Phân tích ngành hàng tiêu dùng
Trang 1KHOA TOÁN – THỐNG KÊ
BÀI TIỂU LUẬN
Trang 2
MỤC LỤC
Trang 3I.PEST Analysis 4
1 P – Political factors 4
2 E – Economic factors 5
3 S – Socio-cultural factors 7
4 T – Technological factors 8
II 5 Forces – Michael Porter 10 1 Nhân khẩu học 10
2 Cạnh tranh nội bộ ngành 12
3 Năng lực trả giá người mua 13
4 Năng lực mặc cả người bán 14
5 Áp lực cạnh tranh của sản phẩm thay thế 15
6 Áp lực gia nhập ngành của các đối thủ mới 17
Trang 4I.PEST Analysis
1. P – Political factors (Nhân tố chính trị)
Tác động của yếu tố chính trị tới ngành sữa ở Việt Nam
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển của ngành sữa ở Việt Nam Trong đó có thể kể
đến các nhân tố như: yếu tố chính phủ, hệ thống
pháp luật, xu hướng chính trị, sự ổn định về chính
trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn
là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư trong đó có thể
nhận thấy 2 nhân tố mà nhóm nghiên cứu cho là
có tầm ảnh hưởng nhất tới sự phát triển của
ngành sữa, và sẽ được trình bày một cách chi tiết
trong phần này đó là nhân tố chính phủ và chính
sách hấp dẫn các nhà đầu tư.
a Nhân tố chính phủ
Như chúng ta đã biết chính phủ là cơ quan nhà nước cao nhất quản lý đất nước, chính sự hoạt động hiệu quả hay không của bộ máy chính phủ ảnh hưởng tới sự phát triển hay đi lùi của nền kinh tế nói chung, cũng như ngành sữa nói riêng Các cơ quan trong bộ máy chính phủ liên quan trực tiếp tới sự phát triển của ngành sữa có thể kể tới như: bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ thương mại và du lịch, sở nông nghiệp ở các địa phương, các chi cục thú y…và tác động tới :
− Tầm nhìn phát triển, triển khai kế hoạch phát triển sữa cho toàn nước.
− Dự báo cung cầu, hỗ trợ xúc tiến đăng kí logo thương hiệu cho ngành sữa trong nước.
− Cung cấp tới người nuôi bò sữa nguyên liệu những giống mới, hỗ trợ trong khâu kĩ thuật.
− Bộ y tế cung cấp chuẩn an toàn thực phẩm, kịp thời cung cấp thông tin tới các nhà sản xuất sữa trong nước
Trang 5− Xây dựng các vùng nguyên liệu, quy hoạch vùng trọng điểm cho việc tạo nguyên liệu cho ngành sản suất sữa.
− Dự án “Phát triển giống bò sữa” giai đoạn 2000-2005 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn được triển khai ở 29 tỉnh, thành phố để nhân giống
bò sữa cung cấp sản xuất
− Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về quy định công tác khuyếnnông, khuyến ngư
− Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trangtrại
b Nhân tố chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư.
Việc hội nhập với ngành chăn nuôi bò sữa thế giới đem lại cho chúng ta những tiến bộ về kĩ thuật, giống, quy mô, quy trình chăn nuôi trong việc chăn nuôi bò sữa, cũng như tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành sữa Việt Nam Liên kết với các chuyên gia nước ngoài, các
công ty lớn và uy tín trong ngành sữa trên thế
giới, đã giúp các công ty sữa trong nước nâng
cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hóa
sản phẩm Có thể kể đến như sự hợp tác của
công ty sữa Vinamilk hợp tác quốc tế với tập đoàn
DSM, công ty Lonza, Thuỵ Sĩ và tập đoàn Chr
Hansen, Đan Mạch, về nghiên cứu và ứng dụng
khoa học dinh dưỡng để phát triển sản phẩm dinh
duỡng đặc thù cho trẻ em Việt Nam
2. E – Economic factors (Nhân tố kinh tế)
Tác động của yếu tố kinh tế tới ngành sữa ở việt nam.
Trang 6Nguyên liệu
Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
Tiêu thụ
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thực ra để hiểu rõ về sự tác động của các yếu tố kinh tế tới ngành sữa chúng ta cần phân tích sự tác động của yếu tố này trên 3 bước của quy trình sản xuất sữa.
a Bước 1 “Nguyên liệu”
Thực ra bước này liên quan tới việc chuẩn bị nguyên liệu đầu vào cho việc sản suất.
