Luận văn này phân các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGap của hộ trồng thanh long thành bốn nhóm, trong đó có hai nhóm tương đối giống các luận văn trước là nhóm các yếu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA
VIETGAP CỦA HỘ TRỒNG THANH LONG
TẠI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC,
TỈNH BÌNH THUẬN
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Minh Hà
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Trang 2TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGap của hộ trồng thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” với mục tiêu nghiên cứu là phân
tích các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGap của hộ trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận Qua đó xem xét mức độ các yếu tố liên quan đến cá nhân chủ hộ, đến quy mô hộ, quy mô gia đình, các kỳ vọng của người trồng thanh long,…trong quá trình quyết định tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn Vietgap
Dựa trên cơ sở lý thuyết lợi ích chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; vận dụng mô hình Logit và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu
Qua giai đoạn nghiên cứu định tính khảo sát ý kiến của các chuyên gia nhằm tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến chương trình và tình hình thực hiện trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS với công cụ thống kê mô tả, phân tích tương quan; bằng phần mềm Stata phân tích hồi quy mô hình Logit để đo lường mức độ phù hợp của mô hình ước lượng 21 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc
Luận văn này phân các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGap của hộ trồng thanh long thành bốn nhóm, trong đó có hai nhóm tương đối giống các luận văn trước là nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm chủ hộ và hộ gia đình, nhóm các yếu tố có liên
quan ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình; nhóm các yếu tố liên quan đến kỳ vọng của
hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap chưa đề cập đến các nghiên cứu trước
và nhóm thứ tư là các yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của nhà nước
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có mười một (11) yếu tố có ý nghĩa thống kê thuộc các nhóm biến với mức độ ảnh hưởng đến việc tham gia VietGap của các hộ trồng thanh long Đó là:
Trang 3Nhóm biến có liên quan đến đặc điểm đến chủ hộ và hộ gia đình có hai biến :
Giới tính của của chủ hộ (Gioitinh) và Tham gia hội đoàn thể (Hoidoan)
Nhóm biến có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình có hai biến: Số lao động
trong hộ gia đình tham gia trồng thanh long (Solaodong); Thuận lợi về giao thông (Giaothong); Thuận lợi về điện hạ thế (Dienhathe) và biến Thu nhập từ thanh long (Thunhapthanlong)
Nhóm biến kỳ vọng của hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, có ba
biến: Kỳ vọng về chi phí (Kyvongchiphi); Kỳ vọng về năng suất (Kyvongnangsuat); Kỳ vọng những khó khăn/trở ngại khi tham gia VietGap (Kyvongkhokhan)
Nhóm biến có liên quan đến sự hộ trợ của nhà nước đối với hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, có hai biến: Sự hỗ trợ của nhà nước (HotroNN) và biến Thông
tin VietGap (Tiepcanthongtin)
Mặc dù còn nhiều hạn chế cần phải tiếp tục được nghiên cứu nhằm bảo đảm tính khái quát, toàn diện, đồng bộ và thuyết phục hơn, nhưng đề tài nghiên cứu này cũng có
ý nghĩa thực tiễn của nó Có thể một số giải pháp, khuyến nghị được đưa ra trong luận văn này dựa trên kết quả tìm được trong quá trình nghiên cứu sẽ là hàm ý về cơ chế, chính sách để đẩy mạnh việc trồng thanh long VietGap của hộ gia đình, từ đó góp phần phát triển thanh long bền vững, phát huy thương hiệu thanh long Bình Thuận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương
Trang 4MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan i
Lời cam đoan ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục v
Danh mục bảng, biểu ix
Danh mục hình, đồ thị x
Danh mục từ viết tắt xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 01
1.1 Lý do nghiên cứu 01
1.2 Vấn đề nghiên cứu: 01
1.3 Mục tiêu nghiên cứu: 02
1.4 Câu hỏi nghiên cứu: 03
1.5 Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu: 03
1.6 Phương pháp nghiên cứu: 03
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu: 04
1.8 Một số điểm khác so với nghiên cứu trước: 04
1.9 Kết cấu của luận văn: 05
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC 07
2.1 Các khái niệm liên quan: 07
2.1.1 Sản xuất nông nghiệp truyền thống: 07
2.1.2 Gap: 07
2.1.3 Nông nghiệp sinh thái: 09
2.1.4 Hộ gia đình: 10
Trang 52.1.5 Thu nhập: 10
2.1.6 Thu nhập hộ gia đình: 11
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp: 12
2.1.8 Ứng dụng công nghệ : 12
2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết: 14
2.2.1 Lý thuyết về sản xuất và chi phí: 14
2.2.1.1 Hàm sản xuất: 14
2.2.1.2 Chi phí sản xuất: 17
2.2.2 Phân tích lợi ích chi phí: 19
2.2.3 Tối đa hóa lợi nhuận: 20
2.2.4 Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp: 21
2.2.5 Các yếu tố tác động đến đến hộ trồng nông dân lựa chọn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap: 24
2.3 Các nghiên cứu trước: 31
Tóm tắt chương 2: 34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Phương pháp nghiên cứu: 35
3.1.1 Nghiên cứu định tính: 35
3.1.2 Nghiên cứu định lượng: 35
3.2 Kết quả của ý kiến các chuyên gia: 36
3.3 Mô hình nghiên cứu: 37
3.3.1 Mô hình hồi quy Logit: 37
3.3.2 Mô hình nghiên cứu: 38
3.3.3 Đo lường các biến trong mô hình, giả thuyết nghiên cứu: 42
3.4 Dữ liệu nghiên cứu: 53
3.4.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu: 53
Trang 63.4.2 Cách lấy mẫu nghiên cứu: 54
Tóm tắt Chương 3: 54
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: 55
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: 55
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội huyện Hàm Thuận Bắc: 59
4.1.2.1 Về kinh tế: 59
4.1.2.2 Văn hóa-xã hội: 61
4.2 Thực trạng phát triển cây thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc: 62
4.3 Phân tích kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGap của hộ trồng thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận: 65
4.3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu: 65
4.3.1.1 Biến định lượng: 65
4.3.1.2 Biến định tính: 68
4.3.2 Kiểm tra đa cộng tuyến: 73
4.3.3 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu: 75
4.3.3.1 Kết quả chạy mô hình Logit: 75
4.3.3.2 Kiểm định mô hình: 76
4.3.3.3 Phân tích tính chính xác dự báo của mô hình 77
4.3.3.4 Kết quả dự đoán xác suất tham gia vào VietGap 78
4.3.4 Kết quả phân tích các biến của mô hình nghiên cứu: 79
4.3.4.1 Thảo luận các biến có ý nghĩa thống kê: 80
4.3.4.2 Thảo luận các biến không có ý nghĩa thống kê: 88
Tóm tắt chương 4: 92
Trang 7CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP 93
5.1 Kết luận: 93
5.2 Đóng góp của đề tài nghiên cứu: 94
5.3 Một số gợi ý giải pháp để đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Hàm Thuận Bắc, tình Bình Thuận: 95
5.3.1 Công tác tuyên truyền, vận động: 95
5.3.2 Hỗ trợ của nhà nước: 97
5.3.3 Về phía người trồng thanh long: 99
5.3.4 Đối với các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu thanh long: 100
5.4 Những hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo: 100
Tài liệu tham khảo: 102
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát chuyên gia: 106
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát hộ trồng thanh long: 107
Phụ lục 3: Thống kê mô tả các biến định lượng: 111
Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến định tính: 112
Phụ lục 5: Mô hình hồi quy Logit: 116
Phụ lục 6: Kết quả kiểm định 117
Phụ lục 7: Kiểm định đa cộng tuyến 118
Phụ lục 8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi 119
Phụ lục 9: Phân tích tính chính xác dự báo của mô hình 119
Phụ lục 10: Kết quả dự đoán xác suất tham gia vietgap 120
