Mục tiêu và quan điểm quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 44 - 53)

II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH

4. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước

4.2 Mục tiêu và quan điểm quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Thứ nhất, mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát là tạo sự cân đối tích cực, ổn định ngân sách nhà nước tạo môi trường tài chính thuận lợi cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nâng cao hiệu quả của ngân sách nhà nước, thực hiện mục tiêu chiến lược về kinh tế - xã hội đến năm 2010.

Mục tiêu cụ thể là:

- Thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển với tốc độ cao.

- Giảm bội chi ngân sách xuống mức thấp nhất, kiềm chế, đẩy lùi lạm

phát.

- Nâng tỷ lệ huy động một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội vào

ngân sách nhà nước, và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng với chức năng nhiêm vụ quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

- Xây dựng cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thống nhất, vừa bảo

đảm tập trung thống nhất, vừa phát huy tính chỉ động sang tạo của các cấp chính quyền trong việc giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội. Bảo đảm kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước theo luật pháp.

Thứ hai, các quan điểm trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Nhằm thực hiện các mục tiêu, phải có các quan điểm phù hợp:

- Tập trung thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước. Bản chất

bảo đảm cho hệ thống ngân sách nhà nước vận hành thông suốt, thuận lợi, thực hiện được các chức năng nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước. Sự tập trung thống nhất trên cơ sở luật pháp, chính sách, kế hoạch.

Chống việc chia cắt ngân sách, phân tán tản mạn, tuỳ tiện, lập quỹ ngân sách nhà nước,không kỷ cương trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

- Ngân sách nhà nước phải là công vụ thúc đẩy sản xuất, bồi dưỡng

các nguồn thu. Ngân sách nhà nước phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển tạo nguồn thu mới ngày càng cao, để đầu tư tạo ra cơ cấu kinh tế mới, hợp lý, tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

- Bảo đảm nguồn thu ngân sách các cấp tương xứng với nhiệm vụ chi

mà các cấp ngân sách được giao, phát huy tính năng động, chủ động của các cấp chính quyền địa phương.

- Mở rộng vai trò ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm

xã hội, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước, thực hiện sự bình đẳng trước pháp luật đối với các thành phần kinh tế và sự công bằng xã hội trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Quản lí ngân sách nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, vừa

chủ động điều tiết thị trường, vừa giải quyết các vấn đề xã hội mà kinh tế thị trường không thể giải quyết được.

- Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ quản lí chi ngân sách theo ngành và

theo cấp địa phương, tránh trùng lặp, dựa dẫm, bỏ trống.

- Quản lý ngân sách nhà nước bằng pháp luật.

Các quan điểm trên là một hệ thống thống nhất, cần phải nắm vững để quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả.

4.3 Quy trình lập và quyết toán ngân sách

Thứ nhất, lập xết duyệt và phê chuẩn ngân sách nhà nước:

Năm ngân sách bắt đầu từ 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

- Căn cứ để lập ngân sách nhà nước:

Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiềm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định vủa pháp luật về thu ngân sách.

Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước, bảo đảm quốc phòng an ninh. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán còn phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Quy trình lập, xét duyệt, quyết định ngân sách nhà nước:

+ Quá trình lập dự toán:

Hàng năm, chủ tịch UBND Thành phố Hải Dương quyết định về việc lập kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố Hải Dương, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước.

Các bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quán triệt quyết định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn cấp dưới lập dự toán ngân sách các đơn vị thuộc bộ và địa phương.

Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp.

Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới, tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Uỷ Ban dân cùng cấp.

Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cho cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên.

Các bộ hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán, xem xét tập hợp lập dự toán ngân sách của bộ.

Bộ tài chính xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan trung ương dự toán ngân sách các địa phương; tổng hợp, lập dự toán ngân sách trình Chính phủ.

Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các cấp có nhiệm vụ; làm việc với các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp, Uỷ ban nhân dân cấp dưới để điều chỉnh những điểm xét thấy cần thiết trình dự toán ngân sách, kiến nghị các biện pháp bảo đảm cân đối ngân sách, theo các nguuyên tắc cân đối ngân sách.

Trong quá trình làm việc lập dự toán ngân sách nhà nước, nếu có ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài chính và các cơ quan trung ương, các địa phương, thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau, để quyết định theo thẩm quyền.

Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương.

Hội đồng nhân dân xem xét quyết định dự toán ngân sách nhà nước của Thành phố Hải Dương .

Dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, trình ra Hội đồng nhân dân phải kèm theo các tài liệu về các vấn đề:

+ Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước, những căn cứ xây dựng dự toán ngân sách, những nội dung cơ bản và những giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước;

+ Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, trong đó nêu rõ những mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách nhà nước.

+ Các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, kèm theo những giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

+ Báo cáo các khoản nợ của nhà nước, trong đó nêu rõ số nợ quá hạn, quá hạn phải trả, số lãi phải trả hàng năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm.

+ Những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính và ngân hàng nhà nước.