Nguyên liệu đầu vào của ngành sữa bao gồm sữa bột và sữa tươi, tuy nhiên sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 28% tổng nhu cầu sản xuất của các nhà sản xuất Chính việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dẫn tới mất chủ động trong việc sản
Trang 7xuất Sự biến động của tỉ giá hối đoái bất thường cũng khiến cho các doanh nghiệp sữa hoang mang, tăng chí phí nguyên vật liệu do sự tăng của tỉ giá hối đoái.
Tỷ lệ lạm phát tăng cao không những
làm giảm giá trị đồng Việt tăng áp lực
tăng tỉ giá hối đoái đối với những đồng
tiền thanh toán quốc tế chủ chốt như Đôla
Mỹ, Euro mà còn làm tăng các chi phí
khác liên quan tới việc sản xuất nguyên
liệu trong nước.
Tình hình kinh tế hiện nay bất lợi
không những cho ngành sữa mà còn
nhiều ngành khác Áp lực trong việc gia
tăng chi phí đầu vào buộc các danh
nghiệp phải tăng giá bán, giảm vị thế
cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các
sản phẩm nhập ngoại.
b Bước 2 “ Quá trình sản suất tạo ra sản phẩm”
Chi phí nhân công, chi phí dịch vụ khác như điện nước, nhiên liệu gia tăng do lạm phát, và sự bất ổn của nền kinh tế.
c Bước 3” Tiêu thụ”
Sự mở cửa hội nhập vào WTO với cam kết giở bỏ dần hàng rào thuế quan khiến cho việc du nhập của nhiều hãng sữa ngoài nước với giá cả cạnh tranh, việc phải chia sẻ thị trường với nhiều đối thủ mới có tiềm lực khiến cho việc tiêu thụ trở nên khó khăn hơn.
Sự gia tăng của lạm phát đã tác động một phần nào đó tới sức mua của thị trường, tuy nhiên sữa là mặt hàng thiết yếu nên sự tác động không đáng kể Các chi phí bán hàng liên quan cũng tăng đo tình hình khó khăn cùa nền kinh tế, tình trạng lạm phát làm giảm lợi nhuận từ việc bán hàng.
Nhận định: Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đã
tăng trưởng mạnh mẽ Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa vẫn chưa đáp ứng
đủ nhu cầu lượng sữa cho các nhà máy sản xuất sữa trong nước Nhữngnguyên nhân được kể đến như sau:
− Nguồn thức ăn cho bò sữa còn hạn chế và phải nhập khẩu (kể cả thức ăntinh và thức ăn thô)
− Qui mô chăn nuôi nhỏ, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi hiệnđại (chẳng hạn như máy vắt sữa) còn hạn chế nên chất lượng sữa thấp
Trang 8− Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chăn nuôi tăng chậm so với các ngành kháctrong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Tính trung bình của giai đoạn1994-2005 đầu tư vào chăn nuôi chỉ chiếm 9.4% trong tổng số đầu tư nướcngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.
3. S – Socio-cultural factors (Nhân tố văn hóa – xã hội)
Người tiêu dùng
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa đóng
một vai trò quan trọng đảm bảo cân bằng và
đa dạng các loại dinh dưỡng cho con người
Do đó hầu hết mọi người đều là người tiêu
dùng các sản phẩm sữa
Hơn thế, thị hiếu của người tiêu dùng có
ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường sữa Các
công ty chế biến sữa sản xuất các sản phẩm
sữa một cách da dạng dựa vào nhu cầu của
người tiêu dùng
Người tiêu dùng ngày càng thông thái,
thận trọng và có nhu cầu cao đối với các sản
phẩm sữa an toàn và chất lượng Điều này dẫn đến việc chính người tiêudùng đang thúc đẩy một chiều hướng tích cực trong ngành công nghiệp sữa nhằmtạo ra các sản phẩm sữa chất lượng cao và an toàn ở Việt Nam
Trong số các sản phẩm sữa, nhu cầu tiêu thụ đối với sữa bột và sữa tươi dự kiến sẽ
có mức tiêu thụ cao nhất Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ
và những người tiêu dùng các sản phẩm sữa thường xuyên đa phần đều ưa chuộngnhững thương hiệu nổi tiếng được quảng cáo mạnh mẽ tại Việt Nam
Xã hội
Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu vềsản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càngtăng lên Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sảnxuất sữa tại Việt Nam, với tổng doanh thu mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm.Năm 2009 tổng doanh thu đạt hơn 18.500 tỷ VND tăng hơn 14% so với năm 2008.Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua không ảnhhưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam
Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa đang tập trung ở các thành phố lớn, với10% dân số cả nước tại Hà Nội và TP.HCM tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa Mứctiêu thụ bình quân hàng năm hiện đạt 14.8lít/người/năm vẫn còn thấp so với cánước trong khu vực như Thái Lan(23lit/người/năm) hay TrungQuốc(25lit/người/năm) Do đó theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tạiViệt Nam sẽ tăng lên cùng với GDP(Vinamilk 2010).Cùng với nhu cầu về các sản
Trang 9phẩm sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia củanhiều hãng sữa, cả trong nước và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú.
