Về phía các cơ quan thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 81 - 83)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

3.Về phía các cơ quan thanh tra nhà nước

Khó khăn, thuận lợi

Qua đánh giá tổng quát của đơn vị thanh tra cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp được thanh tra vẫn giữ được thế chủ động trong xu thế hội nhập, đồng thời khẳng định được chính mình trên thị trường trong và ngoài nước. Điều đó đã được biểu hiện cụ thể ở nhiều mặt như sản lượng sản phẩm tăng, giá thành hạ, doanh thu tăng hơn nhiều lần, ổn định việc làm cho người lao động và tạo việc làm mới cho nhiều lao động v.v. Đặc biệt, tại 4 Tổng công ty được thanh tra này cho thấy bước chuyển biến tích cực trong các hoạt động quản lý tài chính; thực hiện đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp, đề cao kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thì vẫn còn quá nhiều những vấn đề đã tồn tại cần giải quyết như vấn đề đầu tư, quản lý tài chính vốn, báo cáo doanh thu, thu mua nguyên vật liệu. Về, đầu tư: Hầu hết các doanh nghiệp muốn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại với nguồn vốn vay ngân hàng trong nước hoặc vay nước ngoài. Nhưng quá trình triển khai các dự án thường bị vướng mắc bởi vấn đề trình tự thủ tục xét duyệt đầu tư XDCB kéo dài nên xảy ra tình trạng tiến độ đầu tư kéo dài, ứ đọng vốn, doanh nghiệp phải trả lãi vay ngân hàng với số tiền lên tới hàng tỷ đồng, thậm chí mất cơ hội đầu tư.

Thứ hai là quản lý tài chính, vốn. Tình hình nợ xấu vẫn còn nhiều khoản có khả năng mất hết vốn Nhà nước.

Thứ tư là vấn đề thu mua, sử dụng nguyên vật liệu chưa sát với nhu cầu thực tế, tình trạng quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến thừa, không bảo quản lâu được nên nguyên vật liệu bị kém, mất phẩm chất, thậm chí bị bỏ phí.

Những phương hướng giải quyết

- Cơ quan tài chính, cơ quan thu ngân sách, cơ quan Kho bạc Nhà nước, đơn vị dự toán các cấp theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp

- Tất cả các đơn vị dự toán và các cấp ngân sách phải thực hiện nghiêm túc những quy định về công tác kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước, phải lập quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng mẫu biểu và thời hạn quy định. Nếu đơn vị chậm nộp, ngoài việc phải chịu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thống kê theo quy định; cơ quan tài chính tạm đình chỉ hoặc yêu cầu Kho bạc Nhà nước đồng cấp tạm đình chỉ cấp kinh phí cho đến khi đơn vị nộp báo cáo quyết toán năm, trừ một số khoản chi cấp thiết như lương, phụ cấp lương, trợ cấp, học bổng học sinh sinh viên.

- Việc kiểm toán quyết toán năm của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Ngân sách nhà nước và Điều 78 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Khi nhận được kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật trước khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương và thông báo cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

PHẦN III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 81 - 83)