MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: LÝ THUYẾT 2 1. Khái niệm, phương pháp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ kế toán: 2 1.1. Khái niệm: 2 1.2. Phương pháp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 2 1.3. Nhiệm vụ kế toán: 2 2. Phương pháp kế toán: 2 2.1. Kết cấu của TK 911 “ xác định kết quả kinh doanh”: 2 2.2. Trình tự kế toán: 3 PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH FALCON VIỆT NAM 5 1. Giới thiệu chung về công ty: 5 2. Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty THHH Falcon Việt Nam: 5 2.1. Trường hợp công ty kinh doanh lỗ: 5 2.1.1. Ví dụ: 5 2.1.2. Định khoản các nghiệp vụ: 6 2.2. Trường hợp công ty kinh doanh lãi: 7 2.2.1. Ví dụ: 7 2.2.2. Định khoản các nghiệp vụ: 8 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 11 1. Đánh giá: 11 2. Nhận xét: 12 2.1. Ưu điểm: 12 2.2. Nhược điểm: 13 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty: 13 KẾT LUẬN 14
Trang 1BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
Lớp học phần: 1609FACC0111
Nhóm: 10
Giáo viên giảng dạy:
Địa điểm họp nhóm: Căng teen kí túc xá trường ĐH Thương Mại
Thời gian họp nhóm: 8h, ngày 18 tháng 4 năm 2016
Danh sách thành viên trong nhóm:
5 Đặng Quang Tiến
Nội dung họp: Các thành viên thảo luận để đưa ra đề cương sơ bộ, nhóm trưởng
phân công nhiệm vụ cho các thành viên
Cuộc họp diễn ra sôi nổi và kết thúc vào lúc 11h cùng ngày
Nhóm trưởng
Phạm Thị Thoa
Bảng phân công công việc và đánh giá
Lớp: 1609FACC0111
Nhóm 10 Nhóm trưởng: Phạm Thị Thoa
Trang 2Thư kí: Phạm Thị Thu
S
TT
giá
1 Trương Thị Thảo Đánh giá về quá trình xác định
kết quả hoạt động SXKD của công ty
2 Phạm Thị Thoa Giới thiệu chung về công ty +
thực trạng
quả hoạt động SXKD + thuyết trình
5 Đặng Quang Tiến Phương pháp xác định kết quả
hoạt động SXKD + nhiệm vụ kế toán
Trang
Kết cấu của tài khoản 911
Trang
Trình tự kế toán
9 Nguyễn Thị Trang Thực trạng + kết luận
Ngày tháng năm 2016
Nhóm trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ THUYẾT 2
1 Khái niệm, phương pháp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ kế toán: 2
1.1 Khái niệm: 2
1.2 Phương pháp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 2
1.3 Nhiệm vụ kế toán: 2
2 Phương pháp kế toán: 2
2.1 Kết cấu của TK 911 “ xác định kết quả kinh doanh”: 2
2.2 Trình tự kế toán: 3
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH FALCON VIỆT NAM 5
1 Giới thiệu chung về công ty: 5
2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty THHH Falcon Việt Nam: 5
2.1 Trường hợp công ty kinh doanh lỗ: 5
2.1.1 Ví dụ: 5
2.1.2 Định khoản các nghiệp vụ: 6
2.2 Trường hợp công ty kinh doanh lãi: 7
2.2.1 Ví dụ: 7
2.2.2 Định khoản các nghiệp vụ: 8
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 11
1 Đánh giá: 11
2 Nhận xét: 12
2.1 Ưu điểm: 12
2.2 Nhược điểm: 13
3 Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty: 13
KẾT LUẬN 14
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Những năm vừa qua là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình đổi mới vô cùng mạnh
mẽ của nền kinh tế Việt Nam Cùng với việc mở rộng nền kinh tế, Đảng và nhà nước
ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở rộng giao lưu, hợp tác trên thị trường kinh tế rộng lớn Đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, đã mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các
DN song cũng tiềm ẩn không ít những khó khăn thử thách nhất là tại thời điểm hiện tại nền kinh tế đang ở trong tình trạng khủng hoảng Trước tình hình đó đòi hỏi DN phải
nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển
Cũng như các DN khác, DN thương mại khi tiến hành hoạt động KD không những chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh, khi sản phẩm của DN được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm được thực hiện, lúc này DN sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận Bất cứ
DN nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa,để có lợi nhuận thì DN phải có mức doanh thu hợp lí, phần lớn trong các DN sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về xác định kết quả KD sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của DN
Với tầm quan trọng đó, nhóm 10 đã nghiên cứu đề tài: “ Quy trình xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Falcon Việt Nam”.
