Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy các yếu tố tác động đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động Việt Nam năm 2012 bao gồm: tổng số năm đi học, trình độ học vấn, tuổi, g
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
ĐẶNG PHÚC DANH
TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN KHU
VỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ VĂN CHƠN
TP Hồ Chí Minh, Năm 2015
Trang 2và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy các yếu tố tác động đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động Việt Nam năm 2012 bao gồm: tổng số năm đi học, trình độ học vấn, tuổi, giới tính, hôn nhân, dân tộc, chủ hộ, làm thêm, thời gian làm việc, di cư, thành thị nông thôn và sáu vùng kinh tế Tuy nhiên, mức độ tác động tại ba khu vực này không giống nhau
Các biến tác động đến lựa chọn khu vực tư nhân theo mức độ giảm dần bao gồm học vấn trung học cơ sở, tiểu học, trung học phổ thông, giới tính nam, di cư, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, thành thị nông thôn, chủ hộ, thời gian làm việc, hôn nhân, tổng số năm đi học, học vấn đại học và sau đại học, Đông Nam Bộ, học vấn cao đẳng, học vấn trung cấp của người lao động
Các biến tác động đến lựa chọn khu vực nhà nước theo mức độ giảm dần bao gồm học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học, tổng số năm đi học, hôn nhân, thành thị nông thôn, làm thêm, chủ hộ, thời gian làm việc, tuổi, giới tính nam, đồng bằng sông Hồng, di cư, học vấn trung học phổ thông, học vấn tiểu học, học vấn trung học cơ sở của người lao động
Các biến tác động đến lựa chọn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo mức độ giảm dần bao gồm Đông Nam Bộ, dân tộc Kinh, thời gian làm việc, tổng số năm đi học, tuổi, đồng bằng sông Cửu Long, học vấn cao đẳng, thành thị nông thôn, làm thêm, duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, giới tính của người lao động
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
1.6 Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 Các khái niệm cơ bản 5
2.2.1 Định nghĩa trình độ học vấn 5
2.2.2 Thang đo trình độ học vấn 7
2.2 Lý thuyết về lựa chọn việc làm 9
2.2.1 Khái niệm về việc làm 9
2.2.2 Lý thuyết về lựa chọn việc làm 11
2.3 Lý Thuyết độ thỏa dụng 13
2.3.1 Lý Thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên 13
2.3.2 Mô hình lựa chọn rời rạc 16
2.4 Thang đo lựa chọn khu vực làm việc 17
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm viêc 17
2.5.1 Nhân tố vốn con người 18
2.5.2 Nhân tố vốn xã hội 20
2.6 Tổng quan các nghiên cứu trước 21
Trang 42.6.1 Nghiên cứu của Glick và Sahn 22
2.6.2 Nghiên cứu của Wambugu 23
2.6.3 Nghiên cứu của Baffour 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Phương pháp nghiên cứu 26
3.2 Dữ liệu nghiên cứu 27
3.2.1 Nguồn dữ liệu 27
3.2.2 Phương pháp trích số liệu 28
3.3 Mô hình nghiên cứu 29
3.3.1 Định nghĩa mô hình logit đa thức 29
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng đề xuất 30
3.3.3 Phương pháp ước lượng 36
3.3.4 Tác động biên dy/dx 36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
4.1 Tổng quan trình độ học vấn và khu vực làm việc của người lao động 37
4.2 Thống kê mô tả đặc điểm người lao động và lựa chọn khu vực làm việc 38
4.3 Phân tích kết quả các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc 43
4.3.1 Tổng số năm đi học và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 46
4.3.2 Trình độ học vấn và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 46
4.3.3 Tuổi và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 48
4.3.4 Giới tính và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 49
4.3.5 Tình trạng hôn nhân và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 49
Trang 54.3.7 Chủ hộ và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 50
4.3.8 Việc làm thêm và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 50
4.3.9 Thời gian làm việc và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 51
4.3.10 Di cư và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 51
4.3.11 Thành thị nông thôn và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 52
4.3.12 Đồng bằng sông Hồng và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 52
4.3.13 Duyên hải miền Trung và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 53
4.3.14 Vùng Tây Nguyên và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 53
4.3.15 Vùng Đông Nam Bộ và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 53
4.3.16 Đồng bằng sông Cửu Long và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc 54
4.4 Tác động biên dy/dx các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Một số khuyến nghị 67
5.3 Hạn chế của nghiên cứu 69
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trình độ học vấn của người lao động 37
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ việc làm tại ba khu vực 38
Biểu đồ 4.3: Tổng số năm đi học trung bình và khu vực làm việc 39
Biểu đồ 4.4: Tổng số năm đi học trung bình và thành thị nông thôn 39
Biểu đồ 4.5: Tổng số năm đi học trung bình và sáu vùng tại Việt Nam 40
Biểu đồ 4.6: Trình độ học vấn và khu vực tư nhân 41
Biểu đồ 4.7: Trình độ học vấn và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41
Biểu đồ 4.8: Trình độ học vấn và khu vực nhà nước 42
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động 33
Bảng 4.1: Trình bày kết quả hồi quy mô hình Logit đa thức 49 Bảng 4.2: Trình bày kết quả ước lượng tác động biên dy/dx 67
Trang 8PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng số năm đi học người lao động và khu vực làm việc 1
Phụ lục 1a: Biểu đồ tổng số năm đi học người lao động và khu vực làm việc 2
Phụ lục 2: Học vấn người lao động trong mẫu 2
Phụ lục 3: Tỷ lệ việc làm tại ba khu vực 3
Phụ lục 4: Học vấn người lao động và khu vực làm việc 3
Phụ lục 5: Tổng số năm đi học trung bình và thành thị nông thôn 4
Phụ lục 6: Tổng số năm đi học trung bình và sáu vùng tại Việt Nam 4
Phụ lục 7: Khu vực làm việc tại thành thị và nông thôn Việt Nam năm 2012 4
Phụ lục 8: Biểu đồ khu vực làm việc thành thị và nông thôn Việt Nam năm 2012 5
Phụ lục 9: Khu vực làm việc và sáu vùng kinh tế tại Việt Nam 5
Phụ lục 10: Biểu đồ khu vực làm việc và sáu vùng kinh tế tại Việt Nam 6
Phụ lục 11: Thống kê mô tả đặc điểm người lao động 7
Phụ lục 12: Khu vực làm việc và độ tuổi trung bình của người lao động 8
Phụ lục 12a: Thời gian làm việc trung bình của người lao động 8
Phụ lục 14: kết quả hồi quy mô hình mlogit 1
Phụ lục 15: Kiểm tra giả định IIA mô hình mlogit 3
Phụ lục 16: Kiểm định ba khu vực biến phụ thuộc chọn làm cơ sở 4
Phụ lục 17: Kiểm định hệ số hồi quy các biến độc lập trong mô hình 5
Phụ lục 18: ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình mlogit 6
Phụ lục 19: Kiểm tra đa cộng tuyến trong mô hình mlogit 7
Phụ lục 20: Trình bày kết quả tác động biên dy/dx trong mô hình mlogit 8
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
ILA Tổ chức Lao Động quốc tế (International Labour Assosiated)
ISCED Tổ chức phân loại chuẩn quốc tế về Giáo Dục (International
Standard Classification of Education)
mlogit Mô hình Logit đa thức (Multinomial Logit Model)
IIA Giả định sự độc lập của các lựa chọn mà những lựa chọn thay thế là
không phù hợp (Independence from Irrelevant Alternatives)
MLE Phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (Maximum Likelihood
Estimates)
UNESCO Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hoá của Liên Hiệp Quốc
(United Nations Development Programme)
UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations
Development Programme)
VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VietNam Household
Living Standards Survey)
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày lý do vì sao quyết định chọn đề tài “tác động của trình độ học vấn đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc của người lao động Việt Nam” Trình bày các vấn đề về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và cấu trúc của luận văn
cụ sản xuất hiện đại hơn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phương pháp chữa bệnh tốt hơn đáp ứng được nhu cầu phát triển cao hơn trong xã hội
Trong một xã hội hiện đại, lựa chọn việc làm của người lao động là một vấn đề quan trọng Lựa chọn được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích nhằm phát huy tối
đa khả năng của bản thân luôn được người lao động quan tâm Đây là điều kiện đảm bảo
Trang 11động có chuyên môn, sức khỏe tốt kết hợp với năng lực bẩm sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc kết nối công việc đang làm cũng như phát huy được sở trường của mình, đảm bảo sự cân đối giữa năng lực của người lao động với yêu cầu công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau Bên cạnh đó lựa chọn việc làm cũng được sự quan tâm của những người làm công tác quản lý giáo dục đào tạo cũng như những nhà nghiên cứu dự báo về kinh tế Hiện nay trong nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá yêu cầu cao về tri thức cho sự phát triển hội nhập với khu vực và thế giới Trong đó việc tìm kiếm người lao động có trình độ, kỹ năng, sáng tạo và đáp ứng được yêu cầu công việc trở thành tiêu chuẩn của nhiều nhà tuyển dụng trên thị trường lao động
Có thể nhiều người đã nhận thấy trình độ học vấn cao sẽ mang lại lợi ích có thể đo lường được, tuy nhiên giáo dục cần có những đầu tư cần thiết về tài chính và thời gian mà không phải ai cũng sẵn sàng đầu tư cho việc học Như vậy việc xác định trình độ học vấn
có phải là nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động hay không cần có câu trả lời Vì thế tác giả chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu
1.2 Vấn đề nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố có tác động đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc của người lao động Việt Nam trong đó trình độ học vấn được xem là nhân tố chính Dựa vào bảng khảo sát và nguồn số liệu từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS 2012 kết hợp với mô hình logit đa thức và phần mềm Stata, Excel
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được muc tiêu nghiên cứu sau:
Đánh giá tác động của trình độ học vấn đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc người lao động tại Việt Nam
Đo lường mức độ tác động của trình độ học vấn đến lựa chọn khu vực làm việc
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong thị trường lao động
Trang 121.4 Câu hỏi nghiên cứu:
Trình độ học vấn có tác động đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc của người lao động Việt Nam hay không?