4. T – Technological factors (Nhân tố kỹ thuật)
Sự hòa nhập của dòng sữa tươi sạch TH true MILK đã mang đến một luồng giómới cho ngành hàng sữa trong nước, khi Tập đoàn TH mạnh dạn khẳng định vàcam đoan về một quy trình chế biến sữa tươi sạch ngay tại Việt Nam Tuy nhiên,
đó không phải là nhận định thiếu căn cứ khi cách đây một năm, giới chuyên môntrong ngành sữa đã nhắc đến câu chuyện Tập đoàn TH đầu tư mạnh vào một hệthống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩnquốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò, quản lýthú y, chế biến và đóng gói, cho đến khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêudùng
Một trang trại quy mô nhất Đông Nam Á đã được hình thành tại huyện NghĩaĐàn, tỉnh Nghệ An với tổng vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD Theo bà Thái Hương -Tổng Giám đốc Ngân hàng Bắc Á đồng thời là nhà tư vấn đầu tư tài chính dự án,thì trang trại diện tích 37.000 hecta này hiện đang nuôi dưỡng, chăm sóc thànhcông đàn bò giống nhập ngoại hoàn toàn từ New Zealand, với gần 20.000 con Dựkiến đến năm 2017, đàn bò sẽ có 137.000 con và đó sẽ là nguồn nguyên liệu đầuvào dồi dào để nhà máy chế biến sữa hiện đại của công ty TH có thể đạt công suấttối đa 500 triệu lít/năm, đáp ứng 50% nhu cầu sản phẩm sữa của thị trường trongnước
Tại hệ thống trang trại TH, sự góp sức của các chuyên gia bò sữa nước ngoài
đã giúp công ty lên lịch được một chương trình ăn uống, thư giãn, chăm sóc sứckhỏe và khai thác sữa từ bò một cách hợp lý bằng cách “vi tính hóa” 100% Đểkích thích sự tiết sữa, bò được thư giãn, nghe nhạc Để đảm bảo dinh dưỡng, bòđược dùng cỏ ủ chua theo công thức tối ưu và uống nước sạch được lọc bằng côngnghệ Amiad tối tân Để đảm bảo sức khỏe của bò và độ an toàn của nguồn sữa,đàn bò được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sức khỏe bằng hệ thống chip hiệnđại gắn ở chân nên dữ liệu thu thập được có độ chính xác cao hơn Cách vắt sữa tựđộng bằng máy móc hiện đại cũng hạn chế những căn bệnh phổ biến nơi bò như
Trang 10viêm vú, đồng thời cũng giúp việc kiểm soát thành phần chất lượng sữa được thựchiện triệt để… Tất cả nhằm tạo ra nguồn sữa tươi sạch, thuần khiết từ thiên nhiênnhư chính tiêu chí ban đầu mà công ty TH đã đề ra, mang đến nguồn dưỡng chấttươi sạch cho người tiêu dùng trong nước
Thực trạng sữa tại Việt Nam
Hiện nay, ngành sữa trong nước đang rất cần sự dịch chuyển theo mô hìnhchăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp như cách thức của tập đoàn TH đểgóp phần tạo hướng đi mới nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao thể lực và trí tuệ chongười dân Việt Nam
Đứng trước những nhu cầu và cơ hội - thách thức của ngành sữa tươi sạchtrong nước, một hội thảo chuyên đề về sữa tươi sạch do nhãn hàng TH true MILKphối hợp với các bộ ngành sẽ được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc Tế (HàNội) vào ngày 27/4/2011 Với thành phần đại biểu là các chuyên gia trong ngànhthực phẩm và dinh dưỡng, đại diện của hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam, hộithảo được kỳ vọng sẽ mang đến cái nhìn chính xác nhất về ngành sữa trong nước
và nhu cầu về sữa tươi sạch tại Việt Nam Nhiều biện pháp quản lý cũng sẽ đượcđưa ra tại hội thảo lần này, từ khâu quản lý chất lượng, xuất xứ của các sản phẩmtrên thị trường đến giá cả Nhưng quan trọng hơn hết, tham luận của Viện DinhDưỡng Quốc Gia và các bộ ngành y tế sẽ gợi mở nên tiêu chuẩn và quy trình tạo racác sản phẩm sữa tươi sạch với chất lượng cao ngay tại Việt Nam Đó là điều màngười tiêu dùng hiện nay đang trông đợi
II. 5 Forces – Michael Porter
Trang 111. Nhân khẩu học
Các sản phẩm sữa tiêu thụ chủ yếu ở nước ta
Thu nhập của người việt nam đang tăng cao, đời sống được cải thiện ước tính trên 1000 Đôla usd Do vậy nhu cầu sữa như một sản phẩm thiết yếu cũng ngày càng tăng theo.
