1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội

70 1,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 896,34 KB

Nội dung

MỤC LỤC TÓM LƯỢC i LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ vii LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Tình hình khách thể các công trình nghiên cứu năm trước. 2 3. Xác lập các vấn đề nghiên cứu trong đề tài 3 4. Các mục tiêu của đề tài 3 5. Phạm vi nghiên cứu. 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp. 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH 7 1.1Khái quát về phát triển chính sách phân phối sản phẩm của công ty kinh doanh........ 7 1.1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 7 1.1.2 Một số lý thuyết cơ sở về phát triển chính sách phân phối sản phẩm 8 1.2 Phân định nội dung về phát triển chính sách phân phối của công ty kinh doanh 9 1.2.1 Xác định mục tiêu của chính sách phân phối 9 1.2.2 Chính sách thiết lập kênh phân phối............................................................... 10 1.2.3 Chính sách trung gian phân phối. 12 1.2.4 Chính sách liên kết kênh phân phối 13 1.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính sách phân phối 14 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chính sách phân phối 16 1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 16 1.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM RAU SẠCH – RAU AN TOÀN TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 20 2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty TNHH NN MTV đầu tư và phát triên nông nghiệp Hà Nội 20 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20 2.1.2 Các đặc điểm nội bộ của công ty 21 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2012 đến 2014 22 2.1.4 Tình hình các yếu tố nội bộ của công ty 22 2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội 24 2.2.1 Môi trường kinh tế 24 2.2.2 Môi trường nhân khẩu học 24 2.2.3 Môi trường chính trị- pháp luật 25 2.2.4 Môi trường tự nhiên - công nghệ 25 2.2.5 Môi trường văn hóa – xã hội 26 2.2.6 Nhà người cung ứng 26 2.2.7 Đặc điểm khách hàng 26 2.2.8 Đối thủ cạnh tranh 26 2.3 Kết quả phân tích thực trạng phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội. 27 2.3.1 Thực trạng xác định mục tiêu của chính sách phân phối 27 2.3.2 Thực trạng chính sách thiết lập kênh phân phối 28 2.3.3 Thực trạng chính sách trung gian phân phối 31 2.3.4 Thực trạng chính sách liên kết kênh phân phối 32 2.3.5 Thực trạng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính sách phân phối: 34 2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội 35 2.4.1 Những thành công của chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội. 35 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội. 37 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM RAU SẠCH – RAU AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI. 38 3.1 Dự báo triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường đối với sản phẩm rau sạch – rau an toàn và phương hướng hoạt động của công ty nhằm phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty 38 3.1.1 Dự báo triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường đối với sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội 38 3.1.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội trong thời gian tới 39 3.2 Các đề xuất giải pháp phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội 40 3.2.1 Đề xuất đối với chính sách thiết lập kênh phân phối. 40 3.2.2 Đề xuất đối với chính sách trung gian phân phối 40 3.2.3 Đề xuất đối với Chính sách liên kết kênh phân phối. 41 3.2.4 Đề xuất với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính sách phân phối 43 3.3 Các kiến nghị chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội 44 KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay, hàng hóa dịch vụ ngày càngtrở nên phong phú và đa dạng đã làm cho người tiêu dùng gặp khó khăn trong việcchọn được sản phẩm hàng hóa phù hợp nhu cầu, cũng như giá cả Nhận thức được điều

đó, các doanh nghiệp đang ngày càng nỗ lực hơn nữa với mong muốn tạo dựng được

uy tín và lòng tin nơi khách hàng

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều kiện tiên quyết là phải tiêu thụđược hàng hóa Để tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp phải chú trọng vào hoạtđộng marketing, trong đó việc phát triển chính sách phân phối nhằm thúc đẩy thươnghiệu, làm cho khách hàng tin tưởng và chọn lựa thương hiệu của mình giúp tiêu thụsản phẩm nhanh sẽ là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất để mang tới thành công chodoanh nghiệp

Trong bối cảnh đó, công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp HàNội cũng đang nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận, doanhthu và thị phần trên thị trường Hà Nội Trên cơ sở vận dụng những lý luận có liên quanđến phát triển chính sách phân phối sản phẩm, tiến hành phân tích thực trạng phát triểnchính sách phân phối tại đơn vị thực tập, những tác động của các yếu tố môi trườngđến phát triển chính sách phân phối, từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất phát triểnchính sách phân phối, kết hợp với những kiến thức đã học, em xin lựa chọn đề tài:

“Phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường

Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội” làm đề

tài khóa luận

Qua quá trình thu thập, phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong quá trình thựctập, từ kết quả phân tích thực trạng chính sách phân phối rau sạch – rau an toàn trênđịa bàn Hà nội Nhận thấy còn một số tồn tại trong việc phát triển chính sách phânphối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTVđầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội Em đã đưa ra một số giải pháp phát triểnchính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà nội của công tyTNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà

Ngoài những nhóm giải pháp đưa ra, em cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuấtvới công ty và các cơ quan chức nằng để có thể phát huy hết được những thế mạnh

Trang 2

cũng như khắc phục những tồn tại hiện có nhằm phát triển chính sách phân phối sảnphẩm rau sạch – rau an toàn một cách tốt nhất, góp phần vào việc thực hiện các mụctiêu ngắn và trung hạn của công ty.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua với sự giúp đỡ của các thầy cô cùng với sự nỗ lực của

bản thân, em đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội”.

Đề tài này được hoàn thành là nhờ có sự quan tâm của ban giám hiệu nhàtrường, các thầy cô giáo trong khoa marketing, sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạocùng các anh, chị nhân viên của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp

Hà Nội, và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS.Bùi Lan Phương cùng vớinhững kiến thức đã tích lũy được của bản thân trong thời gian học tập

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, tớitập thể giảng viên Khoa Marketing – Đại học Thương mại đã tạo điều kiện thuận lợinhất để em có thể hoàn thành khóa luận của mình

Tiếp đó, Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ công nhânviên Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ

em trong quá trình thực tập tại công ty để em có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình

Đặc biệt, Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô Bùi Lan Phương - Giảngviên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình em trong suốt quá trình thực tập, nghiêncứu và hoàn thành bài khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng… năm 2016

Sinh viên thực hiện

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tình hình khách thể các công trình nghiên cứu năm trước 2

3 Xác lập các vấn đề nghiên cứu trong đề tài 3

4 Các mục tiêu của đề tài 3

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH 7

1.1 Khái quát về phát triển chính sách phân phối sản phẩm của công ty kinh doanh 7

1.1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 7

1.1.2 Một số lý thuyết cơ sở về phát triển chính sách phân phối sản phẩm 8

1.2 Phân định nội dung về phát triển chính sách phân phối của công ty kinh doanh 9 1.2.1 Xác định mục tiêu của chính sách phân phối 9

1.2.2 Chính sách thiết lập kênh phân phối 10

1.2.3 Chính sách trung gian phân phối 12

1.2.4 Chính sách liên kết kênh phân phối 13

1.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính sách phân phối 14

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chính sách phân phối 16

1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 16

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 17

Trang 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM RAU SẠCH – RAU AN TOÀN TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 20

2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty TNHH NN MTV đầu tư và phát triên nông nghiệp Hà Nội 20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20

