1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tinh thần thuế, chất lượng thể chế quy mô kinh tế ngầm tại các quốc gia asean

56 182 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định, kiểm tra và lượng hóa sự tác động của tinh thần thuế, chất lượng thể chế lên nền kinh tế ngầm các quốc gia khu vực Đông Nam Á ASEAN..

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HOÀNG THI

TINH THẦN THUẾ, CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ & QUY MÔ KINH TẾ NGẦM TẠI CÁC QUỐC GIA

ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS VÕ HỒNG ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2015

Trang 2

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định, kiểm tra và lượng hóa sự tác động của tinh thần thuế, chất lượng thể chế lên nền kinh tế ngầm các quốc gia khu vực Đông

Nam Á (ASEAN) Xu hướng nghiên cứu về một nền kinh tế không biết rõ (the unknown

economy) ngày càng gia tăng Tuy nhiên, những nghiên cứu về nguyên nhân của kinh tế ngầm còn hạn chế Nghiên cứu này tập trung vào một vấn đề được quan tâm đối với các quốc gia đang phát triển đó là năng lực quản trị/chất lượng thể chế và tinh thần thuế (đạo đức thuế Nghiên cứu không tập trung đo lường quy mô của nền kinh tế ngầm, mà thay vào đó chỉ tập trung lượng hóa mức độ tác động của tinh thần thuế và chất lượng thể chế lên quy mô nền kinh tế ngầm tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc khảo sát giá trị của thế giới (World value survey) nhằm đánh giá thái độ của cá nhân về việc nộp thuế va bộ dữ liệu từ chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators) bao gồm: (i) Tiếng nói và trách nhiệm giải trình; (ii) Ổn định chính trị; (iii) Hiệu quả của chính phủ; (iv) chất lượng của quy định; (v) Quy tắc của luật pháp và (vi) Kiểm soát tham nhũng đại diện đo lường chất lượng thể chế

Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu dữ liệu bao gồm các quốc gia trong khối ASEAN Tuy nhiên, chỉ có 5 quốc gia thuộc khu vực ASEAN có đủ dữ liệu để thực hiện nghiên cứu bao gồm: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia Phương pháp ước lượng bình phương tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) được dùng để ước lượng cho mô hình

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tinh thần thuế có tác dụng làm giảm quy

mô kinh tế ngầm ở tất cả 6 mô hình với mức ý nghĩ thống kê 1% Riêng đối với các nhân

tố đại diện cho chất lượng thể chế, ba nhân tố: (i) Tiếng nói và trách nhiệm giải trình; (ii)

Ổn định chính trị; (iii) Hiệu quả của chính phủ có tác động tích cực đến việc giảm thiểu quy mô kinh tế ngầm và các tác động này mang ý nghĩa thống kê

Trang 3

Những kết quả đạt được từ nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm bằng chứng khoa học định lượng cho các quốc gia Đông Nam Á trong việc xây dựng và hoàn thiện chất lượng thể chế dựa trên nền tảng của Ngân hàng thế giới Bên cạnh đó, nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách khu vực ASEAN trong việc ban hành, thực hiện và hoàn thiện các chính sách nhằm nâng cao tinh thần thuế của cá nhân trong xã hội

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.3 Ý nghĩa nghiên cứu 3

1.5 Kết cấu nghiên cứu dự kiến 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 6

2.1 Kinh tế ngầm 6

2.2 Nguyên nhân của kinh tế ngầm 7

2.3 Phương pháp đo lường quy mô của nền kinh tế ngầm 10

2.4 Tinh thần thuế 10

2.4.1 Các nghiên cứu về tinh thần thuế: 12

2.4.2 Mối quan hệ giữa tinh thần thuế và kinh tế ngầm 13

2.5 Chất lượng thể chế 14

2.5.1 Khái niệm về thể chế 14

2.5.2 Đo lường chất lượng thể chế 14

2.5.3 Các nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế lên nền kinh tế ngầm 16

2.6 Kết quả chính từ các nghiên cứu trước 17

Trang 5

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Thiết kế nghiên cứu 19

3.2 Giả thuyết nghiên cứu 20

3.2.1 Chất lượng thể chế 20

3.2.2 Tinh thần thuế 21

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu 23

3.3 Dữ liệu nghiên cứu 25

3.3.1 Kinh tế ngầm 25

3.3.2 Tinh thần thuế 26

3.3.3 Chất lượng thể chế 27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1 Tổng quan kết quả mẫu nghiên cứu 28

4.1.1 Phân tích chỉ số đại diện tinh thần thuế 31

4.1.2 Bảng phân tích ma trận tương quan giữa các biến 32

4.1.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của sai số 34

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Hàm ý chính sách 40

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 6

DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Phân tích các chỉ số đại diện chất lượng thể chế 30 Hình 4.2 Phân tích chỉ số đại diện tinh thần thuế 31

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Phân loại hình thức hoạt động của kinh tế ngầm 7

Bảng 2.2 Chất Lượng Thể Chế - Kinh Tế Ngầm 17

Bảng 3.1 Biến số được sử dụng trong nghiên cứu 25

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến 29

Bảng 4.2 Kiểm định phương sai sai số không đổi của mô hình 34

Bảng 4.3 Kiểm định tự tương quan của sai số 34

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (Phương pháp FGLS) 35

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Các hoạt động liên quan đến kinh tế ngầm là những sự kiện liên quan đến cuộc sống hằng ngày trên toàn thế giới Hầu hết mọi nền kinh tế đều cố gắng kiểm soát hoạt động này bằng các biện pháp như tuyên truyền, truy tố Việc thu thập thông tin, đo lường mức

