KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu trầm cảm ở sinh viên (Trang 26 - 30)

Tỷ lệ trầm cảm của sinh viên ngày một tăng và nó sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt ảnh hưởng không chỉ đến bản thân người bị trầm cảm , mà nó

26

còn ảnh hưởng đến cả gia đình và những người xung quanh . Nó tạo ra khoảng cách giữa mọi người với nhau. Chính vì lý do đó mà chúng ta cần đưa ra những giải pháp , những cách phòng tránh hợp lý để giảm thiểu nguy cơ trầm cảm ở sinh viên và ở tất cả mọi người .

Một số giải pháp để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ trầm cảm ở sinh viên :

- Bản thân sinh viên : Chúng ta phải luôn cố gắng tạo cho mình cảm giác , tư tưởng thoải mái , luôn nở nụ cười với người mọi người xung quanh , và không để ý đến những chuyện nhỏ làm ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng .

- Gia đình : Bố mẹ và những người trong gia đình nên quan tâm nhiều hơn đến các bạn sinh viên . Thường xuyên động viên , an ủi , và không nên tạo áp lực hay kì vọng quá lớn cho các bạn .

- Nhà trường nên có một số giải pháp như :

• Mở phòng tư vấn tâm lý cho sinh viên ngay tại trường nhằm lắng nghe và đưa ra những lời khuyên kịp thời và hữu ích khi sinh viên gặp khó khăn trong học tập , tình cảm và trong cuộc sống .

• Thường xuyên có những bài text tâm lý để có thể biết được tình trạng tâm lý của sinh viên để có những can thiệp kịp thời .

• Có những buổi sinh hoạt để trao đổi với sinh viên về cách thức và phương pháp học tập , hay những buổi ngoại khóa bổ ích nhằm giảm căng thẳng và stress cho sinh viên .

- Về phía xã hội : nên tạo điều kiện và cơ hội hơn cho sinh viên , nhất là cơ hội việc làm . Tổ chức những buổi giao lưu , học hỏi kỹ năng về cách quản lý thời gian , điều hòa cuộc sống , điều hòa cảm xúc của bản thân … Ngoài ra , cần có thêm những nghiên cứu về cách giải quyết khi gặp trầm cảm của sinh viên.

27

PHIẾU ĐIỀU TRA Chào các bạn sinh viên !

Tôi đang thực hiện đề tài : “ Mức độ trầm cảm của sinh viên trường Đại học giáo dục , Đại học quốc gia Hà Nội”. Những ý kiến của các bạn là đóng góp quý giá cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi xin đảm bảo những thông tin của các bạn hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học .Phiếu điều tra này chỉ mang tính chất tham khảo . Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ !

Bạn vui lòng lựa chọn câu trả lời bạn cho là đúng nhất .

( 0 – Hầu như không , 1 – Thỉnh thoảng , 2 – Phần lớn thời gian , 3 – Hầu hết hoặc tất cả thời gian ) .

Giới tính :

Sinh viên năm thứ :

1. Tôi cảm thấy hạnh phúc A.0 B.1 C.2 D.3

2. Tôi thấy lo lắng về chuyện học

A.0 B.1 C.2 D.3

3. Tôi cảm thấy cô đơn

A.0 B.1 C.2 D.3

4. Tôi cảm thấy cha mẹ không thích tôi

28

A.0 B.1 C.2 D.3

5. Tôi thấy mình là người quan trọng A.0 B.1 C.2 D.3

6. Tôi muốn xa lánh, trốn tránh mọi người A.0 B.1 C.2 D.3

7. Tôi cảm thấy buồn chán A.0 B.1 C.2 D.3

8. Tôi cảm thấy muốn khóc A.0 B.1 C.2 D.3

9. Tôi có cảm giác chẳng ai quan tâm đến tôi A.0 B.1 C.2 D.3

10. Tôi thích cười đùa với mọi người A.0 B.1 C.2 D.3

11. Tôi có cảm giác cơ thể rệu rã, thiếu sinh lực A.0 B.1 C.2 D.3

12. Tôi có cảm giác mình được yêu quý A.0 B.1 C.2 D.3

13. Tôi cảm thấy mình giống như kẻ bỏ chạy A.0 B.1 C.2 D.3

14. Tôi cảm thấy mình đang tự làm khổ mình A.0 B.1 C.2 D.3

15. Tôi cảm thấy những người khác không thích tôi A.0 B.1 C.2 D.3

16. Tôi cảm thấy bực bội

A.0 B.1 C.2 D.3

17. Tôi cảm thấy cuộc sống bất công với tôi A.0 B.1 C.2 D.3

18. Tôi cảm thấy mệt mỏi

A.0 B.1 C.2 D.3

19. Tôi cảm thấy mình là một kẻ tồi tệ A.0 B.1 C.2 D.3

20. Tôi cảm thấy mình là một kẻ vô tích sự A.0 B.1 C.2 D.3

21. Tôi thấy mình là một kẻ đáng thương A.0 B.1 C.2 D.3

22. Tôi thấy phát điên lên về mọi thứ

29

A.0 B.1 C.2 D.3

23. Tôi thích trò chuyện với mọi người A.0 B.1 C.2 D.3

24. Tôi trằn trọc khó ngủ (hoặc Tôi thấy mình ngủ nhiều) A.0 B.1 C.2 D.3

25. Tôi thích vui đùa

A.0 B.1 C.2 D.3

26. Tôi cảm thấy lo lắng

A.0 B.1 C.2 D.3

27. Tôi có cảm giác như bị đau dạ dày A.0 B.1 C.2 D.3

28. Tôi cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị A.0 B.1 C.2 D.3

29. Tôi ăn thấy ngon miệng

A.0 B.1 C.2 D.3

30. Tôi thất vọng, không muốn làm gì cả A.0 B.1 C.2 D.3

Cảm ơn các bạn rất nhiều !

Một phần của tài liệu trầm cảm ở sinh viên (Trang 26 - 30)