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang Biểu đồ 3.1 Tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc: 41
Bảng 3.2 Tóm tắt các biến trong mô hình và cơ sở chọn biến: 49
Biểu 4.1 Tình hình phát triển thanh long huyện Hàm Thuận Bắc: 63
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng 66
Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả biến giới tính 69
Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả biến thành phần dân tộc 69
Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả biến tham gia hội đoàn 69
Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả biến kỳ của hộ vọng chi phí sản xuất 70
Bảng 4.7 Kết quả thống kê mô tả biến kỳ vọng của hộ về năng suất 70
Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả biến kỳ vọng của hộ về giá bán 70
Bảng 4.9 Kết quả thống kê mô tả biến kỳ vọng của hộ về thị trường 71
Bảng 4.10 Kết quả thống kê mô tả biến kỳ vọng những khó khăn 71
Bảng 4.11 Kết quả thống kê mô tả kỳ vọng sự hỗ trợ của nhà nước 71
Bảng 4.12 Kết quả thống kê mô tả tiếp cận thông tin về VietGap 72
Bảng 4.13 Kết quả thống kê mô tả tham gia VietGap 72
Bảng 4.14 Ma trận hồi quy tương quan các biến định lượng 74
Bảng 4.15 Kết quả phân tích mô hình hồi quy 75
Bảng 4.16 Kiểm định đa cộng tuyến (VIF) 77
Bảng 4.17 Phân tích tính chính xác dự báo của mô hình 78
Bảng 4.18 Kết quả dự đoán xác suất tham gia VietGap 79
Trang 9DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 2.1 Kết hợp hiệu quả các yếu tố sản xuất: 15
Đồ thị 2.2 Phối hợp các yếu tố đầu vào để sản lượng lớn nhất, chi phí cho trước 16
Đồ thị 2.3 Phối hợp các yếu tố đầu vào để chi phí tối thiểu, sản lượng cho trước: 17
Đồ thị 2.4 Quy mô sản xuất tối ưu và quy mô hợp lý: 18
Đồ thị 2.5 Hàm sản xuất công nghệ máy móc: 22
Đồ thị 2.6 Hàm sản xuất công nghệ sinh học: 23
Hình 4.1 Bản đồ ranh giới hành chính huyện Hàm Thuận Bắc: 56
Đồ thị 4.1 Diện tích và sản lượng thanh long huyện Hàm Thuận Bắc 64
Đồ thị 4.2 Diện tích và sản lượng thanh long VietGap 64
Đồ thị 4.3 Tỷ lệ diện tích và sản lượng thanh long VietGap 65
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EurepGap/ GlobalGAP:
: Là một tiêu chuẩn chung cho hoạt động quản lý trại được phát minh vào cuối những năm 1990 bởi một số chuỗi siêu thị của châu Âu và các nhà cung cấp chính của họ Vào tháng 9 năm 2007, EurepGAP đổi tên thành GlobalGAP Quyết định này được thực hiện để phản ánh vai trò mở rộng quốc tế của nó trong việc thiết lập việc thực hành nông nghiệp tốt giữa các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp của họ
GAP : Good Agricultural Practies – Thực hành nông nghiệp tốt
SPSS : Statistical Product and Services Solution (phần mềm thống kê)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương VietGap : Good Agricultural Practies for Production of fresh fuirt and
vegetables in Vietnam- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam
STATA : Statistics/Data Analysis (phần mềm thống kê)
Trang 11
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Phát triển kinh tế hộ để tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia hiện nay trên thế giới Tùy thuộc theo điều kiện tự nhiên
mà từng quốc gia, khu vực có tiềm năng và lợi thế khác nhau để phát triển kinh tế Gắn phát triển kinh tế hộ với phát triển sản phẩm lợi thế chủ lực là một trong những chương trình trọng điểm của mỗi quốc gia Trong những năm qua, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cũng đã nỗ lực để phát triển sản phẩm lợi thế để tạo đầu ra bền vững, tăng thu nhập cho nhân dân, và thanh long là một trong những sản phẩm lợi thế đó
1.1 Lý do nghiên cứu
Là tỉnh được xem là thủ phủ của cây thanh long và cây thanh long là một trong những sản phẩm lợi thế của Bình Thuận Trong những năm qua, cây thanh long đã góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho hộ trồng thanh long và góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn Cây thanh long luôn cho thu nhập cao đã kích thích nhân dân ồ ạt trồng mới làm cho diện tích trồng thanh long của toàn tỉnh tăng mạnh Theo nguồn của Cục Thống Kê Bình Thuận, diện tích thanh long toàn tỉnh 3.223 ha năm 2000 đã tăng lên 24.064 ha vào cuối năm 2014 với 9/10 huyện, thị xã, thành phố đều có diện tích trồng thanh long, vượt quy hoạch đề ra 15.000
ha vào năm 2015 Sản lượng thanh long toàn tỉnh năm 2014 đạt 449.297 tấn, gấp hơn 10 lần so với năm 2000
Do tầm quan trọng của cây thanh long, huyện Hàm Thuận Bắc cũng đã xác định
đó là cây lợi thế của huyện Là huyện đứng thứ hai trong tỉnh về diện tích thanh long sau huyện Hàm Thuận Nam Theo nguồn của Tổng Cục Thống kê Bình Thuận, năm 2000, toàn huyện có 841 ha với với sản lượng 10.600 tấn (so với huyện Hàm Thuận Nam là: 1.822 ha và 26.480 tấn) thì đến năm 2014, toàn huyện có 8.002 ha với sản lượng là 126.350 tấn (so với huyện Hàm Thuận Nam là: 11.719 ha và 270.500 tấn)
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, giá cả thanh long lên xuống thất thường làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng thanh long Đồng thời, do nhu cầu của thị trường, nhu cầu về sản phẩm sạch, sản phẩm có lợi cho sức khỏe ngày càng tăng Do đó, từ năm
Trang 122008, sau khi Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, UBND tỉnh Bình Thuận đã có nhiều chương trình, quy định khuyến khích nhân dân đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap Tuy nhiên, qua hơn 6 năm triển khai thực hiện, kết quả hộ sản xuất thanh long theo Chương trình VietGap chưa đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh nhà Theo số liệu của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh, đến cuối năm 2014, diện tích sản xuất thanh long VietGap của tỉnh chỉ có 7.692,58 ha, đạt 31,97% diện tích thanh long toàn tỉnh Trong đó, toàn huyện Hàm Thuận Bắc có 3.076,89 ha sản xuất thanh long VietGap, đạt 38,45% diện tích thanh long của huyện
Thực trạng đó đặt ra thách thức lớn cho cây thanh long của huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng và của tỉnh Bình Thuận nói chung xác định vị thế trong quá trình phát triển, nhất là trong các năm tới Việt Nam phải gỡ bỏ các rào cản phi thương mại, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới theo cam kết khi đàm phán gia nhập WTO và
TPP Vì vậy, nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGap của hộ trồng thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” là rất cần thiết nhằm,
làm rõ hơn thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long hiện nay, nhất là tình hình sản xuất thanh long VietGap; từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh sản xuất thanh long VietGap, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu thanh long với giá cả cao, làm tăng thu nhập của người trồng thanh long Nhu cầu sản xuất thanh long sạch là cần thiết trong bối cảnh sản lượng thanh long chủ yếu dành cho xuất khẩu, các nước phát triển đòi hỏi yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng nước sở tại
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu trên, đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Phân tích các yếu tố tác động đến việc hộ gia đình trồng thanh long tham gia chương trình thanh long VietGap ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
- Phân tích các yếu tố liên quan đến kỳ vọng của hộ trồng thanh long theo chương trình VietGap và các chính sách của nhà nước
Trang 13- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm phát triển sản xuất thanh long VietGap ở huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng sản xuất thanh long của hộ gia đình ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh
Bình Thuận như thế nào ?
- Hộ trồng thanh long theo chương trình VietGap có những mong muốn gì, chính sách hộ trợ của nhà nước trong thực hiện chương trình thanh long VietGap ?
- Các yếu tố tác động đến hộ gia đình trồng thanh long tham gia chương trình thanh long VietGap ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận ?