độ của khu vực kinh tế ngầm có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia để tạo hiệu quả hơn trong việc phân bổ nguồn lực Thật không may là khó có thể có được thông tin chính xác về các hoạt động của nền kinh tế ngầm bao gồm cả hàng hóa và lao động tham gia, vì các cá nhân tham gia không muốn được xác định Do đó, nghiên cứu trong lĩnh vực này

có thể được coi như là một niềm đam mê khoa học "Biết những điều mà mình không biết

gì cả (knowing the unknown)" (Dreher và Schneider, 2006)

Trong những thập kỷ gần đây, các đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề xác định các nhân tố tác động đến nền kinh tế ngầm, nhằm giúp cho các nhà kinh tế có những chính sách kiểm soát tốt hơn hoạt động này Schneider, Buehn và Montenegro (2010) đưa ra kết luận các nguyên nhân tác động đến kích thước của nền kinh tế ngầm bao gồm: (i) gánh nặng thuế, (ii) các quy định của thị trường lao động, (iii) chất lượng hàng hóa và dịch vụ công, và (iv) trạng thái của nền kinh tế chính thức Trong một nghiên cứu khác, Arash Jamalmanesh (2011) nghiên cứu về chất lượng thể chế tác động đến kinh tế ngầm các nước khu vực Châu Á Kết luận từ nghiên cứu này, chỉ ra rằng các quốc gia Châu Á tăng nghèo đói, tham nhũng và tự do tài chính dẫn đến gia tăng nền kinh tế ngầm Ngoài ra, các kết quả quan sát của nghiên cứu cũng cho thấy tăng sự ổn định về chính trị, kiểm soát tham nhũng, tăng cường chất lượng quy định, tốc độ tăng trưởng lao động, trách nhiệm giải trình, tự do tài chính, chi tiêu chính phủ, tự do kinh doanh, và hiệu quả của chính phủ dẫn đến giảm kích thước của kinh tế ngầm Trong thực tế cho thấy chất lượng thể chế có thể làm giảm kích thước của nền kinh tế ngầm ở các nước đang phát triển

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp bằng chứng khoa học định

lượng về mối quan hệ giữa ba yếu tố: tinh thần thuế, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm

tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Các nghiên cứu trước đây tập trung nghiên cứu

Trang 10

về tinh thần thuế, chất lượng thể chế hoặc kinh tế ngầm ở một số nước, hoặc tổ chức các nước Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nói về mối quan hệ giữa ba yếu tố trên tại các quốc gia ASEAN Nghiên cứu này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa tinh thần thuế, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm tại Việt Nam và một số quốc gia ASEAN trong giai đoạn cập nhật từ

1996 – 2013

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung trả lời một số câu hỏi sau:

- Tinh thần thuế, chất lượng thể chế, và quy mô nền kinh tế ngầm khu vực Đông Nam Á như thế nào?

- Mối quan hệ giữa tinh thần thuế và chất lượng thể chế tác động như thế nào đến quy mô kinh tế ngầm?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:

- Xác định được mức độ tác động của tinh thần thuế, chất lượng thể chế đến quy mô của nền kinh ngầm ở một số nước khu vực Đông Nam Á; và

- Định lượng được sự tác động của tinh thần thuế, chất lượng thể chế đến quy mô của nền kinh tế ngầm ở một số nước khu vực Đông Nam Á

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các chỉ số phản ánh mức độ tinh thần thuế của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á

- Các chỉ số phản ánh chất lượng thể chế của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam

Á

- Quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á

- Sự tác động của tinh thần thuế, chất lượng thể chế đến quy mô nền kinh tế ngầm một số nước khu vực Đông Nam Á

Trang 11

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi đối tượng: Các biến đại diện cho tinh thần thuế, chất lượng thể chế, và

quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trên các nguồn số liệu thu thập đáng tin cậy như

World Bank, World Values Survey, để có bộ dữ liệu bảng cân bằng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn từ 1996 – 2013

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu dự liệu bao gồm

các quốc gia trong khối ASEAN Tuy nhiên, chỉ có 5 quốc gia thuộc khu vực ASEAN có đủ dữ liệu để thực hiện nghiên cứu này bao gồm: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia Các quốc gia: Singapore, Lào, Campuchia, Brunei, Đông Timor và Myanmar không đủ dữ liệu nên không đưa vào nghiên cứu

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tinh thần thuế, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm thuộc các quốc gia trên thế giới đã được thực hiện, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện nhằm so sánh và đánh giá chung về mối quan hệ của ba yếu tố trên đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á Do đó, nghiên cứu này có ý nghĩa như sau:

- Đánh giá, ước lượng được tinh thần thuế, chất lượng thể chế thông qua đó tìm mối quan hệ và tác động đối với nền kinh tế ngầm

- Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức mở cửa hoạt động vào cuối năm 2015

Do vậy, nghiên cứu này sẽ cung cấp các chỉ số quan trọng của nền kinh của khu vực như: Tinh thần thuế, chất lượng thể chế, kinh tế ngầm, nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có những kế hoạch và định hướng chiến lược hợp tác giữa các quốc gia

