1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên lãng

95 284 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 719 KB

Nội dung

Một trong nhữngbiện pháp đó thực hiện thành công chương trình này là Chính phủ đã có Quyếtđịnh số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.Trên nền tảng đó là một tổ chức tí

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn "Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tiên Lãng" là công trình nghiên cứu

của riêng tôi Các kết quả, số liệu nêu trong bài luận văn là trung thực và chưađược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong bài luận văn đều đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày 14 tháng 3 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Tùng

Trang 2

Trong quá trình làm bài luận văn không tránh khỏi có những sai sót Tôirất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ của các thầy, các cô, cùng các anhchị đồng nghiệp để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

Hải Phòng, ngày 14 tháng 3 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Tùng

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 4

1.1 Tín dụng và các hình thức tín dụng của Ngân hàng 4

1.1.1 Tín dụng, sự cần thiết của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân

4 1.1.2 Các hình thức tín dụng Ngân hàng 7

1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế và với Chính sách xã hội 9

1.2 Hiệu quả tín dụng Ngân hàng 13

1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng 13

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng Ngân hàng 15

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng Ngân hàng 18

1.3 Cơ sở pháp lý về hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội 24

1.3.1 Sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội 24

1.3.2 Đặc điểm, mục tiêu, hoạt động của NHCSXH 25

1.3.3 Các văn bản quy phạm pháp luật 25

1.4 Nội dung hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội 26

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TIÊN LÃNG 30

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng – Phòng giao dịch Huyện Tiên Lãng 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng – Phòng giao dịch Huyện Tiên Lãng 30

Trang 4

2.1.2 Cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức 33

2.1.3 Phạm vi và nội dung hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tiên Lãng 38

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tiên Lãng trong những năm gần đây 38

2.2.1 Công tác huy động vốn 40

2.2.2 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ phân theo chính sách xã hội 43

2.2.3 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ phân theo ngành kinh tế

45

2.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng 62

2.3.1 Những kết quả đạt được 62

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 66

3.1 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển đối với công tác tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội - huyện Tiên Lãng: 73

3.1.1 Thuận lợi 73

3.1.2 Khó khăn 73

3.1.3 Định hướng phát triển những năm tới của NHCSXH huyện Tiên Lãng

74

3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHCSXH huyện Tiên Lãng 75

3.2.1 Hoàn thiện cơ sở vật chất, máy móc thiết bị 75

3.2.2 Thực hiện nghiêm túc chế độ tín dụng hiện hành 76

3.2.3 Xây dựng mối quan hệ mật thiết với các cấp Chính quyền địa phương

80

KIẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội

TK&VV Tiết kiệm và vay vốn

Trang 6

2.7 Tình hình nợ quá hạn PGD NHCSXH huyện Tiên

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Tỷ lệ chất lượng đội ngũ cán bộ NHCSXH Hải Phòng 32

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Đại hội toàn quốc lần thứ 10 đề ra mục tiêu tổng quát trong 05 năm(2011 - 2015) "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dântộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncủa nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đốingoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệptheo hướng hiện đại"

Bên cạnh đó xu hướng quốc tế hoá các điều kiện cụ thể riêng đã tạocho Việt Nam nhiều cơ hội, còn nhiều thách thức, đặc biệt về lĩnh vực khoahọc công nghệ kỹ thuật và quản lý Để có thể khai thác các tối ưu có lợi thếhiện có còn nhiều phát huy hết khả năng của mình, bên cạnh các yếu tố như

cơ chế, chính sách, nhân lực… thì một trong những yếu tố không thể thiếu đó

là vốn Có vốn chúng ta có thể thực hiện được "Công nghiệp hoá, hiện đạihoá" mà đặc biệt là nguồn vốn trung - dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất

để các doanh nghiệp có thể đổi mới thiết bị, tiếp thu công nghệ mới… tạo ranăng lực sản xuất mới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩynhanh, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mở ra triển vọng cho nềnkinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển Bên cạnh vận hội đó, Việt Nam còn phảiđương đầu với nhiều thách thức lớn Một trong những thách thức đó chính làvấn đề đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc,khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng Vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối vớitoàn Đảng, toàn dân là đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện thành

Trang 8

công chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo Một trong nhữngbiện pháp đó thực hiện thành công chương trình này là Chính phủ đã có Quyếtđịnh số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trên nền tảng đó là một tổ chức tín dụng Nhà nước mang tính đặcthù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng Chính sách xã hội nóichung và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tiên Lãng nóiriêng đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếpcận với dịch vụ tín dụng Ngân hàng, giúp hộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước làmquen dần với nền sản xuất hàng hoá Tuy nhiên đây là một mô hình ngân hàngmới mang tính đặc thù, với cơ chế tài chính như hiện nay đã dần bộc lộ một

số bất cập đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tìm giải pháp củng cố phát triểnnhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyệnTiên Lãng trong tình hình mới Dù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuậnnhưng để tồn tại và phát triển bền vững thì Ngân hàng Chính sách xã hội nóichung và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng nói riêng cũng cầnphải thực hiện tốt các hoạt động tín dụng của ngân hàng do đó cần tìm ranhững thiếu sót bất cập cũng như đề ra các giải pháp để thực hiện tốt hoạt động tín dụngcủa ngân hàng

Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng”.

Trang 9

- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàngChính sách xã hội huyện Tiên Lãng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Đề tài này tập trung nghiên cứu về hiệu quả tín dụng củaNgân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng

- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng

- Về mặt thời gian: Luận văn giới hạn trong năm năm từ 2011 đến 2015

4 Phương pháp nghiên cứu.

Khoá luận được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đóchủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, khảo sát thực tế và phân tích đánh giá

có gắn với các điều kiện lịch sử nhất định

5 Kết cấu của khoá luận

Tên đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng.

Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn có kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chương 2: Đánh giá hoạt động và hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng.

Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Tiên Lãng.

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1 Tín dụng và các hình thức tín dụng của Ngân hàng.

1.1.1 Tín dụng, sự cần thiết của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân.

Tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa ngườicho vay và người đi vay trong điều kiện có hoàn trả cả vốn và lãi sau mộtthời gian nhất định Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh

tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay một tổ chứcnhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cánhân hay một tổ chức với những ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả,

lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi [Giáo trình thẩm định tín dụng trường đại học Ngân hàng TP.HCM]

-Trải qua quá trình phát triển đã có nhiều hình thức tín dụng khác nhau.Đầu tiên là tín dụng nặng lãi xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xãnguyên thủy Trong thời kỳ này do lực lượng sản xuất phát triển, phân cônglao động xã hội mở rộng, xã hội đã có sự phân chia giai cấp kẻ giàu ngườinghèo Trong quá trình đầu tiên chủ yếu là cho bằng hiện vật, về sau chủ yếucho vay bằng tiền Đây là hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất rất cao

Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản cho thấy tín dụng nặnglãi không còn phù hợp nữ, nó cản trở sự phát triển của nền kinh tế bởi cácnhà đầu tư bản kinh doanh với lợi nhuận không thể vay với mức lãi suấtcao hơn tỷ suất lợi nhuận Vì vậy hoạt động của nó ngày càng thu hẹp vàtín dụng thương mại xuất hiện Đây là hình thức tín dụng giữa các nhà sảnxuất kinh doanh với nhau, do đó chủ thể tham gia quá trình vay mượn này

cũng là các nhà sản xuất kinh doanh [Giáo trình thẩm định tín dụng trường đại học Ngân hàng TP.HCM]

Trang 11

-Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hóa caohơn giá bán hàng bằng tiền mặt, phần chênh lệch này chính là lãi suất củahàng hóa đem bán chịu Quan hệ mua bán chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vịliên quan trực tiếp với nhau Vì vậy nó không đáp ứng được nhu cầu ngàycàng tăng của nền sản xuất hàng hóa và tín dụng Ngân hàng ra đời.

