1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học

171 648 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Nếu giáo dục kỹ năng RQĐ một cách hệ thống, trong đó đảm bảo trang bị các bước cơ bản của kỹ năng RQĐ và tổ chức cho các em vận dụng kỹ năng này trong giải quyết các vấn đề cơ bản

Trang 1

- -

LÊ THỊ THU HÀ

GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH

CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Giáo dục

Mã số: 62.14.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình

PGS.TS Phan Thanh Long

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Lê Thị Thu Hà

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

8 Đóng góp mới của luận án 5

9 Các luận điểm cần bảo vệ 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC 6

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước 9

1.2 Các khái niệm công cụ 11

1.2.1 Kỹ năng 11

1.2.2 Kỹ năng sống 13

1.2.3 Kỹ năng ra quyết định 16

1.2.4 Giáo dục kỹ năng ra quyết định 24

1.3 Quá trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 25

1.3.1 Sự tất yếu phải giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 25

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 28

Trang 4

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 29

1.3.4 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 32

1.3.5 Phương pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 33

1.3.6 Các con đường giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học 37

1.3.7 Quy trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 39

1.3.8 Đánh giá trình độ kỹ năng ra quyết định của sinh viên 39

1.3.9 Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 40

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 43

1.4.1 Ảnh hưởng của yếu tố khách quan 44

1.4.2 Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan 45

Kết luận chương 1 46

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 48

2.1 Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát 48

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 48

2.1.2 Nội dung khảo sát 48

2.1.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát 48

2.1.4 Phương pháp khảo sát 48

2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức kỹ năng ra quyết định và giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 50

2.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 50

2.2.2 Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng ra quyết định đối với cuộc sống cá nhân 54

2.2.3 Quan niệm của CBQL, giảng viên và sinh viên về kỹ năng ra quyết định 55

2.3 Thực trạng kỹ năng ra quyết định của sinh viên 56

2.3.1 Thực trạng về những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định 57

2.3.2 Thái độ của sinh viên khi ra quyết định để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống 61

2.3.3 Thực trạng về cách ra quyết định của sinh viên 66

Trang 5

2.3.4 Các bước ra quyết định của sinh viên 71

2.3.5 Nhu cầu được giáo dục kỹ năng ra quyết định của sinh viên 77

2.4 Thực trạng giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên ở trường đại học 79

2.4.1 Đánh giá của CBQL, giảng viên và sinh viên về mức độ giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 80

2.4.2 Các hình thức giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 81

2.4.3 Kết quả giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV 82

2.4.4 Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 83

2.4.5 Đánh giá mức độ hài lòng đối với quá trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 84

2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định của sinh viên 85

2.5.1 Ảnh hưởng của yếu tố khách quan 86

2.5.2 Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan 87

2.6 Thực trạng những khó khăn khi giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 88

2.6.1 Ý kiến của CBQL và giảng viên 88

2.6.2 Ý kiến của sinh viên 89

Kết luận chương 2 90

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN 91

3.1 Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 91

3.1.1 Đảm bảo tiếp cận đồng bộ các con đường giáo dục 91

3.1.2 Bảo đảm phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và đặc điểm của sinh viên 91

3.1.3 Đảm bảo nguyên tắc giáo dục qua trải nghiệm, vận dụng kỹ năng ra quyết định trong các tình huống của cuộc sống 91

3.1.4 Đảm bảo nguyên tắc hoạt động và cùng tham gia của sinh viên 92

3.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 92

3.2.1 Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua các hoạt động GDNGLL 92

Trang 6

3.2.2 Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua học học phần

bắt buộc/ tự chọn, chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống hoặc kỹ năng mềm 103

3.2.3 Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học 105

3.2.4 Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua tham vấn 108

3.3 Các điều kiện đảm bảo giáo dục kỹ năng ra quyết định đạt hiệu quả 112

3.3.1 Công tác chỉ đạo 112

3.3.2 Giảng viên 112

3.3.3 Sinh viên 112

3.3.4 Thời gian 113

3.3.5 Cơ sở vật chất, tài chính 113

3.4 Thực nghiệm sư phạm 113

3.4.1 Khái quát chung về quá trình thực nghiệm 113

3.4.2 Tiêu chí và thang đánh giá 116

3.5 Kết quả thực nghiệm tác động 117

3.5.1 Kết quả thực nghiệm tác động lần 1 117

3.5.2 Kết quả thực nghiệm tác động lần thứ hai 131

3.5.3 Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm 142

3.6 Nghiên cứu trường hợp điển hình 143

3.6.1 Trường hợp thứ nhất 143

3.6.2 Trường hợp thứ hai 144

3.6.3 Trường hợp thứ ba 146

Kết luận chương 3 147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 1PL

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1a Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho

sinh viên 51 Bảng 2.1b So sánh nhận thức của sinh viên năm đầu và sinh viên năm

cuối về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định 52 Bảng 2.1c So sánh nhận thức của sinh viên theo giới tính về tầm quan

trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định 53 Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của

kỹ năng ra quyết định đối với cá nhân 54 Bảng 2.3 CBQL, giảng viên và sinh viên hiểu về kỹ năng ra quyết định 56 Bảng 2.4a Những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định 57 Bảng 2.4b So sánh theo giới tính của sinh viên về những vấn đề họ thấy

khó khi ra quyết định 59 Bảng 2.4c So sánh ý kiến của sinh viên năm đầu với sinh viên năm cuối

về những vấn đề thấy khó khi ra quyết định 60 Bảng 2.5a: Ý kiến CBQL, GV đánh giá về thái độ của sinh viên khi ra

quyết định các vấn đề trong cuộc sống 61 Bảng 2.5b: Sinh viên tự đánh giá thái độ ra quyết định của họ về các vấn

đề trong cuộc sống 63 Bảng 2.5c So sánh sinh viên theo giới tính về thái độ trong việc ra quyết

định để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống 64 Bảng 2.5d So sánh sinh viên năm đầu và năm cuối về thái độ trong việc

ra quyết định để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống 65 Bảng 2.6a: Ý kiến của CBQL và giảng viên về cách ra quyết định của

sinh viên 67 Bảng 2.6b: Ý kiến của sinh viên về cách ra quyết định của bản thân 68 Bảng 2.6c So sánh theo giới tính về cách ra quyết định của sinh viên 69 Bảng 2.6d So sánh cách ra quyết định của sinh viên năm đầu với sinh

viên năm cuối 70 Bảng 2.7a: Ý kiến của CBQLvà giảng viên đánh giá sinh viên thực hiện

các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề 71

Trang 9

Bảng 2.7b: Ý kiến của sinh viên đánh giá việc thực hiện các bước ra

quyết định khi giải quyết vấn đề của bản thân 72 Bảng 2.7c Thứ tự các bước ra quyết định của sinh viên 73 Bảng 2.7d So sánh nam, nữ sinh viên về việc thực hiện các bước ra

quyết định khi giải quyết vấn đề 74 Bảng 2.7e Nam, nữ sinh viên đánh giá thứ tự các bước ra quyết định của

sinh viên 75 Bảng 2.7g: So sánh sinh viên năm đầu với sinh viên năm cuối về việc

thực hiện các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề 76 Bảng 2.7h Sinh viên năm đầu và năm cuối đánh giá thứ tự các bước ra

quyết định 77 Bảng 2.8 Nhu cầu được giáo dục kỹ năng ra quyết định của sinh viên 77 Bảng 2.9 Những vấn đề sinh viên có nhu cầu được giáo dục kỹ năng ra

quyết định 78 Bảng 2.10 CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá về mức độ giáo dục

kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 80 Bảng 2.11 Các hình thức giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV 81 Bảng 2.12 Kết quả sau những buổi được tham gia các hình thức giáo dục

kỹ năng ra quyết định của sinh viên 82 Bảng 2.13 Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV 83 Bảng 2.14 Mức độ hài lòng của CBQL, giảng viên và sinh viên về việc

giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 84 Bảng 2.15 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định của sinh viên 85 Bảng 2.16 Những khó khăn trong giáo dục kỹ năng sống cũng như kỹ

năng ra quyết định cho sinh viên 88 Bảng 3.1a Kết quả đo nhận thức nhóm thực nghiệm trước tác động 118 Bảng 3.1b Kết quả đo nhận thức nhóm thực nghiệm sau tác động 118 Bảng 3.2a Kết quả đo nhận thức tương ứng thời gian trước tác động của

nhóm ĐC 120 Bảng 3.2b Kết quả đo nhận thức tương ứng thời gian sau tác động của

nhóm ĐC 121 Bảng 3.3a Kết quả đo thái độ nhóm thực nghiệm trước tác động 122

Trang 10

Bảng 3.3b Kết quả đo về thái độ của nhóm thực nghiệm sau tác động 123 Bảng 3.4a Kết quả đo thái độ của nhóm đối chứng tương ứng thời gian

trước tác động 124 Bảng 3.4b Kết quả đo thái độ nhóm đối chứng tương ứng thời gian sau

tác động 125 Bảng 3.5a Kết quả đo hành vi của nhóm thực nghiệm trước tác động 126 Bảng 3.5b Kết quả đo hành vi của nhóm thực nghiệm sau tác động 127 Bảng 3.6a Kết quả đo hành vi của nhóm đối chứng thời gian tương ứng

trước tác động 128 Bảng 3.6b Kết quả đo hành vi của nhóm đối chứng tương ứng thời gian

sau tác động 129 Bảng 3.7a Kết quả đo nhận thức nhóm thực nghiệm trước tác động 132 Bảng 3.7b Kết quả đo nhận thức nhóm thực nghiệm sau tác động 132 Bảng 3.8a: Kết quả đo nhận thức nhóm đối chứng tương ứng thời gian

trước thực nghiệm tác động 133 Bảng 3.8b: Kết quả đo nhận thức nhóm đối chứng tương ứng thời gian

sau thực nghiệm tác động 134 Bảng 3.9a Kết quả đo thái độ nhóm thực nghiệm trước tác động 135 Bảng 3.9b Kết quả đo thái độ nhóm thực nghiệm sau tác động 136 Bảng 3.10a Kết quả đo thái độ nhóm đối chứng tương ứng thời gian trước

tác động 137 Bảng 3.10b Kết quả đo thái độ nhóm đối chứng tương ứng thời gian sau

tác động 137 Bảng 3.11a Kết quả đo hành vi nhóm thực nghiệm trước tác động 139 Bảng 3.11b Kết quả đo hành vi nhóm thực nghiệm sau tác động 139 Bảng 3.12a Kết quả đo hành vi nhóm đối chứng tương ứng thời gian

trước tác động 140 Bảng 3.12b Kết quả đo hành vi nhóm đối chứng tương ứng thời gian sau

tác động 141

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng ra quyết định

cho sinh viên 51 Biểu đồ 2.2: So sánh nam, nữ sinh viên về việc thực hiện các bước ra

quyết định khi giải quyết vấn đề 74 Biểu đồ 2.3: So sánh sinh viên năm đầu với sinh viên năm cuối về việc

thực hiện các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề 76Biểu đồ 3.1: Kết quả đo nhận thức nhóm thực nghiệm trước và sau tác động 119 Biểu đồ 3.2: Kết quả đo nhận thức tương ứng thời gian trước và sau tác

