1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập: Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Vũ

58 605 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 296,5 KB

Nội dung

Kết hợp giữa kinh nghiệm sâu sắc trong ngành nghề, sự tin cậy của khách hàng và với sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng, Công ty TNHH Hoàng Vũ đã và đang trở thành doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong lĩnh lực sản xuất và kinh doanh nguyên liệu thép không gỉ INOX. Dựa trên sự hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ của cô giáo ThS. Trần Thị Dung cùng toàn thể các cô chú, anh chị em trong Công ty TNHH Hoàng Vũ. Em xin trình bày những hiểu biết của mình về Công ty TNHH Hoàng Vũ. Nội dung thục tập gồm 6 phần: 1. Nội dung, quy chế của Doanh nghiệp. 2. Sự hình thành và phát triển của Doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Doanh nghiệp. 4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Doanh nghiệp. 5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

Trang 1

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……….

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS Trần Thị Dung

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Công ty TNHH Hoàng Vũ được thành lập từ năm 1993 và là doanh nghiệpđầu tiên tại Việt Nam kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực thép không gỉ -INOX

Với uy tín trên thương trường, Công ty tự hào là đối tác tin cậy của các nhà máy,nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới như: Tây Ban Nha, Italy, Phần Lan, ThụyĐiển, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ân Độ, Đài Loan, Thái Lan, NamPhi, Braxin… Hiện tại chúng tôi đang là nhà đại lý độc quyền que hàn KISWELKST 308 hiệu Con Voi - Hàn Quốc Hệ thống phân phối của Công ty trải dàikhắp ba miền Bắc, Trung, Nam tại Việt Nam và các nước lân cận như:Indonexia, Lào, Campuchia và Malaysia

Những sản phẩm chất lượng cao của Hoàng Vũ đạt được là nhờ vào việc sử dụngnguyên liệu tốt nhất, máy móc thiết bị hiện đại nhất và công nhân lành nghềnhất

Kết hợp giữa kinh nghiệm sâu sắc trong ngành nghề, sự tin cậy của khách hàng

và với sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng, Công ty TNHHHoàng Vũ đã và đang trở thành doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong lĩnh lực sảnxuất và kinh doanh nguyên liệu thép không gỉ - INOX

Dựa trên sự hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ của cô giáo ThS Trần Thị Dungcùng toàn thể các cô chú, anh chị em trong Công ty TNHH Hoàng Vũ Em xintrình bày những hiểu biết của mình về Công ty TNHH Hoàng Vũ Nội dung thụctập gồm 6 phần:

1 Nội dung, quy chế của Doanh nghiệp.

2 Sự hình thành và phát triển của Doanh nghiệp.

3 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Doanh nghiệp.

4 Cơ cấu bộ máy quản lý của Doanh nghiệp.

5 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

Trang 4

6 Nghiên cứu các nghiệp vụ quản lý tại một số phòng ban.

PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

I NỘI QUY, QUY CHẾ CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ

- Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

- Căn cứ Nghị định 41/CP ngày 6 tháng 7 năm 1995 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về

kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất – Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 41/ CP;

- Để quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động và đảm bảo môi trường làm việc ổn định, hài hòa;

- Sau khi trao đổi thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hoàng Vũ ban hành Nội quy lao động thực hiện trong doanh nghiệp như sau:

Trang 5

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Bản nội quy lao động này bao gồm những quy định về kỷ luật lao động

mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại trụ sở Công ty hoặc các đơn vịtrực thuộc, quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷluật; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật laođộng làm thiệt hại tài sản của Công ty

Điều 2:Nội quy này được áp dụng vơí mọi loại hình lao động kể cả người thử

việc học việc (sau đây gọi là người lao động)

Điều 3 Những trường hợp không quy định trong nội quy lao động này sẽ được

áp dụng theo các quy định của bộ luật lao động, các văn bản pháp luật có liênquan, các quy định nội bộ khác của công ty và theo nội dung hợp đồng lao độnghoặc các thoả thuận được giao kết giữa công ty và người lao động

THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Điều 4 Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc áp dụng tại công ty TNHH Hoàng Vũ là 8 giờ một ngày; 44giờ một tuần Lịch làm việc của năm sau sẽ được thông báo cho người lao động vào cuối mỗi năm trước đó.Tuỳ theo tính chất công việc hoạt động của từng bộ phận, người lao động sẽ được bố trí làm việc theo một trong các chế

Trang 6

- Ngày nghỉ hàng tuần: Chủ nhật và hai thứ 7 trong một tháng

4.2 Giờ làm việc theo ca: người lao động phải làm việc theo ca (8h/ca) tuỳ

theo yêu cầu công việc của bộ phận mình Bảng phân ca của bộ phận sẽ đượcthông báo trước ít nhất một tuần Người lao động làm việc theo ca được nghỉ

ít nhất 12 giờ trước khi bắt đầu ca tiếp theo

4.3 Chế độ khác: để đảm bảo sản xuất kinh doanh phù hợp với tính đặc thù

của công việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của các công việc như sản xuất,quản lý chất lượng sản phẩm, công nghệ, bán hàng, giao hàng, kho, sẽ dotrưởng bộ phận sắp xếp và thông báo cho người lao động

