THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN THACH LAM1.Cơ sở lý thuyết: 1.1 Khái niệm thi pháp: Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ ph
Trang 1THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN THACH LAM
1.Cơ sở lý thuyết:
1.1 Khái niệm thi pháp:
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp là chia tác các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật
Xét về các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp cụ thể, thi pháp tác giả, thi pháp một trào lưu, thi pháp một thời đại, thời kì lịch sử, thi pháp văn học dân tộc
Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ, thi pháp nhân vật…
1.2 Nhân vật văn học:
Nhân vật văn học là con người cụ thể miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng, củng có thể không có tên riêng.Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả,
mà chỉ một hiện tượng nổi bât nào đó trong văn bản
Nhân vật văn học là một đơn vi nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống
Chức năng cơ bản của nhân vật là khái quát tính cách của con người.Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm
2 Thế giới nhân vật truyện ngắn Thạch Lam
2.1 Tác giả Thạch Lam.
Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, nhưng nguyên quán ở làng Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Cha ông là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông
Trang 2thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (ông nội Thạch Lam)
Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật trong số đó là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam)
Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Sáu, vì ông là con thứ sáu trong nhà Khi bắt đầu đi học ở trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), bố
mẹ ông làm lại khai sinh cho con là Nguyễn Tường Vinh Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học "nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh lần nữa, thành Nguyễn Tường Lân
Tác phẩm tiêu biểu gồm có:
Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)
Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)
Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)
Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:Quyển sách, Hạt ngọc Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940
2.2 Vẽ đẹp của nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam
Trang 3Tuy là một thành viên của tự lực văn đoàn nhưng Thạch Lam sáng tác theo một hướng riêng khá rõ Ông viết nhiều và đặc biệt viết hay về những con người tầng lơp bình dân trong xã hội Thế giới nhân vật của Thạch Lam phần lớn là những con người ở địa vị thấp bé, có cuộc sống nghèo khổ, vất vả, thường có đời sống thường nhật đơn điệu, nhàm chán (những người công chức nhỏ, người buôn bán vặt vãnh, làm thuê, ở mướn)
Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam miêu tả rất chân thực nỗi buồn thiến thốn, cực khổ trong đời sống vật chất của tầng lớp bình dân (Nhà mẹ Lê, Một cơn giận,
Người bạn trẻ, Đói, Gió lạnh đầu mùa…)Có thể nói những tác phẩm của Thach Lam bộc lộ rõ cái tình cảnh khốn cùng của những thân phận dân nghèo thành thị lúc bấy giờ.Nghèo khổ về vật chất đã đành, song nhiều nhân vật của Thạch Lam còn bi đày đọa về mặt tinh thần Chính điều này đã gợi ở người đọc những niềm
xót xa thương cảm Với những nhân vật như cô thơ Liên (Một đời người) “Ngày nọ nối tiếp ngày kia, Liên lại chịu cái đời khổ sở, đau đớn mọi ngày” Đó là một
người phụ nữ đáng thương đáng sống, mà như đã chết ở cõi địa ngục.Hay là nhân vật Dung trong Hai lần chết củng thế Không có tình cảm từ gia đình, lại chiu cái nỗi đáng cay của phận bị ép duyên Đâm đầu xuống sông mà không thể chết, đành phải chấp nhân cái chết mòn mỏi của kiếp làm dâu Thach Lam cùng những cây
bút khác của Tự lực văn đoàn đã giúp chúng ta phần nào hiểu rõ được nỗi khổ
nhục của những cô gái khi bi vây bộc trong thành trì lễ giáo phong kiến nghiệt ngã Nhân vật trong các sáng tác của Thạch Lam tuy thiếu thốn cơ cực nhưng luôn lấp lánh vẽ đẹp thanh cao của Họ nghèo mà không hèn Là nhà văn nhìn đời nhìn người thiên về cái đẹp, cái thiện, Thạch Lam đã thấy được và diễn tả cảm động, thấm thía bao vẻ đẹp đáng trân trong ở tâm hồn những con người nhỏ bé, thầm lặng
Vẽ đẹp của tấm lòng thương yêu và đức hi sinh.
