MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 0.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 0.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2 0.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề 4 0.4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 0.5. Phương pháp nghiên cứu 5 0.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản về cầu, phân tích và dự báo cầu 8 1.1.1. Khái niệm 8 1.1.1.1. Khái niệm cầu 8 1.1.1.2. Phân tích cầu 8 1.1.1.3. Dự báo cầu 8 1.1.2. Luật cầu và đồ thị đường cầu 9 1.1.2.1. Luật cầu 9 1.1.2.2. Đồ thị đường cầu 9 1.1.2.3. Cầu cá nhân và cầu thị trường 10 1.2. Một số lý thuyết về cầu, phân tích và dự báo cầu 11 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 11 1.2.1.1. Giá cả bản thân hàng hóa, dịch vụ (P) 11 1.2.1.2. Thu nhập của người tiêu dùng (M) 11 1.2.1.3. Giá cả của hàng hóa có liên quan (PR) 12 1.2.1.4. Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo(T) 13 1.2.1.5. Các yếu tố kỳ vọng (PE) 13 1.2.1.6. Số lượng người mua (hay quy mô thị trường) (N) 13 1.2.2. Độ co dãn của cầu 14 1.2.2.1. Độ co dãn cầu theo giá của bản thân hàng hóa đó 14 1.2.2.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập 14 1.2.2.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo 15 1.2.3. Vai trò của phân tích và dự báo cầu 15 1.2.4. Các phương pháp phân tích cầu 15 1.2.4.1. Phân tích cầu thông qua phiếu điều tra, khảo sát khách hàng 15 1.2.4.2. Phân tích cầu bằng phương pháp kinh tế lượng 16 1.2.5. Các phương pháp dự báo cầu 16 1.2.5.1 Dự báo cầu bằng phương pháp định tính 16 1.2.5.2. Dự báo cầu bằng phương pháp định lượng 17 1.3. Phân định nội dung nghiên cứu 17 1.3.1. Các nhân tố tác động đến cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty 17 1.3.2. Phân tích cầu về sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty 18 1.3.2.1. Phương pháp phân tích cầu thông qua mô hình kinh tế lượng 18 1.3.2.2. Phương pháp phân tích cầu thông qua phiếu điều tra khách hàng 18 1.3.3. Dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty 18 1.3.3.1. Dự đoán theo chuỗi thời gian 19 1.3.3.2. Dự đoán theo chu kỳ mùa vụ 19 Chương 2: THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM NƯỚC RỬA CHÉN RELL CỦA CÔNG TY TNHH WINMARK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 20 2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty TNHH Winmark Việt Nam 20 2.1.1. Khái quát về công ty TNHH Winmark Việt Nam 20 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 20 2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 21 2.1.1.4. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty 21 2.1.2. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Winmark Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 21 2.2. Thực trạng cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 22 2.2.1. Thực trạng chung về cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội 22 2.2.2. Thực trạng cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 qua ước lượng hàm cầu 24 2.2.2.1. Ước lượng mô hình hàm cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội 24 2.2.2.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình 25 2.2.2.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 25 2.2.2.4. Kiểm định sự phù hợp của các hệ số: 25 2.2.3. Thực trạng cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 qua phân tích phiếu điều tra 25 2.2.3.1. Thông tin chung về kết quả điều tra 25 2.2.3.2. Phân tích kết quả điều tra 27 2.3. Dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội đến năm 2018 30 2.3.1. Dự báo cầu bằng phương pháp tuyến tính 30 2.3.1.1. Dự báo giá sản phẩm nước rửa chén RELL đến năm 2018 30 2.3.1.2. Dự báo giá sản phẩm nước rửa chén Gift của đối thủ cạnh tranh đến năm 2018 31 2.3.1.3. Dự báo số lượng người tiêu dùng đến năm 2018 31 2.3.1.4. Dự báo sản lượng tiêu thụ nước rửa chén RELL đến năm 2018 31 2.3.2. Dự báo cầu bằng phương pháp chu kỳ mùa vụ 31 2.4. Các kết luận và phát hiện qua phân tích và dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội 32 2.4.1. Một số kết luận về phân tích và dự báo cầu của công ty 32 2.4.2. Một số phát hiện qua công tác phân tích và dự báo cầu của công ty 33 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NƯỚC RỬA CHÉN RELL CỦA CÔNG TY TNHH WINMARK VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2018 34 3.1. Định hướng kinh doanh sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam đến năm 2018 34 3.2. một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam trong thời gian tới 35 3.3. Một số kiến nghị với công ty và các ban ngành liên quan 36 3.3.1. Kiến nghị với công ty TNHH Winmark Việt Nam 36 3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam 37 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam trên địa bàn nội thành Hà Nội đến năm 2018”, lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn TS Phùng Danh Thắng đã tận tìnhhướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế vi mô, cácthầy cô giáo trong trường Đại học Thương Mại đã trang bị những kiến thức và kinhnghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban và cán bộ côngnhân viên Công ty TNHH Winmark Việt Nam đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điềukiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của 80 khách hàng trong khu vực HàNội đã cung cấp các thông tin và đánh giá khách quan về việc tiêu dùng sản phẩmnước rửa chén RELL để tác giả có thể tiến hành phân tích nội dung nghiên cứu
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ lý luận cũng nhưkinh nghiệm thực tiễn của tác giả còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu không tránhkhỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và cácbạn để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, năm 2016
Sinh viên
Âu Thị Thu Hằng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
0.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
0.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 2
0.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề 4
0.4 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
0.5 Phương pháp nghiên cứu 5
0.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản về cầu, phân tích và dự báo cầu 8
1.1.1 Khái niệm 8
1.1.1.1 Khái niệm cầu 8
1.1.1.2 Phân tích cầu 8
1.1.1.3 Dự báo cầu 8
1.1.2 Luật cầu và đồ thị đường cầu 9
1.1.2.1 Luật cầu 9
1.1.2.2 Đồ thị đường cầu 9
1.1.2.3 Cầu cá nhân và cầu thị trường 10
1.2 Một số lý thuyết về cầu, phân tích và dự báo cầu 11
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 11
1.2.1.1 Giá cả bản thân hàng hóa, dịch vụ (P) 11
1.2.1.2 Thu nhập của người tiêu dùng (M) 11
1.2.1.3 Giá cả của hàng hóa có liên quan (PR) 12
1.2.1.4 Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo(T) 13
1.2.1.5 Các yếu tố kỳ vọng (PE) 13
1.2.1.6 Số lượng người mua (hay quy mô thị trường) (N) 13
1.2.2 Độ co dãn của cầu 14
1.2.2.1 Độ co dãn cầu theo giá của bản thân hàng hóa đó 14
1.2.2.2 Độ co dãn của cầu theo thu nhập 14
1.2.2.3 Độ co dãn của cầu theo giá chéo 15
1.2.3 Vai trò của phân tích và dự báo cầu 15
Trang 31.2.4 Các phương pháp phân tích cầu 15
1.2.4.1 Phân tích cầu thông qua phiếu điều tra, khảo sát khách hàng 15
1.2.4.2 Phân tích cầu bằng phương pháp kinh tế lượng 16
1.2.5 Các phương pháp dự báo cầu 16
1.2.5.1 Dự báo cầu bằng phương pháp định tính 16
1.2.5.2 Dự báo cầu bằng phương pháp định lượng 17
1.3 Phân định nội dung nghiên cứu 17
1.3.1 Các nhân tố tác động đến cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty 17
1.3.2 Phân tích cầu về sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty 18
