1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị kinh doanh Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Thương i Tân Á.

21 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 112 KB

Nội dung

Hiện nay, các sản phẩm của công ty Tân Á được công ty sản xuất vàphân phối một cách trực tiếp trên thị trường thông qua trên 1200 nhà phânphối, cửa hàng tại tất cả các tỉnh, thành phố tr

Trang 1

Phần I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT

VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản xuất

và Thương mại Tân Á.

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH SX và TM Tân Á

Tên giao dịch nước ngoài: Tan A Trade and Production Ltd

Địa chỉ trụ sở: Số 4 Bích Câu, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

Qua nghiên cứu thị trường, chị cảm thấy sản phảm được ưa chuộng làbình chứa nước, chậu rửa…Vì vậy, sản phẩm đầu tiên là bồn chứa nước bằngNhựa và bồn chứa nước bằng Inox Sản lượng đạt được là 500 sản phẩm/ tháng

Với phương châm, khách hàng là thượng đế, chất lượng sản phẩm đặtlên hang đầu, Công ty Tân Á và thương hiệu Tân Á đã chiếm lĩnh thị trường

Trang 2

và ngày càng lớn mạnh Hiện nay, Công ty có rất nhiều chi nhánh mở khắp cảnước như Hưng Yên , Đà Nẵng, Quảng Trị…

Năm 1999, Công ty Tân Á đã mở rộng đầu tư nhà xưởng, dây chuyềnsản xuất đồng bộ cho sản phẩm bồn chứa Inox và bồn Nhựa với công suất6.500 sản phẩm/ tháng

Năm 2001, Công ty đầu tư xây dụng nhà máy Tân Á tại khu công nghiệpVĩnh Tuy, Quận Hoàng Mai, Hà Nội với diện tích 500m2 để mở rộng sảnxuất

Năm 2002- 2003, Công ty Tân Á đã đầu tư 7 dây chuyền sản xuất đồng

bộ sản phẩm ống Inox phục vụ dân dụng và công nghiệp công suất 200 tấn/tháng

Từ năm 2005- 2006, đầu tư nhà máy Tân Á tại Đà Nẵng với tổng diệntích 10.000 m2, đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm bồn chứa nước bằngInox, bồn chứa nước bằng Nhựa và đồ gia dụng Nhà máy hoạt động chínhthức vào tháng 7 năm 2006

Hiện nay, các sản phẩm của công ty Tân Á được công ty sản xuất vàphân phối một cách trực tiếp trên thị trường thông qua trên 1200 nhà phânphối, cửa hàng tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước chiếm thị phầnkhoảng 20% Với sự nỗ lực của công nhân viên, Công ty đã đạt được một sốthành tựu đáng kể qua Bảng thành tích của Công ty (Biểu số 1, Phụ lục)

2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á.

2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

Công ty TNHH SX & TM TÂN Á tiến hành kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất các mặt hàng bằng nhựa, bồn nhựa đa năng

- Sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng như: bồn chứa nước Inox

- Sản xuất và mua bán các sản phẩm bình đun nước nóng, bình nước

Trang 3

nóng sử dụng năng lượng mặt trời.

- Sản xuất và mua bán các sản phẩm chậu rửa, đồ gia dụng

- Sản xuất và mua bán các sản phẩm bằng ống Inox

- Đại lý, mua bán, ký gửi hàng hóa

- Buôn bán tư liệu sản xuất, quảng cáo thương mại

- Đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng và sản xuất bất động sản

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu sơn trang trí nội ngoại thất

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty luôn cải tiến và áp dụng côngnghệ mới vào sản xuất

2.2 Thị trường hoạt động:

Thị trường của Công ty được chia làm hai loại là: thị trường đầu ra và thịtrường đầu vào Trong đó, thị trường đầu vào được hiểu là: Nguồn vào của Công ty Tân Á, trước đây là công ty Inox Trường Thành Nhưng từ năm 2003trở lại đây Công ty đã chủ động khai thác vật tư cho nhu cầu sản xuất

Thị trường đầu ra hay còn gọi là thị trường tiêu thụ sản phẩm được chia làm hai loại là thị trường trong nước và thị trường nước ngoài

- Thị trường trong nước: Hàng hóa của Công ty được bán trên khắp các

tỉnh thành trong nước từ Lạng Sơn, Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh Công ty luôn chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảmchi phí, tích cực quảng cáo và khuyến mại, tăng lợi nhuận

- Thị trường ngoài nước: Bắt đầu từ năm 2007, thị trường xuất khẩu của

Công ty không ngừng mở rộng Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan

3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á.