động của nhóm đối chứng ĐC 121 Biểu đồ 3.3: Kết quả đo về thái độ của nhóm thực nghiệm trước và sau

tác động 123 Biểu đồ 3.4: Kết quả đo thái độ của nhóm đối chứng tương ứng thời gian

trước và sau tác động 125 Biểu đồ 3.5: Kết quả đo hành vi của nhóm thực nghiệm trước và sau tác động 127 Biểu đồ 3.6: Kết quả đo hành vi của nhóm đối chứng tương ứng thời

gian trước và sau tác động 130 Biểu đồ 3.7: Kết quả đo nhận thức nhóm thực nghiệm trước và sau tác động 133 Biểu đồ 3.8: Kết quả đo nhận thức nhóm đối chứng tương ứng thời gian

trước và sau thực nghiệm tác động 134 Biểu đồ 3.9: Kết quả đo thái độ nhóm thực nghiệm trước và sau tác động 136 Biểu đồ 3.10: Kết quả đo thái độ nhóm đối chứng tương ứng thời gian

trước và sau tác động 138 Biểu đồ 3.11: Kết quả đo hành vi nhóm thực nghiệm trước và sau tác động 140 Biểu đồ 3.12: Kết quả đo hành vi nhóm đối chứng tương ứng thời gian

trước và sau tác động 141

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

1.1 Xã hội hiện đại đang diễn ra nhiều thay đổi nhanh chóng, trong đó chứa đựng

cả những cơ hội và thách thức đối với cuộc sống con người Sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa…một mặt giúp không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng mặt khác cũng gây ra sự suy kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nguy cơ chiến tranh và khủng bố, thất nghiệp

và các tệ nạn xã hội…Do đó, sứ mạng của giáo dục hiện nay là kh ông chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những hiểu biết đúng đắn mà còn hình thành ở họ thái độ và kỹ năng hành động tích cực để giúp cho xã hội phát triển bền vững “Giáo dục thế kỷ XXI là dạy con người chung sống với nhau và bảo vệ môi trường, tạo dựng một nền văn minh mới - văn minh hòa bình, văn hóa khoan dung” [36;18] Cải cách giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam đều đang chuyển hướng từ trang bị tri thức sang trang bị năng lực cho người học

Trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục ở nước ta cũng

đã có nhiều thay đổi để nhằm đào tạo ra các thế hệ thanh niên, SV vừa có đạo đức, sức khoẻ, vừa có tri thức, tư duy năng động và hành động sáng tạo Triết lý của giáo dục thế kỷ XXI hướng con người vào “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để chung sống với mọi người” [21;3] Thực chất đây chính

là cách tiếp cận KNS trong giáo dục

Kỹ năng RQĐ được coi là một kỹ năng cốt lõi của KNS Mỗi ngày con người phải đưa ra rất nhiều quyết định trong xử lý các tình huống có liên quan đến công việc , đến quan hệ liên nhân cách , hay để giải tỏa căng thẳ ng , hoặc những quyết định quan trọng , có ảnh hưởng đến tương lai của cả cuộc đời Kỹ năng RQĐ giúp mỗi người lựa chọn được phương án tối ưu nhất trong các tình huống cần giải quyết để luôn luôn tự tin, tự chủ và thành công trong cuộc sống Nếu một người thiếu hoặc không có kỹ năng RQĐ sẽ dễ có những thái độ và hành động sai lầm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, gia đình và xã hội

Trang 13

Có thể nói, kỹ năng RQĐ là kỹ năng “xương sống” trong hệ thống KNS Giáo dục kỹ năng RQĐ cho con người nói chung, cho SV các trường ĐH nói riêng

là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục KNS, giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ

1.2 Thực tiễn cho thấy hiện nay có rất nhiều hiện tượng tiêu cực, đáng tiếc xảy ra

do SV thiếu KNS, thiếu những quyết định đúng đắn khi đứng trước một vấn đề nào

đó của cuộc sống Là lứa tuổi đẹp nhất cả về thể chất và tinh thần, luôn có khát vọng vươn lên, thích khám phá những điều mới lạ, muốn khẳng định mình, nhưng các em SV lại còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ gặp phải rủi ro, dễ bị cám dỗ bởi những lối sống thiếu lành mạnh Có những SV gặp khó khăn về kinh tế, thiếu những giá trị sống đúng đắn làm nền tảng, thiếu KNS để ứng phó với những cạm bẫy đã sa vào các tệ nạn xã hội, làm ăn phi pháp, nghiện hút, trộm cắp, trở thành gái mại dâm , bị buộc thôi học, không tốt nghiệp được Đã có những SV tìm đến cái

chết khi bế tắc, thất tình, thậm chí còn gây ra án mạng…Qua điều tra thăm dò cho thấy SV có nhu cầu được trang bị KNS rất cao, trong đó một số kỹ năng mà SV đặc

biệt quan tâm nhiều là: Kỹ năng RQĐ, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng đương

đầu với Stress, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội

Mặc dù trong thực tế đã xuất hiện các lớp đào tạo KNS, KNM cho SV, có

thể được tổ chức trong chương trình tự chọn của trường ĐH, có thể dưới dạng dịch

vụ của công ty đào tạo kỹ năng, nhưng còn thiếu những nghiên cứu hệ thống về

giáo dục KNS, KNM nói chung và giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV nói riêng

Chính từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề: “Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học” làm đề tài nghiên cứu

Trang 14

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

SV hiện nay khi RQĐ, giải quyết vấn đề còn theo cảm tính, nên có thể dễ gặp phải rủi ro, thất bại trong cuộc sống Nếu giáo dục kỹ năng RQĐ một cách hệ thống, trong đó đảm bảo trang bị các bước cơ bản của kỹ năng RQĐ và tổ chức cho các em vận dụng kỹ năng này trong giải quyết các vấn đề cơ bản trong học tập và cuộc sống của SV …bằng các biện pháp giáo dục đa dạng thì sẽ nâng cao năng lực RQĐ phù hợp, hiệu quả cho SV

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV

5.2 Điều tra, đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của SV và thực trạng giáo dục kỹ

năng RQĐ cho SV ở một số trường ĐH

5.3 Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV Thiết kế nội dung và tổ chức

thực nghiệm giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua hoạt động GDNGLL cho SV

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, mô hình hoá những quan niệm, những yếu tố tạo thành cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra (bằng ankét)

Sử dụng các mẫu phiếu an két để thu thập thông tin về thực trạng kỹ năng RQĐ và giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV

6.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Sử dụng phương pháp phỏng vấn một số SV, GV và CBQL để tìm hiểu thực

Trang 15

trạng kỹ năng RQĐ của SV, thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV và nguyên nhân của thực trạng

6.2.3 Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động của SV để tìm hiểu sự thay đổi về thái độ, hành vi của họ trong quá trình hình thành kỹ năng RQĐ nhằm kiểm chứng và bổ sung các thông tin thu được từ quá trình điều tra, phỏng vấn và quá trình TN

6.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Nghiên cứu một số trường hợp điển hình để thấy rõ sự thay đổi tích cực trong việc lựa chọn, ra các quyết định phù hợp để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống sau khi tham gia TN

6.2.5 Phương pháp thực nghiệm

Sử dụng phương pháp này để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV, góp phần kiểm định giả thuyết khoa học

6.2.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Xem xét quá trình RQĐ của các nhóm SV trong các tình huống TN để đánh giá kỹ năng RQĐ của SV và thông qua nhật ký ghi chép sự ứn g dụng kỹ năng RQĐ trong các tình huống SV gặp trong cuộc sống (Hoạt động tiếp nối sau TN)

6.3 Các phương pháp bổ trợ

6.3.1 Phương pháp xử lí các số liệu thu được bằng toán thống kê và phần mềm SPSS

Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu thu được trong điều tra thực trạng và TN nhằm rút ra những kết luận cần thiết

6.3.2 Phương pháp chuyên gia

Dùng phương pháp này để tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu , xây dựng bộ phiếu khảo sát

và đánh giá kỹ năng RQĐ

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát thự c trạng kỹ năng RQĐ của SV 6 trường: Trường ĐH Huế, trường ĐH Vinh, trường ĐH Hồng Đức, trường ĐH Xây dựng, trường ĐH Ngoại thương, trường ĐH Sư phạm Hà Nội và triển khai TN tại trường ĐH Hồng Đức

Trang 16

- Hình thức tổ chức TN giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV là sinh hoạt CLB

- Số lượng nghiên cứu: 679 sinh viên, 120 cán bộ GV

- Thời gian điều tra: Tháng 03 năm 2010

- Thời gian thực nghiệm: Tháng 08 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011

