1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO TRÌNH GIÁO dục NGHỀ QUAY PHIM DỰNG PHIM

71 465 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 7,84 MB

Nội dung

Ta không nên nhầm lẫn giữa việc thật sự sáng tạo trong chụp ảnh có tưduy với những hình ảnh chụp theo kiểu may rủi của khách du lịch!. Bởi vì nó là một lĩnh vực chuyênngành nên không phả

Trang 1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU BÀI 1 GIỚI THIỆU GIÁO DỤC NGHỀ QUAY PHIM DỰNG PHIM

I Vị trí vai trò của nghề quay phim, dựng phim

1 Vị trí

Nghề quay phim dựng phim trong đời sống sinh hoạt của xã hội không thểthiếu được

2 Vai trò

Vai trò của người quay phim là ghi lại hình ảnh

II Triển vọng phát triển của nghề quay phim, dựng phim

Nghề quay phim dựng phim ở nước ta trong những năm gần đây phát triểntương đối mạnh nhưng so với các nước trong khu vực và các nước phát triểntrên thế giới thì nghề quay phim dựng phim ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, dovậy đây thực sự là một nghề rất có triển vọng

III Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục nghề quay phim, dựng phim

1 Mục tiêu

Sau khi học xong chương trình này, học sinh đạt được:

a) Về kiến thức: Nắm được các chức năng của máy ảnh, máy quay camera,

bàn trộn hình các loại… Hiểu được nguyên lý làm việc của các thiết bịquay phim dựng phim

b) Về kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng quay phim và

dựng phim

c) Về thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn, chịu khó, chuyên cần và chấp

hành tốt nội qui, quy chế của nhà trường

2 Nội dung chương trình giáo dục nghề quay phim dựng phim

Giới thiệu một cách khái quát về nghề quay phim dựng phim, một số ngônngữ, kỹ thuật cơ bản của nghề qua đó giúp cho người học có cái nhìn tổng quan

về công việc của nghề giúp người học làm quen và có thể lựa chon nghề sau khitốt nghiệp chương trình THPT

IV PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGHỀ QUAY PHIM DỰNG PHIM

Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thong phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh

Trang 2

Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học này đã được các tác giả thể hiệntrong quá trình lựa chọn nội dung và trình bày sách giáo khoa.

Để góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học trong trường phổthông, các em học sinh phải là những nhân tố tích cực thể hiện vai trò chủ thểcủa hoạt động học tập

Ngoài những yêu cầu chung của việc đổi mới phương pháp học tập nhằm

hướng tới hoạt động học tập chủ động và tích cực, cũng cần xem xét tới những

đặc thù riêng của nghề phổ thong, đó là tỉ lệ giờ thực hành cao nhằm hình thành

và phát triển một số kỹ năng cơ bản của nghề Do vậy, để học tốt nghề phổthong nói chung và nghề quay phim dựng phim nói riêng, trong quá trình họctập học sinh cần chú ý một số đặc điểm sau đây

1 Hiểu rõ mục tiêu bài học trước khi học bài mới

Học sinh cần có thói quen hiểu mục tiêu bài học trước khi vào bài mới.Mục đích của hoạt động này nhằm định hướng quá trình học tập, góp phần tăngcường tính tự giác, tích cực học tập của các em

Mục tiêu bài học nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành công việc của họcsinh, làm căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu qủa bài học

Mục tiêu kiến thức thường dung những động từ: biết, trình bày, hiểu, giảithích, so sánh…

Mục tiêu kỹ năng:

Mục tiêu thái độ thường dung các động từ yêu cầu ý thức, thái độ học sinh

có được sau bài học

2 Tích cực tham gia xây dựng cách học theo cặp, nhóm

Nội dung chương trình của nghề quay phim và dựng phim phần lớn có liênquan tới thực tiễn sản xuất và đời sống Vì vậy, đặc biệt trong dạy học các bàithực hành, giáo viên thường tổ chức cho học sinh học theo cặp, theo nhóm nhằmgiúp các em có điều kiện chủ động hỗ trợ lẫn nhau trong học tập

Khi học theo cặp nhóm học sinh cần:

- Tuân thủ theo sự điều khiển hoạt động của giáo viên và nhóm trưởng

- Trao đổi với giáo viên hoặc các bạn trong nhóm những vấn đề chưa hiểu

- Tham gia tích tực để giải quyết nhiệm vụ của nhóm có tính đến thời giancủa từng nhiệm vụ

- Trình bày kết quả của nhóm trước lớp nếu được giao

- Tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả đạt được theo hướng dẫn của giáoviên

3 Chú trọng phương pháp học thực hành

Phương pháp học các bài thực hành có những khác biệt so với học lí thuyết

vì mục tiêu của bài thực hành là giúp các em hình thành và rèn luyện một số kỹnăng thực hành kỹ thuật khi học thực hành, các em cần chú ý một số điểm sau:

- Nghiên cứu mục tiêu, xác định những kĩ năng cần đạt được sau bài học làrất quan trọng ( làm được việc gì)

Trang 3

- Xác định cụ thể những tiêu chí đánh giá kết quả thực hành được thể hiệnqua phiếu đánh giá thực hành

- Cần hiểu quy trình thực hành tổng kết trước khi đi vào học kỹ thuật thựchiện từng công đoạn của quy trình

- Chú ý quan sát giáo viên phân tích, thao tác mẫu những kĩ năng mới.Trong quá trình giáo viên làm mẫu, cần ghi nhớ:

+ Thao tác mẫu của giáo viên

+ Liên hệ thao tác đó với những công việc trước đây

+ Những điều giái viên lưu ý học sinh về các lỗi thường mắc phải trong khithực hiện kỹ năng đó

- Có thói quen kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của mình

- Tích cực chủ động trong học tập thực hành

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Trình bày vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của nghề quay phim dựngphim?