3.1 Sơ đồ tổ chức:

Ta có thế thấy mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo Sơ đồ

số 1, Phụ lục

Trang 4

Bộ máy của công ty được kiện toàn từ trên xuống dưới và thực hiện các chức năng sau:

Hội đồng thành viên:

- Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty: Thảo luận và thông

qua điều lệ, thông qua phương án sản xuất kinh doanh, quyết định bộ máy quản lý của công ty

- Quyết định xử lý các vấn đề bất thường hoặc tranh chấp, tố tụng

nghiêm trọng, bãi nhiệm và bầu bổ sung, thay thế các thành viên trong hội đồng quản trị, giải thể chi nhánh, các văn phòng đại diện và xử lý các vấn đề khẩn cấp khác

Tổng giám đốc:

Xác nhận và trình hội đồng thành viên co cấu tổ chức bộ máy giúp việc

và quy chế quản lý nội bộ Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, khen thưởng đối với người lao động Ký kết các hợp đồng kinh tế, đạidiện cho công ty khởi kiện liên quan tới quyền lợi công ty

Các chi nhánh:

Các chi nhánh này chịu sự quản lý của Tổng giám đốc Các chi nhánh sẽ

có nhiệm vụ tiếp nhận các sản phẩm đã sản xuất để mang bán trên thị trường

 Công ty thành viên:

Các công ty này cũng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưngchịu sự chỉ đạo của hội đồng thành viên của công ty chính nhưng dưới sự chỉđạo trực tiếp của Tổng giám đốc

 Các phòng ban:

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, đồng thời

nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật khi gặp các sự cố Thường xuyênhướng dẫn kỹ thuật cho công nhân, xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp

vụ tay nghề cho công nhân Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để đưavào sản xuất

Trang 5

- Phòng tổ chức: Tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức, lao động chế

độ đối với người lao dộng Xây dựng cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý

và đội ngũ cán bộ chủ chốt để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh củacông ty trong từng giai đoạn

- Phòng cung ứng NVL: Phòng này chịu trách nhiệm cung cấp nguyên

vật liệu cho các bộ phận sản xuất Sau đó sẽ đưa chứng từ cần thiết lên phòng

kế toán để phòng này tập hợp chi phí sản xuất

- Phòng kế toán: Tổ chức công tác tài chính kế toán theo chính sách của

nhà nước, đảm bảo nguồn vồn kinh doanh và phát triển của công ty Phân tích

và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biệnpháp đảm bảo hoạt động của công ty có hiệu quả

- Phòng xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch nhập khẩu, nghiên cứu đề

xuất lựa chọn cách cung cấp vật tư hàng hóa trình lãnh đạo công ty Triểnkhai kế hoạch xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh Tổ chức và chủtrì các cuộc đàm phán về xuất nhập khẩu

- Phòng thị trường: Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty về

thị trường Có nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá thị trường tiêu thụ, xây dựng cácchiến lược về thị trường, tổ chức công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm củadoanh nghiệp Phòng này nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường hiện tại,thị trường tiềm ẩn, đưa ra các kế hoạch để mở rộng thị trường Từ đó đưa racác đề xuất với lãnh đạo thực hiện kế hoạch về thị trường đã được xây dựng

Ban giám đốc:

Giám đốc chi nhánh: Thay mặt tổng giám đốc giải quyết nhiều công

việc mà tổng giám đốc không trực tiếp điều hành dưới chi nhánh

Giám đốc: Người trợ thủ đắc lực cho tổng giám đốc trong nhiều lĩnh

vực như: sản xuất kinh doanh, marketing…

Giám đốc kinh doanh và marketing: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm

kiếm hợp đồng sản xuất và cung cấp dịch vụ Chỉ đạo điều hành sản xuất, đề racác mục tiêu phương hướng ngắn hạn hàng năm của công ty Quảng bá thươnghiệu nhằm nâng cao hình ảnh công ty, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Trang 6

Giám đốc sản xuất: Là người phụ trách sản xuât, chịu trách nhiệm đảm

bảo về chất lượng và vấn đề an toàn lao động

Phần II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY TNHH SX & TM TÂN Á

1 Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm qua:

Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 – 2009 của Công tyTNHH SX & TM Tân Á (Biểu số 2 và Biểu số 3, Phụ lục), ta có thể rút ra một

số nhận xét như sau:

1.1 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt59.481.637.286 đồng tăng 24.405.757.976 đồng so với năm 2008, với tỷ lệtương ứng là gần 69,58% Đây là nhân tố chủ chốt làm tăng lợi nhuận trong

kỳ Việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là kết quả tăng cả về sốlượng và chất lượng của sản xuất

1.2 Giá vốn hàng xuất bán:

Giá vốn hàng xuất bán năm 2009 đạt 47.754.766.946 đồng tăng20.237.026.625 đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tương ứng là 73,54% Đâychính là nhân tố chủ yếu làm giảm lợi nhuận của Công ty Thực chất ảnhhưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của giá thành sản xuất, nhất là giánguyên vật liệu tăng cao