- Cung cấp những bằng chứng khoa học định lượng giúp các nhà hoạch định chính sách có một bằng chứng cụ thể về tinh thần thuế, chất lượng thể chế, kinh tế ngầm của quốc gia

Trang 12

1.5 Kết cấu nghiên cứu dự kiến

Cấu trúc nghiên cứu gồm 5 chương không bao gồm phụ lục và tài liệu tham khảo

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Chương 1 trình bày tổng quan chung về nội dung của nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn

đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tương nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trong chương này trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm về tinh thần thuế, chất lượng thể chế, kinh tế ngầm và sự tác động của tinh thần thuế, chất lượng thể chế tác động đến kích thước của nền kinh tế ngầm Từ những mô hình nghiên cứu trước từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Trong chương này sẽ giới thiệu về thủ tục và quy trình nghiên cứu được thực hiện trong quá trình thực hiện nghiên cứu Chương 3 sẽ trả lời và giải thích các vấn đề mà tác giả đã nêu trong chương 1 bao gồm: Thiết kế nghiên cứu, các giả thuyết trong nghiên cứu, tổng thể của nghiên cứu, nguồn dữ liệu và các biến sử lý được sử dụng trong nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 4 sẽ trình bày kết quả thống kê mô tả các biến về tinh thần thuế, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm Ước lượng sự tác động của tinh thần thuế, chất lượng thể chế đến nền kinh tế ngầm một số nước khu vự Đông Nam Á

Trang 13

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

Trong chương này tác giả sẽ trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu có được và thảo luận các kết quả, đồng thời nêu lên những điểm nỗi bật, hạn chế của nghiên cứu và

đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 14

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày một số lý thuyết liên quan đến tinh thần thuế, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm Các nghiên cứu về tinh thần thuế, chất lượng thể chế và sự tác động của hai yếu tố trên đến nền kinh tế ngầm

2.1 Kinh tế ngầm

Kinh tế ngầm được đặc trưng với những tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi phản anh một thuộc tính mô tả nó Kinh tế ngầm (underground), khu vực không chính thức (informal sector), Kinh tế ẩn (hidden Economy), Kinh tế song song (parallel Economy), Kinh tế thứ hai (Second Economy) Kinh tế đen (Black Economy) Tuy nhiên, trong nghiên cứu này sẽ thống nhất chung được gọi là kinh tế ngầm Dù được gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưng tất cả tên gọi trên đều mang ý nghĩa chung đó là phản ánh khu vực kinh tế tồn tại song song với khu vực kinh tế chính thức

Một số định nghĩa thường được sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới thể hiện rằng, kinh tế ngầm bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế được tính toán (hoặc quan sát) chính thức vào tổng sản phẩm quốc gia (GNP) nhưng không được đăng ký (Edgar L Feige (1986, 1989)) Smith (1994) định nghĩa kinh tế ngầm bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế xảy ra trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, bất kể hợp pháp hay không, không được đo lường chính thức và được tính toán trong giá trị GDP của nền kinh tế quốc gia Nói cách khác, kinh tế ngầm có thể được định nghĩa là các hoạt động kinh tế và những khoản thu nhập tránh sự điều tiết của chính phủ và hệ thống thuế (Feige (1989), Dell’ Anno và Schneider, 2004) Có quan điểm cho rằng kinh tế ngầm phát triển qua thời gian và tuân thủ theo “nguyên tắc nước chảy”: kinh tế ngầm tự điều chỉnh để thay đổi cho phù hợp với hệ thống thuế, cách thức xử phạt của cơ quan thuế và thái độ, đạo đức của xã hội (Mogensen, Kvist, Kormendi, Pedersen, 1995) Bảng 1 sẽ phân loại các hình thức hoạt động của kinh tế ngầm

Trang 15

Bảng 2.1 Phân loại hình thức hoạt động của kinh tế ngầm

Hoạt động phi

pháp

Giao dịch bằng tiền Giao dịch không bằng tiền

Mua bán hàng hóa bị cướp, mua bán

và sản xuất ma túy, mại dâm, cờ bạc, buôn lậu và gian lận

Trao đổi: Ma túy, hàng hóa bị cướp, buôn lậu

Trồng trọt hay sản xuất ma túy để sử dụng

cá nhân Trộm cắp để sử dụng cá nhân

Hoạt động hợp

Pháp

Trốn thuế Tránh thuế Trốn thuế Tránh thuế

Thu nhập không được ghi nhận từ việc làm cá nhân Thu nhập, lương và tài sản từ công việc không được ghi nhận lại liên quan đến hàng hóa và dịch vụ hợp pháp

Giảm giá để nhân viên mua sản phẩm của công ty1

Các loại "phúc lợi được miễn thuế"2

Trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ hợp pháp

Các công việc tự làm (không thuê mướn nhân công) và được sự trợ giúp của người thân, hàng xóm

Nguồn: Rolf Mirus và Roger S.Mith (1997, trang 5)

2.2 Nguyên nhân của kinh tế ngầm

Friedrich Schneider (2014) đưa ra những nguyên nhân tác động mạnh và chính yếu gây ra nền kinh tế ngầm bao gồm: Gánh nặng về đóng góp thuế và an sinh xã hội, chất lượng thể chế, những quy định, dịch vụ khu vực công, tinh thần thuế, chính sách răn đe, khu vực nông nghiệp, nền kinh tế chính thức, tự làm chủ Được tóm tắt thành bản ở trang sau

