Tuy nhiên , đây cũng là thời gian mà nhiều bạn sinh viên phải học cách thích nghi với một môi trường sống hoàn toàn mới , một cuộc sống mới , xa gia đình , thay đổi môi trường và cách th
Trang 1Trường Đại học giáo dục
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 2Lời cảm ơn !
Em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Thu Hà đã nhiệt tình giảng dạy
và hướng dẫn em trong quá trình học tập và hoàn thiện bài tiểu luận này
Cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học giáo dục , Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình điều tra !
Xin cảm ơn mọi người rất nhiều !
Hà Nội , tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Vân
Trang 3
MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
5.Câu hỏi nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
II NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lý luận đề tài
1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.Các thuyết về bệnh trầm cảm
3.Các khái niệm liên quan
Chương 2 : Kết quả nghiên cứu
III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trang 4MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay , xã hội của khoa học , kỹ thuật và công nghệ Một xã hội không ngừng phát triển đi lên Chúng ta muốn hòa nhập với xã hội , muốn bắt kịp thế giới, phải không ngừng trau dồi tri thức và vốn hiểu biết của mình Lê-nin đã từng nói : “ Học , học nữa , học mãi” , hay một nhà bác học cho rằng : “ Bác học không có nghĩa là ngừng học” , câu nói đó đã trở thành một chân lý đúng đắn cho mọi thời đại Đặc biệt là với các bạn sinh viên ngày nay – những chủ nhân tương lai của đất nước , những con người của thế
hệ mới , mang theo niềm tin , kỳ vọng của mọi người thì càng phải cố gắng
và nỗ lực hơn nữa để có một cuộc sống tốt đẹp hơn Chính vì những mục tiêu , những ước mơ to lớn , cùng những mong mỏi của mọi người , nhất là gia đình đã phần nào gây lên những áp lực về tinh thần cho sinh viên
Môi trường đại học là cơ hội tốt để sinh viên học tập và trải nghiệm Với sinh viên , quãng thời gian ngồi trên giảng đường là quãng thời gian vô cùng quan trọng trong quá trình tích lũy lâu dài kiến thức , kinh nghiệm Tuy nhiên , đây cũng là thời gian mà nhiều bạn sinh viên phải học cách thích nghi với một môi trường sống hoàn toàn mới , một cuộc sống mới , xa gia đình , thay đổi môi trường và cách thức học tập khác hẳn so với thời phổ thông , hơn nữa áp lực học tập , áp lực từ trường lớp , từ cuộc sống …và nhiều
những lo toan khác , đã vô hình chung là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trầm cảm của sinh viên
Trầm cảm là một trong những rối loạn phổ biến nhất đã được phát hiện từ rất lâu Theo những số liệu của hiệp hội các nhà tâm thần học Mỹ (1987) thì 10 người dân sẽ có một người một lúc nào đó đã từng trải qua trạng thái trầm cảm Nhìn chung, trầm cảm được hiểu như các rối loạn tâm thần, nó tác động lên những chức năng thể chất, sinh lý và xã hội của cá thể Mức độ biểu hiện trầm cảm có phạm vi rất lớn, từ những thay đổi không đáng kể của tâm trạng đến những rối loạn tâm lý – tâm thần, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc
tự sát hay nâng cao tỷ lệ tử vong ở những đối tượng có bệnh thực thể, cơ thể.Hiện nay, theo thông báo của WHO và trung tâm dịch tễ học Hoa kỳ, hàng năm có tới khoảng 5% dân số thế giới rơi vào trạng thái trầm cảm, 12% đàn
Trang 5ông và 25% đàn bà trên hành tinh có nguy cơ trong cuộc đời sẽ xuất hiện một giai đoạn rối loạn trầm cảm.
