1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tổng quan dân tộc Hà Nhì (PDF,Word)

23 722 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,25 MB
File đính kèm Tổng Quan Dân Tộc Hà Nhì.zip (3 MB)

Nội dung

Tổng quan về dân tộc Hà Nhì, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Hà Nhì.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.

Trang 1

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 23

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC HÀ NHÌ

MỤC LỤC:

1 Vài Nét Về Dân Tộc Hà Nhì 2

2 Kinh Tế Truyền Thống 2

2.1 Trồng trọt 2

2.2 Chăn nuôi 4

2.3 Khai Thác Tự Nhiên 4

2.4 Ngành nghề thủ công 5

2.5 Trao đổi, mua bán 6

3 Văn hóa truyền thống 6

3.1 Làng 6

3.2 Nhà ở 8

3.3 Trang phục 9

3.4 Trang sức 11

3.5 Ẩm thực 11

3.6 Phương tiện vận chuyến 13

3.7 Ngôn ngữ 13

3.8 Tín ngưỡng tôn giáo 13

3.9 Lễ Hội 17

3.10 Tục lệ cưới xin 18

3.11 Sinh đẻ, nuôi dạy con 19

3.12 Tập quán tang ma 21

3.13 Văn nghệ dân gian 22

Trang 2

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 23

Địa bàn cư trú

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hà Nhì ở Việt Nam có dân

số 21.725 người, cư trú tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Hà Nhì cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (13.752 người, chiếm 63,3% tổng số người Hà Nhì tại Việt Nam), Lào Cai (4.026 người), Điện Biên (3.786 người)

2 Kinh Tế Truyền Thống

2.1 Trồng trọt

Cây lương thực chính của dân tộc Hà Nhì là cây lúa Lúa có hai loại: lúa ruộng và lúa nương Trước đây người Hà Nhì ở tỉnh Lai Châu (các xã Mù Cả, Chúng Chải, Kan Hồ, huyện Mường Tè) chủ yếu làm nương du canh và nương định canh, nhưng hiện nay đồng bào đã khai phá được nhiều ruộng bậc thang, diện tích làm nương đã giảm nhiều Người Hà Nhì ở tỉnh Lai Châu (các xã Ca Lăng, Thu Lủm, huyện Mường Tè) và ở tỉnh Lào Cai (huyện Bát Xát) vốn từ lâu đã làm ruộng bậc thang Đồng bào có nhiều kinh nghiệm khai hoang ruộng trên đồi núi, khơi mương, đào phai, đắp đập.Họ chọn đất để khai phá thành ruộng không kể núi cao hay thấp, miễn là những nơi đó có khả năng dẫn nước đến tưới cho ruộng.Đồng

Dân số : 21.725 người (2009) Ngôn Ngữ: thuộc hệ ngôn ngữ hệ ngôn ngữ Hán - Tạng, nhóm ngôn ngữ Tạng - Miên

Tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní

Nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La

Mí, Hà Nhì đen Địa bàn cư trú: Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên

Trang 3

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 23

bào khai phá ruộng vào mùa

mưa, khoảng tháng năm,

tháng sáu âm lịch là mùa vỡ

hoang, lúc đó đất mềm, dễ

đào xới.Việc khai phá ruộng

được bắt đầu từ trên đỉnh núi,

thấp.Trước tiên, phải phát cỏ,

đánh gốc cây lên bỏ đi, rồi

dùng cày, bừa, cuốc, cuốc

chim, thuổng tạo mặt bằng,

đắp bờ giữ nước.Gắn liền với

mỗi khu ruộng bậc thang là cả

là một sản phẩm mỹ thuật tuyệt tác, do những người nông dân Hà Nhì “vẽ, khắc” lên đồi núi, tô dáng đẹp tuyệt mỹ cho quê hương của người Hà Nhì.về kỹ thuật sản xuất, người Hà Nhì chú ý sử dụng phân tro, chủ yếu là ph ân chuồng bón cho lúa ruộng Cách đưa phân chuồng ra ruộng cũng rất độc đáo Do ruộng trên đồi cao, khó gánh phân đến từng thửa ruộng, đồng bào làm chuồng trâu ở nơi gần đầu nguồn nước, khi có nhu cầu bón phân cho ruộng, đồng bào hất phân chuồng xuống mương nước, dòng chảy sẽ đưa phân tới từng thửa ruộng