8 Đóng góp mới của luận án

8.1 Về lý luận

Luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho

SV trong bối cảnh đào tạo ĐH ở Việt Nam

8.2 Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu góp phần phản ánh thực trạng kỹ năng RQĐ và giáo dục

kỹ năng RQĐ cho SV hiện nay Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ gắn với việc giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống của SV nhằm giúp họ có những quyết định phù hợp, tránh được những rủi ro và góp phần nâng cao năng lực thích ứng trong cuộc sống xã hội hiện đại

9 Các luận điểm cần bảo vệ

- Kỹ năng RQĐ là một trong các kỹ năng cốt lõi của KNS và gắn liền với kỹ năng giải quyết vấn đề Nếu cá nhân có kỹ năng RQĐ đúng đắn sẽ có thể giải quyết được các vấn đề hiệu quả

- Có thể hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng RQĐ cho SV cần rèn luyện và củng cố trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách trang bị các bước cơ bản của

kỹ năng RQĐ, sau đó tổ chức cho SV vận dụng nó vào các tình huống xác định mục tiêu, quản lý thời gian, giải quyết mâu thuẫn, ứng phó với những tệ nạn xã hội

- Giáo dục, rèn luyện kỹ năng RQĐ vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy các KNS có liên quan như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, xác định giá trị, xác định mục tiêu phát triển theo Vì vậy, giáo dục kỹ năng RQĐ cần gắn liề n với giáo dục những KNS khác như là một chỉnh thể

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG

RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Kỹ năng RQĐ là một kỹ năng thuộ c hệ thống các KNS Lần đầu tiên thuật ngữ “Kỹ năng sống” (Life skills) đã được Winthrop Adkins sử dụng trong chương trình đào tạo nghề từ những năm 1960 có tên gọi là “The Adkins Life Skills Programme: Employability” Sau này vấn đề KNS được đề cập nhiều khi đại dịch HIV/AIDS nảy sinh Vì thế, nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS chưa có lịch sử lâu đời

Hơn năm thập kỷ qua, ứng dụng của KNS trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoàn cảnh khác nhau do đó đưa đến nhiều khái niệm “Kỹ năng sống” khác nhau, tuy nhiên, hiện nay chưa có quan niệm đồng thuận tuyệt đối

Vấn đề giáo dục KNS, kỹ năng xã hội đã được các nhà khoa học nước ngoài

quan tâm nghiên cứu về KNS dành cho trẻ bị khuyết tật như: “Chương trình giảng dạy KNS cho học sinh khó học ” của Mary E Cronin, 1996 [100], hay nghiên cứu về

“Đào tạo kỹ năng xã hội cho trẻ vị thành niên có vấn đề về khả năng học tập” của tác giả Ursula Cornish và Fiona Ross, 2004 [98] Các bài viết tập trung nhiều về

những nghiên cứu kỹ năng xã hội, dành cho trẻ vị thành niên hoặc trẻ khuyết tật, cá biệt, các nghiên cứu trên cũng đề cập nhiều đến vấn đề sức khoẻ của con người

Một số nghiên cứu về giáo dục KNS cho HS lứa tuổi vị thành niên như công trình “Nghiên cứu và ứng dụng chương trình dạy các KNS - các cách tiếp cận quốc tế và trong nước ” của Irina Zverepna, 2005 [117], hay công trình “Hình thành kỹ năng sống: lý luận, phương pháp, cách phòng ngừa hiệu quả đối với việc lạm dụng

ma túy” G.Botvin, K.Grinphin [115] Các tác giả cho rằng giáo dục KNS rất quan

trọng trong giáo dục phổ thông và cần đưa vào nội dung chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là giáo dục KNS cho trẻ trước giai đoạn khủng hoảng tâm lý lứa tuổi

Trang 18

thiếu niên, phát triển ở học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng RQĐ, kỹ năng tự đánh giá, hoặc để phòng ngừa và can thiệp với việc lạm dụng ma túy

Những nghiên cứu về KNS đối với SV có nghiên cứu của Bollag, Burton (2005) đã chỉ ra sự thống nhất rõ rệt của các nhà giáo dục, các nhà tuyển dụng và

các nhà kiểm định chất lượng giáo dục về những kỹ năng mà tất cả SV tại Hoa kỳ cần phải có ở SV năm cuối như: Giao tiếp thành thạo, khả năng suy nghĩ phân tích thành thạo, khả năng phân tích và khả năng làm việc nhóm, nhưng các kỹ năng cơ

bản của SV trong nhóm nghiên cứu vẫn còn thấp [95] Công trình “ Kỹ năng sống cho sinh viên thể thao” của Scott Street (2008) giới thiệu về những quyết định thông

minh của con người, về cách quản lý thời gian, kế hoạch học tập, về vấn đề ăn uống

để dẫn đến thành công trong thể thao…[113]

Những nghiên cứu KNS cho mọi người được phản ánh trong các công trình

nghiên cứu “Những kỹ năng trong cuộc sống” của Sue Couch, Ginny Felstehausen, Pasty Hallman, 2000 [99] và “ Cuộc sống của tuổi trẻ ” của Nanalee Clayton [96]

Các tác giả đã đề cập các vấn đề nhằm giúp cho con người có KNS để phát triển được bản thân, biết quản lý, biết giao tiếp có hiệu quả và giải quyết những mâu thuẫn với người khác; có lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ, kiểm soát được những căng thẳng trong cuộc sống và phòng tránh được những rủi ro, có những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu Đặc biệt cùng với những KNS đó , các tác giả đề

cập đến vấn đề RQĐ/giải quyết vấn đề của con người với các kiểu quyết định khác nhau, nhận biết các bước trong quá trình RQĐ, các yếu tố ảnh hưởng tới việc RQĐ

và cách RQĐ có hiệu quả, phương pháp RQĐ cho những quyết định quan trọng và biết trách nhiệm với quyết định của mình

Trong cuốn Suy nghĩ và quyết định của Jonathan Baron (tái bản 2007),

tác giả cho rằng : RQĐ chính là sự lựa chọn hành động của chủ thể , nó được quy định bởi mục đích và niềm tin của con người , đồng thời quá trình tư duy quy định quá trình RQĐ [94]

Còn trong “ Vấn đề ra quyết định - Con người đối mặt với những chọn lựa quan trọng của cuộc sống” của Kathleen M.Galotti; Carleton Cozzege năm 2002, các

tác giả cho rằng : Với những quyết định quan trọng, con người phải đặt ra mục tiêu,

Trang 19

lập kế hoạch, sau đó cần thu thập thông tin, xây dựng quyết định, đưa ra lựa chọn cuối cùng, đưa ra các quyết định khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau và phát triển quyết định Đây là những bước quyết định cơ bản của con người trong cuộc sống [105] Có thể thấy, tác giả không đề cập đến bước thực hiện và đánh giá quyết định

Trong cuốn “Lý luận và thực tiễn ra quyết định phức tạp” của Hassan Qudrat

– Ullal; J.Michael Spector; Dal I Davidsen, 2008 đã chỉ rõ tầm quan trọng của vấn đề RQĐ và làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc ra các quyết định quan trọng, phương pháp khi ra những quyết định phức tạp, định hướng tương lai trong việc ra những quyết định phức tạp [111]

Kỹ năng RQĐ về những vấn đề của cuộc sống xã hội , của mọi đối tượng

được đề cập trong “Bách khoa Tâm lý học về vấn đề ra quyết định” của Denis

Murphy; Danielle Longo, 2009 như kỹ năng RQĐ về y tế, sức khoẻ, về vấn đề tình dục, quyết định trong việc kết bạn của con người, RQĐ về nghề nghiệp của

SV, tâm lý học của vấn đề RQĐ trong kinh tế học… [110]

Kỹ năng RQĐ không chỉ được nghiên cứu trong phạm vi của KNS , hoặc với tư cách là một KNS , mà còn được xem xét ở các phương diện , lĩnh vực đa dạng khác

Trong lĩnh vực quân sự có nghiên cứu về “RQĐ trong môi trường phức tạp ”

của Malcom Cook; Jan Noyes; Yvonne Masakowski, 2006 [97], nghiên cứu của các tác giả chủ yếu về các vấn đề ra quyết định trong hoàn cảnh phức tạp nhằm phòng

tránh những rủi ro trong quân sự

Từ góc độ quản lý , trong “Những vấn đề xã hội tâm lý trong quản lý Lề lối phương pháp làm việc của lãnh đạo” tác giả V.I.Mi-Khe-ep, 1979 đã đề cập những

vấn đề của quyết định quản lý với tư cách là vấn đề then chốt trong quản lý [56]

Trong “Phương pháp khoa học để ra quyết định trong quản lý sản xuất” của F.F

Aunapu, 1983 bàn về quá trình đề RQĐ trong quản lý, các giai đoạn đề RQĐ, những vấn đề lựa chọn phương án quyết định trong quản lý sản xuất; về việc sử dụng một số phương pháp khoa học để RQĐ trong quản lý các xí nghiệp công nghiệp [2]

Trong “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của Harold Koontz Cyril O’

Donnell Heinz Weihrich, tác giả đã phân tích : RQĐ là gì, bản chất và quá trình

Trang 20

đánh giá phương án RQĐ, các phương án tiếp cận hiện đại để RQĐ trong điều kiện bất định, đánh giá tầm quan trọng của một quyết định, cách tiếp cận hệ thống

và vấn đề RQĐ [44]

Các tác giả Киржнер Л.А, Киенко Л.П, (2009) cho xuất bản tài liệu

Менеджмент организаций - Quản lý các tổ chức, các tác giả đã đưa ra các mô

hình (kiểu) và phương pháp RQĐ trong quản lý doanh nghiệp [119]

Từ góc độ tâm lý học quản lý , trong “Những đặc điểm tâm lý của việc thông qua những quyết định quản lý” của A I Ki - Tốp, 1985 đã đề cập đến các yếu tố :