Tuy nhiên, với kiến thức hạn hẹp nên những nội dung trong đề tài này không thể tránh khỏi được các thiếu sót hạn chế nhất định Nhóm 10 rất mong nhận được những
ý kiến nhận xét và đánh giá của cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Nhóm 10 xin chân thành cảm ơn!
Trang 5PHẦN 1: LÝ THUYẾT
1 Khái niệm, phương pháp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và nhiệm vụ kế toán:
1.1 Khái niệm:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng phần chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ sau khi trừ đi tổng chi phí
1.2 Phương pháp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Kết quả kinh doanh trước thuế = Doanh thu thuần – Tổng chi phí
Trong đó:
(nếucó) Tổng chi phí gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh trước thuế = DTT – GVHB – CPDB – CPQLDN
Thuế TNDN phải nộp = KQKD trước thuế x Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN = KQKD trước thuế - Thuế TNDN
1.3 Nhiệm vụ kế toán:
Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh là:
- Trên cơ sở số liệu về doanh thu, chi phí đã tập hợp kế toán phải tính toán xác định đúng kết quả hoạt động SXKD của đơn vị
- Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và người sử dụng thông tin kế toán để
có thể đánh giá được hoạt động của đơn vị và đề ra các quyết định quản lý đúng đắn
2 Phương pháp kế toán:
2.1 Kết cấu của TK 911 “ xác định kết quả kinh doanh”:
Để thực hiện kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” : Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của DN trong kỳ hạch toán Nội dung và kết cấu TK 911 như sau:
Trang 6Bên Nợ: - Trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kết chuyển lãi
Bên Có: - Doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ
trong kỳ
- Kết chuyển lỗ
+ Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư
2.2 Trình tự kế toán:
- Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào cuối kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Có TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
- Kết chuyển giá vốn hàng bán vào cuối kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào cuối kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh ”
Có TK 641 “ Chi phí bán hàng”
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào cuối kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Xác định lợi nhuận trước thuế:
LNTT = DT – giá vốn hàng bán – CPBH – CPQLDN
+ Trường hợp 1: LNTT < 0 → Doanh nghiệp lỗ
Kết chuyển lỗ: Nợ TK 421 “ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”
Có TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
+ Trường hợp 2: LNTT > 0 → Doanh nghiệp lãi
Thuế TNDN phải nộp = LNTT x Thuế suất thuế TNDN = LNTT x 20%
Hạch toán thuế: Nợ TK 8211 “ Chi phí thuế TNDN hiện hành”
Có TK 3334 “ Thuế TNDN”
Kết chuyển thuế: Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 8211 “ Chi phí thuế TNDN hiện hành”
Trang 7LNST = LNTT – Thuế TNDN
Kết chuyển lãi: Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 421 “ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” Quá trình hạch toán xác định kết quả kinh doanh được khái quát ở sơ đồ dưới đây:
Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển DT bán hàng thuần
TK641
Kết chuyển chi phí bán hàng
TK642
Kết chuyển chi phí QLDN
TK821
Kết chuyền chi phí thuế TNDN
TK421
Kết chuyển lãi
Kết chuyển lỗ
Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 8PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH FALCON VIỆT NAM
1 Giới thiệu chung về công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH Falcon Việt Nam ( Đại An)
- Mã số thuế: 0800745442
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Đại An, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
- Đại diện pháp luật: Lim Kim Hong
- Giấy phép số: 042043000118
- Ngày cấp giấy phép: 21/08/2009
- Tỉnh/thành: Tỉnh Hải Dương
- Quận/huyện: Thành phố Hải Dương
Ngành nghề kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ như bàn, ghế, tủ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết, bện