1.5 Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là các hộ gia đình sản xuất thanh long VietGap và sản xuất thanh long theo kiểu truyền thống từ 03 năm trở lên (khi cây thanh long cho thu nhập chính thức) Đối tượng phỏng vấn là chủ hộ gia đình, người quyết định cách thức sản xuất thanh long VietGap và truyền thống
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu 10/13 xã có diện tích sản xuất thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
- Về thời gian: Năm 2014
Giới hạn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến hộ gia đình trồng thanh long tham gia VietGap ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Cụ thể:
Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn lãnh đạo một số ngành chức năng ở Bình Thuận nhằm tìm hiểu, tham vấn về những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trang 14Nghiên cứu định lượng:
- Phương pháp phân tính số liệu: Sử dụng phần phần mềm SPSS, Stata và Excel làm công cụ nhập và phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng trồng thanh long theo chương trình VietGap và truyền thống ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận Thông kê mô tả, tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế-xã hội; mô tả đặc điểm của hộ nông dân trồng thanh long
Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu nhập làm cơ sở phân tích và kết luận kết quả nghiên cứu
- Phương pháp phân tích bằng hồi quy mô hình Logit
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học và mô hình kinh tế lượng nhằm phân tích tác động đến hộ gia đình trồng thanh long tham gia VietGap ở huyện Hàm Thuận Bắc,tỉnh Bình Thuận Trên cơ sở đó, chỉ ra các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hộ gia đình trông thanh long theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Hàm Thuận Bắc
Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng các chính sách khuyến khích các hộ trồng thanh long tham gia chương trình VietGap phát hiện những vấn đề phù hợp, chưa phù hợp; từ đó đưa ra hàm ý chính sách khắc phục có kết quả khó khăn, thách thức, để phát triển sản phẩm thanh long, một sản phẩm lợi thế chủ lực của huyện Hàm Thuận Bắc-tỉnh Bình Thuận, góp phần tăng thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học thiết thực giúp chính quyền địa phương, các hộ gia đình có những giải pháp cụ thể và thích hợp nhằm phát triển thanh long tỉnh Bình Thuận bền vững
1.8 Một số điểm khác so với nghiên cứu trước
Cũng như các nghiên cứu trước, nghiên cứu trong luận văn này sử dụng các yếu
tố về nhân trắc học, trình độ văn hóa, thành phần dân tộc, đặc điểm sản xuất của từng hộ gia đình, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, các hoạt động tạo thu nhập khác,…để tiếp cận
Trang 15hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hay truyền thống Tuy nhiên, nếu các nghiên cứu trước tập trung tiếp cận người trồng thanh long theo hướng thu nhập của hộ trồng thanh long VietGap, thì trong nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận theo hướng các yếu
tố ảnh hưởng đến việc tham gia VietGap của hộ trồng thanh long
Do đó, luận văn này đã phân thành bốn nhóm các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGap của hộ tham gia trồng thanh long, trong đó có hai nhóm tương đối giống các luận văn trước là nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm chủ hộ và hộ gia đình,
nhóm các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình; nhóm các yếu tố liên quan đến kỳ vọng của hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap chưa đề cập đến các nghiên cứu trước và nhóm thứ tư là các yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của
nhà nước
Từ đó, nghiên cứu đã đi sâu phân tích bằng mô hình logit để đánh giá các yếu tố tác động đến hộ trồng thanh long tham gia VietGap tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận qua đó xác định cụ thể các yếu tố làm cho các hộ dân sản xuất thanh long chưa tích cực tham gia sản xuất theo chương trình VietGap, mặc dù đây là điều kiện tiên quyết Từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp để lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng tham khảo vận dụng vào thực tế để nâng cao diện tích sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap nhằm phát triển thanh long tỉnh Bình Thuận bền vững hơn, tạo thuận lợi tăng thu nhập của người trồng thanh long
Như vậy, điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước là đánh giá được các yếu tố quyết định đền việc hộ trồng thanh long có tham gia VietGap hay không Đồng thời, đánh giá được hiệu quả của Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap mà UBND tỉnh Bình Thuận đã triển khai trong các năm qua Qua
đó, đề xuất một số giải pháp thích hợp ứng dụng vào thực tiễn
1.9 Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, tài liệu tham khảo, các bảng biểu, bố cục luận văn gồm:
Chương 1: Giới thiệu Chương này trình bày tóm tắt lý do nghiên cứu, vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của luận văn, một số
Trang 16điểm khác so với các nghiên cứu trước và kết cấu luận văn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước Chương này trình bày tóm tắt
các khái niệm của luận văn; giới thiệu tổng quan lý thuyết về hàm sản xuất và chi phí, các mô hình tăng trưởng, chí phí và lợi ích, tối đa hóa lợi nhuận,
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Đề xuất phương pháp nghiên
cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, việc thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tình
hình sản xuất thanh long nói chung và sản xuất thanh long theo teo tiêu chuẩn VietGep nói riêng; tình hình thực hiện các chính sách khuyến khích trồng thanh long VietGap ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận; đồng thời đi sâu mô tả cụ thể các kết quả và nêu bật ý nghĩa thực tiễn của các kết quả thu được
Chương 5: Kết luận và gợi ý một số giải pháp Tóm lược những kết quả thu
được; đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị cơ chế, chính sách; đồng thời chỉ rõ hạn chế của đề tài và đề xuất những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
Trang 17
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Nền tảng của mọi nghiên cứu là lý thuyết nền phục vụ phát triển ý tưởng nghiên cứu Từ các khái niệm liên quan đến sản xuất nông nghiệp hiện nay cho đến mô hình kinh tế quan trọng và vấn đề cần tập trung ảnh hưởng đến tư duy phát triển kinh tế ngày nay Nền tảng của lý thuyết giúp chúng ta phát triển nghiên cứu có liên quan đến phân tích lợi ích chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Sản xuất nông nghiệp truyền thống
Theo Dwight et al (2006), người ta thường nghĩ rằng nông nghiệp truyền thống được tạo nên từ những người nông dân với những phương pháp canh tác tồn tại và lưu truyền từ đời này qua đời khác Điều đó hàm ý rằng những người nông dân truyền thống luôn tự trói mình trong tập quán và không bao giờ muốn thực hiện bất cứ sự thay đổi nào cho dù việc thay đổi có thể giúp gia tăng năng suất và hiệu quả lao động Những tập quán này luôn được củng cố bằng giá trị và niềm tin, gắn liền với tôn giáo Do đó, việc thay đổi hiển nhiên là rất khó khăn do phải đối mặt với những phản ứng bắt nguồn từ tín ngưỡng lâu đời
Đặc điểm nổi bật của công nghệ nông nghiệp truyền thống là nó thay đổi rất chậm Bởi vậy người nông dân thường không thể phản ứng kịp nếu các phương pháp nông nghiệp liên tục thay đổi, ngược lại họ thường thử nghiệm những kỹ thuật khác nhau trong một thời gian dài cho đến khi tìm ra một phương pháp phù hợp với công nghệ hiện có Những người nông dân trong một ngữ cảnh truyền thống sẵn sàng thay đổi nếu sự thay đổi đó mang lại lợi ích lớn hơn Rất nhiều lần, khi giá cả của một số loại nông sản nào đó tăng cao so với các loại nông sản khác, người nông dân lập tức đổ xô trồng những loại cây này; và khi giá giảm thì hiện tượng ngược lại sẽ xảy ra
2.1.2 Gap
Theo FAO, “Gap là quá trình thực hành canh tác, chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững của môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là an toàn và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp”