Theo nghiên cứu cộng tác của WHO với WB trong 4 năm ( 1998 – 2002 ), tạp chí “The Global Burden of Disease Study” đưa ra dự báo: năm 2020, trầm cảm sẽ trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu gây chết người
và làm mất khả năng duy trì cuộc sống bình thường ở những nước đang phát triển Ở nước ta, chưa có điều tra dịch tễ học một cách hệ thống nên chưa đưa
ra con số chính xác Song, trong thực hành lâm sàng, các bác sỹ tâm thần, các nhà trị liệu tâm lý nhận thấy số bệnh nhân rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ khá cao từ 1 – 1,5% dân số
Trầm cảm ở đâu cũng có, xã hội nào cũng có, nhưng trong thời đại công nghiệp, trầm cảm còn gia tăng nhiều hơn
Thực trạng về bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay :
Ở Việt Nam bệnh trầm cảm chiếm 3-6% dân số, trong đó 1/5 luôn có tư
tưởng tự sát Đây là bệnh gây mất sức lao động đứng thứ hai trên thế giới và
là nguyên nhân của 2/3 trường hợp tự tử.Điều nguy hiểm là do sự mặc cảm hoặc thiếu hiểu biết về căn bệnh này, có đến 60% người mắc bệnh trầm cảm không được phát hiện và điều trị trầm cảm thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, xuất hiện ở mọi lứa tuổi
Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần T.Ư, năm 2005, trong tổng số gần 5.000 người có biểu hiện “bất bình thường” đến khám, tư vấn, thì 30% là học sinh , sinh viên Vì vậy vấn đề trầm cảm , đặc biệt là trầm cảm ở sinh viên cần được quan tâm và đưa ra biện pháp để giảm thiểu nguy cơ đó
Xuất phát từ lý do trên , tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Nguy cơ trầm cảm của sinh viên trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội” đi sâu vào đối tượng cụ thể là sinh viên trường Đại học Giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm hiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở sinh viên hiện nay , cụ thể hơn là sinh viên trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
3.Đối tượng , khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu : Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của sinh viên
trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 63.2 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên trường Đại học Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội
3.3.Phạm vi nghiên cứu : 26 bạn sinh viên trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những dấu hiệu của trầm cảm
Những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên
Khảo sát tỷ lệ sinh viên trầm cảm
Đưa ra những biện pháp phòng tránh trầm cảm ở sinh viên
5 Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ nguy cơ mắc chứng trầm cảm ở sinh viên như thế nào ?
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu và tổng quan tài liệu
Tìm hiểu tài liệu nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện về bệnh trầm cảm Các tài liệu trên được nghiên cứu , phân tích và hệ thống hóa và sử dụng trong đề tài nhằm mục đích tham khảo
6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm tìm hiểu thực trạng trầm cảm ở sinh viên
6.3.Phương pháp phỏng vấn sâu
Hỏi và trao đổi trực tiếp với các bạn sinh viên để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân có thể dẫn tới nguy cơ trầm cảm
6.4 Phương pháp thống kê toán học
Thống kê , xử lý kết quả từ bảng hỏi thu được để đưa ra kết quả thực tế theo như phiếu trả lời của khách thể nghiên cứu