2 Em hãy nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề quayphim dựng phim?

Trang 4

CHƯƠNG I: NHIẾP ẢNH

BÀI 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY ẢNH

1 Chọn máy ảnh

Trong thực tế không phải ai có máy ảnh thì cũng đều là nhiếp ảnh gia cả

Nó giống như việc ngay bây giờ nếu có ai đó tặng bạn một chiếc Ferrary thìbạn cũng không thể ngay lập tức trở thành Schumacher! Tất cả đòi hỏi một quátrình học hỏi và rèn luyện không ngừng nghỉ

Ta không nên nhầm lẫn giữa việc thật sự sáng tạo trong chụp ảnh có tưduy với những hình ảnh chụp theo kiểu may rủi của khách du lịch Và cho dùchúng ta đang sử dụng chiếc DSLR hiện đại nhất trên thế giới thì cũng khôngđược quên rằng chất lượng hình ảnh kỹ thuật số vẫn chưa đạt được sự tinh tếcủa phim cổ điển

Để có thể chụp được ảnh đẹp thì điều đầu tiên cần biết là hiểu và nắm vữngcách sử dụng các chức năng của máy ảnh số Bởi vì nó là một lĩnh vực chuyênngành nên không phải lúc nào cũng dễ hiểu với tất cả mọi người, ngay cả vớinhững người rất thành thạo ngôn ngữ được sử dụng trong sách hướng dẫn.Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của một chiếc máy ảnh kỹ thuậtsố

Cầm một chiếc dCam hay BCam trên tay ta có thể quan sát thấy cấu tạochính của chúng bao gồm một thân máy ảnh có khuôn ngắm, màn hìnhLCD và một chiếc ống kính Với đa số các máy dCam, sau khi ta bấm nút ON/OFF về vị trí ON thì ống kính sẽ nhô ra và sẵn sàng hoạt động Trên bề mặtphía trước của ống kính, tại viền của ống kính thường có các thông số kỹ thuậtcủa chiếc ống kính này, chẳng hạn:

Trang 6

BÀI 3 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NIKON D3100

8- Phụ kiện giày (đối với đơn vị flash tùy chọn)

9- Chế độ flash nút / Flash nút bồi thường

10- Microphone 11- Nút chức năng 12- Ống kính nut

22- Live View chuyển đổi

23 Movienút ghi lại

24 Multi chọn

25- Nút OK 26- Nút Delete 27- Loa

28- Màn hình

Trang 7

2 Hướng dẫn sử dụng

Để sử dụng Hướng dẫn chế độ, lần đầu tiên thiết lập chế độ quay số trên máyảnh để GUIDE Sau đó chọn "Shoot" từ menu và chọn một thiết lập Thủ tục nàyđơn giản giúp bạn điều chỉnh camera theo tình hình chụp và chủ đề Hướng dẫnchế độ thậm chí hiển thị giải thích chi tiết và mẫu của các loại hình ảnh mong đợi

ở mỗi thiết lập khi "hoạt động nâng cao" chế độ được chọn Khi "Xem/xóa" đượcchọn, hình ảnh phát lại và xóa là có thể Khi "Thiết lập" được chọn, bạn có thể

dễ dàng điều chỉnh các hạng mục như chất lượng hình ảnh, kích thước hình ảnh vàmàu nền thông tin

Bước 7:

Khi hoàn tất việc cài đặt, chọn " bắt đầu chụp ", sau đó chọn cách muốn chụp.

Trang 8

BÀI 4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CANON -650D

1 Mặt trước

Trang 9

2 Mặt sau

Trang 10

3 Các cài đặt chụp ảnh

Trang 11

4 Thông tin trong khung ngắm máy ảnh

Trang 12

5 Vòng chọn chế độ chụp ảnh

Trang 13

6 Các ống kính máy ảnh

Trang 14

BÀI 5 KỸ THUẬT CHỤP ẢNH

1 Thao tác cầm máy ảnh khi chụp

Đây là điều mà không ít người mới làm quen với máy ảnh dCam & BCamthường hay không để ý hoặc không coi trọng nó đúng mức dẫn đến kết quả ảnhkhông đẹp Muốn chụp được ảnh đẹp thì việc đầu tiên cần học cách cầm máychắc chắn và thoải mái Thói quen chụp ảnh bằng điện thoại di động bằng mộttay là nguyên nhân của không ít lỗi rung máy khi chụp ảnh bằng dCam &BCam Dưới đây là một vài tư thế cầm máy ảnh:

Trang 15

tại sao? Hình ảnh trích dẫn từ Manual của Nikon 8800 dưới đây chỉ dẫn rất cụthể các bước căn bản khi bấm máy:

Ta có thể chia thao tác này ra làm 2 giai đoạn:

- Bấm nhẹ nút chụp ảnh xuống khoảng 1/2 quãng đường đi của nó để máyảnh hoạt động chỉnh nét và đo sáng Sau khi các thao tác kỹ thuật đã hoànthành, trong một khoảng thời gian rất ngắn, thì ta có thể nghe thấy một tiếng

"bíp" nhỏ và nhìn thấy đèn báo hiệu "AF" mầu xanh hiện sáng Tuỳ theo cấutạo của máy mà ta có thể nhìn thấy 2 chiếc đèn hiệu báo nét và báo flash nằmphía sau lưng máy

- Sau khi đã chắc chắn là máy ảnh đã thao tác xong, ta chỉ việc nhấn nốt1/2 quãng đường còn lại để chụp ảnh

Nếu thấy đèn AF nhấp nháy hoặc là có mầu vàng thì điều này chứng tỏrằng máy chưa thực hiện được các thao tác kỹ thuật cần thiết Lý do có thể là tachưa canh được nét đúng, có thể là khoảng cách chụp ảnh quá gần, có thể là tốc

độ chụp ảnh quá chậm Bạn cần đọc Manual của máy để hiểu rõ từng trườnghợp

3 Thao tác chỉnh nét

Với những ai mới khởi đầu tập chụp ảnh thì việc biết lấy nét chính xác làrất quan trọng Một tấm hình lưu niệm thì không thể sai nét Thao tác này đượcthực hiện rất hiệu quả bởi chế độ lấy nét tự động AF của các máy dCam &BCam nhưng nó cũng cần được hỗ trợ thêm bởi thao tác của người sử dụng

Đa phần các máy ảnh kỹ thuật số hiện tại đều có chức năng tự động 100% chọnđiểm canh nét "thông minh" như các nhà chế tạo vẫn quảng cáo nhưng thật sựchức năng này rất nguy hiểm trong trường hợp khuôn hình rộng, có nhiều chủthể ở các khoảng cách khác nhau ta sẽ không kiểm soát được chính xác điểmcanh nét theo ý muốn Chúng ta nên chọn chế độ chỉnh nét AF theo 1 điểmduy nhất tại trung tâm khuôn hình và thao tác như hướng dẫn sau đây:

Trang 16

Chúng ta để vùng lấy nét vào chủ thể chính của ảnh, bấm nhẹ nút chụp ảnhxuống để thao tác AF Sau khi thấy tín hiệu đèn mầu xanh xuất hiện (hay thấyxuất hiện một chấm tròn nhỏ trong khuôn hình, LCD ) ta nhấn nốt quãngđường còn lại để chụp ảnh.

4 Khuôn hình

Khuôn hình là chọn một cái khuôn chứa đựng đối tượng trong đó Việckhuôn hình hầu hết được tiến hành trong khung ngắm, trước khi bấm máy Nóirằng cứ chụp đi rồi sau đó "khuôn hình lại" khi phóng ảnh là sai Nếu ta chụpphim dương để chiếu lên màn ảnh thì không thể nói đến chuyện khuôn hình lạimột mẩu phim 24x36mm Còn khuôn hình khi phóng ảnh từ phim âm ra, ngườichụp nghiệp dư hiểu nghề hoặc người chuyên nghiệp đều biết rõ rằng bề mặtcủa một miếng phim không phải bao giờ cũng thừa thãi cho việc đặt đối tượngvào trong đó để rồi ta có thể cắt xén nó đi Vả lại, một cỡ ảnh nhất định nếuphóng từ một diện tích trên phim càng nhỏ bao nhiêu thì chất lượng hình ảnh sẽgiảm đi bấy nhiêu, về mặt nổi hạt và độ sắc nét

Trang 17

Trăng lên-tác giả: Ansel Adams

Do vậy, đối với một nhà nhiếp ảnh giỏi thì, khuôn hình tức là phải đặt đốitượng một cách thích đáng vào trong khuôn ảnh ngay khi chụp Bất luận đốitượng chính có kích thước như thế nào, ta có thể có nhiều cách khuôn hình: từviệc khuôn hình toàn cảnh đến cận cảnh và đặc tả Thực vậy, trong nhiếp ảnhcũng như trong điện ảnh, ta có thể nói đến các lớp cảnh của một bức ảnh

- Ảnh toàn cảnh là ảnh chụp đối tượng ở giữa môi trường xung quanh Ví

dụ, toà lâu đài nằm giữa khung cảnh của nó, toàn cảnh một hải cảngv.v

- Ảnh trung cảnh là bức ảnh được khuông hình sát hơn Nó nhấn mạnh đếnchủ đề chính, và không để cho môi trường xung quanh chiếm một vị trí lớn

- Ảnh cận cảnh là ảnh chứa đựng phần chủ yếu của đối tượng không đưavào ảnh một cách đáng kể môi trường xung quanh Ví dụ: ảnh chụp em bé nằmtrong nôi

- Ảnh đặc tả là ảnh chỉ chụp một phần có ý nghĩa các đối tượng: khuôn mặt,bàn tay, cánh hoa v.v Nó nhấn mạnh đến vẻ biểu hiện, kết cấu bề mặt, chi tiếtcủa đối tượng Chụp cận cảnh làm cho hình ảnh có một sức mạnh biểu hiện đặcbiệt, nhiều khi độc lập đối với bản thân đối tượng Thể loại chụp đặc tả được cácnhà nhiếp ảnh hiện đại rất ưa thích, bởi vì nó buộc ta phải xem xét một khía cạnhcủa sự vật mà con mắt của ta ít phân tích Rõ ràng là một vết nứt trên một bứctường khi chụp đặc tả, không còn là một bức tường hoặc một vết nứt mà là mộtđường nét trừu tượng gợi cho ta một cái gì khác hẳn