Mức độ tác động của trình độ học vấn đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc như thế nào?
Những khuyến nghị nào được đưa ra nhằm phát triển nguồn nhân lực trong thị trường lao động?
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là các tỉnh, thành phố tại Việt Nam với số liệu sử dụng từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam VHLSS năm 2012
Đối tượng nghiên cứu là người lao động Việt Nam
1.6 Cấu trúc luận văn:
Cấu trúc luận văn gồm những phần chính như sau:
Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu: Nội dung trình bày về lý do chọn đề tài, vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý thuyết: Trình bày về cơ sở lý thuyết tổng quan đến trình độ học
vấn, lựa chọn việc làm, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động và trình bày về các nghiên cứu trước đã được thực hiện
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: trình bày nội dung liên quan các lý thuyết lựa
chọn, mô hình nghiên cứu và phương pháp ước lượng được trình bày chi tiết chương này
Chương 4 Phân tích kết quả: Phần thứ nhất trình bày thống kê mô tả lựa chọn khu vực
làm việc của người lao động dựa trên những đặc điểm về trình độ học vấn, tổng số năm đi học, tài sản, tuổi, giới tính, vùng địa lý của người lao động Phần thứ hai sử dụng mô hình
Trang 13logit đa thức để ước lượng xác suất lựa chọn khu vực làm việc của người lao động dựa trên hệ số ước lượng trong mô hình
Chương 5 Kết luận và khuyến nghị: dựa trên kết quả nghiên cứu tìm được sẽ có kết
luận về chủ đề nghiên cứu và những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Với kết quả đạt được có thể đề xuất những khuyến nghị cần thiết
Trang 14CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày những khái niệm cơ bản về giáo dục, trình độ học vấn, lý thuyết về vốn con người, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết về lựa chọn việc làm và các nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc Các nghiên cứu trước cũng được trình bày và những kết luận liên quan được tìm thấy
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Định nghĩa về trình độ học vấn:
Theo Becker (1993), giáo dục là quá trình truyền đạt kỹ năng, kiến thức, ý thức và niềm tin thông qua cách thực hiện gồm giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu Giáo dục được truyền đạt dưới sự dẫn dắt của giảng viên và những nhà nghiên cứu Phương pháp thực hiện được sử dụng trong nhà trường được gọi là phương pháp giảng dạy Giáo dục được chia thành những cấp bậc cơ sở bao gồm mầm non, tiểu học, trung học, học nghề và đại học Theo ý nghĩa đó, trình độ học vấn là cấp bậc mà một người đã theo học
Giáo dục là những gì mọi người cần cho những câu hỏi cơ bản như: cái gì, khi nào và
ở đâu Giáo dục giúp cho mọi người có những hiểu được thế giới mình đang sống thông qua các hoạt động học tập nhằm tăng cường hiểu biết về địa lý, lịch sử, thiên văn và nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật (Carr, 2003)
Theo Tổng cục Thống kê (2008) trình độ học vấn được định nghĩa là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà một người đã theo học
Trình độ học vấn được thể hiện bằng sự thành đạt, sự tích luỹ kiến thức ở mức độ nào
đó trong xã hội Bên cạnh đó trình độ học vấn dường như chưa có chỉ tiêu tổng hợp cân xứng Thông thường người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: tình trạng đi học của dân cư, tỷ
lệ biết chữ, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ học sinh trên 1000 dân, cơ cấu lớp học, các cấp học Tuy nhiên mỗi chỉ tiêu đều có mức độ phản ánh và hạn chế riêng nhất định
Trang 15Theo Tổng cục Thống kê (2009) có ba khái niệm chủ yếu thường được sử dụng khi thu thập số liệu về trình độ học vấn của dân số như sau:
Biết đọc biết viết: là những người có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài Một người được coi là không biết đọc, không biết viết nếu không có những kỹ năng này Biết đọc biết viết là một tiêu chí
cơ bản nhất đánh giá tình trạng giáo dục đào tạo tại địa phương hoặc quốc gia
Tình trạng đi học: là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được nhà nước công nhận bao gồm: các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học thuộc các loại hình giáo dục đào tạo khác nhau Qua đó người học có thể nhận được kiến thức phổ thông hoặc kiến thức về kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống
Số năm đi học: dùng để đo lường thời gian đi học của một người trong hệ thống quốc dân bao gồm những người chưa bao giờ đi học và những người đã và đang học tập trong
hệ thống giáo dục quốc dân Số năm đi học được tính là số lớp mà người học đã hoàn thành được quy đổi theo hệ giáo dục phổ thông
Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được bao gồm:
Trình độ học vấn phổ thông: đối với những người đang đi học là lớp phổ thông trước
đó mà họ đã học xong hoặc là lớp đang học trừ đi số một Đối với những người đã thôi học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong, đã được lên lớp hoặc đã tốt nghiệp
Trình độ học vấn chuyên môn: đối với những người đang học tập tại các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng và đại học đã hoàn thành chương trình học theo từng bậc học khác nhau
Theo UNDP (2012), giáo dục đóng vai trò quan trọng với mỗi cá nhân trong việc cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để tham gia hiệu quả trong xã hội và trong nền kinh tế Nghiên cứu cho thấy rằng các cá nhân có học thức sống lâu hơn, tham
Trang 16gia tích cực hơn vào những lĩnh vực văn hóa, xã hội và trong cộng đồng nơi họ sinh sống, giảm tỷ lệ tội phạm và ít phụ thuộc hơn vào trợ cấp xã hội
2.1.2 Thang đo trình độ học vấn:
Thang đo trình độ học vấn thể hiện qua hai chỉ tiêu cơ bản sau:
Tổng số năm đi học
đi học trung bình ở mức cao bao gồm 12,9 năm tại Hoa Kỳ; 12,9 năm tại cộng hòa liên bang Đức và 12,8 năm tại Úc Tổng số năm đi học trung bình tại các quốc gia đang phát triển gồm 7,3 năm ở Thái Lan; 5,5 năm tại Việt Nam và 4,4 năm tại Ấn Độ Rõ ràng sự khác biệt này là đáng kể, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và thị trường lao động tại những quốc gia này
Theo Tổng cục Thống kê (2009) trình độ học vấn sử dụng thước đo bậc học của những người đã và đang theo học là học sinh, sinh viên và học viên bao gồm: không bằng cấp, bằng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Tổng cục Thống kê (2009) đã đưa ra một số khái niệm cơ bản về trình độ học vấn của những người đang theo học tại các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
Không bằng cấp: là những người chưa bao giờ đến trường, chưa từng đi học
trường lớp nào thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc là người đã từng theo học các trường tiểu học nhưng chưa hoàn thành tốt nghiệp bậc tiểu học
Trang 17 Tốt nghiệp tiểu học: là người đã từng theo học và đã tốt nghiệp tiểu học, kể cả những người đã từng học trung học cơ sở nhưng chưa tốt nghiệp bậc học này
Tốt nghiệp trung học cơ sở: là những người đã từng đi học và tốt nghiệp trung học
cơ sở kể cả những người đã học phổ thông nhưng chưa tốt nghiệp bậc học này
Tốt nghiệp trung học phổ thông: là những người đã từng đi học và tốt nghiệp trung học phổ thông kể cả những người đã học cấp cao hơn nhưng chưa tốt nghiệp bậc học này
Trung cấp: một người có trình độ trung cấp nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và cấp bằng là trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề
Cao đẳng: một người có trình độ cao đẳng nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và cấp bằng là cao đẳng hoặc cao đẳng nghề
