Chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 61 - 63)

II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH

6. Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố

6.2 Chi ngân sách nhà nước

•Chi đầu tư phát triển kinh tế

Khi phân tích về vai trò của ngân sách nhà nước, chúng ta đã lưu ý tới khả năng sử dụng ngân sách như một công cụ quan trọng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với chính sách đã được hoạch định của Chính phủ. Nói cách khác, việc chi tiêu cho đầu tư phát triển kinh tế của ngân sách nhà nước cần nhằm mục đích tạo ta một sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vận động các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự tăng trưởng. Với ý nghĩa đó, thì điều cần thiết có tính chất quyết định không phải là khối lượng vốn (mặc dù rất quan trọng) mà là đối tượng bỏ vốn.

Với khối lượng vốn như trên, nhưng sự tác động của kết quả đầu tư từ ngân sách nhà nước lại rất nhỏ bé, chưa đủ sức khởi động guồng máy nhằm hướng tới sự phát triển. Có thể tìm thấy nguyên nhân qua mấy mặt hạn chế cơ bản say đây:

Thứ nhất, trong nền kinh tế thời gian qua chỉ tồn tại hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Nguồn vốn giành cho đầu tư của kinh tế tập thể rất hạn chế, còn nguồn vốn của kinh tế quốc doanh lại tập trung và ngân sách. Do đó, trên thực tế, toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế được cấp phát từ ngân sách. Như vậy, “sự khởi động” mà ngân sách tạo ra đã rơi vào một khoảng trống, không có tác dụng lan truyền.

Thứ hai, về đối tượng bỏ vốn, Các nhà kinh tế thế giới trong khi đi tìm nguồn gốc của sự tăng trưởng cũng rất chú ý tới vai trò của yếu tố nguồn vốn và đối tượng bỏ vốn. Với tư cách là nguồn vốn chủ yếu trong nền kinh tế, ngân sách của Chính phủ đã liên tục rót vào các ngành cần nhều vốn mà không hề chú ý tới yêu cầu đổi mới công nghê của các ngành đó, cũng như yêu cầu về tiêu dùng của xã hội.

Nguyên nhân thứ ba cần đề cập khi nói tới tính kém hiệu quả của vốn đầu tư ngân sách là sự phân tán, tình trạng tuỳ tiện, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư. Không ít dự án đầu tư được thực hiện hoàn toàn mang tính chất phô trương, hình thức nhiều hơn là phục vụ cho mục đích tăng trưởng. Cũng không ít dự án được quyết định một cách tuỳ tiện gây tổn thất về các khoản chi phí thiết kế, dự toán, xây lắp, đền bù và phá dỡ… Tình trạng tham nhũng và lãng phí trong lĩnh vực này được coi là điển hình ở tất cả các khâu, từ khâu xét duyệt dự án, định mức, tới khâu ký hợp đồng xây lắp và nghiệm thu, quyết toán.

Vai trò chủ yếu của vốn đầu tư ngân sách trong giai đoạn này là tạo ra những điều kiện tiền đề cho sự ra đời của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các công ty nước ngoài. Đó là việc đầu tư cải tạo, mở rộng và xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, liên lạc thông suốt và nhanh nhạy trong nước và quốc tế. Là việc cải tạo và mở rộng mạng lưới cung cấp điên, nước, thuỷ lợi cho nông nghiệp và công nghiệp.

•Chi tiêu dùng

Chi tiêu dùng của ngân sách Chính phủ được coi là tất cả các khoản chi còn lại ngoài chi về đầu tư kinh tế, bao gồm: chi quản lý hành chính, chi an ninh, quốc phòng, chi sự nghiệp, chi trợ giá, chi trợ cấp xã hội, chi dự trữ và chi trả nợ. Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua các khản chi trên đây có ý nghĩa rất quan trọng, vì tính hiệu quả của nó nhiều khi cao hơn cả việc sử dụng công cụ thuế. Chẳng hạn, đối với việc thực hiện mục đích điều chỉnh thu nhập, nhiều khoản thuế được sử dụng nhằm hạn chế thu nhập của tầng lớp giàu có, lại vô hình chung tạo thành gánh nặng đè lên cả tầng lớp những người nghèo. Vì trước hết, các loại thuế đều có ảnh hưởng tới giá cả của hàng hoá và dịch vụ, khi thuế tăng, giá cả cũng tăng theo. Hơn nữa, một số loại thuế nhằm vào các đối tượng có thu nhập cao, như thuế hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng, thì số người nghèo cũng chi phí phần quan

trọng của thu nhập cho các loại hàng hoá đó, điển hình là các loại hàng hoá có độ nhạy cảm thấp về thuế suất như bia, thuốc lá.

Vì lý do trên đây mà hầu hết các Chính phủ đều trông chờ vào chính sách chi tiêu dùng của ngân sách để thực hiện các mục đích ổn định và điều chỉnh thu nhập. Nguyên lý chung của việc phân phối vốn ngân sách là ưu tiên trước hết cho chi tiêu dùng, số còn lại mới bố trí cho đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, ở nước ta, điều này phải được tính toán thận trọng, vì cơ sỏ kinh tế quá thấp kém, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn yếu cả về kinh nghiệm kinh doanh và về nguồn vốn.

Các khoản chi cho tiêu dùng cũng cần được bố trí hợp lý về cơ cấu và tỷ trọng. Trong đó phải triệt để tôn trọng các nguyên tắc về hiệu quả, tiết kiệm và công khai.

Khoản chi phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và ổn định xã hội là chi quản lý hành chính và chi an ninh, quốc phòng. Nội dung chi bao gồm chi lương, chi mua sắm, bảo dưỡng các phương tiện, công cụ và trụ sở làm việc, chi trang bị vũ khí và quân trang… Ở nước ta, hai khoản chi này tương đối lớn so với các khoản chi khác và so với các nước đang phát triển. Tuy vậy trong thực tế, thì kết quả chi lại chưa đáp ứng được các nhu cầu cần thiết

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w