1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro trong thanh toán phương thức LC

12 476 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 29,79 KB

Nội dung

Rủi ro về mặt thanh toán xảy ra khi một nhà xuất khẩu cố tình gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho NH mà thực tế không có hàng giao, nhà nhập k

Trang 1

Chương 1:

KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1 KHÁI NIỆM:

Phương thức tín dụng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) cam kết hay cho phép NH khác chi trả hoặc chấp nhận yêu cẩu của người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng

Cơ sở pháp lý:

• Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dựa trên “quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” do phòng Thương mại quốc tế ban hành

• Ngoài ra, khi thực hiện, phương thức tín dụng chứng từ cón kết hợp với các văn bản pháp lý như: Incoterms 2010, luật hối phiếu, ISBP745 …

1.3 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

Đối tượng bắt buộc:

Applicant (người yêu cầu mở L/C, nhà nhập khẩu)

Beneficiary (người thụ hưởng, nhà xuất khẩu)

Issusing bank (NH phát hành)

Advising bank (NH thông báo)

Đố tượng có thể có:

Confirming bank (NH xác nhận)

Nominated bank (NH được chỉ định)

Negotiating bank (NH thương lượng)

Paying bank (NH thanh toán)

Trang 2

Chương 2:

RỦI RO CỦA CÁC BÊN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C

2.1 APPLICANT:

Nhà nhập khẩu có thể không nhận được đủ số hàng, nhận được hàng kém chất lượng, hàng bị hư hỏng trong lúc vận chuyển… nhưng vẫn phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng Trong thanh toán bằng L/C, NH chỉ kiểm tra số lượng, số loại và nội dung của bộ chứng từ mà không chịu trách nhiệm đối với chất lượng và số lượng hàng hóa Rủi ro về mặt thanh toán xảy ra khi một nhà xuất khẩu cố tình gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho NH mà thực tế không có hàng giao, nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán cho NH ngay cả trong trường hợp không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng

Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ mà hàng hóa đã đến trước Không

có bộ chứng từ nhà nhập khẩu sẽ không lấy được hàng ra khỏi cảng, khi đó sẽ phát sinh các khoản phí giữ hàng Bên cạnh đó nếu nhà nhập khẩu cần hàng gấp thì phải nhờ NH phát hành một thư bão lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng, nhà nhập khẩu cũng phải trả thêm một khoản phí để làm được việc đó

Nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ không kiểm tra kỹ có sai sót không khi

bộ chứng từ bị lỗi hoặc giả mạo thì nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc khiếu nại hay thanh toán hàng hóa, không lấy được hàng ra khỏi cảng do hàng và giấy tờ không phù hợp với nhau Nhà nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán tiền hàng theo L/C nhưng sau đó hàng hóa không được giao

Khi xảy ra tranh chấp, thông lệ, thủ tục và tập quán giữa các bên không giống nhau, hoặc do chưa nắm bắt được thủ tục tố tụng mà nhà nhập khẩu có khả năng khiếu nại không kịp thời dẫn đến nhiều ảnh hưởng về vốn

Trong thưc tế đã xảy ra một số trường hợp như, tập đoàn Nestle có nhập khẩu

bơ từ hãng Late của Na Uy để sản xuất các loại sữa Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với Late Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Nestle chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của

Trang 3

L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một NH do Nestle chỉ định Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi mà hàng thì không nhận được Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới biết rằng Late chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật Một trường hợp khác là doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ký hợp đồng với một công ty Hồng Kông mua 500 tấn xương thịt trị giá trên 4 tỷ đồng, phương thức thanh toán L/C stand-by, thanh toán trước 40% trị giá hợp đồng Tuy nhiên, đối tác Hồng Kông đó “biến mất” sau khi nhận được tiền ứng trước hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam vừa mất tiền vừa không có hàng

2.2 BENEFICIARY:

Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu nhà xuất khẩu kiểm tra các điều kiện chứng từ không kỹ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà xuất khẩu không thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này Khi các yêu cầu đó không được thoả mãn, NH phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán

Trong thanh toán bằng phương thức L/C, NH phát hành đứng ra cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C,

NH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà xuất khẩu cũng có thể bị NH phát hành và nhà nhập khẩu bắt lỗi, từ chối thanh toán Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng

và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà xuất khẩu Đồng thời, nhà xuất khẩu phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho… hay thậm chí là không thể tái xuất hàng về nước trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót Có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, thường gặp vẫn là:

• Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải

• Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng

• Các sai sót trên bề mặt chứng từ: số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô

Trang 4

tả hàng hoá…; các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa…

Trong trường hợp NH phát hành mất khả năng thanh toán, dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn chỉnh, đầy đủ và thích hợp thì nhà xuất khẩu vẫn có khả năng không được thanh toán

Thanh toán cho nhà xuất khẩu không thể diễn ra do thiện chí của nhà nhập khẩu không muốn trả tiền, do tình hình chính trị ở nước nhập khẩu đang bất ổn hoặc do NH phát hành mất khả năng thanh toán cho nhà xuất khẩu cho dù bộ chứng từ có hoàn hảo đến đâu thì vẫn không được NH thanh toán Bên cạnh đó nhà xuất khẩu còn không nhận được tiền khi nhà nhập khẩu không chịu nhận hàng, không chịu ký và biên bản nhận hàng làm cho L/C bị thiếu, NH không thể thực hiện thanh toán cho nhà xuất khẩu

Nhà xuất khẩu nếu không nhận L/C từ NH thông báo mà nhận trực tiếp từ NH phát hành thì rủi ro L/C đó giả là rất cao Nếu L/C là giả nhà xuất khẩu không phát hiện được mà giao bộ chứng từ thì sẽ mất luôn hàng và không nhận được khoản tiền nào

Công ty G (TP.HCM) ký hợp đồng xuất khẩu 1 container hạt tiêu cho Công ty Trade Corporation Services (Pakistan) Trong khi giá hạt tiêu trên thị trường là khoảng 3.500 USD/tấn thì vị khách Pakistan này đồng ý mua với giá 4.600 USD/tấn Công ty

G lập tức tiến hành giao hàng và gửi bộ chứng từ giao hàng cho NH Pakistan Sau đó Công ty G nhận được giấy báo chuyển tiền của NH Tuy nhiên, Công ty G đã cảnh giác và tiến hành thẩm tra giấy báo chuyển tiền với sự giúp đỡ của các chuyên viên

NH và phát hiện ra giấy báo chuyển tiền là giả Cuộc “đấu khẩu” giữa hai bên diễn ra

và bên nhập khẩu lộ nguyên hình là đối tượng lừa đảo Đối tượng này thẳng thừng tuyên bố là Công ty G sẽ mất lô hàng vì không thể bán lô hàng này cho khách hàng khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan Với kinh nghiệm nhiều năm buôn bán quốc tế với nhiều nước thuộc thị trường châu Âu, châu Mỹ Công ty G không tin lời đe dọa của vị khách hàng lừa đảo và tìm cách bán lô hàng cho một khách hàng khác Sau khi gặp một số khó khăn trong việc bán lô hàng tại Pakistan, công ty quyết định tái xuất lô hàng trở lại Việt Nam Sau gần hai tháng cố gắng, sử dụng mọi phương cách, Công ty G vẫn không thể tái xuất lô hàng về Việt Nam Rất may là với

Trang 5

sự giúp đỡ của một khách hàng lớn của Pakistan, Công ty G đã tránh được kết cục mất trắng lô hàng

2.3 ISSUSING BANK:

Khi được applicant đề nghị mở L/C, NH phát hành không kiểm tra kỹ đơn xin

mở L/C thì sẽ chấp nhận những rủi ro tiềm ẩn cho NH khi có tranh chấp xảy ra

NH phát hành kiểm tra bộ chứng từ không kỹ mà chấp nhận thanh toán, chấp nhận hối phiếu, khi bộ chứng từ được giao cho applicant thấy có lỗi xảy ra thì applicant sẽ không chấp nhận thanh toán tiền cho NH phát hành NH cũng không thể kiện nhà nhập khẩu được

NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả khi nhà nhập khẩu bị phá sản, mất khả năng thanh toán hay rủi ro nào đó không thể trả tiền cho NH phát hành

Nếu trong L/C NH phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ (full set off bills of lading) thì một người nhập khẩu có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là NH phát hành theo cam kết của L/C

NH phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP600 đó là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của NH Vào tháng 2/2004 NH A chấp nhận mở L/C trị giá 15,000 USD theo yêu cầu của công ty Bảo Bình, nhà xuất khẩu là Dan Company Ltd, USA NH Citi Bank, New York là NH thông bào và NH xác nhận Sau khi nhà xuất khẩu giao hàng, lập bộ chứng từ giao cho