Điều 5 Làm thêm giờ

1 Công ty tổ chức bố trí lao động hợp lý phù hợp với khối lượng công việchàng ngày, hạn chế đến mức thấp nhất việc người lao động phải làm thêmgiờ Người lao động làm thêm giờ trong các trường hợp:

- Xử lý sự cố trong sản xuất;

- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;

- Xử lý kịp thời sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ khôngthể bỏ dở

2 Số giờ làm thêm không được quá 04 giờ/ngày, 16h/tuần, 200h/năm Hàngtuần người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục) hoặc 4 ngày(không liên tục) hàng tháng

3 Đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 trở lên hoặc đang nuôi connhỏ dưới 12 tháng tuổi thì không bố trí làm thêm giờ, làm các công việcnặng nhọc, đi công tác xa (ngoài tỉnh, thành phố nơi có trụ sở làm việc củangười lao động)

4 Người lao động được tính thời gian làm thêm giờ khi có đăng ký làm thêmđược xác nhận đầy đủ theo qui định về quản lý làm thêm giờ của công ty

Trang 7

5 Người lao động làm các công việc đặc thù như: quản lý từ cấp trưởngphòng (hoặc tương đương trở lên) không áp dụng chế độ làm thêm giờ.Thời gian làm việc của lao động này theo yêu cầu công việc Trong thờigian được giao công việc đặc thù như trên, người lao động được hưởngphụ cấp trách nhiệm theo quy định của Công ty.

6 Trưởng bộ phận có trách nhiệm bố trí cho người lao động làm thêm giờđược nghỉ bù để tái tạo sức lao động theo quy định của pháp luật

- Nếu thời gian nghỉ bù được bố trí bằng những giờ đã là thêm thì nhânviên được trả thêm phần chênh lệch giữa tiền lương thêm giờ và tiềnlương làm việc bình thường;

- Công ty chỉ trả tiền làm thêm giờ khi không thể bố trí nghỉ bù được

Điều 6 Nghỉ lễ

1 Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 9 ngày lễ sauđây:

- Tết Dương lịch: 1 ngày (1-1)

- Tết Âm lịch: 4 ngày (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm)

- Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (10/3 âm lịch)

- Ngày Chiến thắng: 1 ngày (30-4)

- Ngày Quốc tế Lao động: 1 ngày (1-5)

- Ngày Quốc khánh: 1 ngày (2-9)

2 Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, được xácđịnh tại Điều 4 của Nội quy, thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào mộtngày khác do phòng Hành chính - Nhân sự thông báo hoặc do Trưởng bộphận sắp xếp

Điều 7 Phép năm

Trang 8

1 Người lao động được nghỉ hàng năm 12 ngày hưởng nguyên lương đối vớilao động làm việc trong điều kiện bình thường và 14 ngày hưởng nguyênlương đối với lao động làm công việc nặng nhọc Số ngày nghỉ này sẽđược tăng thêm một ngày sau mỗi 5 năm làm việc.

2 Trong năm đầu tiên, người lao động có thể bắt đầu xin nghỉ phép sau khiđược tiếp nhận chính thức và ký hợp đồng lao động và cứ 1 tháng làm việcthì người lao động được nghỉ một ngày

3 Người lao động không được sử dụng phép năm để trừ vào thời hạn báotrước khi nghỉ việc; trừ trường hợp được trưởng bộ phận chấp thuận bằngvăn bản

4 Trường hợp người lao động bị ốm đau trong khi nghỉ phép, thì số ngàyđược cơ quan y tế có thẩm quyền (theo chế độ bảo hiểm xã hội) đề nghịnghỉ theo quy định tại khoản (1) điều 8 sẽ được xem là ngày nghỉ ốm đau.Theo đó phép năm sẽ được điều chỉnh lại theo ngày nghỉ thực tế

5 Phép năm phải được sắp xếp nghỉ hết trong năm hiện hành

- Đến ngày 01 tháng 01 của năm kế tiếp, số phép không nghỉ trong nămtrước sẽ được chuyển sang tối đa 6 ngày, số ngày nhiều hơn so với địnhmức này sẽ được thanh toán lương phép – theo qui định trong qui chếnghỉ phép

- Số phép chuyển năm chỉ có giá trị sử dụng trong năm được chuyển Sốphép chuyển năm phải được nghỉ hết trong quí 1; nếu không sẽ bị bãi

bỏ từ đầu quý 2;

- Đối với nhân viên mới, các ngày phép trong năm làm việc đầu tiên(dưới 7 ngày) nếu chưa nghỉ hết thì được chuyển toàn bộ sang năm kếtiếp

Trang 9

6 Người lao động xin nghỉ phép phải tuân thủ các qui định theo quy chếnghỉ phép của Công ty Trường hợp không tuân thủ qui định theo qui chếnghỉ phép sẽ được xem như tự ý vắng mặt không lý do.