Chuẩn bị những quyết định, những điều kiện đảm bảo hiệu quả của những quyết định, ảnh hưởng uy tín người lãnh đạo với những quyết định của người đó, những vật cản trên con đường thực hiện những quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá thực hiện nhằm tổ chức các hoạt động tập thể một cách có hiệu quả [43]

Như vậy, khác với quan ni ệm về kỹ năng RQĐ trong hệ thống KNS, kỹ năng RQĐ trong quản lý được các tác giả quan niệm không chỉ gồm quá trình lựa chọn phương án giải quyết, mà cả khâu thực hiện quyết định và kiểm tra, đánh giá nó

Kỹ năng RQĐ trong lĩnh vực kinh doanh có sách dịch của Nguyễn Tường

Thụy dịch, Phạm Vũ Lửa Hạ hiệu đính, 2004 Trong tài liệu này đã đề cập đến toàn

bộ quá trình RQĐ có hiệu quả, từ lúc bắt đầu cho đến khâu cuối cùng, từ định nghĩa

quyết định, phân loại quyết định , các nội dung về nhận d iện các phong cách RQĐ; cần hiểu văn hóa doanh nghiệp khi RQĐ; cách đi đến một quyết định; chọn người tham gia quyết định; các vấn đề về thu thập thông tin; dự báo tương lai; giảm thiểu rủi ro; sử dụng các chiến lược chắc thắng; đánh giá các kết quả cho nhân viên; RQĐ; xin phê duyệt cho quyết định cuối cùng; thực thi một quyết định… [81]

Năm 2006 nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh cho ra đời cuốn

sách Kỹ năng ra quyết định do Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu biên dịch, Đỗ

Văn Năm hiệu đính [58] Đây là cuốn sách thể hiện mục tiêu thiết thực giúp con người có khởi đầu tốt khi đối mặt với một quyết định quan trọng trong kinh doanh

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Những vấn đề chung về KNS và giáo dục KNS đã được đề cập trong “Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống” của Nguyễn Thanh Bình, 2007 [7], hoặc trong “Nhập

Trang 21

môn kỹ năng sống” của Huỳnh Văn Sơn, 2009 [73] Quan niệm về KNS và thực

trạng giáo dục KNS ở Việt Nam cũng được Nguyễn Thanh Bình và cộng sự nghiê n cứu và phổ biến bằng cả tiếng Anh để chia sẻ với các nước trong khu vực trong chuyên khảo “Life Skills Mapping in Việt Nam”

Giáo dục Kỹ năng RQĐ cho người học được đề cập trong “Tập huấn về kỹ năng sống” (Unicef, 2004) “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên” của Nguyễn Thị Oanh, 2005 [65] “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” của Lưu Thu Thủy (chủ bi ên), 2006 [80] “Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông” của Nguyễn Thanh Bình chủ nhiệm Đề tài

cấp Bộ, 2005 [13] Theo tác giả và nhóm nghiên cứu, kỹ năng RQĐ gắn với kỹ năng giải quyết vấn đề và được thiết kế thành một chủ đề với các hoạt động nhằm trang bị cho học sinh trung học phổ thông các bước giải quyết vấn đề và vận dụng vào giải quyết một số tình huống trong cuộc sống

Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai giáo dục KNS cho học sinh phổ thông , trong đó Kỹ năng RQĐ cũng được chỉ đạo giáo dục tích hợp trong dạy học và tổ chức hoạt động GDNGLL

Ở Việt Nam kỹ năng RQĐ cũng đã được xem xét ở các lĩnh vực khác nhau

Trong cuốn “Quản trị học” Nguyễn Hải Sản , 2005 tác giả đã trình bày lý

thuyết RQĐ như: Khái niệm, những điều kiện tiên quyết để RQĐ, những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình RQĐ, một số kỹ năng RQĐ trong công tác quản trị…ngoài

ra, tác giả đưa ra một số bài tập trắc nghiệm để giúp bạn đọc vận dụng kiến thức lý luận về vấn đề RQĐ vào thực tiễn [72] Đồng thời , các nguyên tắc, các phương pháp RQĐ trong quản lý…được tác giả Hồ Văn Vĩnh (chủ biên), Nguyễn Đức Lợi ,

Phạm Trọng Mạnh đề cập trong các Giáo trình Khoa học quản lý [40],[51], [55]

Từ góc độ T âm lý học quản lý có công trình “ Nghiên cứu về năng lực ra quyết định quản lý của người giám đốc doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay” Luận án TS của Lê Văn Thái, 2001 đã đề cập đến hoạt động RQĐ

quản lý và năng lực RQĐ quản lý của người quản lý nói chung, những đặc trưng RQĐ trong quản lý, năng lực RQĐ quản lý; hoạt động RQĐ quản lý của giám đốc doanh nghiệp… [76]

Trang 22

Trong lĩnh vực quân sự đã có “ Năng lực ra quyết định của sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu” Luận án TS của Phạm Xuân Nguyên, 2009 đề cập đến

các yêu cầu trong việc RQĐ của sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu, xác định những thành tố cấu thành năng lực RQĐ của sư đoàn trưởng, thực trạng và nguyên nhân của thực trạng về năng lực RQĐ của sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu

và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao năng lực RQĐ trong chỉ huy chiến đấu cho đội

ngũ cán bộ sư đoàn trưởng [60]

Trong lĩnh vực kinh doanh đã có Quyết định trong kinh doanh của Thanh

Lộc, 2001 đề cập đến quá trình đưa ra những quyết định có hiệu quả trong kinh doanh Nội dung bao gồm phân loại quyết định ; phân tích quá trình RQĐ; nhận biết những cách RQĐ, những kỹ thuật và công cụ để RQĐ, sử dụng tính sáng tạo để RQĐ, hiểu biết văn hóa công ty; trách nhiệm của người RQĐ; trong công việc phải quyết đoán, nhưng đi đến một quyết định cần tham khảo ý kiến nhiều người, biết xử trí toàn bộ các vấn đề, nhận biết thời điểm thích hợp để cho RQĐ và quyết định này

sẽ tiến đến đâu, sử dụng phương pháp phân tích, tạo ra các ý tưởng để RQĐ, thu thập thông tin, dự báo tương lai để cho RQĐ đúng đắn…[52]

Như vậy, qua tìm hiểu cả trong và ngoài nước cho thấy đã có những nghiên cứu về kỹ năng RQĐ với tư cách là một KNS , hoặc với tư cách là kỹ năng quản lý , nhưng chưa có công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV

Vì vậy, nghiên cứu giáo dục kỹ năng RQĐ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của SV hiện nay là vấn đề mới và hết sức cần thiết

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.1 Kỹ năng

Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau Qua nghiên cứu tài liệu cho thấy có hai cách hiểu cơ bản sau:

Thứ nhất: Hiểu kỹ năng thuộc kỹ thuật của hành động, hoạt động Khuynh

hướng này có các tác giả như V.A Kruchetxki, A.G Côvaliôp, V.X Rudin, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Trần Trọng Thủy Hầu hết các tác giả đều thống nhất quan

điểm: Kỹ năng là hệ thống các thao tác (phương thức), thủ thuật thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững

Trang 23

Con người nắm được các hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng [49]

Theo V.A Kruchetxki thì “kỹ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thức đúng đắn” [45;88]

Ông cho rằng: chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng, không cần xem xét đến kết quả của hành động

Theo Đặng Thành Hưng: “Kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học- tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân … để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui định” [37] Theo tác giả, kỹ năng là hành

động chứ không phải là khả năng thực hiện hành động Những hành động đó phải được dựa trên tri thức, các điều kiện sinh học và tâm lí của cá nhân

Thứ hai, xem xét kỹ năng với ý nghĩa là năng lực Theo quan niệm này

thì kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, vừa có tính mục đích Khuynh hướng này có các tác giả N.Đ Lêvitôp, X.I Kixêgôp, K.K Platônôp, Nguyễn Quang Uẩn, Phạm Tất Dong, Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành Tuy cách trình bày cụ thể có khác nhau, nhưng hầu hết các tác giả đều thống nhất: Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ về lý luận hay thực tiễn nhất định, là năng lực vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đã có vào hoạt động cá nhân [49]

Trong Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [28; 132]

Kỹ năng đòi hỏi con người phải có tri thức về hành động và những kinh nghiệm cần thiết, nhưng bản thân tri thức và kinh nghiệm không phải là kỹ năng Muốn có kỹ năng, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm đó vào hoạt động thực tiễn phù hợp với mục đích và có kết quả

Sự khác nhau giữa hai cách hiểu trên là mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của kỹ năng

Trong luận án này, đề tài Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại

Trang 24

học đi theo hướng tiếp cận thứ hai coi kỹ năng về mặt năng lực và thống nhất theo khái niệm kỹ năng của tác giả Vũ Dũng

[7;9] Theo quan niệm này , ở lĩnh vực giáo dục phi chính quy KNS còn bao hàm cả

kỹ năng đọc, viết…và những kỹ năng tâm lý xã hội

Quan niệm hẹp về KNS của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày” [7;9]

Năng lực con người là đa dạng , thuộc nhiều phương diện , nhưng theo quan niệm

này KNS chỉ năng lực tâm lí - xã hội của con người giúp con người tương tác với

mọi người xung quanh và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách hiệu quả

Theo UNICEF - Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc cho rằng: “Kỹ năng sống là những hành vi cụ thể thể hiện khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động thích ứng trong cuộc sống Kỹ năng sống phải dựa trên nhận thức, thái độ và chuyển biến thành hành vi như một yêu cầu liên hoàn và có hướng đích”

[73;7] Quan niệm này nhấn mạ nh thành phần của KNS với tư cách là phạm trù năng lực bao gồm tri thức, thái độ và hành vi

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: “Kỹ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống”[88] Theo tác giả, KNS là năng lực sống

của con người, bao gồm tổ hợp nhiều kỹ năng hợp thành

Trong tài liệu Giáo dục KNS cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn viết: “Kỹ năng sống là những khả năng tâm lý - xã hội để tương tác với người khác và giải