Mặt khác, do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất, xãhội thường xuyên xuất hiện hiện tượng thừa vốn tạm thời ở các tổ chức cánhân này và nhu cầu thiếu vốn ở các tổ chức cá nhân khác Hiện tượng thừa,thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian Trong khi đó số lượngcác khoản thu nhập và chi tiêu ở cacsn tổ chức cá nhân khác trong quá trìnhtái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành một cách liên tục Vậy để khắc phụctình trạng này thì chỉ có Ngân hàng một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệmới có khả năng giải quyết được những mâu thuẫn đó

Vậy tín dụng Ngân hàng là gì?

Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ mà một bên làNgân hàng một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên làcác tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là

người đi vay, vừa là người cho vay [Giáo trình thẩm định tín dụng - trường đại học Ngân hàng TP.HCM]

Đây là hình thức tín dụng chủ yếu trong nên kinh tế thị trường, nó luônđáp ứng nhu cầu về vốn cho nên kinh tế một cách linh hoạt, đầy đủ và kịpthời Thật vậy, chúng ta xem xét các trường hợp sau:

Giả sử: Đã vào đầu mùa hè, nhu cầu về nước giải khát rất lớn và nếutôi biết tận dụng cơ hội này thì việc sản xuất ra nước giải khát phục vụ trongmùa hè không những đem lại lợi nhuận cho tôi mà còn đem lại sự phát triểncủa nền kinh tế Song để mua được một dây chuyền sản xuất nước giải khátthì phải cần một lượng vốn rất lớn mà nếu mình tôi sẽ không đủ vốn Trong

Trang 12

khi đó có một số người khác có một món tiết kiệm do tích lũy được trongnhiều năm Nếu tôi và những người đó gặp nhau và những người đó cung cấpvốn cho tôi thì kế hoạch của tôi sẽ trở thành hiện thực.

Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu tôi, người thiếu vốn và nhữngngười thừa vốn có gặp nhau không? Và trong nền kinh tế thị trường hàngngày, hàng giờ diễn ra không biết bao nhiêu mối quan hệ như vậy? Nó đãhình thành nên: một bên là những người có tiền tích lũy, có khả năng cungcấp và bên kia là những người có nhu cầu vay cho đầu tư tích lũy, có khảnăng cung cấp và bên kia là những người có nhu cầu vay cho đầu tư pháttriển Như vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để họ có thể tìm gặp đượcnhau và làm thế nào để cùng một lúc thỏa mãn được nhu cầu vốn đa dạng và

to lớn trong khi các nguồn tiết kiệm còn đang nằm phân tán trong xã hội.Không phải bất kỳ ai cũng có khả năng đầu tư hoặc vay vốn trên thị trườngtài chính, ngoài ra khi giao dịch trên thị trường tài chính, đòi hỏi chi phí vềtiền bạc và thời gian rất lớn Do đó, các Ngân hàng với chức năng cơ bản làtrung gian tài chính hoạt động như một chiếc cầu nối liền giữa khả năngcung ứng và nhu cầu về vốn tiền tệ trong xã hội đã cơ bản giải quyết đượcnhững vấn đề nảy sinh trên Đồng thời với tư cách là một trung gian chovay và một bên là người có nhu cầu vay vốn Thông qua cơ chế thị trườngbằng những biện pháp kinh tế năng động và áp dụng các phương pháp kỹthuật hiện đại tiên tiến, Ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồnvốn tiền tệ tiết kiệm dự trữ trong xã hội để chuyển giao đúng nơi, đúng lúcphù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh Chính nhờ có tín dụngNgân hàng mà những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi đã trở thành tiền hoạtđộng, biến những đồng tiền phân tán thành nguồn vốn tập trung, phúc vụcho nhu cầu kinh doanh Qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 13

giúp cho nền kinh tế ngày cảng phát triển [Giáo trình thẩm định tín dụng trường đại học Ngân hàng TP.HCM]

-1.1.2 Các hình thức tín dụng Ngân hàng.

Theo tính chất đặc điểm của nghiệp vụ cho vay ta có thể chia ra cáchình thức tín dụng sau:

- Cho vay luân chuyển:

Cho vay luân chuyển là hoạt động cấp tín dụng, trong đó Ngân hàngcho phép khách hàng được vay mượn thường xuyên của Ngân hàng với nộidung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Tín dụng chiết khấu:

Trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, kỳ phiếu thươngmại được phát hành và lưu thông theo qui định của pháp luật, người có kỳphiếu chưa đến hạn thanh toán, nếu cần tiền họ có thể đem bán cho ngân hàngthương mại Ngân hàng thương mại mua kỳ phiếu đó với giá bằng mệnh giáđáo hạn của kỳ phiếu trừ đi lợi tức, hoa hồng và các khoản lãi chiết khấu.Quan hệ mua bán kỳ phiếu giữa các ngân hàng với chủ kỳ phiếu được gọi làhình thức tín dụng chiết khấu

- Tín dụng nhận trả:

Để đảm bảo cho người sở hữu chắc chắn được thanh toán, nhà pháthành có thể thương lượngvới các ngân hàng nhận trả thay kỳ phiếu cho mình.Khi đến hạn trả nếu người phát hành ký phiếu không có khả năng trả nợ thìngân hàng phải trả nợ Vì vậy mà người phát hành kỳ phiếu phải mất một tỷ lệhoa hồng “nhận trả” cho nhà ngân hàng Trước khi thực hiện hợp đồng tíndụng ngân hàng phải kiểm tra khả năng trả nợ, năng lực tài chính của ngườiphát hành kỳ phiếu, khi đến hạn thanh toán của kỳ phiếu thì người phát hànhphải nộp tiền cho ngân hàng nhận trả

- Tín dụng cầm đồ:

Trang 14

Đây là khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng có thể chấp nhậnbằng các tài sản thế chấp, cầm cố Tín dụng cầm đồ cho vay thời gian ngắnhạn và mang tính thời vụ Giá cả tín dụng cầm đồ gồm: lãi và các dịch vụ chiphí Tín dụng cầm đồ là loại cho vay rất phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn đanăng của nền kinh tế thị trường Loại hình tín dụng này nhằm mở rộng và đadạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay.

