Nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình của việt nam
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, nó sẽ sớm hay muộn chuyển đổi từ nước
có thu nhập thấp sang nước có thu nhập cao Trong quá trình phát triển đó, quốc gia sẽphải trải qua giai đoạn thu nhập trung bình.Trong vài thập kỉ qua, nhiều quốc gia nhưPhần Lan, Đài Loan, Nhật Bản,… đã vượt qua được thời kì này và vươn lên thu nhập caonhưng cũng có các quốc gia như Brazil, Malaysia,… trong 10 năm thậm chí là 50 nămvẫn bị mắc kẹt trong gian đoạn thu nhập trung bình Với tình trang này, một số nhà kinh
tế, mở đầu là Gill và Kharas trong báo cáo của World Bank năm 2008 đã đề cập hiệntượng Bẫy thu nhập trung bình Hiện tượng này đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ýcủa thế giới và đặc biệt là các nước có thu nhập trung bình
Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã phát triển mặt mẽ về mặt kinh tế và xã hội Đếnnăm 2009, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình Cũng như các quốcgia thu nhập trung bình khác, các nhà kinh tế và chính phủ Việt Nam cung rất quan tâmđến Bẫy thu nhập trung bình và đặt ra câu hỏi: Việt Nam có đang vướng vào chiếc bẫynày?
Với thực tế đó, việc tiến hành nghiên cứu, phân tích của “bẫy thu nhập trung bình”trên thế giới từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học cũng như đề xuất các biện pháp choViệt Nam đối với “bẫy thu nhập trung bình là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết và có ýnghĩa thực sự quan trọng Đó cũng chính là lý do nhóm tiến hành nghiên cứu, thực hiện
đề tài :
“Nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam”
Trong bài tiểu luận, nhóm có sử dụng phương pháp phân tích-tổng hợp, phươngpháp hệ thống số liệu-dữ liệu, phương pháp thống kê, và phương pháp so sánh, đối chiếuvới thực tế để rút ra những kết luận có tính khách quan tương đối cao
Trang 2CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
1.1 Định nghĩa quốc gia có thu nhập trung bình
Hiện nay, một số tổ chức quốc tế tiến hành phân loại các quốc gia theo cách thứckhác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau như: tổng sản phẩm trong nước trên đầu người(GDP/người), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ số phát triển con người (HDI)… Ví
dụ như: Hệ thống phân loại Liên hợp quốc: Sự phân loại này dựa trên cơ sở thu nhập bìnhquân đầu người GNP; Tiêu chí phân loại của UNDP dựa trên cơ sở Chỉ số phát triển conngười HDI;… Nhưng phổ biến nhất là phương pháp phân loại theo World Bank
World Bank thực hiện phân loại các quốc gia theo thu nhập thông qua GNI (tổngthu nhập quốc dân) theo phương pháp Atlas Theo công bố ngày 01/7/2013, Ngân hàngThế giới phân loại theo thu nhập bình quân đầu người theo bốn mức cụ thể như sau:
Thu nhập thấp: 1035 USD/người hoặc ít hơn
Thu nhập trung bình thấp: từ 1036 USD/người đến 4085 USD/người
Thu nhập trung bình cao: từ 4086 USD/người đến 12615 USD/người
Thu nhập cao: 12616 USD/người hoặc cao hơn
Vậy nhìn vào cách phân loại này của Ngân hàng Thế giới, một quốc gia được coi là
có thu nhập trung bình khi thu nhập bình quân đầu người phải đạt từ 1036 USD/ngườiđến 12165USD/người Có thể nói những nước thuộc nhóm này bao gồm các quốc giađược coi là các nước đang phát triển (quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảngcông nghiệp kém phát triển, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tưbản thấp) như: Việt Nam, Lào… và các quốc gia được coi là các nước công nghiệp mới(là quốc gia mới công nghiệp hóa trên thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao, có nền kinh tếthị trường ngày càng mở) như: Trung Quốc, Nam Phi…
Trang 31.2 Các quan điểm về dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra bẫy thu nhập
trung bình
Theo I.Gill and H Kharas (2007) 1: Bẫy thu nhập trung bình diễn ra khi các quốc