1.3 Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp:

Tổng lội nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ đạt5.481.769.340 đồng tăng thêm 2.088.752.213 đồng so với năm 2008, với tỷ lệtương ứng là 91,03% Việc tăng lợi nhuận trước thuế cho phép Công ty thựchiện các mục tiêu kinh tế như bổ sung vốn, trích lập quỹ, nộp ngân sách, cảithiện đời sống vật chất và văn hóa cho người lao động

Trang 7

Tóm lại, qua phân tích trên có thể đi đến kết luận, mặc dù giá thành sảnphẩm tăng, nhưng tổng lợi nhuận trước thuế trong kỳ vẫn tăng Điều này chothấy, Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành cũng như hiệu quảnâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm của Công ty trong thời kỳ kinh tếthế giới khủng hoảng năm qua.

2 Những vấn đế cơ bản của phân tích hoạt động tài chính trong Công ty TNHH SX & TM Tân Á:

2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp:

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụtheo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toáncũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đưa ra nhữngđánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực củadoanh nghiệp Nỉ giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanhnghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro

có thể xảy ra trong tương lai để đưa cỏc quyết định xử lý phù hợp tuỳ theomục tiêu theo đuổi

2.2 Đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có cáchoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tàichính và vật chất Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham giavào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp Các quan hệ tài chính đó

có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:

Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước Quan hệ

này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hìnhthức:

- Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định

- Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

Trang 8

hoặc tham gia với tư cách người góp vốn (Trong các doanh nghiệp sở hữuhỗn hợp).

Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và

các tổ chức tài chính Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dàihạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh:

- Trên thị trường tiền tệ đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với cácngân hàng, vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn

- Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dàihạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu) cũngnhư việc trả các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vàongân hàng hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác

Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hoá, dịch vụ lao động ) và cácquan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại lý,các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại )

Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp Đó là

các khía cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sáchtài chính cu¶ doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư,chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp Trong mốiquan hệ quản lý hiện nay, hoạt động tài chính của các DNNN có quan hệ chặtchẽ với hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là Tổng Công Ty Mối quan

hệ đó được thể hiện trong các quy định về tài chính nh:

- Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo toàn vốn của Nhà nước doTổng Công Ty giao

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ bản vàtrích một phần lợi nhuận sau thuế vào quỹ tập trung của Tổng Công Ty theoquy chế tài chính của Tổng Công Ty và với những điều kiện nhất định

- Doanh nghiệp cho Tổng Công Ty vay quỹ khấu hao cơ bản và chịu sự

Trang 9

điều hoà vốn trong Tổng Công Ty theo những điều kiện ghi trong điều lệ củatổng Công ty.

Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính, về thực chất là các mốiquan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổivốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

2.3 Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.

Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệpnhư: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng Mỗi đối tượngquan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau

Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm

hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Ngoài ra, các nhàquản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác nh tạo công ăn việc làm,nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí Tuy nhiên, doanhnghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanhtoán được nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục rút cục sẽ bị cạn kiệt các nguồnlực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toáncác khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm

của họ hướng chủ yếu vào kh¨ năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy họ đặcbiệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiềnnhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tứcthời của doanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốnchủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệpgặp rủi ro

Đối các nhà đầu tư: Họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của Công

ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp Từ đó ảnh hưởngtới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai

Trang 10

Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà cung cấp, người lao động cũng rất quan tâm đến toàn cảnh tài chính của

doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân hàng, chủdoanh nghiệp và nhà đầu tư

Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy vàthoả mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phântích báo cáo tài chính cung cấp

2.4 Phương pháp phân tích tài chính.

Để thực hiện được nhiệm vụ, mục đích phân tích tài chính sử dụng cácphương pháp:

- phương pháp so sánh

- phương pháp thay thế liên hoàn

- phương pháp cân đối

- phương pháp tương quan

2.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

- phân tích tinh hình tài chính doanh nghiệp

2.6 Trình tự phân tích tài chính

Bước 1: Lập kế hoạch

Bước 2: Sưu tầm, lựa chọn, kiểm tra số liệu, tài liệu bao gồm:

- tài liệu kế hoạch

- tài liệu hạch toán: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối

kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính…

- Tài liệu ngoài hạch toán: biên bản thanh tra kiểm tra, kiểm toán, cácbáo cáo tổng kết hoạt động của doanh nghiệp…

Bước 3: xử lý tính toán các chỉ tiêu và tiến hành phân tích

Bước 4: Lập báo cáo phân tích

3 Các hệ số tài chính đặc trưng của phân tích tài chính doanh nghiệp:

Ngày đăng: 18/05/2015, 18:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w