1.3.2.1 Phương pháp phân tích cầu thông qua mô hình kinh tế lượng 18
1.3.2.2 Phương pháp phân tích cầu thông qua phiếu điều tra khách hàng 18
1.3.3 Dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty 18
1.3.3.1 Dự đoán theo chuỗi thời gian 19
1.3.3.2 Dự đoán theo chu kỳ - mùa vụ 19
Chương 2: THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM NƯỚC RỬA CHÉN RELL CỦA CÔNG TY TNHH WINMARK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 20
2.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty TNHH Winmark Việt Nam 20
2.1.1 Khái quát về công ty TNHH Winmark Việt Nam 20
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 20
2.1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức 21
2.1.1.4 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty 21
2.1.2 Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Winmark Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 21
2.2 Thực trạng cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 22
2.2.1 Thực trạng chung về cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội 22
2.2.2 Thực trạng cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 qua ước lượng hàm cầu 24
2.2.2.1 Ước lượng mô hình hàm cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội 24
2.2.2.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình 25
2.2.2.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 25
2.2.2.4 Kiểm định sự phù hợp của các hệ số: 25
Trang 42.2.3 Thực trạng cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark
Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 qua phân tích phiếu điều tra 25
2.2.3.1 Thông tin chung về kết quả điều tra 25
2.2.3.2 Phân tích kết quả điều tra 27
2.3 Dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội đến năm 2018 30
2.3.1 Dự báo cầu bằng phương pháp tuyến tính 30
2.3.1.1 Dự báo giá sản phẩm nước rửa chén RELL đến năm 2018 30
2.3.1.2 Dự báo giá sản phẩm nước rửa chén Gift của đối thủ cạnh tranh đến năm 2018 31
2.3.1.3 Dự báo số lượng người tiêu dùng đến năm 2018 31
2.3.1.4 Dự báo sản lượng tiêu thụ nước rửa chén RELL đến năm 2018 31
2.3.2 Dự báo cầu bằng phương pháp chu kỳ mùa vụ 31
2.4 Các kết luận và phát hiện qua phân tích và dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội 32
2.4.1 Một số kết luận về phân tích và dự báo cầu của công ty 32
2.4.2 Một số phát hiện qua công tác phân tích và dự báo cầu của công ty 33
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NƯỚC RỬA CHÉN RELL CỦA CÔNG TY TNHH WINMARK VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2018 34
3.1 Định hướng kinh doanh sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam đến năm 2018 34
3.2 một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam trong thời gian tới 35
3.3 Một số kiến nghị với công ty và các ban ngành liên quan 36
3.3.1 Kiến nghị với công ty TNHH Winmark Việt Nam 36
3.3.2 Kiến nghị với Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam 37
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASM Area sale manager Quản lý bán hàng khu vực
KAM Key account manager Quản lý phòng khách hàng trọng
điểmRSM Regional Sales manager Giám đốc kinh doanh khu vựcSPSS Statistical Package for the Social
Sciences
Phần mềm phục vụ công tác phântích thống kê
SR Sale representative Giám sát bán hàng khu vực
TSM Territory sales manager Đại diện bán hàng
Từ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải Tiếng Việt
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 - 2015 22
Bảng 2.2: Doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng của công ty giai đoạn 2012 - 2015 23
Bảng 2.3 : Kết quả ước lượng hàm cầu 24
Bảng 2.4: Doanh thu của khách hàng 26
Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về mức giá nước rửa chén RELL so với các sản phẩm trên thị trường 27
Bảng 2.6: Đánh giá sản phẩm nước rửa chén RELL 27
Bảng 2.7: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự lựa chọn của khách hàng 28
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đồ thị đường cầu 10
Hình 1.2: Đường cầu hàng hóa X 10
Hình 1.3: Đường cầu thị trường hàng hóa X 11
Hình 1.4: Đồ thị đường Engel 12
Hình 2.1: Sản lượng tiêu thụ nước rửa chén RELL của công ty theo quý qua các năm 23
Hình 2.2: Đánh giá của khách hàng về mức độ cần thiết của các chính sách 29
Hình 2.3: Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng nước rửa chén RELL 30
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
0.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thếgiới Điều này đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hướng thuận lợi pháttriển Năm 2016 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam khitham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP1 Tham gia TPP sẽ thúc đẩyViệt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới mô hìnhtăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, doanh nghiệp và nềnkinh tế Đó là lúc các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏnói riêng tận dụng các cơ hội để phát triển, đồng thời các doanh nghiệp phải biết tựbảo vệ mình và tìm ra các kế hoạch để của riêng mình để có thể tồn tại và phát triểntrước sự xâm nhập ngày càng nhiều của doanh nghiệp nước ngoài Hàng hóa Việt Nam
sẽ phải đương đầu, cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài và nền kinh tế ViệtNam cũng nhạy cảm hơn với sự biến động của nền kinh tế thế giới Doanh nghiệp nàođáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng thì doanh nghiệp càng khẳng định được vịtrí và sự phát triển của mình
Nắm bắt được nhu cầu thị trường là rất cần thiết cho những mục tiêu phát triển,
kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếpcận với nhu cầu thị trường, công tác phân tích dự báo các xu hướng của người tiêudùng, khả năng tiêu thụ sản phẩm chưa tốt dẫn tới phát triển chậm chạp thậm chí làthua lỗ trong sản xuất kinh doanh Vì vậy nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên
và quan trọng của bất kỳ công ty nào cần phải làm Với mục đích thu thập các thôngtin, xử lý thông tin thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp từ đó đề ra các chính sách kinh doanh thích hợp nhằm nâng cao khả năng thíchứng với thị trường luôn luôn biến động
Công ty TNHH Winmark Việt Nam là công ty hoạt động đa lĩnh vực: sản xuấtkinh doanh hóa chất tẩy rửa, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các doanhnghiệp Đến nay với 9 năm hoạt động kinh doanh công ty đã có những thành côngbước đầu khi xây dựng được những sản phẩm mang thương hiệu RELL chiếm đượcthị phần khá lớn trong ngành hóa chất Trong những năm vừa qua, tỷ lệ tiêu thụ cácsản phẩm hóa chất của công ty TNHH Winmark nói chung và sản phẩm nước rửa chénRELL nói riêng trên địa bàn nội thành Hà Nội là tăng, nhưng gia tăng chậm và chưađạt hiệu quả cao so với một số thành phố khác Trong tất cả các sản phẩm mangthương hiệu RELL, nước rửa chén RELL là mặt hàng mang lại doanh thu cao nhất và
1 Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Trang 9được ưa chuộng của công ty Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây, các sản phẩmhóa chất tẩy rửa khác cũng phát triển mạnh mẽ như Red Star, Ba Sao,…hay các sảnphẩm hàng ngoại nhất là Thái Lan được người tiêu dùng lựa chọn do đó nhiều kháchhàng của công ty bị mất vào tay các đối thủ Điều này cho thấy công tác phân tích vànghiên cứu cầu của công ty vẫn chưa tốt, vẫn còn nhiều thiếu sót dẫn đến việc kinhdoanh chưa thực sự hiệu quả Trong thời gian tới, RELL sẽ đối phó với sự cạnh tranhgay gắt hơn, không chỉ sản phẩm trong nước mà còn cả sản phẩm nước ngoài VậyRELL muốn giữ được thị phần và phát triển trong thời gian tới thì cần phải có nhữngchiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển Công ty hiện tại đang rấtcần đến những chiến lược kinh doanh và những dự báo cho thị trường trong thời giantới nhằm có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để tối ưu việc kinh doanh Đốivới thị trường rộng lớn và biến đổi không ngừng như hiện nay thì nguồn thông tin và