gia có thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng chậm hơn các nước giàu và kể cả nướcnghèo do thiếu sự chuyển đổi về kinh tế trong thế kỉ 21; không cạnh tranh được với cácđối thủ là các nước nghèo với nguồn nhân công rẻ trong các ngành công nghiệp truyềnthống và các nước giàu tiên tiến trong các ngành công nghiệp có tốc độ thay đổi kỹ thuậtnhanh chóng
Cũng theo chuyên gia của World Bank, Indermit Gill và Homi Kharas(2007),
hiện tượng bẫy thu nhập trung bình có nguyên nhân từ cả khía cạnh kinh tế và xã hội:+ Tốc độ tăng trưởng giảm và đình trệ
+ Hệ thống tài chính yếu kém
+ Đô thị hóa một cách quá mức và ồ ạt
+ Thiếu các dịch vụ cộng đồng công cộng
+ Khó khăn trong tìm việc làm
+ Sự rối loạn về dân chủ
+ Khoảng cách giàu nghèo gia tăng
+ Tình trang quan liêu trầm trọng
+ Bất ổn, bạo động xã hội
+ Thiếu niềm tin trong người dân
Theo ADB (2012) 2 : Một quốc gia đang ở trong bẫy thu nhập trung bình nếu nó đã
là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp được 28 năm hoặc nhiều hơn Và quốc giađang ở trong bẫy thu nhập trung bình cao nếu nó vẫn là quốc gia có thu nhập trung bìnhcao trong vòng 45 năm hoặc hơn
1An East Asian Renaissance
2.Tracking the Middle-income Trap: What Is It, Who Is in It, and Why?
Trang 4Theo mô hình bẫy thu nhập cân bằng của Nelson :
Căn bệnh của nhiều nước đang phát triển có thể được chẩn đoán như là sự cân bằngbền vững của thu nhập theo đầu người hoặc tiền gần tới mức đủ sống Chỉ một phần trămnhỏ thu nhập của nền kinh tế được được chuyển sang đầu tư Nếu vốn góp đang được tíchlũy bằng với mức tăng tỉ lệ dân số thì lượng vốn được trang bị mỗi công nhân khôngđược tăng lên Nếu sự tăng trưởng kinh tế được xác định như sự tăng lên của thu nhậpđầu người thì những nền kinh tế đó là không phát triển
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người:
Nếu thu nhập bình quân giảm thấp hơn W0 , dân số giảm với tốc độ nhanh hơn tốc
độ giảm của thu nhập Thu nhập bình quân đầu người dần trở về mức tối thiểu đủ sống.Nếu thu nhập bình quân tăng lên lớn hơn W0, tốc độ gia tăng dân số sẽ lớn hơn tốc
độ gia tăng thu nhập quốc dân Thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm dần trở về mứctối thiểu đủ sống
Do đó, nếu thu nhập bình quân đầu người đã ở mức tối thiểu đủ sống, nó sẽ có xuhướng duy trì tại mức này và các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp có xuhướng phải đối mặt với mức tình trạng cân bằng ở mức thu nhập thấp
Theo quan điểm của GS Kenichi Ohno
GS Kenichi Ohno cho rằng bẫy thu nhập trung bình là một tình huống mà một quốcgia bị mắc kẹt tại mức thu nhập được quyết định bởi nguồn lực nhất định và lợi thế banđầu và không thể vượt quá mức thu nhập đó Như một lẽ tất nhiên, bất kỳ quốc gia nào,với xuất phát điểm là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lực sẵn có,xuất khẩu nông sản độc canh , nông nghiệp tự cấp tự túc , và mong chờ vào viện trợ, thì
để tăng trưởng, quốc gia đó cần tiến hành công nghiệp hóa, quá trình công nghiệp hóa bắtkịp được gồm 4 giai đoạn sau:
Trang 5- Giai đoạn 1: Bắt đầu bằng sự xuất hiện ồ ạt của các công ty chế tạo có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), thực hiện các hoạt động lắp ráp giản đơn hoặc chế biến cácsản phẩm công nghiệp nhẹ phục vụ xuất khẩu như dệt may, giày dép, thực phẩm… Tronggiai đoạn này, tất cả các hoạt động như thiết kế, công nghệ, sản xuất và marketing đều dongười nước ngoài hướng dẫn, nguyên vật liệu chính và phụ tùng được nhập khẩu, cònquốc gia tiếp nhận đầu tư chỉ đóng góp nguồn lao động giản đơn và đất công nghiệp.Điều đó dẫn tới một mức giá trị nội tại rất nhỏ, bị lấn át bởi giá trị do người nước ngoàitạo ra mặc dù công ăn việc làm và thu nhập cho người nghèo được cải thiện
- Giai đoạn 2: Khi số vốn FDI đã được tích luỹ và quy mô sản xuất mở rộng, nguồn