- Tín dụng trả nhiều lần:

Đây là loại cho vay mà khoản nợ gốc và lãi được trả nhiều thời hạn,mỗi thời hạn trả một phần Đây là hình thức tín dụng rất phù hợp với đặcđiểm sử dụng vốn, của người vay, nó vừa kích thích được tiêu thụ hàng hoá,vừa mở rộng sản xuất và khuyến khích tiêu dùng

- Tín dụng bảo lãnh:

Tín dụng bảo lãnh là loại cho vay phát sinh do Ngân hàng nhận thanhtoán cho người bán hàng trong trường hợp người mua (người được Ngân hàngbảo lãnh) không có khả năng thanh toán số nợ này Ngân hàng sẽ thu dịch vụphí bảo lãnh từ khách hàng, mức thu phụ thuộc vào nhu cầu bảo lãnh và thờihạn bảo lãnh vay Thời hạn bảo lãnh có thể ngắn, trung và dài hạn Tín dụngbảo lãnh có vai trò rất quan trọng trong trường hợp các khoản thu, các khoảnchi của khách hàng không ăn khớp nhau, các nhà sản xuất vẫn bảo đảm đượchoạt động sản xuất liên tục thông qua hoạt động tín dụng bảo lãnh Các nguồnđầu vào và đầu ra của nhà sản xuất được thực hiện một cách nhịp nhàng hơn

- Tín dụng thuê mua:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hình thức tín dụng thuê muacũng ngày càng phong phú hơn Đây là hình thức tín dụng ngân hàng chongười khác sử dụng tài sản của người cho thuê, với những điều đã được camkết ghi trong hợp đồng Hết thời hạn thuê bên thuê phải trả lại tài sản đó chongười cho thuê hoặc có thể cho luôn lại tài sản đó

Trang 15

Qua các hình thức tín dụng trên, cho chúng ta thấy tín dụng là một sảnphẩm hàng hoá của ngân hàng thương mại trên thị trường Nền kinh tế ngàycàng phát triển thì nhu cầu về tín dụng ngày càng đa dạng Đó là sản phẩmhàng hoá độc đáo, tuyệt vời trên thị trường vốn để các nhà sản xuất kinhdoanh và các tầng lớp dân cư lựa chọn.

1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế và với Chính sách xã hội

a) Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả vốn:

Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệpphát triển kinh tế trong những thập kỷ qua Với chức năng là trung gian tàichính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay Ngân hàng đã biến mọi nguồnngoại tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hòaquan hệ cung cầu về tiền tệ trong xã hội, thỏa mãn tốt nhu cầu của kháchhàng

- Nguồn vốn nhàn rỗi mà Ngân hàng huy động bao gồm:

+ Vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế: Đó là thu nhập bằngtiền của Doanh nghiệp để bù đắp hao phí vật chất trong quá trình sản xuất,thu nhập thuần túy sáng tạo từ các Doanh nghiệp sản xuất…

+ Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư…

Bằng các hình thức khác nhau Ngân hàng đã động viên, tập trung cácnguồn vốn đó về một mối Trên cơ sở các nguồn tài chính tạm thời Ngân hàng

sẽ tiến hành khai thác và sử dụng một cách triệt để nhằm mang lại hiệu quảkinh tế cao tránh tình trạng vốn chết, góp phần phát triển kinh tế đất nước

Ngoài ra khi sử dụng vốn vay Ngân hàng các Doanh nghiệp bị ràngbuộc bởi trách nhiệm hoàn trả vốn gốc lãi trong thời gian nhất định khi kýkết hợp động tín dụng Do đó, buộc các Doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực,

Trang 16

tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồnvốn tín dụng bằng cách động viên vật tư hàng hóa, thúc đẩy quá trình ứngdụng khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, đem lạilợi nhuận cho doanh nghiệp và bảo đảm nghĩa vụ với Ngân hàng Như vậy,hoạt động tín dụng của Ngân hàng góp phần đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy sựtăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

b) Tín dụng Ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng và tổ chức điều hành lưu thông tiền tệ:

Thực tế cho thấy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động và sảnxuất kinh doanh cũng phải cần có một lượng vốn nhất định, trong trường hợpmuốn mở rộng sản xuất kinh doanh cần có một lượng vốn lớn Hiện nay,trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa cácDoanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và mở rộngsản xuất Vậy lấy vốn ở đâu ra? Và tín dụng Ngân hàng là nguồn vốn cơ bảnhình thành nên vốn cố định và vốn lưu động của Doanh nghiệp Thông quaviệc đầu tư tín dụng, tín dụng Ngân hàng sẽ góp phần hình thành cơ cấu hợp

lý cho các Doanh nghiệp Ở nước ta hiện nay cơ cấu kinh tế đang chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, mở cửa thông thương với nhiềunước trên thế giới do vậy nhu cầu về vốn ngày càng cao, các thành phần kinh

tế đang rất cần vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh phùhợp với sự phát triển của xã hội đòi hỏi các Ngân hàng cần phải nỗ lực hơnnữa để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các doanh nghiệp Muốnvậy, các Ngân hàng cần phải làm tốt công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi

và xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với xuthế phát triển của các thành phần kinh tế Có như vậy, các Ngân hàng mới cóthể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phầnđẩy nhanh quá trình tái sản xuất đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển

Trang 17

Quá trình hoạt động tín dụng Ngân hàng gắn liền với việc thanh toánkhông dùng tiền mặt góp phần giảm bớt lượng tiển lưu thông trôi nổi trên thịtrường mà không có sự quản lý của Nhả nước nhằm mục đích ổn định lưuthông tiền tệ Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm lạm phát một vấn đề mànền kinh tế phải đương đầu khi có tốc đọ tăng trưởng gia tăng nhanh Nhưvậy, tín dụng Ngân hàng được coi là một công cụ có thể điều hòa vốn trênphạm vị toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

c) Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành chế độ hạch toán trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Trong quá trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng trước khi cho vayNgân hàng có nghiệp vụ giúp đỡ các đơn vị vay vốn xây dựng kế hoạch vayvốn dựa trên cơ sở các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính Khi xét duyệtcho vay, Ngân hàng còn căn cứ vào tình hình chấp hành các nguyên tắc cơbản của chế độ tín dụng Ngân hàng tình hình thực hiện nghĩa vụ hợp đồngkinh tế đối với các đơn vị bạn cũng như tôn trọng các quy chế thủ tục chovay Đặc biệt cần phải có các báo cáo tài chính kế hoạch sản xuất kinh doanhtrong đó nêu rõ các mục đích và khẳng định tính khả thi và mức sinh lợi cảcác dự án Như vậy, muốn vay được vốn các doanh nghiệp cần phải thực hiệncác chế độ hạch toán thất tốt Tất cả những công tác trên giúp cho doanhnghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, Ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn

Đặc trưng cơ bản của tín dụng Ngân hàng là sự vận động trên cơ sởhoàn trả cả gốc lẫn lãi của các con nợ đối với Ngân hàng Các đơn vị kinh

tế, cá nhân khi vay vốn Ngân hàng đều phải cam kết thực hiện đầy đủ cácđiều kiện mà Ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích,

có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị và hoàntrả vốn và lãi đúng thời hạn Trong trường hợp các đơn vị vay vốn khôngthực hiện đúng cam kết thì Ngân hàng sẽ dùng các biện pháp chế tài tín

Trang 18

dụng Do vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh luôn luôn tìm mọi biện pháp

để tăng hiệu quả sử dụng vốn như: Đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng năngsất, giảm giá thành nhằm tạo ra lợi nhuận, để có thể hoàn trả cả gốc và lãiđúng thời hạn Điều này đã thúc đẩy đơn vị sản xuất kinh doanh tăng cườngkhâu hạch toán kế toán một cách chặt chẽ đảm bảo doanh lợi ngày càngcao, tăng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng Để tránh rủi ro tín dụng Ngânhàng chỉ thực hiện đầu tư tập trung vào các đơn vị có triển vọng sản xuấtkinh doanh

d) Tín dụng Ngân hàng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Trong những năm qua, với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý củaNhà nước cùng với sự cố gắng của tất cả các thành viên trong xã hội nước

ta đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu đáng kế như:Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, tăng thu nhập, đời sống nhân dân đượccải thiện… Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã nảysinh các vấn đề xã hội lớn: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, chênhlệch giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn, tham nhũng có dấu hiệugia tăng cả về quy mô và sô vụ, thất nghiệp ở tỷ lệ cao… Nhận thức sâu sắcthực trạng này, các Nghị quyết của Đảng luôn luôn nhấn mạnh yêu cầuphải kết hợp tăng trưởng với công bằng, giải quyết các yêu cầu vệ côngbằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bằng tăng trưởng và tín dụng Ngânhàng được sử dụng như một công cụ để khắc phục tình trạng này

Thông qua cơ chế tín dụng ưu tiên và ưu đãi chúng ta đang dần khắcphục được các vấn đề xã hội Tín dụng ưu tiên là hình thức tập trung nguồnvốn cho một vùng, giới, ngành trong một thời gian nhất định nhằm đạt tớimục tiêu nào đó Tín dụng ưu đại là cho vay các đối tượng cần ưu đãi với lãisuất thấp hơn lãi suất thị trường gọi là lãi suất ưu đãi

Trang 19

Bằng cách các Ngân hàng cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi chongười nghèo, người gặp khó khăn để họ có điều kiện mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh, áp dụng kỹ thuật, mở rộng thị trường từ đó tăng thu nhập.Với mức lãi suất ưu đãi, tín dụng Ngân hàng có vai trò to lớn trong việc giúpngười nghèo tự vươn lên, tự giải quyết được tình trạng nghèo đói của mình.Đồng thời, chúng ta khẳng định rằng giúp đỡ người nghèo bằng tín dụng làgiải quyết vấn đề công bằng theo quan điểm hiện đại, coi trọng sự nỗ lực vàtham gia của bản thân người nghèo Đó là sự giúp đỡ tích cực “Cho cần câuchứ không cho xâu cá” Song để đạt được mục đích trên các Ngân hàng cầnphải có một cơ chế giám sát chặt chẽ bởi thực tế cho thấy do lãi suất ưu đãithấp hơn lãi suất thị trường cán bộ tín dụng có cơ hội lạm dụng quyền hạn đểcho vay với những đòi hỏi ngoài lãi suất làm cho người nghèo khó lòng đápứng.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng Ngân hàng cần phải quan tâm đến vấn đề làmsao để vốn được sử dụng đúng mục đích là phát triển sản xuất, cải tiến kỹthuật để tăng thu nhập, tránh rủi ro cho Ngân hàng không thu hồi được vốn…Trong điều kiện hiện nay chúng ta hy vọng rằng tín dụng Ngân hàng sẽphát huy tốt vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp nguồn lực để giảiquyết các vấn đề xã hội theo hướng chủ động, tích cực, phù hợp với kinh tếthị trường

1.2 Hiệu quả tín dụng Ngân hàng.

1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển được thì phải thắng trong cạnh tranh Khi nền sản xuất hàng hóa ngàycàng phát triển thì cạnh tranh ngày càng gay gắt Cạnh tranh diễn ra trên 3phương diện: Số lượng, chất lượng, giá cả trong đó chất lượng đóng vai tròquan trọng hàng đầu, tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường

Trang 20

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền

tệ và có tác động rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế bới thực tế cho thấy nguyênnhân của hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đều bắt đầu từ Ngânhàng Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng là rất cần thiết

Vậy ta hiểu chất lượng tín dụng Ngân hàng là như thế nào?

“Chất lượng tín dụng Ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêucầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) trong quan hệ tín dụngđảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng phù

hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội” [Giáo trình thẩm định tín dụng

- trường đại học Ngân hàng TP.HCM]

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và lưu thông hàng hóa,tín dụng Ngân hàng cũng không ngừng phát triển nhằm cung cấp thêm cácphương tiện để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của xã hội đòi hỏichất lượng tín dụng cần phải được quan tâm hơn Hơn nữa, việc bảo đảm chấtlượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toáncủa mình Chất lượng đảm bảo sẽ tăng vòng quay của vốn tín dụng để có thểtạo ra số lần giao dịch lớn hơn, làm giảm lượng tiền trong lưu thông, mở rộngphạm vi thanh toán không dùng tiền mặt từ đó giảm chi phí lưu thông trong

xã hội Như vậy, nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với

số lượng tiền mặt trong lưu thông, nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát Làm tốtcông tác tín dụng sữ giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, góp phần kiềm chếlạm phát, điều hóa và ổn định lưu thông tiền tệ

Mặt khác, chúng ta thấy rằng với một chính sách tín dụng đúng đắn vàđược thực hiện có chất lượng không những hỗ trợ cho các ngành kém pháttriển, thúc đẩy các ngành mũi nhọn mà còn góp phần vào việc tăng hiệu quảsản xuất kinh tế xã hội đảm bảo sự cân đối giữa các vùng, giải quyết các vấn

Trang 21

đề mang tính xã hội… tạo điều kiện đưa đất nước ta tiến nhanh trên conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thông qua khâu phân tích khả năng phát triển của đối tượng định đầu

tư để đánh giá chất lượng khoản tín dụng từ đó đưa ra những quyết định đầu

tư đúng đắn sẽ khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên, lao động… tăng cườngnăng lực sản xuất, cung ứng ngày càng nhiều sản phẩn cho xã hội, giải quyếtviệc làm, tăng thu nhấp cho người lao động Việc thực hiện đúng nguyên tắctín dụng sẽ góp phần cho vay đúng đối tượng, hạn chế và xóa bỏ nạn cho vaynặng lãi ở các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh

Một lý do quan trọng mà ta phải đề cập đến là việc nâng cao chấtlượng tín dụng có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của Ngânhàng Bởi chất lượng tín dụng có tốt mới tăng khả năng cung cấp dịch vụ dotạo thêm được nguồn vốn từ việc quay vòng vốn tín dụng, thu hút được nhiềukhách hàng bởi các hình thức sản phẩm dịch vụ đa dạng Chất lượng tín dụngNgân hàng tốt sẽ làm tăng khả năng sinh lời do giảm được sự chậm trễ, giảmchi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi đượcvốn đã cho vay Từ đó, tạo ra thế mạnh và nâng cao uy tín cho ngành Ngânhàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình Chính nhờ đó mà tạo rađiều kiện cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của Ngân hàng Vì vậy, các Ngân

hàng luôn luôn phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng tín dụng [Giáo trình thẩm định tín dụng - trường đại học Ngân hàng TP.HCM]

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng Ngân hàng.