Đại học: một người có trình độ đại học nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và cấp bằng là đại học
Thạc sĩ: một người được coi là có trình độ thạc sĩ nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và cấp bằng là thạc sĩ hoặc tương đương
Tiến sĩ: một người được coi là có trình độ tiến sĩ nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và cấp bằng là tiến sĩ hoặc tương đương
Bên cạnh phân loại trình độ học vấn của Tổng cục Thống kê còn có hệ thống phân loại tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục ISCED 1997 và được sửa đổi bổ sung ISCED 2011 do tổ chức UNESCO (2006, 2011) xây dựng được sử dụng để so sánh các chỉ số về trình độ giáo dục giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Theo ISCED 2011, phân loại trình độ giáo dục thành 8 cấp bậc
Cấp bậc 0: là hình thức giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, mẫu giáo
Cấp bậc 1: là hình thức giáo dục tiểu học (4-7 năm), thông thường là 6 năm
Cấp bậc 2: là hình thức giáo dục trung học bậc thấp (2-5 năm), thông thường là 3 năm
Cấp bậc 3: là hình thức giáo dục trung học bậc cao (2-5 năm), thông thường là 3 năm
Trang 18 Cấp bậc 4: là hình thức giáo dục sau trung học tùy thuộc từng ngành nghề, tối thiểu từ sáu tháng trở lên
Cấp bậc 5: là hình thức giáo dục bậc cao đẳng thường từ 2-3 năm
Cấp bậc 6: là hình thức giáo dục bậc đại học hoặc tương đương, thông thường từ 3-4 năm
Cấp bậc 7: là hình thức giáo dục bậc thạc sĩ hoặc tương đương, thông thường từ
1-3 năm
Cấp bậc 8: là hình thức giáo dục bậc tiến sĩ hoặc tương đương, thông thường từ 3 năm trở lên
2.2 Lý thuyết về lựa chọn việc làm
2.2.1 Khái niệm việc làm:
Theo tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO, 2003), việc làm gồm những người trong một
độ tuổi xác định nào đó, trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là một ngày hay một tuần, làm một công việc nào đó được trả tiền công hoặc những người tạo ra các hoạt động mang tính chất tự thỏa mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình
Việc làm là hoạt động lao động của cá nhân người lao động trong thị trường lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập, được trả công bằng tiền, hàng hóa hoặc tự tạo việc làm
để tạo ra thu nhập, lợi ích cho bản thân hoặc gia đình (Tổng cục Thống kê, 2008)
Theo Tổng cục Thống kê (2007), việc làm có thể phân thành hai loại là việc làm chính
và việc làm phụ Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác Việc làm phụ là công việc mà người thực hiện dành thời gian ít hơn so với công việc chính Trong trường hợp việc làm chính và việc làm phụ có thời gian như nhau thì việc làm nào mang đến thu nhập cao hơn được xem là việc làm chính Xét về tính chất thì việc làm có thể mang tính chất ổn định hay tạm thời Việc làm ổn định trong một năm đối với người lao động có thời gian làm việc tối thiểu từ 6 tháng trở lên, việc làm tạm thời có thời gian làm việc dưới 6 tháng
Trang 19VHLSS (2012) đã chia loại hình kinh tế thành khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh
tế tập thể, khu vực kinh tế cá thể, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài
Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm khối doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan hành chính sự nghiệp Khối doanh nghiệp nhà nước cụ thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty
cổ phần, công ty trách nghiệm hữu hạn có vốn nhà nước Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước Cụ thể là các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp thành viên có 100% vốn nhà nước hoặc liên doanh với các bên đều là nhà nước Cơ quan hành chính sự nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị của các tổ chức chính trị xã hội của nhà nước Cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp Ngoài ra còn có đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá do nhà nước thành lập và cấp ngân sách hoạt động
Khu vực kinh tế tập thể bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo luật hợp tác xã, trên cơ sở tự nguyện góp vốn của những người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Cụ thể kinh tế tập thể bao gồm đơn vị kinh tế tập thể như hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã tín dụng được gọi là quỹ tín dụng nhân dân Khu vực kinh tế cá thể gồm những hộ sản xuất kinh doanh thuộc các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ không tham gia hợp tác xã và chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp Kinh tế cá thể được phân thành hai nhóm:
Hộ gia đình hoặc cá nhân làm nông nghiệp và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và những người buôn bán nhỏ lẻ có thu nhập thấp và không phải đăng ký kinh doanh
Hộ sản xuất kinh doanh cá thể là hộ sản xuất kinh doanh những ngành nghề không liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản do một cá nhân hay một nhóm người làm chủ và chưa đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Một hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nhiều hơn một sản phẩm chính, người nào tham gia sản xuất sản phẩm chính nào thì đăng ký sản phẩm đó
Trang 20Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm những đơn vị tư nhân đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp Cụ thể gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp
tư nhân Doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của mình Công ty cổ phần phải có ít nhất hai người tham gia góp vốn, những người tham gia phải có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và chịu trách nhiệm về tài sản và mọi hoạt động có liên quan Kinh tế tư nhân còn bao gồm liên doanh giữa một bên là một hoặc nhiều đơn vị thuộc kinh tế tư nhân với tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo luật đầu
tư nước ngoài Cụ thể là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các liên doanh giữa nước ngoài với doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh giữa nước ngoài với các đơn vị khác trong nước
2.2.2 Lý thuyết về lựa chọn việc làm:
Lý thuyết kinh tế cổ điển về lựa chọn việc làm do (Knight, 1933 và Schumpeter, 1934 trích bởi Ngô Quỳnh An, 2012) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn việc làm dựa trên mức độ thoả dụng về kinh tế của người lao động Lý thuyết của Knight (1933) cho rằng người lao động sẽ lựa chọn công việc cho bản thân dựa vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc mà họ đang làm Lúc này, người lao động quan tâm đến sự thuận lợi của loại hình công việc này như: tính linh hoạt về thời gian làm việc, có khả năng tự chủ động, sáng tạo, tự chủ trong các tình huống Schumpeter (1934), cho thấy những khía cạnh khác của những người lựa chọn làm chủ Đó là do những người này
có những hạn chế về ngoại hình, thiếu các mối quan hệ hay không tiếp cận được cơ hội việc làm như: không biết chữ, chưa qua đào tạo nghề, không có bằng cấp, tiền lương thấp thiếu chế độ đãi ngộ, thất nghiệp Tóm lại Knight và Schumpeter cho rằng người lao động bị hấp dẫn bởi việc này hơn việc khác bởi vì kiến thức và kỹ năng bản thân phù hợp với việc làm mà họ lựa chọn Bên cạnh đó người lao động quan tâm đến lợi ích về tiền lương, thưởng, lợi ích về tài chính và phúc lợi mà việc làm đó có thể mang lại
Trang 21Light (1979) và Alleman (1998) có cách giải thích khác là phân chia người lao động thành hai nhóm: nhóm có chi phí cơ hội thấp và nhóm có chi phí cơ hội cao đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người lao động Trong thị trường lao động không phải lúc nào người lao động cũng có đầy đủ những lựa chọn để tối đa hóa thỏa dụng của mình Light và Alleman nêu ra các nhân tố tạo nên chi phí cơ hội này thành 2 nhóm:
Nhóm nhân tố bất lợi tạo nên chi phí cơ hội thấp làm cho người lao động có khuynh hướng lựa chọn làm chủ bao gồm nhân tố bất lợi trên thị trường lao động như nghèo, thất nghiệp, bị phân biệt đối xử, đô thị hóa quá mức, mức thu nhập trên thị trường thấp, là người nhập cư, là phụ nữ hoặc thanh niên còn trẻ chưa có kinh nghiệm Nhân tố bất lợi về vốn con người như: trình độ học vấn và chuyên môn thấp, không có kinh nghiệm làm việc, chưa qua đào tạo Tóm lại, người lao động khi đối mặt với những nhân tố bất lợi này vốn có mức thu nhập thấp thường chọn làm chủ để tham gia vào những công việc với tính chất giản đơn như dịch vụ, buôn bán nhỏ, làm nông nghiệp, có ít vốn, thời gian tự do và công việc thường xuyên thay đổi
Các yếu tố mang tính chất lợi thế tạo nên chi phí cơ hội cao khi bản thân người lao động có trình độ học vấn và tay nghề cao Trình độ quản lý đã được rèn luyện tích luỹ qua thời gian, có nhiều kinh nghiệm trong công việc và nghề truyền thống gia đình để lại Với các mối quan hệ sẵn có sẽ lựa chọn làm chủ khi họ nhận thấy cơ hội từ thu nhập kỳ vọng và lợi ích trong tương lai nhiều hơn cho bản thân
Các yếu tố mang tính chất lợi thế tạo nên chi phí cơ hội cao được sử dụng trong nghiên cứu này được đại diện bởi trình độ học vấn Bên cạnh đó các yếu tố mang tính chất bất lợi tạo nên chi phí cơ hội thấp đại diện bởi biến di cư và giới tính
Field (1975) khi nghiên cứu về thị trường lao động cho rằng trong thị trường tồn tại khu vực chính thức (formal sector) và khu vực phi chính thức (informal sector) Theo đó
sự khác biệt giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức được xem như tiêu chuẩn
để đánh giá thị trường lao động ở các quốc gia đang phát triển Theo Field, người lao
Trang 22động làm việc trong khu vực chính thức thường có hợp đồng lao động rõ ràng với chủ thể
sử dụng lao động được quy định trong luật lao động tại quốc gia đó Trong khi đó khu vực phi chính thức bao gồm các đơn vị không đăng ký cũng như không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật lao động và thường bị chi phối bởi những người hoặc các doanh nghiệp sử dụng lao động có quy mô nhỏ Theo đó sự tồn tại đồng thời của khu vực chính thức và khu vực phi chính thức là một kết quả của phân khúc thị trường lao động khi khu vực phi chính thức được xem là sự thay thế cho người lao động muốn làm việc trong khu vực chính thức nhưng không thể tìm được việc làm ở đó Kết quả là khu vực phi chính thức dư thừa cung lao động và tiền lương thấp hơn so với khu vực phi chính thức Điều này được giải thích bằng lý thuyết vốn con người của Becker (1993) trong đó chỉ ra rằng khác biệt về thu nhập xảy ra do có sự khác biệt về năng suất lao động giữa những người
có học vấn khác nhau và lựa chọn việc làm ở hai khu vực Dựa trên giả định rằng sự lựa chọn này nhằm tối đa hóa độ thỏa dụng (maximum utility) mặc dù tồn tại khác biệt về thu nhập giữa hai khu vực Sự khác biệt về đặc điểm của khu vực chính thức và khu vực phi chính thức là rất quan trọng trong các hoạt động của thị trường lao động và cơ cấu kinh tế chung ở những quốc gia đang phát triển khi khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ cao Nó
có ảnh hưởng đến phân phối lại thu nhập, bất bình đẳng, nghèo đói, phân công lại lao động, làm biến dạng khu vực chính thức do các loại thuế, an sinh xã hội và các quy định của thị trường lao động Khi người lao động quyết định tham gia thị trường lao động thì những đặc điểm cá nhân cũng như các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng nhất định đến sự lựa chọn của họ Theo Walker và Ben-Akiva (2002), lựa chọn của cá nhân được thể hiện qua mô hình độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Model)
2.3 Lý thuyết độ thỏa dụng:
2.3.1 Lý thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên:
Lý thuyết hành vi lựa chọn (Discrete Choice Theory) được gọi là lý thuyết lựa chọn
Lý thuyết lựa chọn được đánh giá cao vì phù hợp với quá trình lựa chọn và ra quyết định
cá nhân, có thể áp dụng được trong lĩnh vực kinh tế Lý thuyết lựa chọn trong thực tế đã
Trang 23được chứng minh là có khả năng dự đoán cao Các tác giả tiêu biểu về lý thuyết lựa chọn
là McFadden (2001) và Train (2009) Lý thuyết hành vi lựa chọn được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên của Thurstone (1927) và Marschak (1960)
Lý thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory) được sử dụng để giải thích các thí nghiệm về tâm lý Lý thuyết này được đề xuất bởi Thurstone (1927) dựa trên
ý tưởng một kích thích tâm lý gây ra một cảm giác hay một tình trạng tâm lý có thể được đại diện bởi biến ngẫu nhiên khi một cá nhân so sánh hai biến ngẫu nhiên đại diện cho hai cảm giác kích thích đó Lý thuyết này được hoàn thiện và phát triển bởi McFadden (1973), Maddala (1983), Louviere và cộng sự (2000) và Train (2009) cho thấy hành vi lựa chọn của cá nhân có thể được phản ánh qua các mô hình lựa chọn rời rạc (Discrete Choice Model) Marschak (1960) đã mô hình hóa khả năng lựa chọn bằng mô hình độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Model - RUM) với các đặc tính cơ bản được sử dụng để ước lượng hành vi lựa chọn của cá nhân Luce (1959) khi nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi lựa chọn đã đề xuất giả định đồng nhất và độc lập giữa các lựa chọn thay thế (Independence from Irrelevant Alternatives - IIA) Theo đó, giả định IIA là cơ sở về hành
vi lựa chọn cho phép xác suất nhiều lựa chọn trong tập lựa chọn được suy ra từ thử nghiệm về mỗi cặp lựa chọn nhị phân Giả định IIA về xác suất cho những lựa chọn thay thế i và j của các lựa chọn trong tập C Theo Luce (1959) xác suất các lựa chọn được tính bởi:
= ∑
Theo McFadden (2001), mô hình thỏa dụng ngẫu nhiên RUM ban đầu được xây dựng như một mô hình chuẩn dựa trên giả thuyết ban đầu về hành vi lựa chọn của cá nhân với đặc tính ngẫu nhiên không đồng nhất như thị hiếu, kinh nghiệm và thông tin về thuộc tính của các lựa chọn thay thế Các tham số của hàm thỏa dụng và phân bố của các yếu tố ngẫu nhiên có thể sử dụng các mô hình xác suất kết hợp với các đặc điểm riêng của người
ra quyết định Nghiên cứu của McFadden đã khẳng định mô hình đa thức (Multinomial Model) thường được sử dụng và rất hữu ích để xem xét nguồn gốc của hành vi lựa chọn
Trang 24dựa trên việc kết hợp các số liệu về kinh tế thị trường với số liệu thực nghiệm về sở thích, tâm lý, đặc điểm của mỗi cá nhân riêng biệt
Các quyết định được đưa ra có thể là của những chủ thể bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức Các lựa chọn thay thế có thể đại diện cho các sản phẩm cạnh tranh, những giải pháp hoặc bất kỳ lựa chọn nào khác được thực hiện Theo Train (2009), để phù hợp trong một mô hình lựa chọn, các lựa chọn thay thế được gọi chung là tập lựa chọn, trong đó có ba đặc tính cơ bản nhưng quan trọng như sau:
Thứ nhất những lựa chọn thay thế có khả năng loại trừ lẫn nhau từ quan điểm của người ra quyết định Chọn một lựa chọn phải lưu ý rằng sẽ không chọn vài lựa chọn khác còn lại trong tập lựa chọn Người ra quyết định chỉ chọn một lựa chọn
từ tập lựa chọn
Thứ hai tập lựa chọn phải đầy đủ trong đó đã bao gồm tất cả các lựa chọn thay thế
Thứ ba số lượng các lựa chọn thay thế phải hữu hạn, các nhà nghiên cứu có thể đếm được các lựa chọn thay thế trong tập lựa chọn
Nghiên cứu của Train (2009) cho rằng độ thỏa dụng của người ra quyết định gồm có hai phần: phần có thể quan sát được và phần không thể quan sát được Phần có thể quan sát đo lường được dựa trên sự đánh giá của những cá nhân đối với đặc điểm của ngành, nghề, lĩnh vực và phần không thể quan sát được có tính ngẫu nhiên tùy thuộc vào sở thích khác nhau của mỗi người Ký hiệu phần quan sát được là V, phần không quan sát được là