Trang 18Theo đó, GAP được định nghĩa là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, sản phẩm phải đảm bảo không chưa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học, hóa chất Khái niệm GAP (Thực hành canh tác tốt) đã phát triển vào những năm gần đây trong bối cảnh những thay đổi và toàn cầu hóa nhanh chóng của ngành công nghiệp thực phẩm và là kết quả của nhiều mối quan tâm, cam kết của những người quản lý sản xuất thực phẩm, an ninh lương thực, chất lượng và
an toàn thực phẩm, sự bền vững môi trường của ngành nông nghiệp
Theo nghĩa rộng, GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng đến sự bền vững
về môi trường, kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an toàn Nông dân tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đã áp dụng GAP qua các phương pháp nông nghiệp bền vững như: quản lý động vật gây hại, quản lý dinh dưỡng và bảo tồn nông nghiệp Những phương pháp này được áp dụng tùy theo các hệ thống canh tác và qui mô của từng đơn vị sản xuất bao gồm sự hỗ trợ, đóng góp của các chương trình và chính sách của nhà nước về an ninh lương thực, cơ sở vật chất,…
Sự phát triển của cách tiếp cận chuỗi thực phẩm đến chất lượng và an toàn thực phẩm có nhiều quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp và thực hành sau sản xuất, và
đề ra nhiều cơ hội sử dụng các nguồn lực bền vững Ngày nay GAP được công nhận chính thức trong khuôn khổ qui tắc quốc tế nhằm giảm thiểu các mối nguy liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, đánh giá sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng, cân nhắc đến môi trường và an ninh
Sử dụng GAP cũng được khuyến khích trong khu vực kinh tế tư nhân qua các qui tắc thực hành và các chỉ dẫn không chính thức do các nhà chế biến và cung cấp lẻ đưa ra
do nhu cầu của người tiêu thụ đối với thực phẩm không độc và sản xuất ổn định Xu hướng này thúc đẩy người nông dân sản xuất tham gia và được công nhận GAP bởi họ
có nhiều cơ hội mở thị trường mới hơn, có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu hơn
GlobalGap/EurepGap là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế
dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn GlobalGap của mình Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGap là sự đảm bảo rằng thực
Trang 19phẩm đạt được mức độ chấp nhận được về an toàn và chất lượng, và quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, môi trường, và có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi Nếu không có sự đảm bảo này, người sản xuất nông nghiệp có thể bị thị trường từ chối (http://www.globalgap.org/uk_en/)
VietGap: Theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN, 2008, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (gọi tắt là VietGap: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dung, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm
VietGap cho rau quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/ GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững (Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN, 2008)
Theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN, 2008, Lợi ích của việc tham gia VietGap là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia sản xuất theo Chương trình
VietGap là thực hiện quy trình sản xuất hiện đại nhằm giảm chi phí sản xuất, bảo đảm các điều kiện về môi trường nhằm phát triển bền vững; sản phẩm tham gia chương trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap có điều kiện thâm nhập thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường khó tính, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng sẵn lòng chi trả cao cho các sản phẩm sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe
2.1.3 Nông nghiệp sinh thái
Nền nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp kết hợp hài hòa những cái ưu điểm, tích cực của hai nền nông nghiệp: Nông nghiệp hóa học và nông nghiệp hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm: thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai (nông nghiệp bền vững); thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao,
Trang 20phẩm chất nông sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế cao.” (Lê Văn
Khoa, 1999)
2.1.4 Hộ gia đình
Steinemann et al (2005), hộ gia đình là một đơn vị tiêu dùng (và sản xuất) cơ bản trong nền kinh tế; bao gồm một hay nhiều cá nhân Các hộ gia đình ra quyết định về việc lao động, chi tiêu,và sử dụng tài sản cá nhân Những quyết định này có thể dựa trên một số mục đích, nhưng nói chung, kinh tế học giả định rằng người ta sẽ cố gắng tối đa hóa sự thỏa mãn của họ Cho dù các hộ gia đình khác nhau, và các cá nhân trong hộ cũng khác nhau, nhưng mỗi người phải đưa ra những quyết định cơ bản về cách thức làm thế nào để kiếm thêm thu nhập và chi tiêu thu nhập của họ cho hàng hóa dịch vụ Người ta nhận thu nhập từ lao động, từ sinh lợi đầu tư, quà tặng, tiết kiệm và các chương trình chuyển giao Các hộ gia đình không chỉ là người tiêu dùng mà còn là người sản xuất hàng hóa và dịch vụ
Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ, là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu) Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai (Haviland, 2003)
2.1.5 Thu nhập
Theo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là số tiền thu được hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
Tổng cục Thống kê (2010), Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu được khi bỏ sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng
Trang 212.1.6 Thu nhập hộ gia đình
Singh và cộng sự (1986), thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp
Tổng cục Thống kê (2010), thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm
Theo Tổng Cục Thống kê (2010), thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm Thu nhập của hộ bao gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi
đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu khác được tính vào thu nhập như thu cho, biếu, mừng, lãi tiết kiệm… Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …
Nguyễn Hải (1995), cho rằng thu nhập bao gồm các khoản thu được do lao động như tiền lương, tiền công, thù lao lao động, thu nhập bằng tiền và hiện vật trong kinh tế
hộ gia đình Các khoản thu nhập nhận được ngoài lao động bao gồm các khoản phụ cấp hưu trí, thương tật, ốm đau, thai sản, an dưỡng, học bổng, các khoản chuyển nhượng, trúng xổ số, lãi tiết kiệm,…
Liên quan đến thu nhập của hộ gia đình, như chúng ta đã biết có nhiều nghiên cứu trước đây, trong đó Mincer (1974, trích bởi Bùi Quang Bình, 2008) cũng cho rằng thu nhập của hộ ảnh hưởng bởi các yếu tố: Trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp và giới tính của chủ hộ
Theo Scoones (1998, trích bởi Mwanza, 2011), những yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình bao gồm: vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội Vốn tự nhiên là đất đai, nước, không khí là cơ sở cho tất cả các hoạt động kinh tế của con người Vốn tài chính bao gồm các khoản tiết kiệm và tín dụng, cho biết khả năng của một hộ gia đình để tiết kiệm và tiếp cận tín dụng cho đầu tư trong bất kỳ các
Trang 22hoạt động tạo thu nhập Vốn con người mô tả các yếu tố như giáo dục, lực lượng lao động và giới tính Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau Bên cạnh
đó, nguồn lực vốn con người của các hộ gia đình và các yếu tố nhân khẩu xã hội như giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ cùng với tỷ lệ phụ thuộc ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
Mankiw (1998, 2003), sự khác biệt thu nhập của các nước chính là do sự khác biệt
về năng suất lao động Trong khi đó Park S.S (1992), trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng nông nghiệp là do nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và chính nó quyết nâng cao thu nhập của nông dân Các yếu tố tác động đến năng suất cũng sẽ tác động đến thu nhập Đinh Phi Hổ (2003) và hầu hết các nghiên cứu trước có liên quan đều cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp bao gồm: Quy mô diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, trình độ cơ giới, vốn vay, trình độ kiến thức về nông nghiệp, hiểu biết về sinh học, của chủ hộ
Như vậy, theo lý thuyết và các nghiên cứu trước của các tác giả nêu trên, sự khác biệt về thu nhập là do sự khác biệt về năng suất lao động; trong nông nghiệp, năng suất lao động là điều kiện tiên quyết để nâng cao thu nhập của các hộ dân Trong khi đó, năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến chủ hộ, như tuổi, trình độ văn hóa, kiến thức, giới tính, và các yếu tố liên quan đến sở hữu của chủ hộ, như quy