Trang 22

thấy Ngân hàng đã tham gia vào các hình thức huy động vốn và dịch vụ Ngânhàng như thế nào?

b) Tỷ trọng từng loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn huy động:

Thông thường nguồn vốn huy động của Ngân hàng bao gồm các loạitiền gửi như: Tiền gửi của các doanh nghiệp (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi

có thể phát hành séc…), tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, có kỳ hạn) Mỗiloại tiền gửi khác nhau có các mức lãi suất khác hau Chỉ tiêu này xác địnhkết cấu của nguồn vốn huy động để phát hiện ra mặt mạnh, mặt yếu của Ngânhàng trong kinh doanh từ đó để đưa ra các biện pháp để đáp ứng nhu cầu vaycủa khách hàng một cách phù hợp Trong trường hợp Ngân hàng có tỷ trọngtiền gửi không kỳ hạn cao hơn Ngân hàng đó sẽ có nhiều lợi nhuận bởi lãisuất của loại hình tiền gửi này tương đối thấp Ngược lại nếu tỷ lệ tiền gửi vớilãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc giảiquyết đầu ra của nguồn vốn Song đây mới chỉ xét về một phía cạnh là lãisuất, còn việc đem lại lợi nhuận cao hay thấp và độ rủi ro ra sao thì còn phụthuộc vào rất nhiều yếu tố

c) Tổng dư nợ:

Chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng cho vay được nhiều hay ít, mối quan

hệ giữa Ngân hàng với khách hàng như thế nào? Chỉ tiêu này cho thấy Ngânhàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạngphong phú thu hút được khách hàng

d) Hiệu suất sử dụng vốn vay:

Hiệu suất sử dụng vốn vay = Tổng dư nợ

Tổng vốn huy độngChỉ tiêu này giúp cho các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay củaNgân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định điệu quả của mộtđồng vốn huy động Vậy tỷ lệ này lớn là tốt hay nhỏ là tốt? Chúng ta chưa thểkhẳng định bởi: Nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì Ngân hàng phải tìm kiếm

Trang 23

nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thìNgân hàng rơi vào tình trạng thừa vốn.

e) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tổng dư nợChỉ tiêu này thể hiện chất lượng của những khoản vay Khi tỷ lệ nàyvượt quá một giới hạn cho phép thì nó thể hiện sự yếu kém của hoạt động tíndụng (Mức giới hạn của mỗi nước là khác nhau, ở Việt Nam hiện nay chấpnhận tỷ lệ này là 5%)

Theo thời gian, tỷ lệ này có thể phân làm 2 trường hợp:

Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 12 tháng = NQH bình thường + NQH có vấn đề

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn trên 12 tháng = Nợ quá hạn khó thu hồi

Tổng dư nợQua việc phân loại nợ quá hạn, ta có thể biết rõ các khoản nợ đang gặpkhó khăn hay những khoản nợ không thể thu hồi được từ đó đưa ra các biệnpháp hợp lý rủi ro tới mức thấp nhất

f) Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ tín dụngChỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng Lợi nhuận ở đâyphản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng Ngân hàng.

Hiện nay vấn đề chất lượng tín dụng đang được các Ngân hàng rấtquan tâm và đang tìm mọi cách để có thể nâng cao chất lượng tín dụng mộtcách tốt nhất Để quản lý và đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng tín

Trang 24

dụng một cách có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc cácnhân tố tác động đến nó Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng Ngân hàng chúng ta có thể phân thành các nhóm nhân tố như:

a) Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế và pháp lý:

Ở đây chúng ta xem xét đến cả môi trường kinh tế trong nước và quốc tế:Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng Ngânhàng phát triển, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpđược tiến hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát,khủng hoảng tài chính dẫn đến khả năng cho vay và khả năng trả nợ vaykhông có biến động lớn Tuy nhiên để xã hội phát triển đi lên đòi hỏi nền kinh

tế phải có sự tăng trưởng mà tăng trưởng thì dẫn đến lạm phát Nếu chúng takhông quả lý tốt để lạm phát ở con số cao thì Ngân hàng sẽ là người chịu thiệtthòi nhất do đồng tiền bị mất giá và như vậy chất lượng tín dụng sẽ bị giảmsút nghiêm trọng Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước ưu tiên hayhạn chế phát triển một số ngành nghề kinh tế đảm bảo cho sự ổn định pháttriển chung cho nền kinh tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tíndụng Ngân hàng

Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.Trong thời kỳ sản xuất kinh doanh đình trệ, nhu cầu vốn tín dụng giảm gâynên tình trạng ứ đọng vốn và các khoản tín dụng đã được thực hiện cũng khóhoàn trả Ngược lại, trong thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế, các doanhnghiệp đua nhau mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn ngàycàng lớn Trong một vài trường hợp do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế

đã gây ra những bất lợi cho doanh nghiệp làm cho khả năng trả những khoản

nợ sẽ gặp nhiều khó khăn

Một yếu tố mà chúng ta cần phải đề cập đến ở đây đó chính là lãi suâttín dụng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Ngân hàng Với phương châm “Đi

Trang 25

vay để cho vay” các Ngân hàng luôn phải cố gắng để có thể đưa ra một mứclãi suất hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nhàn rỗi vừa thu đem lại lợinhuận Bới nếu lãi suất huy động tiền nhàn rỗi quá thấp sẽ không khuyếnkhích được các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng dẫn đến Ngân hàngkhông đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngược lại, nếu lãi suất huyđộng đưa ra cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Ngân hàng Ngân hàng

sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cho vay và đối với lãi suất cho vay cũng vậy.Trường hợp đưa ra mức lãi suất cao để dẫn đến tình trang không cho vayđược, ứ đọng vốn hoặc có cho vay được cũng khó thu hồi bởi khách hàng củaNgân hàng không phải tất cả đều làm ăn có hiệu quả mà có những khách hànglàm ăn không có lãi hoặc lãi suất thấp sẽ khó có thể trả được những khoản nợlớn của Ngân hàng gây rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng

Hoạt động tín dụng Ngân hàng nõi riêng cũng như hoạt động của nềnkinh tế nói chung muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có một hệ thôngpháp luật đồng bộ, thống nhất, đầy đủ đi kèm hỗ trợ Pháp luật đã trở thànhmột bộ phận không thể thiếu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước, không có pháp luật hoặc một hệ thống pháp luật không đầy đủ, khôngphù hợp với những yêu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nềnkinh tế sẽ trở nên hỗ độn, không thể tiến hành trôi chảy Pháp luật đã tạo lậphành lang pháp lý giúp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hànhthuận tiện và đạt kết quả cao Chỉ trong trường hợp các chủ thế tham gia quan

hệ tín dụng, chấp hành luật pháp một cách nghiêm minh thì quan hệ tín dụngmới đạt kết quả mong muốn đem lại chất lượng cho hoạt động tín dụng Ngân hàng

b) Nhóm nhân tố về phía Ngân hàng và khách hàng:

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân nội tại của Ngân hàng có liênquan ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng bao gồm:

- Chính sách tín dụng

Trang 26

Chính sách tín dụng có một ý nghĩa to lớn quyết định đến sự thànhcông hay thất bại của cả hệ thống Ngân hàng Do vậy, khi xây dựng chínhsách tín dụng cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của ngườigửi tiền, của Ngân hàng và của người sử dụng vốn vay Đồng thời, chính sáchtín dụng phải phù hợp với đường lối chính sách tín dụng của Đảng, Nhà nước

và cần được dựa trên những cơ sở thực tiễn và khoa học nhất định

Đối với các Ngân hàng, một chính sách tín dụng đúng đắn phải đảmbảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro,tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảocông bằng xã hội

- Công tác tổ chức của Ngân hàng:

Tổ chức của Ngân hàng cần phải được cụ thể hóa và sắp xếp một cách

có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đãđược quy định cả về huy động vố cũng như cho vay, quản lý được cơ cấu tàisản nợ, tài sản có của Ngân hàng Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tíndụng lành mạnh Do hoạt động tín dụng là loại hình kinh doanh tiền tệ có rủi

ro rất lớn nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộphận trong từng Ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, giữa Ngânhàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý… Việc thiết lập các mốiquan hệ tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng,phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan đến tín dụng khi cần thiết

- Chất lượng nhân sự:

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tíndụng nói riêng và trong hoạt động của Ngân hàng nói chung Hiện nay, khihoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chấtlượng nhân sự ngày càng cao để có thể sử dụng các phương tiên làm việc hiệnđại, phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ không ngừng Do vậy, việc tuyển

Trang 27

chọn nhân sự cần phải được tiến hành kỹ lưỡng, cán bộ tín dụng phải đượcngườu có trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt, phải có chuyên môngiỏi thì mới có thể ngăn ngừa những sai phạm khi thực hiện chu kỳ khép kíncủa một khoản tín dụng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàngmình trên thị trường và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của một xãhội ngày càng phát triển.

- Quy trình tín dụng:

Đây là những giai đoạn, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tụcnhất định trong việc cho vay, thu nợ bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của kháchhàng cho đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Chất lượng tíndụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng cũng như sự phối hợpnhịp nhàng giữa các giai đoạn như thế nào?

Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính:

+ Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Đây là giaiđoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng, nó quyết định chất lượng tíndụng của khoản tín dụng sẽ được thực hiện và là cở định lượng rủi ro trongkhi vay Trong giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào côngtác thẩm định về điều kiện, thủ tục cho vay của Ngân hàng

+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro:Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hưu hiệu áp dụng có hiệu quả các hìnhthức, biện pháp sẽ giúp cho Ngân hàng kịp thời nắm bắt những thông tin vềcác khoản tín dụng đã cung cấp để có thể đưa ra kịp thời những thông tin

về các khoản tín dụng đã cung cấp để có thể đưa ra kịp thời những quyếtđịnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra gópphần nâng cao chất lượng tín dụng

+ Thu nợ và thanh lý: Đây là giai đoạn mang tính chất quyết định đến

sự tồn tại của Ngân hàng bởi nếu không thu được nợ đến hạn, Ngân hàng sẽ

Trang 28

mất vốn kinh doanh, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng,khủng hoảng có thể xảy ra mà điều tồi tệ hơn cả là khi hệ thống Ngân hànglâm vào tình trạng đó sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế.Chính vì vậy, mà Ngân hàng cần phải tích cực trong công tác thu nợ Sự linhhoạt của Ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời sẽ giúp Ngân hàng giảmthiểu được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, qảo toàn vốn, nângcao chất lượng tín dụng.

- Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng có tác động trực tiếp đến quyết định cho vay, giúpcho các cán bộ tín dụng có câu trả lời đúng: Cho vay hay không cho vay? Xéttrên tầm vĩ mô thông tin tín dụng là cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng và đưa

ra các dự báo phát triển kinh tế thông tin tín dụng có thể thu được nhiềunguồn: Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, thông tin về tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh… thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịpthời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao

- Kiểm soát nội bộ:

Thông qua công tác này các nhà lãnh đạo Ngân hàng sẽ nắm được tìnhhình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những khó khăn, thuận lợi trong việcchấp hành các quy định pháp luật, nội quy, chính sách kinh doanh, thủ tục tíndụng Từ đó giúp các nhà lãnh đạo Ngân hàng đưa ra những chủ trương chínhsách phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn và phát huy những nhân tốthuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Chất lượng tín dụng phụ thuộcvào việc chấp hành các quy định, thể lệ… và mức độ kịp thời phát hiện sai sótcũng như nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng:

Trong thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tíndụng của Ngân hàng Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản lý

Trang 29

Ngân hàng kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giaodịch với khách hàng Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thôngtin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng cập nhật đượcthông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tíndụng đứng đắn, không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh, giúp cho quá trình quản lýtiền vay và thanh toán cho thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.

Để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng mục đích và có hiệu quả,mang lại lợi ích cho Ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng Một khách hàng

có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵnsàng trả đầy đủ các khoản vay vốn của Ngân hàng khi đến hạn qua đó đảmbảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng

Những nhân tố này bao gồm:

Trình độ quản lý điều hành của cán bộ doanh nghiệp có đáp ứng đượccho nền kinh tế thị trường hay không, năng lực về vốn và tài sản của doanhnghiệp có đủ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hay không, chấtlượng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hay xấu, hiệu quả sản xuất kinhdoanh cao hay thấp, tương lai phát triển của doanh nghiệp như thế nào? Ýthức trách của doanh nghiệp trong công tác trả nợ Ngân hàng

Những yếu tố trên đặt ra cho Ngân hàng cần phải chọn khách hàng đểđầu, thẩm định kỹ lưỡng và cần phải giám sát một cách chặt chẽ quá trìnhtrước, trong, sau khi cho vay, có như vậy mới đảm bảo chất lượng tín dụng

1.3 Cơ sở pháp lý về hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội.

1.3.1 Sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX, Luật Các tổ chứctín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X về chính sách tíndụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác và tách việc cho vay

Trang 30

chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các Ngân hàngthương mại Nhà nước, cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Chính phủ đã ban hànhNghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2002 vế tín dụng đối vớingười nghèo và các đối tượng chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lậpNgân hàng Chính sách xã hội (viết tắt là NHCSXH) tên giao dịch Quốc tế:Viet Nam Bank For Social Polices (VBSP) để thực hiện tín dụng ưu đãi đốivới hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngânhàng Phục vụ người nghèo được thành lập và hoạt động từ tháng 8 năm 1995

NHCSXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động không vìmục tiêu lợi nhuận; được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanhtoán; huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn đóng góp tựnguyện không hoàn trả, vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước để uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, họcsinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng trung họcchuyên nghiệp dạy nghề; các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm;các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài… và các đốitượng chính sách khác NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia

hệ thống liên Ngân hàng trong nước; thực hiện các dịch vụ Ngân hàng vềthanh toán và ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp với khả năng và điềukiện thực tế NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trên phạm

vi cả nước, có mạng lưới chi nhánh, Phòng giao dịch ở các địa phương

1.3.2 Đặc điểm, mục tiêu, hoạt động của NHCSXH

NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đốivới người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhànước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không

Trang 31

phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và cáckhoản phải nộp ngân sách Nhà nước

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanhtoán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địaphương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổchức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chươngtrình dự án phát triển kinh tế xã hội

NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nướcnhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếpcận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thunhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiệnchính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ansinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh

1.3.3 Các văn bản quy phạm pháp luật

Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 về việc thành lập Ngânhàng Chính sách xã hội

Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với ngườinghèo và các đối tượng chính sách khác

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

Nghị quyết 64/NQ-CP ngày 21/12/2010 về việc đơn giản hoá thủ tụcthuộc thẩm quyền giải quyết của NHCSXH

Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bềnvững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020

1.4 Nội dung hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Sau hơn 10 năm thành lập, Ngân hàng Chính sách xã hội luôn hoạtđộng không vì mục đích lợi nhuận, mà vì mục tiêu giảm nghèo, góp phần an

Trang 32

sinh xã hội Đây là một ngân hàng rất Việt Nam, từ tổ chức bộ máy điều hànhđến huy động vốn, cách thức cho vay Rất đặc thù, nhưng lại rất hiệu lực và hiệu quả.

- Mô hình đặc thù

Khác với các Ngân hàng Thương mại, hoạt động với phương thức “đivay để cho vay” với mục tiêu tối thượng là lợi nhuận; NHCSXH thực hiệnNghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, đã tập trungđược nguồn lực khá lớn để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Bộ máy quản trị của NHCSXH rất đặc thù, rất Việt Nam; gồm Hộiđồng quản trị (HĐQT) ở Trung ương và Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấphuyện do các cơ quan quản lý Nhà nước (trong đó: Chủ tịch HĐQT là Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trưởng ban đại diện là Chủ tịch hoặcPhó Chủ tịch UBND cùng cấp) HĐQT có nhiệm vụ tham mưu hoạch địnhcác chính sách về nguồn vốn, đầu tư tín dụng chính sách Đồng thời chỉ đạo,giám sát việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước

Bộ máy điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức điềuhành quản lý vốn thống nhất từ Trung ương đến cơ sở với gần 10.000 cán bộthuộc NHCSXH

Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng,đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trongđiều kiện phải tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH đã thựchiện phương thức quản lý thông qua hình thức ủy thác từng phần cho các tổchức hội, đoàn thể, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và tổ chức giaodịch trực tiếp tại xã, phường Hiện có hàng vạn cán bộ của các Hội Phụ nữ,Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh đang tham gia thực hiện dịch vụ ủy thác cho NHCSXH Đến31/12/2015, các tổ chức hội, đoàn thể đã tham gia quản lý 136.000 tỷ đồng dư

nợ tín dụng, chiếm 98% trong tổng dư nợ của NHCSXH Bên cạnh đó,

Trang 33

NHCSXH đã phối hợp cùng các tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền địaphương xây dựng được hơn 233.000 Tổ TK&VV, tổ chức được gần 11.000Điểm giao dịch Tại các Điểm giao dịch, tín dụng chính sách của Nhà nước,danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yếtcông khai, người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hằngtháng để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợ trước sự chứng kiến của hội, đoànthể, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền xã Vì vậy, đã hạn chế được việcthất thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dânđối với các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động của NHCSXH.

- Công cụ tài chính của Nhà nước đạt hiệu quả

Từ chỗ thực hiện 3 chương trình tín dụng chính sách, đến nayNHCSXH đã triển khai thực hiện tới 19 chương trình, dự án Ngoài ra, còn cónhiều chương trình, dự án của các địa phương, các tổ chức và cá nhân ủy tháccho NHCSXH thực hiện

Qua hơn 10 năm hoạt động, đến nay, NHCSXH đã cho vay trên 27,9triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách, giúp gần 4 triệu hộ vượt quangưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động, hơn 3,4 triệulượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 7,6triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 105 nghìncăn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng ĐBSCL, gần 490 nghìn căn nhà cho hộnghèo và các hộ gia đình chính sách; gần 107 nghìn lao động thuộc gia đìnhchính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài Tíndụng chính sách đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của cả nước từ 17% năm

2001 xuống còn 4,5% vào cuối năm 2015

Sau hơn 10 năm hoạt động, NHCSXH đã thực hiện tốt 5 mục tiêu đề ralà: Tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước vào một đầu mốithống nhất, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, nâng cao nguồn

Trang 34

nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội Tăng cường hiệu quả đầu tư vốn tín dụngchính sách của Nhà nước thông qua việc nâng cao chất lượng tín dụng, rènluyện ý thức tiết kiệm, tổ chức sản xuất kinh doanh để trả nợ đến hạn củangười nghèo Tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điềukiện cho các tổ chức tín dụng thương mại hoạt động theo đúng cơ chế thịtrường Huy động được lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giảmnghèo Góp phần hạn chế tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn.

- Để phát triển ổn định, bền vững

Những kết quả đạt được là rất lớn, nhưng khó khăn lớn nhất đã và đang đặt racho NHCSXH là cơ chế tạo nguồn vốn, về cơ bản chưa có tính ổn định lâudài; cơ cấu nguồn vốn hiện nay vẫn còn bị động và chắp vá Trong khi nguồnvốn tín dụng chính sách tập trung để cho vay trung và dài hạn (chiếm trên90% tổng dư nợ) thì nguồn vốn cho vay chủ yếu vẫn là vốn ngắn hạn, vốntạm vay, tạm ứng của NHNN, Kho bạc Nhà nước và vốn huy động theo lãisuất thị trường, chiếm trên 80% tổng nguồn vốn Nguồn vốn do ngân sách nhànước cấp chiếm tỷ trọng thấp, chưa đến 20%

Mặt khác, đối tượng phục vụ Nhà nước giao cho NHCSXH ngày càng mởrộng, nhưng việc bố trí vốn có hạn, tạo nên khoảng cách lớn giữa cung và cầu,dẫn tới bị động cho các cơ quan quản lý Nhà nước và ngân hàng