5 Tư thế

Trang 18

Tư thế là các vẻ tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ

ra thành điệu bộ, dáng dấp bề ngoài của hình thái toàn thân

Khác hẳn với hội hoạ chỉ cần thật giống về bộ mặt, còn tư thế đối tượng tha

hồ hư cấu tuỳ ý hoạ sĩ vẽ thế nào nên thế; ảnh chân đung bắt buộc phải ghi lạimột cách chân thực đúng như tư thế nhân vật, vì chức năng của ảnh là khích lệthuyết phục con người bằng phương pháp tái hiện hiện thực Nếu không phảnánh đầy đủ hiện thực khách quan thì làm sao khởi động được cảm xúc chânthành của đối tượng và khán giả?

Thế bán thân

Người ta đặt tên cho thể này là chân dung bán thân vì ống kính chỉ thu hìnhnửa phần trên của con người vào ảnh Thực ra, muốn cho ảnh chân dung ở thểnày thật cân đối, thường chỉ chụp từ ngang túi áo ngực trở lên, hơn nữa mục đíchchỉ diễn tả tập trung ở bộ mặt, vai và ngực, thông thường chỉ để cho cân xứngvới đoạn cổ và đầu

Thân hình đối tượng có nhiều đường nét hấp dẫn mỹ cảm, có tư thế bộc lộ

rõ nội tâm và phong thái

Đoạn từ đầu gối xuống bàn chân đối tượng không có dáng dấp gì có lợi chodiễn tả như: thô xấu, dễ mất tự nhiên hoặc ở dưới chân và quanh chân đốitượng có những chướng ngại ảnh hưởng không tốt đến nội dung và hình thứcbức ảnh

Thể ảnh này chỉ thích hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tưthế duyên dáng hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn; còn đối với nhân

Thế toàn thân

Chân dung toàn thân là thể loại ảnh dùng để diễn tả tổng hợp về con ngườibằng cách cho nhân vật bộc lộ tình cảnh từ vẻ mặt kết hợp với tư thế động táccủa thân hình và các chân tay, nhiều khi lại liên kết với đặc điểm của hình thái,

vị trí đối tượng xuất hiện để thể hiện nội tâm và ý nghĩa nội dung bức ảnh

Thể ảnh này thường để chụp các lãnh tụ, nhân vật điển hình, đặc biệt hoặcchân dung lưu niệm có kết hợp thêm cảnh vật có ý nghĩa, ở thể này phần

nhiều người ta cho đối tượng đứng và ngồi hơn là tư thế nằm

6 Điểm chụp thuận lợi với đối tượng không bình thường

Với các đối tượng có khuôn mặt và thân hình không bình thường như cáctật hay dấu vết, các bộ phận của cơ thể không cân đối lộ rõ, không thể áp dụngkiểu cách tuỳ tiện như người lành lặn được mà phải tìm mọi biện pháp đểcắt xén, che giấu những đặc điểm xấu bằng cách bố cục chiếu sáng hoặc bốicảnh thật thích hợp để bức chân dung đạt yêu cầu thẩm mỹ

Trang 19

Điểm chụp thuận lợi là đặc điểm ưa nhìn nhất, thích hợp nhất cho việcdiễn tả ảnh chân dung mà nhà nhiếp ảnh phát hiện thấy ở vẻ mặt và thân hìnhđối tượng, đã hình dung rằng nếu chĩa thẳng ống kính vào đó mà bấm máychắc chắn sẽ được kiểu ảnh thuận mắt.

Với đối tượng không bình thường thì điểm chụp thuận lợi lại có tác dụngche giấu được các phần không đẹp mắt lộ rõ ra ở bộ mặt hay thân hình đốitượng

Một số đặc điểm và cách lợi dụng điểm chụp thuận lợi để tạo cho ảnh chândung đẹp mắt, che giấu được các dấu vết, tật bệnh xấu của đối tượng dẫn giải ởmục này, sẽ là những phương hướng cơ bản để các bạn phát huy tài hoa sángtạo

Với người mặt gầy, má hóp, gò má cao

Không nên để đèn chiếu từ độ cao như với người bình thường, cần hạ thấpđèn hoặc lợi dụng góc chiếu sáng thấp cho các bóng tối ở các vùng lõm giảmbớt đi bao nhiêu càng tốt Dùng loại sáng dịu và động viên đối tượng cười chobéo ra

Nếu không khắc phục được bằng cách chiếu sáng, có thể dùng biện phápthoa phấn vào các phần lõm cho ánh đèn dịu đi và chỉ nên xếp kiểu chânphương (chụp chính diện), tối kỵ kiểu nghiêng 3/4

Với người mắt sâu, mặt gẫy

Cần hạ thấp đèn chính hơn bình thường, chiếu sáng dịu và hơi thẳng mặt(hơi chếch một chút) để tránh ra ảnh mắt thành hai hõm đen như đeo kính râm

