1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ laptop tại việt nam của công ty TNHH TM và DV tin học hà việt

35 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 234,73 KB

Nội dung

Điều này được thực hiệnbằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn” Theo Groroos, 1990 “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LAPTOP CỦA DOANH NGHIỆP 4

1 1 Chiến lược marketing 4

1.1.1 Khái niệm và bản chất của Marketing 4

1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động Marketing 5

1.1.3 Nghiên cứu và phân tích quá trình Marketing sản phẩm 6

1.1.4 Hoạch định 6

1.1.5 Mục tiêu và chức năng của Marketing 6

1.1.5.1 Mục tiêu của Marketing 6

1.1.5.2 Chức năng của Marketing 7

1.2 Đặc điểm thị trường Laptop tại Việt Nam 7

1.2.1 Khái niệm về thị trường của doanh nghiệp thương mại 7

1.2.2 Đặc điểm và các yếu tố cấu thành thị trường Laptop tại Việt Nam 8

1.3 Chiến lược phát triển thị trường Laptop tại Việt Nam cho doanh nghiệp 11

1.3.1 Khái quát về chiến lược phát triển thị trường 11

1.3.2 Trình tự xây dựng chiến lược phát triển thị trường máy tính Laptop tại Việt Nam cho các doanh nghiệp 15

1.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường Laptop ở Việt Nam 19

1.4.1 Chiến lược tăng trưởng 19

Mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng, bền vững của doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, do đó đòi hỏi phải có những chiến lược khác nhau: Tăng trưởng tập trung, tăng trưởng bằng con đường hội nhập (liên kết) hoặc bằng con đường đa dạng hoá 19

1.4.2 Chiến lược ổn định 21

1.4.3 Chiến lược suy giảm 21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LAPTOP CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 22

2.1 Khái quát về công ty 22

2.2 Tình hình tiêu thụ máy tính Laptop của công ty Hà Việt Computer 25

2.3 Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ Laptop của công ty trong thời gian vừa qua 27

2.3.1 Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của công ty 28

2.3.2 Xây dựng chiến lược: 28

2.3.2.1 Căn cứ xây dựng chiến lược: 28

2.3.2.2 Nội dung chiến lược 29

Trang 2

2.3.2.3 Tổ chức thực hiện chiến lược 30

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LAPTOP CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 31

3.1 Chiến lược duy trì thị trường hiện tại 31

3.2 Chiến lược phát triển, mở rộng thị trường trong tương lai 32

3.3 Giải pháp trong việc tổ chức thực hiện chiến lược của công ty 34

KẾT LUẬN 35

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Sự phát triểncủa lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang trở thành công cụ không thể thiếu, phục vụ chomọi ngành nghề, mọi lĩnh vực Nó thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác, góp phần đẩymạnh nền kinh tế nước ta tiến xa hơn vào các lĩnh vực kinh doanh liên quan tới công nghệ

và mang lại lợi nhuận lớn, giành thêm lợi thế về thương mại so với các quốc gia đi trước.Hiện nay, ngành công nghệ thông tin ở nước ta đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh.Riêng đối với thị trường Laptop được ví như “cỗ xe đang tăng tốc” Đây là một thị trườngtuy đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần nghiệt ngã

Sau khi thực tập ở Công ty cổ phần thiết bị tổng hợp máy văn phòng Sara, tôi rất

muốn đi sâu tìm hiểu thị trường Laptop ở Việt Nam Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ Laptop tại Việt Nam của Công ty TNHH

TM và DV tin học Hà Việt” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Nội dung chính của chủ đề

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

TIÊU THỤ LAPTOP CỦA DOANH NGHIỆP.

1 1 Chiến lược marketing

1.1.1 Khái niệm và bản chất của Marketing

Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, nội dung của Marketing đã có nhiều thayđổi, khi dịch sang tiếng nước khác khó thể hiện đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của nó Do vậynhiều nước vẫn giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh để sử dụng

Dưới đây là một số khái niệm về Marketing của các tổ chức, hiệp hội và các nhà nghiên cứu

về marketing trên thế giới đã được chấp nhận và phố biến:

“Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàngmột cách có hiệu quả và có lợi” (CIM - UK’s Chartered Institue of Marketing)

“Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phânphối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của

cá nhân và tổ chức ” (AMA- American Marketing Association, 1985)

“Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối quan hệvới khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên Điều này được thực hiệnbằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn” (Theo Groroos, 1990)

“Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu vàmong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (“Nhữngnguyên lý tiếp thị”, Philip Kotler và Gary Armstrong, 1994)

“Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá,xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằmđạt được những mục tiêu của tổ chức (“Fundamentals of Marketing”, William J.Stanton,Michael J Etzel, Bruce J Walker, 1994)

