1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiên sĩ giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học

31 515 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 507,5 KB

Nội dung

Mặc dù, trong thực tế đã xuất hiện các lớp đào tạo KNS, kỹ năng mềm cho sinh viên, có thể có trong chương trình tự chọn của trường đại học, có thể dưới dạng dịch vụ của công ty đào t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong các kỹ năng sống (KNS), kỹ năng ra quyết định (RQĐ) được coi là một kỹ năng cốt lõi, giữ vaitrò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân Do đó, giáo dục kỹ năng RQĐ là nhiệm vụ trọng tâmcủa giáo dục KNS

Xã hội hiện đại đang diễn ra nhiều thay đổi nhanh chóng, trong đó chứa đựng cả những cơ hội và tháchthức đối với cuộc sống con người Thực tiễn cho thấy có nhiều hiện tượng tiêu cực, đáng tiếc xảy ra do sinhviên thiếu KNS nói chung, thiếu những quyết định đúng đắn khi đứng trước một vấn đề nào đó của cuộcsống, thậm chí có những quyết định mang tính tiêu cực, sai lầm ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của các em

Qua điều tra thăm dò cho thấy nhu cầu của sinh viên được trang bị KNS cao, trong đó một số kỹ năng mà

sinh viên quan tâm nhiều như: Kỹ năng RQĐ, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng đương đầu với Stress, kỹnăng tìm kiếm việc làm, kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội

Mặc dù, trong thực tế đã xuất hiện các lớp đào tạo KNS, kỹ năng mềm cho sinh viên, có thể có trong

chương trình tự chọn của trường đại học, có thể dưới dạng dịch vụ của công ty đào tạo kỹ năng, nhưng cònthiếu những nghiên cứu hệ thống về giáo dục KNS, kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng RQĐ nói riêng chosinh viên

Vì vậy đề tài: “Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học” được chọn để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên, giúp họ biết giải quyết các vấn đềgặp phải trong cuộc sống một cách phù hợp, phòng tránh được những rủi ro trong xã hội hiện đại, góp phầnthành công trong cuộc sống

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể

Trang 2

Quá trình giáo dục kỹ năng sống.

3.2 Đối tượng

Mối quan hệ giữa phương thức giáo dục và kết quả rèn luyện kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

4 Giả thuyết khoa học

Sinh viên hiện nay khi RQĐ, giải quyết vấn đề còn theo cảm tính, nên có thể dễ gặp phải rủi ro, thấtbại trong cuộc sống Nếu giáo dục kỹ năng RQĐ một cách hệ thống, trong đó đảm bảo trang bị các bước cơbản của kỹ năng RQĐ và tổ chức cho các em vận dụng kỹ năng này trong giải quyết các vấn đề cơ bản tronghọc tập và cuộc sống của sinh viên …bằng các biện pháp giáo dục đa dạng thì sẽ nâng cao năng lực RQĐphù hợp, hiệu quả cho sinh viên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên.

5.2 Điều tra, đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của sinh viên và thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên

ở một số trường đại học

5.3 Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV Thiết kế nội dung và tổ chức thực nghiệm giáo dục

kỹ năng RQĐ thông qua hoạt động GDNGLL cho sinh viên

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, mô hình hoá những quan niệm,những yếu tố tạo thành cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra (bằng ankét)

Sử dụng các mẫu phiếu an két để thu thập thông tin về thực trạng kỹ năng RQĐ và giáo dục kỹ năng RQĐcho sinh viên

6.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Trang 3

Sử dụng phương pháp phỏng vấn một số sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý để tìm hiểuthực trạng kỹ năng RQĐ của sinh viên, thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên và nguyênnhân của thực trạng.

6.2.3 Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động của sinh viên để tìm hiểu sự thay đổi về thái độ, hành vi của họ trong quá trìnhhình thành kỹ năng RQĐ nhằm kiểm chứng và bổ sung các thông tin thu được từ quá trình điều tra, phỏngvấn và quá trình thực nghiệm

6.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Nghiên cứu một số trường hợp điển hình để thấy rõ sự thay đổi tích cực trong việc lựa chọn, ra các quyếtđịnh phù hợp để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống sau khi tham gia thực nghiệm

6.2.5 Phương pháp thực nghiệm

Sử dụng phương pháp này để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục kỹnăng RQĐ cho sinh viên, góp phần kiểm định giả thuyết khoa học