Trang 16

Gánh nặng về

đóng góp thuế và

an sinh xã hội

Một sai lệch trong gánh nặng thuế sẽ ảnh hưởng đến lao động trong

mô hình, lao động – nghĩ ngơi dẫn đến sẽ cung ứng nguồn lao động cho nền kinh tế ngầm Một khác biệt lớn giữa tổng chi phí lao động trong nền kinh tế chính thức và thu nhập sau khi đã nộp thuế (Từ công việc) dẫn tới động lực đòi giảm thuế thu nhập và làm việc tại nền kinh tế ngầm Thuế thu nhập này phụ thuộc vào gánh nặng an sinh xã hội và tổng gánh nặng thuế làm cho cá nhân muốn gia nhập nền kinh tế ngầm

Chất lượng thể

chế

Chất lượng của các tổ chức công cộng là yếu tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế ngầm Một bộ máy quan liêu với quan chức tham nhũng cao dẫn đến hoạt động ở nền kinh tế ngầm lớn hơn và khi đàm bảo nguyên tắc của pháp luật bằng cách bảo vệ quyền sở hữu và hợp đồng thực thi sẽ làm tăng lợi ích của khu vực kinh tế chính thức Một mức độ nhất định về thuế, chủ yếu là chi tiêu cho dịch vụ công thì đó là một chính sách hiệu quả Nền kinh tế ngầm phát triển như hệ quả về sự thất bại của các tổ chức chính trị trong việc thúc đẩy một nền kinh tế thị trường hiệu quả

Những quy định

Những quy định, ví dụ như quy định trong thị trường lao động hoặc rào cản thương mại là yếu tố quan trọng làm giảm sự tự do cho các cá nhân trong nền kinh tế chính thức Dẫn đến sự gia tăng chí phí lao động trong nền kinh tế chính thức điều này làm gia tăng động lực cá nhân di chuyển vào nền kinh tế ngầm

Dịch vụ khu vực

công

Sự gia tăng của nền kinh tế ngầm sẽ dẫn đến thu nhập của nhà nước giảm, do đó giảm chất lượng và số lượng hàng hóa, dịch vụ khu vực công Điều này dẫn đến việc tăng thuế suất đối với các doanh nghiệp

và cá nhân mặc dù rằng chất lượng dịch vụ hàng hóa công vẫn tiếp tục giảm Hậu quả là khuyến khích mạnh mẽ hơn để tham gia vào nền kinh tế ngầm Các quốc gia có thu nhập cao hơn, thuế suất thấp hơn,

ít luật và các quy định cũng như các quy định tốt hơn, mức độ tham

Trang 17

nhũng thấp hơn sẽ có nền kinh tế ngầm nhỏ hơn

Tinh thần thuế

Hiệu quả của khu vực công có tác động gián tiếp đến quy mô của nền kinh tế ngầm vì nó ảnh hưởng đến tinh thần thuế Tuân thủ thuế dẫn đến một hợp đồng tâm lý thuế đòi hỏi các quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của người dân, và chính phủ cũng vậy Người nộp thuế luôn so sánh giữa mức thuế họ nộp và giá trị dịch vụ công mà họ nhận được Nếu người nộp thuế được đối xử như một đối tác thay vì một quan hệ thứ bậc lúc này người nộp thuế sẽ thoải mái hơn trong hợp đồng tâm

lý thuế Do đó, một tinh thần thuế tốt hơn sẽ làm giảm khả năng cá nhân sẽ tham gia ở nền kinh tế ngầm

Chính sách răn

đe

Các cuộc khảo sát thực nghiệm có ít bằng chứng để kết luận rằng tiền phạt và hình phạt có tác động làm giảm kích thước nền kinh tế ngầm Tuy nhiên kết quả thường rất yếu và kiểm tra nhân quả Granger cho thấy kích thước của nền kinh tế ngầm có thể bị tác động bởi chính sách rằng đe cụ thể là sẽ làm giảm kích thước của nền kinh tế ngầm

Khu vực nông

nghiệp

Nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng công việc phi chính thức tập trung trong các lĩnh vực phân đoạn cao, với tỷ lệ rõ ràng cho lĩnh vực nông nghiệp Một trong những lý do quan trọng đó

là năng lực thực thi của chính phủ bị hạn chế ở nông thôn Tầm quan trọng của nông nghiệp được tính bằng tỷ lệ phần trăm của GDP Tỷ lệ nông nghiệp lớn sẽ dẫn đến gia tăng kích thước của nền kinh tế ngầm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi

Nền kinh tế chính

thức

Sự phát triển của nền kinh tế chính thức là nhân tố quan trọng tác động lên kinh tế ngầm Tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ làm cho cá nhân quyết định gia nhập vào nền kinh tế ngầm, với các điều kiện khác không đổi

Tự làm chủ Khả năng tự làm chủ càng cao, dẫn đến hoạt động ở nền kinh tế ngầm

càng cao, với các điều kiện khác không đổi

Trang 18

Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến một cá nhân quyết định tham gia vào nền kinh tế ngầm Tùy theo quan điểm và sự đánh giá của cá nhân về sự đánh đổi giữa chi phí của việc tham gia thị trường chính thức và lợi ích khi tham gia vào nền kinh tế ngầm Nhưng tựu chung lại, được tóm tắt ở bảng trên thì nguyên nhân chính yếu nhất vẫn là yếu chủ quan (bao gồm tinh thần thuế và gánh nặng thuế) và yếu tố khách quan (bao gồm chất lượng thể chế, quy định, chất lượng quy định, khu vực công, chính sách răn đe…)