NH xác nhận thì thiếu giấy C/O Giấy C/O sẽ được gửi ngay qua đường bưu điện cho

NH A sau đó Khi nhận được bộ chứng từ thiếu sót đó sau 9 ngày NH A mới từ chối thanh toán Việc đó là sai với UCP500 lúc đó là từ chối thanh toán không vượt quá 7 ngày làm việc, vì vậy NH A phải chấp nhận thanh toán cho NH Citi Bank, New York mặc dù bộ chứng từ không phù hợp

Applicant và Beneficiary cấu kết với nhau lừa NH phát hành Applicant và beneficiary tạo ra những bộ chứng từ và yêu cầu mở L/C giả đưa cho NH phát hành sau đó lừa lấy tiền mà NH thanh toán cho bên thụ hưởng sau đó bên yêu cầu mở L/C không thanh toán lại cho phía NH

Trang 6

Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ Nếu không có sự chấp nhận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả, thì NH phát hành

sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà nhập khẩu không chấp nhận và NH

sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu

Một ví dụ điển hình, Nhà băng Lehman Brothers phá sản khiến giới tài chính rung chuyển, nhưng do nhầm lẫn, NH Tái thiết Đức (KfW) vẫn chuyển 427 triệu USD cho Lehman Sau vụ này, KfW được mệnh danh "NH ngớ ngẩn nhất nước Đức"

Lehman tuyên bố nộp hồ sơ xin phá sản lên Bộ Tài chính Mỹ vào 1h sáng ngày 15/9 và thông tin này lập tức truyền đến các tổ chức tài chính, vì việc NH lớn thứ tư của Mỹ có nguy cơ sụp đổ được giới tài chính theo dõi rất sát sao Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, KfW vẫn chuyển 300 triệu euro (427 triệu USD) vào tài khoản của Lehman KfW sau đó đã nhanh chóng phát hiện ra sự nhầm lẫn Phát ngôn viên của nhà băng này cho hay, KfW phát hiện lỗi trong quá trình thanh toán và đang điều tra nội bộ để tìm hiểu nguyên nhân

2.4 ADVISING BANK:

NH thông báo có nghĩa vụ kiểm tra tính chân thực, đầy đủ và chính xác của L/C sau đó thông báo đến người thụ hưởng

Rủi ro của NH thông báo có thể xảy ra trong trường hợp gặp phải L/C giả Nếu L/C là giả mà NH không ghi chú vào mà thông báo cho người thụ hưởng thì theo thông lệ quốc tế mọi trách nhiệm đối với các bên sẽ do NH thông báo gánh chịu

Trường hợp của công ty Packexim, Việt Nam bán cho công ty Jet Tide, Trung Quốc 600 chiếc áo dài nữ, trị giá hóa đơn là 3.780 USD, thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang vào tháng 5/2002 NH thông báo là NH A, NH mở L/C là Bank of China Sau khi giao hàng công ty Packexim gửi bộ chứng từ đến NH A để chuyển tới

NH phát hành đòi tiền thì bị người nhập khẩu, Jet Tide từ chối thanh toán với lý do là

có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ:

• L/C yêu cầu vận tải đơn lập theo lệnh của NH phát hành, trên mục người nhận hàng (Consignee) ghi: Made out to order of Issuing Bank, nhưng ở giấy chứng nhận xuất xứ mục Consignee lại ghi: Made out to order of Jet Tide Trading Co.Ltd (tên người nhập khẩu)

Trang 7

• Mô tả hàng hoá trong hoá đơn và giấy chứng nhận đóng gói không thống nhất với nhau Giấy chứng nhận hàng hóa chỉ ghi trọng lượng, số lượng, mã hàng và

số hoá đơn thương mại tương ứng mà không có mô tả hàng hóa

Để được thanh toán tiền hàng, công ty Packexim đã phải thương lượng với bên đối tác và xin chuyển sang phương thức nhờ thu Cuối cùng, sau một thời gian dài với chi phí tốn kém cho việc thương lượng, công ty Packexim mới nhận được tiền hàng Trong vụ việc này NH A cũng có một phần trách nhiệm, là NH thông báo nhưng lại không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ, thông báo một tín dụng có sai sót, gây tổn thất cho khách hàng Nguyên nhân của các tranh chấp trên xuất phát từ sự thiếu hiểu biết nghiệp vụ ngoại thương cũng như thanh toán quốc tế của người xuất khẩu, nên hiểu và vận dụng chưa đúng các điều khoản của UCP600 về trách nhiệm và nghĩa vụ các bên tham gia