ε với n là mẫu nghiên cứu chứa các quan sát và j là những lựa chọn thay thế Hàm thỏa dụng của người lao động khi lựa chọn j là:
Đối diện với tập lựa chọn gồm nhiều lựa chọn khác nhau, độ thỏa dụng của mỗi phương án lựa chọn là U = f(X), trong đó X là thuộc tính của các lựa chọn Khi phải chọn một trong các lựa chọn, các cá nhân sẽ quyết định lựa chọn nào mang lại cho họ độ thỏa
Trang 25dụng cao nhất Umax Phần quan sát được của độ thỏa dụng Vnj có quan hệ với đặc điểm cá nhân có thể viết như sau:
Trong đó Xnj là đặc điểm của những cá nhân n và βj là hệ số ước lượng Độ thỏa dụng
để cá nhân lựa chọn i so với j trong tập lựa chọn với xác suất để Uni > Unj Cụ thể xác suất
để cá nhân n lựa chọn i sẽ là:
Pni = Prob (Uni > Unj , ∀ i ≠j)
Pni = Prob (Vni + εni > Vnj + εnj , ∀ i ≠j)
Pni = Prob (εnj – εni < Vni – Vnj, ∀ i ≠j) (2.3) Xác suất của hàm phân phối tích lũy CDF là xác suất của thành phần sai số ngẫu nhiên
εnj – εni dưới số quan sát Vni – Vnj Theo Train (2009), hàm mật độ f(εn) với xác suất tích lũy có thể được viết:
Pni = Prob (εnj – εni < Vni – Vnj, ∀ i ≠j)
Pni = ∫ (εnj – εni < Vni – Vnj, ∀ i ≠j) f(εn)dεn (2.4) Đây là tích phân hàm mật độ của thành phần không quan sát được với độ thỏa dụng là f(εn) Khi đó xác suất của cá nhân n có j lựa chọn được tính bởi công thức:
Pnj =
∑
(2.5)
2.3.2 Mô hình lựa chọn rời rạc:
Nghiên cứu của Train (2009) về các mô hình lựa chọn rời rạc (Discrete Choice Model) được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế, tâm lý học, sức khỏe, giao thông vận tải, năng lượng, nhà ở, môi trường, tiếp thị và bầu cử Mô hình lựa chọn có thể phân chia thành ba dạng cơ bản như sau:
Trang 26 Mô hình có hai lựa chọn (Binomial Choice Model)
Mô hình có nhiều hơn hai lựa chọn (Multinomial Choice Model)
Mô hình Poisson ( Poisson model)
Train cho rằng với những mô hình lựa chọn khác nhau có các thông số khác nhau của hàm mật độ, đó là các giả định khác nhau về sự phân bố của các thành phần không quan sát được của độ thỏa dụng Một cách tổng quát thì mô hình logit nhị phân (Binomial Logit Model) và mô hình logit đa thức (Multinomial Logit Model) có vi phân đóng (closed form), nghĩa là có thể tìm ra hệ số ước lượng bằng giải tích Các mô hình logit được giả định rằng phần không quan sát được có phân phối logistic Mô hình probit được giả định rằng phần không quan sát được có phân phối chuẩn tắc, probit không thuộc dạng
vi phân đóng (not closed form) và được ước lượng bằng mô phỏng
2.4 Thang đo lựa chọn khu vực làm việc:
Thang đo lựa chọn khu vực làm việc là thang đo tỷ lệ (Ratio Scale)
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc:
Theo tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO, 2008), chọn khu vực làm việc là vấn đề quan trọng trong cuộc đời mỗi người Có được việc làm phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhân giúp cho người lao động có thể phát triển được tài năng, có thể tạo ra năng suất cao hơn Do đó có thể xem đây là điều kiện quan trọng giúp đảm bảo cuộc sống cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo sự cân đối giữa đặc điểm của cá nhân so với yêu cầu của công việc và nhu cầu của xã hội trong mọi lĩnh vực Sự cân đối này sẽ giúp cho xã hội phát triển ổn định và bền vững
Theo Sanders và Nee (1996), có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động bao gồm:
Nhân tố vốn con người được đo lường bằng các chỉ số: số năm đi học, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc
Trang 27 Nhân tố vốn xã hội được đo lường bằng các chỉ số: tính cách, mối quan hệ, gia cảnh, sự tận tâm, sự cởi mở, khả năng ứng xử giao tiếp
2.5.1 Nhân tố vốn con người:
Nghiên cứu của Becker (1993), đã khẳng định vốn con người là sự kết hợp không thể tách rời về kiến thức, kỹ năng, sức khỏe của một cá nhân và là một tài sản sẽ mang đến lợi tức cho người sở hữu nó Những người đầu tư thời gian, tài chính vào giáo dục nhằm tích lũy kỹ năng và kiến thức cần thiết, nâng cao năng lực và trí tuệ có thể mang lại lợi ích lâu dài trong tương lai Becker cũng nhấn mạnh rằng nhờ có những đầu tư cần thiết và thỏa đáng về vốn con người đã giúp nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực của người lao động Việc đầu tư bao gồm đào tạo học vấn trong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc Kiến thức tiếp nhận được từ trường học có lợi ích như nhau với mỗi doanh nghiệp còn kiến thức chuyên môn chỉ có ích khi người lao động đang làm việc trong lĩnh vực có liên quan Sự kết hợp học vấn và chuyên môn có chất lượng tốt bên cạnh việc sử dụng những nguồn vốn vật chất có hiệu quả sẽ làm gia tăng năng suất lao động trong nền kinh tế và nhờ đó thu nhập cũng tăng lên Becker đã đưa ra mối quan hệ giữa vốn con người với thu nhập và lưu ý rằng những người có học vấn cao hơn thường
có thu nhập tốt hơn Đối với những người có trình độ học vấn như nhau thì những đặc điểm cá nhân về dân tộc, giới tính, độ tuổi có thể tạo nên sự khác biệt về khoảng tiên lương, thu nhập của họ Thông qua nghiên cứu của mình, Becker đã phân tích thêm là ngoài những lợi ích về tài chính thì giáo dục làm gia tăng mức độ ảnh hưởng đến những lợi ích phi tiền tệ như: giảm xác suất hút thuốc, có đủ nhận thức tự bảo vệ sức khỏe, kích thích khả năng sáng tạo, có cách nhìn sâu sắc về văn học, thể thao, âm nhạc và hội họa Theo McConnell và cộng sự (2003), vốn con người là sự tích lũy đầu tư trước đó vào giáo dục, đào tạo, sức khỏe và những nhân tố khác góp phần gia tăng năng suất lao động Các tác giả lý luận rằng được gọi là vốn vì khi con người được nhìn nhận là một yếu tố đầu vào sản xuất và đầu tư vào vốn con người được chứng minh là mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao hơn so với đầu tư khác Vốn con người là vô hình nhưng cũng giống
Trang 28như vốn vật chất là vốn con người sẽ phát triển nhờ quá trình đầu tư tích lũy có chiều sâu và có định hướng trong dài hạn Vốn con người có thể bị hao mòn theo thời gian do lạc hậu so với sự phát triển ngày càng hiện đại của nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, xã hội Ngoài ra, OECD (2007) cho rằng vốn con người là kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng của mỗi cá nhân; vốn con người chính là giá trị của sức lao động, góp phần tạo nên sự thịnh vượng chung về kinh tế, xã hội và của cá nhân người ấy Khái niệm này bao gồm sức khỏe của con người vì một trí tuệ minh mẫn cần đến một cơ thể khỏe mạnh, nếu xem xét vốn con người theo quá trình trải nghiệm và học tập suốt đời thì vốn con người sẽ được tích lũy và nâng cao Lý thuyết vốn con người được sử dụng trong thị trường lao động và việc làm ngụ ý rằng đầu tư vào vốn con người sẽ mang lại sức khỏe, việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Người có học vấn cao, kỹ năng tốt, có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và ít có nguy cơ thất nghiệp hơn
Theo Bùi Quang Bình (2009), vốn con người được hình thành từ ba nhân tố chính:
Năng lực bẩm sinh gắn liền với năng khiếu cá nhân của mỗi người
Trình độ học vấn được hình thành và tích luỹ qua quá trình đào tạo chính quy
Chuyên môn và kinh nghiệm tích luỹ từ quá trình làm việc và cuộc sống
Bùi Quang Bình cho rằng vốn con người và vốn vật chất có đặc điểm tương đồng là hai loại vốn này sẽ tăng lên nhờ hoạt động đầu tư của chủ thể và theo thời gian đều bị hao mòn Hoạt động đầu tư làm tăng đầu tư vốn hữu hình như nhà xưởng, máy móc; còn hoạt động đầu tư vào vốn con người vào học hành Sự hao mòn ở đây xảy ra dưới sự tác động của tiến bộ công nghệ Tiến bộ công nghệ làm tư bản hữu hình lạc hậu mất giá, còn kiến thức tích luỹ bị lạc hậu nếu không tiếp tục bổ sung, cập nhật