Mục tiêu hoạt động của NHCSXH đến năm 2020 là: Phát triển theo hướng ổnđịnh bền vững, đảm bảo thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Nhànước… Theo các chuyên gia kinh tế, để NHCSXH hoàn thành được nhiệm vụnặng nề, trước hết cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế tạolập nguồn vốn hiện nay Cụ thể là: Chính phủ cần cấp bổ sung vốn điều lệ vàvốn các chương trình chỉ định để nâng tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách Nhànước, phù hợp với mức độ tăng trưởng tín dụng hằng năm; có chính sáchkhuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng đóng góp vào nguồn vốn tín

Trang 35

dụng chính sách…; tạo điều kiện cho NHCSXH được tiếp nhận các khoảnvốn vay ưu đãi trong và ngoài nước, vốn ODA…

Trang 36

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TIÊN LÃNG 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng – Phòng giao dịch Huyện Tiên Lãng.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng – Phòng giao dịch Huyện Tiên Lãng.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng là mộttrong 64 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh trực thuộc Ngânhàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hộithành phố Hải Phòng chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày19/4/2003 theo quyết định số 19/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịchHội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội trên cở sở tổ chức lại Ngânhàng Phục vụ người nghèo Hải Phòng nhằm tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tíndụng thương mại Đây cũng chính là chính sách và giải pháp quan trọngđối với đối với hộ nghèo trên địa bàn Hải Phòng Sau hơn 10 năm thực hiện(từ năm 1996 thông qua Ngân hàng phục vụ người nghèo) người nghèonhận thấy Ngân hàng Chính sách xã hội là kênh tín dụng quan trọng khôngthể thiếu được đối với họ Ngân hàng Chính sách xã hội là người bạn đồnghành đáng tin cậy của những người nghèo, những người có thu nhập thấptrong quá trình vươn lên thoát nghèo và trở thành khá giả, giàu có

Đến 31/12/2015 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố HảiPhòng đã có các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội ở 6 quận, 7huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng và đã vươn tới tận các vùng sâu,vùng xa, miền núi, hải đảo cho vay thông qua các tổ Tiết kiệm và vay vốn vàcác tổ chức chính trị xã hội Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thànhphố Hải Phòng gồm Hội sở thành phố và 12 Phòng giao dịch Ngân hàngChính sách xã hội Xã, thị trấn với 148 cán bộ công nhân viên chức

Trang 37

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyệnTiên Lãng là một trong các phòng giao dịch được thành lập sớm nhất, kịp thờiphục vụ các đối tượng chính sách và các đối tượng khó khăn khác trên địa bànhuyện Tiên Lãng Đặc biệt với tình hình là một huyện thuần nông, huyện TiênLãng Là một trong các huyện nghèo nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng,

có nhiều đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách Chính vì vậy PGDNHCSXH huyện Tiên Lãng đã kịp thời giải quyết vấn đề khó khăn về vốn đốivới các hộ nghèo và các hộ chính sách, giúp các đối tượng này có vốn để sảnxuất kinh doanh, giúp phát triển kinh tế gia đình nói riêng cũng như phát triểnkinh tế toàn huyện Tiên Lãng nói chung

Bảng 2.1 Số lượng cán bộ công chức trong hệ thống chi nhánh NHCSXH

Trang 38

Trình độ đào tạo (a) Số lượng Tỷ lệ %

Sơ cấp, lao động khác

Qua bảng trên ta thấy, việc đầu tư vào công tác đào tạo và bồi dưỡngnâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong NHCSXH thành phố nóichung cũng như huyện Tiên Lãng nói riêng là rất cần thiết và cấp bách

- Về cơ cấu tổ chức:

+ Tại Hội sở chi nhánh Thành phố gồm: Ban giám đốc và 4 phòngnghiệp vụ: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Phòng Kế toán - Ngân qũy,Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ, Phòng Hành chính - Tổ chức, Phòng Tin học

+ Tại mỗi Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện có từ 9 đến 13 cán

bộ được bố trí như sau: Ban giám đốc, tổ Kế toán Ngân quỹ, Tổ Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng và 02 cán bộ làm công tác bảo vệ

-2.1.2 Cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức.

a) Về cơ chế vận hành:

* Mục tiêu hoạt động:

Trang 39

Ngày 04/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, hoạt động như mộtđịnh chế tài chính đặc thù của Nhà nước để thực hiện chính sách tín dụng ưuđãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợinhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi với mục tiêuchính là: Xoá đói giảm nghèo tạo việc làm góp phần ổn định kinh tế, chínhtrị - xã hội Đây là điểm khác biệt cơ bản của Ngân hàng Chính sách xã hộivới các Ngân hàng Thương mại khác

* Đối tượng phục vụ:

NHCSXH thực hiện tín dụng ưu đại đối với người nghèo và các đốitượng chính sách khác gồm:

- Hộ nghèo:

+ Cho vay Hộ nghèo

+ Cho vay Hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chínhphủ ngày 27/12/2008

- Học sinh, sinh viên: Cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

- Cho vay hộ cận nghèo

- Cho vay hộ mới thoát nghèo

- Các đối tượng cần vay vốn để Giải quyết việc làm:

+ Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người tàn tật.+ Cho vay thương binh, người tàn tật

+ Cho vay các đối tượng khác

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:

+ Cho vay người lao động thuộc các hộ nghèo và người dân tốc thiểu sốthuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008

Trang 40

+ Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết30a của Chính phủ ngày 27/12/2008.

+ Cho vay xuất khẩu lao động

- Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ:

+ Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long

+ Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

+ Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

+ Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

+ Cho vay hộ dân tộc thiểu số di dân định canh, định cư

+ Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động sau cainghiện ma túy

+ Cho vay phát triển lâm nghiệp

+ Cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở

+ Cho vay lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế

+ Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi tránh lũ, lụt

* Cơ chế về nguồn vốn:

Do đặc điểm tín dụng của NHCSXH là theo sự chỉ định của Chính phủ,

vì vậy phần lớn nguồn vốn của NHCSXH phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước,việc tăng trưởng nguồn vốn được xác định theo mục tiêu và kế hoạch củaChính phủ Về cơ cấu nguồn vốn và nguồn hình thành cũng có sự khác biệt vớicác Ngân hàng Thương mại, sự khác biệt thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất: Nguồn vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng Thương mại chiếm

tỷ trọng nhỏ thông thường chiếm khoảng 8% tổng nguồn vốn, phần còn lại làhuy động và đi vay trên thị trường, trong khi đó Nguồn vốn chủ sở hữu củaNHCSXH chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn

Ngày đăng: 21/04/2016, 20:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Biểu quyết toán các năm từ 2011-2015 của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Lãng Khác
2. Giáo trình thẩm định tín dụng Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, đồng chủ biên: PGS.TS Lý Hoàng Anh – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Khác
3. Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính Phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tuợng chính sách Khác
4. Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 của Thủ tướng về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Khác
5. Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/04/2005 của Thủ tướng về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm Khác
6. Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng về tín dụng đối với học sinh, sinh viên Khác
7. Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Khác
8. Quyết định 115/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng về tín dụng đối với hộ cận nghèo Khác
9. www.vbsp.org.vn website chính thức Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w