Về phía phòng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 77 - 81)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

2. Về phía phòng

Những khiếm khuyết, bất cập trong hệ thống tài chính - tiền tệ ở nước ta hiện nay

1. Quá trình cải cách thuế ở nước ta trong những năm đổi mới đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng cũng còn nhiều khiếm khuyết, bất cập cả trong luật lệ lẫn trong hành thu và giám sát thu. Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay đã được cải cách rất cơ bản, nhưng vẫn còn nhiều thứ thuế, phí trong ngân sách và nhiều thứ phí động viên ngoài ngân sách rất rườm rà, tản mạn, gây tiêu cực, thất thoát và không có tác dụng khuyến khích đầu tư của dân chúng.

2. Nợ nước ngoài mà Nhà nước vay trong điều kiện của nước ta hiện nay là cần thiết. Nhưng việc sử dụng nó có nơi, có lúc chưa đúng mục tiêu và không hiệu quả. Thậm chí không ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, khó có khả năng trả nợ trong tương lai, nhưng vẫn được thụ hưởng từ những khoản nợ này. Tại đây còn có khiếm khuyết trong cơ chế tài chính nội tại và nhiều sơ hở ngay trong khâu đàm phán tài chính với nước ngoài và các khâu tiếp theo ở trong nước, gây cản trở lớn, làm chậm việc giải ngân.

3. Nguồn vốn đầu tư của nhà nước bị phân bổ dàn trải, không đầu tư tập trung dứt điểm công trình; không quan tâm đúng mức đến sự phát triển cân đối ngành, vùng, lãnh thổ. Nhiều trường hợp đã không quan tâm đúng mức và phân bổ vốn không tính đến việc kết hợp giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và bảo vệ môi trường.

4. Vấn đề phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, tuy đã được luật hóa, nhưng còn nhiều lúng túng. Có cấp ngân sách mà không có khả năng tạo ra hàng hóa và dịch vụ công cộng, do đó mà sự phân cấp này trở nên hữu danh vô thực. Trong phân cấp ngân sách dù đã cải tiến, song vẫn còn tình trạng biến tướng bao cấp "xin - cho" ở một mức độ nhất định, do quyền chủ động của ngân sách địa phương vẫn chưa được rõ ràng. Vì thế, đã tạo nên tâm lý ỉ

lại, triệt tiêu ý thức chủ động của một số địa phương và ngành trong hệ thống công quyền.

5. Cấu trúc thị trường tài chính - tiền tệ của nước ta còn có những khiếm khuyết, bất cập trên nhiều mặt:

- Thị trường vốn dài hạn mới bước đầu hình thành và còn rất hạn hẹp, chưa phát huy được tác dụng trong nền kinh tế, do nhiều nguyên nhân từ phía nền kinh tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính.

- Thị trường tiền tệ tuy đang phát huy tác dụng nhưng đã và đang bộc lộ sự bất cập là nguồn vốn VNĐ chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, tổng dư nợ cho vay luôn cao hơn tổng vốn huy động. Có những nghịch lý đang tồn tại trong nền kinh tế và trong bản thân các ngân hàng thương mại, khiến cho những ngân hàng này không sử dụng hết lượng ngoại tệ huy động được vào đầu tư mà phải gửi ra nước ngoài và chịu lỗ.

- Các ngân hàng thương mại của nước ta quá nhỏ bé về vốn. Riêng 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam thì chỉ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có vốn pháp định cao nhất là 5.000 tỷ VNĐ. Còn ở mức trung bình như Ngân hàng công thương Việt Nam thì chỉ có 2.500 tỷ VNĐ. Đây là một bất cập rất lớn, vì với vốn tự có ở mức như hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ có tỷ lệ vốn vào khoảng từ 2,5% đến 4% so với tổng tài sản "có". Trong khi thông lệ quốc tế đòi hỏi tỷ lệ này ít nhất phải không dưới 8%. Rõ ràng là với tỷ lệ này thì nội lực hiện có của các ngân hàng thương mại Việt Nam không đảm bảo điều kiện cần và đủ để bước vào cuộc cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế mà thời gian không còn cho phép chờ đợi.

6. Trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn ở mức lạc hậu so với khu vực và quốc tế, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong những năm đổi mới vừa qua. Ngoài ra còn nhiều mặt hạn chế khác. Đó là:

- Thị trường tài chính - tiền tệ nước ta thiếu nghiêm trọng vốn đầu tư và vốn tín dụng dài hạn. Do đó, đang phải sử dụng một phần vốn tín dụng ngắn hạn để cho vay và đầu tư dài hạn. Điều này hàm chứa những nguy cơ tiềm ẩn có khả năng dẫn tới khủng hoảng nợ.

- Tình trạng nợ xấu, trong đó bao gồm cả nợ quá hạn không thu hồi được, đang là gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

nước ta.

Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng ở Việt Nam vẫn đang chịu sức ép của việc cho vay theo chỉ định ở một mức độ nhất định. Quyền chủ động của họ tuy đã được mở ra, nhưng mới chỉ là hình thức mà chưa đi vào thực chất.

- Ngân hàng nhà nước, nhất là các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chưa quản lý, điều hành một cách có hiệu lực và hiệu quả việc thực thi chính sách tiền tệ. Sở dĩ như vậy là do thị trường liên ngân hàng ở nước ta vừa mới hình thành, nên chưa phát triển sôi động. Từ đó không hình thành được "lãi suất cơ bản" một cách thực chất để giúp cho ngân hàng nhà nước trung ương chỉ đạo việc thực thi tốt chính sách tiền tệ. Mặt khác, cho đến nay ngân hàng nhà nước, đặc biệt là các chi nhánh ở địa phương vẫn chưa thực sự được chủ động và độc lập tương đối trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Tổ chức của ngân hàng nhà nước còn cồng kềnh, có chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khi nhu cầu thực tế và thông lệ quốc tế cho thấy không cần thiết phải như vậy.

Những phương hướng giải quyết

Từ những trình bày, phân tích trên tôi có một số kiến nghị như sau: 1. Cần làm cho mọi ngành, mọi cấp nhận thức rõ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hệ thống tài chính - tiền tệ có vai trò rất trọng yếu, là xương sống của nền kinh tế. Trong đó tài chính nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, hệ thống ngân hàng là "trung tâm thần kinh".

2. Trong chỉ đạo, quản lý, điều hành lĩnh vực tài chính - tiền tệ có liên quan trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế, từ vĩ mô đến vi mô, từ vùng đến lãnh thổ, từ trung ương đến các cấp chính quyền và các bộ, ngành, các tụ điểm thị trường cần phải có sự phối, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan trong việc ban hành luật lệ, chính sách và giữa các ngành, các cấp để không xảy ra những trục trặc không đáng có trong quá trình đầu tư, làm hạn chế, triệt tiêu động lực hoặc để xảy ra tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược".

3. Tiếp tục hoàn thiện các luật thuế theo phương châm vừa hiện đại vừa gọn nhẹ, có tác dụng khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng được thu ngân sách nhà nước, và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Đồng bộ hóa các luật lệ liên quan đến môi trường đầu tư của hệ thống tài chính - tiền tệ. Tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho hệ thống tài chính - tiền tệ Việt Nam.

5. Đồng thời với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cần phải cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng Nhà nước nắm quyền chi phối 51% vốn và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng theo hướng hiện đại. Chỉ với phương sách này mới nâng cao được năng lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

6. Cần đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện "thị trường mở" theo phương châm hiện đại hóa. Trên cơ sở đó mà thực thi chức năng quản lý, điều tiết thị trường tài chính - tiền tệ bằng cách "bơm" tiền vào hay "hút" tiền ra khỏi lĩnh vực lưu thông theo mục tiêu của chính sách tiền tệ và tín hiệu của thị trường một cách hài hòa, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cũng trên cơ sở này mà góp phần kiềm soát lạm phát tiền tệ ở mức hợp lý có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

7. Tiếp tục làm trong sạch và lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên

8. Cần thực thi một hệ thống giải pháp thiết thực, đồng bộ để tạo niềm tin của dân chúng đối với VNĐ. Bởi lẽ đã một thập niên VNĐ về căn bản giữ được giá trị ổn định, song người dân vẫn chưa yên tâm với nó, nên ít dùng nó để đầu tư vốn dài hạn. Cũng vì lý do này nên tình trạng đô la hóa vẫn tồn tại và tiếp diễn trong nền kinh tế nước ta

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w