số liệu ước lượng dự báo cầu trở nên quan trọng và mang ý nghĩa quyết định hơn baogiờ hết Chính vì vậy việc nghiên cứu lập kế hoạch triên khai dự đoán và ước lượngcầu của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cấp thiết
0.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trong cuốn kinh tế học của Begg (2007)1 đã khẳng định có sự tương hỗ qua lạimột cách liên tục giữa mô hình và số liệu trong nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế.Các số liệu ta cần phân tích và sử dụng các mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các sốliệu, đồng thời cho phép chúng ta kiểm định những giả thuyết và đánh giá định lượngcác tác động giữa chúng Các nhà phân tích kinh tế xác định phân tích một vấn đề có
ba giai đoạn Thứ nhất, một hiện tượng quan sát và vấn đề được hình thành Thứ hai,xây dựng một lý thuyết hoặc một mô hình để nắm bắt bản chất của hiện tượng Thứ ba,kiểm nghiệm các dự đoán của lý thuyết thông qua các số liệu kinh tế tương ứng của
nó Dựa vào các lý thuyết trên vào trong thực tế đối với một quốc gia hoặc một doanhnghiệp cụ thể, việc phân tích một vấn đề cần được xem xét từ vấn đề đang hình thành,xác định mục đích của việc phân tích vấn đề, áp dụng các lý thuyết đã có sẵn vào phântích, kiểm nghiệm lại mô hình bằng các số liệu đã thu thập Với bài viết cụ thể củaVaida Pilinkiene2 (2008) trong “Selection of market demand forecast method: Criteriaand Application”, đối tượng của bài viết là các phương pháp dự báo từ đó đưa ra cáctiêu chí để lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp cho từng thị trường nghiên cứu.Những kết luận này có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp trong dự báo cầu sảnphẩm Vaida Pilinkiene đã áp dụng những kết luận của mình để lựa chọn ra phươngpháp dự báo cụ thể, phù hợp cho cầu về nội thất Lithuania đó là dự báo định lượng
1 David Begg – Giáo sư kinh tế học trường Tổng hợp London, Anh
Trang 10bằng phương pháp “Exponential smoothing1” và tác giả cố gắng hạn chế sự có mặt dựbáo định tính trong mô hình
Trước đây, ở Việt Nam việc phân tích cầu chưa được chú trọng trong các hoạtđộng của doanh nghiệp do lịch sử hoạt động của công ty, các hoạt động kinh doanhcòn nhỏ lẻ, ít cần ứng dụng phân tích và dự báo Hiện nay, các doanh nghiệp có quy
mô kinh doanh lớn, việc phân tích cầu được áp dụng nhiều trong ngành nghề, lĩnh vực.Phân tích xác định các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh, từ đó đưa ra các dự báo trong tương lai nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Một số hoạt động phân tích kinh doanh của doanh nghiệpnhư: Đào (2010) phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam trên địa bàn Hà Nội
đã thu thập các số liệu về giá bán của áo sơ mi nam, thu nhập của người dân và dân số
hà nội ảnh hưởng đến cầu sản phẩm áo sơ mi nam và sử dụng mô hình kinh tế lượng
để phân tích xử lý số liệu nhưng tác giả chưa chỉ ra nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởnglớn nhất đến cầu sản phẩm và việc xử lý số liệu còn hạn chế, các số liệu được sử dụng
là số liệu thứ cấp; Phạm (2011) phân tích dự báo sản phẩm máy tính xách tay đã sửdụng mô hình kinh tế lượng và phần mềm SPSS2 để phân tích các số liệu thu thập vàkết luận thu nhập của người dân là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến cầu sản phẩmmáy tính xách tay; Nguyễn (2013) dự báo cầu sản phẩm vải nội thất, tác giả đã tiếnhành khảo sát khách hàng nhưng lại không sử dụng phần mềm SPSS vào việc phântích và dự báo nên kết quả dự báo chưa thực sự đạt hiệu quả cao; Nguyễn (2011) cũngnghiên cứu về sản phẩm hàng may mặc, tác giả có sử dụng phần mềm SPSS và phầnmềm kinh tế lượng để phân tích số liệu thu thập và đánh giá giá của sản phẩm là nhân
tố chính ảnh hưởng đến cầu về sản phẩm hàng may măc, đưa ra các giải pháp để kíchcầu sản phẩm trong thời gian hoạt động tương lai của doanh nghiệp
Với công ty TNHH Winmark Việt Nam, đã có các công trình nghiên cứu như:Nguyễn (2013) nghiên cứu hoạt động marketing của công ty về chính sách giá, chínhsách sản phẩm, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến nhằm đẩy mạnh lượngtiêu thụ các sản phẩm hóa chất RELL của công ty; Lê (2013) nghiên cứu về hệ thốngphân phối của công ty, xác định kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối chính đểcác sản phẩm của công ty đến với tay người tiêu dùng và trong tương lai công ty cầnhoàn thiện kênh phân phối gián tiếp; Lê (2014) nghiên cứu về công tác đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực của công ty, tác giả có đưa ra thực trạng nguồn nhân lực của công
ty, xác định các mục tiêu đào tạo về kiến thức, hành vi và thái độ, từ đó đưa ra kế
1 Phương pháp liên tiến lũy thừa
2 Phần mềm thống kê sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng
Trang 11hoạch đào tạo và xác định chi phí đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lựccủa công ty.
Như vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phân tích và dự báo cầu các sản phẩm
cụ thể Mỗi đề tài có các phương pháp nghiên cứu khác nhau, đưa ra các kết quảnghiên cứu định lượng khác nhau, mỗi đề tài có xác định các nhân tố ảnh hưởng đếncầu sản phẩm, tuy nhiên nhân tố nào quan trọng nhất lại tùy vào từng kết quả phântích, các mặt hàng khác nhau có các nhân tố khác nhau Các đề tài nghiên cứu củacông ty TNHH Winmark Việt Nam chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các hoạt độngmarketing, cung ứng, nguồn nhân lực và nghiên cứu chung tất cả các sản phẩm màchưa có đề tài nào nghiên cứu về một mặt hàng cụ thể của công ty Trong quá trìnhthực tập tại công ty, tác giả thấy mặt hàng nước rửa chén RELL của công ty là mặthàng chủ đạo nhưng chưa có một đề tài cụ thể nào nghiên cứu về cầu nước rửa chénnên tác giả lựa chọn vấn đề phân tích và dự báo cầu của công ty là nội dung của bàinghiên cứu này
0.3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ
Từ tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và các công trình nghiên cứu trên, tác giảquyết định lựa chọn đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELLcủa công ty TNHH Winmark Việt Nam trên địa bàn nội thành Hà Nội đến năm 2018”làm luận văn tốt nghiệp
Với đề tài này, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nước rửa chén của công ty trong thời gian quanhư thế nào?
- Yếu tố nào tác động đến cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHHWinmark Việt Nam? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào tác động mạnh nhất đến cầu? Từcác yếu tố tác động xây dựng hàm cầu sản phẩm nước rửa chén RELL
- Các phương pháp ước lượng và dự báo cầu nào được sử dụng để áp dụng choviệc ước lượng và dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHHWinmark Việt Nam?
- Các giải pháp nào được đề xuất để đẩy mạnh đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng nướcrửa chén RELL trên thị trường Hà Nội trong thời gian tới?
0.4 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
0.4.1 Mục tiêu nghiên cứu
0.4.1.1 Mục tiêu lý luận
Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về cầu, phân tích cầu, dự báo cầu,phân tích các nhân tố ảnh hướng tới cầu, các phương pháp phân tích và dự báo cầu, từ
Trang 12đó vận dụng các kiến thức để phân tích và dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELLcủa công ty TNHH Winmark Việt Nam trên địa bàn nội thành Hà Nội đến năm 2018.