Ngoài làm ruộng, đồng bào còn làm nương trên các sườn đồi, núi Trên nương người Hà Nhì trồng các loại cây: ngô, khoai, sắn, khoai sọ, các loại rau, đậu đỗ, bầu bí, ớt Ngoài cây lương thực và thực phẩm, n gười Hà Nhì ở Lai Châu còn trồng bông và trồng chàm để lấy nguyên liệu làm vải may mặc Cây bông được trồng vào khoảng tháng 4, tháng 5 và thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 Theo kinh

Ruộng bậc thang của người Hà Nhi

Trang 4

bộ phận nhỏ người Hà Nhì còn làm nương du canh và do đó sống du cư

2.2 Chăn nuôi

Đồng bào Hà Nhì rất quan tâm đến

chăn nuôi gia súc, gia cầm.Đàn trâu

của người Hà Nhì rất phát triển, mỗi

gia đình nuôi hàng chục con trâu Ở

bản Sín Thượng, huyện Mường Tè

(tỉnh Lai Châu) năm 1972 có 44 hộ

mà đàn trâu có tới 400 con Người Hà

Nhì nuôi trâu chủ yếu phục vụ sức

kéo và lấy phân bón cho ruộng Đồng

bào cũng nuôi nhiều lợn, gà vừa

phục vụ nhu cầu cúng bái, vừa để ăn

thịt trong các dịp lễ tết, hội hè

2.3 Khai Thác Tự Nhiên

Sống trong môi trường thiên nhiên núi cao rừng rậm, nhiều lâm sản, muông thú, đồng bào Hà Nhì có ý thức tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên Người Hà Nhì

Trang 5

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 23

hàng ngày đi làm ruộng, làm nương trên đường về nhà, thường tranh thủ thu hái rau rừng, nấm hương, măng, mộc nhĩ, mật ong, hoa quả dại khác mang về ăn Đồng bào Hà Nhì còn khai thác nguồn lâm sản quý giá là sa nhân, thảo quả Những thứ này vừa để dùng, vừa để bán ở chợ.Rừng núi cũng là nơi có nhiều muông thú.Người Hà Nhì thường tổ chức săn tập thể.Vũ khí săn là dao lớn, súng kíp, nỏ, còn dùng cả chó săn Theo tập quán, khi hạ thủ được con mồi, người ta thường dành đầu hoặc một đùi con mồi cho người có công hạ thủ nó Phần còn lại chia đều cho tất cả mọi người cùng đi săn.Ngoài săn tập thể, đồng bào còn có hình thức bẫy.Các loại bẫy như bẫy sập, bẫy hố được đồng bào triển khai sử dụng phổ biến Khi đặt bẫy, phải thông tin cho dân làng biết để tránh việc người bị vướng vào bẫy Người Hà Nhì thường bắt cá vào tháng 2 - 3 là lúc nông nhàn, đồng thời cũng là mùa nước cạn Có một số hình thức bắt cá như: câu, mò tay, quăng chài hoặc ruốc bằng lá cây rừng độc

túc vải mặc từ khâu trồng bông

dệt vải đến nhuộm vải, cắt may

thành quần áo Duy chỉ có người

Hà Nhì ở Lào Cai, do sống trên

núi cao, khí hậu lạnh, không

trồng được bông, nhưng trồng

được chàm Do đó người Hà Nhì

ở đây thường đem các sản phẩm

chàm, đồ đan và gia cầm đổi cho người Giáy, người Dao lấy bông Ở Lai Châu, đồng bào Hà Nhì dảnh những nương tốt để trồng bông vải Chị em phụ nữ dệt vải trên khung cửi nhỏ, dệt được khô vải nhỏ, thường chỉ rộng khoảng 20cm Nhuộm chàm là khâu quan trọng trong quá trình làm ra bộ y phục Công việc nhuộm

Nghề dệt của người Hà Nhi

Trang 6

2.5 Trao đỏi, mua bán

Người Hà Nhì ở tỉnh Lào Cai, có điều kiện thuận lợi hơn so với người Hà Nhì ở tỉnh Lai Châu trong hoạt động trao đổi buôn bán Tại khu vực Y Tý các xã Y Tý,

A Lù và Ngài Thầu, có chợ họp vào ngày chủ nhật.Người Hà Nhì đến c hợ bán gia cầm, cao chàm, một số đồ mây tre đan Họ mua kim khâu, muối, dầu thắp