Trang 25

quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày một cách tích cực,

có hiệu quả” [80;15]

Tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: “Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tinh thần hay kỹ năng tâm lý, kỹ năng tâm lý- xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi

Theo đó, KNS có những đặc điểm, thuộc tính sau:

- KNS có thể được xem là tương thích với Trí thông minh nội tâm personal Inteligence) và Trí thông minh tương tác cá nhân (Inter-personal Intelligence) trong lý thuyết Trí thông minh đa dạng (Multiple Intelligence)

(Intra Là năng lực tâm lý (Intra xã hội của con người, nên KNS không phải là Kỹ năng thực hành, cũng không phải là Kỹ năng tâm vận động (nhưng kết hợp với Kỹ năng tâm vận động, nói cách khác Kỹ năng tâm vận động là hình thức thể hiện của KNS dưới dạng hành vi), nhưng KNS bao hàm cả các Kỹ năng xã hội của con người

- KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội KNS mang tính cá nhân

vì đó là năng lực của cá nhân KNS còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những KNS thích hợp [8]

- KNS thuộc phạm trù năng lực, nên KNS là tổng hòa kiến thức, thái độ (giá trị) và hành vi, do đó những KNS cụ thể có thể dưới dạng thái tư duy (như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo), hoặc dưới dạng thái độ (như thiện chí, thấu cảm…), nhưng cuối cùng KNS của con người với tư cách là năng lực phải thể hiện ở những hành vi, ứng xử, hành động giải quyết tính huống hiệu quả và có thể quan sát được

- KNS thể hiện ở những cách ứng xử, giao tiếp và giải quyết vấn đề hiệu quả

Trang 26

nhưng những hành vi, hành động đó phải mang tính tích cực và mang tính xây

dựng Tiêu chí để đánh giá tính tích cực và mang tính xây dựng gắn với giá trị phổ

quát và với nền văn hóa nào đó

- Người có KNS là người sống một cách phù hợp và có hữu ích, quản lý được bản thân để tránh được rủi ro

- KNS có mối quan hệ với hệ giá trị của cá nhân nói chung và giá trị sống nói riêng Mối quan hệ đó thể hiện ở những khía cạnh sau:

+ Hệ giá trị và giá trị sống của cá nhân có tính định hướng, có vai trò dẫn dắt, điều chỉnh hành vi của con người Vì vậy, giáo dục giá trị phải được tiến hà nh

để tạo ra cái gốc giúp cá nhân thực hiện các hành vi theo giá trị Nền tảng giá trị vững vàng, chắc chắn là động lực để khuyến khích con người phát triển các thái độ sống tích cực, những hành vi phù hợp (KNS) thể hiện lối sống lành mạ nh của công dân tích cực, nhân cách phát triển Khi cá nhân nhận ra ý nghĩa của giá trị thì nó trở thành động cơ của hoạt động, thúc đẩy người đó phải làm cái này, không làm cái kia

để đạt được mục tiêu - đạt tới cái đ ược coi là giá trị đối với bản thân Như vậy, giá trị lại trở thành cái quy định mục đích của hoạt động Có thể khái quát thành chu

trình: con người quan tâm đến đánh giá , tìm ra ý nghĩa của những giá trị trong xã hội để xác định hệ giá trị cá nhân trên cơ sở đó mong muốn theo đuổi giá trị , biểu

hiện và thực hiện giá trị thông qua các hành vi, hành động

+ Kỹ năng sống chính là những hành vi , hành động , ứng xử thể hiện cách giải quyết vấn đề dù trong bất kỳ tình huống , hoàn cảnh nào cũng đảm bảo tính hiệu quả, nhưng mang tính tích cực , xây dựng dựa trên năng lực tâm lý -xã hội và nền tảng của hệ giá trị cá nhân Có thể thấy: KNS một mặt chịu sự chi phối của hệ giá trị

cá nhân, mặt khác KNS là hiện thực hóa hệ giá trị cá nhân thông qua những biểu hiện cụ thể của hành động, hành vi và cách ứng xử [12]

Do đó , khi giáo dục nhân cách toàn diện cần giáo dục đồng thời cả giá trị sống và KNS Nếu chỉ giáo dục giá trị sống thì khó có được những hành vi mong đợi ở người công dân trong cách ứng xử với các vấn đề trong xã hội hiện đại , nếu chỉ giáo dục KNS thì cũng không tạo ra nề n tảng bền vững cho những hành vi vừa phù hợp với cá nhân, lại mang tính tích cực, xây dựng

Trang 27

Những giá trị sống cơ bản hiện nay được thế giới thừa nhận bao gồm : Tôn trọng, yêu thương, hoà bình, tự do, hạnh phúc, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm, hợp tác, giản dị, đoàn kết [82]

Trong luận án này kỹ năng RQĐ được xem xét trên phương diện là một KNS thành phần, mà KNS được thống nhất hiểu theo nội hàm tương ứng với năng lực

Do đó, kỹ năng RQĐ cũng được hiểu là năng lực RQĐ của con người

hệ thống chức năng giúp cơ thể đưa ra những sản phẩm thích hợp nhằm thích ứng với môi trường xung quanh [76] Theo ông, muốn có hành động đúng cần phải RQĐ đúng và con người cần có những thông tin phù hợp, có khả năng tập hợp và

xử lý thông tin Đồng thời, hành động ý chí để đưa ra quyết định đúng đắn gồm:

Sự tổng hợp hướng tâm (khái quát hóa tin tức cần thiết để đưa đến quyết định) Hình thành hành động và bộ máy dự đoán kết quả của nó

Thực hiện hành động và thu thập tin tức về kết quả (đường liên hệ ngược lại) Đối chiếu trong bộ máy giữa dự đoán về kết quả hành động với mô hình mà não đã hình thành từ trước [76; 38]

b Ra quyết định nhìn nhận từ góc độ tâm lý – xã hội:

Nhà Tâm lý học người Anh Jonathan Baron trong cuốn “Thinking and deciding” quan niệm: Trước mỗi tình huống của cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải suy nghĩ và quyết định phải làm gì và làm thế nào Theo tác giả, thực chất của vấn đề ra quyết định là “sự lựa chọn hành động” Nó được quy định do niềm tin và mục đích của cá nhân Quá trình ra quyết định về bản chất là quá trình tư duy của con người [94] Đồng quan điểm này còn có Chester Irwing Barnard [76;36] Tư duy quan trọng trong quá t rình RQĐ là kỹ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo

Trang 28

Sự lựa chọn hành động trong RQĐ không chỉ là hoạt động trí tuệ mà còn

là một khâu của hành động ý chí thể hiện qua phân tích của X L Rubinstêin, Phạm Minh Hạc

X.L Rubinstêin cho rằng, các khâu của hành động ý chí gồm: Xuất hiện nhu cầu động cơ ra quyết định và xác định các mục tiêu; xuất hiện quá trình đấu tranh động cơ, xác định mục đích cụ thể; ra quyết định; thực hiện quyết định [76;37] Trong đó RQĐ là khâu quan trọng và cũng là khâu cơ bản của hành động ý chí

Còn theo Phạm Minh Hạc, một hành động ý chí của con người được chia làm

3 giai đoạn đó là: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện, giai đoạn đánh giá kết quả hành động Giai đoạn chuẩn bị của hành động ý chí gồm các bước: Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động; lập kế hoạch và lựa chọn phương tiện, phương pháp hành động; quyết định hành động [32] Ra quyết định thuộc giai đoạn chuẩn bị của hành động ý chí và là khâu quan trọng của giai đoạn này

c Ra quyết định nhìn nhận từ góc độ quản lý:

Khi bàn đến khái niệm RQĐ trong quản lí cũng có nhiều quan điểm Tiêu biểu như các tác giả người Mỹ Harold Koontz, Cyril O’Donnell và Heinz Weihrich cho rằng RQĐ là “Sự lựa chọn một trong số các phương án hành động là cốt lõi của việc xây dựng kế hoạch Không thể tồn tại một kế hoạch nếu thiếu một quyết định -

đó là những cam kết về các nguồn lực, phương hướng hoặc uy tín chưa được công bố”[44;147] Theo các tác giả, việc RQĐ là công việc trung tâm, quan trọng của các nhà quản lý RQĐ là một bước của việc lập kế hoạch, có thể thực hiện nhanh chóng,

ít phải động não Các tác giả cũng cho rằng RQĐ là “một bộ phận trong cuộc sống hàng ngày của mọi người” [44;147]

Herbert Simon (người Mỹ) cho rằng: “Ra quyết định chính là sự lựa chọn mục tiêu và phương án hành động một cách hợp lý” [76; 40] Theo Herbert Simon, RQĐ sẽ được xuất hiện ở tất cả các cấp quản lý và xuyên suốt quá trình quản lý

Tác giả Nguyễn Hải Sản trình bày cụ thể hơn : “Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một chương trình hành động thích hợp trong số nhiều chương trình hành động khác nhau đã được chuẩn bị, nhằm đáp ứng nhu cầu của tình huống”[72;160]

Trang 29

Theo nhóm tác giả Hồ Văn Vĩnh (chủ biên): “Quyết định là hành vi chỉ

sự lựa chọn hay phán quyết của cá nhân hay tổ chức về một vấn đề nào đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân hay tập thể” [40;161]

Các tác giả cũng cho rằng: “Quyết định quản lý là hành vi có tính chỉ thị của chủ thể quản lý để định hướng, tổ chức và kích thích hoạt động của đối tượng quản

lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra” [40;161]

Như vậy các quan niệm về RQĐ trong lĩnh vực quản lý cũ ng đều nhấn mạnh sự lựa chọn của nhà quản lý trong số các phương án và mang tính định hướng cho hoạt động thực tiễn

d Ra quyết định nhìn nhận từ góc độ tâm lý - xã hội (bản chất Kỹ năng sống)