2.1.2 Các đặc điểm nội bộ của công ty 21

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2012 đến 2014 22

2.1.4 Tình hình các yếu tố nội bộ của công ty 22

2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội 24

2.2.1 Môi trường kinh tế 24

2.2.2 Môi trường nhân khẩu học 24

2.2.3 Môi trường chính trị- pháp luật 25

2.2.4 Môi trường tự nhiên - công nghệ 25

2.2.5 Môi trường văn hóa – xã hội 26

2.2.6 Nhà người cung ứng 26

2.2.7 Đặc điểm khách hàng 26

2.2.8 Đối thủ cạnh tranh 26

2.3 Kết quả phân tích thực trạng phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội 27

2.3.1 Thực trạng xác định mục tiêu của chính sách phân phối 27

2.3.2 Thực trạng chính sách thiết lập kênh phân phối 28

2.3.3 Thực trạng chính sách trung gian phân phối 31

2.3.4 Thực trạng chính sách liên kết kênh phân phối 32

2.3.5 Thực trạng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính sách phân phối: 34

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội 35

Trang 6

2.4.1 Những thành công của chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an

toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội 35

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội 37

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM RAU SẠCH – RAU AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 38

3.1 Dự báo triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường đối với sản phẩm rau sạch – rau an toàn và phương hướng hoạt động của công ty nhằm phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty 38

3.1.1 Dự báo triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường đối với sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội 38

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội trong thời gian tới 39

3.2 Các đề xuất giải pháp phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội 40

3.2.1 Đề xuất đối với chính sách thiết lập kênh phân phối 40

3.2.2 Đề xuất đối với chính sách trung gian phân phối 40

3.2.3 Đề xuất đối với Chính sách liên kết kênh phân phối 41

3.2.4 Đề xuất với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính sách phân phối 43

3.3 Các kiến nghị chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội 44

KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1 Các kênh cho hàng hóa tiêu dùng cá nhân 11

Sơ đồ 1.2 Các kênh phân phối phổ biến cho hàng hóa công nghiệp 11

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 21

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Hadico từ 2012 đến 2014 22

Bảng 2.3 Một số sản phẩm chủ yếu của công ty 24

Sơ đồ 2.4: kênh bán hàng online 29

Sơ đồ 2.5: kênh bán hàng thông qua hệ thống, siêu thị 30

Sơ đồ 2.6: kênh khách hàng tổ chức 30

Sơ đồ 3.1: Kênh độc quyền 41

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm vừa qua, nhờ thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chuyểnsang nền kinh tế thị trường nên nền kinh tế nước ta có những bước tăng trưởng đáng

kể, thu nhập của người dân không ngừng tăng lên Vì vậy mà mức sống của nhân dânngày càng ổn định và nâng cao đặc biệt là ở khu vực Hà Nội Vì vậy mà người dân cóđiều kiện để quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, do vậy mà nhu cầu rau sạch– rau an toàn là rất lớn

Rau là loại thức ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày vì tác dụng tolớn của nó Nhưng để rau sạch – rau an toàn có thể đến được với người tiêu dùng lại làmột vấn đề nan giải hiện nay Rất nhiều những vụ ngộ độc do ăn các sản phẩm rauchưa an toàn, không rõ nguồn gốc đã và đang ít nhiều làm dân hoang mang, ảnh hưởngđến bữa ăn và cuộc sống của họ Trên thực tế để mua được 1 mớ rau là việc không khóđối với người dân thủ đô Tuy nhiên để mua được rau sạch – rau an toàn lại không dễ,người dân không thể phân biệt được đâu là rau sạch, rau an toàn, đâu là rau không rõnguồn gốc Từ đó việc phát triển hệ thống phân phối rau sạch – rau an toàn trở thànhnhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp sản xuất rau sạch – rau an toàn trên địa bàn

Hà Nội, chỉ có tổ chức tốt hệ thống kênh phân phối thì người dân mới có thể dễ dàngtiếp cận được với các sản phẩm rau sạch và an toàn

Vấn đề hiện nay của các cơ sở sản xuất rau sạch – rau an toàn nói riêng và củacông ty TNHH NN MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội là cung và cầu chưagặp nhau Người tiêu dùng thì không biết mua rau an toàn ở đâu, thế nào là rau đạt tiêuchuẩn an toàn, đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm? Còn đối với doanh nghiệp trồngrau thì việc bán rau cho ai, làm thế nào để chứng nhận sản phẩm cũng là vấn đề nangiải Làm thế nào để có thể rút ngắn khoảng cách cung và cầu, làm thế nào để ngườisản xuất và người tiêu dùng gặp được nhau?

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, em đã lựa chọn vấn đề “Phát triển chính sách

phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty

TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khóa

luận tốt nghiệp

Trang 10

2 Tình hình khách thể các công trình nghiên cứu năm trước.

Trong quá trình nghiên cứu, em đã tham khảo một số luận văn của sinh viêntrường Đại Học Thương Mại như:

● “Phát triển chính sách phân phối sản phẩm của công ty TNHH Vincorp trênthị trường miền Bắc”, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Đại học thương mại 2010 Giáo viênhướng dẫn GS.TS Nguyễn Bách Khoa

● “Phát triển kênh phân phối sản phẩm thiết bị viễn thông tại Công ty cổ phầnđiện tử viễn thông Bắc Á”, Lê Thị Hương, Đại học thương mại 2010 Giáo viên hướngdẫn TS Nguyễn Tiến Dũng

● “ Phát triển kênh phân phối sản phẩm sữa Milex trên thị trường miền Bắc củachi nhánh công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Châu Mỹ”, Nguyễn Phương Anh,Đại học thương mại 2009, Nguyễn Thị Thanh Nhàn hướng dẫn

Và một số sách chuyển khảo:

● Chủ biên PGS TS Nguyễn Xuân Quang – “Giáo trình Marketing thươngmại” - nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân

● Chủ biên: GS.TS Trần Minh Đạo – “Giáo trình marketing căn bản” – nhàxuất bản đại học kinh tế quốc dân

● Trương Đình Chiến – “Quản trị kênh marketing” – Nhà xuất bản thống kê2004

Ưu điểm các công trình nghiên cứu trước :

- Phần lý thuyết được trình bày rõ ràng , các khái niệm và nội dung nêu ra đềubám sát vào nội dung nghiên cứu của từng đề tài

- Thực trang hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thực tập được phântích chi tiết cụ thể rõ ràng Đặc biệt là đã nêu lên được những rác động của môi trường

vĩ mô, vi mô đến hoạt động kinh doanh của từng đơn vị

- Các giải pháp đưa ra đều theo sát mục tiêu nghiên cứu và phù hợp với thựctrạng kinh doanh của từng đơn vị

Trang 11

Hạn chế của các công trình nghiên cứu trước :

- Chưa dự báo được cụ thể những thực tế có thể xảy ra khi đưa vấn đề nghiêncứu vào thực tiễn của đơn vị thực tập

Nhìn chung, cũng đã có đề tài nghiên cứu về kênh phân phối và chính sáchphân phối, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển chính sách phânphối sản phẩm rau sạch – rau an toàn Do vậy đề tài khóa luận nghiên cứu thực trạng

và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau

an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nôngnghiệp Hà Nội Một công trình nghiên cứu mới, độc lập, không có sự trùng lặp

3 Xác lập các vấn đề nghiên cứu trong đề tài

Đề tài: “Phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị

trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội” tập

trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

► Thực trạng tình hình cung cầu rau sạch – rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

► Thực trạng chính sách phân phối rau sạch – rau an toàn tại công ty TNHHMTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội

► Thực trạng chính sách phân phối rau sạch – rau an toàn có đáp ứng được nhucầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn TP Hà Nội?