Trang 12Một thực trạng đáng lo ngại là nguồn nguyên liệu cũng như các sản phẩm sữa (đặc biệt là sữa bột) nước ta phụ thuộc nhập khẩu trên 70% Sự phụ thuộc vàonguồn nhập ngoại đặt giá sữa tăng cao, áp lực cạnh tranh lớn lên các doanh nghiệptrong nước.
Trang 13 Thị phần trong cơ cấu ngành sữa:
Thị phần sữa việt nam khá là bảo hòa, sự gia nhập ngành của các công ty sữamới dường như là không đáng kể Các công ty trong nước cũng như ngoài nướcđang cố gắng giành và giữ thị phần thị trường của mình với những chính sáchchiến lược cạnh tranh đa dạng, do vậy sự gia nhập của một công ty mới nào cũngkhó mà thâm nhập thị trường một các dễ dàng
Sản phẩm thay thế của sữa khá ít Sữa và các sản phẩm từ sữa dường như đãtrở thành sản phẩm thiết yếu
Cuộc chiến giành thị phần sát sao và duy trì tăng trưởng theo kịp tốc độ tăngtrưởng ngành Tốc độ tăng trưởng của VINAMILK hay Dutch Lady trong nhữngnăm qua tương đương với mức tăng trưởng của ngành, với mức trung bình khoảng20%/năm (trong giai đoạn 2005-2009) Thị phần các hãng sữa có thay đổi nhưngkhông đáng kể Ví dụ như ở mảng sữa bột, thị phần Abbott trong giai đoạn 2004-
2008 dao động xung quanh mức 23%, Mead Johnson ở khoảng 15% Ở mảng sảnphẩm này, có sự vươn lên về thị phần của VINAMILK với thịphần tăng dần từ11,2% năm 2004 lên 17% vào năm 2008 (EMI2009 a-b)
Tính thị phần theo giá trị thì Dutch Lady
và Vinamilk hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn
nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần
Sữa ngoại nhập từ các hãng như
Mead Johnson, Abbott, Nestle chiếm
khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm
chủyếu là sữa bột
Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên
20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood,
Hanoi Milk, Ba Vì
Sự phân khúc thị trường trong ngành
Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩmtrong nước và nhập khẩu Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩuchiếm khoảng 65% thị phần,Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phầnlần lượt là 16% và 20%
Trang 14Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranhngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sáchcắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA củakhu vực ASEAN và cam kết với Tổ chứcThương mại thế giới WTO.
Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nướcnắm giữ,trong đó Dutch Lady dẫn đầu về thị phần sữa nước với 26.6% thị phần
Sự cạnh tranh củacác sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhập khẩu gần như khôngđáng kể
Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăngtrưởng trongtương lai, và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấpdẫn Thị trường các sản phẩmsữa đặc được dự báo có tốc độ tăng trưởng chậm hơn
do tiềm năng thị trường không cònnhiều, đồng thời biên lợi nhuận của các sảnphẩm sữa đặc cũng tương đối thấp so với cácsản phẩm sữa khác
3. Năng lực trả giá người mua
Khách hàng lẻ
Người mua ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi của một ngành vì họ cóthể đưa giá thấp hoặc yêu cầu chất lượng cao hơn hoặc nhiều dịch vụ hơn bằngcách mặc cả giữa các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, tâm lý của khách hàng trong thị trường sữa Việt Nam đó là sản phẩmgiá càng đắt thì chất lượng càng cao, do đó có những sản phẩm ngoại giá cao hơnrất nhiều so với sữa nội nhưng các bà mẹ, các ông bố đều sẵn sàng chi ra mộtkhoản tiền“ đáng kể” để mua “sữa tốt” cho con, để cho con thông minh,lớn nhanh, tăng cường trí nhớ Nhiều bà mẹ mua sữa cho con thậm chí khôngnhớ tên sữa mà chỉ nhớ đó là sữa của Hà Lan, sữa Mỹ, sữa Hàn Quốc Do đó, chấtlượng sữa rất quan trọng, đó sẽ là một áp lực lên công ty Nếu công ty không đảmbảo được niềm tin của người tiêu dùng, họ có thể sẽ so sánh giá cả để chuyển sangmột sản phẩm khác có giá tương đương nhưng chất lượng, hươngvị phù hợp với người tiêu dùng hơn