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét sau:

Một là: Marketing là tiến trình quản trị Marketing cần được xem là một bộ phận chức năngtrong một tổ chức và cần có nhiều kỹ năng quản trị Marketing cần hoạch định, phân tích,sắp xếp, kiểm soát và đầu tư các nguồn lực vật chất và con người Dĩ nhiên, Marketing cũngcần những kỹ năng thực hiện, động viên và đánh giá Marketing giống như những hoạt độngquản trị khác, có thể tiến hành hiệu quả và thành công cũng có thể kém cõi và thất bại.Hai là: Toàn bộ các hoạt động Marketing hướng theo khách hàng Marketing phải nhận ra

Trang 5

và thỏa mãn những yêu cầu, mong muốn của khách hàng Marketing bắt đầu từ ý tưởng về

“sản phẩm thỏa mãn mong muốn” và không dừng lại khi những mong muốn của khách hàng

đã đạt được mà vẫn tiếp tục sau khi thực hiện sau những mong muốn đó

Ba là: Marketing thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả và có lợi cho cả ngườitiêu dùng và nhà sản xuất Một tổ chức không thể thỏa mãn tất cả mọi người trong mọi lúc,các nhà làm marketing đôi khi phải có sự điều chỉnh để phù hợp với từng hoàn cảnh và môitrường cụ thể Hiệu quả ở đây có ngụ ý là các hoạt động phải phù hợp với khả năng nguồnlực của tổ chức, của doanh nghiệp, với ngân sách và với mục tiêu thực hiện của bộ phậnMarketing trong doanh nghiệp Trong bất cứ một tổ chức hay bộ phận nào thì Marketingcũng cần được thực hiện có hiệu quả, kiểm soát được chi phí Do vây, Marketing có nhiệm

vụ duy trì và làm gia tăng lợi nhuận

Bốn là: Trao đổi là khái niệm quyết định tạo nền móng trong Marketing Và tất nhiên, cáchoạt động Marketing lại tạo điều kiện cho quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi nhằm mụcđích thỏa mãn những đòi hỏi và ước muốn của con người Để một sự trao đổi mang tínhMarketing xảy ra cần có những điều kiện sau:

- Phải có ít nhất hai đơn vị xã hội- cá nhân hay tổ chức, mỗi bên phải có nhu cầu cần đượcthỏa mãn

- Các bên tham gia một cách tự nguyện Mỗi bên tự do chấp nhận hay từ chối những đềnghị

- Mỗi bên có cái gì có giá trị để trao đổi và phải tin rằng sẽ có những lợi ích từ sự trao đổiđó

- Mỗi bên phải có khả năng truyền đạt với đối tác và phải có trách nhiệm về hành vi củamình

Năm là: Nội dung hoạt động Marketing bao gồm thiết kế, định giá, xúc tiến và phân phốisản phẩm Marketing dùng những phương cách này để kích thích sự trao đổi Bằng việcthiết kế, tạo sự tinh tế cho sản phẩm, đưa ra giá bán hợp lý, xây dựng nhận thức và ưa thích,đảm bảo khả năng cung cấp, các nhà Marketing có thể làm gia tăng mức bán Do vậy,Marketing có thể được xem là một hoạt động quản trị nhu cầu thị trường

1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động Marketing

Trong xu thế phát triển như vũ bão của hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay,Marketing đóng một vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Nókhông những đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên sự pháttriển, vị thế của doanh nghiệp trên trường kinh tế

Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinhdoanh cuả mình với thị trường Vì chỉ trong cơ chế thị trường doanh nghiệp mới hi vọngtồn tại và phát triển Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh

tế Cơ thể đó cần sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài Quá trình đó diễn ra càng

Trang 6

thường xuyên càng liên tục, với qui mô ngày càng lớn thì cơ thể khoẻ mạnh càng phát triển Một doanh nghiệp tồn tại thì dứt khoát phải có các hoạt động chức năng như: sản xuất,tài chính, quản trị nhân lực, marketing Và trong đó Marketing là một chức năng quan trọng

nó đóng vai trò quyết đinh sự thành bại của công ty hay doanh nghiệp Marketing kết nốicác hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường Và đó chính là cầu nốinhanh nhất giúp doanh nghiệp đến gần nhất với người tiêu dùng

1.1.3 Nghiên cứu và phân tích quá trình Marketing sản phẩm.

Nghiên cứu và phân tích Marketing sản phẩm của các công ty thương mại là quá trìnhhoạch định, thu thập, phân tích và thông đạt một cách có hệ thống, chính xác các dữ liệuthông tin và những phát hiện nhằm tạo cơ sở cho công ty thích ứng đối với các tình thếMarketing xác định