0.4.1.2 Mục tiêu thực tiễn
Một là, tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm nước rửa chén của công ty TNHH
Winmark Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu sản phẩm nước rửa chén RELLcủa công ty
Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác phân tích và dự báo cầu mặt
hàng nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam trong giai đoạn
2012 – 2015, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng để xây dựng hàm cầu về sảnphẩm nước rửa chén RELL của công ty
Ba là, đưa ra một số dự báo về cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty
trên địa bàn nội thành Hà Nội đến năm 2018 kèm theo một số giải pháp đẩy mạnh tiêuthụ trên thị trường Hà Nội trong thời gian tới
0.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHHWinmark Việt Nam, đồng thời nghiên cứu công tác phân tích và dự báo cầu sản phẩmnước rửa chén RELL của công ty
Đối tượng nghiên cứu có liên quan: số lượng sản phẩm bán ra, giá bán sản phẩm,thu nhập bình quân của khách hàng, số lượng khách hàng, giá bán sản phẩm nước rửachén của đối thủ cùng loại Gift1,…
0.4.3 Phạm vi nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu sản phẩm nước rửa chén trong tổng số 5 sản phẩm của côngty: nước rửa chén, nước lau sàn, nước tẩy toilet, nước rửa tay và nước giặt Nghiên cứunước rửa chén dung tích 4l trong tổng số bao bì 3 dung tích: 400ml, 1,5l và 4l
- Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong bài được lấy trong khoảng thờigian từ năm 2012 đến năm 2015 và dự báo đến năm 2018
- Phạm vi không gian: Địa bàn các quận nội thành Hà Nội: Quận Ba Đình, quậnCầu Giấy, quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, quận Thanh Xuân,quận Hoàng Mai, quận Tây Hồ
0.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với đề tài này, tác giả sử dụng hai phương pháp là nghiên cứu định tính vànghiên cứu định lượng trong việc phân tích và dự báo cầu sản phẩm nước rửa chénRELL Với phương pháp định tính, tác giả tiến hành thu thập các số liệu đã có sẵnnhư: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2012 – 2015, lượng tiêu thụ sảnphẩm nước rửa chén RELL và bảng giá thành mặt hàng nước rửa chén RELL của công
1 Sản phẩm của công ty TNHH Á Mỹ Gia
Trang 13ty giai đoạn 2012 – 2015 từ phòng Kinh doanh của công ty; Báo cáo tài chính năm
2012 – 2015 từ phòng Tài chính – kế toán của công ty; Ý kiến của Tổng giám đốc vàcác phòng ban của công ty; Tài liệu trong các sách, giáo trình có liên quan tới vấn đềnghiên cứu Kế thừa các kiến thức về cầu, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài vớiphương pháp định lượng: thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và đưa ra các kết luậnthực, đồng thời so sánh các kết luận rút ra với các kiến thức trước đó Quy trình thuthập số liệu sơ cấp được tiến hành thông qua phiếu điều tra khảo sát trắc nghiệmkhách hàng trên địa bàn nội thành Hà Nội
- Số lượng điều tra: 801 khách hàng Mỗi quận 10 khách hàng
- Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng cụ thể:Karaoke, nhà hàng, bar coffee, spa, nhà nghỉ, khách sạn và quán ăn bình dân
- Cách thức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp
- Người thực hiện: Tác giả và sự hỗ trợ của khách hàng
- Thời gian điều tra: Từ 1/4/2016 đến 7/4/2016
- Thời gian khảo sát mỗi khách hàng: 8 phút2
- Kinh phí thực hiện phỏng vấn: công ty TNHH Winmark Việt Nam hỗ trợ chiphí khảo sát
Các bước tiến hành khảo sát cụ thể:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch điều tra: Việc điều tra nhằm mục đích phục vụ côngtác phân tích, tác giả xây dựng kế hoạch điều tra chọn mẫu, đối tượng được điều tra cókhả năng đại diện cho tổng thể đối tượng nghiên cứu
Bước 2: Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế dựa trên mục đích nghiên cứu.Bảng hỏi gồm 2 phần thông tin chung của khách hàng và ý kiến của khách hàng về cácvấn đề cần nghiên cứu Các câu hỏi chủ yếu được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng,chọn đáp án đã có sẵn và câu hỏi đánh giá mức độ
Bước 3: Chuẩn bị nhân sự và thời gian điều tra
Bước 4: Tiến hành điều tra và thu thập số liệu
Bước 5: Tổng hợp số liệu
Từ việc điều tra từng khách hàng cụ thể, tác giả tổng hợp các phiếu trả lời hợp lệtheo thông tin có sẵn trong bảng hỏi, tiến hành nhập số liệu vào bảng, mã hóa các câuhỏi, nhập các câu trả lời phục vụ cho việc phân tích
Kết hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm kinh
tế lượng và phần mềm SPSS để ước lượng mô hình hồi quy và phân tích Trên cơ sở
1 Khách hàng trọng điểm mang tính đại diện cho toàn bộ khách hàng
Trang 14đó, kiểm định sự phù hợp của mô hình so với lý thuyết đưa ra, đánh giá sự ảnh hưởngcủa các biến trong mô hình Trong phân tích số liệu sử dụng 2 phương pháp chính là:
- Phương pháp đồ thị hóa: Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tếnói chung và phân tích cầu nói riêng Đây là việc phân tích các số liệu, dữ liệu thu thậpđược và mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua đồ thị
- Phương pháp dự báo cầu theo dãy số thời gian: Thực chất của phương pháp này
là dựa vào hàm hồi quy để tính toán, ước lượng các giá trị tương lai của các biến sốtrong mô hình, từ đó tính toán giá trị tương lai của cầu ở giai đoạn tiếp theo
0.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ,hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận vănđược kết cấu như sau:
Lời mở đầu bao gồm: Tính cấp thiết của đề tài, tổng quan các công trình nghiêncứu, xác lập và tuyên bố vấn đề, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phươngpháp nghiên cứu và kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo cầu
Trong chương này, tác giả đưa ra một số khái niệm cơ bản về cầu, phân tích và
dự báo cầu từ đó giúp tôi xây dựng được nội dung các vấn đề nghiên cứu gồm: cácnhân tố tác động đến cầu sản phẩm nước rửa chén RELL, phân tích và dự báo cầu sảnphẩm nước rửa chén RELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam
Chương 2: Thực trạng cầu sản phẩm nước rửa chén rell của công ty tnhhwinmark việt nam giai đoạn 2012 – 2015
Đây là nội dung chính của đề tài Tác giả đưa ra một số kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty, tiến hành phân tích cầu sản phẩm nước rửa chén RELLthông qua phân tích phiếu điều tra và ước lượng hàm cầu, đưa ra một số kết luận từviệc phân tích và dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nước rửa chénRELL của công ty TNHH Winmark Việt Nam trên địa bàn nội thành Hà Nội đến năm2018
Từ các kết luận của chương 2, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩylượng tiêu thụ sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty trong thời gian tới và đưa ramột số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU 1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm cầu
Có nhiều khái niệm khác nhau về cầu: Theo Phan (2014): “Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi”; Theo Begg (2007): “Cầu là số lượng hàng hóa mà người mà muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được”; Theo McConnell (2003): “Cầu là một kế hoạch thể hiện tổng số lượng hàng hóa mà khách hàng sẵn sàng và có khả năng mua ở mỗi mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định”
Như vậy qua các khái niệm cầu ta thấy, hai nhân tố quan trọng trong khái niệm
về cầu hàng hóa hay dịch vụ chính là mong muốn mua và khả năng mua của ngườimua Thiếu một trong hai nhân tố trên đều không thể hình thành nên về cầu hàng hóahay dịch vụ đó Vậy, dựa vào các yếu tố trên tác giả đưa ra khái niệm về cầu như sau:
“Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, giả sử các nhân tố khác không đổi”.