Nghiên cứu của Tordaro và Smith (2014) về các nguồn lực cho phát triển đã khẳng định y tế và giáo dục là nhân tố quan trọng nhất để hình thành nên vốn con người Y tế và
Trang 29triển Những cá nhân với sức khỏe tốt có thể cải thiện lợi tức đầu tư vào giáo dục vì sức khỏe là một yếu tố cơ bản trong quá trình học tập chính thức Mặt khác, đầu tư giáo dục lớn hơn có thể giúp tăng thêm hiểu biết về sức khỏe vì một số chương trình y tế dựa vào
kỹ năng cơ bản được học tập ở nhà trường Kỹ năng đó bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết đọc biết viết Giáo dục cũng cần thiết cho việc đào tạo, phát triển nguồn cán bộ y tế Cuối cùng, những cải tiến trong hiệu quả sản xuất có thể xuất phát từ các khoản đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và y tế Tordaro và Smith đã kết luận những người có học vấn cao hơn thường bắt đầu với công việc muộn hơn nhưng thu nhập của họ nhanh chóng vượt qua những người bắt đầu làm việc sớm hơn Tuy nhiên Tordaro và Smith đã phân tích rằng việc tăng thu nhập trong hiện tại và kỳ vọng ở tương lai từ giáo dục phải được so sánh với tổng chi phí phát sinh để hiểu rằng giá trị của vốn con người như là một khoản đầu tư lâu dài Chi phí giáo dục bao gồm tất cả các khoản chi phí trực tiếp gồm học phí và chi phí liên quan đến sách vở, đồng phục Ngoài ra, chi phí gián tiếp chủ yếu từ khoản thu nhập mất đi trong thời gian học tập Nghiên cứu cho thấy rõ ràng có sự khác biệt về thu nhập của những người có học vấn khác nhau gồm không bằng cấp, tiểu học, trung học và đại học Kết quả nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt rõ nét về thu nhập giữa những người có trình độ khác nhau như là một kết quả về quá trình đầu tư tích lũy vốn con người mang lại
Nhân tố vốn con người được sử dụng trong nghiên cứu này đại diện bởi tổng số năm đi học và trình độ học vấn của người lao động
2.5.2 Nhân tố vốn xã hội:
Theo Wall và cộng sự (1998), vốn xã hội là các mối quan hệ quan lại, sự tương tác và các
mạng lưới xuất hiện giữa các nhóm người
Vốn xã hội là nguồn lực gắn với mạng lưới các mối quan hệ xã hội, những chuẩn mực được xây dựng trong cấu trúc xã hội và cách thức tiếp cận Bằng việc sử dụng các nguồn lực của vốn xã hội giúp con người có thể cùng phối hợp các hành động để đạt được những mục tiêu mong muốn (Lin, 2001)
Trang 30Beugelsdijk và Smulders (2003) đã phân chia vốn xã hội thành hai nhóm bao gồm vốn xã hội vĩ mô và vốn xã hội vi mô Vốn xã hội vĩ mô tập trung vào những vấn đề ở tầm quốc gia gồm những đặc điểm về dân chủ, trình độ phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo nên những nguồn lực nhất định cho người lao động Hình thức vốn xã hội vĩ mô khuyến khích sự chia sẻ thông tin về các hoạt động tập thể và việc ra quyết định thông qua vai trò các mạng lưới của tổ chức xã hội dựa trên những chuẩn mực, giá trị, lòng tin, thái độ đối với chế độ xã hội Vốn xã hội vi mô hướng đến những vấn đề giữa cá nhân, gia đình, bạn
bè với mạng lưới xã hội mà họ tham gia Theo đó vốn xã hội vi mô có thể thay đổi theo thời gian và giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc làm của người lao động
Theo Wookcock và Naragan (2000), vốn xã hội là nguồn lực gắn liền với mạng lưới các mối quan hệ xã hội, những chuẩn mực được xây dựng dựa trên cấu trúc xã hội; sử dụng nguồn lực đó giúp con người có thể phối hợp hành động để hoàn thành mục tiêu đề
ra Vốn xã hội tồn tại bên trong các mối quan hệ, cấu trúc xã hội và thể chế Trên quan điểm cộng đồng thì vốn xã hội tồn tại trong các tổ chức, cộng đồng, hiệp hội và có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các thành viên dựa trên nguyên tắc được lập ra Theo Wookcock và Naragan vốn xã hội gồm ba loại là ràng buộc, bắc cầu và kết nối Vốn xã hội ràng buộc tồn tại trong mối quan hệ gần gũi hoặc thận thiết như gia đình và bạn bè, vốn xã hội bắc cầu liên quan đến những mạng lưới khác nhau như mối quan hệ đồng nghiệp, đối tác Ngoài ra vốn xã hội kết nối đề cập đến mối quan hệ xã hội với những người trong các cơ quan tổ chức và chính quyền Theo đó vốn xã hội có vai trò làm giảm thông tin bất cân xứng hoặc làm giảm chi phí tìm kiếm trong thị trường lao động
Nhân tố vốn xã hội được sử dụng trong nghiên cứu này đại diện bởi tình trạng hôn nhân của người lao động, chủ hộ là người lao động và đặc điểm dân tộc
2.6 Tổng quan các nghiên cứu trước về lựa chọn khu vực làm việc
Các nghiên cứu trước sử dụng mô hình Logit đa thức Mặc dù những nghiên cứu này
có sự khác nhau về thời gian, địa điểm, dữ liệu, phương pháp nghiên cứu cũng như lựa chọn của biến phụ thuộc tuy nhiên kết quả nghiên cứu cơ bản là giống nhau Một số
Trang 31nghiên cứu ở các quốc gia đã được công bố của Glick và Sahn (1997), Wambugu (2003), Baffour (2013)
2.6.1 Nghiên cứu của Glick và Sahn (1997)
Nghiên cứu tác động của giới tính và giáo dục đến việc làm của người lao động tại Guinea Hai tác giả sử dụng bộ dữ liệu khảo sát việc làm và tiền lương tại vùng Conakry, thủ đô của Guinea và mô hình logit đa thức được sử dụng Nghiên cứu sử dụng các biến độc lập gồm: học vấn tiểu học, học vấn trung học và học vấn đại học, nhóm tuổi của người lao động từ 21-30, từ 31-40, từ 41-50, từ 51-65, trên 65, hôn nhân, trẻ con tuổi nhỏ hơn 2, trẻ con tuổi từ 2-5, trẻ con tuổi từ 6-14, di cư, dân tộc Fulani, Malinke, dân tộc khác, khu vực hộ gia đình sống có điện, sống gần với trung tâm thành phố Biến phụ thuộc gồm bốn lựa chọn: thất nghiệp, tự làm chủ, khu vực công, khu vực tư
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người có học vấn đại học làm giảm xác suất lựa chọn tự làm chủ 19,76% và khu vực tư 8,22% Ngược lại đại học làm tăng xác suất lựa chọn khu vực công 24,1% và giáo dục được xem như chìa khoá giải quyết vấn đề việc làm Ở khu vực tư, tác động của giáo dục là khác nhau giữa nam và nữ Học vấn đại học làm giảm xác suất lao động nam chọn khu vực tư 8,22% và làm tăng xác suất lao động nữ chọn khu vực tư 11,93% Kết hôn giúp tăng xác suất người lao động chọn tự làm chủ 14,26%, tăng xác suất chọn khu vực tư 10,9% và khu vực công 6,84% Người lao động thuộc nhóm 31-
40 và 41-50 tuổi làm tăng xác suất chọn làm chủ lần lượt 3,46% và 2,16%; nhóm tuổi trên 65 giảm xác suất chọn tự làm chủ 4,1% Người lao động ở nhóm 31-40, 41-50, 51-65 tuổi giúp tăng xác suất chọn khu vực tư lần lượt là 9,27%; 5,31%; 3,63% và nhóm trên
65 tuổi làm giảm xác suất chọn khu vực tư 6,15% Ngoài ra người lao động ở nhóm
31-40, 41-50, 51-65 tuổi giúp tăng xác suất chọn khu vực công lần lượt là 13,74%; 22,36%
và 10,36% Khi người lao động có con nhỏ hơn hai tuổi và từ 2-5 tuổi làm tăng xác suất chọn tự làm chủ 1,25% và 2,26%; nhóm tuổi này cũng làm tăng xác suất chọn khu vực tư 1,24% và 1,42% Ngoài ra người lao động có con nhỏ từ 2-5 tuổi làm tăng xác suất chọn khu vực công 1,17%.Trường hợp người lao động di cư làm tăng xác suất lựa chọn tự làm
Trang 32chủ 3,03% và khu vực tư 3,35%, ngoài ra làm giảm xác suất chọn khu vực công 4,36% Người lao động là dân tộc Fulani, Malinke và dân tộc khác làm tăng xác suất chọn tự làm chủ tương ứng với 6,46%; 3,48% và 4,04% Ngoài ra dân tộc Malinke giúp tăng xác suất chọn khu vực công 1,6% Hộ gia đình có điện làm tăng xác suất lựa chọn khu vực công 3,26%
2.6.2 Nghiên cứu của Wambugu (2003)