Trong cuộc sống có những vấn đề cho RQĐ dễ dàng nhưng cũng có những lúc, những khi rất khó quyết định Có những quyết định đòi hỏi nhiều thời gian suy nghĩ nhưng có những quyết định diễn ra nhanh chóng Vì thế, trong nhiều phương

án giải quyết, cá nhân cần lựa chọn để RQĐ đúng lúc, kịp thời, đạt hiệu quả

Có thể hiểu RQĐ trong cuộc sống là: Sự lựa chọn được phương án tối ưu từ các phương án để giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống

Trong bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống cũng có rất nhiều phương án giải quy ết Tùy theo khả năng con người nhìn thấy có bao nhiêu phương án giải quyết trong tình huống cụ thể và biết lựa chọn phương án giải quyế t có phù hợp với

bối cảnh Theo Lưu Thu Thuỷ và nhóm nghiên cứu thì: “Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn

đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời” [16;22]

Kỹ năng RQĐ là khả năng lựa chọn phương án tối ưu - có nghĩa là phương

án đó giúp giải quyết hiệu quả tình huống/vấn đề, mà hiệu quả phải gắn liền với tính xây dựng, tích cực và phù hợp với bối cảnh

Tổng hợp các quan điể m về Kỹ năng RQĐ từ các góc độ nhìn nhận khác nhau đã trình bày và phân tích ở trên có thể rút ra những luận điểm sau đây:

- RQĐ từ góc độ sinh lý được coi là cơ chế mấu chốt của hệ thống chức năng giúp cơ thể đưa ra những sản phẩm thích hợp nhằm thích ứng với môi trường

Trang 30

- RQĐ từ góc độ quản lý là sự lựa chọn mục tiêu , phương án hành động /kế

hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề đặt ra

- RQĐ từ góc độ tâm lý là hoạt động trí tuệ , và là một khâu /bước đầu của

hành động ý chí nhưng có vai trò định hướng cho các bước còn lại của hành động ý chí (giải quyết vấn đề)

- RQĐ từ góc độ tâm lý - xã hội là năng lực nhìn thấy các phương án có thể

để giải quyết tình huống gặp phải và lựa chọn được phương án tối ưu nhất để giải

quyết tình huống đó

Năng lực tâm l ý xã hội t rong quá trình RQĐ còn thể hiện ở khả năng nhạy cảm của từng cá nhân Bởi vì sự nhậy cảm giúp con người nhận dạng trúng vấn đề

để định hướng đúng cho việc RQĐ phù hợp để tránh những rủi ro có thể tiềm tàng dưới bề mặt thuận lợi của tình huống

Kỹ năng RQĐ liên quan đến ý chí của cá nhân, đến tính quyết đoán và kiên định Nhiều người được đánh giá là có những quyết định táo bạo nên chớp được thời cơ, nhưng cũng có những người rụt rè không dám quyết bất cứ việc gì , để tuột mất cơ hội, mà có khi cả đời không gặp lại

Chúng tôi quan niệm: Kỹ năng RQĐ chính là: Khả năng của con người lựa chọn phương án tối ưu từ các phương án có thể để giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống Hiệu quả phải gắn liền với tính xây dựng , tích cực và phù

hợp với bối cảnh

Với định nghĩa này cho thấy, khi con người có kỹ năng RQĐ là khi họ có khả năng lựa chọn một phương án tối ưu trong số các phương án có thể để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn Những phương án tối ưu là so với những phương án có thể có thì đó là phương án tốt nhất , phù hợp nhất đối với cá nhân và cộng đồng, không làm phương hại đến người khác

1.2.3.2 Sự phân loại và căn cứ ra quyết định

a Phân loại quyết định

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại quyết định khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau Sue Couch, Ginny Felstehausen, Pasty Hallman [101] dựa vào tầm quan trọng của sự việc có ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến cuộc sống cá nhân

mà phân loại :

Trang 31

- Quyết định nhỏ: Là những quyết định thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, là những quyết định dễ dàng, ít phải suy nghĩ

- Quyết định lớn: Thường là những quyết định khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian để suy nghĩ

Hay dựa theo thời gian ảnh hưởng của quyết định đến đời sống cá nhân

Cách chia thứ nhất: Căn cứ theo thời gian

- Quyết định ngắn hạn: Là những quyết định chỉ ảnh hưởng trong một thời gian ngắn đến cuộc sống của người RQĐ

- Quyết định trung hạn: Là những quyết định ảnh hưởng tương đối dài đến cuộc sống của người RQĐ

- Quyết định dài hạn: Là những quyết định ảnh hưởng dài đến cuộc sống của người RQĐ

Cách chia thứ hai: Căn cứ vào tính kế hoạch khi RQĐ

- Quyết định có kế hoạch: Là những quyết định mang tính hoạch định, có chiến lược để giải quyết những vấn đề hệ trọng trong cuộc sống

- Quyết định bất chợt (không có kế hoạch): Là những quyết định nhanh, giải quyết những vấn đề đơn giản trong cuộc sống

b Căn cứ ra quyết định

Để đưa RQĐ đúng cá nhân phải căn cứ vào các cơ sở như sau:

- Dựa vào các nguyên tắc RQĐ

Quyết định của cá nhân luôn phải dựa vào các nguyên tắc RQĐ Nếu không tính đến các nguyên tắc, cá nhân có thể dẫn đến các quyết định không phù hợp, mất

Trang 32

định hướng, hoặc đưa ra những quyết định không đem lại hiệu quả (các nguyên tắc RQĐ được trình bày ở phần sau)

- Dựa vào yếu tố thông tin

Thông tin là cơ sở quan trọng để ra quyết định cho phù hợp, đặc biệt là những vấn đề khó khăn, quan trọng Vì vậy, thông tin cần phải đủ, kịp thời và chính xác để giúp cho việc RQĐ cho phù hợp

- Dựa vào khả năng tư duy của bản thân

Khả năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo đặc biệt cần thiết cho quá trình ra quyết định, giúp cho cá nhân biết phân tích vấn đề một cách khách quan, biết nhìn nhận và giải quyết vấn đề năng động, sáng tạo Cá nhân có khả năng tư duy tốt sẽ giúp cho ra quyết định phù hợp, chính xác, phản ứng nhanh trước mọi tình huống

- Dựa vào kinh nghiệm của bản thân

Kinh nghiệm là vấn đề rất quan trọng trong việc RQĐ Người có kinh nghiệm là người có tư duy một cách hợp lý về các vấn đề sẽ RQĐ, có khả năng phán đoán tốt sự việc Cá nhân biết phân tích các kinh nghiệm, rút ra nguyên nhân của những thành công hoặc thất bại thì sẽ có được những kinh nghiệm bổ ích Những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm thường có những quyết định hợp lý trước các tình huống xảy ra Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân thì chưa đủ để RQĐ vì kinh nghiệm chưa hẳn đã áp dụng được vào tình huống mới hay vấn đề mới, hoặc chưa nắm rõ nguyên nhân thất bại Vì thế cá nhân cần phải biết phân tích vấn đề hay tình huống sẽ RQĐ

- Dựa trên sự nghiên cứu và phân tích vấn đề hay tình huống

Để RQĐ đúng đắn và hiệu quả thì việc nghiên cứu và phân tích vấn đề là một trong những căn cứ đặc biệt quan trọng, được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả Cách tiếp cận này đòi hỏi cá nhân phải hiểu cặn kẽ vấn đề trước khi RQĐ về vấn đề

đó, lập ra mô hình để mô phỏng vấn đề sau đó mới RQĐ

- Dựa trên sự định hướng giá trị của cá nhân

Con người có định hướng giá trị đúng đắn nghĩa là họ có hệ thống giá trị

mà xã hội đang mong đợi, ngoài có kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, họ còn có giá trị đạo đức, lối sống, phẩm chất nhân cách tốt, điều này

Trang 33

rất quan trọng trong việc RQĐ của cá nhân Con người có sự định hướng giá trị

sẽ lựa chọn những quyết định phù hợp với hoàn cảnh cá nhân, phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của xã hội

1.2.3.3 Mối quan hệ giữa kỹ năng ra quyết định với các kỹ năng sống khác

Thực tế cho thấy, các KNS thường không tách rời nhau, các kỹ năng thường đan xen, có sự quan hệ tác động qua lại với nhau Cụ thể:

a Kỹ năng ra quyết định với nhóm kỹ năng nhận thức

- Kỹ năng ra quyết định với kỹ năng tự nhận thức: Con người khi có sự nhận

thức đúng đắn về những điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu và mục đích cuộc sống của bản thân sẽ có cơ sở để đưa ra những quyết định phù hợp với khả năng và mục tiêu sống của mình

- Kỹ năng ra quyết định với kỹ năng xác định giá trị:

Kỹ năng xác định giá trị thực chất là kỹ năng mà cá nhân xác định được điều

gì là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của bản thân, điều gì đã trở thành niềm tin vững chắc có tác dụng định hướng và chi phối hành động , hành vi của mỗi người.Còn kỹ năng RQĐ thực chất là sự l ựa chọn phương án giải quyết tối ưu trong số những phương án có thể Việc cá nhân lựa chọn phương án nào để giải quyết vấn

đề, giải quyết tình huống cụ thể là chịu ảnh hưởng to lớn của giá trị mà cá nhân đó tin tưởng và coi trọng

Do đó, kỹ năng RQĐ và kỹ năng xác định giá trị có mối quan hệ tương hỗ Nếu cá nhân có kỹ năng xác định giá trị tốt (nghĩa là xác định được đúng những điều

mà bản thân cho là quan trọng và có niềm tin vững chắc vào điều đó) thì khi RQĐ sẽ lựa chọn được cách giải quyết phù hợp , đồng thời khi trải nghiệm sự phù hợp của quyết định đã chọn sẽ củng cố cho niềm tin vào giá trị mà cá nhân đã theo đuổi