cung nội địa về phụ tùng và linh kiện bắt đầu tăng lên Điều này diễn ra một phần là docác nhà cung cấp FDI đầu tư vào và một phần là do sự ra đời của các nhà cung cấp trongnước Các công ty lắp ráp trở nên cạnh tranh hơn và mối liên kết giữa công ty lắp ráp vànhà cung cấp bắt đầu xuất hiện Ngành công nghiệp này tăng trưởng mạnh về lượng dokhả năng cung cấp các yếu tố đầu vào trong nước gia tăng Sản xuất về cơ bản vẫn chịu
sự quản lý và chỉ đạo của người nước ngoài nên giá trị nội tại tăng không nhiều Hiểnnhiên, tiền lương và thu nhập trong nước cũng như vậy
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nội lực hoá kỹ năng và tri thức thông qua tích luỹ
vốn con người trong ngành công nghiệp Lao động trong nước phải thay thế cho lao độngnước ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất bao gồm cả quản lý, công nghệ, thiết kế,vận hành nhà máy, hậu cần, quản lý chất lượng và marketing Vì sự phụ thuộc vào ngườinước ngoài giảm nên giá trị nội tại tăng lên rõ rệt Quốc gia trở thành một nước xuất khẩucác sản phẩm chế tạo chất lượng cao, thách thức những đối thủ cạnh tranh đi trước và xáclập lại vị trí của mình trên bức tranh công nghiệp toàn cầu
- Giai đoạn 4: Quốc gia có năng lực tạo ra sản phẩm mới và dẫn đầu xu thế thị
trường toàn cầu
Trong 4 giai đoạn trên đây, GS Kenichi Ohno cho rằng với những lợi thế sẵn có vềtài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…, mỗi quốc gia đều có thể chạm ngưỡng thu nhậptrung bình thấp ở ngay từ giai đoạn 1 và tăng trưởng đến mức thu nhập trung bình cao ởgiai đoạn 2 Khi bước sang được giai đoạn 3, họ sẽ đạt mức thu nhập cao Sẽ không có gìphải nói nếu quốc gia nào cũng vượt qua các giai đoạn đó một cách suôn sẻ Nhưng thực
tế là có rất nhiều nước, sau khi vượt ngưỡng thu nhập thấp lại tăng trưởng chậm lại và bịmắc kẹt ngay ở đó Họ trở thành nạn nhân của “bẫy thu nhập trung bình” Nguyên nhân là
do các quốc gia không thay đổi cơ cấu công nghiệp từ các ngành có hàm lượng côngnghệ thấp sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao bằng chính nguồn lao động nộiđịa (chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3) Đó là điều dễ hiểu bởi sau khi vượt ngưỡng
Trang 6thu nhập thấp, một quốc gia sẽ mất dần các lợi thế sẵn có và vốn FDI bắt đầu chuyểnsang các nước kém phát triển hơn nhưng có nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn hoặc laođộng giá rẻ hơn Để tiếp tục tăng trưởng, buộc quốc gia đó phải hướng vào phát triển cácngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, là những ngành có tính cạnh tranh lớn.Việc sử dụng lao động trong nước sẽ giúp nâng cao giá trị nội tại cho nền kinh tế Tuynhiên, sự thay đổi này sẽ có thể không thực hiện được do những nguyên nhân chính sau:
- Nhân lực trong thời kỳ thu nhập thấp chủ yếu được khai thác ở phần thô (lao động
cơ bắp, thủ công) mà chưa được chú trọng về mặt kỹ năng, trình độ, dẫn đến mặt bằngchất lượng kém Lao động sẽ không đủ khả năng để sáng tạo và sử dụng công nghệ mớitrong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nền tảng khoa học công nghệ lạc hậu so với thế giới
- Hiệu quả sử dụng vốn kém gây lãng phí vốn, đồng thời làm giảm đi sức hấp dẫn
của nền kinh tế đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài
- Các nhà quản lý kinh tế vĩ mô có tư tưởng chủ quan, thỏa mãn Họ ngộ nhận
những thành quả đã đạt được là kết quả của sức mạnh nội lực nên không kịp thời có cácbiện pháp, chính sách phù hợp với điều kiện và yêu cầu mới của nền kinh tế Bốn nguyênnhân trên đây đã cản trở quá trình công nghiệp hóa, cũng như mở rộng đường dẫn nềnkinh tế tự sa vào “bẫy thu nhập trung bình”
Như vậy, bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi tăng trưởng tạo ra chỉ bằng may mắn(điều kiện tự nhiên) mà không bằng những nỗ lưc của doanh nghiệp và chính phủ Tăngtrưởng chỉ phụ thuộc vào những lợi thế sẵn có thì sớm hay muộn cũng đi đến hồi kếtthúc, năng lực cạnh tranh sẽ bị bào mòn trước khi đất nước đạt mức thu nhập cao