Trang 7Theo Angst (1992), Judd (1994 ) và một số tác giả khác , trầm cảm chiếm 6,5% dân số Ở Pháp , 10% dân số có nguy cơ mắc trầm cảm
4-Theo Golberg và Huxley (1992) 20-30% dân số Úc có biểu hiện trầm cảm , trong đó 3-5% là trầm cảm vừa và nặng
Tác giả Brice Pith cho rằng lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi có bệnh trầm cảm phổ biến nhất
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp trí 2010 của Hiệp hội Y khoa Mỹ , mặc dù thiếu niên tự tử đã giảm sút kể từ năm 1996 , nhưng năm 2004 đã tăng 18%
Khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành , chiếm khoảng 9,5% độ tuổi dân
số Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên , bị rối loạn trầm cảm trong một năm , trong đó
tỷ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp 2 lần nam giới ( 12% so với 6,6% ) Năm 1997 ,
có 30.535 người chết vì tự tử ở Hoa Kỳ Tỷ lệ tự tử ở người trẻ gia tăng đáng
kể trong vài thập kỷ qua Trong năm 1997 , tử tự là nguyên nhân thứ ba trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi từ 15 – 24 tuổi , khoảng 19.100.000 người Mỹ trưởng thành tuổi từ 18 – 24 , chiếm 13,3% dân số trong nhóm tuổi này , có một hội chứng rối loạn lo âu Rối loạn lo âu thường xuyên xảy ra cùng với rối loạn trầm cảm , rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng thuốc
1.2 Ở Việt Nam
Theo báo cáo kết quả điều tra quốc tế về vị thành niên Việt Nam lần thứ 2 năm 2009 (SAVY II) cho biết , trong số 10039 thanh thiếu niên được điều tra
Trang 8tại Việt Nam ở độ tuổi 14 -25 trả lời , có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán , có 27,6% thanh niên đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không muốn hoạt động như bình thường Tỷ lệ thanh niên đã cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21,3% Có 4,1% người đã từng nghĩ đến ý định tự tử So sánh số liệu hai cuộc điều tra , có thể thấy sự tăng lên tỷ lệ thanh thiếu niên có cảm giác buồn chán so với trước đây và ý nghĩ đến việc tự tử là tăng lên 30% thì cần phải đặc biệt quan tâm Theo nghiên cứu của Trần Thị Huyền ( Trung tâm nghiên cứu văn hóa sức khỏe tỉnh An Giang ) cho biết , trên 20% học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh bị rối loạn trầm cảm
Kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần với 6.169 học sinh, sinh viên ở các trường Trung học , Đại học ở Hà Nội , Hải Dương và thành phố Hồ Chí Minh , Cần Thơ do giáo sư Michael Dunne , Đại học Công nghệ Queensland
( Australia) cho thấy cứ 7 thanh niên Việt Nam thì có một người bị trầm cảm ( khoảng 14%)
Theo kết quả nghiên cứu : “ Áp lực học tập và một số vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm nhất Đại học Y Hà Nội năm 2011” của Nguyễn Triệu Phong cho biết , trung bình có khoảng 8% sinh viên thường xuyên cảm thấy
bị trầm cảm ; 6,5% thường xuyên cảm thấy buồn ; 6,3% cảm thấy cô đơn ; 8% thấy nói chuyện ít hơn bình thường ; 5,3% không thể bắt đầu việc gì ; 5% khóc nhiều lần … Tỷ lệ thỉnh thoảng mắc phải các vấn đề liên quan đến trầm cảm nhiều hơn : 10,5 % thấy buồn ; 6% tháy cô đơn ; 17,3% có vấn đề về việc ghi nhớ ; 6,5% tự thấy mình bị trầm cảm ; 10% không muốn ăn và ăn thấy không ngon ; 6,5% thấy mọi việc mình làm sai
2. Các thuyết về bệnh trầm cảm
Trong lịch sử bệnh đã có nhiều học thuyết tâm lý khác nhau đề cập tới bệnh trầm cảm ở các góc độ khác nhau Dưới đây là một số thuyết cơ bản :