.Điều 8 Nghỉ ốm đau

1 Người lao động nghỉ ốm đau, tai nạn được nghỉ làm việc theo Giấy chứngnhận của bác sỹ Khi nghỉ ốm đau hay phải điều trị nội trú tại bệnh viện,người lao động hoặc thân nhân phải thông báo cho người quản lý trực tiếphoặc nhân viên y tế Công ty biết trong vòng 24 giờ

2 Nghỉ ốm đau không có giấy đề nghị nghỉ hợp lệ sẽ bị xem như vắng mặtkhông lý do

3 Các chế độ nghỉ ốm đau sẽ được thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội

Điều 9 Nghỉ thai sản

1 Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ 5 lần, mỗi lần 1 ngày để

đi khám thai

2 Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản được quy định như sau:

a 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường;

b 5 tháng đối với người làm việc theo chế độ ba ca

3 Người lao động có thể nghỉ thai sản trước khi sinh 30 ngày, hoặc theo chỉđịnh của bác sĩ

4 Thời gian nghỉ thai sản phải được thông báo trước 30 ngày (tính từ ngàybắt đầu nghỉ) cho Trưởng bộ phận thông qua Phiếu đăng ký nghỉ phép vàđược lưu trữ bởi phòng Nhân sự

5 Chế độ nghỉ thai sản theo mục 1 & 2 của điều này được giải quyết theoluật BHXH

Trang 10

6 Lao động nữ trong thời gian mang thai (từ tháng thứ 7) và nuôi con dưới

12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút hưởng nguyên lương do công tytrả Người lao động có trách nhiệm làm đơn đăng ký thời gian nghỉ cụ thểkèm theo phiếu siêu âm của bệnh viện ghi rõ tuổi thai (với trường hợpmang thai từ tháng thứ 7), kèm theo bản sao giấy khai sinh của con (vớitrường hợp nuôi con dưới 12 tháng) và gửi cho phòng nhân sự để làm căn

cứ thực hiện

Điều 10 Nghỉ việc riêng

1 Người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong nhữngtrường hợp sau đây:

a Kết hôn: nghỉ 03 ngày

b Con kết hôn: nghỉ 01 ngày

c Bố mẹ (chồng và vợ) chết, bố mẹ ruột hay người trực tiếp nuôidưỡng, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày

2 Công ty sẽ xem xét cho người lao động được nghỉ việc riêng không hưởnglương để chăm sóc vợ, chồng, cha, mẹ kể cả cha mẹ chồng, cha mẹ vợhoặc con bị ốm đau Thời gian nghỉ không hưởng lương sẽ do hai bên thỏathuận, nhưng không quá 30 ngày trong một năm Ngoài ra, trong cáctrường hợp bất khả kháng khác công ty sẽ xem xét, giải quyết cho ngườilao động nghỉ việc riêng nếu trưởng bộ phận xét thấy việc nghỉ đó có thểthu xếp làm bù vào một thời gian khác hoặc cho nhân viên trừ phép hoặcnghỉ không hưởng lương mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty Khi nghỉ việc riêng người lao động phải nộp vềphòng Nhân sự các giấy chứng nhận hợp pháp để chứng minh lý do xinnghỉ của mình

TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY Điều 11 Thẻ nhân viên

Trang 11

Người lao động làm việc tại công ty được cấp thẻ nhân viên phải có tráchnhiệm giữ gìn thẻ cẩn thận và phải chấp hành các quy định sau đây:

1 Luôn đeo thẻ trong giờ làm việc dù đang làm việc ở bất cứ nơi nào;

2 Người lao động phải tự quẹt thẻ chấm công Tuyệt đối không giao thẻ củamình cho người khác hay sử dụng thẻ của người khác;

3 Khi nghỉ việc, phải trả lại thẻ cho phòng Nhân sự, trước khi giải quyết chế

độ nghỉ việc;

4 Khi thẻ bị hư hỏng hay mất phải báo cáo về phòng Nhân sự để xin cấp thẻkhác

Điều 12 Nguyên tắc ra vào Công ty

1 Chỉ ra, vào cổng của công ty dưới sự giám sát của bảo vệ;

2 Rời khỏi công ty ngay khi hết giờ làm việc hoặc khi hết phận sự;

3 Khi vào công ty phải mặc trang phục đúng mực và đúng qui định, mangthẻ nhân viên và ghi giờ vào bằng cách quẹt thẻ qua máy chấm công vàcho bảo vệ kiểm tra mọi hành lý mang vào;

4 Khi rời khỏi công ty phải ghi giờ ra bằng cách quẹt thẻ qua máy chấmcông và tự động xuất trình cho nhân viên Bảo vệ mọi hành lý, tài sản, tàiliệu mang ra;

5 Khi mang tài sản của công ty (bao gồm: máy, thiết bị, vật tư, hàng hoá, tàiliệu……) ra ngoài phải có giấy phép do người có thẩm quyền ký duyệt

6 Không được vào Công ty khi đang ở trong tình trạng bị ảnh hưởng bởirượu, bia hay bất cứ chất kích thích nào khác;

7 Người lao động làm việc tại công ty không được rời vị trí làm việc trongngày hoặc ca làm việc kể cả ngày, giờ làm thêm nếu không có giấy phépcủa cấp trên

Trang 12

Điều 13 Đảm bảo giờ công, ngày công

Người lao động có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ giờ công, ngày công để hoànthành mọi công việc được giao Để đạt được mục tiêu này, người lao độngphải thực hiện các quy định sau đây:

1 Không đi làm trễ, nghỉ làm sớm hay kéo dài thời gian nghỉ trong giờ làmviệc;

2 Không sử dụng thời giờ làm việc kể cả giờ làm thêm để làm việc riêng;

3 Nếu không có công việc cần thiết thì không đến nơi làm việc sớm hơn 30phút trước giờ làm việc

4 Không ngủ trong giờ làm việc tại nơi làm việc

5 Không vắng mặt tại nơi làm việc hay khu vực đã được phân công tronggiờ làm việc kể cả giờ làm thêm, nếu không được sự chấp thuận của cấptrên;

6 Không tự ý đến những nơi ngoài khu vực làm việc được phân công nếukhông có nhiệm vụ, phận sự

7 Không được nghỉ việc nếu không có sự đồng ý của cấp trên hay không có

Trang 13

2 Khi nghỉ việc, phải trả lại đủ số đồng phục được cấp lần cuối cho phòngNhân sự, trước khi giải quyết chế độ nghỉ việc

Điều 16 Dụng cụ làm việc

Dụng cụ làm việc bao gồm (nhưng không giới hạn) các loại văn phòng phẩm,hoá đơn, thiết bị, phương tiện, máy móc, công cụ, phụ tùng, nguyên vật liệu,vật tư, các tài liệu, tư liệu, số liệu, công thức v.v của bộ phận giao cho ngườilao động để thực hiện công việc Người lao động có nghĩa vụ phải chấp hànhcác qui định sau đây:

1 Giữ gìn cẩn thận dụng cụ làm việc, tuân thủ các quy định về việc sử dụng

và bảo quản của từng loại dụng cụ;

2 Không được sử dụng dụng cụ làm việc không thuộc phạm vi trách nhiệm

hay cho mục đích cá nhân;

3 Không được phí phạm, tiêu hao hay sử dụng quá định mức;

4 Không được tự ý tráo đổi, thay thế;

5 Không được mang ra khỏi nơi làm việc nếu không có sự chấp thuận củangười quản lý

Điều 17: Sắp xếp nơi làm việc

Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, vệ sinh máy tính và bàn làm việc hàngngày, hồ sơ đồ dùng để trật tự ngăn nắp các tài liệu qua trọng phải cất vào tủkhóa cẩn thận khi kết thúc công việc trong ngày

Trang 14

Điều 18 Tiếp khách nơi làm việc

1 Trong giờ làm việc, người lao động chỉ nên tiếp khách phục vụ cho côngviệc

2 Người lao động được sử dụng các phòng khách của Công ty để tiếp khách.Trong trường hợp đó cần đăng ký trước với Phòng Nhân sự theo qui địnhquản lý phòng họp

3 Nếu khách có thái độ, hành vi không đúng mực hoặc đáng nghi ngờ, ngườilao động có trách nhiệm nhanh chóng báo với bảo vệ Công ty để kịp có cácbiện pháp giải quyết kịp thời

4 Người lao động cần có thái độ lịch sự, niềm nở đón tiếp và tôn trọngkhách của Công ty

Điều 19 Thực hiện chính sách, thủ tục, quy trình

Người lao động có trách nhiệm tìm hiểu và thực hiện đúng những chính sách,thủ tục, quy trình liên quan đến điều hành, sản xuất, kinh doanh, xuất nhậphàng hoá, tài chính, nhân sự, bảo vệ tài sản, bảo vệ thông tin, bảo vệ môitrường do các bộ phận chức năng quy định

Điều 20 Chấp hành các mệnh lệnh của cấp trên

Để đảm bảo trật tự, nề nếp trong quá trình lao động, đạt hiệu quả lao động theoyêu cầu của Công ty và mục tiêu của bộ phận, người lao động có nghĩa vụ phảichấp hành và tuân thủ lệnh điều hành và bố trí công tác hợp pháp của người quảnlý

AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG Điều 21 Trách nhiệm quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động

1 Lãnh đạo cao nhất của Công ty có nghĩa vụ bảo vệ sức khoẻ cho người laođộng, đảm bảo sự an toàn, vệ sinh trong quá trình lao động Do đó Trưởng cácphòng ban chức năng trong Công ty xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao

Trang 15

động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư Trang bị đầy

đủ phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động,

vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà Nước

2 Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp có trách nhiệm quản lý các vấn đề an toàn vệsinh lao động tại khu vực được phân công quản lý Thương xuyên kiểm tra, đônđốc, nhắc nhở nhân viên thuộc cấp chấp hành các quy định PCCC, an toàn vệsinh lao động, không để xảy ra sự cố

Điều 22 Nghĩa vụ của Người lao động

Trong thời gian làm việc cho Công ty, người lao động phải tuân thủ các yêucầu sau:

1 Nắm vững và chấp hành các quy định, biện pháp về an toàn lao động, vệsinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;

2 Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát,các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thìphải bồi thường;

3 Sắp đặt dụng cụ làm việc đúng vị trí, sử dụng đúng dụng cụ cho đúng việc,giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp;

4 Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại, mất an toàn trong PCCC;

5 Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh củangười sử dụng lao động hay các trưởng bộ phận;

6 Tham dự các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động do các bộ phậnchức năng tổ chức;

7 Tham gia khám sức khoẻ định kỳ khi được bộ phận chức năng yêu cầu

Trang 16

8 Không hút thuốc lá trong khu vực làm việc, những nơi cấm hút thuốc, chỉđược hút thuốc lá ở những nơi cho phép Công ty khuyến cáo nhân viênkhông nên hút thuốc lá;