mô đất sản xuất, công cụ sản xuất,
2.1.8 Ứng dụng công nghệ
Theo Steinermann et al (2005), không ứng dụng công nghệ, việc sản xuất hàng hóa bằng các phương pháp có chi phí thấp nhất thì chi phí có thể không bao gồm tất cả những chi phí xã hội của hoạt động sản xuất Và cá nhân trong xã hội, cả thế hệ tương lai đều phải gánh chịu những chi phí ngoại tác này và có thể gánh chịu theo những cách
Trang 23thức không công bằng Những người hưởng lợi ích của các phương pháp sản xuất có chi phí thấp có thể không phải là những người gánh chịu chi phí một cách tương xứng
Theo Solow (1956), tiến bộ công nghệ cho phép sản lượng trên lao động không ngừng tăng Khi công nghệ được cải tiến (T tăng), hiệu quả và năng suất lao động tăng,
vì cùng một giá trị lao động bây giờ có thể sản xuất được nhiều sản lượng hơn T có thể tăng lên nhờ những cải tiến trong công nghệ theo ý nghĩa khoa học (các phát minh và các quy trình mới) hay theo nguồn vốn con người, như sự cải thiện về y tế, giáo dục, hay kỹ năng của lực lượng lao động
Theo Manfred Gartner (2009), khi vốn tăng (K tăng), đồng thời vốn con người cũng tăng (H tăng) thì thu nhập tăng mãi mãi Mô hình này giải thích sự tăng trưởng bền vững dựa trên biến ngoại sinh là thay đổi công nghệ và biến nội sinh là vốn con người
Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất Cùng quan điểm này Wharton (1963) cũng cho rằng: với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau
Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế không chỉ duy nhất là gia tăng vốn sản xuất mà còn phụ thuộc phát triển tiến bộ kỹ thuật, tức trình độ công nghệ (Nicholas Kaldo, 1957) Theo Park S.S (1992), trong giai đoạn đang phát triển, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp (công nghệ sinh học và cơ giới hóa) Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Nguyễn Hữu Trí (2010) với mẫu là 210 quan sát tại 03 huyện của tỉnh Bến Tre cho kết quả là yếu tố trình độ cơ giới (chi phí dịch vụ bằng cơ giới) có ảnh hưởng cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với năng suất lao động nông nghiệp Các nghiên của các tác giả có liên quan và thực tế trong sản xuất nông nghiệp đều cho thấy yếu tố chi phí sinh học (giống, phân bón, thuốc hóa học) có ảnh hưởng đến thu nhập
Như vậy, công nghệ là tập hợp quy trình, các phương pháp, bí quyết, kỹ năng, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống
Trang 24Công nghệ được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm Phần cứng chính là máy móc, nhà xưởng, thiết bị, Phần mềm gồm vốn con người, như: Kiến thức, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm của người lao động, và tổ chức, như: Quản lý, bố trí, sắp xếp, điều phối,
2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết về sản xuất và chi phí
2.2.1.1 Hàm sản xuất
Theo David Begg (2005), hàm sản xuất mô tả số lượng sản phẩm tối đa có thể
được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố đầu vào nhất định ứng với trình độ kỹ thuật nhất định Yếu tố đầu vào được định nghĩa là một hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng
để sản xuất ra sản lượng đầu ra
Kỹ thuật sản xuất là cách kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả để sản xuất ra một mức sản lượng cho trước Hiệu quả được hiểu là không còn cách nào khác
để sản xuất ra mức sản lượng cho trước đó mà nếu sử dụng ít yếu tố đầu vào này thì bắt buộc phải tăng yếu tố đầu vào kia Hàm sản xuất là tập hợp của tất cả các kỹ thuật sản xuất hiệu quả đó Kỹ thuật là cách kết hợp cụ thể các yếu tố đầu vào để sản xuất ra các yếu tố đầu ra Công nghệ là một loạt các kỹ thuật đã biết Tiến bộ kỹ thuật là một kỹ thuật mới cho phép sản xuất ra một mức sản lượng như trước nhưng sử dụng ít yếu tố đầu vào hơn trước
Giả sử có hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L), hàm sản xuất được biểu thị Q = f(K,L) Để phân biệt tác động của một yếu tố sản xuất và tất cả các yếu tố sản xuất đến sản lượng, cần phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và hàm sản xuất dài hạn Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất Nếu K là yếu tố cố định, L là yếu tố thay đổi thì hàm sản xuất có dạng: Q = f(L) Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để có thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng Do đó, hàm sản xuất có dạng: Q = f(K,L)
Tổng sản lượng trong ngắn hạn: Q = f(L) Tổng sản lượng trong ngắn hạn có đặc điểm là lúc đầu L tăng thì Q tăng, đến một số lượng lao động nào đó thì Q đạt mức tối
đa, và nếu cứ tiếp tục tăng L thì Q giảm xuống
Trang 25Năng suất bình quân (AP) của một yếu tố đầu vào là phần sản lượng trung bình được tạo ra tương ứng với việc sử dụng 1 đơn vị yếu tố đầu vào Năng suất lao động bình quân: APL = Q/L Năng suất vốn bình quân: APK = Q/K
Năng suất biên (MP) của một yếu tố đầu vào biến đổi là phần sản lượng gia tăng khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi đó, trong khi các yếu tố khác được giữ nguyên Nếu L là yếu tố đầu vào biến đổi, K cố định, thì năng suất biên của lao động là: MPL = ΔQ/ΔL Nếu K là yếu tố đầu vào biến đổi, L cố định, thì năng suất biên của vốn là: MPK = ΔQ/ΔK Quy luật năng suất biên giảm dần thể hiện năng suất biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ chỉa xuống tại 1 điểm nào đó, khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có
Đồ thị 2.1 Kết hợp hiệu quả các yếu tố sản xuất
Trang 26Giai đoạn 1: Thể hiện hiệu quả việc sử dụng lao động và vốn Trong giai đoạn này, tổng sản lượng tăng nhanh khi sử dụng L1, tăng chậm lại khi sử dụng quá L1; trong khi đó năng suất bình quân của lao động tăng dần và đạt cực đại tại L2
Giai đoạn 2: Thể hiện hiệu quả việc sử dụng lao động giảm và hiệu quả của việc
sử dụng vốn tăng Trong giai đoạn này, tổng sản lượng tiếp tục tăng nhưng chậm dần và đạt cực đại tại L3 Do năng suất biên của lao động giảm nhanh kéo theo năng suất bình quân của lao động giảm
Giai đoạn 3: Thể hiện việc sử dụng lao động và vốn đều kém hiệu quả Trong giai đoạn này, năng suất biên của lao động âm do đó tổng sản lượng giảm Đây là giai đoạn phi hiệu quả sản xuất nếu sử dụng lao động vượt quá L3
Phối hợp tối ưu các yếu tố đầu vào: Đó là việc lựa chọn các yếu tố đầu vào để tạo
ra mức sản lượng lớn nhất trong điều kiện chi phí cho trước hoặc đó là việc lựa chọn các yếu tố đầu vào với mức chi phí thấp nhất để tạo ra mức sản lượng cho trước
Đồ thị 2.2 Phối hợp các yếu tố đầu vào để sản lượng lớn nhất, chi phí cho trước
(Nguồn: David Begg, 2005)
Vốn/năm
A
C1
Trang 27Mức chi phí C1 có thể thuê hai yếu tố sản xuất với các kết hợp K2L2 hay K3L3 Tuy nhiên, cả hai kết hợp này đều cho mức sản lượng thấp hơn kết hợp K1L1
Đồ thị 2.3 Phối hợp các yếu tố đầu vào để chi phí tối thiểu, sản lượng cho trước
(Nguồn: David Begg, 2005) Mức sản lượng Q1 có thể sản xuất với các kết hợp K2L2 hay K3L3 Tuy nhiên, cả hai kết hợp này đều có chi phí cao hơn kết hợp K1L1
2.2.1.2 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để sản xuất và tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong một thời gian nhất định
* Phân loại chi phí:
Căn cứ vào công tác hạch toán và tính chất đầy đủ của chi phí, có các loại chi phí: Chi phí hiện (chi phí kế toán) là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh; chi phí ẩn là phần thu nhập hay lợi nhuận đã bị mất đi bởi khi thực hiện phương án này mà ta bỏ lỡ cơ hội thực hiện phương
án tốt nhất trong các phương án còn lại, chi phí ẩn thường được xét ở chi phí ẩn về thời gian và chi phí ẩn về vốn tài chính; chi phí cơ hội là loại chi phí đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí cơ hội còn gọi là chi phí kinh tế, bao gồm chi phí hiện và chi phí ẩn
Trang 28Căn cứ vào tính chất của chi phí theo thời gian: Chi phí ngắn hạn (là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất trong ngắn hạn) và chi phí dài hạn (là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất trong dài hạn)
Căn cứ vào mức biến đổi của chi phí và sản lượng: Chi phí biến đổi (TVC-Là chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi); chi phí cố định (TFC- Là chi phí không đổi khi sản lượng thay đổi); tổng chi phí (TC=TVC + TFC); chi phí biến đổi bình quân (AVC =
TVC/Q); chi phí cố định bình quân (AFC = TFC/Q); chi phí bình quân (AC = TC/Q); chi
phí biên (MC = ΔTC/ΔQ); chi phí sản xuất bình quân dài hạn (LAC); chi phí bình quân ngắn hạn (SAC); chi phí biên dài hạn (LMC)