► Phương hướng phát triển chính sách phân phối rau sạch – rau an toàn tại thịtrường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội

4 Các mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung: Góp phần hoàn thiện và phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội.

Trang 12

- Đưa ra một số đề xuất giải pháp phát triển và hoàn thiện chính sách phân phốisản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư

và phát triển nông nghiệp Hà Nội

5 Phạm vi nghiên cứu.

● Nội dung: Phát triển chính sách phân phối rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà

Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội

● Sản phẩm: Rau sạch – rau an toàn.

● Đối tượng nghiên cứu: Người tiêu dùng, các siêu thị, cửa hàng bán rau sạch trên địa

bàn TP Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội

● Không gian nghiên cứu: Địa bàn Hà Nội

● Thời gian nghiên cứu: Từ 28/2/2016 đến 28/4/2016 Đề tài tập trung nghiên cứu

thực trạng phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công tytrên địa bàn Hà Nội trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014, đưa ra giải pháp pháttriển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội củacông ty trong

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Nghiên cứu khóa luận thực hiệntrong những năm gần đây để phân tích, nghiên cứu, so sánh và tìm ra bài học kinh nghiệm.Khóa luận cũng đi xem xét các đề tài nghiên cứu trong mối tương quan logic, biện chứngvới các vấn đề khác làm cho bài viết có tính ứng dụng cao hơn

Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp và so sánh nhằm mô tả,phân tích đánh giá thực trạng tình hình phát triển chính sách phân phối sản phẩm rausạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triểnnông nghiệp Hà Nội nói riêng Đảm bảo tính chính xác và trung thực của các tài liệu

đã thu thập được và được đưa vào sử dụng

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

6.2.1 Xác định nguồn dữ liệu

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệuthứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Trang 13

Nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu được lấy bên trong công ty, chủ yếu là trênwebsite chính thức của công ty, tại phòng kế toán, phòng kinh doanh Sử dụng dữ liệuthứ cấp từ năm 2012 trở lại đây Ngoài ra, còn thu thập thêm dữ liệu từ bên ngoài quacác bài điều tra, nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của công ty.

Nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập từ các khách hàng của công ty trên địa bàn HàNội, các hệ thống cửa hàng, siêu thị Qua đó tìm hiểu phản ứng của họ đối với chínhsách phân phối mà công ty đang thực hiện Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câuhỏi phỏng vấn chuyên sâu đối với ban lãnh đạo, qua phiếu điều tra trắc nghiệm vớikhách hàng, cửa hàng, siêu thị và qua quan sát các hoạt động kinh doanh tại công ty

6.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

 Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp.

Phương pháp thu thập: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ bên trong công ty thông quacác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Phương pháp xử lý: Trên các số liệu đã thu thập, tiến hành sắp xếp, phân loại và

sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh các dữ liệu sau đó tổng hợp cácbảng biểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các thành tích đạt được

 Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu sơ cấp

Phương pháp 1: Phỏng vấn chuyên sâu

- Mục đích: thu thập thông tin từ ban lãnh đạo của công ty (giám đốc, phòng

kinh doanh) về các vấn đề phát triển chính sách phân phối của công ty, thực trạng thựchiện chính sách, những điều chưa đạt được, định hướng phát triển về chính sách phânphối của công ty trong thời gian tới

- Cách tiến hành: xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn.

- Đối tượng phỏng vấn:

 Phó giám đốc phòng kinh doanh

 Phụ trách Marketing phòng kinh doanh

 Nhân viên phòng tổ chức

- Thời gian thực hiện phỏng vấn: từ ngày 28/2/2016 đến ngày 28/4/2016

- Phương pháp xử lý: tổng hợp các ý kiến qua đó tổng hợp tình hình thực hiện

chính sách phân phối, các tồn tại và nguyên nhân của những bất cập trong phát triểnchính sách phân phối của công ty

Trang 14

Phương pháp 2:Điều tra bằng bảng câu hỏi

- Mục đích: thu thập thông tin từ các đại lý, cửa hàng của công ty bao gồm các

nội dung sau:

 Thông tin về thị trường rau sạch – rau an toàn trên TP.Hà Nội

 Mức độ thỏa mãn của các cửa hàng, đại lý về chính sách phân phối của công

ty, những điều mà công ty đã làm được, những vấn đề cần khắc phục

 Mong muốn của họ đối với chính sách phân phối của công ty

- Cách tiến hành:

 Điều tra bằng phiếu điều tra trắc nghiệm (20 phiếu)

 Điều tra trên mẫu ngẫu nhiên

- Quy mô mẫu là hệ thống các cửa hàng, siêu thị có bán sản phẩm rau sạch –rau an toàn của công ty trên thị trường Hà Nội

- Phương pháp xử lý: dùng phần mềm excel

7 Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng, tài liệu tham khảo khóa luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chính sách phân phối sản phẩm của công ty kinh doanh.

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội.

Chương 3: Một số đề xuất, giải pháp nhằm phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH MTV đầu tư

và phát triển nông nghiệp Hà Nội.

Trang 15

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH

SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH

1.1 Khái quát về phát triển chính sách phân phối sản phẩm của công ty kinh doanh

1.1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

♠ Phân phối: Là một bộ phận quan trọng của chiến lược marketing hỗn hợp.

Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế nào đếncho người tiêu dùng Các quyết định về phân phối thường phức tạp và có ảnh hương

trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực khác trong marketing (Nguồn: Giáo trình Quản trị Marketing- Philip Kotler, NXB Thống kê, 1996)

♠ Chính sách phân phối: Chính sách phân phối hàng hóa thể hiện cách thức

mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho khách hàng trên thị trường xác định Nộidung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm chính là thiết kế vàquản lý mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm đến tay ngườitiêu dùng Mà mạng lưới bán hàng là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thểkhác nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến cáckhách hàng, người tiêu dùng một cách thành công Để hiểu rõ hơn về chính sách phân

phối ta cần đề cập đến một vấn đề quan trọng đó là kênh phân phối.

Có nhiều quan niệm về kênh phân phối, tùy theo những góc độ khác nhau mà

mà đưa ra khái niệm khác nhau Theo quan điểm tổng quát: Kênh phân phối là tập hợpcác doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trìnhđưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng Nói cách khác, kênh phân phối tạo

ra dòng chảy từ người sản xuất, có thể qua hoặc không qua người trung gian và đếnngười mua cuối cùng Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối gọi là cácthành viên kênh

● Từ quan điểm trên về kênh phân phối, ta có khái niệm về chính sách phânphối như sau: “Chính sách phân phối là toàn bộ những quyết định liên quan trực tiếptới dòng vận động hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng” Hay: Chính sách phânphối vận động hàng hóa là một tổ hợp các định hướng, nguyên tắc, biện pháp và cácquy tắc hoạt động được doanh nghiệp chấp nhân, tôn trọng và thực hiện đối với việc

Trang 16

lựa chọn kênh phân phối và phân công nhiệm vụ Marketing giữa các chủ thể khácnhau tham gia vào kênh phân phối.