1.3. Hậu quả
Từ các quan điểm của các nhà kinh tế học về “Bẫy thu nhập trunng bình” như đãnêu ở trên, một quốc gia khi “mắc kẹt” sẽ có thể gặp phải những ảnh hưởng xấu tới cácyếu tố cơ bản tạo động lực phát triển kinh tế: vốn, lao động, giáo dục và khoa học kĩthuật
Thứ nhất là khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế Nguồn vốn để đầu tư được huyđộng từ hai nguồn chính là khả năng tiết kiệm nội địa và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Thế nhưng, khi một nước bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, thu nhập bình quân đầungười sẽ ở mức thấp, chỉ ở mức vừa đủ sống, làm suy giảm hoặc mất khả năng tích lũyvốn của nền kinh tế Cùng với đó, do mất dần lợi thế cạnh tranh với các khác trong việcthu hút FDI, nền kinh tế sẽ không huy động được lượng vốn cần thiết để tái sản xuất đầu
Trang 7tư và duy trì đà tăng trưởng Ngoài ra, quốc gia đó cũng không thể dựa vào tài nguyênthiên nhiên để tạo nguồn vốn phát triển được nữa, bởi tài nguyên quốc gia đã dần cạn kiệttrong giai đoạn phát triển từ một nước nghèo lên một nước có thu nhập trung bình Giảipháp cuối cùng là vay nợ và nhận viện trợ thì có thể không vay được, hoặc bị phụ thuộckinh tế - chính trị, hoặc bị rơi vào tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con” khiến cho nền kinh tế vốn
đã đuối lại càng chìm sâu hơn nữa Do đó, một quốc gia bị “mắc kẹt” càng lâu thì khảnăng thoát khỏi “bẫy” ngày càng khó khăn
Thứ hai, do thu nhập thấp nên khả năng người lao động tiếp cận với giáo dục vàđược đào tạo bài bản, có tay nghề cao dần trở nên xa vời Thiếu hụt lao động với tay nghề
và chuyên môn cao sẽ gây khó khăn cho các ngành cần nhiều chất xám – vốn là cácngành tạo ra giá trị gia tăng lớn Lao động với trình độ thấp sẽ không thể tiếp nhận đượccác tiến bộ khoa học và các cải tiến sản xuất, cản trở quá trình đổi mới sản xuất nhằmnâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Thứ ba, các quốc gia rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” sẽ không có nhiều điều kiện
để đầu tư cho giáo dục và khoa học kĩ thuật Giáo dục yếu kém sẽ không thể tạo ra tầnglớp lao động có trình độ cao để bắt kịp các công nghệ có sẵn trên thế giới hay sáng tạo racác công nghệ mới Nếu không đầu tư vào khoa học, một quốc gia sẽ chỉ có thể chạy theocác nước tiên tiến và chỉ tiếp cận được các công nghệ lạc hậu mà không thể tạo ra các
“bứt phá” công nghệ, tạo động lực phát triển kinh tế
Theo Giáo sư Kenichi Ohno- Viện nghiên cứu chính sách Quốc gia Tokyo, “Bẫythu nhập trung bình” được coi như “Chiếc trần thủy tinh vô hình” ngăn cản sự phát triểnkinh tế từ giai đoạn phụ thuộc một phần sang phát triển bằng nội lực.Các ảnh hưởng xấukhi “mắc kẹt” trong “bẫy thu nhập trung bình” tới các yếu tố cơ bản tạo động lực pháttriển kinh tế làm suy giảm khả năng tăng trưởng kinh tế cao và lâu dài, đủ để vượt qua
“chiếc trần thủy tinh vô hình” để đạt tới mức sống cao hơn
Về mặt xã hội, nền kinh tế tăng trưởng thấp sẽ không có đủ khả năng tạo việc làm
và thu nhập cho người dân, tạo thành một vòng luẩn quẩn Thất nghiệp tăng cao sẽ dẫnđến các tệ nạn và bất ổn định xã hội Thu nhập bình quân đầu người thấp làm giảm khảnăng thụ hưởng của con người, hạn chế các quyền tự do và điều kiện tiếp cận với cáchàng hóa công cộng như y tế và giáo dục
Trang 8CHƯƠNG 2 DẤU HIỆU VIỆT NAM CÓ THỂ RƠI VÀO BẪY THU NHẬP
TRUNG BÌNH
2.1 Việt nam có đang mắc bẫy thu nhập trung bình
Để đánh giá một quốc gia đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa, tiểu luậnnày sẽ phân tích theo quan điểm GS Kenichi Ohno với sáu khía cạnh được xem xét là:thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, sự chuyển dịch cơcấu kinh tế, vị trí xếp hạng toàn cầu của nước đó so với các nước trên thế giới và cuốicùng là các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế Vậy Việt Nam có đangvướng phải bẫy thu nhập trung bình?