2.3 Phương pháp đo lường quy mô của nền kinh tế ngầm

Mặc dù vấn đề kinh tế ngầm đã được thảo luận trong một thời gian dài và cuộc thảo luận để đưa ra một biện pháp đo lường kích thước của nền kinh tế ngầm vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng Bởi vì việc đo lường hoạt động này vướng phải rất nhiều những khó khăn Đã có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm có một cái nhìn cụ thể hơn về kích thước của nền kinh tế ngầm, quy chung lại bao gồm ba phương pháp lớn

- Phương pháp trực tiếp ở một mức độ vi mô đó nhằm mục đích xác định kích thước của bóng tối nền kinh tế tại một thời điểm cụ thể Một ví dụ là phương pháp khảo sát;

- Phương pháp gián tiếp sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô để đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế ngầm theo thời gian;

- Các mô hình thống kê sử dụng các công cụ thống kê để ước tính nền kinh tế bóng như một biến "không quan sát được"

Ngày nay, nhiều tính toán về kích thước của nền kinh tế ngầm đều tính theo mô hình MIMIC (Multiple Indicator – Multiple cause) Mô hình MIMIC được giả định rằng nền kinh tế ngầm vẫn là một yếu tố không quan sát được mà có có thể ước tính bằng cách

sử dụng nguyên nhân về số lượng có thể đo lường của việc làm bất hợp pháp như gánh nặng thuế và cường độ các quy định Do đó mô hình MIMIC sẽ được áp dụng trong nghiên cứu về nền kinh tế ngầm các quốc gia Đông Nam Á trong nghiên cứu này

2.4 Tinh thần thuế

Các tài liệu về tinh thần thuế và tuân thủ thuế đều cho rằng không ai thích nộp thuế,

và phương pháp phổ biến nhất khiến người dân nộp thuế đó là chính sách răn đe

Trang 19

Allingham và Sandmo (1972) trình bày một mô hình chính thức cho thấy trốn thuế là tương quan âm với khả năng phát hiện và mức độ của sự trừng phạt, tuy nhiên mô hình này sớm bộc lộ những thiếu sót nhất định Vì một số người ngại rủi ro thường thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tốt hơn, mặc dù xác suất phát hiện là thấp Lúc bấy giờ trong các nghiên cứu về tuân thủ thuế xuất hiện định nghĩ về tinh thần thuế (Tax morale) dùng để phản ánh tinh thần tự nguyện của người dân khi nộp thuế

Tinh thần thuế là một thuật ngữ thể hiện thái độ của một cá nhân đối với việc nộp thuế Đều này thông qua thái độ sẵn lòng, nghĩa vụ đạo đức, hoặc một niềm tin rằng nộp thuế sẽ đóng góp cho xã hội Tinh thần thuế cũng được hiểu như sự hiểu biết về các nguyên tắc và giá trị mà một người có trách nhiệm nộp thuế Tinh thần thuế tác động lên

cá nhân thông qua hành động sẽ nộp thuế hoặc né (trốn) thuế Về cơ bản nó có nghĩa là một tuyên bố tự nguyện trả tiền một cách kịp thời và đầu đủ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về tinh thần thuế như: Lars P Feld và Bruno S Frey (2002) trong nghiên cứu của mình về thuế tuân thủ cho rằng: để trả lời câu hỏi “Tại sao mọi người nộp thuế? Thì một trong những lý do đó là có sự tồn tại của động lực cá nhân để nộp thuế hay còn gọi là tinh thần thuế Cũng quan điểm trên với nghiên cứu về tinh thần thuế, và hợp tác có điều kiện, Bruno S Frey và Benno Torgler (2007) đã sử dụng biến phụ thuộc của nghiên cứu là tinh thần thuế và được định nghĩa như là động lực bên trong mỗi cá nhân để họ nộp thuế Nó đo lường sự sẵn sàng của cá nhân nộp thuế, hay nói cách khác nghĩa vụ đạo đức để nộp thuế, hoặc niềm tin rằng nộp thuế sẽ đóng góp cho xã hội

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng điều có điểm chung đó là cho rằng tinh thần thuế là động lực để nộp thuế, nó đo lường sự sẵng sàng của một cá nhân để nộp thuế, hay nói cách khác đó là nghĩa vụ đạo đức phải nộp thuế, hoặc niềm tin rằng nộp thuế sẽ đóng góp cho xã hội Bee K Y ew, ctg (2014) cho rằng tinh thần thuế là phẩm chất cá nhân liên quan đến hành vi tuân thủ, theo quan điểm deontological ethics (Lý thuyết đạo đức liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi) thì đạo đức trong nộp thuế chỉ đơn giản là thực hiện theo các quy tắc

Trang 20

Trong nghiên cứu này, khái niệm tinh thần thuế sẽ được hiểu như nghĩa vụ đạo đức của việc nộp thuế, đó là động lực để một cá nhân đưa ra quyết định đóng thuế hoặc trốn thuế