* Quy mô sản xuất tối ưu và quy mô hợp lý:
Đồ thị 2.4 Quy mô sản xuất tối ưu và quy mô hợp lý
(Nguồn: David Begg, 2005)
C
Q
Q 1
Trang 29Quy mô sản xuất tối ưu là quy mô sản xuất có hiệu quả nhất trong tất cả các quy
mô sản xuất mà có thể thiết lập Tại mức sản lượng có quy mô sản xuất tối ưu thì đường SAC tiếp xúc với đường LAC tại điểm cực tiểu của hai đường là tại Q* Ta có:
LACmin = SACmin = LMC=SMC Quy mô sản xuất hợp lý là quy mô sản xuất có hiệu quả trong một thời điểm cụ thể Ở bất kỳ mức sản lượng Q nào khác với Q* ta luôn có SAC> LAC Nhưng muốn sản xuất tại mức sản lượng Q cho trước thì ta có thể chọn quy mô sản xuất hợp lý (tại Q1
và Q2) tại đó sẽ tối thiểu hóa chi phí sản xuất trong dài hạn, tức phải thỏa điều kiện:
SAC=LAC, SMC=LMC
2.2.2 Phân tích lợi ích chi phí
Theo Steinermann et al (2005), lý thuyết về lợi ích chi phí là:
Phân tích lợi ích chi phí (cost-benefit analysis- CBA) là một phương pháp để phân loại và định lượng các lợi ích và chi phí xảy ra theo thời gian của một dự án, một kế hoạch hay một chính sách Phương pháp này cũng mang lại một cách thức để ta so sánh các phương án chọn lựa, và cân nhắc các lợi ích, chi phí Điều này dẫn đến một tiêu chí ra quyết định cơ bản của CBA: Nếu lợi ích lớn hơn chi phí thì hành động này được cho là chấp nhận được dựa trên các nguyên tắc kinh tế Các phép phân tích lợi ích chi phí là phương tiện giúp chúng ta có thêm thông tin cho việc ra quyết định, chứ không phải bản thân ra quyết định, đặc biệt khi chi phí và lợi ích không thể hiện bằng tiền một cách chặt chẽ
Để đánh giá các dự án, việc phân tích lợi ích chi phí đòi hỏi chúng ta phải quy các lợi ích chi phí về giá trị bằng tiền
Phân tích lợi ích chi phí còn gọi là phân tích chi phí lợi ích (benefit-cost analysis-
BCA) Thực chất cả hai đều cùng phương pháp Tuy nhiên, thuật ngữ phân tích hiệu quả
chi phí (cost-efficiency analysis- CEA) nói tới một phương pháp khác Trong phân tích
hiệu quả chi phí, mục tiêu là tìm ra phương pháp hiệu quả nhất về mặt chi phí, hay có chi phí thấp nhất để thực hiện một quyết định Theo một ý nghĩa cụ thể, phân tích hiệu quả chi phí tập trung vào một nửa của phân tích lợi ích chi phí mà thôi-khía cạnh của chi
Trang 30phí Phương pháp hiệu quả chi phí thường được sử dụng khi một quyết định đã ban hành và mục tiêu là tối thiểu hóa chi phí thực hiện, hay lợi ích của các phương án khác khó
xác định hay thay đổi được, và mục tiêu là tìm phương án hiệu quả nhất về mặt chi phí
Tiến trình phân tích cơ bản của một phép phân tích lợi ích chi phí: Xây dựng các phương án thay thế, bao gồm cả phương án “không làm gì”; xác định phạm vi của quyết định, bao gồm: công chúng, phạm vi về thời gian và không gian; xác định các chi phí của từng phương án; Xác định các lợi ích của từng phương án; định lượng các chi phí và lợi ích của từng phương án; đánh giá các chi phí so sánh với lợi ích; đánh giá các tác động về công bằng
2.2.3 Tối đa hóa lợi nhuận
Adam Smith trong tác phẩm của Ông vào cuối thế kỷ 18 đã lập luận rằng, thị trường cạnh tranh hoạt động như một “ bàn tay vô hình” giúp chuyển hóa hành vi tối đa hóa độ thỏa diụng của người tiêu dùng và nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất thành kết quả thị trường mang lại lợi ích tốt nhất cho toàn xã hội (Adam Smith, 1776) Nói cách khác, lập luận của Smith là người tiêu dùng hay các doanh nghiệp riêng lẻ trong khi mưu cầu lợi ích cá nhân của họ sẽ tự động và cùng nhau thúc đẩy lợi ích chung Nếu có một hàng hóa nào đó có giá trị đối với người tiêu dùng và họ sẵn lòng trả một mức giá vượt qua chi phí sản xuất, thì các nhà sản xuất đang tìm kiếm lợi nhuận sẽ tham gia sản xuất hàng hóa đó bằng những phương pháp có chi phí thấp nhất
Theo Robert và Daniel (1999), trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo tất cả các hãng sản xuất sản phẩm giống nhau, và mỗi hãng là rất nhỏ so với ngành nên quyết định sản lượng của nó không ảnh hưởng gì đến giá thị trường Các hãng mới dễ dàng gia nhập ngành nếu thấy có tiềm năng về lợi nhuận và rút khỏi ngành nếu thấy bắt đầu bị lỗ
Lợi nhuận là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí; do đó, để tìm ra mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận chúng ta phải phân tích doanh thu Giả sử sản lượng của một doanh nghiệp là q và doanh thu là R Doanh thu này bằng giá của sản phẩm (P) nhân với số đơn vị bán ra: R=Pq Chi phí sản xuất C cũng phụ thuộc vào mức sản lượng Lợi nhuận ( của là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí:
Trang 31Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng chọn mức sản lượng mà tại đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất Quy tắc lợi nhuận được tối đa hóa khi doanh thu biên bằng chi phí biên
Trong ngắn hạn, hãng cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng việc chọn mức sản lượng ở đó giá bằng chi phi phí biên (ngắn hạn), do đó giá lớn hơn hoặc bằng chi phí sản xuất biến đổi trung bình tối thiểu của hãng
Trong dài hạn, hãng cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận lựa chọn mức sản lượng ở đó giá bằng chi phi phí biên dài hạn
Từ lý thuyết lợi ích chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta có thể kết luận rằng hộ gia đình sản xuất nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều xây dựng chi phí và lợi ích của từng dự án hay hoạt động sản xuất sao cho chi phí luôn thấp hơn lợi ích và đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn nhất định
Đối với những hộ gia đình tham gia trồng thanh long theo chương trình VietGap, tất cả đều kỳ vọng rằng: Trên cùng một diện tích đất, chi phí sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap là thấp hơn so với trồng thanh long theo kiểu truyền thống; trồng thanh long có năng suất cao hơn, sản phẩm thanh long bảo đảm an toàn với người tiêu dùng; sản phẩm thanh long có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả tốt hơn sản phẩm thanh long truyền thống,…và do đó hộ trồng thanh long luôn kỳ vọng đạt mức lợi nhuận tối đa trên cùng diện tích đất so với hộ trồng thanh long truyền thống
2.2.4 Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
Theo Solow (1956), khi công nghệ được cải tiến, hiệu quả và năng suất lao động tăng, vì cùng một giá trị lao động bây giờ có thể sản xuất được nhiều sản lượng hơn Công nghệ phát triển là nhờ những cải tiển trong công nghệ theo ý nghĩa khoa học (các phát minh và các quy trình mới) hay theo nguồn vốn con người, như sự cải thiện về y tế, giáo dục, hay kỹ năng của lực lượng lao động
Theo Dwight et al, (2006), có hai cách để hiện đại hóa nông nghiệp truyền thống Cách thứ nhất là sử dụng công nghệ; một số loại đầu vào nhất định có thể kết hợp cùng kỹ thuật để gia tăng năng suất nông nghiệp Cách thứ hai để hiện đại hóa là việc huy
Trang 32động các nhân tố đầu vào và kỹ thuật ở những nước đang phát triển Không có một công nghệ hoàn hảo mang tính toàn cầu dành cho nông nghiệp Tất cả kỹ thuật nông nghiệp đều phải được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên của từng vùng
Có hai loại công nghệ khác nhau, bao gồm công nghệ máy móc và công nghệ sinh học Trong công nghệ máy móc, máy kéo, máy cày, máy gặt đập,…được sử dụng
để thay thế cho lao động chân tay Còn với công nghệ sinh học, năng suất được gia tăng bằng cách sử dụng giống cải tiến, giống mới, thay đổi quy trình canh tác, nên hiện tượng này còn được gọi là cách mạng xanh
Đồ thị 2.5 Hàm sản xuất công nghệ máy móc
(Nguồn: Solow, 1956)
Đường đồng lượng trong hàm sản xuất công nghệ máy móc dịch chuyển ra khỏi gốc tọa độ mô tả sự gia tăng của sản lượng nông nghiệp Sự dịch chuyển từ điểm a đến điểm b biểu thị việc chuyển sang sử dụng máy móc nhiều hơn, điều này làm cho sản lượng nông nghiệp tăng lên bởi máy móc có thể thay thế tốt cho lao động
a
b
Lao độn
g
Máy móc
Trang 33Đồ thị 2.6 Hàm sản xuất công nghệ sinh học
(Nguồn: Solow, 1956)
Đường đồng lượng trong hàm sản xuất này dịch chuyển ra khỏi gốc tọa độ mô tả sự gia tăng của sản lượng nông nghiệp Đường cong của hàm mô tả công nghệ sinh học thể hiện khả năng bổ sung cao Đường cong hình chữ L cho thấy tỷ lệ bổ sung cao vì chỉ một lượng nhất định phân bón và nước kết hợp với nhau có thể khiến sản lượng gia tăng Việc gia tăng liên tục đối với một loại đầu vào, ví dụ như phân bón, sẽ khiến hàm sản xuất công nghệ sinh học đối mặt với quy luật lợi suất giảm dần và khi đường cong nằm ngang, sẽ không có thêm đầu ra nữa Hàm công nghệ sinh học cũng có độ thay thế, nhưng tỷ lệ thay thế nhỏ hơn so với tỷ lệ công nghệ máy móc, cho thấy khả năng thay thế hạn chế của các yếu tố đầu vào Ví dụ việc tăng lượng phân bón từ điểm a đến điểm