3 Văn hóa truyền thống

3.1 Làng

Trang 7

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 23

Làng của người Hà Nhì có

nhiều dạng cố kết khác nhau,

chủ yếu phụ thuộc vào việc

canh tác sản xuất của từng nơi

cụ thể Đồng bào Hà Nhì có hai

loại bản: bản của cư dân làm ăn

du canh, dư cư và bản của cư

dân làm ruộng nước Người Hà

Nhì làm ăn theo nương rẫy kiểu

du canh, du cư thì làng không ổn định, ở phân tán theo nương rẫy, trên không gian rộng Mỗi bản có vài chòm xóm, mỗ i chòm xóm có vài ba nóc nhà, các chòm xóm cách nhau khá xa.Những cư dân làm ruộng bậc thang, làm nương định cư thì lập bản ổn định Nhiều bản đã định cư hàng trăm năm, mỗi bản có vài chục hộ gia đình, với vài thế hệ cùng chung sống như bản Mù Cả, bản Lao Chải, bản Xín Chải Mỗi bản có một phạm vi đất đai nhất định Ranh giới làng được quy ước miệng với nhau, chứ không có văn bản.Tuy hiện mọi thành viên trong bản đều được biết Trong phạm vi bản cũng có đất công và đất tư Đất công chính là đất rừng, dòng sông, suối thuộc phạm vi bản chưa được khai phá thành ruộng, nương riêng của gia đình nào Đất công là quỹ đất dự trữ của bản, dành cho sự phát triển bản về con người (lập hộ gia đình mới) và về sản xuất (khai khẩn ruộng nương mới).Đồng bào Hà Nhì có nhiều dòng họ Ở Lào Cai thường có các họ Ly, sần,

Có (Cáo), Phà, Phu, Chu; còn ở Lai Châu thường gặp các họ như: Ly, Bờ, Vù, Toán Phải chăng do có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư đến Việt Nam, cho nên

họ của người Hà Nhì là những tên bằng âm Hán và cư trú ở Việt Nam cũng đã lâu đời nên có họ của người Thái (họ Lò) Có cả họ của người Nùng (họ Nùng), có cả

họ của người Mông (họ Vàng, Giàng, Thào) Mỗi họ chia thành nhiều chi Ở xã Y

Tý (tỉnh Lào Cai), các họ sần, Cáo, Phu đều chia thành hai chi; họ Ly chia thành 4 chi Mỗi chi thường lấy tên ông tổ của chi làm tên họ Họ Ly có các chi:

Lò Ly Đo Xá, Lò Ly Mẻ Xe, Lò Ly Dú Xí, Lò Ly Dé Phe Việc lấy tên ông tổ chi làm tên họ của người Hà Nhì phải chăng là tàn dư cuối cùng của phong tục “phụ

tử liên danh chi”, tức là tục lấy tên của bố làm họ của con của dân tộc này Ở nước ta hiện tượng “phụ tử liên danh chi” đã từng tồn tại trong dân tộc Kinh ở

Trang 8

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 23

Sơn Tây (Hà Nội) và ở tỉnh Hưng Yên, mà nhiều năm trước đây thông tin đại chúng có nói đến, vì nó không gây khó khăn cho việc xác định tính huyết thống của một số cá nhân lấy tên họ theo phong tục này “Phụ tử liên danh chi” là tập quán của người Hà Nhì sinh sống ở Trung Quốc, Myanma

Dân tộc Hà Nhì có lễ chung của dòng họ gọi là lễ Chự cư Theo tiếng Hà Nhì, chự

là tổ (tổ tiên), cư là nói (kể).Chự cư là kể về tổ tiên của dòng họ mình.Hàng nă m vào tối 30 tết, cả gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa, nghe người già kể về lịch

sử sinh ra con người, tổ tiên và dòng họ của mình.Khởi đầu của lễ Chự cư là kể

về dòng họ Người già đọc tên từng tổ tiên, các con trai, cháu trai đều đọc theo Phụ nữ ngồi nghe, không được đọc.Có nhiều tổ tiên, có họ đọc đến mấy chục đời tổ tiên Họ Ly ở xã Y Tý (tỉnh Lào Cai), trong buổi lễ Chự cư, sau khi kể sự hình thành con người là Ô Ma, Ma Hồ, trải qua 42 đời nữa mới đến đời Ly Ngô Từ đời Ly Ngô bắt đầu tách thành từng họ riêng như Ly, Tráng, Phà Nếu tính họ Ly bắt đầu từ đây cho đến thể hệ những người họ Ly trên 60 tuổi hiện nay, thì dòng

họ này đã trải qua tất cả 29 đời Để dễ đọc, dễ nhớ, người Hà Nhì đặt tên theo nguyên tắc, tên cha là tên đệm của con Bằng cách làm lễ Chự Cư - kể chuyện tổ tiên như vậy, những người cùng tên họ với nhau, dù sống xa nhau, không quen biết nhau cũng dễ dàng tìm ra mối quan hệ họ hàng của mình