6.2.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Xem xét quá trình RQĐ của các nhóm sinh viên trong các tình huống thực nghiệm để đánh giá kỹ năngRQĐ của sinh viên và thông qua nhật ký ghi chép sự ứng dụng kỹ năng RQĐ trong các tình huống sinh viêngặp trong cuộc sống (Hoạt động tiếp nối sau thực nghiệm)

6.3 Các phương pháp bổ trợ

6.3.1 Phương pháp xử lí các số liệu thu được bằng toán thống kê và phần mềm SPSS

Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu thu được trong điều tra thực trạng và TN nhằm rút

ra những kết luận cần thiết

6.3.2 Phương pháp chuyên gia

Dùng phương pháp này để tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựachọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ phiếu khảo sát và đánh giá kỹ năng RQĐ

Trang 4

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Kỹ năng RQĐ chủ yếu được xem xét ở phương diện là năng lực tâm lý –xã hội

- Khảo sát thực trạng kỹ năng RQĐ của SV 6 trường: Trường ĐH Huế, trường ĐH Vinh, trường ĐH HồngĐức, trường ĐH Xây dựng, trường ĐH Ngoại thương, trường ĐH Sư phạm Hà Nội và triển khai TN tại trường

ĐH Hồng Đức

- Hình thức tổ chức thực nghiệm giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên là sinh hoạt CLB

- Số lượng nghiên cứu: 679 sinh viên, 120 cán bộ GV

- Thời gian điều tra: Tháng 03 năm 2010

- Thời gian thực nghiệm: Tháng 08 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011

8 Đóng góp mới của luận án

ro và góp phần nâng cao năng lực thích ứng trong cuộc sống xã hội hiện đại

9 Các luận điểm cần bảo vệ

- Kỹ năng RQĐ là một trong các kỹ năng cốt lõi của KNS và gắn liền với kỹ năng giải quyết vấn đề.Nếu cá nhân có kỹ năng RQĐ đúng đắn sẽ có thể giải quyết được các vấn đề hiệu quả

- Có thể hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng RQĐ cho SV bằng cách trang bị các bước cơbản của kỹ năng RQĐ, sau đó tổ chức cho SV vận dụng nó vào các tình huống xác định mục tiêu, quản lýthời gian, giải quyết mâu thuẫn, ứng phó với những tệ nạn xã hội

Trang 5

- Giáo dục, rèn luyện kỹ năng RQĐ vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy các KNS có liên quan như tư duyphê phán, tư duy sáng tạo, xác định giá trị, xác định mục tiêu phát triển theo Vì vậy, giáo dục kỹ năngRQĐ cần gắn liền với giáo dục những KNS khác như là một chỉnh thể

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC

KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Các tác giả đề cập đến vấn đề RQĐ của con người với các kiểu quyết định khác nhau, nhận biết cácbước trong quá trình RQĐ, các yếu tố ảnh hưởng tới việc RQĐ và cách RQĐ có hiệu quả, phương phápRQĐ cho những quyết định quan trọng và có trách nhiệm với quyết định của mình

Ngoài các nghiên cứu về kỹ năng RQĐ trong cuộc sống của mọi đối tượng, có những nghiên cứu,bàn luận về RQĐ trong quản lý thời gian, kế hoạch học tập, về ăn uống để dẫn đến thành công trong thểthao, quân sự để phòng tránh những rủi ro trong môi trường phức tạp

Từ góc độ quản lý, các nghiên cứu đã đề cập RQĐ với tư cách là vấn đề then chốt trong quản lý; bàn

về quá trình RQĐ, các giai đoạn RQĐ, những lựa chọn phương án quyết định trong quản lý sản

xuất….Những nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý học quản lý của RQĐ đề cập đến các yếu tố: Chuẩn bị những

quyết định, những điều kiện đảm bảo hiệu quả của những quyết định, ảnh hưởng uy tín người lãnh đạo vớinhững quyết định của người đó, những vật cản trên con đường thực hiện những quyết định, tổ chức thực hiện,kiểm tra và đánh giá…

Những nghiên cứu về kỹ năng RQĐ trong lĩnh vực kinh doanh đã đề cập đến toàn bộ quá trình RQĐ