2.1.1 Thu nhập bình quân đầu người
Từ năm 2001 tới 2013, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng.Năm 2008, Việt nam đã đạt mốc thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD và chuyển từmột nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình thấp3
3 Năm 2008, cách xếp loại các quốc gia dựa trên dữ liệu GNI bình quân đầu người của World Bank như sau: quốc gia có thu nhập thấp (975USD hoặc thấp hơn), quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp (976- 3.855 USD), các quốc gia có mức thu nhập trung bình cao (3.856 – 1.195 USD), các quốc gia có thu nhập cao (11.960 USD hoặc hơn) Cách xếp loại này thay đổi theo năm.
Trang 9Hình 1 Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2013
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 0
Nguồn: Ngân hàng thế giới, đo lường theo phương pháp WB Atlas
Tuy nhiên, cũng từ năm 2008 đến 2013, kinh tế Việt Nam liên tục rơi vào tình trạngbất ổn, trì trệ, nghẽn mạch tăng trưởng dài nhất từ khi đổi mới Năm 2008, cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ tại Mĩ đã bùng phát và nhanh chóng ảnh hưởng tới toàn cầu, trong
đó có Việt Nam: lạm phát rất cao, bong bóng chứng khoán và bất động sản, nợ xấu ngânhàng… Tăng trưởng GNI bình quân đầu người cũng tụt dốc nhanh chóng xuống mức2,9% (năm 2009) Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD), tới năm 2059,nghĩa là 45 năm nữa, Việt Nam mới thực sự thoát khỏi mức thu nhập trung bình và đạtmức thu nhập cao
Trang 10Hình 2 Tăng trưởng GNI bình quân đầu người từ năm 2001 tới năm 2013
20010 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1
Nguồn: Ngân hàng thế giới, cố định theo giá Đô la Mĩ năm 2005
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế
Dấu hiệu Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là tăng trưởng chậm lại nhưđược minh họa trong hình 3 Sau khi khắc phục các tác động tiêu cực của khủng hoảngtài chính châu Á (1997- 1998), nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng mạnh từ khoảngnăm 2000 Tăng trưởng dần tăng tốc và đạt mức cao nhất 7,55% trong năm 2005 Tuynhiên sự tăng trưởng này chủ yếu do bong bóng bất động sản và chứng khoán chứ khôngphải do tăng năng suất hay năng lực cạnh tranh Sau năm 2006, tăng trưởng có xu hướng
đi xuống với nhiều biến động Tốc độ tăng trưởng dự kiến là 7-8%, giảm xuống chỉ còn5-6% Đất nước trải qua giai đoạn khó khăn với bong bóng bất động sản, lạm phát, nợxấu Việt Nam là nền kinh tế tương đối trẻ với tiềm năng phát triển cao hơn nữa thì mứctăng trưởng dưới 5-6% cũng cần được xem như một cuộc khủng hoảng xã hội Nhữngvấn đề dài hạn này rất khó giải quyết, ngay đối với cả những xã hội tiên tiến chứ khôngchỉ với quốc gia có thu nhập trung bình như Việt Nam
Trang 11Hình 3 Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam
Nguồn: World Bank, cơ sở dữ liệu chỉ số Phát triển Thế giới.