9 Tuyệt đối tuân theo các quy định về PCCC của Công ty

10.Người ra về sau cùng có trách nhiệm kiểm tra tắt đèn, tắt các thiết bị dùngđiện báo nhân viên bảo vệ để khóa cửa, niêm phong phòng làm việc trướckhi ra về

BẢO VỆ QUYỀN LỢI, TÀI SẢN, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ VÀ

KINH DOANH Điều 23 Xung đột quyền lợi

Người lao động phải tránh những tình huống mà lợi ích cá nhân có biểu hiệnxung đột với quyền lợi của Công ty.Việc mua hơn 1% cổ phần của Công tycạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp; việc có quyền lợi tài chính trong giaodịch giữa công ty và đối tác thứ ba; việc giữ một vai trò trong việc vận hànhcông việc cho doanh nghiệp khác không phải trong thời gian làm việc tạiCông ty đều được báo cáo và phê duyệt bởi Giám đốc điều hành

Điều 24 Sổ sách tài chính

Các sổ sách tài chính của Công ty, kể cả bảng chấm công, số liệu về bánhàng, các báo cáo chi phí là cơ sở để người sử dụng lao động quản lý tìnhhình kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ đối với cổ đông, người lao động,khách hàng, nhà cung cấp và các cơ quan chức năng Người lao động có tráchnhiệm bảo đảm tính chính xác, kịp thời, và đầy đủ trong sổ sách tài chínhtrong phạm vi nhiệm vụ được giao bằng cách thực hiện các nguyên tắc sauđây:

1 Luôn ghi chép và phân loại các giao dịch theo đúng kỳ hạn kế toán, vàođúng tài khoản thích hợp và theo đúng bộ phận Không được trì hoãn

Trang 17

thanh toán hoặc thanh toán sớm các hoá đơn nhằm đạt chỉ tiêu về ngânsách hoặc vì các mục đích cá nhân khác.

2 Không được giả mạo chứng từ hoặc làm sai lệch bản chất thật của các giaodịch Mọi giao dịch đều phải có giấy tờ sổ sách chính xác đính kèm

3 Mọi báo cáo cho các cơ quan chức năng phải đầy đủ, đúng đắn, chính xácđúng thời điểm và dễ hiểu

4 Các dự toán hoặc trích trước trong các báo cáo hoặc ghi chép của Công typhải có đầy đủ giấy tờ kèm theo và phải dựa trên cơ sở hợp lý

5 Các thanh toán chỉ được thực hiện cho cá nhân hoặc doanh nghiêp thực sự

là người cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho Công ty

Điều 25 Sử dụng tài sản của Công ty

Tài sản của Công ty bao gồm và không giới hạn: thời giờ làm việc và thành

quả lao động của người lao động trong thời gian làm việc cho công ty, trangthiết bị và xe cộ, máy tính, phần mềm, dữ liệu, các file trên máy tính, thôngtin, tài liệu, hồ sơ, các nhãn hiệu hàng hoá và tên của Công ty Người laođộng phải tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng tài sản của Công ty sau đây:

1 Chỉ sử dụng tài sản của công ty cho mục đích công việc và vì lợi ích củacông ty Không được sử dụng tài sản của Công ty cho lợi ích của cá nhânmình hay cho lợi ích của bất kỳ người nào khác

2 Không được lợi dụng chức vụ hoặc lạm dụng tài sản, thông tin của Công

Trang 18

Việc trao đổi quà cáp, chiêu đãi khách hàng và nhà cung cấp là thông lệ Mấuchốt là phải giữ mối quan hệ thật khách quan Nên tránh những món quà xa xỉhoặc có giá trị quá lớn vì có thể gây ngộ nhận về một sự tác động khôngchính đáng Người lao động hãy tránh những giao dịch tài chính cá nhân vớikhách hàng và nhà cung cấp vì có thể gây ảnh hưởng đến công việc Ngườilao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây khi giao dịch với khách hàng,nhà cung cấp:

a) Không được nhận quà cáp xa xỉ hoặc dự những cuộc chiêu đãi hào phóng.b) Tặng quà hay chiêu đãi khách hàng, nhà cung cấp phải nhằm mục đích hỗtrợ cho lợi ích kinh doanh chính đáng của Công ty, phải được thực hiệnhợp lý và phù hợp theo hoàn cảnh

c) Phải luôn giao dịch công bằng với khách hàng, nhà cung cấp, công ty cạnhtranh và nhân viên của Công ty Không được lợi dụng danh nghĩa củaCông ty để lợi dụng bất kỳ ai hoặc để kinh doanh bất chính

Điều 27 Bảo mật thông tin

1 Thông tin nội bộ là mọi thông tin chưa được tiết lộ hay phổ biến cho côngchúng Thông tin nội bộ gồm những thông tin về sản xuất, kinh doanh, tàichính, nhân sự, bí quyết/quy trình công nghệ, quy trình làm việc hay cácthông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty

2 Bảo mật thông tin nội bộ của Công ty là nghĩa vụ của người lao động

3 Các giao dịch vì lợi ích cá nhân dựa trên những thông tin nội bộ hoặc cungcấp những thông tin nội bộ cho những người khác để họ giao dịch bất hợppháp đều là vi phạm Nội quy, vi phạm pháp luật và có thể bị truy tố

4 Người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc bảo mật thông tin sau đây:

a) Người lao động không được tiết lộ thông tin nội bộ với bất kỳ ai tronghoặc ngoài Công ty trong quá trình làm việc và sau 02 năm khi chấm dứt

Trang 19

hợp đồng lao động với Công ty, ngoại trừ những trường hợp do yêu cầucủa công việc và được sự đồng ý của Ban giám đốc.

b) Không được mua bán cổ phần hay chứng khoán dựa trên những thông tinnội bộ có được trong quá trình làm việc cho Công ty

c) Tiết lộ thông tin nội bộ cho người khác kể cả cho gia đình và bạn bè là viphạm nội quy của Công ty và vi phạm pháp luật

d) Tuyệt đối không được cho người ngoài quay phim, chụp ảnh hoặc ghi âm

… trong phạm vi Công ty khi không được phép của người có thẩm quyềne) Phải tôn trọng thông tin nội bộ của những Công ty khác

f) Phải cất giữ hay hủy bỏ sổ sách theo đúng quy định lưu trữ hồ sơ tài liệucủa Công ty

g) Phải thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin do Công ty ban hành

Điều 28 Quyền sở hữu trí tuệ

1 Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Công ty là chủ sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nếu quyền đó

được tạo lập do người lao động của công ty sáng tạo ra từ một trong các yếu

tố sau:

a) Sử dụng kinh phí của công ty (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc) b) Sử dụng thời gian làm việc hành chính; cơ sở vật chất của Công ty.c) Công ty giao nhiệm vụ cho người lao động hoặc đơn vị trực thuộc thựchiện

d) Công ty ký hợp đồng để tạo ra sản phẩm

Trang 20

HÀNH VI VI PHẠM VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Điều 27 Hình thức kỷ luật

Người vi phạm kỷ luật lao động, tùy theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo mộttrong những hình thức sau đây:

1 Mức 1: Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản;

2 Mức 2: Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng (kể từ lần nâng

lương đầu tiên sau khi bị xử lý kỷ luật) hoặc chuyển làm công việckhác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặccách chức;

3 Mức 3: Sa thải.

Trang 21

Điều 28 Nguyên tắc

1 Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật.Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồngthời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi viphạm nặng nhất

2 Thời hạn xử lý một vụ vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng kể từngày xảy ra hay phát hiện vi phạm Trong một số trường hợp đặc biệt (như

vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinhdoanh của Công ty) do Giám đốc điều hành quyết định, thời hạn này cóthể kéo dài đến 6 tháng

3 Không áp dụng các biện pháp xâm hại thân thể, nhân phẩm của người laođộng; phạt tiền, cúp lương thay việc kỷ luật khi xử lý vi phạm kỷ luật laođộng

Điều 29 Quy định về việc giảm và xoá kỷ luật lao động

1 Người bị xử lý kỷ luật ở mức 1 sau 3 tháng, ở mức 2 sau 6 tháng kể từngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật (Táiphạm là phạm lại cùng một lỗi trong thời gian đang bị kỷ luật)

2 Người bị kỷ luật ”kéo dài thời hạn nâng lương” sau khi chấp hành một nửathời hạn kỷ luật, sẽ được xem xét, đánh giá và kết luận việc giảm, xóahình thức kỷ luật

Điều 30 Thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật

1 Sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn Công ty,Giámđốc điều hành có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụviệc vi phạm có tình tiết phức tạp và nếu xét thấy để người lao động tiếptục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, xử lý vi phạm

2 Việc quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động được phân cấp như sau:

Trang 22

a) Khiển trách bằng miệng: do cấp trên trực tiếp của người vi phạm thực

hiện và phải được ghi thành biên bản gửi về phòng Nhân sự trong vòng

02 ngày làm việc kể từ ngày khiển trách;

b) Khiển trách bằng văn bản: do Trưởng Bộ phận (giám đốc/ phó giám

đốc chuyên môn/Quản đốc phân xưởng/Trưởng phòng phụ trách trựctiếp) hoặc Trưởng phòng nhân sự thực hiện Trường hợp người khiểntrách không phải là Trưởng phòng nhân sự thì trước khi thực hiệnkhiển trách bằng văn bản trưởng bộ phận cần tham khảo ý kiến củaTrưởng phòng nhân sự Văn bản khiển trách phải được công bố chongười lao động và gửi về phòng Hành chính Nhân sự trong vòng 02ngày làm việc kể từ ngày khiển trách

c) Kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác có mức lương

thấp hơn, cách chức hoặc sa thải: do Giám đốc điều hành thực hiện

Điều 31 Trình tự xem xét, xử lý kỷ luật lao động

1 Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, Công ty phải chứngminh được lỗi của Người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làmchứng (nếu có) Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư,bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa cho mình

2 Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự Đối với việc xử

lý kỷ luật lao động từ trường hợp khiển trách bằng văn bản đến sa thải,khi xem xét xử lý cần có sự hiện diện của đại diện Ban chấp hành côngđoàn cơ sở Người lao động vi phạm kỷ luật phải có mặt và có quyền tựbào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bàochữa