2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty THHH Falcon Việt Nam:
2.1 Trường hợp công ty kinh doanh lỗ:
2.1.1 Ví dụ:
Trong quý III năm 2013, tại công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau ( đơn vị:1000đ)
1 Xuất kho bán 1 lô hàng, giá bán chưa thuế 4.000.000, thuế GTGT 10%, giá xuất kho của lô hàng là 3.000.000 Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
2 Tính lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng 160.000, nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp 250.000
3 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 23% trên tiền lương
4 Xuất kho công cụ đồ dùng sử dụng cho bộ phận bán hàng 100.000 và bộ phận quản lý 68.000
5 Chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả theo giá chưa thuế ở bộ phận bán hàng 120.000 và bộ phận quản lý 150.000, thuế GTGT 10%
6 Chi phí quảng cáo bằng tiền mặt 142.000
7 Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh và kết chuyển về các tài khoản có liên quan, biết thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
Trang 92.1.2 Định khoản các nghiệp vụ:
1 Nghiệp vụ 1:
a Bút toán giá vốn:
Nợ TK 632: 3.000.000
Có TK 156: 3.000.000
b Bút toán doanh thu:
Nợ TK 112: 4.400.000
Có TK 511: 4.000.000
Có TK 3331: 400.000
2 Nghiệp vụ 2:
Nợ TK 641: 160.000
Nợ TK 642: 250.000
Có TK 334: 410.000
3 Nghiệp vụ 3:
Nợ TK 641: 160.000 × 23% = 36.800
Nợ TK 642: 250.000 × 23% = 57.500
Có TK 338: 94300
4 Nghiệp vụ 4:
Nợ TK 641: 100.000
Nợ TK 642: 68.000
Có TK 153: 168.000
5 Nghiệp vụ 5:
Nợ TK 641: 120.000
Nợ TK 642: 150.000
Nợ TK 133: 27.000
Có TK 331: 297.000
6 Nghiệp vụ 6:
Nợ TK 641: 142.000
Có TK 111: 142.000
Trang 107 Nghiệp vụ 7:
Ta có : ∑511 = 4.000.000(1b)
∑632 = 3.000.000(1a)
∑641 = 160.000(2) + 36800(3) +100.000(4) + 120.000(5) + 142.000(6) = 558.800
∑642 = 250.000(2) + 57.500(3) + 68.000(4) + 150.000(5) = 525.500
+ Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511: 4.000.000
Có TK 911: 4.000.000 + Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 3.000.000
Có TK 632: 3.000.000 + Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911: 558.800
Có TK 641: 558.800 + Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 525.500
Có TK 642: 525.500
Ta có: LNTT = DTBH – GVKD – CPBH – CPQLDN
= 4.000.000 – 3.000.000 – 558.800 – 525.500 = -84.300 < 0
=> Công ty kinh doanh lỗ
+ Kết chuyển lỗ của công ty:
Nợ TK 421: 84.300
Có TK 911: 84.300
2.2 Trường hợp công ty kinh doanh lãi:
2.2.1 Ví dụ:
Trong quý IV năm 2013, tại công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau ( đơn vị:1000đ)
1 Xuất kho bán 1 lô hàng, giá bán chưa thuế 4.715.000, thuế GTGT 10%, giá xuất kho của lô hàng là 3.220.000 Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
2 Tính lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng 170.000, nhân viên quản
lý 260.000
Trang 113 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 23% trên tiền lương.
4 Xuất kho công cụ đồ dùng sử dụng cho bộ phận bán hàng 120.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 50.000
5 Chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả theo giá chưa thuế ở bộ phận bán hàng 100.000 và bộ phận quản lý 130.000, thuế GTGT 10%
6 Chi phí quảng cáo bằng tiền mặt 200.000
7 Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh và kết chuyển về các tài khoản có liên quan, biết thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
2.2.2 Định khoản các nghiệp vụ:
1 Nghiệp vụ 1:
a Bút toán giá vốn:
Nợ TK 632: 3.220.000
Có TK 156: 3.220.000
b Bút toán doanh thu:
Nợ TK 112: 5.186.500
Có TK 511: 4.715.000
Có TK 3331: 471.500
2 Nghiệp vụ 2:
Nợ TK 641: 170.000
Nợ TK 642: 260.000
Có TK 334: 430.000
3 Nghiệp vụ 3:
Nợ TK 641: 170.000 × 23% = 39.100
Nợ TK 642: 260.000 × 23% = 59.800
Có TK 338: 98.900
4 Nghiệp vụ 4:
Nợ TK 641: 120.000
Nợ TK 642: 50.000
Có TK 153: 170.000
Trang 125 Nghiệp vụ 5:
Nợ TK 641: 100.000
Nợ TK 642: 130.000
Nợ TK 133: 23.000
Có TK 331: 253.000
6 Nghiệp vụ 6:
Nợ TK 641: 200.000
Có TK 111: 200.000
7 Nghiệp vụ 7:
Ta có: ∑511= 4.715.000(1b)
∑632 = 3.220.000(1a)