- Kỹ năng ra quyết định cũng có quan hệ với kỹ năng xác định mục tiêu: Như

trên đã phân tích cơ sở tâm, sinh lý của việc RQĐ đã cho thấy mục tiêu là yếu tố tham gia vào quá trình cân nhắc, lựa chọn quyết định Vì vậy, một quyết định tối ưu phụ thuộc nhiều vào kỹ năng xác định mục tiêu của chủ thể RQĐ

- Kỹ năng ra quyết định với kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán: Con người có khả năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán sẽ giúp cho quá

Trang 34

trình xử lý thông tin đa chiều một cách khách quan để RQĐ nhạy bén, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tại Khi cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, hay tình huống bất ngờ thì cần có tư duy sáng tạo để RQĐ linh hoạt, sáng tạo và phù hợp nhất Hơn nữa, quá trình RQĐ thực chất là quá trình tư duy, do đó nó có mối quan hệ chặt chẽ với các năng lực tư duy khác như phân tích, tổng hợp, tư duy lôgic

- Kỹ năng ra quyết định với kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng RQĐ luôn

gắn liền với kỹ năng giải quyết vấn đề thì mới đảm bảo sự toàn vẹn của việc giải quyết vấn đề Để giải quyết một vấn đề không thể thiếu kỹ năng RQĐ, nhưng không thể chỉ RQĐ rồi bỏ đấy mà vấn đề được giải quyết, cho nên cần có bước tiếp theo là thực hiện quyết định - Đây chính là kỹ năng giải quyết vấn đề Cho nên mối quan hệ giữa 2 kỹ năng này có thể xem như 2 kỹ năng kế tiếp nhau RQĐ rất quan trọng với

kỹ năng giải quyết vấn đề, để giải quyết vấn đề hiệu quả, thành công đòi hỏi cá nhân phải RQĐ phù hợp, đúng đắn, kịp thời

b Kỹ năng ra quyết định với nhóm kỹ năng đương đầu với xúc cảm

Kỹ năng ra quyết định có quan hệ mật thiết với kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng Con người biết kiềm chế sự căng thẳng để bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn được

cách giải quyết, hành động phù hợp, hiệu quả Nếu khả năng ứng phó với căng thẳng không tốt thì việc RQĐ cũng kém sáng suốt Những xúc cảm tiêu cực có thể làm cho cá nhân có những quyết định sai lầm

c Kỹ năng ra quyết định với nhóm kỹ năng xã hội

Trong quá trình RQĐ cá nhân còn cần thể hiện kỹ năng đảm nhiệm trách nhiệm, cũng như giao tiếp với mọi người để thu thập thông tin , để trưng cầu ý kiến

về cách lựa chọn phương án hay cần hợp tác hoặc thương lượng, đàm phán với người khác trong quá trình hành động giải quyết vấn đề, do đó các kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng xã hội (hay kỹ năng tương tác với người khác) cũng rất cần để đảm bảo cho những quyết định đúng, phù hợp

Như vậy, kỹ năng RQĐ là kỹ năng quan trọng, không thể thiếu trong quá trình cá nhân sống và hoạt động, nó có mối quan hệ mật thiết với các kỹ năng khác

Vì thế, bên cạnh việc giáo dục, rèn luyện, kỹ năng RQĐ còn cần quan tâm đến việc rèn luyện các KNS khác để chúng hỗ trợ lẫn nhau giúp cá nhân có được kỹ năng RQĐ đúng đắn trong các tình huống của cuộc sống

Trang 35

Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa kỹ năng ra quyết định với các kỹ năng khác bằng sơ đồ sau:

1.2.4 Giáo dục kỹ năng ra quyết định

Giáo dục là một quá trình tác động có ý thức của nhà giáo dục đến người được giáo dục bằng những nội dung , phương pháp phù hợp để đạt mục đích giáo

dục Vì vậy, cũng như mọi nội dung giáo dục khác, tác giả luận án quan niệm: Giáo dục kỹ năng ra quyết định là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức với nội dung, phương pháp, biện pháp phù hợp của các lực lượng giáo dục nhằm hình thành và phát triển kỹ năng ra quyết định cho người được giáo dục Đặc thù của

quá trình tác động này là tổ chức luyện tập và rèn luyện để củng cố và ph át triển kỹ năng RQĐ ở người học

Thực chất đây là một phần, một bộ phận của giáo dục KNS Năng lực tâm lý

xã hội trong kỹ năng R QĐ phản ánh nội lự c của cá nhân , nên cần phải tiếp cận nó theo phương diện Trí thông minh nội tâm (Intra-personal Inteligence) và Trí thông minh tương tác cá nhân (Inter-personal Intelligence ), với những yếu tố xúc cảm , tâm lý - xã hội Những kỹ năng này không phải rèn như những kỹ năng tâm vận động, hay thao tác kỹ thuật như viết chữ, đi xe đạp, động tác múa, động tác thể

Nhóm KN Đương đầu với xúc cảm

Trang 36

dục…Kỹ năng này phải giáo dục gắn liền với trải nghiệm và rèn một số KNS khác

có liên quan đến việc RQĐ như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, xác định giá trị , xác định mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề

1.3 Quá trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

1.3.1 Sự tất yếu phải giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

1.3.1.1 Yêu cầu của xã hội

Xã hội hiện đại với nhiều biến động mang đến cho con người nhiều thời cơ

và thách thức Nếu con người không được trang bị các KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng thì cuộc sống khó có chất lượng và thành công

Quyết định là yếu tố rất quan trọng của cuộc sống, vì đời sống con người

là một chuỗi các quyết định và thực hiện các quyết định để giải quyết tình huống, các vấn đề gặp trong cuộc sống Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người luôn phải đối mặt với các vấn đề cần giải quyết, có những tình huống đã rõ ràng , nhưng không thiếu những tình huống tiềm ẩn những rủi ro , hoặc phức tạp Việc RQĐ đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cá nhân giải quyết công việc kịp thời, gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như trong đời sống, mang lại hạnh phúc cho cá nhân Ngược lại, nếu cá nhân có những quyết định sai lầm thì sẽ chịu những rủi ro không đáng có

Sự đa dạng trong quan niệm , lối sống, hành động cũng như các hiện tượng tiêu cực trong xã h ội cũng đòi hỏi con người phải có kỹ năng RQĐ phù hợp dựa trên nền tảng giá trị , tư duy sắc bén và các hành động ý chí vững vàng để lựa chọn cho mình những chính kiến, lối sống và hành động tích cực

Chính vì vậy , trong Kế hoạch Hành động Dakar được thông qua trong Diễn đàn giáo dục Thế giới lần 2 đã yêu cầu mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù hợp (Mục tiêu 3) và đánh giá chất lượng giáo dục phải đánh giá cả KNS (Mục tiêu 6) (Unesco,2000)

Giáo dục ĐH Việt Nam đã chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, SV có quyền RQĐ để có thể lựa chọn lộ trình học tập hiệu quả nhất Nếu SV không có kỹ năng RQĐ trong học tập thì rất dễ thất bại và bị trường ĐH đào thải

Vì vậy, giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV ở trường ĐH là thành phần then chốt

Trang 37

của công tác giáo dục SV Việc hình thành cho SV có các kỹ năng này sẽ giúp họ làm chủ được cuộc sống của mình Ngoài ra còn có thể giúp SV hình thành thói quen học tập tốt, hỗ trợ cho những mục tiêu học tập, đặc biệt trong bối cảnh đào tạo theo tín chỉ hiện nay Bởi vì, đào tạo theo tín chỉ thực chất là trao quyền RQĐ cho

SV trong việc lựa chọn và tổ chức quá trình học tập của bản thân Nếu có quyết định đúng đắn sẽ giúp SV đạt được mục đích trong học tập cũng như trong cuộc sống, tránh được những sai lầm mà những sai lầm đó có thể mang đến những hậu quả đáng tiếc

1.3.1.2 Đặc điểm tâm lý - xã hội của sinh viên

a Sự phát triển thể chất và sinh lý thần kinh

SV là lứa tuổi trưởng thành về thể chất, là giai đoạn phát triển khá ổn định,

hệ thần kinh cũng như sức nhanh, sức mạnh, sự bền bỉ, linh hoạt, dẻo dai phát triển mạnh Nhà sinh lý học thần kinh Sơlâyben cho rằng: “nhiều tế bào thần kinh ở tuổi sinh viên có thể nhận tin từ 1200 nơ-ron trước và gửi thông tin đi từ 1200 nơ-ron sau,”[62;138] còn theo giáo sư sinh học Lê Quang Long: “Với sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh, sinh viên có thể tích lũy 2/3 lượng tri thức của cuộc đời trong

6-7 năm trên trường Đại học” [63;138] Ở độ tuổi này thì các tuyến nội tiết cũng

được phát triển ổn định, các hoóc môn nam và nữ đang tăng trưởng

Do sự phát triển như vậy sẽ tạo điều kiện tiền đề cho SV gặt hái được những thành công trong học tập cũng như các hoạt động

b Sự phát triển về xã hội

Nhóm xã hội SV rất quan trọng trong các thể chế chính trị xã hội Thanh niên

SV là đội ngũ tri thức, trong tương lai họ là những người có trình độ và nghề nghiệp cao trong xã hội, họ đã trưởng thành và là những công dân có đủ nghĩa vụ và quyền hạn trước pháp luật Thanh niên SV là lứa tuổi có sức sáng tạo , năng động và lòng nhiệt tình, tính tích cực xã hội cao Nếu họ được định hướng giá trị đúng với những

kỹ năng RQĐ sáng tạo, phù hợp với giá trị sống thì họ là lực lượng đóng góp nhiều cho khoa học công nghệ cũng như mục tiêu công bằng xã hội

c Đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi thanh niên sinh viên

Do lứa tuổi thanh niên SV có nhiều nét đặc trưng, khác biệt so với các lứa

Trang 38

tuổi trước Vì thế, ngay từ năm thứ nhất cần phải thích nghi với việc học tập và cuộc sống SV trong môi trường mới Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy cũng cần phải có thời gian thì thanh niên SV mới có khả năng thích ứng với các hoạt động ở trường chuyên nghiệp và sự thích ứng này ở mỗi SV cũng rất khác nhau Có những SV khó khăn trong học tập, chưa quen với cách học ở trường ĐH, cao đẳng, có những SV sống tự tin, cởi mở, hòa đồng với mọi người xung quanh nhưng có những SV lại lúng túng, thiếu tự tin trong cuộc sống, khó hòa nhập Hơn nữa trong quá trình học tập ở nhà trường họ còn gặp phải không ít các mâu thuẫn như: Ước mơ của SV với điều kiện, khả năng hiện có của họ; Mâu thuẫn giữa việc học tập với khả năng của bản thân hoặc yêu cầu chương trình của ngành học; mâu thuẫn giữa sự thay đổi, phát triển của xã hội với khả năng thực tế của họ…