Để ống kính đi ngang tầm mắt mà chụp Tối kỵ kiểu bán diện, không nên chụpkiểu nghiêng 3/4

Với người mặt có tật

Tuỳ theo trường hợp cụ thể để xếp kiểu nghiêng hoặc lựa góc độ chếch đểchụp Nếu chụp đối tượng ở thế tĩnh cần hướng dẫn cách nhìn để ra ảnh khôngthấy nhược điểm (ví dụ lác bên trái thì cho liếc sang phải, chột mắt chonghiêng lấp đi và kết hợp nhìn theo hướng mặt, mắt ti hý không nên nhìnxuống, mắt ốc nhồi tránh để nhìn ngước lên ) Nếu đối tượng ở thế động,dùng những động tác bên ngoài để đánh lừa theo ý muốn

Với người miệng có tật

Nếu miệng lệch thì cho quay mặt nghiêng ở thế nào không nhìn rõ lệch.Nếu cười méo miệng thì giữ vẻ nghiêm chỉnh, ngược lại cười sẽ làm miệnghết méo thì cố động viên cho cười Rămg đen, răng sún, thưa, khấp khểnh hoặckhi cười làm mặt nhăn nhúm không tươi thì chớ nên cho cười

Răng vẩu, cười bị hở lợi nhiều, miệng quá rộng, môi quá mỏng, chỉ nêncho cười chúm chím (hoặc chộp lấy thời cơ vừa thoạt vẻ tươi hay lúc nụ cười

Trang 20

Với người tai vểnh, cụp, sứt

Tránh chụp chính diện, tìm cách xếp quay nghiêng cho khuất đi

Với người cằm lẹm, nhọn, dài, ngắn

Với loại cằm lẹm, nhọn, dài, ngắn không nên chụp nghiêng hoặc bán diện,xếp kiểu hơi nghiêng đổ lao về phía trước, mặt hơi ngửa lên một chút cho

cằm tròn Tránh chụp chúc máy từ trên xuống và không nên cho cúi mặt vì

sẽ làm cằm dài nhọn thêm ra trong ảnh

Nếu quai hàm to, bạnh, không nên chụp thẳng chính diện, xếp quaynghiêng hoặc chụp chếch sao đủ che lấp nhược điểm này đi

Với người cổ dài, cổ ngẳng

Xếp kiểu ngồi cúi lao về phía trước, mặt hơi ngửa lên, xốc cao cổ áo hoặcquàng khăn cho ngắn bớt cổ

Với người cổ ngắn, so vai, rụt cổ

Xếp kiểu ngồi vươn lên, quay nghiêng mặt hơi cúi, mặc áo sơ mi cổ bẻ,không nên quàng khăn

Với người mũi tẹt, mặt bẹt và mỏng

Không nên chụp nghiêng và ngửa mặt nhìn lên hoặc ưỡn ngửa đổ về phíasau

Với người đeo huy hiệu, huân chương

Không để đeo thấp quá chụp sẽ phải dài thân làm ảnh mất cân đối nênhướng dẫn cho đối tượng đeo cao hơn bình thường một chút

Khi chiếu đèn nếu thấy loá sáng do phản chiếu thì nên cho huy hiệu hayhuân chương hơi ngả xuống sẽ hết phản xạ

Với người đeo kính trắng

Đối với người viễn hay cận thị cần đeo kính trắng khi chụp, muốn chiếuđèn không bị loé sáng nên chiếu cao hơn bình thường, mặt hơi cúi

Với người mũi hếch, vành mũi to

Không nên xếp kiểu bán diện hay chính diện, với kiểu nghiêng 3/4 khi chụpnên chúc máy cho bớt đi

Trang 21

có được bức chân dung đẹp.

Mí mắt trùng

Yêu cầu đối tượng nhìn lên, thêm đốm sáng trong mắt (catch light)

Cám ơn bạn, tôi cũng rất vui vì những tài liệu tôi được học và tham khảo(mặc dù tôi biết nó đã có từ khá lâu rồi) giúp ích được cho các bạn Đây là sânchơi cho những người yêu nhiếp ảnh và quan điểm của tôi là những gì nhỏ bé tôibiết và những tài liệu có ích Tôi sẽ cung cấp đầy đủ cho diễn đàn, với hy vọngnhưng thành viên www.photo.com.vn nói riêng, những người yêu nhiếp ảnh nóichung có thêm chút ít kiến thức để tham khảo

CÂU HỎI

1 Trình bày thao tác chụp ảnh? Trong qúa trình thao tác chụp ảnh đèn AF

nhấp nháy hoặc là có mầu vàng thì điều này chứng tỏ điều gì? Em hãy nêunguyên nhân cụ thể?

2 Em hiểu thế nào là điểm chụp thuận lợi? Với các đối tượng có khuônmặt và thân hình không bình thường ta phải có biện pháp gì để bức chân dungđạt yêu cầu thẩm mỹ?