Trang 6

có hiệu quả, từ lúc bắt đầu cho đến khâu cuối cùng, định nghĩa quyết định, phân loại quyết định, các nộidung về nhận diện các phong cách RQĐ; cách đi đến một quyết định; chọn người tham gia quyết định; cácvấn đề về thu thập thông tin; dự báo tương lai.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Giáo dục kỹ năng RQĐ cho người học được đề cập trong các nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình,Lưu Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Oanh…cho học sinh phổ thông, hoặc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Ở ViệtNam kỹ năng RQĐ cũng đã được xem xét ở các lĩnh vực khác nhau: Trong khoa học quản lý, trong tâm lý

học quản lý, trong lĩnh vực quân sự, trong lĩnh vực kinh doanh

Tóm lại, qua tìm hiểu cả trong và ngoài nước cho thấy đã có những nghiên cứu về kỹ năng RQĐ với tư

cách là một KNS, hoặc với tư cách là kỹ năng quản lý, nhưng chưa có công trình nghiên cứu về giáo dục kỹnăng RQĐ cho SV Vì vậy, nghiên cứu giáo dục kỹ năng RQĐ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của

SV hiện nay là vấn đề mới và cần thiết

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.1 Kỹ năng

Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, tác

giả luận án theo quan niệm của Vũ Dũng: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”

1.2.2 Kỹ năng sống

Quan niệm về KNS rất đa dạng, cách hiểu về KNS gắn với văn hóa và bối cảnh cụ thể Trong đề tài

này tác giả quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực tâm lý - xã hội giúp con người thích ứng, giao tiếp, giải quyết những tình huống trong xã hội hiện đại một cách tích cực và hiệu quả

1.2.3 Kỹ năng ra quyết định

RQĐ trong cuộc sống là: Sự lựa chọn được phương án tối ưu từ các phương án để giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống

Trang 7

Kỹ năng RQĐ là: Khả năng của con người lựa chọn phương án tối ưu từ các phương án có thể để giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống Hiệu quả phải gắn liền với tính xây dựng, tích cực và

phù hợp với bối cảnh

1.2.4 Giáo dục kỹ năng ra quyết định

Giáo dục kỹ năng ra quyết định là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức với nội dung, phương pháp, biện pháp phù hợp của các lực lượng giáo dục nhằm hình thành và phát triển kỹ năng RQĐ cho người được giáo dục

1.3 Quá trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

1.3.1 Sự tất yếu phải giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

1.3.1.1 Yêu cầu của xã hội

Con người trong XH hiện đại cần được trang bị các KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng để luôncó những quyết định phù hợp, hiệu quả, đạt được thành công và chất lượng cuộc sống

1.3.1.2 Đặc điểm tâm lý - xã hội của sinh viên

Sinh viên là lứa tuổi trưởng thành về thể chất, là giai đoạn phát triển khá ổn định, hệ thần kinh cũngnhư sức nhanh, sức mạnh, sự bền bỉ, linh hoạt, dẻo dai phát triển mạnh

Thanh niên sinh viên là lứa tuổi có sức sáng tạo, năng động và lòng nhiệt tình, tính tích cực xãhội cao Nếu họ được định hướng giá trị đúng với những kỹ năng RQĐ sáng tạo thì họ là lực lượngđóng góp nhiều cho khoa học công nghệ cũng như mục tiêu công bằng xã hội

Ở lứa tuổi thanh niên sinh viên hoạt động học tập giữ vai trò to lớn và chiếm nhiều thời gian Hoạtđộng học tập của họ vừa kế thừa những thành tựu đã có, đồng thời phải tiếp cận các thành tựu khoa học –công nghệ của thời đại, vừa phải sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, và hoạt động nghề nghiệp.Tuổi sinh viên tích cực hoạt động thực tiễn, tham gia sinh hoạt tập thể, thích được giao tiếp, thích điều mới

lạ, tìm tòi, sáng tạo, họ luôn nhạy cảm với cuộc sống nhưng nếu không có định hướng đúng đắn sẽ dẫn đếnnhững phản ứng không tốt, ảnh hưởng đến lý tưởng sống của các em