Vì thế, SV phải biết vượt qua những khó khăn, cản trở để giải quyết mâu thuẫn

Lứa tuổi thanh niên SV hoạt động học tập giữ vai trò to lớn và chiếm nhiều thời gian Hoạt động học tập của họ vừa kế thừa những thành tựu đã có, đồng thời phải tiếp cận các thành tựu của khoa học, công nghệ của thời đại mới vừa phải sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, nhận thức và hoạt động nghề nghiệp Do đó, học tập ở SV tương đối căng thẳng trí tuệ Hiện nay, nhiều trường ĐH trong cả nước đang chuyển từ đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ Theo phương thức đào tạo này, đòi hỏi SV phải tăng cường tự học, tự nghiên cứu, thường xuyên làm bài tập, thảo luận nhóm, viết báo cáo, đi thực tế hay làm thí nghiệm SV

có thể dễ dàng học chuyển đổi ngành học Chính sự thay đổi và yêu cầu cao trong học tập đòi hỏi SV luôn phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, SV phải tự lựa chọn, quyết định việc học tập cũng như sắp xếp cuộc sống, SV của mình để đáp ứng với yêu cầu học tập mới

Lứa tuổi thanh niên SV là thời kỳ phát triển mạnh mẽ các loại tình cảm cao cấp và biểu hiện phong phú, đa dạng trong đời sống cũng như trong các hoạt động của SV như: Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ…Nhiều SV hứng thú, say mê với ngành nghề mình đã chọn Cũng ở lứa tuổi này, tình bạn, tình yêu của SV cũng được phát triển sâu sắc, mạnh mẽ

Những phẩm chất nhân cách như: Lòng tự trọng, khả năng tự ý thức, tự đánh

Trang 39

giá, sự tự tin cũng được phát triển mạnh ở lứa tuổi thanh niên SV Điều này sẽ ảnh hưởng tốt tới quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của SV

Tuổi SV ưa hoạt động, thích được giao tiếp, thích điều mới lạ, tìm tòi, sáng tạo, họ luôn nhạy cảm với cuộc sống nhưng nếu không có định hướng giá trị đúng đắn sẽ dẫn đến những phản ứng không tốt, ảnh hưởng đến lý tưởng sống của các em Sinh viên tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí: Tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt các câu lạc bộ…; tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, sinh viên tình nguyện… Các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục chính trị, đạo đức lối sống cho sinh viên

Ngày nay, do công nghệ thông tin phát triển mạnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến thanh niên SV, SV sống khá năng động, không ít SV vừa đi học, vừa đi làm, hoặc học thêm ĐH ngành hai Họ thường có xu hướng mở rộng các mối quan hệ xung quanh Đây cũng chính là hình thức giúp sinh viên được trải nghiệm, tham gia lao động đóng góp sức mình cho xã hội, giúp họ hình thành KNS, kỹ năng RQĐ

Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học kỹ thuật, thế kỷ của văn minh trí tuệ, SV Việt Nam là chủ nhân tương lai của đất nước cần có sức khỏe, tri thức, sáng tạo, linh hoạt, thích nghi với phát triển của xã hội, phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Trong bối cảnh thực hiện giáo dục theo triết lý “Học để biết, học để làm, học

để tự khẳng định mình và học để chung sống với mọi người” [21;3], giáo dục ĐH đang chuyển từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực và không chỉ hình thành những kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải hình thành những KNS, KNM cho các em

để các em có đủ năng lực sống hợp tác và hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá cũng như trong xã hội hiện đại chứa đựng nhiều điều bất định, thì giáo dục KNS nói chung, kỹ năng RQĐ cho SV nói riêng nhằm:

SV hiểu biết về ý nghĩa và cách thức thực hiện các KNS nói chung và kỹ năng RQĐ nói riêng SV hiểu được các bước RQĐ và ý nghĩa của kỹ năng RQĐ,

SV biết vận dụng kỹ năng RQĐ trong việc giải quyết các tình huống trong cuộc

Trang 40

sống hàng ngày Trên cơ sở đó SV hình thành được những hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh, phù hợp với các giá trị đích thực của xã hội, đồng thời loại bỏ những thói quen RQĐ thiếu chín chắn, thiếu phân tích dẫn đến những hành vi rủi ro trong cuộc sống hàng ngày Hình thành và rèn luyện các KNS bổ trợ khác có liên quan đến kỹ năng RQĐ

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Nội dung giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV trước hết cần phả i là nội dung của

kỹ năng này, hay thực chất là các bước cấ u thành kỹ năng RQĐ , sau đó căn cứ vào đặc thù và nhu cầu về những vấn đề cần quyết định trong học tập và cuộc sống của

SV, tác giả xác định nội dung giáo dục kỹ năng RQĐ như sau:

1.3.3.1 Trang bị quy trình thực hiện kỹ năng ra quyết định

Khi tiếp cận kỹ năng RQĐ từ góc độ quản lý có tác giả cho rằng gồm có 7 bước, trong đó hàm chứa cả bước thực hiện quyết định và đánh giá Điều này xuất phát từ quan niệm quyết định trong quản lý phải được tổ chức thực hiện và đánh giá rút kinh nghiệm Nhưng khi tiếp cận kỹ năng RQĐ với tư cách là một KNS thành phần thì các tác giả đều quan niệm kỹ năng RQĐ chỉ bao gồm 5 bước, còn thực hiện quyết định và đánh giá thuộc về kỹ năng giải quyết vấn đề Chúng tôi cũng đồng tình với quan niệm này

Năm bước ra quyết định như sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề: Đây là bước khởi đầu của toàn bộ quá trình ra

quyết định Xác định vấn đề đúng cá nhân sẽ có cơ sở để RQĐ đúng đắn Do đó bước này rất quan trọng , đặc biệt trong những tình huống mà trong đó chứa đựng những rủi ro nằm đằng sau vẻ bề ngoài thuận lợi, hứa hẹn những điều tốt đẹp Cho nên, cùng với sự nhạy cảm , con người cần có kinh nghiệm, tỉnh táo, sử dụng tư duy phê phán cùng các năng lực tư duy khác hỗ trợ để nhận dạng trúng được vấn đề nằm trong tình huống đó

- Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết về vấn đề: Đây là yếu tố gắn cá nhân

với môi trường bên ngoài Có thông tin đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho cá nhân có thể ra những quyết định đúng Cá nhân thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến vấn đề RQĐ Các thông tin này cần đảm bảo sự chính xác, kịp thời và đầy đủ Sau

Ngày đăng: 26/04/2016, 14:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2007), Hoạt động giao tiếp nhân cách. Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội 2. F.F. AuNaPu (1983), Phương pháp khoa học để ra quyết định trong quảnlý sản xuất, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giao tiếp nhân cách". Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội 2. F.F. AuNaPu (1983), "Phương pháp khoa học để ra quyết định trong quản "lý sản xuất
Tác giả: Hoàng Anh (2007), Hoạt động giao tiếp nhân cách. Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội 2. F.F. AuNaPu
Nhà XB: Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội 2. F.F. AuNaPu (1983)
Năm: 1983
3. Phụng Ái (2007), Những điều cấm kỵ trong xử thế, Nxb Thanh niên, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cấm kỵ trong xử thế
Tác giả: Phụng Ái
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2007
4. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoà (2008), Giáo dục và đào tạo chìa khoá của sự phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và đào tạo chìa khoá của sự phát triển
Tác giả: Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoà
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2008
5. Baron J.B. Sternberg R.J (2000), Dạy kỹ năng tư duy. Lý luận và thực tiễn, Dự án Việt - Bỉ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy kỹ năng tư duy. Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Baron J.B. Sternberg R.J
Năm: 2000
6. Nguyễn Thanh Bình (2006), Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2006
7. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
8. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
9. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nxb đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb đại học sư phạm
Năm: 2008
10. Nguyễn Thanh Bình (2005), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Khoa học giáo dục, số 3, tháng 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2005
11. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Khoa học giáo dục, số 32, tháng 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2008
12. Nguyễn Thanh Bình (2013). Cần phải giáo dục giá trị và KNS cho sinh viên sư phạm . Journal of Science of Hnue Interdisciplinary Science, Vol. 58, No. 1, pp. 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần phải giáo dục giá trị và KNS cho sinh viên sư phạm
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2013
13. Nguyễn Thanh Bình (2005), Báo cáo tổng kết đề tài: Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Mã số B 2005-75-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết đề tài: Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2005
14. Vũ Đình Bình (Biên tập) (2000), 100 truyện cực ngắn thế giới, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 truyện cực ngắn thế giới
Tác giả: Vũ Đình Bình (Biên tập)
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2000
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học, tài liệu dành cho GV lớp 3, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học, tài liệu dành cho GV lớp 4, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học, tài liệu dành cho GV lớp 5, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Giáo dục kỹ năng sống bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS trong trường học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS trong trường học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1999
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở, Nxb GD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb GD Việt Nam
Năm: 2010
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông, Nxb GD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb GD Việt Nam
Năm: 2010
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Hiệu trưởng trường Trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý, Nxb ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu trưởng trường Trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb ĐH Sư phạm
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w