Trang 22

CHƯƠNG 2 PHOTOSHOP BÀI 6: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHOTOSHOP

I Giới thiệu chung

Photoshop là một chương trình tuyệt vời dùng để hiệu chỉnh, tái tạo hìnhảnh dựa trên những hình ảnh có sẵn, khác với các chương trình đồ hoạ khác,chương trình photoshop rất dễ học và sử dụng, nó cung cấp cho bạn một hệthống công cụ và hiệu ứng đặc biệt để bạn phát huy những ý tưởng sáng tạo vànghệ thuật của bạn Tiếp xúc với môn học này sẽ giúp bạn tự tay thiết kế tạo ranhững bức hình đẹp theo ý tưởng thẩm mỹ của bạn Ngoài ra Photoshop còn rấthiệu quả trong việc thiết kế các giao diện quảng cáo, giao diện Website, giaodiện phần mềm

II Khởi động và thoát khỏi Photoshop

1 Khởi động Photoshop

Để bắt đầu bạn sẽ khởi động Photoshop và huỷ bỏ những thiết lập mặc địnhcủa Photoshop

Khởi động Photoshop ta có hai cách:

- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Adobe Photoshop CS ngoài màn hình nền

- Vào Start/ Program/ Adobe Photoshop CS

2 Thoát khỏi Photoshop CS.

Để thoát khỏi Photoshop trước tiên chúng ta phải lưu tất cả các file ảnh lại.Chúng ta có hai cách để thoát khỏi Adobe Photoshop CS

- Nháy chọn biểu tượng Close ( ) ở góc trên bên phải của mà hìnhPhotoshop

- Vào menu File/ Exit (Alt+ F4)

III Giới thiệu giao diện Photoshop

Sau khi khởi động xong bạn sẽ thấy xuất hiện một màn hình bao gồm cácthanh công cụ, các bảng hỗ trợ và vùng màn hình có vùng xám như hình dướiđây

Trang 23

Màn hình giao diện của pho to shop bao gồm các thanh menu, thanh công

cụ, thanh thuộc tính, thanh công cụ, và các bảng điều khiển ( bảng hỗ trợ) vàvùng làm việc mầu xám

- Thanh tiêu đề (Title Bar): Chứa tên chương trinh, tên tài liệu và một

số các nút điều khiển (Controlbox)

- Thanh thực đơn (Menu Bar): chứa các lệnh dùng để áp dụng khi sử lýhình ảnh

- Thanh tuỳ chọn (Option Bar): chứa các thuộc tính tuỳ chọn của công

cụ mà người dùng đang sử dụng, nó thay đổi theo sự lựa chọn công cụ

- Hộp công cụ (Tool Box): Chứa một hệ thống công cụ dùng để hiệuchỉnh và tái tạo hình ảnh

- Các bảng điều khiển (bảng hỗ trợ): Cung cấp một số chức năng hỗ trợtrong quá trình xử lý hình ảnh

IV Các chức năng cơ bản trên hộp công cụ

Hộp công cụ là đối tượng được sử dụng nhiều nhất trong quá trình sử lýảnh:

Trang 24

Công cụ TÊN CÔNG CỤ CHỨC NĂNG

Rectangular Marquee tool (M) Chọn vùng chọn hình chữ nhật

Ellipse Marquee tool (M) Chọn vùng chọn hình elip, hình trònSingle Row marquee tool Chọn vùng chọn dạng đường ngangSingle Columns Marquee tool Chọn vùng chọn đường thẳng đứngLasso tool (L) Chọn vùng chọn tuỳ ý

Polygon Lasso tool (L) Chọn vùng chọn dạng đa gíac

Magentic Lasso tool (L) Chọn vùng chọn có sự bám dính ảnhMagic Wand (W) Chọn những vùng có mầu giống nhau

Slice tool (K) Chi hình thành các phần nhỏ

Slice select tool (K) Chia vùng chọn thành các phần nhỏHealing Brush tool (J) Sao chép mầu ảnh có hoà trộn

Pacth tool (J) Hoà trộn mầu giữa 2 vùng

Color Replacement tool (J) Phủ mầu Forground trong lên hình

ảnh

Pencil Tool (B) Bút chì mầu Forground

Clone Stamp tool (S) Sao chép mẫu

Pattern Stamp tool (S) Sao chép mẫu có sẵn

History Brush tool (Y) Xoá những mầu Forgroud trên ảnhArt History Brush tool (Y) Bút xoá nghệ thuật

Eraser tool (E) Tẩy xoá hình ảnh

Background Eraser tool (E) Xoá hình và cả mầu BackgroundMagic Eraser tool (E) Xoá những vùng mầu giống nhau

Trang 25

Gradient tool (G) Tô chuyển sắc cho layer, vùng chọnPaint bucket tool (G) Tô mầu Forground.

Sharpen tool (R) Làm sắc cạnh hình ảnh

Doge tool (O) Làm sáng ảnh tại điểm nháy chuộtBurn tool (O) Làm tối ảnh tại điểm nháy chuộtSponge tool (O) Thay đổi độ bão hoà của ảnh

Path Selection tool (A) Chọn và di chuyển đường dẫn

Direct Selection tool (A) Hiệu chỉnh đường dẫn

Horizontal type tool (T) Tạo văn bản theo chiều ngang

Vertical Type tool (T) Tạo văn bản theo chiều dọc

Horizontal Type mask tool(T) Tạo vùng chọn dạng văn bản ngangVertical Type mask tool (T) Tạo vùng chọn dạng văn bản dọc

Freeform pen tool (P) Tạo đường dẫn tự do

Add Anchor Point (P) Thêm một nút trên đường dẫn

Delete Anchor Point (P) Xoá một nút trên đường dẫn

Convert to point (P) Chuyển đổi các nút

Rectangle tool(U) Tạo đường dẫn hình chữ nhật

Round Rectangle tool(U) Tạo đường dẫn hình chữ nhật bo gócEllipse tool (U) Tạo đường dẫn hình tròn hoặc ElipPolygon tool (U) Tạo đường dẫn hình đa giác

Line tool (U) Tạo đường dẫn đường thẳng

Custom shape tool (U) Tạo đường dẫn theo mẫu tự chọn

Trang 26

Notes tool (N) Chèn chú thích vào hình ảnh.