3 Nếu Người sử dụng lao động đã ba (3) lần thông báo bằng văn bản màNgười lao động vẫn vắng mặt thì Công ty có quyền xử lý kỷ luật và thôngbáo quyết định kỷ luật cho Người lao động biết

Trang 23

4 Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

a) Bản tường trình của người lao động được nộp cho người sử dụng laođộng tối đa 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày người sử dụng lao độngyêu cầu

b) Các tài liệu có liên quan như:

- Biên bản sự việc xảy ra

- Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có)

- Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩmquyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩmquyền khi hết hạn tạm giam, tạm giữ

+ Trường hợp người lao động vi phạm vắng mặt văn bản thông báo

ba lần + Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ được coi là có

lý do chính đáng;

c) Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản

Điều 32 Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách áp dụng cho các hành vi sau đây:

1 Không đeo thẻ trong giờ làm việc;

2 Không mặc đồng phục;

3 Không giữ gìn, bảo quản dụng cụ làm việc, thẻ nhân viên, đồng phục;

4 Vắng mặt không được phép tại nơi làm việc từ nửa giờ đến dưới 4 giờ;

5 Gây mất trật tự trong giờ làm việc, xao lãng nhiệm vụ;

6 Hút thuốc không đúng nơi quy định;

Trang 24

7 Không giữ gìn vệ sinh chung;

8 Làm việc riêng, chat hoặc lên mạng trong giờ làm việc không vì mụcđích công việc;

9 Không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết khi mang tài sản, tài liệucủa Công ty ra ngoài;

10.Không phối hợp công việc với CBCNV/bộ phận có liên quan;

11.Vi phạm các quy định về trang phục làm việc theo Điều 14;

Cách thức áp dụng:

Vi phạm lần đầu: khiển trách bằng miệng

Vi phạm lần thứ hai: khiển trách bằng văn bản

Điều 33 Hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn trong vòng 6 tháng hoặc cách chức

áp dụng cho các hành vi sau đây:

1 Thiếu trách nhiệm trong công việc gây thiệt hại không nghiêm trọng về tài

sản, lợi ích của Công ty hoặc nhân viên, khách hàng hay nhà cung cấp củaCông ty;

2 Vắng mặt không được phép từ 4 giờ trở lên trong một ngày;

3 Nghỉ ốm đau, nghỉ về việc riêng mà không có giấy xác nhận hợp lệ;

4 Bán hàng, giao hàng trong địa bàn không thuộc phạm vi trách nhiệm;

5 Không tuân thủ lệnh điều hành và bố trí công tác hợp pháp, hợp lý củangười quản lý;

6 Không chấp hành các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vàlàm thêm giờ dẫn đến chậm trễ tiến độ công việc, ảnh hưởng đến tiến độlàm việc của nhân viên hoặc bộ phận khác, hoặc gây hậu quả nghiêmtrọng;

Trang 25

7 Giải quyết cho nhân viên nghỉ việc riêng làm ảnh hưởng đến hoạt độngcủa Công ty;

8 Có lời nói, hành động không tôn trọng cấp trên;

9 Vi phạm nguyên tắc liên quan đến các vấn đề: Sổ sách tài chính, Sử dụngtài sản, Giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp, Bảo mật thông tin ởmức độ nhẹ theo xác định của Hội đồng kỷ luật

10 Vi phạm quy định về thẻ nhân viên tại khoản 2 điều 11;

11 Vi phạm các nguyên tắc ra vào Công ty quy định tại Điều 12

12 Vi phạm các quy định về đảm bảo ngày công, giờ công, liệt kê tại cáckhoản b, c, d, e của Điều 13;

13 Vi phạm các quy định về dụng cụ làm việc, liệt kê tại các khoản b, c, d, ecủa Điều 16;

14 Vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, PCCC liệt kê tại Điều22;

Không tuân thủ các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự về xử lý kỷ luật, liệt

kê tại Điều 28, 29, 30, 31;

Điều 34 Hình thức kỷ luật sa thải áp dụng cho các hành vi sau đây:

1 Cờ bạc, uống rược, bia bất cứ mức độ nào trong giờ làm việc, tại nơi làmviệc;

2 Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong Công ty;

3 Quấy rối tình dục hay có hành động khiếm nhã đối với đồng nghiệp, kháchhàng;

4 Đánh lộn, đe dọa hay có những hành động côn đồ đối với nhân viên hoặckhách hàng của Công ty;

Trang 26

5 Vu khống, phát ngôn bừa bãi hoặc có hành động làm mất uy tín của ngườilao động khác hay của Công ty;

6 Không tuân thủ các chính sách, quy trình, thủ tục điều hành sản xuất kinhdoanh của Công ty;

7 Khai man trong quá trình điều tra vi phạm kỷ luật lao động;

8 Yêu cầu, xui khiến người lao động khác vi phạm, không báo cáo hành vi

vi phạm hoặc không hợp tác trong quá trình điều tra vi phạm Nội quy

9 Trả đũa, trù dập, ngược đãi người lao động dưới quyền;

10.Hành động, chỉ đạo sai làm thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích củaCông ty;