Sử dụng dữ liệu nghiên cứu của văn phòng thống kê trung ương (CBS) tại Kenya kết hợp với mô hình logit đa thức, tác giả ước lượng tác động của giáo dục đến việc làm và thu nhập tại Kenya Các biến độc lập tác giả sử dụng trong mô hình bao gồm: tuổi, tình trạng hôn nhân, không bằng cấp, học vấn tiểu học, học vấn trung học, học vấn sau trung học, đại học, nghèo tuyệt đối, con còn nhỏ tuổi, trường học hiện tại của con, hộ gia đình
có đất, hộ gia đình có thu nhập chuyển nhượng, thu nhập hàng năm Biến phụ thuộc gồm
có năm lựa chọn: làm chủ, khu vực nông nghiệp, khu vực công, khu vực tư, khu vực phi chính thức
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tuổi người lao động tăng làm tăng xác suất lựa chọn khu vực công 2,8%, khu vực tư 1,9%, khu vực phi chính thức 0,7% và làm giảm xác suất chọn khu vực nông nghiệp 5,2% Khi học vấn tiểu học làm tăng khả năng lựa chọn khu vực công 19,5%; khu vực tư 7,7%; khu vực phi chính thức 3,5% ngoài ra làm giảm xác suất chọn khu vực nông nghiệp 29,6% Với học vấn trung học làm tăng khả năng lựa chọn khu vực công 44,7%; khu vực phi chính thức 1,4% ngoài ra làm giảm xác suất chọn khu vực nông nghiệp 42,2%; khu vực tư 0,4% Học vấn trung cấp làm giảm xác suất lựa chọn làm việc trong khu vực nông nghiệp 51,9%, giảm xác suất trong khu vực tư 4,9%
và khu vực phi chính thức 6,2% nhưng làm tăng xác suất chọn khu vực công 63,9% Học vấn đại học chỉ làm tăng xác suất chọn khu vực công 65% và làm giảm xác suất làm việc trong khu vực nông nghiệp 48,7%, giảm xác suất khu vực tư 8,2% và khu vực phi chính thức 7,2%
Trang 33Số người trong hộ tăng làm tăng xác suất lựa chọn khu vực công 1,2% và làm giảm xác suất chọn khu vực nông nghiệp 1%, khu vực tư 1,2% Kết hôn làm tăng xác suất lựa chọn khu vực công 2,5%, khu vực tư 2,9% và khu vực phi chính thức 4,7% Khi nhận được tiền gửi và trợ cấp làm giảm xác suất chọn khu vực phi chính thức 2,5% Cuối cùng khi gia đình sở hữu đất làm tăng xác suất lựa chọn khu vực nông nghiệp 25,2%
2.6.3 Nghiên cứu của Baffour (2013)
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc tại thành thị Ghana và Tanzania
Sử dụng dữ liệu khảo sát hộ gia đình tại Ghana và Tanzania giai đoạn 2004 – 2006 kết hợp với mô hình logit đa thức Các biến độc lập trong mô hình gồm tuổi, học vấn tiểu học, học vấn trung học, học vấn sau trung học, giới tính, hôn nhân, có con, có nguồn thu nhập ngoài tiền lương, trình độ học vấn của cha, trình độ học vấn của mẹ, vùng Dares Salaam và Accra Biến phụ thuộc gồm thất nghiệp, tự làm chủ, khu vực tư nhân, khu vực công Trong đó tác giả xem xét khu vực kinh tế chính thức bao gồm khu vực tư nhân và khu vực công; khu vực phi chính thức là tự làm chủ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại Tanzania các biến độc lập có tác động làm giảm xác suất rơi vào tình trạng thất nghiệp là tuổi 1,3%, học vấn tiểu học 6,8%, học vấn trung học 7,3%, nam giới 14,3%, trình độ học vấn của cha 1%; biến có nguồn thu nhập ngoài tiền lương làm tăng 16,7% xác suất rơi vào thất nghiệp Biến độc lập có tác động làm giảm xác suất chọn tự làm chủ gồm học vấn trung học 10,9%, học vấn sau trung học 30,4%, có nguồn thu nhập ngoài tiền lương 14,4%; các biến làm tăng xác suất lựa chọn tự làm chủ
là tuổi 0,6%, trình độ học vấn của cha 0,6% và vùng Dares Salaam 4,7% Các biến có tác động tích cực làm tăng xác suất lựa chọn khu vực tư nhân gồm tuổi 0,3%, học vấn sau trung học 13,2%, nam giới 12,4% Biến độc lập có tác động làm tăng xác suất chọn khu vực công là tuổi 0,4%, học vấn trung học 16,3% và học vấn sau trung học 21,5%, ngoài
ra biến giới tính làm giảm xác suất chọn khu vực công 3,2%
Tại Ghana biến độc lập có tác động làm giảm xác suất người lao động rơi vào thất nghiệp bao gồm: tuổi 1,3%, học vấn trung học 5,7%, nam giới 3,8%, kết hôn 9,2%, trình
Trang 34độ học vấn của cha 0,7%, vùng Accra 35,8% Biến có tác động tích cực làm tăng xác suất lựa chọn khu vực tư nhân: tuổi 0,6%, kết hôn 6,4%, có nguồn thu nhập ngoài lương 3,8%; biến có tác động làm giảm xác suất tự làm chủ gồm học vấn tiểu học 7%, trung học 18,8% và sau trung học 18,9%, nam giới 17,1% Các biến làm tăng xác suất chọn khu vực tư nhân là tuổi 0,5%, tiểu học 5,4%, học vấn sau trung học 7,4%, nam giới 18,4%, trình độ học vấn của cha 0,8%, trình độ học vấn của mẹ 0,9%, vùng Accra 27,9% Ngoài
ra biến làm giảm xác suất chọn khu vực tư nhân gồm có con 8,8%, có thu nhập ngoài lương 3,9% Biến có tác động tích cực làm tăng xác suất chọn khu vực công gồm tuổi 0,4%, học vấn trung học 16,3% và học vấn sau trung học 21,5% trong khi biến nam giới làm giảm xác suất chọn khu vực công 3,2%
Ta nhận thấy ở thị trường lao động tại quốc gia Tanzania, khi người lao động có học vấn tiểu học, trung học và sau trung học sẽ làm giảm xác suất bị thất nghiệp và chọn tự làm chủ, ngược lại học vấn trung học làm tăng xác suất chọn khu vực tư nhân; học vấn trung học và sau trung học khu vực công Ở Ghana người lao động với học vấn tiểu học, trung học và sau trung học sẽ làm giảm xác suất lựa chọn tự làm chủ, bên cạnh đó học vấn trung học làm tăng xác suất chọn khu vực tư nhân; học vấn trung học và sau trung học làm tăng xác suất chọn khu vực công
Trang 35CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu về mô hình logit đa thức và lý do sử dụng mô hình này để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc của người lao động, phương pháp trích số liệu và xây dựng mô hình kinh tế lượng
3.1 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu không xem xét mức độ quan trọng giữa ba khu vực mà tập trung vào những yếu tố chính có ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động Theo Cameron và Trivedi (2009), trong trường hợp biến phụ thuộc là biến định tính (biến danh mục – unordered variable) có nhiều lựa chọn thì sử dụng mô hình đa bậc (Multinomial Model) Để đánh giá tác động của trình độ học vấn đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc của người lao động Việt Nam, dựa trên cơ sở lý thuyết lựa chọn của Louviere và cộng sự (2000), Jackman (2003), Train (2009) và các nghiên cứu trước thì
mô hình đa thức (Multinomial Model) được sử dụng trong nghiên cứu hành vi lựa chọn nghề nghiệp và việc làm Mô hình đa thức có hai dạng là mô hình logit đa thức và mô hình probit đa thức Theo Train (2009), mô hình logit đa thức dựa trên giả định rằng sai số ngẫu nhiên có phân phối logistic với giá trị phương sai là ; mô hình probit đa thức dựa trên giả định sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn tắc và phương sai có giá trị là 1 Mặc dù có sự khác biệt về phương sai của sai số ngẫu nhiên nhưng cả hai mô hình đều có thể được sử dụng, tuy nhiên hình logit thường được sử dụng phổ biến hơn do dễ tính toán
và có thể tính trực tiếp tỷ số Odds (Odds Ratio) từ hệ số ước lượng Theo Cameron và Trivedi (2009) có sự khác biệt về hệ số ước lượng của mô hình logit và probit cụ thể là: ̂logit ≈ 1,6* ̂probit
Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất sử dụng mô hình logit đa thức trong nghiên cứu này Theo Louviere và cộng sự (2000), mô hình logit đa thức (Multinomial Logit Model) là sự phát triển của mô hình logit nhị phân (Binomial Logit Model), nó thường được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để giải thích mối quan hệ của một
Trang 36biến phụ thuộc định tính có nhiều giá trị được lựa chọn (multiple values) với các biến giải thích Kết quả từ mô hình logit đa thức, có tập lệnh là mlogit cho chúng ta biết tác động khi thay đổi giá trị của một biến tới những khả năng tương đối (relative probabilities) của hai trong các kết quả lựa chọn có thể thu được Các giả định về phân phối xác suất của sai số ngẫu nhiên sẽ quyết định dạng hàm của mô hình mà người nghiên cứu muốn sử dụng