2.1 Thuyết phân tâm học về trầm cảm
Trong tác phẩm “ Tiếc nuối và phiền muộn “ S.Freud (1917 ) đã lý luận rằng khả năng tiềm ẩn của trầm cảm được tạo ra rất sớm trong thời kỳ ấu
Trang 9thơ Trong suốt giai đoạn môi miệng , nhu cầu của đứa trẻ có thể không được thoả mãn ,không đầy đủ hay không thừa thãi , dẫn đến chủ thể gắn bó với giai đoạn này và trở nên lệ thuộc vào những đòi hỏi bản năng đặc thù của nó Với
sự ngưng lại này , sự phát triển tâm tính dục , với sự gắn kết ở giai đoạn môi miệng chủ thể có thể phát triển khuynh hướng lệ thuộc qúa nhiều vào người khác đối với việc duy trì lòng tự trọng
Trên cơ sở phân tích sự thiếu hụt tình cảm , Freud đã giả thuyết rằng đối với một đứa trẻ sau sự mất mát của một người thân yêu , hoặc một cái chết ,
sự ly tán hay một tình thương yêu… Đứa trẻ nhập tâm vào người đã mất hay đồng hóa với người đã mất để xóa bỏ nỗi mất mát Ông đã khẳng định , người bệnh nuôi dưỡng một cách vô thức những cảm xúc âm tính đối với người mà họ yêu quý từ đó mà họ trở thành đối tượng của sự thù ghét hay giận dữ của chính bản thân họ Ngoài ra người bệnh cảm thấy uất ức khi bị
bỏ rơi và xuất hiện mặc cảm tội lỗi , những tội lỗi có thực hay tưởng tượng ra
từ người đã mất > Mặc dù vậy một số luận thuyết cơ bản của S.Freud đã có những đóng góp đáng kể , bởi luận thuyết của ông đã chỉ ra rằng có khả năng tiềm ẩn của trầm cảm được tạo ra từ rất sớm trong thời kỳ ấu thơ và trầm cảm được thúc đẩy từ những sự kiện gssy stress trong cuộc sống từ sự mất mát , chia ly , ly dị , sự thất bại hay mất việc làm …
2.2 Thuyết nhận thức về trầm cảm
Có hai giả thuyết được xem là trung tâm của tiếp cận nhận thức với trầm cảm Một giả thuyết cho rằng một nhận thức tiêu cực dẫn đến một đẫn đến một cái nhìn tiêu cực với sự kiện trong cuộc sống bản thân mình tự cảm thấy
có trách nhiệm , theo mô hình không tự lực được cho rằng trầm cảm bắt nguồn từ niềm tin con người ít có hoặc không có kiểm soát cá nhân đối với các sự kiện có ý nghĩa trong cuộc sống
Thuyết nhận thức của A.Beck về trầm cảm (một nhà nghiên cứu hàng đầu
về trầm cảm ) : Luận đề trung tâm của Aron Beck ( 1967 , 1985 , 1987 ) là coi quá trình tư duy là yếu tố khởi phát trong trầm cảm Theo ông những người trầm cảm tư duy của họ thường hướng về những giải thích tiêu cực Ông cho rằng ngay từ thời niên thiếu người trầm cảm đã có khuynh hướng này , nhìn nhận hế giới một cách tiêu cực qua sự mất mát cha mẹ , qua một
Trang 10chuỗi thành công không được nhớ đến , qua việc bị cô lập trong nhóm các bạn cùng trang lứa , những lời phê bình của giáo viên , hay sự suy sụp tinh thần của cha mẹ
Beck gọi ba tuýp nhận thức này là bộ ba nhận thức ( Cognitivi triad ) về trầm cảm : Nhìn nhận tiêu cực về bản thân , nhìn nhận tiêu cực về các trải nghiệm đang tiếp diễn , và nhìn nhận tiêu cực về tương lai
Mặc dù còn một vài điểm không chắc chắn khi đánh giá vai trò của đời sống cảm xúc trong việc điều chỉnh , điều khiển hành vi của ngừi bệnh nhưng học thuyết của Beck có ưu việt là có thể kiểm tra bằng thực nghiệm và
khuyến khích nhà trị liệu tập trung hướng vào tư duy của bệnh nhân để thay đổi và làm dịu những căng thẳng cảm xúc của họ
2.3 Thuyết liên cá nhân về trầm cảm :
Trong thuyết này chúng ta đề cập đến những khía cạnh hành vi của người trầm cảm , bao gồm trong đó tổng thể mối quan hệ giữa người bị trầm cảm với những người khác