2.1.3 Năng suất lao động
Năng suất lao động là một trong những thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia.Theo số liệu của các tổ chức quốc tế4, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 qui đổitheo giá cố định 2005 PPP đạt 5440 USD/lao động, bằng 1/18 năng suất lao động củaSingapore, bằng 1/6,5 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc Trong khu vựcASEAN, hiện tại năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn Myanmar, Cambodia và đangxấp xỉ với Lào
4 ADB-ILO, ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity, Bangkok,
Thailand, 2014.
Trang 12Bảng 1 Năng suất lao động thời kỳ 2007-2013 (USD, PPP2005)
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng
bình quân(%)
7 10,467 10,812 2.84
Brunei 104,96
4
100,995
97,758
98,831
99,362
100,051
100,015
-0.53
Cambodia 3,333 3,427 3,334 3,460 3,619 3,797 3,989 2.99Indonesia 7,952 8,253 8,439 8,763 9,130 9,486 9,848 3.63Lao PDR 4,029 4,216 4,399 4,636 4,865 5,115 5,396 4.99Malaysia 31,907 32,868 31,89
9
33,344
34,05635,018 35,751 1.92
Myanmar 2,229 2,282 2,364 2,454 2,560 2,683 2,828 4.07Philippines 8,841 8,920 8,795 9,152 9,168 9,571 10,026 2.02Singapore 92,260 90,987 88,75
1
97,151
98,77596,573 98,072 1.47
Thailand 12,994 13,205 12,92
2
13,813
13,66614,446 14,754 2.23
Viet Nam 4,322 4,516 4,669 4,896 5,082 5,239 5,440 3.90
8
12,092
13,09314,003 14,985 8.48
Japan 63,245 62,746 60,05
5
62,681
63,01864,351 65,511 0.73
57,12957,262 58,298 1.93
Nguồn: ILO: Trends Econometric Models, Jan 2014; World Bank: World Development Indicators, 2013.
Trang 13Theo số liệu của Trung tâm năng suất Việt Nam thì tốc độ tăng năng suất Việt Nam giai đoạn 2007-2013 là 3.9%, so với các nước châu Á và trong khu vực, tốc độ tăng năng suất Việt Nam thuộc nhóm trung bình.
Xu hướng năng suất lao động và cơ cấu lao động
Năm 2013, năng suất lao động của Việt Nam tính theo giá hiện hành đạt 68,7 triệuđồng, cao gấp gần 2,5 lần so với năm 2007 Tuy vậy, tính theo giá cố định 2010 thì tốc độtăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2007-2013 chỉ đạt 3,22%/năm Nguyênnhân rõ ràng nhất của tốc độ tăng năng suất lao động thấp là do nền kinh tế đã không thểduy trì tốc độ tăng trưởng như trong quá khứ khi chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế5,73%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng việc làm vẫn ổn định ở mức 2,43%/năm
Bảng 21 GDP bình quân một lao động theo khu vực kinh tế 2007-2013
Đơn vị: triệu đồng/lao động
Nguồn:Tính toán từ GSO, Niên giám thống kê.