- Nghiên cứu môi trường:

+ Yếu tố chính trị: các quyết định về chiến lược sản phẩm chịu tác động mạnh mẽ củanhững biến chuyển trong môi trường chính trị Môi trường này tạo ra các chính sách luật lệ

có ảnh hưởng đến mọi tổ chức cá nhân trong xã hội

+ Yếu tố về kinh tế: công ty kinh doanh luôn phải xác định sức mua và người mua tạicác thị trường khác nhau khi tung ra các sản phẩm của mình

- Nghiên cứu thị trường:

+Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu thăm dò và xâm nhập thị trường của công tynhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng xâm nhập và tiềm năng của thịtrường để định hướng quyết liệt thị trường tiềm năng và chiến lược kinh doanh của công ty + Nghiên cứu chi tiết thị trường: Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ: xác địnhcác thông số khái quát và phân loại kết cấu khách hàng tiềm năng theo các chỉ tiêu kinh tế

xã hội, nghiên cứu các tập tính thực hiện của khách hàng, nghiên cứu tâm lý tinh thần củakhách hàng theo các dấu hiệu phân loại, các đặc trưng tính cách làm cơ sở cho công ty xáclập ứng xử có biến hóa nhằm nâng cao hiệu lực tiếp thị bán hàng

- Nghiên cứu cạnh tranh dựa trên cơ sở tìm hiểu toàn diện mục tiêu chiến lược, hoạtđộng của các đối thủ cạnh tranh để tạo ra sức mạnh cạnh tranh nhất có thể

1.1.4 Hoạch định

Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường xong công ty cần phải có những hoạch đinhđường đi riêng cho mình nếu công ty xác định được những bước đi tiếp theo thì khả năngchiếm lĩnh thị trường là rất cao vì vậy khâu hoạch định là một khâu vô cùng quan trọng vàcần thiết với bất kỳ một doanh nghiệp nào,

1.1.5 Mục tiêu và chức năng của Marketing

1.1.5.1 Mục tiêu của Marketing

Marketing là một khâu trong quá trình đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhằm

Trang 7

làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Nói cho cùng, Marketing hướng tới ba mục tiêuchủ yếu sau:

- Thỏa mãn nhu cầu khách hàng: Là vấn đề sống còn của công ty Các nỗ lựcMarketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành vớicông ty, tin tưởng sản phẩm của công ty và qua đó phát triển thêm khách hàng mới

- Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp công ty dối phó tốt với cácthách thức trên thị trường cạnh tranh, để bảo đảm vị thế thắng lợi trên thương trường

- Lợi nhuận lâu dài: Marketing không những tạo ra lợi nhuận cần thiết ở hiện tại màphải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết trong tương lai giúp công ty tích lũy và phát triển bềnvững

1.1.5.2 Chức năng của Marketing

Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích thị trường để quản trị kinhdoanh, cụ thể là:

- Phân tích thị trường và nghiên cứu Marketing: dự báo để thích ứng với những yếu tốmôi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại; tập hợp các thông tin đểquyết đinh các vấn đề về Marketing

- Mở rộng phạm vi hoạt động: dữ vững thị phần ban đầu và có những chiến lược đúngđắn từ đó đưa ra cách thức thâm nhập những thị trường mới

- Tập trung vào nhu cầu khách hàng: xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu, tiếntrình mua của người tiêu thụ; lựa chọn các nhóm người tiêu thụ để hướng các nỗ lựcMarketing vào

- Hoạch định sản phẩm: phát triển và duy trì sản phẩm, dòng và tập hợp sản phẩm,hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì; loại bỏ sản phẩm yếu kém

- Hoạch định phân phối: Xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối, quản lý dựtrữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, bán sỉ và bán lẻ

- Hoạch định xúc tiến: thông đạt với khách hàng, với công chúng và các nhóm khácthông qua các hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và khuyếnmãi

- Hoạch định giá: xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán hàng,điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động

- Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: Hoạch định, thực hiện và kiểm soát cácchương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các quyết định và tậptrung vào chất lượng toàn diện

1.2 Đặc điểm thị trường Laptop tại Việt Nam

1.2.1 Khái niệm về thị trường của doanh nghiệp thương mại

Ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại (DNTM), thị trường là một hay

Trang 8

nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụthể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hoá, dịch vụ để thoảmãn nhu cầu trên của khách hàng

Như vậy, theo quan niệm của người bán, thị trường của DNTM trước hết là những

khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hóa, dịch vụ trong một thờigian nhất định và chưa được thoả mãn chứ không thể quan niệm thị trường đơn thuần là một

khu vực hay một phạm vi địa lý nào đó Thứ hai, yếu tố quan trọng và làm đối trọng với cầu

trên thị trường là cung về hàng hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp là người bántrong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự tương tác qua lại với nhau giữa cung và cầu vềhàng hoá tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường

Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia thị trường của các DNTM là các hàng

hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán, trao đổi

Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều loại hoàng hoátương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh Cạnh tranh về chất lượngsản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán, thanh toán; cạnh tranh giữa người mua vớingười mua; cạnh tranh giữa người bán với người mua; cạnh tranh giữa người bán với ngườibán và giữa những người mua bán với nhau Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự thịtrường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượnghàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường

1.2.2 Đặc điểm và các yếu tố cấu thành thị trường Laptop tại Việt Nam.

Thị trường Laptop do bốn yếu tố cấu thành: cung, cầu, giá cả và cạnh tranh sản phẩm

laptop Cầu về Laptop: là lượng Laptop mà người mua muốn mua ở một mức giá chấp nhận

được Cầu là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi theo sự phụ thuộc vào các yếu tố tácđộng đến nó Chẳng hạn, giá cả, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả mặt hàng thay thế,thói quen, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác…Giả sử, các yếu tố tác động khác không thay đổi,cầu sẽ tăng lên khi giá cả giảm và ngược lại, cầu sẽ giảm khi giá cả tăng lên Cách đây vàinăm, chiếc Laptop là thiết bị xa xỉ, cao cấp, là niềm mơ ước của rất nhiều người; thị trườngLaptop vẫn còn chưa phát triển, cầu về sản phẩm này ở mức thấp Số người sử dụng Laptopchưa nhiều do giá thành một chiếc máy tính khá cao so với thu nhập của họ Hiện nay thịtrường Laptop Việt Nam đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng 3 con số do giá giảm, thunhập bình quân tăng, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng và nhu cầu di động ngày càngtăng Đặc biệt, sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và sự bùng nổ thị trường chứng khoáncũng làm xuất hiện một lớp người có nhu cầu Laptop Từ giữa năm 2005, mức tiêu thụLaptop ở thị trường Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2004, đạt 28.500chiếc (chưa kể Laptop cũ và máy không có nhãn hiệu) Trong năm 2005, loại Laptop giá 26-

30 triệu đồng được tiêu thụ mạnh nhất, với 26% thị phần Tuy nhiên, so với tổng nhu cầumáy tính của cả thị trường thì Laptop mới chỉ chiếm khoảng 10% Ở các nước phát triển,

Trang 9

con số này là 30% Vì vậy, tương lai không xa tỷ lệ tiêu thụ ở thị trường Việt Nam sẽ đạtmức bình quân của thế giới Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường này là rấtlớn Từ đầu năm 2007 đến nay, thị trường Laptop ngày càng trở nên sôi động Năm 2007Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 18.0000 chiếc Laptop, tăng gấp 2 lần so với năm 2006 về sốlượng (97.000 chiếc) Tại một số các cửa hàng có tiếng ở Hà Nội như Trần Anh, MaiHoàng luôn tấp nập khách mua hàng Bán lẻ nhiều nhất là máy nhãn hiệu Acer, HP,Lenovo IBM Sang năm 2008, sức tiêu thụ Laptop vẫn giữ ở mức tăng “nóng” và dự báonăm 2008 Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 320.000 chiếc Laptop các loại.

Đa số người kinh doanh máy tính cho rằng nguyên nhân của sức mua tăng vọt là dotâm lý người tiêu dùng cũng như điều kiện kinh tế của người dân đã ổn định, cộng với việcnhiều gia đình chú trọng đầu tư hơn cho công việc học tập hơn là mua sắm thiết bị sinh hoạt,tiêu dùng Tuy nhiên, các doanh nghiệp máy tính cũng cần chú trọng vào khối lượng cầu cụthể về từng loại Laptop của doanh nghiệp mình ứng với mỗi mức giá nhất định

Cung về Laptop: là lượng Laptop mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận

được Cung là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố Cungphụ thuộc vào giá cả hàng hóa dịch vụ Cung sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá dịch vụ tănglên và cung sẽ giảm xuống khi giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống, nếu các yếu tố kháckhông thay đổi Các yếu tố khác đó là: sự phát triển của khoa học công nghệ mới, các chiphí của các yếu tố đầu vào, sự điều tiết của chính phủ (thuế)… Giống như đại lượng cầu,DNTM không phải xác định tổng đại lượng cung của toàn bộ xã hội mà xác định số lượnghàng hoá dịch vụ doanh nghiệp có khả năng đưa ra thị trường ứng với mức giá nhất định.Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng cung cấp Laptop chủ yếu là các hãng củanước ngoài Các nhà doanh nghiệp ước tính, máy tính thương hiệu nước ngoài hiện chiếmđến 80% thị phần, trong đó đứng đầu là Acer, IBM, Toshiba, HP Dù chất lượng không mấykhác biệt, nhưng sản phẩm của nước ngoài có hình thức đẹp hơn hẳn hàng lắp ráp trongnước Hơn nữa, người tiêu dùng vẫn ưa chuộng các thương hiệu nổi tiếng thế giới hơn.Ngoài ra, nhiều cơ sở đang nhập Laptop cũ về sửa chữa, nâng cấp rồi tung ra thị trường bánvới giá rẻ Do vậy, máy tính xách tay thương hiệu Việt Nam chưa được nhiều người lựachọn Những năm trước, do sức mua chưa cao, nên không có nhiều công ty trong nước quantâm đến sản phẩm này Trong hơn 30 doanh nghiệp lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam,chỉ một số ít công ty làm Laptop, gồm: Mekong Green, FPT Elead, CMS Nhưng nay tìnhhình đang thay đổi, nhu cầu đang phát triển mạnh đã bắt đầu thu hút nhiều doanh nghiệp.Ngoài những tên tuổi kể trên, trên thị trường gần đây đã xuất hiện thêm sản phẩm của Công

ty Khai Trí, GCC Ở thị trường Laptop Việt Nam, hãng máy tính Đài Loan Acer giữ vị tríđộc tôn về thị phần nửa đầu năm 2007 (khoảng 50% thị phần) với mức tăng trưởng khoảng300% so với cùng kỳ năm 2006 Trong đó, phân khúc bán chạy nhất là các máy tính dưới

1000 USD, chiếm khoảng 70 - 80 % số lượng máy tính bán ra của Acer Thương hiệu đứng

Trang 10

vị trí thứ hai về thị phần là HP, vị trí thứ ba là Tosiba (10%) CMS của Việt Nam chiếmkhoảng 4- 5% thị phần.

Giá cả: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá Sự tương tác giữa người

mua với người mua, người bán với người bán và người bán với người mua hình thành giá cảthị trường Giá cả thị trường là một đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầutrên thị trường của một loại hàng hoá, ở địa điểm và thời điểm cụ thể

Đối với sản phẩm Laptop, chất lượng ngày càng được nâng lên nhưng giá ngày càng

“mềm” đi Trước đây, giá cả là thế mạnh của các công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ViệtNam, các dòng máy tính mang thương hiệu Việt như CMS mức giá từ 500 – 875 USD, thấphơn 40% so với máy tính thương hiệu ngoại cùng cấu hình, nhưng gần đây nhiều công tynước ngoài tung ra thị trường những sản phẩm có giá rẻ không kém, nên ưu thế này dần bịthu hẹp Năm 2007 vừa qua, các dòng máy tính “bình dân” có giá từ 700-800 USD đượctiêu thụ mạnh nhất, chiếm 40% số lượng máy bán ra Máy tính ngày càng rẻ hơn cũng đãkhiến không ít người nghi ngờ về mặt chất lượng, công nghệ sử dụng Đại diện của Công tyAcer Việt Nam cho biết, linh kiện đã được tiêu chuẩn hoá, số lượng sản phẩm sản xuất hàngloạt cùng với hệ thống phân phối tốt là nguyên nhân khiến giá Laptop ngày càng mềm hơn.Ngoài ra, công nghệ vi xử lý cũng tập trung hướng vào từng dòng sản phẩm, đối tượngkhách hàng Hiện nay, trên thị trường còn xuất hiện những dòng máy tính siêu rẻ Mục đíchcủa dòng máy này là phục vụ các em học sinh Có những máy giá chỉ 380 USD như dòngmáy Asus EEEPC- 2GS có 4 màu rất đẹp: xanh lá cây, xanh da trời, hồng, đen; màn hình 7inch Dòng máy siêu nhỏ gọn và rẻ này tuy mới vào thị trường Việt Nam từ cuối năm 2007nhưng nó cũng đã được giới trẻ ủng hộ

Sự cạnh tranh: cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhân doanh nghiệp trong hoạt động

kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận.Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục và không có đích cuối cùng Cạnh tranh

sẽ bình quân hoá các giá trị cá biệt để hình thành giá cả thị trường Vì vậy, cạnh tranh làđộng lực thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh

để tồn tại và phát triển Từ đầu năm 2007 thị trường Laptop ngày càng cạnh tranh khốc liệt.Các đại lý phân phối đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn, ăn thua nhau từng “đô”.Các công ty chuyên phân phối máy tính để bàn và linh kiện giờ đã nhận thấy tiềm năng củathị trường Laptop, giờ đồng loạt chuyển sang phân phối thêm mặt hàng này Kết quả là cácnhà bán lẻ buộc phải xây dựng mức lợi nhuận thấp nhất có thể, thậm chí có những modelnhà phân phối phải chấp nhận bán hòa hoặc lỗ để thu hút khách hàng Nền kinh tế Việt Namđang tăng trưởng, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu tiếp cận với sản phẩm CNTTđang trở thành thiết yếu Ngoài các chương trình khuyến mãi của Hãng thì các doanh nghiệpkinh doanh Laptop cũng tự mình phải giảm giá trực tiếp để kích cầu Các doanh nghiệpcũng liên tiếp đưa ra các chương trình khuyến mại khác nhau nhằm thu hút khách hàng

Trang 11

đồng thời có chế độ dịch vụ phục vụ khách hàng tốt nhất để thu hút khách hàng mới và lôikéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh Điều mà các doanh nghiệp cần chú ý là các sảnphẩm CNTT thay đổi rất nhanh chóng, trong khi nhu cầu con người ngày càng được nângcao Vì vậy để cạnh tranh được thì doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, tìmkiếm nguồn hàng tốt nhất đáp ứng nhanh nhất, chu đáo nhất cho khách hàng

1.3 Chiến lược phát triển thị trường Laptop tại Việt Nam cho doanh nghiệp

1.3.1 Khái quát về chiến lược phát triển thị trường

Khái niệm:

Chiến lược phát triển thị trường (CLPTTT) của doanh nghiệp thương mại là định hướnghoạt động kinh doanh có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách,biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trongkhoảng thời gian tương ứng

Chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại bao gồm:

1 Các mục tiêu và phương hướng đi tới đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển vữngchắc, liên tục trong một thời gian dài

2 Các chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản quan trọng để đảm bảo điều kiện hoạtđộng kinh doanh là phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu chiến lượccủa doanh nghiệp

3 Trình tự hành động và các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra

Sự cần thiết của CLPTTT:

Thứ nhất, môi trường kinh doanh hiện nay đã thay đổi cơ bản so với trước đây, đòi hỏi

phải đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp cả về nội dung và phương thức: Khoa học nóichung và khoa học kinh tế nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc nhanh chóng, nhiềuthành tựu mới ra đời; Kỹ thuật công nghệ có vai trò ngày càng to lớn, tạo ra sức đột phátrong sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực, sự bùng nổ thông tin đa chiều, pháttriển nhanh chóng; Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc dân đối với các doanhnghiệp càng lớn

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, để tồn tại, phát triển trong môi trường cạnh tranh

ngày càng gay gắt cả về mức độ và phạm vi đòi hỏi phải đổi mới tư duy, phải tìm kiếmphương thức kinh doanh mới, phương thức mới đó là xây dựng và thực hiện CLPTTT

Thứ ba, trên thế giới tư tưởng quản trị kinh doanh theo chiến lược đã có từ lâu và được

khẳng định đó là quá trình phát triển tất yếu của quản trị doanh nghiệp

Thứ tư, theo nghiên cứu cho thấy, các công ty vận dụng quản trị chiến lược thường đạt

kết quả tốt hơn trứơc đó và tốt hơn các doanh nghiệp cùng loại không vận dụng quản trịchiến lược

Vai trò của CLPTTT:

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, loại trừ những yếu tố may

Trang 12

rủi ngẫu nhiên, sự tồn tại và thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc trướchết vào tính đúng đắn của chiến lược đã vạch ra và thực thi tốt các chiến lược đó

Thứ nhất, có CLPTTT giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của doanh

nghiệp trong hoạt động kinh doanh Từ đó doanh nghiệp thấy cần tổ chức bộ máy kinhdoanh theo hướng nào? Cần phải làm gì để gặt hái được thành công trong kinh doanh vàbiết được khi nào doanh nghiệp đạt tới mục tiêu đã định Xác định đúng mục đích và hướng

đi là yếu tố cơ bản quan trọng bảo đảm thành công trong kinh doanh với chi phí về thời gian

và nguồn lực nhỏ nhất Nhận thức đúng mục đích và hướng đi giúp nhà quản trị và nhânviên nắm vững những việc cần phải làm, khuyến khích họ làm tốt phần việc của mình trongngắn hạn, làm cơ sở thực hiện tốt những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