Để nghiên cứu hành vi lựa chọn khu vực làm việc của người lao động tại Việt Nam tác giả tiến hành các bước:
Thống kê mô tả phân tích sự lựa chọn khu vực làm việc người lao động
Thực hiện nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình logit đa thức để tính xác suất lựa chọn khu vực làm việc của người lao động trong mẫu điều tra có các đặc điểm cá nhân đại diện bởi các biến độc lập trong mô hình
3.2 Dữ liệu nghiên cứu:
3.2.1 Nguồn dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho phân tích của nghiên cứu này là khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VHLSS 2012 được thu thập bởi tổng cục thống kê (GSO) với sự hỗ trợ kỹ thuật của ngân hàng Thế Giới (WB) Trong VHLSS 2012, một mẫu bao gồm 9399 hộ gia đình được khảo sát trong cuộc điều tra mức sống hộ gia đình đại diện cho tổng thể là tổng số hộ gia đình Việt Nam Cuộc khảo sát này bao gồm các thông tin của chủ hộ và những thành viên trong hộ như: năm sinh, độ tuổi, giáo dục, nghề nghiệp, tình trạng việc làm, y
tế, thu nhập, tín dụng, chi tiêu, tiết kiệm, nhà ở, tiếp cận dịch vụ công Dữ liệu từ cuộc khảo sát tương đối đầy đủ và đáng tin cậy Một mẫu 9399 hộ gia đình bao gồm 36655 người trong hộ, trong đó có 24219 người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi) và
12436 người không nằm trong độ tuổi lao động Từ 24219 người trong độ tuổi lao động
có 20014 người có việc làm và 4205 người không có việc làm Như vậy sau khi lọc và làm sạch dữ liệu, loại bỏ giá trị missing ta được một mẫu bao gồm 18890 người trong độ tuổi lao động và có việc làm
Trang 373.2.2 Phương pháp trích số liệu:
Các biến trong mô hình được xác định dựa trên bộ dữ liệu VHLSS 2012 như sau:
Trình độ học vấn đo lường bằng hai chỉ tiêu: tổng số năm đi học và bậc học
Bậc học người lao động: được trích từ muc2a1.dta được tạo thành từ hai biến (m2ac2a, m2ac2b) trong đó biến m2ac2a thể hiện trình độ học vấn cao nhất giáo dục phổ thông và biến m2ac2b cho biết trình độ học vấn cao nhất giáo dục nghề nghiệp Bậc học gồm có: không bằng cấp, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trong các bậc học thì không bằng cấp được chọn làm cơ sở để so sánh với các bậc học khác
Tổng số năm đi học của người lao động: được trích từ muc2a1.dta được tạo thành từ 3 biến (m2ac1, m2ac2a, m2ac2b), bậc học từ phổ thông trở xuống được tính theo số năm đi học đã hoàn thành, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp là 14 năm, cao đẳng nghề và cao đẳng là 15 năm, đại học là 17 năm, thạc sỹ là 19 năm và tiến sĩ là 22 năm
Tuổi của người lao động: được trích từ muc1a.dta (biến m1ac5)
Giới tính của người lao động: được trích từ muc1a.dta (biến m1ac2)
Dân tộc: được trích từ ho11.dta (biến dantoc)
Tình trạng hôn nhân của người lao động: được trích từ muc1a.dta ( biến m1ac6)
Thành thị nông thôn: được trích từ ho11.dta (biến ttnt)
Chủ hộ là người lao động: được trích từ muc1a.dta (biến m1ac3)
Di cư: được trích từ muc1a.dta (biến m4a2c1)
Số giờ làm việc trung bình một ngày được trích từ muc1a.dta ( biến m4ac7)
Làm thêm việc khác ngoài công việc chính trích từ muc1a.dta (biến m4ac14)
Trang 38Sáu vùng được trích từ hhexpe12.dta (biến reg6) Tổng cộng tại Việt Nam có 6 vùng bao gồm: trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Tác giả chọn vùng trung du miền
núi phía Bắc làm cơ sở để so sánh với các vùng còn lại
Biến phụ thuộc khu vực làm việc được trích từ muc1a.dta (biến m4ac8a) cho biết khu vực làm việc của người lao động
3.3 Mô hình nghiên cứu:
3.3.1 Định nghĩa mô hình logit đa thức:
Mô hình logit đa thức (Multinomial Logit Model) là mô hình được sử dụng khi biến phụ thuộc là biến định tính có nhiều hơn hai giá trị; biến định tính là biến danh mục (unordered variable) không có phân chia thứ bậc và chúng ta có thể gán bất kỳ giá trị chữ hoặc số nào cho biến một cách tùy ý cho mục đích đặt tên hay dán nhãn Mô hình logit đa thức là dạng mở rộng của mô hình logit nhị phân được sử dụng rất phổ biến khi biến phụ thuộc là biến danh mục (Jackman, 2003)
Dựa trên các nghiên cứu đã được công bố của McFadden (2001), Long và Freese (2003), Green (2003), Jackman (2009), Train (2009) mô hình logit đa thức được sử dụng khi thỏa mãn giả định IIA (Independence from Irrelevant Alternatives) về các lựa chọn của biến phụ thuộc Giả định IIA phát biểu rằng mỗi lựa chọn là độc lập với tất cả các lựa chọn thay thế khác; hay nói cách khác, các lựa chọn thay thế là không phù hợp Giả định IIA trong mô hình logit đa thức thường gọi là giả định về sự độc lập của các lựa chọn mà những lựa chọn thay thế là không phù hợp Trong điều kiện giả định IIA được thỏa mãn thì mô hình logit đa thức được sử dụng để ước lượng xác suất lựa chọn khu vực làm việc của người lao động
Theo Long và Freese (2003), cơ sở giả định IIA dựa trên kiểm định Hausman và kiểm định Small – Hsiao Kiểm định Hausman được xây dựng bởi Hausman và McFadden (1984) bao gồm một loạt các thử nghiệm mô phỏng (simulation test) nhằm mục đích
Trang 39kiểm tra sự độc lập của các lựa chọn Bên cạnh đó McFadden và cộng sự (1976) đã phát triển các kỹ thuật kiểm định cơ sở và sau đó được hoàn thiện bởi Small và Hsiao (1983) Giả định IIA nhằm mục đích xác định tính hiệu lực và mức độ chính xác của các hệ số ước lượng trong mô hình mlogit
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng đề xuất:
Cơ sở lựa chọn các biến trong mô hình được xác định dựa vào nghiên cứu của Glick
và Sahn (1997), Wambugu (2003), Baffour (2013)
Biến phụ thuộc lựa chọn khu vực làm việc nhận các giá trị 0, 1, 2 (tương ứng với khu vực tư nhân, khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) Trong mô hình logit
đa thức, mỗi người lao động chỉ có duy nhất một lựa chọn từ tập lựa chọn
Các biến độc lập được đo lường năm 2012 gồm nhóm nhân tố về trình độ học vấn, nhóm nhân tố về đặc điểm cá nhân người lao động và nhóm nhân tố về đặc điểm kinh tế
xã hội Mô hình kinh tế lượng đề xuất như sau:
Yij = αj + β1X1i + β2X2i + β3X3i + uij (3.1)
Trong đó Yi bao gồm các lựa chọn:
Yi = 0: khu vực tư nhân
Yi = 1: khu vực nhà nước
Yi = 2: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
X1i: là nhóm nhân tố đại diện cho trình độ học vấn của người lao động bao gồm: tổng số năm đi học và bằng cấp cao nhất đạt được
X2i: là nhóm nhân tố đại diện cho đặc điểm cá nhân của người lao động như tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân, bản thân người lao động là chủ hộ, thời gian làm việc, làm thêm
Trang 40X3i: nhóm nhân tố đại diện cho đặc điểm kinh tế xã hội là thành thị nông thôn, di cư, sáu vùng bao gồm đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long
ui: là sai số ngẫu nhiên của mô hình
Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động
Y: biến phụ
thuộc
Khu vực tư nhân, khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tác giả sử dụng khu vực tư nhân làm
cơ sở (base outcome)
tsndihoc Là tổng số năm đi học của người lao động đối với bậc
học phổ thông, trung cấp là 14 năm, cao đẳng là 15 năm, đại học là 17 năm, thạc sĩ 19 năm, tiến sĩ 22 năm (đơn vị tính: năm)
+
tieuhoc Nhận giá trị 1 nếu người lao động tốt nghiệp tiểu học,
nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại (biến giả)
+
thcs Nhận giá trị 1 nếu người lao động tốt nghiệp trung học
cơ sở, nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại (biến giả)
+
thpt Nhận giá trị 1 nếu người lao động tốt nghiệp trung học
phổ thông, nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại (biến giả)
+
trungcap Nhận giá trị 1 nếu người lao động tốt nghiệp trung cấp
nghề và trung cấp chuyên nghiệp, nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại (biến giả)
+