b không làm cho sản lượng nông nghiệp tăng, bởi vì nhu cầu về nước ngày càng tăng làm cho tác dụng của phân bón hóa học không phát huy được
Tác dụng chủ yếu của công nghệ sinh học là tăng năng suất Một nhân tố quan trọng trong công nghệ sinh học là nước Các giống cây mới sử dụng nhiều phân bón hơn chỉ có thể mang lại năng suất cao hơn khi lượng nước cung cấp đầy đủ và kịp thời Do vậy, nỗ lực tăng năng suất ở các nước đang phát triển thường tập trung vào việc làm thế
Trang 34nào để mở rộng hệ thống thủy lợi để giúp cho vụ mùa ít phụ thuộc vào điều kiện thất thường của thời tiết Việc sử dụng ngày càng nhiều nguồn công nghệ sinh học đã giúp tăng ổn định sản lượng nông nghiệp, giúp lượng cung lương thực ngang bằng, thậm chí là cao hơn, so với tốc độ gia tăng dân số Trong tương lai, việc phát triển các giống mới,
mở rộng hệ thống thủy lợi, tăng cường sản xuất phân bón hóa học, sử dụng phân bón hữu cơ đúng quy trình là những nhân tố chính tăng sản lượng nông nghiệp nhiều hơn nữa
Từ đó, có thể nói rằng công nghệ sinh học là yếu tố chủ yếu áp dụng để tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng nông nghiệp Đối với hộ trồng thanh long, đây là một trong những điều kiện cơ bản để bảo đảm năng suất thanh long luôn cao
Bên cạnh đó, sản xuất thanh long theo quy trình mới được quy định trong chương trình sản xuất thanh long VietGap phối hợp với sử dụng công nghệ sinh học là điều kiện để giảm chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận vị năng suất cao, thị trường ổn định do sản xuất an toàn, giá bán ổn định
2.2.5 Các yếu tố tác động đến đến hộ trồng nông dân lựa chọn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap
Qua nghiên cứu các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết, việc phân tích lợi ích chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp tác động đến khả năng tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap của các hộ gia đình tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận thì các hộ xác định rằng việc tham gia trồng thanh long VietGap có mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng việc tham gia một chương trình, dự án mới có liên quan đến các yếu tố như nhân trắc học, trình độ văn hóa, thành phần dân tộc, đặc điểm sản xuất của từng hộ gia đình, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, các hoạt động tạo thu nhập khác,…Tóm lại, ta có thể phân các nhóm yếu tố tác động đến khả năng tham gia trồng thanh long VietGap như sau:
Tuổi của chủ hộ: Chủ hộ thường là người quyết định đến các hoạt động sản xuất
kinh doanh chính của hộ gia đình Theo Mpuga (2004, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hoàng, 2013), tuổi trẻ càng có nhu cầu cao hơn so với những người lớn tuổi về tín dụng do
Trang 35thanh niên này có nhiều hoạt động tham gia vào hoạt động kinh doanh và cần nguồn vốn, trong khi người lớn tuổi hơn dựa vào vốn đã tích lũy Chủ hộ tuổi trẻ thường chấp nhận và ứng dụng các kiến thức mới vào sản xuất hơn so với người lớn tuổi thường thực hành sản xuất bằng kinh nghiệm của mình; tuổi trẻ thường mạnh dạn đầu tư vốn để ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Như vậy, tuổi ảnh hưởng đến khả năng tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, tuổi càng cao ít có khả năng tham gia trồng thanh long VietGap hơn những người trẻ tuổi
Giới tính của chủ hộ: Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), ở các nước đang phát
triển, nơi còn có những thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắc khe thì giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ Những hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới có khả năng nghèo cao hơn những hộ có chủ hộ là nam giới, đặc biệt là những vùng nông thôn nghèo, nơi mà phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận những việc làm với thu nhập cao mà thường xuyên làm việc nội trợ trong nhà, cuộc sống dựa vào nguồn thu nhập từ nam giới
Chủ hộ là nữ thường ít mạo hiểm hơn nam giới, đặc biệt là vùng nông thôn phụ nữ thường ít có cơ hội tiếp cận những thông tin, kiến thức mới Do đó, nếu chủ hộ là nữ giới thường ít tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hơn
Kinh nghiệm của chủ hộ: Bùi Quang Bình (2008), ứng dụng hàm Mincer nghiên
cứu về vốn con người đối với thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng đến thu nhập, nếu chủ hộ có số năm kinh nghiệm tăng 1 điểm thì thu nhập của hộ tăng 0,577 điểm Huỳnh Trường Huy và Ông Thế Vinh (2009) cũng cho rằng: kinh nghiệm làm việc đóng góp tích cực và có ý nghĩa về thống kê đối với thu nhập của lao động nhập cư Tại Vĩnh Long, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) kết luận rằng, số năm kinh nghiệm làm việc của chủ hộ càng nhiều thì thu nhập bình quân của hộ sẽ càng tăng
Các nghiên cứu trên đã xác định, đối với người nông dân kinh nghiệm là yếu tố quan trọng để tăng thu nhập Điều này khẳng định rằng, nếu người nông dân có nhiều năm sản xuất một loại cây trồng nhất định, họ tích lũy kinh nghiệm để xác định được
Trang 36giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; họ cũng xác định được thời điểm thích hợp để bắt đầu vụ canh tác, tác động đúng thời điểm để cho ra hoa, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu như thế nào để tăng năng suất cây trồng,
Đa số hộ gia đình ở khu vực nông thôn làm nông nghiệp nên kinh nghiệm là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động Người có kinh nghiệm trồng thanh long nhiều năm thường dễ tham gia vào chương trình VietGap
Thành phần dân tộc: Theo Phạm Anh Ngọc (2008), trong nghiên cứu tại huyện
Phú Lương kết luận rằng: các hộ là dân tộc Kinh có thu nhập cao hơn gần 1,4 lần so với các hộ là dân tộc thiểu số Kết quả nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009) tại huyện Tri Tôn - An Giang cho thấy: Nông hộ dân tộc Kinh ở khu vực đồng bằng có mức thu nhập bình quân cao nhất và gấp 2,3 lần so với thu nhập bình quân của nông hộ dân tộc Khmer
ở khu vực đồi núi Người dân tộc thiểu số thường định cư tại miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp hơn vùng trung tâm, vùng đô thị hay vùng đồng bằng Người dân tộc thiểu số thường sống cô lập nên khó tiếp cận các nguồn lực sản xuất của xã hội Ngoài ra, họ còn có sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán hay những định kiến của các nhóm dân tộc đa số nên họ rất dễ bị cô lập và tách biệt khỏi
xã hội
Người dân tộc thiểu số thường ít tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap
Trình độ học vấn của chủ hộ: Theo Solow (1956) cho rằng giáo dục làm cho lao
động hiệu quả hơn thông qua các tiến bộ kỹ thuật Điều này xuất phát từ thực tế là giáo dục cho phép mọi người thích nghi dễ dàng hơn với những thay đổi của xã hội và kỹ thuật Vì vậy, trình độ học vấn của chủ hộ và những người trong gia đình có ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của gia đình
Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất Cùng quan điểm này Wharton (1963) cũng cho rằng: với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau Okurut và cộng sự (2002) trong phân tích về nghèo ở Uganda đã kết luận rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hộ gia đình càng giàu có Bên cạnh đó Bùi
Trang 37Quang Bình (2008), cũng kết luận rằng những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ
có mức thu nhập cao hơn
Người có trình độ, học vấn cao nên dễ dàng chấp nhận những kiến thức khoa học, công nghệ, quy trình sản xuất mới nên dễ dàng tham gia vào chương trình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap
Quy mô hộ gia đình: Okurut và cộng sự (2002) trong phân tích về nghèo ở
Uganda đã kết luận rằng quy mô hộ gia đình càng lớn thì hộ càng trở nên nghèo hơn Tại huyện Cờ Đỏ, Tp Cần Thơ, Nguyễn Sinh Công (2004) khẳng định: nếu quy mô của