Trang 8

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Giúp SV hiểu biết về ý nghĩa và cách thức thực hiện kỹ năng RQĐ; hiểu được các bước RQĐ và ýnghĩa của kỹ năng RQĐ, biết vận dụng kỹ năng RQĐ trong việc giải quyết các tình huống trong cuộc sốnghàng ngày Trên cơ sở đó sinh viên hình thành được những hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh, phù hợpvới các giá trị đích thực của xã hội, đồng thời loại bỏ những thói quen RQĐ thiếu chín chắn, thiếu phân tíchdẫn đến những hành vi rủi ro trong cuộc sống hàng ngày Hình thành và rèn luyện các KNS bổ trợ khác cóliên quan đến kỹ năng RQĐ

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

1.3.3.1 Trang bị quy trình thực hiện kỹ năng ra quyết định

Gồm năm bước ra quyết định như sau:

Xác định vấn đề, thu thập thông tin cần thiết về vấn đề, liệt kê (đề ra) các phương án có thể xảy ra,phân tích từng phương án, lựa chọn ra phương án tối ưu

1.3.3.2 Giáo dục kỹ năng ra quyết định gắn với các vấn đề của sinh viên

- Vận dụng kỹ năng RQĐ vào giải quyết những vấn đề trong học tập

- Vận dụng kỹ năng RQĐ vào quản lý thời gian

- Vận dụng kỹ năng RQĐ trong những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

1.3.4 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên cần quán triệt các nguyên tắc: Nguyên tắc trải nghiệm qua hoạtđộng, nguyên tắc tương tác, nguyên tắc thay đổi hành vi

1.3.5 Phương pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Các phương pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV bao gồm: Động não, thảo luận, luyện tập,rèn luyện, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi và đóng vai

1.3.6 Các con đường giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học

Trang 9

Giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên được thực hiện qua một số con đường: Thông qua quá trình học tậpcác môn học trong chương trình đào tạo, thông qua dạy học môn tự chọn (chuyên đề) về “kỹ năng sống” hoặc

“kỹ năng mềm”, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua công tác tham vấn để giáo dục kỹ năngRQĐ cho sinh viên và thông qua các tình huống thực trong cuộc sống

1.3.7 Quy trình tổ chức giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

- Thứ nhất, tổ chức cho SV trải nghiệm kỹ năng ra quyết định để nhận thức được thế nào là kỹ năng RQĐ.

- Thứ hai, tổ chức và đặt SV vào các tình huống đa dạng (có thể là tình huống giả định) để luyện tập

RQĐ

- Thứ ba, yêu cầu SV tiếp tục vận dụng kỹ năng RQĐ vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống để củng cố

và phát triển kỹ năng này

- Thứ tư, đánh giá kết quả hình thành kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

1.3.8 Đánh giá trình độ kỹ năng ra quyết định của sinh viên

1.3.8.1 Xác định tiêu chí

Phân tích bản chất và quy trình các bước của kỹ năng RQĐ có thể xác định các tiêu chí:

- Nắm được và vận dụng quy trình 5 bước ra quyết định

- Phân tích, nhận diện, xác định trúng vấn đề chứa đựng trong tình huống

- Sáng tạo nhìn ra, liệt kê được nhiều phương án có thể giải quyết tình huống/ vấn đề cần giải quyết

- Nhận thức và phân tích đầy đủ những ưu điểm và hạn chế của từng phương án

- Biết lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp trong số các phương án có thể

1.3.8.2 Phương pháp đánh giá

Đánh giá kỹ năng RQĐ phải kết hợp các phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi SV,

GV, đặc biệt là phương pháp quan sát SV trong tình huống phải ra quyết định cùng với nghiên cứu sản phẩm

1.3.9 Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV

Trang 10

Ban Giám hiệu trường ĐH chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho Phòng Công tác sinh viên, giảngviên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹnăng RQĐ cho sinh viên.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV

1.4.1 Yếu tố khách quan: Môi trường địa bàn dân, hoàn cảnh sống, gia đình, các tấm gương hoặc hình mẫu

trong cuộc sống, môi trường lớp học, ký túc xá, gia đình và nhóm xã hội SV, trong đó, đặc biệt bạn bè có ảnhhưởng lớn tới việc RQĐ của SV

1.4.2 Yếu tố chủ quan: Mục tiêu, giá trị, lối sống, sức khoẻ, khả năng quyết đoán của cá nhân, ý thức rèn

luyện, năng lực nhận thức của cá nhân, đặc biệt là tư duy phê phán và tư duy sáng tạo để đưa ra những dựđoán, ý thức trách nhiệm và khả năng đảm nhiệm trách nhiệm, cùng những KNS khác… của từng SV có ảnh

hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục kỹ năng RQĐ và chất lượng quyết định của họ