Nông nghiệp là ngành có lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng việc làm với46.8% (2013), tuy nhiên năng suất lao động của ngành này ở mức rất thấp Năng suất laođộng ngành nông nghiệp ước tính chỉ bằng 1/4,5 năng suất ngành công nghiệp và khoảng1/3,4 năng suất ngành dịch vụ.Năng suất thấp cho thấy hiệu quả của việc sử dụng laođộng còn thấp, chưa có nhiều áp dụng khoa học công nghệ
Công nghiệp là nhóm ngành có năng suất lao động cao nhất trong 3 nhóm ngành với
tỷ trọng lao động chiếm 21% tổng việc làm năm 2013 Tốc độ tăng năng suất của nhóm
Trang 14ngành này không ổn định, giảm trong 2007-2010, phục hồi mạnh trong 2010-2013 Trong
cả giai đoạn 2007-2013, năng suất lao động nhóm ngành này có tốc độ tăng chậm nhất,chỉ 1.44%/năm
Dịch vụ là nhóm ngành có tỷ trọng lao động tăng đều qua các năm và đến 2013 đạt32% tổng việc làm Năng suất lao động nhóm ngành dịch vụ năm 2013 (theo giá hiệnhành) đạt 92.9 triệu đồng/người bằng 1,35 lần mức chung Tuy nhiên, tốc độ tăng năngsuất của nhóm khá ổn định ở mức 2%/năm
Năng suất lao động và kỹ năng
Trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọngnhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp ViệtNam được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào Năm 2013, dân số từ 15tuổi trở lên 69,3 triệu người, lực lượng lao động cả nước đạt 53,7 triệu5, tỷ lệ tham gia lựclượng lao động chiếm đến 77,5%
Mặc dù có số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động thấp Theo số liệu củaĐiều tra Lao động-Việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam khá thấp và không cónhiều cải thiện Nếu vào năm 2007, tỷ lệ qua đào tạo của lực lượng lao động từ 15 tuổitrở lên chỉ đạt 17.4% thì vào năm 2013, con số này cũng không cải thiện nhiều với tỷ lệ18,4% Sự chênh lệch về chất lượng nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vựcnông thôn và thành thị Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ởnông thôn chỉ có 9% Đây chính là một rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động.Một vấn đề quan trọng là, đào tạo nguồn nhân lực ở Việt nam chưa gắn kết với nhucầu của thị trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng Rất nhiều doanh nghiệp phảnánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Báocáo Phát triển Việt Nam 20146 viết "Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyểndụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp hoặc vì
sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề Điều này phản ánh một thực tế làchất lượng đào tạo ở nước ta thấp, lao động ở Việt Nam đang làm việc tại những vị trí đòihỏi trình độ đào tạo cao hơn hoặc thậm chí thấp hơn so với những kỹ năng đang có
5 LLLĐ bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp.
6 WB, Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy, Hanoi 2013.
Trang 15Sử dụng phương pháp đánh giá mức độ phù hợp kỹ năng dựa trên phân loại các
nhóm nghề nghiệp chính ISCO-88 và phân loại trình độ học vấn phù hợp với Tiêu chuẩn
phân loại giáo dục quốc tế (ISCED) đối với lao động đang làm việc ở Việt Nam cho thấy
năm 2007 có 28,6% lao động làm những công việc không phù hợp với trình độ đào tạo,
trong đó 4,7% lao động đang làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo (thừa kỹ
năng)và 23,9% đang làm những việc cao hơn trình độ đào tạo (thiếu kỹ năng)7.Con số
này đã tăng lên rất nhiều vào năm 2013 với các chỉ số lần lượt là 49,8%, 5,9%, 43,9%
Đặc biệt là đối với lao động thiếu kỹ năng, tỷ lệ đã tăng lên gần gấp 2 lần
Bảng 3 Lao động đang làm việc chia theo nghề nghiệp và trình độ CMKT
Đơn vị tính: người
Không cóCMKT
Sơ cấp,Chứngchỉ
Trungcấp Cao đẳng
Đại họctrở lên Tổng số
Trang 16Nhân viên bảo vệ, dịch
vụ, bán hàng 7,642,750 187,903 472,477 125,492 259,109 8,687,730Lao động có KT trong
Thợ thủ công 5,439,486 385,241 334,423 102,310 42,880 6,304,339Thợ lắp ráp, vận hành 2,641,110 757,812 279,952 73,937 37,804 3,790,615Lao động giản đơn 20,403,669 136,133 379,346 120,420 81,950 21,121,521
Nguồn: Tính toán từ Điều tra Lao động-Việc làm, GSO.
Lao động thừa kỹ năng có tỷ lệ cao tại các nhóm lao động có trình độ trung cấp và
cao đẳng (63% và 40%) Tỷ lệ lao động thiếu kỹ năng của nhóm lao động không có
chuyên môn kỹ thuật đã tăng vọt từ 28% năm 2007 lên 52% năm 2013
Có đến 40% lao động đang làm việc trong các nghề nhân viên sơ cấp là lao động
thừa kỹ năng.Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu kỹ năng đặc biệt cao trong các nghề lao
động có kỹ thuật trong nông nghiệp, nhân viên bán hàng, dịch vụ, bảo vệ, thợ thủ công
(96%, 88%, 86%) Cụ thể hơn đây chính là những nhóm nghề đang sử dụng rất nhiều lao
động không qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật Việc sử dụng lao động không
qua đào tạo vào những công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật là một nguyên nhân chính
làm năng suất lao động thấp Thiếu hụt cung lao động tập trung vào nhóm trình độ sơ
cấp, chứng chỉ nghề
Các phân tích về vấn đề chênh lệch giữa cung cầu kỹ năng cho thị trường lao động
ở trên đã minh chứng cho nhận định về đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng của nền
kinh tế, cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng Nói cách khác thay đổi mô hình tăng
Trang 17trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu như chưa được hỗ trợ từ đào tạo nhân lực củađất nước, kỹ năng lao động đã không thể tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và nângcao năng suất lao động.