+ Danh sách các dự án đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản quan trọng thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

+ Các tài liệu thuyết minh dự toán thu, chi ngân sách nhà nước.

Dự toán ngân sách nhà nước năm sau phải gửi dến Hội đồng nhân dâm chậm nhất trước 10 ngày họp vào cuối năm trước.

Các tài liệu cần thiết phải có kèm theo dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân do Chính phủ quy định.

Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách nhà nước năm sau trước 30/11 năm trước. Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi đã phân cấp cho địa phương và chế độ chính sách hiện hành, quyết định dự toán ngân sách địa phương và thời gian quy định của chính phủ, Chủ tịch UBND cấp trên có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách, nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp quyết định của Hội đồng nhân dân cấp trên.

Thứ hai, chấp hành ngân sách nhà nước.

Chấp hành ngân sách nhà nước là việc tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.

Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan Nhà nước và các đơn vị dự toán ngân sách giao nhiệm cụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúng với dự toán ngân sách được phân bổ; đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát và quản lí. Ngoài cơ quan giao ngân sách, không một tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được phân bổ.

Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, với quan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu chi không thể trì hoãn cho tới khi dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách được quyết định.

- Các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình, đề ra những biện pháp cân thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiên tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính.

- Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải chấp

hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm.

- Các cơ quan tài chính các cấp chính quyến thực hiện đúng nhiệm

vụ. quyền hạn của mình đó là đôn đốc, kiểm tra các tổ chức thực hiện nộp ngân sách, nộp đầy đủ, nộp đúng kỳ hạn các khoản phải nộp vào ngân sách.

- Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phí

đều trong năm để chi; các khoản chi có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kế hoạch với cơ quan tài chính để chủ động bố trí kinh phí.

- Các cơ quan thuế và cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ thu ngân

sách, được tổ chức thu ngân sách, các cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn: + Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức thu đúng pháp luật, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra cuả Uỷ ban nhân dân và giám sát của Hội đồng nhân dâm về công tác thu ngân sách tại địa phương, phối hợp với các tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách.

+ Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách.

+ Xác định và thông báo cho các tổ chức, cá nhân số thuế hoặc các khoản thu phải nộp ngân sách nhà nước.

+ Kiểm tra việc chấp hành thu nộp ngân sách nhà nước và xử lí các hành vi vi phạm theo quy định củ pháp luật.

- Tất cả các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào kho bạc

nhà nước, trường hợp đặc biệt cơ quan thu, được tổ chức trực tiếp và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào kho bạc,

Việc cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định:

+ Các đơn vị sử dụng ngân sách kế koạch chi gửi cơ quan tài chính và kho bạc nơi giao dịch để chủ động bố trí kinh phí.

+ Các cơ quan tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị và căn cứ vào khả năng ngân sách để bố trí mức chi hàng quý, thông báo cho đơn vị.

+ Căn cứ vào mức chi do cơ quan tài chính thông báo. thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ra lệnh chuẩn chi, kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện việc cấp phát thanh toán.

- Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được thưc hiện khi có đủ các

điều kiện, có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, được thủ trưởng cơ quan chuẩn thi, và chịu sự kiểm soát của kho bac nhà nước.

Nghiêm cấm tăng chi về quỹ tiền lương đã được duyệt trong dự toán. Chi đầu tư xây dựng cơ bản phải bảo đảm cấp đủ và đúng tiến độ về thu chi thì thực hiện:

+ Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao, được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ hoặc để bổ sung dự trữ tài chính và tăng chi cho các khoản cần thiết theo quy định của chính phủ.

+ Trường hợp số thu không đạt dự toán được duyệt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân được điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng, đồng thời phải báo với Hội đồng nhân dân cùng cấp.

+ Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán, nhưng không thể trì hoãn được mà khoản dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải sắp xếp lại khoản chi trong dự toán được giao để có nguồn đáp ứng.

+ Trường hợp quỹ ngân sách nhà nước thiếu hụt tạm thời, phải sử dụng quỹ dự trữ tài chính để xử lý. Đối với ngân sách trung ương, nếu quỹ dự trữ tài chính không đáp ứng được, ngân hàng nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, Hội đồng nhân dân , các khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cao định kỳ tình hình thực hiền ngân sách nhà nước gửi cho cơ quan tài chính. Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính. Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính có quyền tạm đình chỉ cấp phát kinh phí, cho tới khi nhận được báo cáo.

Thứ ba, quyết toán ngân sách nhà nước.

Quyết toán ngân sách là bảng tổng hợp toàn bộ số thực thu và thực chi trong năm ngân sách vào cuối năm ngân sách.

Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước.

Cuối năm ngân sách, tiến hành việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng nội dung ghi trong dự toán năm được duyệt và theo mục lục ngân sách nhà nước.

Tất cả các khoản thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải ghi vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách năm trước chưa thực

hiện, chỉ được đưa vào dự toán năm sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Kết dư ngân sách trung ưong, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào ngân sách năm sau. Kết dư của ngân sách cấp huyện, ngân sách xã, thị trấn, phường chuyển vào ngân sách năm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w