11.Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô dưới bất kỳ hình thức haymức độ nào đối với Công ty, khách hàng, nhà cung cấp hay nhân viên củaCông ty;

12.Người lao động có hành vi tiết lộ dưới bất kỳ hình thức hay mức độ nàocác tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin nội bộ có liên quan đến bí mật côngnghệ, kinh doanh và điều hành của Công ty, vi phạm cam kết bảo mật vớicông ty

13.Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích

của Công ty cũng như khách hàng của Công ty: gây thiệt hại trực tiếp về

tiền với trị giá từ 5 triệu đồng trở lên, gây tác động xấu và làm ảnh hưởngxấu đến hình ảnh, uy tín của công ty, bao gồm và không giới hạn các nộidung sau đây:

a) Khi thực hiện chức trách được giao có biểu hiện giả dối, gây mất uytín cho công ty hoặc làm tổn hại cho công ty

b) Tự ý rời bỏ cương vị làm việc gây tổn hại nghiêm trọng cho Côngty

Trang 27

c) Vi phạm các nguyên tắc ra, vào công ty qui định tại điều 8 nhưngkhông tuân thủ hoặc có hành vi, lời nói chống lại bảo vệ.

d) Lừa đảo để chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của nhân viên và của Côngty

e) Lấy danh nghĩa của Công ty để lừa bịp gây ảnh hưởng đến uy tín củaCông ty

f) Giả mạo (chữ ký, con dấu, hồ sơ, tài liệu, hoá đơn v.v )

g) Có hành động phá hoại

h) Đầu cơ sản phẩm của Công ty

i) Hành hung gây thương tích cho khách hàng hay người lao độngkhác

j) Đưa hoặc nhận hối lộ

k) Gian dối trong các báo cáo về điều hành sản xuất, kinh doanh, tàichính

l) Gian dối trong các giao dịch thanh toán, bán hàng, mua hàng,chuyển tiền hay các dịch vụ phục vụ khách hàng

m) Vi phạm các nguyên tắc và quy định trong việc phát hành hoá đơntài chính

n) Xâm nhập vào khu vực, cơ sở dữ liệu, thông tin mật không thuộcphạm vi trách nhiệm;

o) Vi phạm pháp luật có tính chất hình sự

p) Vi phạm nguyên tắc liên quan đến các vấn đề: Xung đột quyền lợi,

Sổ sách tài chính, Sử dụng tài sản, Giao dịch với khách hàng và nhàcung cấp, Bảo mật thông tin ở mức độ nặng theo xác định của Hộiđồng kỷ luật

Trang 28

q) Vi phạm các qui định trong bản Tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh củacông ty.

15.Người lao động bị xử xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyểnlàm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị

TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT Điều 36 Phạm vi và mức độ trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại vật chất

1 Người lao động có hành vi gây thiệt hại đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,làm hư hỏng, mất dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tàisản của Công ty, trừ trường hợp bất khả kháng, thì ngoài việc bị xử lý kỷ luậtlao động, người lao động còn có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại choCông ty

2 Tùy theo lỗi và mức độ thiệt hại thực tế, người lao động vi phạm sẽ phải bồithường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường Trongtrường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng tráchnhiệm Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật thì khôngphải bồi thường

3 Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng (có mức thiệt hại dưới 5 triệu đồng)

do sơ xuất thì phải bồi thường thiệt hại tối đa là 3 tháng lương và bị khấu trừdần vào lương tối đa đến 30% tiền lương hàng tháng Trong trường hợp gâythiệt hại nghiêm trọng dẫn đến việc sa thải thì người lao động phải bồi

Trang 29

thường ngay khoản bồi thường thiệt hại Khoản bồi thường thiệt hại sẽ đượctrừ vào khoản trợ cấp thôi việc hoặc bất kỳ khoản nào khác mà Công ty chưathanh toán hết cho người lao động (nếu có) Nếu vẫn không thanh toán hếtkhoản bồi thường thiệt hại thì người lao động phải có nghĩa vụ trả hết số cònlại ngay khi chính thức rời Công ty.

Điều 37 Bồi thường thiệt hại

1 Mức độ bồi thường thiệt hại sẽ được đánh giá dựa trên giá trị thực tế hoặc

giá trị ban đầu theo các chứng từ mua vào của tài sản bị thiệt hại trừ đi giá trị

đã được khấu hao theo quy định của Nhà nước cho tới thời điểm xảy ra thiệthại Nếu tài sản bị thiệt hại vào thời điểm hết thời gian khấu hao thì mức độbồi thường sẽ được đánh giá dựa trên giá thị trường của tài sản vào thời điểm

xảy ra thiệt hại.

2 Trường hợp người lao động làm mất tiền bán hàng, hàng hoá thì phải bồi

thường theo giá trị thực tế, làm mất hoá đơn thì phải bồi thường theo quyđịnh của cơ quan có thẩm quyền

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 38 Sửa đổi, bổ sung Nội quy lao động

1 Bản nội quy lao động này sẽ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung tuỳ thuộcvào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của Công ty và cácsửa đổi, bổ sung của pháp luật về lao động lao động

2 Việc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động của Công ty phải có sự tham khảo

ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở Công ty; đăng ký bổ sung tại

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội & thông báo đếnngười lao động

Ngày đăng: 25/04/2016, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w