Năng suất lao động và tiền lương danh nghĩa
Một mặt khác để xem xét vấn đề là việc so sánh giữa năng suất lao động và tiềnlương danh nghĩa Nếu năng suất lao động tăng nhanh hơn so với tiền lương danh nghĩa,chi phí lao động đơn vị (tiền lương cần thiết để sản xuất một đơn vị sản lượng, được tínhbằng tiền lương danh nghĩa chia cho năng suất lao động) giảm và do đó có thể cạnh tranhbằng chi phí bị mất đi và đất nước trở thành nơi sản xuất tương đối tốn kém Trongnhững năm gần đây, mức tăng lương tại Việt Nam đã lớn hơn nhiều so với mức tăngnăng suất lao động Điều này ứng với tình huống thứ hai, tức là sản xuất trở nên đắt đỏhơn Tại Việt Nam, từ năm 2009 đến năm 2012, năng suất lao động của tất cả các ngànhtăng tốc độ trung bình hàng năm 3,2% cho toàn bộ nền kinh tế và 5,1% cho khu vực sảnxuất (Nguồn: Dự án Quốc hội) Trong khi đó, tiền lương danh nghĩa tăng với tỷ lệ trungbình hàng năm 25,9% cho toàn bộ nền kinh tế và 23,4% cho sản xuất Điều này có nghĩa
là khả năng cạnh tranh về chi phí bị mất đi với tỷ lệ hàng năm 22,7% cho toàn bộ nềnkinh tế và 18,3% cho sản xuất Sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mĩtrong giai đoạn này là khoảng 5,5% quá nhỏ để bù đắp cho tốc độ mất khả năng cạnhtranh của khoảng 20% mỗi năm
Hình 4 So sánh mức lương và năng suất lao động tại Việt Nam và Nhật Bản
Trang 18Nguồn: Theo tính toán không chính thức của Quốc hội (mức lương) và của Giang Thanh Long và cộng sự 2014 (năng suất lao động).
2.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành:
Chuyển dịch cơ cấu ngành xét theo tỉ lệ đóng góp trong GDP có những chuyển biến tíchcực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xu hướng tăng tỉ trọng và vai trò củangành công nghiệp dịch vụ còn tỉ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm
N gu ồn :
Tổng cục Thống kê
Sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 nhóm ngành lớn tuy đã đúng hướng nhưng nhìnchung quá trình diễn ra chậm chạp Về cơ bản nước ta vẫn có nền nông nghiệp chưa pháttriển, còn chiếm tỉ trọng cao, để đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp thì còn cần 1thời gian dài nữa Nền nông nghiệp còn phân tán, manh mún, năng suât lao động thấp,ngay cả những loại nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su… chủ yếu từ laođộng thủ công
Trong công nghiệp, đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là các ngành công nghiệp khaikhoáng, công nghiệp chế tác không đáng kể, công nghiệp phụ trợ kém phát triển Nhìn
Trang 19chung trình độ phát triển của công nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, công nghệtiên tiến còn ít, với quy mô rất nhỏ.
Khu vực dịch vụ kém năng động, còn nặng về phát triển các ngành truyền thống: y
tế, giáo dục, du lịch khách sạn… Sự phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như:bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn… còn chậm
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Nhờ đổi mới, mở cửa hội nhập (bắt đầu từ năm 1986), cơ cấu thành phần kinh tế đã
có sự chuyển dịch rõ rệt Trước hết là trong cơ cấu GDP, tỷ trọng khu vực Nhà nướcgiảm xuống còn dưới 32,2%; khu vực tập thể còn rất thấp: 5,05%; khu vực có vốn đầu tưnước ngoài đã chiếm gần 20%; khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên dưới 11%
Hình 6 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 1986 và năm 2013
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh
tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mởcửa ngày càng lớn
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam còn mang nặng tính hình thức Động lựcchính của quá trình chuyển đổi là công ty nước ngoài (FDI) chứ không phải doanh nghiệp