Thứ hai, trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, tạo ra muôn vàn

cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng đầy cạm bẫy rủi ro Có chiến lược sẽ giúp doanhnghiệp chủ động tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh khi chúng vừa mới xuất hiện đồngthời bớt rủi ro trên thương trường Quản trị kinh doanh theo chiến lược buộc các nhà quảntrị phải phân tích, dự báo các điều kiện của môi trường kinh doanh trong tương lai gần cũngnhư xa, từ đó tập trung vào những cơ hội tốt nhất đồng thời đề phòng được những rủi ro xấunhất

Thứ ba, nhờ vận dụng CLPTTT, các doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với

các điều kiện của môi trường, giúp cân đối một bên là tài nguyên, nguồn lực và mục tiêu củadoanh nghiệp với bên kia là cơ hội thị trường bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đề ra Cácdoanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược thưòng đưa ra các quyết định thụ độngsau các diễn biến của thị trường Nói cách khác có CLPTTT các doanh nghiệp sẽ đượcchuẩn bị tốt hơn để chủ động đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh

Thứ tư, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông qua phân tích toàn diện đầy đủ các

yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp giúp doanh nghiệp xác định đối thủcạnh tranh, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tổng thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường

Tuy nhiên, CLPTTT không phải là phương thuốc chữa được bách bệnh mà cũng cónhững mặt hạn chế:

- Mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng và thực hiện quản trị kinh doanh theochiến lược

- Tính đúng đắn của CLPTTT phụ thuộc rất nhiều vào dự báo dài hạn về môi trườngkinh doanh, nếu những dự báo có sai sót sẽ hạn chế đến kết quả kinh doanh

- Sau khi hoặch định nếu không kịp thời thay đổi, chiến lược sẽ trở thành cái “khungcứng nhắc” trói buộc doanh nghiệp Cần phải nhớ rằng quản trị chiến lược mang tính năngđộng theo sự thay đổi của môi trường

- Nếu doanh nghiệp chỉ chú ý tới hoặch định mà không chú ý đến thực hiện sẽ là sai

Trang 13

Lãnh đạo các đơn vị chức năng phòng, banChiến lược cấp phòng, ban

Lãnh đạo doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty

1

2

Lãnh đạo các đơn vịtrực thuộc

án CLPTTT chủ yếu của doanh nghiệp

Có 3 phương pháp xây dựng CLPTTT chủ yếu:

 Phương pháp xây dựng CLPTTT từ trên xuống

Phổ biến dự thảo chiến lược từ trên xuống

(1) Xây dựng chiến lược của các đơn vị chức năng, phổ biến chiến lược kinh doanhcho các đơn vị trực thuộc Các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược của mình

Trang 14

Lãnh đạo các đơn vị chức năng phòng, banChiến lược cấp phòng, ban

Lãnh đạo doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty

2

1Lãnh đạo các đơn vịtrực thuộc

CL các đơn vị trực thuộc

 Phương pháp xây dựng chiến lược từ dưới lên

(1) Các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược gửi cho các cấp trên trực tiếp

(2) Các bộ phận chức năng xây dựng chiến lược, gửi lên lãnh đạo cấp công ty, lãnh đạocông ty tổng hợp, xây dựng chiến lược cấp công ty

Trang 15

Lãnh đạo các đơn vị chức năng phòng, banChiến lược cấp phòng, ban

Lãnh đạo doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty

1

4

Lãnh đạo các đơn vịtrực thuộc

CL các đơn vị trực thuộc

 Kết hợp hai phương pháp trên:

(1) Phổ biến dự kiến về mục tiêu, giải pháp chiến lược

(2) Bộ phận chức năng phổ biến dự kiến chiến lược của mình và phổ biến cho cấp dưới.(3) Các bộ phận trực thuộc xây dựng chiến lược gửi cho các cấp trên trực tiếp

(4) Các cấp chức năng tổng hợp các chiến lược cấp dưới và tổng hợp thành chiến lược của cấp mình, gửi lãnh đạo công ty để tổng hợp và xây dựng thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Dù bằng phương pháp nào các doanh nghiệp cũng cần phải dựa trên các căn cứ khoahọc và thực tiễn phù hợp với công cụ phân tích logic để đảm bảo cho chiến lược có tính khảthi và hiệu quả cao

Trang 16

1.3.2 Trình tự xây dựng chiến lược phát triển thị trường máy tính Laptop tại Việt Nam cho các doanh nghiệp.

Thực chất của việc xây dựng CLPTTT là kết hợp các yếu tố môi trường bên trongdoanh nghiệp - thế mạnh và điểm yếu, với các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp –

cơ hội và các nguy cơ, để tìm ra các chiến lược chính của doanh nghiệp Mỗi sự kết hợp thếmạnh, điểm yếu với các cơ hội, nguy cơ hình thành các chiến lược khác nhau cho từng thời

kỳ chiến lược của doanh nghiệp Cần phải phân tích cụ thể các yếu tố môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp để có các phương pháp xây dựng chiến lược thích hợp

Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp thương mại là tập hợp các yếu tốkhách quan bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp thương mại Đó là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểmsoát được bởi vậy cần phân biệt rõ và tìm cách thích nghi trong hoạt động kinh doanh

Các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp gồm các yếu tố củamôi trường quốc tế, môi trường của nền kinh tế quốc dân, môi trường tác nghiệp Mục đíchcủa việc phân tích này là để xác định các thời cơ cũng như các nguy cơ và tác động củachúng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Qua đó tạo cơ sở lựa chọn cách thức kếthợp tốt nhất với các yếu tố tiềm năng nội bộ doanh nghiệp

Phân tích môi trường quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường Laptop của Việt Nam

Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang phát triển mạnh trên thế giới, nhiều mốiquan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống

xã hội Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và sự phát triển của thị trườngLaptop nói riêng thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các nướclàm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ Những tiến bộ nhanh chóng của CNTT

đã đưa các quốc gia gắn kết lại với nhau hình thành mạng lưới thương mại toàn cầu Nhữngbiến đổi to lớn, sâu sắc ở trên tác động mạnh đến các doanh nghiệp tạo ra những thời cơ vàthách thức trong hoạt động kinh doanh

Yếu tố chính trị và pháp luật

Các yếu tố chính trị và pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý của môi trường để doanhnghiệp hoạt động Môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh là điều kiện cho các doanhnghiệp sản xuất, lắp ráp, kinh doanh Laptop và người tiêu dùng thiết lập quan hệ chặt chẽvới nhau

Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế tác động đến cả cung và cầu về Laptop có vai trò quan trọng hàngđầu, quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm Tốc độ phát triểnkinh tế nhanh, ổn định, lạm phát và lãi suất ngân hàng được kiểm soát, các doanh nghiệp có

Trang 17

cơ hội gia tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng có thu nhập ổn định

sẽ gia tăng sức mua trên thị trường

Yếu tố kỹ thuật – công nghệ

Các yếu tố kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế quốc dân quyết định và chi phối kỹthuật công nghệ của doanh nghiệp, quyết định sự ra đời của sản phẩm mới, hình thànhphương thức kinh doanh, phương thức thoả mãn nhu cầu, ảnh hưởng tới khả năng cạnhtranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Laptop là sản phẩm của kỹ thuật và côngnghệ Vì vậy, để phát triển được thị trường Laptop các doanh nghiệp cần quan tâm tới:

Trình độ và mức độ hiện có của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực để thực hiện chiến lược nàyMức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của ngành và của nền kinh tế.Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng cơ giới hoá trong các ngành

Mức độ hoàn thiện của chuyển giao công nghệ và thực hiện nó trong nền kinh tếquốc dân

Quy định bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và việc thực thi trên thực tế

Các yếu tố về văn hóa, xã hội

Các yếu tố văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống và hành vi của con người, qua

đó ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu, tới hành vi mua sắm, khuynh hướng tiêu dùng của kháchhàng Chẳng hạn, so sánh hành vi mua sắm Laptop giữa những người có nghề nghiệp, côngviệc khác nhau Người kinh doanh cần những chiếc Laptop có cấu hình trung bình phục vụcho các nhu cầu đơn giản như soạn thảo, lướt web, gửi mail…; còn những game thủ hay các

kỹ thuật đồ hoạ lại cần một cấu hình máy cao hơn, nhiều chức năng hơn, màn hình rộnghơn…

Phân tích môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp thương mại

Môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành kinh doanh

và ngoài doanh nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngành, ảnh hưởng đếnthời cơ và nguy cơ đe doạ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố cấuthành môi trường tác nghiệp trong kinh doanh: khách hàng, các đối thủ kinh doanh, ngườicung ứng, những người trung gian và quan hệ công chúng

Khách hàng: là tập thể, cá nhân có nhu cầu và có khả năng thanh toán mong muốnđược đáp ứng, được thoả mãn về hàng hoá của doanh nghiệp Khách hàng là đối tượng phục

vụ chính của doanh nghiệp Sự trung thành của khách hàng là tài sản vô giá trong hoạt độngkinh doanh Sự trung thành và tín nhiệm đạt được là do doanh nghiệp biết thoả mãn tốt hơnnhững nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của họ so với các đối thủ cạnh tranh khác Muốnphục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng đòi hỏi phải hiểu biết tường tận tất cả thông tin về họ

để phân loại khách hàng và tìm biện pháp đáp ứng

Đối thủ cạnh tranh: là những người cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc có thể thay

Ngày đăng: 22/04/2016, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w