Như vây, chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thờigian trong quá trình lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khimua hàng hóa, đồng thời góp phần trong việc tiết kiệm trong dự trữ, bảo quản hànghóa Một chính sách phân phối đựơc coi là hợp lý khi nó phản ánh được sự phối hợp

về mặt không gian và mặt thời gian giữa các thành phần trung gian, xác định hợp lí cácphương tiện kỹ thuật phục vụ khâu kinh doanh, lựa chọn chính xác người phân phối,kênh phân phối, tổ chức tiếp cận kịp thời và chuẩn xác nhằm đảm bảo kênh phân phốiđược trôi chảy Việc phát triển chính sách phân phối không chỉ có tác dụng đơn thuần

là nâng cao khả năng cung ứng hàng hóa mà nó còn kích thích sự tăng trưởng nhu cầuhàng hóa trên thị trường Để hiểu rõ hơn về vấn đề phát triển chính sách phân phối sảnphẩm ta cần phải hiểu rõ về bản chất, vai trò cũng như chức năng của chính sách phânphối để có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất

1.1.2 Một số lý thuyết cơ sở về phát triển chính sách phân phối sản phẩm

● Lý thuyết về phát triển chính sách kênh phân phối theo quan điểm của Philip Koller

Theo Philip Koller, hầu hết người sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mìnhcho thị trường thông qua các trung gian marketing Các trung gian marketing hợpthành một kênh marketing Trung gian marekting điều hoàn hàng hóa và dịch vụ Vìvậy, nhờ có trung gian marketing mà doanh nghiệp có thể giảm thiểu được nhiều rủi rotrong quá trình đưa hàng hóa đế với người tiêu dùng Theo Philip Koller quyết định vềchính sách kênh marketing là một trong những quyết định quan trọng nhất mà ban lãnhđạo công ty phải thông qua Các kênh được công ty lựa chọn sẽ ảnh hưởng ngay tứckhắc đến tất cả các quyết định marketing khác Có thể nói rằng chính sách về kênhphân phối là một nguồn lực thên chốt ở bên ngoài, và mất nhiều năm xây dựng không

dễ gì thay đổi nó, và tầm quan trọng của hệ thống phân phối không thua kém gì so vớicác nguồn lực then chốt nội bộ Vì vậy mà ban lãnh đạo phải lựa chọn các kênh theoquan điểm có tính đến môi trường bán hàng với nhiều khả năng của ngày mai cũngnhư hôm nay

Trang 17

● Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Bách Khoa và TS Nguyễn Hoàng Long( Đại học thương mại) - Marketing Thương Mại - NXB Thống kê 2005.

- Các nội dung nhắc tới trong việc quyết định lựa chọn cấu trúc và vận hànhkênh Marketing, các quyết định tổ chức kênh Marketing phân phối, những quyết định

về kênh phân phối Tác giả đưa ra quy trình tổ chức kênh phân phối sẽ có 4 bước:

B1: Nghiên cứu, phân định, mục tiêu, rằng buộc

B2: Phân tích động thái kênh tổng thể

B3: Hoạch định lựa chọn các phương án thế vị chủ yếu

B4: Đánh giá và quyết định chọn thành viên kênh

→ Căn cứ vào thực tế nghiên cứu trong quá trình thực tập, em xin lựa chọn phát

triển chính sách phân phối theo quan điểm của Philip Koller làm cơ sở lý thuyết cho đềtài khóa luận

1.2 Phân định nội dung về phát triển chính sách phân phối của công ty kinh doanh 1.2.1 Xác định mục tiêu của chính sách phân phối

Khối lượng hàng cần tiêu thụ

Chính sách phân phối hàng hóa là cách mà doanh nghiệp cung ứng hàng hóacho người tiêu dùng, một doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường thì việc tiêu thụhàng hóa được đặt lên hàng đầu Vì khối lượng hàng hóa được tiêu thụ phản ánh quachỉ tiêu doanh số và mức lợi nhuận Mà mục tiêu lâu dài và then chốt đối với cácdoanh nghiệp là mức lợi nhuận cao, do vậy theo đuổi mục tiêu khối lượng hàng hóatiêu thụ là cần thiết

Lợi nhuận san sẻ cho các trung gian phân phối

Các nhà trung gian phân phối là bộ phận góp phần làm nên thành công củadoanh nghiệp, khi lợi ích của các trung gian được thỏa đáng thì họ sẽ toàn tâm toàn lựccho sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn thị phầncho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ cạnh tranh trênthị trường, góp phần giữ vững và phát triển thị trường cho doanh nghiệp

Mục tiêu chiếm giữ thị phần

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn có được một thị trường ổn định vàluôn hướng tới các thị trường mới để đảm bảo việc khối lượng hàng hóa được tiêu thụ.Khi có thị trường thì việc sản xuất và cung ứng hàng hóa trên thị trường diễn ra trôi

Trang 18

chảy và ổn định, dẫn đến doanh thu ổn định và lợi nhuận san sẻ cho các trung giancũng sẽ ổn định.

1.2.2 Chính sách thiết lập kênh phân phối

1.2.2.1 Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ khách hàng

Việc đầu tiên khi thiết kế kênh phân phối là tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu

mua những sản phẩm nào, mua ở đâu, tại sao họ mua và mua như thế nào Người làm

marketing phải hiểu được những yêu cầu của khách hàng về mức độ đảm bảo dịch vụ

mà họ muốn có Các chỉ tiêu chủ yếu dùng để đánh giá mức độ đảm bảo dịch vụ là: Quy

mô lô hàng, thời gian chờ đợi, địa điểm thuận tiện, sản phẩm đa dạng, dịch vụ hỗ trợ.

Trong việc cạnh tranh bằng cách tăng thêm mức độ đảm bảo dịch vụ, nhữngngười quản trị kênh hy vọng khối lượng hàng bán và doanh thu qua kênh phân phốicủa mình tăng lên trang trải được những chi phí phụ thêm và còn đem lai nhiều lợinhuận hơn Người làm marketing phải hiểu đúng mức độ đảm bảo dịch vụ mà kháchhàng yêu cầu, và không nhất thiết là phải cao hơn mức độ mà khách hàng đòi hỏi Bởi

vì mức độ đảm bảo dịch vụ càng cao thì chi phí cho kênh phân phối càng lớn và giátính cho khách hàng sẽ càng cao Thành công của các cửa hàng bán giá thấp cho thấyrằng khách hàng sẵn sàng chấp nhận mức đảm bảo dịch vụ thấp hơn để mua được sảnphẩm với giá thấp hơn

1.2.2.2 Xây dựng những mục tiêu và ràng buộc của kênh phân phối

Việc hoạch định một kênh hiệu quả bắt đầu bằng sự định rõ cần vươn tới thịtrường nào với mục tiêu nào Những mục tiêu có thể là mức phục vụ khách hàng tớiđâu và các trung gian phải hoạt động thế nào Mỗi nhà sản xuất triển khai những mụctiêu của mình trong những điều kiện ràng buộc từ phía khách hàng, sản phẩm, cáctrung gian phân phối, các đối thủ cạnh tranh, chính sách của doanh nghiệp và môitrường kinh doanh

Trang 19

1.2.2.3 Xác định những phương án chính của kênh phân phối

Doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều phương án phân phối khác nhaucho các sản phẩm khác nhau Toàn bộ các kênh phân phối độc lập sẽ được liên kết lạithành một hệ thống các kênh phân phối cuả doanh nghiệp Để có thể lựa chọn chínhxác các dạng kênh và thiết lập hệ thống kênh phân phối, doanh nghiệp nên xây dựngcác phương án khác nhau làm cơ sở để phân biệt và lựa chọn phương án tối ưu về kênhphân phối Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty thiết lập cácdạng kênh phân phối khác nhau