Cần lưu ý khác nhau giữa cầu và lượng cầu “Lượng cầu là lượng cụ thể của hàng hóa và dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi” (Phan, 2014) Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá
khác nhau
1.1.1.2 Phân tích cầu
Phân tích là hoạt động phân, tách chủ thể nhỏ cần nghiên cứu Chủ thể đượcnghiên cứu thông qua phân tích sẽ giúp người nghiên cứu biết được bản chất, mốiquan hệ hữu cơ giữa các chủ thể, các yếu tố ảnh hưởng tới chủ thể,…
Phân tích cầu thị trường là quá trình thiết kế, thu thập, xử lý thông tin về tìnhhình tiêu dùng của khách hàng và báo cáo kết quả phân tích thông tin cần thiết phục vụcho việc ra quyết định của nhà quản trị
1.1.1.3 Dự báo cầu
Dự báo cầu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nghiên cứu cầu, là việc tínhtoán cầu trong tương lai dựa vào những giả thiết nhất định về xu hướng vận động biếnđổi của cầu
Trang 161.1.2 Luật cầu và đồ thị đường cầu
1.1.2.1 Luật cầu
J.Webster (2003) cho rằng “Luật cầu được phát biểu là lượng cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá bán với điều kiện các yếu tố khác không đổi” hay theo Phan (2014): “Giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ là cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch
vụ đó giảm đi và ngược lại”
Ở đây ta có thể giải thích như sau: Khi giá tăng sẽ có hai hiệu ứng tác động đếnngười tiêu dùng Thứ nhất, trong các điều kiện khác không đổi, việc giá hàng hóa giảmđồng nghĩa hàng hóa này trở nên rẻ tương đối so với hàng hóa khác, người tiêu dùng
sẽ có xu hướng tiêu dùng các hàng hóa này thay thế một phần các hàng hóa khác Hiệuứng này gọi là hiệu ứng thay thế Thứ hai, khi thu nhập danh nghĩa của người tiêudùng không đổi, việc giá hàng hóa giảm đi làm cho thu nhập thực tế của người tiêudùng tăng lên Khi trở nên khá giả hơn, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiêu dùngnhiều hàng hóa hơn Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thu nhập Trường hợp giá cả hànghóa tăng lên cũng có thể giải thích tương tự
P = a b – 1b QDTrong đó: a và b là các tham số, a > 0 và b ≥ 0
Giả sử trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản lượng, ta xây dựng đượcđường cầu D0 (Hình 1.1) Với tham số b > 0, đồ thị đường cầu là đường dốc xuống vềphía phải, có độ dốc âm Độ dốc của đường cầu thường được xác định bằng công thức:
∆ P
∆ Q = -1b = P '(Q) = Q'1
(P)
Trang 17Nguồn: Phan Thế Công (2014)
1.1.2.3 Cầu cá nhân và cầu thị trường
a, Cầu cá nhân
Begg (2007) cho rằng cầu cá nhân là một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định
mà cá nhân sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảngthời gian đã cho
Hình 1.2: Đường cầu hàng hóa X
Nguồn: Phan Thế Công (2014)
Qua đồ thị, thấy đường cầu hàng hóa X có độ dốc âm Cầu là toàn bộ đường cầu,song lượng cầu thể hiện thông qua các điểm trên đường cầu, tại A là Q1, tại B là Q2.Đường cầu hàng hóa X thể hiện đúng luật cầu
b, Cầu thị trường
Begg (2007) cho rằng cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mọingười sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thờigian đã cho Cầu thị trường là tổng hợp các đường cầu cá nhân
Trang 18Việc xác định đường cầu thị trường về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó cóthể được thực hiện theo nguyên tắc “cộng ngang” các đường cầu cá nhân Theonguyên tắc này, đường cầu thị trường về một loại hàng hóa hay dịch vụ được xác địnhbằng việc cộng lần lượt tất cả các số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà các cá nhân trongthị trường mong muốn và sẵn sàng mua ở một mức giá nhất định.
Hình 1.3: Đường cầu thị trường hàng hóa X
Nguồn: Phan Thế Công (2014)
Qua đồ thị trên ta thấy đường cầu thị trường về hàng hóa X được xây dựng từ haiđường cầu cá nhân DA và DB Tại mức giá P1 ta xác định được lượng cầu thị trường là
Q1 = QA
1 + QB
1 Khi mức giá tăng lên từ P1 đến P2 thì lượng cầu của các cá nhân A và
B đều giảm xuống QA
D là đường cầu có độ dốc âm và độ dốc thoải hơn so với các đường cầu cá nhân
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CẦU, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Chúng ta biết rằng giá không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới cầu một hàng hóa hay dịch vụ Những yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu bao gồm: Thu nhập của ngườitiêu dùng, giá cả của các hàng hóa có liên quan, thị hiếu và sở thích của người tiêudùng, dân số, kỳ vọng về giá, quy mô thị trường,…
1.2.1.1 Giá cả bản thân hàng hóa, dịch vụ (P)
Lượng cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó sẽ tuân theo luật cầu, nghĩa
là khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên thì số lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ
đó sẽ giảm xuống và ngược lại (giả sử các yếu tố khác không đổi)
1.2.1.2 Thu nhập của người tiêu dùng (M)
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao
Trang 19nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêudùng Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cần nhiều hàng hóa hơn và ngược lại.Tuy nhiên nó phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu sẽkhác nhau.
- Với hàng hóa thông thường: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, cầu đối vớiloại hàng hóa này tăng lên
- Với hàng hóa thứ cấp: Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm thì cầu loại hànghóa này tăng lên
Điều này được thể hiện qua đồ thị đường Engel:
Hình 1.4: Đồ thị đường Engel
Nguồn: Phan Thế Công (2014)
Tuy nhiên, sự phân biệt hàng hóa thông thường, hàng hóa thứ cấp hay hàng hóa
xa xỉ chỉ mang tính chất tương đối Ở mỗi thị trường hay mỗi thời điểm hay ở các thịtrường khác nhau thì sự phân loại cũng khác nhau Ví dụ: Với mặt hàng mỳ tôm, vớinhững người có thu nhập thấp thì đây là hàng hóa thông thường, nhưng khi thu nhậptăng lên, nhu cầu về mặt hàng này giảm xuống, xu hướng tiêu dùng các mặt hàng thaythế như thịt, cá tăng thì đây lại là hàng hóa thứ cấp ; Mặt hàng xe máy là hàng hóa xa
xỉ với những người thu nhập thấp nhưng khi thu thập lên cao thì đây là hàng hóa thôngthường,…
1.2.1.3 Giá cả của hàng hóa có liên quan (P R )
Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa đó mà
nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan Hàng hóa liên quan bao gồm hànghóa thay thế và hàng hóa bổ sung
- Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác, khigiá của hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa kia tăng lên và ngược lại Ví
Số lượng0
Trang 20dụ: nước rửa chén RELL và nước rửa chén Gift, nước giặt RELL và bột giặt Omo1,nước rửa tay RELL và bánh xà phòng Lifeboy2,…
- Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác, tức
là khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu của hàng hóa kia sẽ giảm xuống và ngượclại Ví dụ: Khi giá dầu mỏ tăng lên thì cầu nước rửa chén giảm xuống vì dầu mỏ lànguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra nước rửa chén,…
1.2.1.4 Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo(T)
Thị hiếu là ý thích của con người Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa màngười tiêu dùng muốn mua Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tếthường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hóa và thu nhập củangười tiêu dùng Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lýlứa tuổi, giới tính, tôn giáo,…Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnhhưởng lớn của quảng cáo Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua cáchàng hóa có nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo nhiều Thay đổi trong thị hiếu củangười tiêu dùng cũng có thể làm thay đổi cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ Khi cácbiến số khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụtăng sẽ làm cầu tăng và sở thích của người tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến giảm cầu
1.2.1.5 Các yếu tố kỳ vọng (P E )
Kỳ vọng là sự mong muốn của khách hàng về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào
đó Cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thay đổi tùy thuộc vào các kỳ vọng Nếungười tiêu dùng hy vọng rằng giá cả hàng hóa hay dịch vụ nào đó sẽ giảm xuống trongtương lai thì cầu hiện tại về hàng hóa đó sẽ giảm làm cho đường cầu hiện tại dịchchuyển sang trái Ngược lại, nếu chúng ta mong đợi giá cao hơn trong tương lai thì cầuhiện tại sẽ tăng lên làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải Ngoài ra, các kỳ vọng
có thể là về thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng cũng sẽ tác động tới cầu đốivới hàng hóa
1.2.1.6 Số lượng người mua (hay quy mô thị trường) (N)
Quy mô thị trường là một trong những yếu tố quan trọng xác định lượng tiêudùng tiềm năng Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại
Từ việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, ta xây dựng được hàm cầu tổngquát Hàm cầu tổng quát được biểu diễn:
QD = f(P, M, PR, T, PE, N)Trong đó: QD là lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ;
P là giá cả của bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ;
1 , 2 Sản phẩm của công ty Unilever
2
Trang 21M là thu nhập của người tiêu dùng;
PR là giá cả của hàng hóa có liên quan;
T là thị hiếu của người tiêu dùng;
PE là kỳ vọng về giá của sản phẩm trong tương lai;
N là số lượng người tiêu dùng trên thị trường
1.2.2 Độ co dãn của cầu
Độ co dãn của cầu là một chỉ tiêu phản ánh phầm trăm thay đổi của lượng cầukhi các nhân tố ảnh hưởng tới lượng cầu thay đổi (với điều kiện là các nhân tố kháckhông thay đổi)
1.2.2.1 Độ co dãn cầu theo giá của bản thân hàng hóa đó ( EP D )
Độ co dãn của cầu theo giá là tỷ lệ giữa % thay đổi trong lượng cầu so với %thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu hàng hóa đógiảm bao nhiêu % và ngược lại Hệ số co dãn của của cầu theo giá đo lường mức đọphản ứng của giá cả so với lượng cầu
Công thức tính: E P D= % ∆ Q % ∆ P = ∆ Q ∆ P.Q P
Các giá trị của hệ số co dãn của cầu theo giá luôn không dương và không có đơn
vị tính
Các trường hợp co dãn của cầu theo giá:
- Cầu co dãn theo giá: │%∆Q│>│%∆P│hay│E P D│>1
- Cầu kém co dãn theo giá: │%∆Q│<│%∆P│hay│EP D│<1
- Cầu co dãn đơn vị: │%∆Q│=│%∆P│hay│E P D│= 1
- Cầu không co dãn:│E P D│= 0
- Cầu hoàn toàn co dãn: E P D = -∞
1.2.2.2 Độ co dãn của cầu theo thu nhập ( E M D )
Độ co dãn của cầu theo thu nhập là tỷ lệ giữa % thay đổi trong lượng cầu so với
% thay đổi trong thu nhập Khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hóa đó thayđổi bao nhiêu % Hệ số co dãn của của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứngcủa thu nhập của người tiêu dùng so với lượng cầu
Công thức tính: E M D= % ∆ Q % ∆ M = ∆ M ∆ Q.M Q
Phân loại hệ số co dãn của cầu theo thu nhập:
- Nếu E M D > 1, thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa xa xỉ, hàng hóa cao cấp
- Nếu 0 < E M D < 1, thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thiết yếu
- Nếu E M D < 0 thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thứ cấp
Trang 22- Nếu E M D = 0 thì lượng cầu và thu nhập không có mối quan hệ với nhau.