Audio Annotation (N) Chèn âm thanh (PDF) vào hình ảnhEyeDropper tool (I) Bút đo mầu Forground

Color Sampler tool (I) Đặt và thay đổi các điểm mầu (<=4)Measure tool (I)

Zoom tool (Z) Phóng to thu nhỏ hình ảnh

Set Foreground/Background Thay đổi mầu Foregound, BackgroundEdit in Standard mode (Q) Sử dụng chế độ chuẩn

Edit in Quickmask mode (Q) Sử dụng chế độ mặt nạ

V.Làm việc với File.

1 Tạo một File mới.

- Vào menu File/ New (Ctrl+N)

Trang 27

- Đặt tên File vào ô File Name.

- Chọn khổ giấy cho file ảnh trong mục Preset

- Nhập chiều rộng cho khổ giấy vào ô Width

- Nhập chiều cao của khổ giấy vào ô Height

- Nhập độ phân giải trong mục Resolution

- Chọn chế độ mầu trong mục Model Color

- Chọn mầu nền trong mục Back ground contents

- Nháy chọn OK

2 Mở một File cũ.

- Vào Menu File/ Open (Ctrl+O)

- Xuất hiện hộp thoại Open-> Lựa chọn thư mục chứa ảnh cần mởtrong hộp Look in

- Lựa chọn File ảnh cần mở trong danh sách các file hoặc nhập tên Filecần mở vào mục File name

- Chọn định dạng cần mở trong mục File of Type (Vì File ảnhphotoshop có thể lưu ở nhiều dạng khác nhau, tốt nhất nên chọn lựa chọn AllFile)

- Nháy chọn Open hoặc nháy đúp chuột vào ảnh cần mở

Trang 28

Lưu file ảnh.

- Vào menu File/ Save (Ctrl+S)

- Xuất hiện cửa hộp thoại Save as

- Nhập tên File vào ô File name

- Chọn định dạng File trong ô Format

- Nháy chọn Save( hoặc ấn Enter)

3 Lưu File với một tên mới

- Vào menu File/ Save as (Ctrl+Shift+S)

- Xuất hiện hộp thoại Save as

- Nhập tên mới vào ô File Name

- Chọn định dạng cho File ở mục Format

- Nháy chọn Save hoặc ấn phím Enter

4 Đóng File

- Vào menu File/ Close (Ctrl+W)

- Nháy chọn biểu tượng Close Window

- Vào menu File/ Close All (Alt+Ctrl+W)

Trang 29

Chú ý: Nếu khi đóng File mà chúng ta chưa lưu lại những thay đổi trên

File thì Photoshop sẽ đưa ra thông báo yêu cầu lưu lại những thay đổi đó Nếu đồng ý chọn Yes, ngược lại chọn No, hủy việc đóng File chọn Cancel.

VI Chọn các công cụ.

- Nháy chuột trái vào nhóm công cụ cần chọn

- Nháy phải chuột vào nhóm để chọn cộng cụ ẩn bên dưới của nhóm

- Hoặc ấn phím Shift và phím tắt của nhóm công cụ để thay đổi sự lựachọn các công cụ trong một nhóm

VII Phóng to thunhỏ hình ảnh.

- Chọn công cụ Zoom trên thanh công cụ

- Kéo chuột quanh vùng mà bạn muốn phóng to (Ctrl+=)

- Chọn biểu tượng( ) và nháy chuột trái để thu nhỏ (Ctrl+-)

Trang 30

BÀI 7: MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN CỦA PHOTOSHOP

I CHỌN VÙNG, SAO CHÉP, DI CHUYỂN

1 Sử dụng nhóm công cụ Maquee tool

Để chọn một vùng chọn bằng nhóm công cụ Maquee ta làm như sau:

- Chọn 1 trong các công cụ của nhóm mà

bạn muốn sử dụng

- Nháy chuột vào điểm đầu tiên của vùng

chọn, giữ chuột trái và kéo tới điểm cuối cùng và thả

chuột

- Một cùng chọn được tạo ra với các điểm

nháy chạy quanh vùng chọn

- Muốn chọn vùng chọn hình vuông hoặc

hình tròn chúng ta lựa chọn công cụ Rectangular

Maquee tool hoặc công cụ Ellipse Maquee tool và

ấn giữ phím Shift trong khi lựa chọn, ấn phím Alt+

Shift trong khi chọn để chọn từ tâm ra

2 Sao chép nội dung vùng chọn

- Chọn vùng chọn cần sao chép hình ảnh

- Vào Edit/ Copy (Ctrl+C)

- Lựa chọn nơi cần dán hình ảnh

- Vào Edit/ Paste (Ctrl+V)