Những người trầm cảm có mạng lưới giao tiếp xã hội thưa thớt và coi chúng như là nguồn nâng đỡ Sự nâng đỡ xã hội giảm sút có thể làm yếu đi năng lực của cá nhân trong việc phản ứng với những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, và làm cho cá nhân dễ cảm ứng với trầm cảm ( Billings, Cronkite
và Moos 1983)
- Người trầm cảm cũng có thể nhận được những phản ứng tiêu cực từ phía người khác ( Coyne, 1976 ), khả năng này đã được nghiên cứu theo nhiều cách khá nhau, từ các cuộc nói chuyện hướng dẫn qua điện thoại với bệnh nhân trầm cảm, đến việc băng ghi âm của họ, và thậm chí cả việc tiếp xúc trực tiếp Dữ kiện thu được đã chỉ ra rằng, hành vi của bệnh nhân trầm cảm nhận được sự hắt hủi từ phía người xung quanh
- Liên quan đến nhận thức chung về sự thiếu hụt kỹ năng xã hội, nhưng ở mức độ nào đó chuyên biệt hơn là ý tưởng cho rằng người trầm cảm luôn tìm
12 kiếm sự đảm bảo và đó là tính hay thay đổi, đáng phê phán ( Joiner và Metalsky, 1995 ) Có lẽ do hậu quả của sự nuôi dưỡng trong sự ghẻ lạnh và cách ly với môi trường ( Carnelly, Pietomonaco và Jaffe, 1994 ), bệnh nhân
Trang 11trầm cảm luôn kiếm sự đảm bảo rằng họ luôn được người khác quan tâm một cách thật sự, nhưng thậm chí ngay cả khi đã được đảm bảo họ cũng chỉ yên tâm được một lúc Cái tự nhận thức tiêu cực của họ làm cho họ nghi ngờ sự thật về những phản hồi mà họ nhận thức được Sau đó họ đi tìm những phản hồi âm tính mà họ cảm thấy có giá trị Sự hắt hủi xảy ra chủ yếu bởi những hành vi không nhất quán của họ → Thuyết liên cá nhân đã không vạch ra được nguyên nhân sâu xa dẫn đến trầm cảm, nhưng có một đóng góp to lớn của học thuyết này là đã chỉ ra những hành vi kém thích nghi của người bệnh đóng vai trò tư duy bệnh và mối quanh hệ của người bệnh với những người xung quanh Điều này sẽ hướng cho các nhà trị liệu tập trung vào xây dựng những mẫu hành vi mới cho bệnh nhân và xây dựng một mạng lưới giúp đỡ người bệnh tư những người thân xung quanh
2.4 Thuyết phân thần :
Không có lý thuyết phân thần đơn thuần về trầm cảm Quan điểm kinh điển thừa nhận trầm cảm có thể là một dạng của đau khổ bệnh lý Đáp ứng giống như đau buồn có thể có thể xảy ra ngay cả khi không có cái chết thực
sự của người thân , đổ vỡ mối quan hệ , mất một công việc có thu nhập cao
và địa vị , suy giảm sức khỏe hay cái chết của một con vật nuôi là những trải nghiệm mất mát kềm theo các phản ứng giống như đau buồn Thậm chí , sự tan vỡ của những ý tưởng có thể gây đau buồn theo nghĩa rộng lớn hơn của khái niệm Con người , những mối quan tâm và các khó khăn mà chúng ta quan tâm và tình yêu đó là năng lượng cảm xúc thức sự được coi như là một
“ đối tượng”
Lý thuyết phân thần khẳng định rằng nhân cách được hình thành trong những năm đầu của cuộc sống Sự rạn nứt của thời thơ ấu , đặc biệt trong mối quan hệ của trẻ em với mẹ hoặc người chăm sóc ban đầu ( quan hệ gần gũi sớm ) , những người nhạy cảm khi trưởng thành dễ bị trầm cảm Họ thể hiện sự yêu ghét trong mối quan hệ và phụ thuộc vào người khác để nâng
đỡ , động viên , chỉ dẫn và khẳng định bản thân
Trên đây là những lý thuyết khác nhau về bệnh trầm cảm , mỗi lý thuyết tiếp cận trầm cảm với những nghiên cứu khác nhau , đứng trên góc nhìn của mỗi nhà nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung nó đều nói lên được những khía cạnh khác nhau của bệnh trầm cảm