2.4.1 Các nghiên cứu về tinh thần thuế:

Trong những năm 90, các khía cạnh xung quanh tinh thần thuế đã ngày càng thu hút được sự chú ý Tại sao như vậy? Nhiều người nộp thuế mặc dù tiền phạt và xác suất kiểm toán thấp, đã trở thành trung tâm câu hỏi của các tài liệu tuân thủ thuế Trong một nghiên cứu về tinh thần thuế của Úc được Torgler và Murphy thực hiện năm 2004 đưa ra kết luận rằng "sự tín nhiệm trong Quốc hội hay hệ thống pháp luật đã được tìm thấy là một yếu tố dự báo quan trọng về mặt tinh thần thuế Những công dân có mức độ tin tưởng cao hơn cũng có nhiều khả năng có các mức tinh thần thuế cao hơn Những người có ý thức nghĩa vụ đạo đức mạnh hơn (như đánh giá thông qua tôn giáo) cũng đã được tìm thấy là

có một tinh thần thuế cao hơn

Benno Torgler (2004) cho rằng trái ngược với trốn thuế, tinh thần thuế không đánh giá hành vi của cá nhân, thay vào đó đánh giá thái độ của họ Vì vậy nó không được xem như một biến đầu ra như trốn thuế, hoặc kích thước của nền kinh tế ngầm Luttmer và Singhal (2014) đưa ra 5 cơ chế tác động đến tinh thần thuế như sau:

- Động lực nội tại, xuất phát từ động lực bên trong của cá nhân đó, cảm giác tự hào, tích cực của công dân dẫn đến sẵng sàng đóng góp vào hệ thống hàng hóa công thông qua hình thức nộp thuế

- Có đi có lại, tức là người dân đóng thuế để nhận lại những dịch vụ cung cấp bởi nhà nước

- Tác dụng ngang hàng và ảnh hưởng xã hội, trong đó bổ sung quan điểm số tiền thuế phụ thuộc vào quan điểm hay hành vi của các cá nhân khác

- Dài hạn các yếu tố văn hóa mà có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả các loại thuế

- Không hoàn hảo và thông tin sai lệch so với tối đa hóa tiện ích (ví dụ, cá nhân có thể hiểu lầm xác suất bị phát hiện trốn thuế)

Trang 21

Agatha Siwale, ctg (2014) cho rằng các yếu tố quan trọng của tinh thần thuế bao gồm: quy tắc đạo đức và tình cảm, nhận thức về sự công bằng, và các mối quan hệ về chính phủ và người nộp thuế

2.4.2 Mối quan hệ giữa tinh thần thuế và kinh tế ngầm

Về tác động của tinh thần thuế đến nền kinh tế ngầm trong những năm gần đây được các nhà nghiên cứu chú trọng và đo lường mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế ngầm và tinh thần thuế như Torgler, Schneider (2009) sử dụng phương pháp tiếp cận MIMIC đưa

ra kết luận về hiệu ứng tiêu cực của tinh thần thuế lên kích thước của nền kinh tế ngầm

Feld và Schneider (2010) sử dụng phương pháp tiếp cận MIMIC trong một báo cáo khảo sát về các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra kết luận về tác động mạnh mẽ của tinh thần thuế, như nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách thuế và các quy định nhà nước làm tăng kích thước nền kinh tế ngầm

Friedrich Schneider (2014) cho rằng các hiệu quả của khu vực công cũng có một tác động gián tiếp vào quy mô của nền kinh tế ngầm bởi vì nó ảnh hưởng đến tinh thần thuế

Tuân thủ thuế được dẫn bởi "hợp đồng tâm lý thuế" (psychological tax contract) một mặt

nó đó đòi hỏi các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đồng thời trách nhiệm giữa nhà nước và cơ quan thuế ở một mặt khác Người nộp thuế nghiêng về nộp thuế nhiều hơn và trung thực nếu họ nhận được các dịch vụ công cộng có giá trị tương xứng Việc xử lý các đối tượng nộp thuế của cơ quan thuế cũng đóng một vai trò tác động đến nền kinh tế ngầm Nếu người nộp thuế được đối xử như các đối tác thay vì hợp đồng của cấp dưới trong một mối quan hệ thứ bậc, người nộp thuế sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng tâm lý thuế dễ dàng hơn Do đó, tinh thần và thuế chuẩn mực xã hội có thể làm giảm khả năng của các cá nhân làm việc ở nền kinh tế ngầm

Torgler, Schaffner and Macintyre (2008) trong một nghiên cứu về tuân thủ thuế, tinh thần thuế và quản trị chất lượng phát hiện đưa ra kết luận tinh thần thuế có tác động mạnh mẽ đến kích thước của nền kinh tế ngầm, tăng tinh thần thuế dẫn đến giảm kích thước của nền kinh tế ngầm

Trang 22

Anoop Singh và ctg (2012) cho rằng thể chế là một khái niệm rộng bao gồm các mối quan hệ của các quy tắc chi phối các tương tác xã hội Cụ thể đề cập đến các tổ chức chính thức chi phối và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, tập trung về các nguyên tắc của pháp luật, hạn chế tham nhũng, và giảm thiểu gánh nặng pháp lý cần thiết, hiệu quả phục

vụ để khuyến khích và bảo vệ hoạt động kinh tế

Douglass C North (1991) cho rằng thể chế là những phát minh mà con người nghĩ

ra bao gồm cấu trúc chính trị, tương tác kinh tế xã hội Chúng bao gồm cả những ràng buộc phi chính thức (Như biện pháp trừng phạt, điều cấm kỵ, phong tục, truyền thống và quy tắc ứng xử) và chính thức (hiến pháp, pháp luật, quyền tài sản) Trong suốt lịch sử, thể chế được con người nghĩ ra để tạo ra trật tự và sự không chắc chắn trong trao đổi Các

tổ chức trong thể chế thực hiện cơ chế khuyến khích cho nền kinh tế, như cấu trúc tiến hóa, thay đổi kinh tế theo hướng tăng trưởng, trì trệ hoặc suy giảm