Kênh phân phối với hàng tiêu dùng cá nhân

Sơ đồ 1.1 Các kênh cho hàng hóa tiêu dùng cá nhân

 

Kênh phân phối cho hàng hóa và dịch vụ công nghiệp

Sơ đồ 1.2 Các kênh phân phối phổ biến cho hàng hóa công nghiệp

Nhà PPCN

Đại lý

Người

Người SDCN

Người SDCN

Đại lý

Người

SDCN

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất

Người TD

Nhà bán lẻ Đại lý

Người TD

Nhà B.buôn Nhà sản

Trang 20

1.2.2.4 Đánh giá các phương án chính của kênh phân phối

Sau khi đã xây dựng được một số phương án kênh phân phối, nhà sản xuất sẽchọn ra một kênh phân phối thỏa mãn tốt nhất những mục tiêu dài hạn của mình Mỗikênh phân phối cần được đánh giá theo những tiêu chuẩn kinh tế, khả năng kiểm soát

● Tiêu chuẩn kiểm soát: Khi sử dụng đại lý tiêu thụ sẽ nảy sinh những vấn đềkiểm soát Đại lý tiêu thụ là doanh nghiệp độc lập luôn tìm cách tăng tối đa lợi nhuậncủa mình Nhân viên của đại lý có thể tập trung vào những khách hàng mua nhiềunhất, nhưng không nhất thiết là hàng hóa của nhà sản xuất đó Ngoài ra, nhân viên củađại lý có thể không nắm vững được những chi tiết kĩ thuật về sản phẩm của Công tyhay không xử lý hiệu quả vật phẩm khuyến mãi của mình

● Tiêu chuẩn thích nghi: Để xây dựng một kênh, các thành viên kênh phải cócam kết với nhau ở một mức độ nào đó trong một thời kì nhất định Song những camkết đó nhất định sẽ dẫn đến làm giảm bớt khả năng người sản xuất đáp ứng một thịtrường thường xuyên biến đổi Trên những thị trường thay đổi nhanh chóng, không ổnđịnh hay sản phẩm không chắc chắn người sản xuất cần tìm những cấu trúc kênh vàchính sách đảm bảo tối đa khả năng kiểm soát và có thể thay đổi nhanh chóng chiếnlược Marketing

1.2.3 Chính sách trung gian phân phối.

Để tiếp cận với nhiều khách hàng, cần phải có một số lượng các trung gian đủlớn ở mỗi cấp độ phân phối Có ba phương thức phân phối khác nhau tùy vào loại sảnphẩm

● Phân phối rộng rãi

Trang 21

Phương thức phân phối này phục vụ mục tiêu đáp ứng nhu cầu mua rộng rãi củangười tiêu dùng cuối cùng Do vậy, cần phải đưa sản phẩm đến càng nhiều người bán

lẻ càng tốt Để thực hiện phương thức phân phối này, cần sử dụng rộng rãi các trunggian là các nhà bán lẻ ở các địa bàn khác nhau

● Phân phối độc quyền

Đây là phương thức phân phối đối lập với phương thức phân phối rộng rãi.Trong một khu vực thị trường nhất định nhà sản xuất chỉ sử dụng một trung gian duynhất Đồng thời, nhà sản xuất yêu cầu nhà phân phối trung gian chỉ bán mặt hàng củacông ty mình mà không được bán cho các đối thủ Cách phân phối này giúp các nhàphân phối trung gian độc quyền tổ chức bán hàng có hiệu quả, kiểm soát tốt Nó được

sử dụng đối với các hàng hoá đắt tiền, các hàng hoá cần lượng dự trữ lớn

● Phân phối có chọn lọc

Đây là cách phân phối nằm giữa hai phương thức phân phối trên Trong phươngthức phân phối này, nhà sản xuất lựa chọn một số các nhà bán lẻ tại các khu vực khácnhau Các sản phẩm phù hợp với kiểu phân phối này là loại mà khách hàng mua có suynghĩ, cân nhắc

Ưu điểm của phương thức phân phối này là phù hợp với hành vi mua của kháchhàng đối với một số loại sản phẩm, chọn lọc được các trung gian và tiết kiệm chi phíphân phối do quy mô trung gian phù hợp

1.2.4 Chính sách liên kết kênh phân phối

Lựa chọn các thành viên kênh

Để lựa chọn các thành viên trong kênh, nhà sản xuất phải đặt ra hệ thống cáctiêu chuẩn lựa chọn về các mặt sau:

• Địa điểm phù hợp với thị trường mục tiêu

• Có đủ mặt bằng giao dịch

• Có uy tín, có khả năng tiếp cận với thị trường mục tiêu

• Có kỹ năng bán hàng, kỹ năng cung cấp dịch vụ khách hàng

• Có đủ vốn liếng để thực hiện các đầu tư ban đầu cần thiết

Các tiêu chuẩn này phải nhằm đáp ứng được mục tiêu của chiến lược phân phốicủa công ty Ví dụ: Để đảm bảo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, độ tin cậy, có thểlựa chọn các cán bộ bưu điện về hưu để làm đại lý một số dịch vụ BCVT

Trang 22

Khuyến khích các thành viên trong kênh

Để thúc đẩy bán hàng, công ty thường áp dụng các chính sách khác nhau đểkhuyến khích các thành viên trong kênh Muốn phát huy cao độ tác dụng của các chínhsách khuyến khích, công ty cần tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của từng thành viên đểlàm căn cứ cho các chính sách

Chính sách có tác động mạnh nhất là chiết khấu bán lẻ cao, các điều kiện ưu đãitrong hợp đồng, phần thưởng vật chất và tinh thần cho các thành viên bán hàng giỏi.Các biện pháp phạt cũng được thực hiện đối với các thành viên hoạt động kém

Chính sách khôn khéo hơn là chính sách thiết lập mối quan hệ cộng tác lâu dài

ổn định với các thành viên trong kênh Hai bên cùng bàn bạc để dẫn đến một thoảthuận đáp ứng mong đợi của hai bên Các mức thưởng khác nhau tương ứng với cáckết quả hoạt động khác nhau theo thoả thuận đối với mỗi thành viên trong kênh

Phương pháp thứ ba là kế hoạch hoá việc phân phối trong kênh Công ty thànhlập bộ phận chuyên trách về phân phối Bộ phận này vạch ra mục tiêu, kế hoạch, biệnpháp xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ Công ty hỗ trợ đắc lực cho các thành viên về quảng cáo,khuyến mại, trưng bày hàng hoá, huấn luyện kỹ năng bán hàng chăm sóc khách hàngcho các thành viên Các hoạt động hỗ trợ đó làm cho các thành viên cảm thấy yên tâm

và gắn bó với công ty như là một thành viên trong hệ thống Marketing của công ty

Đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh

Đánh giá công bằng hoạt động của các thành viên trong kênh là việc làm cầnthiết Để làm điều đó, trước mỗi kỳ kế hoạch (tháng, quý, năm) công ty giao định mứcbán hàng cho mỗi trung gian trong kênh phân phối Cuối kỳ, công ty gửi "Bản đánhgiá kết quả kinh doanh" của mỗi thành viên cho họ để họ thấy được các thành tíchcũng như yếu kém cuả mình trong kỳ