Có lẽ trong các nhà văn đương thời không mấy ai xây dựng được những nhân vật
nữ đáng quý đáng yêu như Thach Lam Nhà văn dành cho lớp người này cả tấm lòng yêu thương trân trọng.Nhiều nhân vật nữ của ông mang tên các loài hoa quen thuộc và ngay từ những cái tên cũng đã gợi lên sự thanh quý nhẹ nhàng: Mai, Liên, Huệ, Sen rồi nào Nga, Tâm, Dung Những nhân vật nữ trong truyện ngắn Thạch Lam bao giờ củng là những con người giàu lòng yêu thương, đức hi sinh, bao giờ
Trang 4củng sống, củng nghĩ vì người khác Mẹ Lê vật vả khốn khổ vì lo cho đàn con, củng vì lo cái ăn cho đàn con đông đúc mà bỏ cả tín mạng Mai lại là một người phụ nữ hết mực thương yêu chồng, vì thương chồng đói ma chạy vạy Tâm một người phụ nữ xinh đẹp vẩn cứ lặng lẽ sống cuộc đời cô hàng xén có lẽ củng là vì nghĩ đến bổn phận, nghĩa vụ với mọi người… Thach lam xây dung nên một kiểu nhân vật thường cam chịu kiếp người bất hạnh mỏi mòn rồi đên một ngày nào đó
họ nhân ra số kiếp của mình Đồng thời với sự tự nhận thức ấy, trong họ dấy lên niềm tự thương cảm thấm thía Mẹ Lê bị chó nhà giàu cắn, lên cơn sốt miên man Trong cơn sốt miên man Trong cơn mê sảng, mẹ tưởng nhớ cả cuộc đời minh, từ lúc bé cho đến bây giờ, chi toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn Bao hình ảnh,
gương mặt lướt qua trong kí ức chập chờn và mẹ phải thốt lên; “ Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?” Và Liên mặc dù ghê sợ cái cuộc sống gia đình hiên tại nhưng cô
vẩn không đủ cản đảm bỏ đi cùng Tâm KHi đoàn xe đã khuất mang theo cái hi
vọng cuối cùng của cuộc đời cô, Liên thấy bao nỗi đau khổ trỗi dây ngập lòng “ Cái mộng một cuộc đời sung sướng với Tâm, Liên buồn rầu cho như là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày ra trong các tủ kính các cửa hàng, những vật quý giá mà nàng tưởng không bao giờ có thế thuộc về nàng” Nhân vật của Thạch Lam đẹp
ngay trong sự nhẩn nhịn, nhẫn nhin có phần đáng trách ấy Điều đáng nói lafcos lúc ngâm ngùi tủi phận củng có lúc chán chường nhưng rồi họ lại lặng lẽ tiếp tục cái đời hi sinh, tần tảo của mình.Về điểm này, nhân Vật Tâm( Cô hàng xén) gợi ở ta
niêm thương cảm mênh mang và cùng với đó là sự khâm phục kính trọng Vơi Cô hàng xén, Thạch Lam đã khắc sâu vào tâm trí người đọc hình ảnh người phụ nữ
mang vẻ đẹp truyền thống gắn với một nghề nghiệp đặc trưng của xã hội phương Đông Gánh hàng xén trên vai, đôi chân bền bỉ và tấm lòng nhẫn nại, thơm thảo, không biết cuộc đời họ đã qua bao nhiêu ngàn cây số ỏ những nẻo chơ quê Càng ngày gánh hàng càng trở nên nặng quá, chiếc đòn gánh càng cong xuống và rên rĩ trên đôi vai nhỏ bé của Tâm Tuổi thanh xuân và nhan sắc nhanh chống phai tàn mà bao nỗi lo toan cho nhà chồng, cho em ăn học cứ chồng chất
Vẽ đẹp của lòng chung thủy của nghĩa tình;
Trong nhiều vẽ đẹp mà trai tim nghệ sĩ nhạy cảm của Thạch Lam tâm đắc,và tìm kiếm, có vẽ đẹp của thời quá khứ Trong những cảm xúc phong phú của nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam có cảm giác ru mình trong hoài niệm, sống lại cùng quá khứ tha thiết nhớ cuội nguồn Tác giả tao nên những tình huống trở về - gặp lại
để cho nhân vật hoại niêm và tự cảm thấy sự thanh lọc của tâm hồn Tân ( truyện
Trang 5Những ngày mới) trờ về nơi thôn xóm sau bao nhiêu bon chen khốn đốn của với cuộc sống bụi bặm chốn thành thị Từ đây những ngày mới ý mở ra trước mắt chàng Tâm hồn trẻ lại và chàng được sống hết mọi cảm giác để rung động trước một cơn gió hay một mần cỏ non Dẫu không trực tiếp trở vè nơi xóm trọ học xưa, nơi có người con gái từng yêu thương, giận hờn mình nhưng dòng hồi tưởng của Bình ( Tình xưa) khiên ta xúc đông và cảm thương trước tấm lòng của Lan Truyện ngắn này như một bài thơi trữ tình man mác về mối tình đầu trong trắng, hồn nhiên
có được một lần trong đời Lòng thủy chung, nghĩa tình với cội nguồn có lẽ được thể hiện thắm thiết, giàu chất thơ nhất ở nhân vật Thanh( Dưới bóng hoàng lan) Cả truyện ngắn là một dòng cảm giác, là tâm tình quyến luyến của Thanh trong lần tự thị thành về bà ngoại, gặp lại ngôi nhà củ với bao kỉ vật thân thuộc, gặp lại người bạn giá dịu dàng trong hương hoàng lan Cảm giác trong lành của Thanh khi lách cánh cửa gỗ bước vào khu nhà, đi trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, nghe mùi lá tươi non phảng phất trong không khí Cảm giác thân thuộc của Thanh khi thấy người bà mái tóc bạc phỏ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào, y như bà tiên trong truyện cổ tích Sự ngỡ ngàng lúc gặp lại Nga, giờ đã là cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên canh mái tóc bạc trắng của bà chàng Đêm trăng, mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió mát Thiên truyện chẳng khác nào bài thơ trữ tình ghi lại nhưng rung đông nhẹ nhàng của tâm hồn tươi trẻ, ca ngơi lòng chung thủy với làng quê, với quá khứ
Vẽ đẹp của sự ăn năn, ý thức làm người và khao khát hoàn lương.