Trang 123. Các khái niệm liên quan đến trầm cảm
3.1 Khái niệm về bệnh trầm cảm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ hoặc
ăn uống và kém tập trung”
Nhà tâm lý học Martin Seligman cho rằng , trầm cảm phần lớn là phản ứng đối với tình trạng không tự lực đã học tập trước đó ( Tình trạng không tự lực học tập là trạng thái trong đó người ta nhận thức và sau cùng học tập rằng không thể nào trốn thoát hay thích ứng được với căng thẳng Do đó , họ hoàn toàn từ bỏ đấu tranh chống lại căng thẳng và chấp nhận dẫn đến xuất hiện trầm cảm )
Theo quan điểm của các nhà phân tâm học thì trầm cảm là kết quả giận dữ của chính bản thân mình , quan điểm này cho rằng , con người cảm thấy có trách nhiệm với điều xấu xảy ra cho mình và điều khiển sự giận dữ của mình hướng nội
Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thơ Sinh cho rằng : Trầm cảm là một căn bệnh lâm sàn không chỉ ảnh hưởng lên hệ thần kinh của chúng ta mà còn ảnh hưởng lên cơ thể và tâm trạng Bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống , nghỉ ngơi , chu kỳ giấc ngủ …
Như vậy , từ những định nghĩa trên , ta có thể khái quát ,trầm cảm là một căn bệnh rối loạn cảm xúc , làm cho con người dễ rơi vào cảm giác buồn rầu ,u uất sau đó dần dẫn thờ ơ , vô cảm , không quan tâm đến bất kỳ điều gì xảy
ra xung quanh Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống , nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng
3.2.Các triệu chứng của bệnh trầm cảm
3.2.1.Theo quan điểm cổ điển
Trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng sự ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần , bao gồm : cảm xúc bị ức chế , tư duy bị ức chế , vận động bị ức chế
Trang 13Có hai loại trầm cảm và có ba triệu chứng sau :
Rối loạn trầm cảm điển hình : có ba triệu chứng
+ Cảm xúc bị ức chế : bệnh nhân cảm thấy chán nản , buồn vô hạn , biểu hiện rõ qua nét mặt thì ủ rũ , mắt mở to , đăm chiêu suy nghĩ hoặc rơm rớm nước mắt …dáng điệu buồn kèm theo uể oải , chân tay rã rời , cảm giác khó chịu bất an Bệnh nhân nhìn sự vật cả quá khứ , hiện tại và tương lai với màu sắc ảm đạm
+ Tư duy bị ức chế : Quá trình liên tưởng của bệnh nhân chậm chạp , dòng
tư duy bị ngừng trệ , khó diễn đạt ý nghĩ thành lời Thường xuất hiện ý nghĩ
tự ti , hoang tưởng tự buộc tội mình như bệnh nhân cho rằng mình là người
có phẩm chất xấu , có tội không dám ăn , không dám nhìn người khác , trên
cơ sở có ý nghĩ và hành vi tự sát
+ Hoạt động bị ức chế : Bệnh nhân ngồi im hàng giờ , đi lại chậm chạp , khum núm chui vào gầm giường như kẻ trốn chạy , có thể hoạt động rất hạn chế đơn điệu quanh quẩn trong phòng Cơn buồn sâu sắc , la hét, thổn thức , khóc lóc và đột nhiên có những hành vi tự sát và kích động trầm cảm
- Rối loạn trầm cảm không điển hình :
+ Rối loạn trầm cảm thực vật : các rối loạn thực vật nổi bật đôi khi át cả các rối loạn khí sắc , rối loạn cảm xúc Các rối loạn thực vật rất đa dạng như : cơn vã mồ hôi , cơn đánh trống ngực , cơn đau vùng trước tim , các cơn đau không xác định vị trí , cơn nôn mứa , cơn mạch nhanh , khô miệng , táo bón + Rối loạn trầm cảm mất cảm giác tâm thần : Giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại nổi bật và đơn độc , ít thấy kết hợp các triệu chứng khác