Đồng bào Hà Nhì ở Mường Tè (tỉnh Lai Châu) còn Chự cư vào dịp tang lễ Sau khi liệm thi hài vào quan tài xong, con trai của người quá cố hay ngư ời chủ tang

lễ đọc lại gia phả dòng họ, kể từ đời bố mẹ trở lên để đưa hồn người chết về với tổ tiên Phải Chự cư ba lần

3.2 Nhà ở

Nhà ở của người Hà Nhì là nhà đất, trình tường, tường dày 30 - 40cm, phù hợp với khí hậu lạnh ở trên núi cao Nhà ở vùng Y Tý, A Lù (Lào Cai) có đặc điểm là tường cao 3 - 4m, mái lợp cỏ gianh rất dày, dốc, ngắn, ở vùng này nhà không có hiên và chỉ có một cửa ra vào Vào bên trong nhà còn có một lần tường đất nữa.Tường bên trong nhà có tác dụng phòng thủ

Trang 9

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 23

và chống rét, chống sương, mây

mù lùa vào nhà Lớp tường ngoài

và lớp tường trong cách nhau

chừng l,50m, tạo nên khoảng

trống gọi là hiên trong Ở bức

tường thứ hai mở một hoặc hai

cửa để vào trong nhà Bố trí bên

trong nhà ở của người Hà Nhì

như sau: hai gian ở hai đầu hồi được

ngăn thành buồng ngủ của chủ nhà và

vợ chồng con trai Khoảng 1/3 chiều rộng của hai gian giữa là phần đất, là nơi đặt bếp lò nấu cơm, nấu cám lợn, đặt chạn bát; phần còn lại dựng thành sàn, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ngủ của con cái, khách Trên sàn có bếp lửa để sưởi

Nhà ở của người Hà Nhì ở Mường Tè cơ bản cũng được cấu trúc như nhà ở của người Hà Nhì ở Y Tý, A Lù (Lào Cai), tuy nhiên có một số tiểu tiết khác nhau: tường và mái thấp hơn, nhà có hàng hiên phía trước, tường trong lát ván hay liếp (riêng xã Ka Lăng, Thu Lủm cũng tường là đất), chia nhà theo chiều dọc thành hai nửa bằng nhau (hoặc nửa ngoài nhỏ hơn một chút) Nửa ngoài là nơi tiếp khách, có bếp sưởi và cối giã

gạo.Nửa bên trong không có sàn,

được ngăn thành từng buồng riêng

và có bếp lò để nấu cơm và nấu cám

lợn.Thời gian gần đây, một số gia

đình làm nhà sàn để ở

3.3 Trang phục

Dân tộc Hà Nhì dùng vải bông dệt

tho, nhuộm chàm để làm trang phục

Họ chỉ có trang phục chung, không

có lễ phục, không có trang phục

thầy cúng Do cư trú ở hai vùng

Nhà đất tường trình

Trang 10

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 23

miền có sự khác nhau về môi trường tự nhiên, trang phục của người Hà Nhì cư trú

ở Lai Châu và người Hà Nhì cư trú ở Lào Cai có nét khác nhau

Đáng chú ý là trang phục của phụ nữ.Người Hà Nhì ở Lai Châu tự sản xuất bông,

tự dệt vải, rồi tự làm ra trang phục cho mình.Trang phục nữ có màu sắc sặc sỡ Phụ nữ Hà Nhì thường mặc hai áo: áo trong có tay áo và thân áo đều dài, còn áo ngoài thì tay ngắn Áo ngoài của người Hà Nhì nhiều khi không xẻ ở ngực mà cài cúc dưới nách bên phải.Áo phụ nữ Hà Nhì thường chỉ trang trí bằng cách đính những đồng xu, khuy bạc hình bán cầu, nhiều dải hạt cườm trên nửa bên phải thân trước của áo Ở Lào Cai, do khí hậu nơi đồng bào Hà Nhì cư trú lạnh, không trồng được bông đê làm quân áo, họ thường ra chợ mua vải của người Giáy, người Dao về làm quần áo, cho nên nhìn chung quần áo của họ giản dị hơn người