hộ gia đình tăng thêm một người thì thu nhập bình quân đầu người của hộ sẽ giảm 9,2% Bên cạnh đó theo Đinh Phi Hổ (2006), tại tỉnh Bình Phước, quy mô hộ trung bình của tỉnh là 4,76 người/hộ, trong khi đó quy mô trung bình của hộ nghèo là 5,46 người/hộ, hộ giàu là 2,82 người/hộ Nếu gia đình đông con thì thu nhập bình quân đầu người của hộ càng thấp, điều này càng đúng khi các hộ gia đình nông thôn phần đông hộ sản xuất nông nghiệp để tạo thu nhập là chủ yếu vì thế trong điều kiện diện tích đất canh tác hạn chế việc tăng nhân khẩu thường làm giảm thu nhập bình quân của hộ
Như vậy, nếu quy mô hộ gia đình lớn, trong khi đó diện tích đất canh tác không tăng theo quy mô hộ gia đình; trong điều kiện hộ thuần nông nghiệp không có nhiều hoạt động khác tạo thu nhập Vì vậy, ở nông thôn, quy mô hộ gia đình lớn thường thu nhập thấp hơn các hộ có quy mô hộ gia đình nhỏ; thu nhập thấp, có khả năng trình độ học vấn trung bình trong hộ không cao, hộ không có điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
Như vậy, hộ có nhiều người ở nông thôn thường trình độ và thu nhập thấp hơn, không có điều kiện để ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất hiện đại vào sản xuất Do đó, quy mô hộ gia đình lớn thường ít trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap
Số lao động của hộ: Nghiên cứu của Shrestha và Eiumnoh (2000), nghiên cứu
về các yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ tại Thái Lan Với cỡ mẫu là 192 hộ gia đình nông thôn, kết quả hồi quy đa biến cho thấy số thành viên trong độ tuổi lao động cũng ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình
Trang 38Ngược lại với quy mô hộ gia đình, hộ có nhiều người trong độ tuổi lao động, mặc dù diện tích đất canh tác không đổi, hộ vẫn có điều kiện nâng cao thu nhập do hộ không phải mất chi phí thuê lao động bên ngoài; đồng thời, nếu hộ có nhiều người trong độ tuổi lao động, để đa dạng sinh kế, hộ thường có nhiều hoạt động khác tạo thu nhập hơn
Do đó, thu nhập của hộ tăng lên, hộ có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt thông tin về tiến bộ công nghệ và ứng dụng vào sản xuất nôn nghiệp
Hộ có nhiều người trong độ tuổi lao động tham gia trồng thanh long thường có thu nhập cao hơn, kiến thức đa dạng hơn nên có khả năng thử nghiệm trồng thanh long VietGap hơn
Diện tích đất sản xuất của hộ: Đất sản xuất là tư liệu chính và mang tính quyết
định của hộ gia đình làm nông nghiệp ở nông thôn để tạo ra thu nhập cho hộ gia đình
Do đó, thiếu đất sản xuất hoặc không có đất sản xuất thường thì thu nhập thấp Nghiên cứu của Nguyễn Sinh Công (2004) và của Mwanza (2011) đã chứng minh cho thấy thu nhập của hộ càng cao phụ thuộc vào diện tích đất càng lớn
Như chúng ta đã biết, nếu diện tích đất canh tác của hộ lớn, hộ thuận lợi áp dụng
cơ giới hóa và sản xuất, như vậy đã làm giảm chi phí sản xuất và qua đó làm tăng thu nhập của hộ trên một diện tích đất sản xuất Khi thu nhập của hộ tăng, thì hộ lại có điều kiện ứng dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất hiện đại vào sản xuất, Từ đó, lợi nhuận của hộ ngày càng cao hơn
Như vậy, có thể kết luận rằng diện tích đất trồng thanh long lớn, hộ tham gia vào trồng thanh long VietGap dễ hơn hộ có diện tích đất trồng thanh long nhỏ
Trình độ trung bình của hộ: Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Phương (2011),
cho thấy kết quả cho thấy học vấn trung bình của hộ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Thực tế đã chứng minh, trình độ học vấn trung bình của hộ cao thì các thành viên trong hộ đã có kiến thức nhất định để tiếp thu trình độ sản xuất mới, công nghệ mới, quy trình sản xuất phù hợp vào sản xuất nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận; đó chính là tăng thu nhập cho hộ ngày càng cao hơn hộ có trình độ văn hóa trung bình thấp
Trình độ học vấn trung bình của hộ càng cao, khả năng tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap càng lớn
Trang 39Tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương: Theo Nguyễn Quốc Nghi
(2010), việc tham gia các đoàn thể chính trị làm nâng cao khả năng nắm bắt thông tin càng nhiều, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của địa phương, Nhà nước càng thuận lợi, hơn nữa, khả năng tiếp cận các các cơ hội sản xuất nâng cao hiệu quả ngày càng nhiều
Hộ là thành viên của các hội, đoàn thể tại địa phương bắt buộc phải tham dự các cuộc sinh hoạt định kỳ theo quy định của từng hội, đoàn thể Qua sinh hoạt, các hộ ngoài việc tổng kết hoạt động, còn được giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, các kiến thức mới ứng dụng trong nông nghiệp, cùng nhau góp vốn phát triển kinh tế hộ, Đồng thời, các hội, đoàn thể là nơi các chương trình khuyến nông, khuyến công, tập huấn, các tổ chức tín dụng đầu tư vốn ưu đãi, để góp phần nâng cao thu nhập của hộ dân
Do đó, hộ là thành viên của các đoàn thể, tổ chức xã hội thường được trang bị kiến thức khuyến nông, tuyên truyền chủ trương của nhà nước, chính sách đối với tham gia trồng thanh long VietGap Do đó, các hộ này thường là trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap
Thuận lợi tiếp cận cơ sở hạ tầng: Đối với các hộ dân thuận lợi tiếp cận cơ sở hạ
tầng như điện, giao thông, nước tưới,…có khả năng tăng thu nhập cao hơn Theo Nguyễn Hữu Tín và Phan Thị Giác Tâm (2008), nghiên cứu ảnh hưởng của tiếp cận cơ
sở hạ tầng đến thu nhập của nông hộ ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 160 hộ gia đình ở huyện Chợ Mới Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích: Hàm hồi quy các yếu tố để xác định mức độ tác động của cơ sở hạ tầng đến thu nhập nông hộ; tham vấn cộng đồng để phân tích tác động cơ sở hạ tầng đến thu nhập, sản xuất và đời sống nông hộ; đường Lorenz và hệ số Gini để tìm hiểu phân phối thu nhập và bất bình đẳng phân phối thu nhập giữa các nhóm hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nếu vùng có đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, cụ thể là cơ sở hạ tầng đường giao thông và cơ sở hạ tầng nước, thì tổng thu nhập nông hộ tăng lên lần lượt là 0,63% và 0,32% (giá trị R2-hiệu chỉnh = 0,64); cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến thu nhập, sản xuất và đời sống của nông hộ bằng nhiều cách khác nhau như: tăng nghề phi nông nghiệp, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cơ sở hạ tầng, tăng thu nhập, điều kiện sản
Trang 40xuất tốt hơn; cơ sở hạ tầng không gây tác động bất bình đẳng thu nhập giữa nhóm hộ ở vùng có cơ sở hạ tầng tốt và nhóm hộ ở vùng có cơ sở hạ tầng không tốt Mặc dù cơ sở hạ tầng có nhiều tác động thuận lợi, thế nhưng khi đầu tư cơ sở hạ tầng còn những tác động bất lợi như: giảm thu nhập, thay đổi nghề, đến một nhóm nhỏ hộ dân ở vùng nghiên cứu
Hộ có vị trí đất sản xuất dễ dàng kết nối với hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thì dễ dàng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn, khả năng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap cũng cao hơn
Số hoạt động tạo thu nhập: Micevska (1974) cho rằng các vùng nông thôn ngày
nay đã từng bước tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh tế phi nông nghiệp, các hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập của họ Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010) tại tỉnh Phú Thọ, kết luận rằng: mô hình đa dạng hóa các hoạt động có ảnh hưởng thuận chiều đến thu nhập Thu nhập của hộ sẽ tăng lên 0,85% nếu hộ gia đình đa dạng hóa sản xuất
Trong điều kiện diện tích đất canh tác không đổi, nếu hộ đơn thuần chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích đó thì rõ ràng thu nhập của hộ không tăng nhiều, dù rằng hộ có cải tiến, áp dụng quy trình sản xuất mới để tăng năng suất Vì vậy,
để tăng thu nhập, hộ buộc phải đa dạng các hoạt động thu nhập, như buôn bán nhỏ lẻ, lao động thêm khi nông nhàn,
Số hoạt động tạo thu nhập càng nhiều, thì hộ thường không quan tâm đến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất do có thể thu nhập từ thanh long là phụ Do đó, hộ thường không quan tâm đến trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap
Chi phí sản xuất; năng suất sản xuất; giá bán sản phẩm và ổn định thị trường: Từ lý thuyết nền về lý thuyết về sản xuất và chi phí của David Begg (2005); lý
thuyết về lợi ích chi phí của Steinemann et al (2005); lý thuyết về tối đa hóa lợi nhuận
của Adam Smith (1776), Robert và Daniel (1999) và lý thuyết ứng dụng công nghệ
trong nông nghiệp của Solow (1956), Dwight et al (2006) Tất cả doanh nghiệp, hộ gia đình khi tham gia sản xuất kinh doanh đều kỳ vọng chi phí sản xuất thấp nhất, năng suất cao nhất có thể, giá cả bán ra cao và thị trường luôn ổn định và mở rộng