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN TRONG CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

2.1 Mục tiêu và phương pháp khảo sát

2.1.1 Mục tiêu khảo sát

Tìm hiểu thực trạng kỹ năng ra quyết định của sinh viên và việc giáo dục kỹ năng này ở một sốtrường đại học, nhằm xác định cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SVcó hiệu quả cao hơn

Trang 11

hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng có vai trò hết sức quan trọng

2.2.2 Quan niệm của CBQL, GV và sinh viên về kỹ năng ra quyết định

Bảng 2.2: Quan niệm của CBQL, GV và sinh viên về kỹ năng RQĐ

1 Khả năng tìm ra cách giải quyết tình huống hay vấn đề gặp phải

2 Khả năng của con người lựa chọn được phương án có lợi nhất 9 7.50 99 14.20

Trang 12

cho bản thân khi gặp tình huống hoặc vấn đề cần giải quyết

3 Khả năng của con người lựa chọn phương án tối ưu từ các

phương án có thể để giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề

trong cuộc sống

4 Khả năng của con người lựa chọn phương án phù hợp với hoàn cảnh

xảy ra tình huống hoặc vấn đề cần giải quyết 9 7.50 163 23.39

5 Khả năng của con người lựa chọn phương án tối ưu để giải

Tổng số

120 100.00 697 100.0

0Trong 5 phương án trả lời thì phương án số 3 là phù hợp nhất Nhìn kết quả thu được ở bảng trên chothấy chỉ có 50% CBQL, GV và 37,88% sinh viên đã lựa chọn phương án đúng là 3 Điều này cho thấy sốđông sinh viên hiểu về kỹ năng RQĐ còn hạn chế

2.2.3 Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng ra quyết định đối với cuộc sống cá nhân

Trang 13

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng ra quyết định đối với

5 Giải quyết tốt các tình huống trong cuộc sống 53 44.17 319 45.77

7 Giúp cá nhân giao tiếp, ứng xử tốt trong cuộc sống 42 35.00 289 41.46

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy, nhận thức của CBQL, GV và sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng ra quyếtđịnh là: Giúp cho cá nhân: Tự lập và làm chủ cuộc sống; giải quyết công việc đạt hiệu quả; giúp cá nhânthành công trong cuộc sống; giải quyết tốt các tình huống trong cuộc sống; luôn tự tin…Điều này cũng nóilên thực trạng là sinh viên đang rất cần có kỹ năng RQĐ CBQL và GV chưa đánh giá hết vai trò của kỹnăng RQĐ đối với mọi mặt của đời sống sinh viên

2.3 Thực trạng kỹ năng ra quyết định của sinh viên

Trang 14

2.3.1 Thực trạng về những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định

Trang 15

Bảng 2.4a: Những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định

Nhìn kết quả các số liệu thu được ở bảng trên cho thấy, có nhiều vấn đề trong cuộc sống sinh viên cảmthấy khó khăn khi ra quyết định như: Trong ứng xử, trong tình cảm khác giới/trong quan hệ giới tính, trongquản lý thời gian, trong xác định mục tiêu phù hợp, trong học tập…Đây là những vấn đề trong cuộc sốngthường ngày sinh viên thường phải va chạm Trong các vấn đề trên thì các vấn đề trong quan hệ, ứng xử,trong quan hệ với bạn khác giới, trong quản lý thời gian là sinh viên thấy khó quyết định nhất (từ 30-50%)

2.3.2 Thái độ của sinh viên khi ra quyết định để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

Kết quả ở bảng 2.5b (luận án) cho thấy, trên 66% sinh viên thường chuẩn bị các phương án có thể

để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống (mức thường xuyên là 26,11%, khá thường xuyên là 40,03%)

Ngày đăng: 27/08/2014, 11:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng ra quyết định đối với cá nhân - tóm tắt luận án tiên sĩ giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học
Bảng 2.3 Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng ra quyết định đối với cá nhân (Trang 13)
Bảng 2.4a: Những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định - tóm tắt luận án tiên sĩ giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học
Bảng 2.4a Những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định (Trang 15)
Bảng 2.10: CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá về mức độ giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên - tóm tắt luận án tiên sĩ giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học
Bảng 2.10 CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá về mức độ giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w