Hà Nhì ở Lai Châu Trên trang phục không có trang trí hoa văn, mà chỉ là một màu chàm duy nhất, về kiểu dáng, áo phụ nữ Hà Nhì ở Lào Cai chỉ dài đến đầu gối, gấu to, hơi nhô ra ở phần giữa Phụ nữ Hà Nhì mặc quần chân què, cạp lá toạ, ống rộng, gấu to.Trên quần không trang trí hoa văn.Ngoài quần, áo, phụ nữ Hà Nhì còn mặc yếm và xà cạp.Theo các nhà nghiên cứu, việc mặc xà cạp của người

Hà Nhì chỉ thấy khi làm lễ thượng thọ.Phụ nữ Hà Nhì để tóc dài, quấn quanh đầu, hoặc tết tóc rồi quấn quanh đầu.Phụ nữ Hà Nhì có nhiều loại khăn đội đầu.Thiếu

nữ đội khăn dài, màu trắng, đính nhiều đồng bạc, Nôm, hạt cườm.Chị em có chồng đội khăn màu chàm

Ngoài ra phụ nữ còn đội chiếc khăn - mũ hình trụ và loại khăn vuông chàm có tua rua chỉ màu bốn cạnh, đính hạt cườm, có hoa văn thêu ở giữa khăn Con trai, con gái Hà Nhì trước đây thường nhuộm răng đỏ

(bằng cánh kiến đỏ) để cho thêm đẹp, thêm

duyên

Nam giới Hà Nhì mặc loại quần chân què, ống

rộng hơn 30cm, dài khoảng 75 - 80cm, cạp lá

tọa, to bản (rộng 7- 8cm), cũng màu chàm

Nam giới Hà Nhì có hai loại áo truyền thống

Phổ biến nhất là áo 5 thân, tay áo dài, cài cúc

dưới nách bên phải, ống tay áo may nối bởi

Trang 11

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 23

hai đoạn ở trên và dưới cùi tay, tay áo chật, gấu tay áo rộng 3 - 5cm, cô áo cao 2cm Loại áo này có vạt trong và vạt ngoài Vạt trong dài, có túi nhỏ, không nắp túi.Cúc áo làm bằng vải tết Loại áo nảy được sử dụng phổ biến ở người Hà Nhì sinh sống ở tỉnh Lào Cai Loại áo thứ hai cũng khá phố biến là áo xẻ ngực Loại

áo này may chật, bó lấy thân người, cố áo cao 2 - 3cm, ống tay áo rộng 15 - 16cm Áo dài ngang mông hoặc trùm kín mông Đàn ông Hà Nhì thường đội chiếc khăn dài (4m X 20cm), nhuộm chàm đen.Khi đội lấy khăn quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi giắt mối ra sau gáy

3.4 Trang sức

Nhìn vào trang phục của người Hà Nhì có vẻ đồ sộ và khá sặc sở nhưng đặc biệt thay trang sức lại không đóng góp nhiều để tạo nên vẻ đẹo ấy, người Hà Nhì chỉ dung trang sức đơn gian như khuyên tai và vòng tay,… nhưng chủ yếu chỉ dùng trong các dịp lễ hội là chính

3.5 Ẩm thực

Hoạt động kinh tế truyền thống quy định ẩm thực truyền thống của đồng bào

Do cuộc sống định cư, có làm vườn, chăn nuôi tương đối phát triển, cho nên âm thực của người Hà Nhì có phần khá hơn các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ sinh sống ở Tây Bắc Người Hà Nhì quen dùng

cả cơm nếp lẫn cơm tẻ trong bữa ăn hàng ngày Đồng bào không nấu cơm bằng nồi như các dân tộc khác, mà quen nấu cơm bằng chảo trên bếp lò.Người Hà Nhì đem gạo vào chảo luộc sắp chín, rồi đổ ra đưa vào chõ đồ tiếp cho đến chín.Cơm tẻ đồ không bị nát, tiện cho việc gói đi nương.Bếp lò được xây trên mặt đất ngay trong nhà ở Bữa cơm của đồng bào có cơm, rau xanh, thỉnh

Gói bánh cho lễ Tết (Ảnh sưu tầm)

Ngày đăng: 04/05/2016, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w