Đầy đủ hơn, Công ty phải định kỳ đánh giá công tác của các thành viên theomột số các chỉ tiêu đã thoả thuận trước trong hợp đồng như doanh số đạt được, cácdịch vụ cung cấp, mức hàng dự trữ trung bình, thời gian giao hàng trung bình

1.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính sách phân phối

Trang 23

Phân tích tình hình phân phối sản phẩm là xem xét, đánh giá sự biến động về sốlượng sản phẩm tiêu thụ ở toàn bộ Công ty và từng loại sản phẩm, xem xét mối quan

hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy được khái quát tình hình phânphối sản phẩm và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó Phươngpháp phân tích là so sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế qua các năm của từngloại sản phẩm, đồng thời so sánh doanh thu bán hàng thực tế ở từng thị trường qua cácnăm

1.2.4.2 Chỉ tiêu về tình hình thực hiện sản lượng và giá trị hàng hóa bán ra so với kế hoạch :

Nội dung kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bao gồm: Kiểm tra tình hình thựchiện các đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế đối với sản xuất, kiểm tra tình hình thực hiện

kế hoạch chất lượng, chính sách giá và chiết khấu thương nghiệp, kiểm tra tình hình hoànthành kế hoạch số lượng bán ra Phương pháp dùng để kiểm tra là tỷ lệ phần trăm giữatổng sản lượng bán ra thực tế và tổng sản lượng bán ra kế hoạch của từng loại hàng, nhómhàng

1.2.4.3 Vòng quay tổng vốn :

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền mà Công ty bỏ ra mua các yếu tố dùng

để sản xuất như: nguyên liệu, nhiên liệu, động lực Các tài sản dùng để sản xuất, chiphí lưu thông, tiền lương…Để thực hiện sản xuất, chế biến và bán sản phẩm nhằm thuđược kết quả cuối cùng là lợi nhuận Trong bộ phận vốn gồm có vốn cố định và vốnlưu động

1.2.4.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận :

Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí và các khoảnphải nộp ngân sách

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để tính toán và phân tích lợi nhuận Đây làchỉ tiêu tương đối so sánh giữa lợi nhuận và mức tiêu thụ hàng hóa trong kỳ

1.2.4.5 Thị phần

Thị phần là chỉ tiêu tương đối so sánh giữa doanh số của Công ty mình vớidoanh số của thị trường (thị phần tuyệt đối) hay so sánh giữa doanh số của Công tymình với doanh số của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, hoặc đối thủ đứng đầu hoặc bìnhquân ba đối thủ đứng đầu

Trang 25

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chính sách phân phối

1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.3.1.1 Nhân lực

Nhân lực là yếu tố quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, trong đó có chính sách phát triển phân phối Nó bao gồm một số nộidung chủ yếu sau:

Ban giám đốc doanh nghiệp: Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong

doanh nghiệp, là những người hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, các kếhoạch, chính sách và chương trình marketing Các thành viên của ban giám đốc có ảnhhưởng rất lớn đến các quyết định chiến lược trong việc phát triển kinh doanh cũng nhưphát triển chính sách phân phối của công ty kinh doanh Nếu các thành viên có trìnhđộ, kinh nghiệm và khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoàithì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích như: tăng doanh thu và lợi nhuận,giảm chi phí, gây dựng được uy tín, lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp

Đội ngũ cán bộ ở cấp doanh nghiệp: Là những người tham gia trực tiếp vào

quá trình sản xuất và quá tình phân phối sản phẩm Sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vựckinh doanh của đội ngũ này sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp họ lànhững người làm việc trực tiếp với sản phẩm và các đại lý, vì vậy trình độ hiểu biếtcủa họ sẽ giúp họ nảy sinh những ý tưởng mới, sáng tạo phù hợp với sự phát triển vàtrưởng thành của doanh nghiệp

1.3.1.2 Tài chính

Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu

tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính

sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảmbảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh,củng cố vị trí của mình trên thị trường

1.3.1.3 Cở sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt độngcủa phân phối của doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh, vậnchuyển hàng hóa của doanh nghiệp Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ củanền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ngày càng bị mài

Trang 26

mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp với nhu cầu của thời đại Do đó, doanh nghiệpmuốn mở rộng sản xuất mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả việc hiệnđại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinhdoanh của công ty

1.3.1.4 Giá trị hình ảnh, thương hiệu

Giá trị hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến quyếtđịnh mua hàng của người tiêu dùng Rất nhiều người tiêu dùng họ chỉ mua và sử dụngcác sản phẩm hàng hóa có uy tín và thương hiệu trên thị trường Vì vậy mà mỗi mộtdoanh nghiệp khác nhau, giá trị hình ảnh và thương hiệu khác nhau sẽ có những chínhsách về phân phối khác nhau

1.3.1.5 Trung gian marketing

Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển thì trung gian phân phối không chỉ là việc

tổ chức lưu thông hàng hoá mà còn làm giảm bớt các đầu mối, các quan hệ trên thịtrường, làm tăng tính hiệu quả của hệ thống cung cấp sản phẩm ra thị trường, giảm bớtchi phí giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp Thông qua trung gian thì doanhnghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm khách hàng cũng như khách hàng cũng dễ dàng tìm tớinhững sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm và số lượng cáctrung gian mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình chính sách phát triển phân phốisao cho phù hợp nhất

1.3.1.6 Đặc điểm của sản phẩm

Đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh nào thì đặc điểm của sản phẩm có ảnh hưởngtrực tiếp đến chính sách phân phối, quản trị của doanh nghiệp Tùy thuộc vào các đặcđiểm của sản phẩm như: chu kỳ sống, đặc điểm về độ bền, độ dễ hư hỏng mà doanhnghiệp lựa chọn cho mình chính sách quản trị và phân phối sao cho phù hợp nhất

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường kinh tế: nhu cầu thị trường, khách hàng phụ thuộc rất lớn vào khả

năng mua sắm của họ Trên thị trường hàng tiêu dùng, khẳ năng mua sắm phụ thuộcrất lớn vào thu nhập của dân cư, mức giá…Vì vậy, những biến động của nền kinh tếnhư lạm phát, sự ổn định hay suy thoái của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sứcmua của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định quản trị của

Trang 27

Môi trường nhân khẩu học: Môi trường nhân khẩu học mô tả những đặc

trưng cơ bản nhất liên quan đến con người ở mỗi quốc gia Việc nghiên cứu môitrường nhân khẩu học (quy mô dân số, mật độ phân bố dân cư, tuổi tác, giới tính ….)

sẽ ảnh hưởng đến phát triển chính sách phân phối như cơ cấu hàng hóa, chủng loại,khối lượng hàng hóa được đóng gói, tiêu thụ trên mỗi khu vực thị trường

Môi trường chính trị- pháp luật: Bao gồm hệ thống luật pháp, các cơ quan

chính phủ và vai trò cảu các nhóm áp lực xã hội Những diễn biến của yếu tố này ảnhhưởng rất mạnh và cũng trực tiếp đến các quyết định phân phối của doanh nghiệp

Môi trường tự nhiên - công nghệ:

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn lực tự nhiên tạo thành các yếu tố cóảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những biến độngcủa môi trường tự nhiên đang ngày càng được cả nhân loại quan tâm và ảnh hưởngđáng kể đến các quyết định marketing của doanh nghiệp, trong đó có các quyết định vềphát triển chính sách phân phối

