.
Các nông sản khác như dưa chuột, xa lát, cà rốt, khoai tây đã có nhiềucông ty trong và ngoài tỉnh liên kết tiêu thụ với nông dân, nhưng về thóc chấtlượng, Công ty TNHH Hưng Cúc đã là một trong những đơn vị đầu tiên củatỉnh gắn lợi ích của công ty với lợi ích của nông dân, và làm tốt mối liên kếtgiữa "4 nhà"
2.2.4 Những bài học rút ra từ liên kết “bốn Nhà” trong sản xuất chế biến
Từ thực tiễn trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
(1) Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp muốn hiệu quảtốt cần phải có thêm sự tham gia của Nhà nước, Nhà khoa học là cần thiết
để đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất, doanh nghiệp yên tâm đầu
tư Nhưng cần phải có sự liên kết nhiều “Nhà” thì sẽ đem lại hiệu quả caohơn
(2) Tập hợp các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩmgồm ngân hàng, công ty hóa chất nông nghiệp, công ty bảo quản, chế biếnbao bì, phân phối cho mạng lưới đại lý trong nước và xuất khẩu các mặthàng có thương hiệu ra thế giới
(3) Trong quá trình liên kết thì phải thực hiện đúng những quy định đã đưa ra,như vậy sẽ tạo ra mối liên kết lâu dài, đảm bảo lợi ích giữa các bên
(4) Trong quá trình liên kết cần phải xử lý đúng đắn và hài hòa lợi ích giữacác bên Khi xảy ra rủi ro, nếu cần thiết thì Nhà nước cần phải can thiệp
để đảm bảo cho cả người dân và doanh nghiệp
Trang 40PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Vị trí địa lý
Lục Nam là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằmcách trung tâm tỉnh lị khoảng 27 km về phía Đông, Lục Nam có 25 xã và 2 thịtrấn, phía Bắc giáp với huyện Lục Ngạn, huyện Lạng Giang và tỉnh Lạng Sơn,phía Đông giáp với huyện Sơn Động, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương vàtỉnh Quảng Ninh Tổng diện tích tự nhiên của huyện Lục Nam là 596,78 km2..Nằm cách Hà Nội 70km, có quốc lộ 31 và 37, đường sắt kép Hạ Long chạyqua, mạng lưới đường giao thông tương đối phát triển cả đường thủy vàđường bộ đã tạo cho Lục Nam nhiều lợi thế giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hộivới các địa bàn trong tỉnh và tỉnh bạn trong cả nước
Đông Phú là một xã miền núi của huyện Lục Nam tỉnh Bắc giang
- Phía Đông giáp với xã Đông Hưng
- Phía Tây giáp với xã Tam Dị
- Phía Nam giáp với xã Tiên Nha
- Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn
Với diện tích đất tự nhiên là 2631 ha, chiếm 4,4 % diện tích toàn huyệnLục Nam Xã Đông Phú cách thị trấn huyện 6,3 km, cách thủ đô Hà Nộikhoảng 76,3 km, có 4 km đường giao thông xã đã được bê tông hoá Bên cạnh
đó hệ thống thông tin bưu chính viễn thông đã được phủ sóng 100%, đây làđiều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nóichung của địa phương Đông Phú là xã miền núi của huyện Lục Nam gồm 5dân tộc chung sống ở 17 thôn bản