1.2.2.3 Độ co dãn của cầu theo giá chéo ( E P D y x )
Độ co dãn của cầu theo giá chéo là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầucủa hàng hóa này so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia Nói cách khác, khigiá cả của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu cảu hàng hóa này thay đổi bao nhiêu
% Hệ số co dãn của cầu theo giá chéo đo lường mức độ phản ứng của giá cả hàng hóakia so với lượng cầu của hàng hóa này
- Khi E P D y x < 0 thì X và Y là 2 hàng hóa bổ sung.
- Khi E P D y x = 0 thì X và Y là hai hàng hóa độc lập với nhau.
1.2.3 Vai trò của phân tích và dự báo cầu
Phân tích cầu và dự báo cầu có vai trò quan trọng và là một giai đoạn không thể thiếu của quá trình nghiên cứu cầu
- Phân tích cầu cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin chính xác và kịp thời vềtình hình giá cả, thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh
- Phân tích cầu giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động của chínhbản thân mình, tìm ra được những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu cầnkhắc phục Nó cũng giúp doanh nghiệp phát hiện được các nhân tố ảnh hưởng tới cầusản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được các mức độ của các nhân tố tácđộng đến cầu
- Thông qua phân tích cầu, doanh nghiệp sẽ có những quyết định đúng đắn và kịpthời Việc dự báo cầu phục vụ công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Khi dựbáo tốt, doanh nghiệp có cơ sở để lập các kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợpnhằm giảm thiếu các rủi ro trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đưa ra cácphương án kinh doanh phù hợp, chủ động trong kinh doanh, đưa ra nhiều phương ánđối phó với sự biến động của các nhân tố trong từng thời kỳ
1.2.4 Các phương pháp phân tích cầu
1.2.4.1 Phân tích cầu thông qua phiếu điều tra, khảo sát khách hàng
Điều tra, nghiên cứu người tiêu dùng là việc xem xét người tiêu dùng sẽ thay đổinhư thế nào khi thay đổi giá, thu nhập, giá của các hàng hóa có liên quan và các yếu tốkhác Công việc này có thể điều tra thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn
Trang 23Ưu điểm: mang tính khách quan và cập nhật được thông tin của người tiêu dùngphục vụ hữu ích cho công tác phân tích.
Nhược điểm: người tiêu dùng có thể không trả lời một cách trung thực
1.2.4.2 Phân tích cầu bằng phương pháp kinh tế lượng
Đây là phương pháp nhằm lượng hóa các mối quan hệ giữa cầu và các nhân tốảnh hưởng đến cầu Kết quả phân tích được cho thấy được các nhân tố ảnh hưởng đếnlượng cầu, mức độ ảnh hưởng và độ chính xác của mô hình khi giải thích các mối quan
hệ đó Từ đó ta có thể dự đoán được lượng cầu trong thời gian tới là như thế nào, căn
cứ vào kết quả đó mà công ty có thể đưa ra những chính sách, kế hoạch sản xuất, kinhdoanh hợp lý, hiệu quả Việc tiến hành phân tích cầu bằng phương pháp kinh tế lượngđược thể hiện thông quan hàm cầu
Hàm cầu tổng quát được biểu diễn dưới dạng tuyến tính:
QD = a + bP + cM + dPR+eT+fPE + gNTrong đó: a là hệ số chặn Các hệ số góc (b, c, d, e, f, g) đo ảnh hưởng đối vớilượng hàng hóa được tiêu thụ khi thay đổi một trong các biến số (P, M, PR, T, PE, N)khi các đại lượng khác không đổi Khi hệ số góc của một biến nhất định là số dương(âm) thì lượng cầu sẽ tỷ lệ thuận (tỷ lệ nghịch) với biến đó
Ngoài ra ta còn biểu diễn đường cầu dưới dạng phi tuyến Dạng thông dụng nhất
là dạng loga tuyến tính:
Q = aPbMcPRdTePEfNgCăn cứ vào các yếu tố tác động đến cầu có các hệ số co dãn của cầu: Độ co dãncầu theo giá của bản thân hàng hóa đó (EP D), độ co dãn của cầu theo thu nhập (EM D), độ
co dãn của cầu theo giá chéo (E P D y x
) Phân tích cầu thông qua hệ số co dãn giúp đánh giáđược phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, mức độ tác động của thunhập tới lượng cầu sản phẩm, so sánh mức độ cạnh tranh của đối thủ trong ngành Từ
đó công ty đưa ra các chính sách giá, sản phẩm hợp lý nhằm thúc đẩy tiêu thụ sảnphẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, đạt được các mục tiêu đề ra
1.2.5 Các phương pháp dự báo cầu
1.2.5.1 Dự báo cầu bằng phương pháp định tính
Điều tra thăm dò ý kiến thường được dùng để dự đoán ngắn hạn khi không có sốliệu định hướng, các nhân tố dự báo không thể lượng hóa hoặc khi không có chuyêngia định lượng
Doanh số bán ra được dự đoán bằng việc thăm do ý kiến các chuyên gia trong vàngoài doanh nghiệp những người có tầm nhìn chiến lược
- Thăm dò ý kiến người lãnh đạo công ty
Trang 24- Thăm dò ý kiến các chuyên gia đầu ngành
- Thăm dò ý kiến của lực lượng bán hàng
Ngoài ra để công tác dự báo chính xác công tác thăm dò những dự định củangười tiêu dùng là khá quan trọng: Có thể thăm dò ý kiến của người tiêu dùng (ngườimua hiện tai, khách hàng tiềm năng) để biết được dự định mua sắm của họ trongtương lai
1.2.5.2 Dự báo cầu bằng phương pháp định lượng
a, Dự đoán theo xu hướng tuyến tính
Thực chất của phương pháp này là việc xác định hàm hồi quy theo thời gian Căn
cứ vào hàm hồi quy của cầu theo thời gian Qt^=^a+ ^b t để tính giá trị tương lai của cầugiai đoạn tiếp theo
Nếu b > 0 biến cần dự đoán tăng theo thời gian
Nếu b < 0 biến cần dự đoán giảm theo thời gian
Nếu b = 0 biến cần dự đoán không đổi theo thời gian
b, Dự đoán theo mùa vụ - chu kỳ
Dữ liệu mùa vụ có thể biểu hiện sự biến động có tình mùa vụ hoặc chu kỳ Khiước lượng theo chu kỳ tuyến tính thông thường sử dụng biến giả qua đó dự đoán lượngcầu ở giai đoạn tiếp theo Nếu có N giai đoạn mùa vụ thì có N-1 biến giả Mỗi biến giảđược tính cho một giai đoạn mùa vụ và biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn
đó và bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác Dạng hàm:
Qt = a + bt + c1D1 + c2D2 +…+Cn-1Dn-1
c, Dự đoán cầu bằng mô hình kinh tế lượng
Là cách thức sử dụng mô hình cấu trúc hiện nhằm giải thích các mối quan hệkinh tế cơ bản Việc dự đoán cầu bằng mô hình kinh tế lượng cho hãng định giá ta cầnước lượng hàm cầu của hãng, dự đoán giá trị tương lai của biến làm dịch chuyển cầusau đó tính toán vị trí hàm cầu trong tương lai
Tuy nhiên, việc dự đoán càng xa tương lai thì khoảng biến thiên hay miền khôngchắc chắn càng lớn Mô hình dự đoán đươc xác định sai khi thiếu biến quan trọng, sửdụng hàm không phù hợp,…đều giảm độ tin cậy của dự đoán Dự đoán thường thất bạikhi xuất hiện những điểm ngoặt – sự thay đổi đột ngột của biến được xem xét
1.3 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các nhân tố tác động đến cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty
Qua nghiên cứu, tác giả thấy cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty phụthuộc vào các yếu tố sau:
Trang 25Một là, giá của sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty Khi giá của sản
phẩm tăng thì lượng cầu về sản phẩm này giảm xuống và ngược lại
Hai là, giá sản phẩm thay thế Trên thị trường có nhiều sản phẩm là sản phẩm
thay thế cho nước rửa chén RELL Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty,tác giả thấy nước rửa chén Gift của công ty Á Mỹ Gia là đối thủ cạnh tranh mạnh nhấttrên thị trường nội thành Hà Nội Khi giá của Gift giảm đi thì lượng cầu về RELL tănglên và ngược lại
Ba là, số lượng khách hàng Vì sản phẩm của công ty hướng đến đối tượng là các
doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thực phẩm, ăn uống và nghỉ dưỡng nên lượngtiêu dùng mặt hàng nước rửa chén rất lớn Trên thị trường, khi số lượng khách hàngtăng thì lượng cầu về sản phẩm này tăng theo và ngược lại
1.3.2 Phân tích cầu về sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty
1.3.2.1 Phương pháp phân tích cầu thông qua mô hình kinh tế lượng
Căn cứ các nhân tố ảnh hưởng kết hợp với phương pháp phân tích cầu theo môhình kinh tế lượng, đề tài ước lượng cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công tyvới hàm cầu thực nghiệm tuyến tính dạng:
Q = a +bP + cPR + dNTrong đó: Q là lượng cầu sản phẩm nước rửa chén RELL, P là giá của nước rửachén RELL, PR là giá của nước rửa chén Gift, N là số lượng khách hàng
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định hàm cầu thực nghiệm: Q = a +bP + cPR + dN
Bước 2: Thu thập các số liệu trong hàm cầu, gồm sản lượng tiêu thụ nước rửachén RELL từ quý I năm 2012 đến quý IV năm 2015, giá nước rửa chén RELL, giánước rửa chén Gift, số lượng khách hàng tiêu dùng
Bước 3: Ước lượng các tham số, kiểm định ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tếcủa các hệ số, đánh giá sự phù hợp của mô hình
1.3.2.2 Phương pháp phân tích cầu thông qua phiếu điều tra khách hàng
Luận văn sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra để tìm hiểu ý kiến của kháchhàng về sản phẩm nước rửa chén RELL Từ việc phát phiếu điều tra dựa trên bảng hỏi,lựa chọn các đối tượng để phát phiếu điều tra, sau đó thu thập, xử lý và phân tích sốliệu Qua đó đánh giá được hành vi của người tiêu dùng, mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố tới cầu sản phẩm, phản hồi của khách hàng đối với dịch vụ cung cấp sản phẩm,
…
1.3.3 Dự báo cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty
Dựa vào kết quả phân tích cầu, tác giả thực hiện dự báo cầu bằng theo haiphương pháp là dự đoán theo xu hướng tuyến tính và dự đoán theo chu kỳ - mùa vụ
Trang 261.3.3.1 Dự đoán theo chuỗi thời gian
Theo phương pháp này, đề tài thực hiện dự báo các giá trị liên quan đến lượng cầu, từ đó dự báo cầu về sản phẩm nước rửa chén RELL Trước hết, tác giả sử dụng
mô hình ước lượng hàm cầu, sau đó tiến hành dự báo các biến tác động đến cầu Cụthể là:
Thứ nhất, đề tài thực hiện dự báo giá nước rửa chén RELL của công ty theo quý
đến năm 2018 theo phương trình hàm dự báo có dạng: P = a + bt
Thứ hai, đề tài thực hiện dự báo giá sản phẩm cạnh tranh nước rửa chén Gift theo
quý đến năm 2018 theo phương trình hàm dự báo có dạng: PR = a + bt
Thứ ba, đề tài dự báo thu nhập bình quân theo quý của người dân Hà Nội đến
năm 2018 theo phương trình hàm dự báo có dạng: M = a + bt
Thứ tư, đề tài thực hiện dự báo sản lượng tiêu thụ sản phẩm nước rửa chén RELL
của công ty dựa vào phương trình hàm cầu đã xây dựng kết hợp với P, PR, M đã dựbáo ở các bước trên
1.3.3.2 Dự đoán theo chu kỳ - mùa vụ
Tính chu kỳ mùa vụ của hàng hóa là sự biến động của hàng hóa theo các thời kỳ.Tiêu thụ hàng hóa không giống nhau qua các tháng trong năm Thời gian mà cường độhàng hóa tiêu dùng cao nhất được gọi là chính vụ, thời gian có cường độ tiêu dùng rấtnhỏ gọi là ngoài mùa
Với công ty TNHH Winmark Việt Nam, đối tượng khách hàng là các doanhnghiệp, mà hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào nhu cầutheo mùa vụ của thị trường nên cầu sản phẩm nước rửa chén RELL của công ty cũngảnh hưởng bởi tính mùa vụ Dựa vào số liệu thu thập được và kết hợp từ kết quả phântích, tác giả ước lượng cầu theo xu hướng tuyến tính thông thường kết hợp sử dụngbiến giả thể hiện tính mùa vụ hoặc chu kỳ và dự đoán cầu trong tương lai Trongchương 2 ta nghiên cứu theo quý từ năm 2012 đến 2015, mỗi năm có 4 quý nên tácgiả sử dụng 3 biến giả D1, D2, D3 Mỗi biến giả tương ứng với từng chu kỳ, giá trị củabiến giả sẽ bằng 1 khi quan sát rơi vào quý I, giá trị của biến giả bằng 0 khi quan sátrơi vào các biến còn lại
Trang 272.1.1 Khái quát về công ty TNHH Winmark Việt Nam
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Winmark Việt Nam trước đây là cơ sở sản xuất Winmark, địa chỉtại số 23, Xóm 1, Làng Phú Đô, Xã Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Vốn điều
lệ đăng ký kinh doanh: 5.000.000.000 VND
Tiền thân là cơ sở sản xuất Winmark, thành lập vào tháng 3/2007 Sau đó, công
ty đã được đổi tên chính thức là Công ty TNHH Winmark Việt Nam, thành lập vàongày 03/10/2007
- Từ năm 2007: Winmark cho ra thị trường các dòng sản phẩm: Nước rửa chén,nước lau sàn, nước tẩy toilet, nước lau kính mang thương hiệu RELL
- Từ năm 2010: Winmark giới thiệu thêm 2 dòng sản phẩm mới trên thị trường,đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng là nước tẩy trắng Javel
- Từ năm 2011 – nay: Winmark tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm chăm sóc khônggian với tinh dầu thơm và hiện tại đang phân phối thêm sản phẩm nước giặt RELL(10/2013)
Tầm nhìn: Winmark luôn hướng tới mục tiêu tạo ra các sản phẩm tốt nhất chomỗi gia đình người Việt, trở thành công ty phân phối hàng đầu về hóa mỹ phẩm trênthị trường cả nước
Sứ mệnh: Uy tín – an toàn – chất lượng
Giá trị cốt lõi: Tôn trọng, hợp tác; Đoàn kết; Giữ vững cam kết; Phát triển chấtlượng nguồn nhân lực chuyên nghiệp; Bảo vệ văn hóa và phát triển thương hiệu doanhnghiệp; Sáng tạo, bền vững và tuân thủ các giá trị đạo đức xã hội
Định hướng tương lai: Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộngthị trường sản phẩm chất tẩy rửa, và đặc biệt chú trọng đầu tư vào lĩnh vực đào tạodịch vụ về kỹ năng bán hàng, quản lý, lãnh đạo cho các doanh nghiệp
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a, Chức năng của công ty
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hóa chất gia dụng mang thương hiệu
RELL
- Nhập khẩu và phân phối các loại hương liệu
Trang 28- Đạo tạo nguồn quản trị viên tập sự cho các doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối sinhviên với doanh nghiệp.