3 Di chuyển nội dung vùng chọn

Trang 31

4 Dán hình ảnh vào bên trong vùng chọn

- Chọn vùng hình ảnh cần sao chép để dán vào vùng chọn

- Ấn Ctrl+C để sao chép hình ảnh

- Chọn một vùng chọn để dán hình ảnh vào bên trong

Vào Edit/ Paste into (Ctrl+Shift+V)

II CÁC THAO TÁC HIỆU ỨNG MẦU SẮC

Để có một hình ảnh đẹp chúng ta cần

phải biết cách hiệu chỉnh mầu sắc vì mầu

sắc là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá

chất lượng của hình ảnh ngoài ra chúng ta

cần phải chú ý đến độ phân giải của hình

ảnh sao cho phù hợp Để có độ phân giải

Chọn vùng sao chép Sau khi dán hình

Trang 32

phù hợp cho hình ảnh bạn vào menu Image/ Size-> nhập độ phân giải vào ôResolution ->OK.

1 Hiệu chỉnh sự cân bằng ánh sáng cho hình ảnh

- Chọn Layer hoặc vùng hình ảnh cần hiệu chỉnh ánh sáng

- Vào menu Image/Adjusments/ Levels (Ctrl+L) và điều chỉnh ánh sángbằng thành trượt

2 Hiệu chỉnh cân bằng ánh sáng tự động

- Chọn Layer hoặc vùng hình ảnh cần hiệu chỉnh ánh sáng

- Vào menu Image/Adjusments/ AutoLevels (Ctrl+Shift+L)

3 Hiệu chỉnh độ tương phản tự động

- Chọn Layer hoặc vùng hình ảnh cần hiệu chỉnh độ tương phản

- Vào menu Image/Adjusments/ Auto Contract (Alt+Ctrl+Shift+L)

4 Hiệu chỉnh mầu tự động

- Chọn Layer hoặc vùng hình ảnh cần hiệu chỉnh mầu sắc

- Vào menu Image/Adjusments/ Auto Color (Ctrl+Shift+B)

5 Điều chỉnh ánh sáng, độ bão hoà mầu sắc bằng đường cong

- Chọn Layer hoặc vùng hình ảnh cần hiệu chỉnh ánh sáng

- Vào menu Image/Adjusments/Curves (Ctrl+M)

Trang 33

1 Giới thiệu về nhóm công cụ Text

- Công cụ Horizontal type tool: Dùng để tạo các dòng văn bản trên hìnhảnh theo chiều ngang

- Công cụ Vertical type tool: Dùng để tạo dòng văn bản trên hình ảnh theochiều dọc

- Công cụ Horizontal Type Mask Tool: Công cụ này dùng để tạo ra nhữngvùng chọn dạng văn bản theo chiều ngang

- Công cụ Vertical type mask tool: Dùng để tạo những vùng chọn dạng vănbản trên hình ảnh theo chiều dọc

2 Định dạng văn bản.

Khi chúng muốn tạo một dòng văn bản hay là vùng chọn dạng văn bản thỉviệc đầu tiên chúng ta phải lựa chọn công cụ sau đó nháy chuột vào vùng hìnhảnh cần tạo vùng chọn hoặc văn bản và nhập nội dung cho văn bản hoặc vùngchọn

Để có một dòng văn bản hay vùng chọn phù hợp với hình ảnh và ý tưởngthiết kế của bạn thì chúng ta cần phải định dạng lại văn bản một cách hợp lý

3 Định dạng Font chữ.

- Chọn văn bản cần định dạng

- Vào menu Windows/ Charater (Ctrl+T)-> Xuất hiện hộp thoại Charater

- Chọn font chữ thích hợp trong mục set the

Font Family

- Chọn kiểu chữ trong mục Set the Font Style

- Chọn cỡ chữ trong mục Set the Font Size

- Chọn khoảng cách giữa các dòng văn bản ở

mục Set the Leading

- Chọn khoảng cách giữa hai kí tự trong mục

Set the Kerning between two charaters

- Set the Tracking for the selected Character:

Co giãn theo chiều ngang dòng bản được lựa chọn

- Vertically Scale: Thay đổi tỉ lệ theo chiều

cao của kí tự

- Horizontally: Thay đổi tỉ lệ theo chiều rộng của kí tự

Trang 34

- Set the Text Color: Chọn mầu cho chữ.

- FauX Bold: Kiểu chữ in đậm

- Faux Italic: Kiểu chữ in nghiêng

- All Cap: Đổi các kí tự thành kí tự HOA

- Small Caps: Đổi thành kí tự HOA nhưng cỡ nhỏ hơn

- Superscript: Viết chỉ số trên

- Subscript: Viết chỉ số dưới

Trang 35

BÀI 8 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CAMERA PANASONIC MD10000

I CẤU TẠO MÁY CAMERA PANASONIC MD10000

2 White balance sensor Mắt cảm biến cân bằng trắng

4 Remote control sensor Cảm biến điều khiển từ xa

7 Lens hood attachment knob Chốt cố định bộ phận bảo vệ ống kính

8 Mode switch [CAMERA/VCR] Nút gạt chuyển đổi chế độ

9 Mode selector switch

[AUTO/MANUAL/FOCUS]

Lựa chọn chế độ quay

11 Power LCD button [POWER LCD] Bật tắt đèn của màn hình LCD quan sát

Ngày đăng: 27/04/2016, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w