2.5 CONFIRMING BANK:

NH xác nhận có nghĩa vụ cam kết thanh toán hoặc thương lượng đối với người thụ hưởng khi bộ chứng từ phù hợp Nhưng nếu không kiểm tra bộ chứng từ kỹ càng,

bộ chứng từ có lỗi xảy ra mà không phát hiện được, chấp nhận thanh toán hay thương lượng thì sau này khi NH phát hành phát hiện ra chỗ bị sai sót, sẽ không bồi hoàn số tiền cho NH xác nhận Hay nói cách khác, nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo thì NH xác nhận phải trả tiền cho nhà xuất khẩu bất luận là có truy hoàn được tiền từ

NH phát hành hay không Như vậy, NH xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành

Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không

có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng từ có lỗi, NH phát hành không chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận không thể đòi tiền NH phát hành

Khi NH xác nhận tham gia xác nhận L/C thì NH đã chịu một rủi ro tự ràng buộc trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng Khi NH xác nhận không biết được khả năng tài chính của NH phát hành như thế nào mà NH xác nhận đã chấp nhận thanh toán hay thương lượng, NH phát hành mất khả năng thanh toán không thể bồi hoàn tiền lại hay không có thiện chí trả tiền cho NH xác nhận, NH xác nhận bị chịu rủi ro thanh toán

Trang 8

2.6 NOMINATED BANK:

NH được chỉ định không có nghĩa vụ thanh toán hay thương lượng cho người thụ hưởng Tuy nhiên trong thực tế NH được chỉ định sau khi kiểm tra bộ chứng từ phù hợp có ứng trước tiền trả cho người thụ hưởng khi đó NH đã phải chịu rủi ro thanh toán Nếu NH phát hành không có thiện chí hay mất khả năng thanh toán thì NH chỉ định sẽ bị mất khoản tiền ứng trước đó

Rủi ro giữa các NH thường xảy ra khi không thống nhất về quan điểm không đồng bộ về các chứng từ Ví dụ, theo đề nghị của người nhập khẩu, NH C Việt Nam đã phát hành một L/C nhập khẩu 1.870 tấn bột mì Ấn Độ cho người hưởng là công ty của Singapore với tổng giá trị 497.420 USD L/C trên đã được phát hành, NH chỉ định là một đại lý của NH C ở Singapore (NH Z) NH Z sau khi kiểm tra bộ chứng từ đã chấp nhận chiết khấu cho người bán, đồng thời gửi bộ chứng từ thanh toán đòi tiền NH phát hành Tuy nhiên, NH phát hành đã từ chối thanh toán với lý do giấy chứng nhận xuất

xứ không được cấp bởi phòng thương mại Singapore NH Z cho rằng đây không phải

là lỗi của bộ chứng từ vì trong L/C không quy định giấy chứng nhận do bên nào cấp cho nên mặc dù C/O được người xuất khẩu lập và ký vẫn được coi là hợp lệ Tranh chấp phát sinh do quan điểm về bộ chứng từ hợp lệ giữa NH xác nhận và NH phát hành khác nhau, trong UCP600 cũng không chỉ rõ “thế nào là chứng từ hợp lệ”, nên việc xác định lỗi do ai không phải dễ Cách tốt nhất để tránh những tranh chấp như vậy xảy ra là các bên tham gia nên quy định rõ trong L/C để làm căn cứ giải quyết khi có tranh chấp

2.7 MỘT SỐ RỦI RO KHÁC:

Rủi ro về chính trị: Rủi ro về chính trị trong thanh toán quốc tế xảy ra ảnh hưởng bởi chính trị thường bắt nguồn từ sự bất ổn trong môi trường pháp lý như: thay đổi về chính sách thuế, hạn ngạch, chính sách ngoại hối, những thay đổi trong thị trường tài chính làm cơ chế thanh toán không ổn định Ngoài ra, các bất ổn do biểu tình, đảo chính, đình công hoặc các rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn làm thất lạc các chứng

từ, kéo dài thời gian thanh toán

Rủi ro về ngoại hối: tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, giá tăng hoặc giảm có thể làm nhà nhập khẩu có thể từ chối thanh toán do có khả năng bị lỗ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như uy tín của NH

Trang 9

Rủi ro khách quan từ nền kinh tế: sự khủng hoàng kinh tế dẫn đến sự trì trệ của

hệ thống NH, nợ nước ngoài của một quốc gia quá lớn, sự phong tỏa kinh tế xảy ra có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của người mua