+ Rối loạn trầm cảm nghi bệnh : Người bệnh có cảm giác nặng nề vì nghĩ mình có bệnh cơ thể dễ nhầm với các bệnh thực thể khác
+ Rối loạn trầm cảm ám ảnh : Có ám ảnh đa dạng , khi rối loạn trầm cảm tang thì ám ảnh sẽ thuyên giảm và rối loạn trầm cảm kết thúc thì ám ảnh sẽ hết
+ Các loại trầm cảm không điển hình khác : Rối loạn dinh dướng do ăn uống , đẻ khó , xảy thai , suy nhược do nhiễm khuẩn và các bệnh do căn nguyên tâm lý khác
Trang 143.2.2.Theo quan điểm của thạc sĩ Nguyễn Thơ Sinh : ( Trong sách “ Bệnh trầm cảm trong cuộc sống hiện đại , cách nhận diện và phòng tránh , NXB Phụ nữ )
Ông chia rối loạn cả xúc thành 2 loại và bao gòm các triệu chứng sau :
- Rối loạn trầm cảm :
+ Thường xuyên cảm thấy buồn chán , lo lắng , cảm giác trống rỗng
+ Cảm thấy tuyệt vọng , yếu thế , bi quan
+ Luôn mặc cảm , thấy mình không xứng đáng , không giá trị , sống vô dụng
+ Đánh mất những hứng thú trong công việc , vui chơi cả tình dục
+ Giảm thiểu năng lượng , luôn cảm giác mệt mỏi , chậm chạp , lười biếng + Giảm khả năng tập trung , trí nhớ , suy giảm khả năng xử lý , quyết đoán + Mất ngủ , khó ngủ , hoặc dạy quá sớm , luôn có cảm giác buồn ngủ cả ngày
+ Giảm hứng thú trong ăn uống nên giẩm cân
+ Tăng hứng thú trong ăn uống nên tăng cân
+ Nghĩ đến cái chết , có ý định tự sát , có hành vi tìm đến cái chết
+ Không thể nào thư giãn được , dễ bị kích động , dễ nổi nóng
+ Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như : nhức đầu , sốt , không ăn tiêu
+ Mệt mỏi đau nhức không thuyên giảm
- Hưng cảm :
+ Cảm giác hạnh phúc quá độ hoặc phấn khích một cách khác thường
+ Rất dễ bị kích thích ,dễ cáu gắt khó chịu , dễ nổi giận
+ Giảm nhu cầu ngủ
+ Có những suy nghĩ trịnh thượng , ngạo mạn , hống hách
+ Có những ý tưởng diễn ra thật nhanh trong đầu
+ Tăng đột ngột những hứng thú tình dục
Trang 15+ Năng lượng tăng một cách đáng kể bất ngờ
+ Khả năng đánh giá xử lý chuẩn xác suy giảm
+ Nhiều hành vi ứng xử xã hội không thể chấp nhận được
3.2.3 Theo quan điểm ICD-10F(1992)
Theo ICD-10F , một giai đoạn trầm cảm điển hình được đặc trưng bởi khí sắc trầm , mất mọi quan tâm thích thú , giảm năng lượng dẫn đến sự tăng mệt mỏi và giảm hoạt động Kèm theo một số triệu chứng phổ biến về rối loạn hàn vi , nhận thức , sự tập chung , chú ý, tình dục , giấc ngủ và ăn uống Các triệu chứng này tồn tại tối thiểu trong hai tuần liên tục
Tuy nhiên đặc điểm lâm sàn của trầm cảm thay đổi , khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố , như tính cấp tính , mãn tính , loại trầm cảm , mức độ của rối loạn trầm cảm , giai đoạn trầm cảm , đặc điểm lứa tuổi mắc bệnh , môi trường sinh trưởng phát triển , văn hóa xã hội
Ở giai đoạn toàn phát , rối loạn trầm cảm có các biểu hiện lâm sàn như sau :
3.2.3.1 Khí sắc giảm
Là biểu hiện thường gặp nhất và ít thay đổi ở trạng thái trầm cảm Nhiều nghiên cứu cho thấy 90% bệnh nhân có triệu chứng này Mức độ biểu hiện tùy theo mức độ trầm cảm Khí sắc bệnh nhân biểu hiện sự đau khổ , chán nản , ảm đạm , bất hạnh , buồn chán …
Trong một số trường hợp trầm trọng , nét mặt bệnh nhân có đặc điểm như nếp nhăn ở khóe miệng , trán , cung lông mày cụp , mắt luôn nhìn xuống Bệnh nhân thường hay khóc Đôi khi nét mặt bất động , thờ ơ , vô cảm Tuy nhiên có một số bệnh nhân vẫn giữ được nụ cười bên ngoài để che đi sắc khí giảm , bởi có 10 -15% số bệnh nhân phủ định cảm xúc của mình 9, 17, 20