Khác với nhân vật của các nhà văn hiên thực thường ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã, tình huống gay cấn đe dọa hủy hoại tha hóa nhân cách, nhân vật Thạch Lam chỉ thưởng phải gặp những thử thách nhẹ nhàng, vừa tầm Tạo ra cái tình huống ấy, Thạch Lam chủ ý để cho nhân vật giãi bùy cảm xúc, chia sẻ trãi nghiệm Không phải day dứt, trăn trở nhiều, nhân vật của Thạch Lam hướng thiện, giữ lấy nhân phẩm như một lẽ tự nhiên Nếu có sai lầm (dù chỉ do vô tình ) họ biết ăn nan muốn
sưa chữa lỗi lầm Đó là chuyện giữa Thành và Bân trong Sợi tóc Đứng trên địa
giới mong manh như sơi tóc giữa chuyện ăn cắp và không ăn cắp, lương thiện với không lương thiện, lại chỉ một mình biết, một mình hay, Thành đã giữ vững nhân
phẩm con người Đó là chuyện người công chức Thanh trong Một cơn giân Anh ngẫm nghĩ từ một kỉ niệm còn in sâu trong tâm trí: “Sự giận dữ có thể sai khiến người ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ”.Chỉ vì một cơn giận vô cớ, chỉ vì
một chút khó chịu, vô tâm mà Thanh đã khiến người phu xe tên Dư rơi vào tình
Trang 6cảnh khốn khó Điều đáng nói là sau khi cơn giân đi qua, sự hối hận dần thấm vào lòng Thanh Anh cho rằng hành động của mình là khốn nạn, nhỏ nhen đáng khinh
bỉ “Những ngày hôm sau thực sự là những ngày khổ sở cho tôi Lòng hối hận không để tôi yên Hình như có một cái gì đó đè nén lên ngực làm tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe củng hiện ra trược mắt”.Để chuộc lại lỗi lầm Thanh
đã tìm đến người phu xe khốn khổ kia và cố gang giúp đỡ gia đình ông ta để phần nao Thanh diu bớt vết thương lòng
Trong bất hạnh, tủi cực, nhân vật của Thạch Lam cam chịu nhưng không vì thế mà không day dứt về thân phận Nhiều nhân vât nữ của ông đã nức nở nghẹn ngào
Thời đó, thật không dễ để viết những truyện ngắn như Tối ba mươi Nỗi khinh bỉ,
thành kiến của xã hội nặng nề đối với những cô gái làm nghề bán thân nuôi miệng Nhà văn thật khéo chọn thời điểm cho các nhân vật bộc lộ nỗi nhớ gia đình quê hương, cảm giác trơ trọi Tối ba mươi là khi mọi người quay quần, tụ tập trong mái
ấm gia đình để đón mừng năm mới, để dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất
Vì thế, đó cũng là khi những cô gái tha hương, phải làm cái nghề tủi cực như Liên, Huệ thấm thía về thân phận nhất Tác giả đã cố tinh miêu tả chậm rãi chuyên mua sắm lễ đón giao thừa, tất nhiên rồi đến lễ khấn Nhưng biết khấn gì bây giờ? Đây chính là giây phút niềm thương cảm cho thân phận trở nên rõ rệt nhất Nụ cười héo
hắt, nỗi tủi cực mênh mang “Nàng bổng nấc lên rung động cả vai rồi gục xuống ghế, tay ấp mặt Những giọt nước mặt nóng chảy tràn ngập mi mắt, nàng không giữ được Liên cảm thấy một nổi tủi cực mênh mang tràn ngập cả một đời người, một nỗi thương tiếc vô hạn, tất cả thân thể nàng lướt qua trước mắt với nhưng mong muốn của tuổi trẻ, những thất vọng chán chường”
3.Kết Luận:
Nếu chỉ miêu tả nỗi nghèo khổ, sự oan trái của tầng lớp bình dân có lẽ Thạch Lam không bằng Ngô Tất Tố hay Nam Cao Điều đáng nói là nhân vật của ông, củng như các cây bút thấm đẫm tinh thần nhân đạo kia, tuy thiếu thốn, cơ cực nhưng luôn lấp lánh những vẻ đẹp thanh cao Họ nghèo mà khôn hèn Là nhà văn nhìn đời nhìn người thiên về cái đẹp, cái thiện Có tấm lòng yêu thương, trân trọng con người cùng với ngòi bút tinh tế, biết sống với tâm trạng tâm trạng cảm giác nhân vật sâu sắc nhà van đả viết nên những trang văn thấm đượm tình người Với những nhân vật chân thực, lặng lẽ luôn có một cái gì đó man mác buồn các tác phẩm của nhà văn đã đi sâu và đi mãi với bao thế hệ bạn đọc