Nhạc cụcủadântộc Hà Nhì-LôLô Âm nhạcdân gian của các dântộc nhóm ngôn ngữ HàNhì-LôLô rất phong phú, gồm nhiều làn điệu dân ca, nhiều nhạc khí độc đáo. Ở khắp mọi nơi, hai đề tài chính củadân ca là ca ngợi tình yêu trai gái và lao động sản xuất. Trong dân ca Lô Lô, trừ hát ru, các đề tài mặc dù khác nhau nhưng đều có chung một giai điệu âm nhạc. Mỗi nhóm địa phương của người LôLô đều có làn điệu riêng song tương quan về mặt nghệ thuật vẫn khá rõ, khá nhất quán. Nhạc khí củacưdân nhóm ngôn ngữ HàNhì-LôLô mang nhiều màu sắc riêng, có đủ loại khí hơi, gẩy, gõ. Nhạc khí hơi của người HàNhì chỉ dành riêng cho việc tỏ tình giữa trai, gái. Bên cạnh những làn điệu dân ca trữ tình, các nhạc khí hơi cũng góp phần không nhỏ vào tiếng nói tâm tình của tuổi thanh xuân. Nhạc khí hơi có những loại sau: - Chí Papô: Giống như chiếc khèn lá của người Mông. Từ một chiếc lá tươi bứt trên cành gập lại rồi đưa lên miệng thổi, âm thanh phát ra trong trẻo, tươi sáng như chim hót. - Là tỳ: Giống như chiếc đàn môi, cũng có 1 lá đồng rạch hình lưỡi gà ở giữa. Khi gảy đàn môi, người ta phải ngậm cả lưỡi gà vào miệng, tay phải cầm cán đàn, tay trái gảy đàn, lưỡi đàn rung lên phát ra âm thanh. - Am ba: Là một ống rạ còn tươi dài khoảng 25 cm phía thổi là đầu mấu ống. Cách đầu mấu khoảng 25 cm, được tách ra theo chiều dọc ống thành nhiều phần bằng nhau, cầm hai đầu ống ấn nhẹ làm phồng phần được tách ra, tạo thành bộ phận phát âm. Khi thổi ngậm toàn bộ phần phát âm vào miệng rồi đặt lỗ phía dưới ống vào giữa hai lòng bàn tay úp kín vào nhau tạo ra hộp cộng âm hình dẹt, hơi thổi qua bộ phận phát âm làm rung những đoạn ra tách rời phát ra âm thanh. Muốn cho âm thanh cao thấp khác nhau, người ta điều khiển lòng bàn tay lúc phồng, lúc dẹt, các ngón tay khi mở ra, khi đóng vào. -Nhạc khí gẩy: Người HàNhì có nhạc khí gẩy duy nhất là chiếc Lakhư, là nhạc khí dành riêng cho con trai sử dụng. Lakhư có 3 dây, trước kia là dây cước, nay dùng kim loại. Hộp đàn không có hình dáng nhất định đục từ thân cây to. Mặt đàn không khoét lỗ thoát âm và thường được làm bằng ruột cây tre, cây vầu đã được tước mỏng và dát phẳng. Đàn để trơn, không gắn phím, dài khoảng 30-35 cm. Đầu đàn có 3 trục vặn để lên dây. Ba dây tỳ lên đàn chặt ở giữa mặt hộp đàn. -Nhạc khí gõ: Bộ gõ gồm trống, chập cheng, thanh la sử dụng trong các ngày hội, ngày tết biểu hiện sức mạnh tập thể với những tiết tấu khỏe mạnh chắc chắn. Người LôLô là một trong rất ít tộc người ở nước ta còn sử dụng trống đăng trong sinh hoạt. Trống chỉ được dùng trong đám tang, giữ nhịp cho các điệu múa dân gian, tập thể. . Nhạc cụ của dân tộc Hà Nhì - Lô Lô Âm nhạc dân gian của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô rất phong phú, gồm nhiều làn điệu dân ca, nhiều nhạc. khí của cư dân nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô mang nhiều màu sắc riêng, có đủ loại khí hơi, gẩy, gõ. Nhạc khí hơi của người Hà Nhì chỉ dành riêng cho việc