Trong nghiên cứu này khái niệm thể chế bao gồm cấu trúc chính trị và tương tác

xã hội Thể chế bao gồm những ràng buộc chính thức như: hiến pháp, pháp luật, những quy định mà các tổ chức công quy định

2.5.2 Đo lường chất lượng thể chế

Trong nghiên cứu này sử dụng chỉ số "chất lượng quản trị" (Quality of

Governance Index) như một đại diện quan trọng cho chất lượng thể chế (xem Kaufmann, Kraay, và Mastruzzi, 2003) Chỉ số chất lượng thể chế báo cáo giá trị trung bình của sáu

Trang 23

yếu tố quản trị cho các giai đoạn từ 1996 – 2013 Nó dựa trên hàng trăm các biến đo lường nhận thức về quản trị và có nguồn gốc từ 25 nguồn dữ liệu khác nhau Kaufmann, ctg (2003) phân loại sáu chỉ số quản trị thành ba nhóm như sau:

(1) Quy trình mà chính quyền được lựa chọn, kiểm tra và thay thế

- Tiếng nói và trách nhiệm giải trình: Các tiến trình chính trị, tự do dân chủ và quyền chính trị

- Ổn định chính trị và không bạo lực: đo lường nhận thức về khả năng chính phủ sẽ mất ổn định / lật đổ

(2) Năng lực của chính phủ để xây dựng và thực hiện chính sách lòng tin

- Hiệu quả của Chính phủ (thông tin đầu vào cần thiết cho chính phủ để có thể tạo ra

và thực hiện các chính sách tốt và cung cấp hàng hóa công cộng)

- Chất lượng quy tắc quản lý (tập trung nhiều hơn về chính sách, chẳng hạn như tỷ

lệ của thị trường / chính sách không thân thiện, nhận thức của gánh nặng áp đặt bởi quy định quá nhiều)

(3) Tôn trọng của công dân và nhà nước cho các tổ chức chi phối tương tác giữa kinh

dự đoán được, đã hình thành cơ sở của sự tương tác giữa kinh tế và xã hội" Tất cả các

điểm theo ước tính của Kaufmann, ctg (2003) nằm giữa -2,5 và 2,5, với điểm số cao hơn tương ứng với tổ chức tốt hơn (kết quả) Nghiên cứu kiểm tra sự vững mạnh của các kết quả thống kê cho chỉ số quản trị bởi cũng sử dụng một chỉ số phụ độc lập

Trang 24

2.5.3 Các nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế lên nền kinh tế ngầm

Đầu tiên là sự phát triển của khu vực phi chính thức có thể được xem như là một hệ quả của sự thất bại của các tổ chức công cộng để hỗ trợ nền kinh tế thị trường hiệu quả thông qua việc cung cấp thích hợp hàng hóa và dịch vụ công Vấn đề này có thể xảy ra khi chính phủ lãng phí, tham nhũng, nhưng vẫn gây tác động đến việc phân bổ nguồn lực Công dân cảm thấy quá tải của nhà nước sẽ chọn "điểm thoát" (exit option) và quyết định làm việc trong khu vực phi chính như là một phản ứng đối với chính phủ không hiệu quả (Schneider và Enste 2002)

Teobaldelli và Schneider (2012) đưa ra kết luận các tổ chức dân chủ trực tiếp có vai trò quan trọng trong việc giảm kích thước của nền kinh tế ngầm thông qua hình thức quản trị tốt Bên cạnh đó, mỗi thể chế khác nhau sẽ hình thành nên chính sách tài khóa và hiệu quả kinh tế Các tổ chức chính trị cần thiết kế và bổ sung một số điều khoản quan trọng

để đưa vào khuôn khổ thiết kế nên một khung thể chế hoàn chỉnh

Schneider and Williams (2013) trong một nghiên cứu về kinh tế ngầm cho rằng dịch

vụ công cộng và thể chế tốt làm giảm hoạt động của nền kinh tế ngầm Hơn nữa sự tương tác giữa dịch vụ công, với những tác động trong thay đổi của mức thuế suất có thể mang lại một hiệu quả tích cực hơn Sự gia tăng trong nền kinh tế ngầm có thể giảm nguồn thu của chính phủ, lần lượt có thể giảm số lượng và hàng hóa mà dịch vụ chính phủ cung cấp Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng thuế suất đối với doanh nghiệp và cá nhân trong khu vực chính thức, như chính phủ cố gắng gia tăng thu nhập và hậu quả của việc này khuyến khích, thậm chí gia tăng doanh nghiệp tham gia vào khu vực kinh tế ngầm Điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn trong phát triển, với mức thuế suất cao làm tăng cường hoạt động trong khu vực kinh tế ngầm, làm giảm nguồn thu thuế và chất lượng của các dịch vụ công cộng, điều này dẫn đến mức thuế suất cao hơn khuyến khích gia tăng thêm kích thước của nền kinh tế ngầm

Johnson, ctg (1998a) đưa ra kết luận có bằng chứng cho thấy các nước tham nhũng nhiều có xu hướng có nền kinh tế không chính thức lớn hơn, mặc dù nó không chứng minh rằng mức độ phân biệt điều tiết là một yếu tố quyết định quan trọng của hoạt động kinh tế ngầm Quy định lỏng lẻo trong việc thiết lập với vô kỷ luật, quan liêu và quy tắc