Chương 3:

GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC BÊN ĐỂ TRÁNH RỦI RO

3.1 APPLICANT:

Tìm hiểu kỹ càng đối tác của mình trên mọi phương diện, quá trình giao hàng trong quá khứ, sự trung thực của đối tác khi ký kết các hợp đồng trước đây Nhờ sự tư vấn của luật sư, chuyên gia pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế

Xem xét các điều khoản trong hợp đồng và khả năng tài chính của công ty mình trước khi ký kết hợp đồng Mở L/C tại NH có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong thah toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nếu không khi ký quỹ tại NH, NH

đó bị một rủi ro có khả năng chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu thì lúc đó mình

sẽ mất đi khoản tiền ký quỹ và không có hàng hóa

Đưa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất, cụ thể giữa các nội dung trong hợp đồng như hàng hóa phải nêu rõ cụ thể đặc điểm, nguồn gốc, chất lượng… Phương thức giao hàng, thời gian giao hàng cụ thể, bảo hiểm hàng hóa… phải ràng buộc thêm các điều khoản phạt trong hợp đồng để giảm thiểu rủi ro

Ðàm phán kỹ nội dung của hợp đồng trước khi mở L/C, nghiên cứu hợp đồng mẫu (nếu có), khi viết đơn xin mở L/C thì phải thống nhất với hợp đồng; dùng hợp đồng để ràng buộc nghĩa vụ giao hàng của người bán; kiểm tra lại quyền từ chối hoàn trả của người mua trong trường hợp NH phát hành không hoàn thành nghĩa vụ của mình

Phải kiểm tra kỹ càng bộ chứng từ trước khi thanh toán để không xảy ra tranh chấp sau này Yêu cầu các chứng từ phải do cơ quan có thẩm quyền lập ra để tránh là chứng từ giả Nếu không kiểm tra kỹ có thể là bộ chứng từ giả khi đó sẽ không nhận được hàng mà còn mất đi một khoản tiền lớn thanh toán

Trang 10

Nâng cao năng lực chuyên môn của bộ phận thanh toán quốc tế, am hiểu luật thanh toán quốc tế, nắm được mọi quy trình xử lý, lập L/C phù hợp với hợp đồng ngoại thương Có khả năng xử lý tốt các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện

3.2 BENEFICIARY:

Trước khi ký kết hợp đồng phải tìm hiểu kỹ càng đối tác nhập khẩu của mình

về tình hình tài chính hiện tại của công ty đó, thiện chí trả tiền hàng trong quá khứ để giàm thiểu rủi ro trong thanh toán Nếu chưa có thông tin hay là lần đầu tiên hợp tác với công ty đó thì cần có những cuộc gặp gỡ trực tiếp, tìm hiểu những thông tin pháp

lý hợp pháp của công ty để tránh đó là công ty không có thực

Nhà xuất khẩu phải nắm rõ các điều luật trong thanh toán quốc tế, các quy định trong L/C và pháp luật điều chỉnh có liên quan để đáp ứng được các điều kiện mà bên nhập khẩu, bên NH phát hành đưa ra Luôn cập nhật những thay đổi, sửa chữa và bổ sung trong các điều luật, tập quán quốc tế

Nhà xuất khẩu cần phải nắm rõ các điều khoản khi ký hợp đồng ngoại thương:

về chất lượng, số lượng sản phẩm, ngày giao hàng… để tránh xảy ra những tranh chấp

về hàng hóa, bị phạt về giao hàng chậm trễ Nếu không chuẩn bị hàng kịp thì có thể tu chỉnh L/C sao cho thuận lợi nhưng phải được cả hai bên đồng ý Chọn những hãng tàu

có uy tín để giao hàng

Dùng hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm của người mua, đề phòng người mua không mở hoặc chậm mở L/C, kiểm tra điều kiện về chứng từ trong L/C, lập bộ chứng

từ theo đúng quy định và phù hợp trong L/C, xuất trình đúng hạn yêu cầu Khi lập bộ chứng từ cần chú ý đến đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai sót và xuất trình bộ chứng từ đúng thỏa thuận và tuân thủ triệt để bộ tập quán Quốc

tế về L/C của ICC

Đào tạo một bộ phận chuyên môn am hiểu luật trong thanh toán, thương mại quốc tế, nắm rõ mọi quy trình xử lý và các điều khoản trong phương thức thanh toán

Ngày đăng: 25/04/2016, 19:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w