∑641 = 170.000(2) + 39.100(3) + 120.000(4) + 100.000(5) + 200.000(6) = 629.100
∑642 = 260.000(2) + 59.800(3) + 50.000(4) + 130.000(5) = 499.800
+ Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511: 4.715.000
Có TK 911: 4.715.000 + Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 3.220.000
Có TK 632: 3.220.000 + Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911: 629.100
Có TK 641: 629.100 + Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 499.800
Có TK 642: 499.800
Ta có LNTT = DTBH – GVKD – CPBH – CPQLDN
= 4.715.000 – 3.220.000 – 629.100 – 499.800 = 366.100
Do LNTT của doanh nghiệp là lớn hơn 0 nên doanh nghiệp kinh doanh có lãi Khi đó công ty sẽ phải nộp thuế cho nhà nước
Ta có: Thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước = LNTT x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ( bằng 22% lợi nhuận trước thuế)
Trang 13T = 366.100 × 22% = 80.542 + Hạch toán thuế:
Nợ TK 8211: 80.542
Có TK 3334: 80.542 + Kết chuyển thuế:
Nợ TK 911: 80.542
Có TK 8211: 80.542
=> LN sau thuế được tính theo công thức: LNST = LNTT - Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế của công ty là: LNST = 366.100 - 80.542 = 285.558 + Kết chuyển lãi của công ty:
Nợ TK 911: 285.558
Có TK 421: 285.558
Trang 14PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Tổng kết: Ta có bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (đơn vị: 1000đ)
S
TT
2013
Quý IV năm 2013
4 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
1 Đánh giá:
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy:
- Trong quý III năm 2013, doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ 84.300 ( nghìn đồng) do:
+ Chi phí bỏ ra lớn hơn nhiều so với doanh thu mà công ty thu được
+ Công ty chưa có nhiều mặt hàng thu hút khách hàng
+ Công ty chưa có chiến lược về giá
- So sánh trong kỳ quý III với quý IV:
+ Doanh thu phát sinh trong kỳ của quý III là 4.000.000 (nghìn đồng) và quý IV
là 4.715.000 ( nghìn đồng) => Doanh thu quý IV tăng 715.000 (nghìn đồng) tương đương 17.875%
+ Chi phí phát sinh trong kỳ của quý III là 4.084.300 ( nghìn đồng) và quý IV là 4.348.900 ( nghìn đồng) tăng 264.600 ( nghìn đồng) tương đương 6.478%
Trang 15Qua 2 số liệu trên cho thấy doanh thu của quý IV cao hơn quý III do nhiều nguyên nhân:
- Do quý IV gần Tết nguyên đán nên hàng hóa của công ty đươc chú ý và được mua nhiều
- Do công ty có chiến lược về giá, đưa nhiều chương trình khuyến mãi nên thu hút được khách hàng
- Do công ty có đội ngũ nhân viên năng động thích ứng với mọi môi trường
- Sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng
Bên cạnh doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng Chi phí tăng do:
- Sản phẩm bán ra nhiều nên giá vốn tăng
- Sản phẩm bán nhiều thì chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng và các chi phí liên quan cũng phát sinh nhiều hơn
=> Tuy nhiên, tỷ lệ tăng chi phí vẫn chậm hơn tỷ lệ tăng doanh thu => Điều này chứng tỏ rằng công ty đang kinh doanh có hiệu quả, công ty có biện pháp duy trì và phát huy thế mạnh của mình
2 Nhận xét:
2.1 Ưu điểm:
- Nhìn chung, tình hình hoạt động của công ty có hiệu quả Sự hình thành và phát triển của công ty đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách, cũng như việc đổi mới của đất nước Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh với phương châm: “ Để suy nghĩ và phát triển cùng với khách hàng”
- Hàng năm, công ty luôn đóng đầy đủ các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo việc làm và mức lương tối thiểu cho người lao động và luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
- Công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, cố gắng cung cấp các mặt hàng tốt nhất cho khách hàng, để tạo lợi thế cho doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường
- Công ty sử dụng khá hợp lý và hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, thể hiện sự chuyên nghiệp và vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành => thu hút được một lượng khách hàng trung thành không nhỏ và đang có chiều hướng gia tăng tích cực