- Công nghệ là yếu tố mang tính chất quyết định đến số phận của công ty Tiếnbộ của khoa học công nghệ làm biến đổi văn hóa mua hàng truyền thống, giảm chi phítrong sản xuất, vận chuyển Những biến đổi trong môi trường công nghệ ảnh hưởngtrực tiếp đến các quyết định phân phối của doanh nghiệp

Môi trường văn hóa – xã hội: Con người sống trong bất kỳ xã hội nào cũng

mang một bản sắc văn hóa tương ứng với xã hội đó Bản sắc văn hóa khác nhau sẽhình thành nên các quan điểm khác nhau về các giá trị và chuẩn mực Thông qua quanniệm về giá trị và chuẩn mực đó, văn hóa ảnh hưởng đến các quyết định phân phối.Các nhà quản trị marketing nếu hiểu được, nhận thức đúng về các quan niệm giá trị vàchuận mực họ sẽ có quyết định marketing đúng, và ngược lại

Đặc điểm khách hàng: Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời

khách hàng là một trong những lực lượng – yếu tố quan trọng nhất chị phối mang tínhquyết định tới hoạt động marketing và phân phối của doanh nghiệp mỗi sự biến đổi vềnhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xétlại các quyết định marketing và phân phối của mình

Đối thủ cạnh tranh: Khi tham gia vào quá trình kinh doanh, đôi khi chỉ là

đoạn thị trường nhỏ công ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh Vì tính hấp dẫn về

Trang 28

sản phẩm của mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng bị thu hút bởi cáccách thức khác nhau của các đối thủ cạnh tranh khi lựa chọn các sản phẩm của họ Vìvậy, trước sự thay đổi chiến lược chiến thuật marketing của đối thủ, công ty phải nhậndiện kịp thời và chính xác đối thủ cạnh tranh, từ đó có chính sách marketing cũng nhưphân phối phù hợp.

Trang 29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM RAU SẠCH – RAU AN TOÀN TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty TNHH NN MTV đầu

tư và phát triên nông nghiệp Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thông tin chung về công ty:

- Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp HàNội

- Tên viết tắt tiếng Việt: Công ty Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội

- Tên tiếng Anh: Hanoi Agricultural Development and Investment Company., Ltd

- Tên viết tắt tiếng Anh: HADICO

- Địa chỉ: Số 202 Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ  Liêm, Hà Nội

♦ Ngày 23/12/2005, UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 8354/QĐ-UBđổi tên Công ty Giống cây trồng Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nướcmột thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, viết tắt là Hadico

Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại 202 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn,Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội với vốn chủ sở hữu hoàn toàn thuộc về Nhà nước –UBND Thành phố Hà Nội

Trang 30

2.1.2 Các đặc điểm nội bộ của công ty

●  Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại có 6 phòng chức năng; 14 chi nhánh,đơn vị trực thuộc; 6 công ty con và 3 công ty liên kết

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính)

● Diện tích đất đang quản lý và sử dụng: 5.000 hec ta.

- ● 754 cán bộ đã qua đào tạo bao gồm: tiến sỹ 6 người, thạc sỹ 39 người, đại học

362 người, cao đẳng 112 người, Trung cấp 235 người

● Năng lực tài chính: Tổng vốn kinh doanh đến 2009 là 200 tỷ đồng Trong đó

vốn chủ sở hữu là 60 tỷ, vốn huy động là 140 tỷ

● Năng lực thiết bị: 03 Phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu, nuôi cấy mô tế

bào, kiểm nghiệm, 05 kho Thiết bị – công nghệ canh tác, 09 nhà kính, 67 nhà lưới, 05kho bảo quản

Mặc dù chất lượng cán bộ đang ngày càng được cải thiện, cơ sở vật chất hạtầng, công nghệ thiết bị được đầu tư hiện đại và đã sản xuất ra số lượng lớn rau sạch –rau an toàn cung cấp cho thị trường mỗi năm Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng các loạirau quả an toàn ngày càng cao, hiện tại công ty vẫn chưa thể đáp ứng hết được nhu cầuthị trường

Trang 31

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2012 đến 2014

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Hadico từ 2012 đến 2014

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty quacác năm có sự thay đổi rõ rệt Doanh thu năm sau cao hơn năm trước và đạt tỷ lệ tăngcao Tổng doanh thu tăng từ 675 tỷ năm 2013 lên 818 tỷ năm 2014 (tăng 143 tỷ tức21,18%) và từ 818 tỷ năm 2014 len 976 tỷ năm 2015 (tăng 158 tỷ tức 19,31%) Lợinhuận trước và sau thuế cũng tăng cao, cụ thể tăng 22 tỷ từ năm 2012 sang năm 2013

và 31 tỷ từ năm 2013 sang năm 2014 Điều đó cho thấy mặc dù tỉ trọng về NôngNghiệp ở nước ta giảm đáng kể trong những năm qua nhưng ngành sản xuất, kinhdoanh rau, thực phẩm sạch đang có xu hướng tiêu dùng mạnh, chứng tỏ người tiêudùng đã và đang quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe Vì vậy mà họ quan tâm nhiều hơnđến các sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty

2.1.4 Tình hình các yếu tố nội bộ của công ty

Nhân Lực: Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, hơn 400 nhân viên bao

gồm 6 phòng chức năng; 02 trung tâm; 01 trường Cao đẳng nghề và 25 đơn vị trựcthuộc Quy mô thị trường được mở rộng qua các năm, khả năng cung ứng ra thị trường

ổn định Trong tương lai Hadico là một tập đoàn đa ngành với những dự án lớn tậptrung vào nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp thủ đô theo định hướng nôngnghiệp công nghệ cao, nông nghiệp phát triển biền vững, nông nghiệp gắn với cảnhquan, dịch vụ sinh thái góp phần xây dựng thủ đô ngày càng xanh sạch đẹp Môi

Trang 32

trường sống hiện đại, sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao và an toàn.

Tài chính: Chi phí kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tới việc lựa chọn kênh

phân phối Các nhà quản trị phải tính toán chi phí phục vụ quá trình kinh doanh saocho nhỏ nhất Tính toán xem chi phí cho mỗi kênh phân phối là bao nhiêu Từ đó, lựachọn kênh phân phối mang lại hiệu quả tốt nhất với một chi phí là nhỏ nhất Công ty

có xe vận chuyển hàng hóa riêng, nhưng để tiết kiệm chi phí những lần chuyển sốlượng ít và khoảng cách gần công ty sử dụng phương tiện vận chuyển là xe ôm vì trụ

sở công ty ở gần chợ nên phương tiện xe máy di chuyển rất dễ dàng so với ô tô

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Với 14 chi nhánh, đơn vị trực thuộc; 6 công ty con và

3 công ty liên kết, 05 kho Thiết bị – công nghệ canh tác, 09 nhà kính, 67 nhà lưới, 05kho bảo quản, phương tiện vận chuyển đầy đủ Công ty luôn đảm bảo hoạt động phânphối, giao hàng diễn ra một cách trơn chu, hiệu quả nhất

Giá trị hình ảnh, thương hiệu: Sau hơn 40 năm thành lập và phát triển, công

gây dựng được hình ảnh và uy tín của mình trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tạithành phố Hà Nội Tuy nhiên, đối với các sản phẩm rau an toàn thì thương hiệu củacông ty chưa thực sự được nhiều người biết đến Điều này ảnh hưởng không ít tớichính sách phân phối của công ty