- Tư vấn và đào tạo về xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệptheo mô hình chuyên nghiệp đang được áp dụng tại các tập đoàn đa quốc gia
b, Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và thực hiện các mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, mởrộng quy mô sản xuất Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và thực hiện nghĩa vụvới nhà nước Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thầncho các cán bộ công nhân viên
- Tạo nên sự tối ưu về chất lượng nhân sự kinh doanh cho các tổ chức, doanhnghiệp thông qua các chương trình đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp
2.1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Hiện nay, Công ty TNHH Winmark đang được tổ chức và hoạt động theo môhình trực tuyến chức năng
Hội đồng thành viên: Bao gồm 2 thành viên là Đoàn Văn Thiệp và Trần MạnhToàn Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị: Đoàn Văn Thiệp Sơ đồ bộ máy
tổ chức được thể hiện qua phụ lục 2 Mô hình tổ chức bộ máy Công ty TNHHWinmark cũng theo phần lớn những công ty có quy mô vừa, với cách tổ chức bộ máynày công ty bảo đảm được sự linh hoạt và phù hợp với ngành ngề, lĩnh vực kinhdoanh, phản ứng nhanh và cũng tối thiểu hóa chi phí
2.1.1.4 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hoá chất : nước rửa chén, nước lau sàn,nước lau kính, nước tẩy toilet, nước tẩy trắng với nhãn hiệu độc quyền Rell tại ViệtNam
- Nhập khẩu và phân phối các thương liệu: tẩy trắng đa năng Astonish, tinh dầuthơm Fragrance,
- Đào tạo các kỹ năng về bán hàng, quản lý và lãnh đạo cho doanh nghiệp, đàotạo và cung cấp nguồn nhân lực kinh doanh chất lượng cao cho các tập đoàn đa quốcgia Hoạt động này của công ty đang được triển khai 3, 4 năm trở lại đây và lợi nhuậnthu về từ lĩnh vực này là gần như bằng không Trước mắt, công ty chỉ tiến hành đàotạo miễn phí các kỹ năng bán hàng, lãnh đạo miễn phí cho sinh viên tại các trường đạihọc Dự kiến trong tương lai, đây sẽ là 1 ngành nghề thu về cho công ty nhiều lợinhuận khi công ty tiến hành thu phí học viên
2.1.2 Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Winmark Việt Nam giai đoạn
2012 – 2015
Giai đoạn từ năm 2012 được coi là giai đoạn tăng trưởng của công ty Winmark
Trang 29Được thành lập từ năm 2007 nhưng bắt đầu từ năm 2009 thì quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh mới bắt đầu ổn định và từng bước phát triển Là một công ty nhỏ, vừaphải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn, đã có thương hiệu ở Việt Nam như Á Mỹ Gia,Unilever, Mỹ Hảo, đồng thời phải cạnh tranh với nhiều đối thủ giá rẻ ở trong và ngoàinước, tình hình kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm Tìnhhình kinh doanh được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 - 2015
- Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.671,4 5.339,6 5.834,3 6.530,9
3 Tổng lợi nhuận trước thuế 448,7 293,2 421,3 501,8
5 Tổng lợi nhuận sau thuế 359 234,6 337 401,4
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty tăng lên qua các năm: Từ 9.387,2triệu đồng năm 2012 lên 14.081,7 triệu đồng năm 2015 tương ứng mỗi năm tăngkhoảng 14,5% Trong đó, năm 2013 so với 2012 là tăng nhiều nhất với 1.840,4 triệuđồng tương ứng tăng 15,7% Năm 2013 doanh thu tăng nhiều nhất nguyên nhân chủyếu là việc tung ra các sản phẩm mới trên thị trường thu hút được người tiêu dùng.Mặc dù doanh thu của công ty tăng nhưng chi phí của doanh nghiệp cũng tăng nhanhtương ứng khoảng 14,3%/năm khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp còn thấp Tuynăm 2013 là năm tăng doanh thu nhiều nhưng cũng là năm có lợi nhuận giảm nhiềunhất do các chi phí lớn về đào tạo và chi phí cho nguồn nguyên liệu đầu vào Lợinhuận năm 2015 tăng gần 1,2 lần so với năm 2014 Như vậy, xét về lợi nhuận trướcthuế mà công ty đạt được thì hoạt động kinh doanh của công ty tương đối hiệu quả
2.2 THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM NƯỚC RỬA CHÉN RELL CỦA CÔNG
TY TNHH WINMARK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
2.2.1 Thực trạng chung về cầu sản phẩm nước rửa chén RELL trên địa bàn nội thành Hà Nội
Tiêu thụ hàng hóa là yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh của công ty nênchiến lược tiêu thụ sản phẩm của công ty rất được coi trọng Trong những năm qua,dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và sự cố gắng nỗ lực của nhân viên, công ty TNHH
Trang 30Winmark Việt Nam đã có những kết quả kinh doanh tăng trưởng qua các năm đối vớitừng mặt hàng.
Bảng 2.2: Doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng của công ty giai đoạn 2012
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm – Phòng Kế toán
Từ bảng trên ta có thể thấy, doanh thu tiêu thụ các mặt hàng đều tăng, riêng sảnphẩm tẩy trắng là giảm Cụ thể, mặt hàng nước rửa chén là tăng nhanh nhất15,2%/năm Các sản phẩm nước sàn, tinh dầu thơm đang được đẩy mạnh lượng tiêuthụ nên doanh thu hai mặt hàng này tăng lần lượt 14,2%/năm và 11,4%/năm Sảnphẩm tẩy trắng nay đã giảm số lượng sản xuất, đồng thời việc tiêu thụ mặt hàng nàythấp nên doanh thu giảm khoảng 35%
Hình 2.1: Sản lượng tiêu thụ nước rửa chén RELL của công ty theo quý
qua các năm
Nguồn: Phòng Kế toán
Nhìn vào biểu đồ ta thấy sản lượng tiêu thụ của công ty đều tăng qua các năm.Trong đó, quý II và quý IV của các năm có sản lượng cao hơn Điều này có thể đượcgiải thích rằng sản lượng tiêu thụ có tính thời vụ và phụ thuộc vào khách hàng là