Trang 25

yếu kém của pháp luật cho phép các quan chức có thể quyết định mang tính cá nhân mà không có biện pháp giám sát hiệu quả Điều này tạo điều kiện cho nạn tham nhũng (xem Kaufmann và ctg (1998) Trong những trường hợp như vậy, nhiều doanh nghiệp lựa chọn

để tham gia hoạt động kinh tế ngầm

Elgin và Oztunali (2012) đưa ra kết luận quy mô của nền kinh tế ngầm lớn hơn khi chất lượng thể chế thấp, và quy mô của nền kinh tế ngầm sẽ nhỏ khi chất lượng thể chế tốt (cao)

2.6 Kết quả chính từ các nghiên cứu trước

Một số kết qủa đạt được từ các nghiên cứu định lượng đã được thực hiện về mối quan hệ giữa Chất lượng thể chế, Tinh thần thuế và quy mô nền kinh tế ngầm được tóm tắt ở bảng 2.2 như sau

Bảng 2.2 Chất Lượng Thể Chế - Kinh Tế Ngầm

Schneider, F., & Enste, D

H (2002)

Các nền kinh tế ngầm, Cuộc khảo sát quốc tế

Sự thất bại của các tổ chức công khuyến khích các cá nhân tham gia vào kinh tế ngầm

Teobaldelli và Schneider

(2012)

Tấm màng che của sự dốt nát, ảnh hưởng của nền dân chủ trực tiếp đến nền kinh tế ngầm

Các tổ chức dân chủ trực tiếp có vai trò quan trọng trong việc giảm kích thước của nền kinh tế ngầm thông qua hình thức quản trị tốt

Schneider and Williams

(2013)

Kinh tế ngầm Một vòng luẩn quẩn trong việc gia nhập nền kinh tế

ngầm Ceyhun Elgin, Oguz

Oztunalı (2012)

Kinh tế ngầm trên thế giới, mô hình ước lượng cơ

bản

Quy mô nền kinh tế ngầm lớn khi chất lượng thể chế thấp và ngược lại

Trang 26

Tinh Thần Thuế - Kinh Tế Ngầm

Torgler, Schneider (2009) 57 quốc gia Tinh thần thuế và chất lượng thể chế tốt giúp giảm

quy mô nền kinh tế ngầm Feld và Schneider (2010) Các quốc gia OECD Chính sách và các quy định của nhà nước làm gia

tăng quy mô nền kinh tế ngầm Friedrich Schneider

(2014)

161 quốc gia Tinh thần và thuế chuẩn mực xã hội có thể làm giảm

khả năng của các cá nhân làm việc ở nền kinh tế ngầm

Trang 27

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ giới thiệu về thủ tục và quy trình được thực hiện trong quá trình nghiên cứu Nghiên cứu sẽ trình bày rõ hơn về thiết kế nghiên cứu, các giả thuyết trong nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và dữ liệu trong nghiên cứu

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ vấn đề đã tồn tại khá lâu trong nền kinh tế trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ với nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam và các nước Đông Nam Á, đó là kinh tế ngầm Ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây cũng có khá nhiều nghiên cứu nói về kinh tế ngầm, nhưng mỗi nghiên cứu điều phát triển theo một hướng tiếp cận về nền kinh tế ngầm Nghiên cứu này không tập trung đo lường quy mô của kinh

tế ngầm mà thay vào đó phát triển rộng hơn và tập trung vào những khía cạnh tác động của nền kinh tế ngầm mà các nghiên cứu trước chưa tiếp cận tới Các nghiên cứu về kinh

tế ngầm trong giai đoạn gần đây

- Lý Hưng Thịnh (2014), với nghiên cứu “Lượng hóa quy mô kinh tế ngầm và tham nhũng ở các quốc gia Đông Nam Á”

- Tống Thị Hồng Nhung (2014) thực hiện nghiên cứu về “Quy mô kinh tế ngầm và mối quan hệ giữa qui mô kinh tế ngầm với thị trường lao động”

- Phạm Minh Tiến (2014) với nghiên cứu “Mối quan hệ giữa nền kinh tế chính thức

và nền kinh tế ngầm: bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia ASEAN”

Trong nghiên cứu này tác giả không tập trung đo lường quy mô của nền kinh tế ngầm, thay vào đó nghiên cứu sẽ sử dụng số liệu về quy mô của nền kinh tế ngầm theo nghiên cứu của Lý Hưng Thịnh (2014) về “Lượng hóa quy mô kinh tế ngầm và tham nhũng ở các quốc gia Đông Nam Á” Kết hợp với các nghiên cứu trên thế giới, để đưa ra hướng nghiên cứu về tác động của tinh thần thuế và chất lượng thể chế đến nền kinh tế ngầm

Trang 28

Khung tiếp cận nghiên cứu

Từ khung tiếp cận nghiên cứu như trên, các giải thuyết nghiên cứu sẽ lần lượt được xây dựng và cách thức lượng hóa các biến liên quan đến tinh thần thuế, chất lượng thể chế sẽ được trình bày cụ thể sau đây

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Quy Mô Kinh Tế Ngầm

Các vấn đề liên quan đến nền kinh tế ngầm

Tìm hiểu, sàn lọc

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w