Trung gian Marketing: Đây là những đối tượng đóng góp quan trọng vào quá

trình phân phối và kinh doanh của Công ty Do nhu cầu về thực phẩm là rất lớn nêntrung gian nguyên vật liệu sản xuất hàng thực phẩm và các cấp vận chuyển rất cầnthiết Các cấp vận chuyển bao gồm bộ phận vận tải của công ty và các công ty nhậnvận chuyển hàng hóa như: Công ty vận tải Trường An, công ty vận tải An Dân, công

ty vận tải Hà Phúc…Ngoài tiến phí vận chuyển được thanh toán đầy đủ, họ sẽ đượctrích 1% cho mỗi một đơn hàng Chính nhờ các đối tượng trung gian làm cho các kênhphân phối hoạt động dễ dàng hơn nhưng nó lại tốn 1 phần chi phí cho quá trình hoạtđộng của kênh

Đặc điểm sản phẩm: Các sản phẩm rau sạch – rau an toàn có đặc điểm nhỏ,

được đóng gói theo túi hoặc chai Mỗi một loại sản phẩm thì cần có những hình thứcphân phối khác nhau Nhà quản trị sẽ căn cứ vào sản phẩm mà công ty mình đang kinhdoanh để lựa chọn cách thức phân phối sao cho hiệu quả kinh doanh cao nhất với một

Trang 33

rau thường là các sản phẩm nhanh hỏng, vì vậy mà phải bảo quản theo đúng quy địnhcủa vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 2.3 Một số sản phẩm chủ yếu của công ty

Xà lách ta Khoai lang Bí ngô Củ cải

2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến phát triển chính sách phân phối sản phẩm rau sạch – rau an toàn của công ty trên địa bàn Hà Nội

2.2.1 Môi trường kinh tế

Hà Nội với vai trò thủ đô của cả nước cũng có những bước phát triển vượt bậcđưa tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 2011 - 2014 đạt khoảng 8,05% (cả nước5,635%, năm 2014 là 5,98%) Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được nângcao là cơ sở để phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ ngành thương mại cả nước nóichung và ngành thương mại Hà Nội nói riêng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăngtrưởng đạt 8,5- 9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 65 - 75 triệu đồng/năm Năm

2014, GDP tăng 8,8% so với năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2.850USD/năm

Việc tăng trưởng kinh tế của Hà Nội theo hướng tích cực sẽ giúp Ngân sáchdành cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của Thành phố tăng lên Đồng thờiđầu ra cho các sản phẩm rau sạch – rau an toàn cũng sẽ thuận lợi do thị trường tiêudùng sôi động và thu nhập người dân tăng cao

2.2.2 Môi trường nhân khẩu học

Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên trong khi tỷsuất sinh và tỷ suất chết giảm, theo số liệu của Điều tra người cao tuổi Việt Nam năm

2011, 39% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm việc, điều này góp phần giúp đờisống người dân ngày càng được cải thiện chất lượng cuộc sống nâng cao nhu cầu đảmbảo dinh dưỡng an toàn thực phẩm được chú trọng nhiều hơn nữa

Nhu cầu tiêu dùng hàng Thực phẩm Hà Nội tăng cao nên Sở Công thương HàNội cũng yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá mở rộng mạnglưới, điểm bán hàng tại các khu vực đông dân cư, chợ và vùng nông thôn ngoại thành;

Trang 34

tổ chức các chuyến bán hàng bình ổn lưu động về khu vực ngoại thành, các khu đôngdân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất để người dân trên địa bàn đều được hưởng lợi

từ chương trình

2.2.3 Môi trường chính trị- pháp luật

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộngcác hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.Chính trị ổn định, giao thông hạ tầng được củng cố giúp cho hoạt động phân phối vậnchuyển của các doanh nghiệp dễ dàng hơn Công ty yên tâm kinh doanh không lokhủng hoảng chính trị như một số nước bạn Thái Lan Triều Tiên

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quyphạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạtđộng của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằng cách nào, báncho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật.Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa

vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luậtpháp quy định Hiện nay, một số quy định về cấm các loại xe tải nhỏ lưu thông trêncác tuyến phố cũng gây khó khăn không ít cho công ty trong quá trình lưu thông hànghóa

2.2.4 Môi trường tự nhiên - công nghệ

Môi trường tự nhiên: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông

Nam Á nên nhiệt độ và lượng mưa chịu sự chi phối của gió mùa, gió mùa mùa đôngthời tiết lạnh và khô có mưa phùn vào cuối mùa, đây là kiểu khí hậu thích hợp các loạicây trồng ưa lạnh như xu hào, cải bắp, xà lách, cà chua Gió mùa mùa hạ khí hậu nóng

ẩm mưa nhiều, đây là kiểu khí hậu rất thích hợp với các loại cây ưa nóng như bầu, bí,mướp,các loại quả Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đem lại thì nắng hạn hay mưa

lũ cũng ảnh hưởng không ít đến tình hình kinh doanh của công ty bao gồm sản xuất vàquá trình lưu thông hàng hóa

Môi trường công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều

kiện nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và cây rau nói riêng, là tiền

đề để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, chất lượng cao Dự báo phát triển khoa

Trang 35

học, trọng tâm là công nghệ sinh học giống để tăng năng suất, chất lượng cây trồng,con vật nuôi Đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêuchuẩn GAP Ngoài ra, Công ty cũng dần đang hoàn thiện hệ thống vận chuyển hàng hóachính bằng đường bộ, với các mặt hàng tươi sống cần bảo quản công ty đã có các phươngtiện hiện đại như xe có hệ thống bảo quản đông lạnh, xe có nhiều trọng tải khác nhau phùhợp với số lượng vận chuyển

2.2.5 Môi trường văn hóa – xã hội

Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu củaViệt Nam với thị trường thế giới đã tạo ra cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Namnhiều nét đổi mới, hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu dùng Những nămtrước đây do kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân chưa cao, người VN chỉ quen

sử dụng các mặt hàng thực phẩm ngoài chợ với giá cả rẻ nhưng không đảm bảo chấtlượng… Ngày nay, kinh tế phát triển kéo theo thu nhập bình quân tăng, người dân đãchú ý hơn tới vấn đề an toàn, chất lượng trong việc sử dụng sản phẩm đây là điều kiện

để công ty mở rộng kinh doanh cũng nhữ phát triển hệ thống phân phối

2.2.6 Nhà người cung ứng

Ngoại trừ nguồn hàng từ các xí nghiệp của công ty Tuy nhiên, do cung khôngđáp ứng đủ cầu, công ty còn liên kết một số hợp tác xã sản xuất rau sạch xung quanhkhu vực nội thành Những nhà cung ứng này cần thiết để hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty diễn ra ổn định Bất kì một sự biến cố nào từ nhà cung ứng cũng sẽgây ảnh hưởng tới hoạt động Marketing của doanh nghiệp Nhà quản trị luôn phải cóđầy đủ các thông tin chính xác về tình trạng, số lượng, chất lượng, giá cả… hiện tại vàtương lai của các yếu tố nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ

2.2.7 Đặc điểm khách hàng

Khách hàng chủ yếu của công ty vẫn chủ yếu là người dân sống tại Thủ đô HàNội Họ là những khách hàng mua thường xuyên, có trình độ dân trí cao, thu nhập ởmức ổn định Chính vì vậy mà các sản phẩm mà họ mà họ quan tâm, mua cũng phải lànhững sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng, đảm bảo về sức khỏe

2.2.8 Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh là một yếu tố quan trọng và nó diễn

ra ngày càng gay gắt Các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có mặt hàng giống

Ngày đăng: 05/05/2016, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w