1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư và bê tông thịnh liệt

96 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 698,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy vấn đề làm thế nào để hạ giá thành sản phẩmcủa Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt đang là một vấn đề cấp thiết được đặt ra, và cũng là để có những đánh giá tổngqua

Trang 1

MỤC LỤCMỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & BÊ TÔNG THỊNH LIỆT 6

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦACÔNG TY 6

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 6

2 Chức năng, nhiệm vụ 8

II MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ ẢNHHƯỞNG ĐẾN HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 9

1 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 9

2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất ởCông ty 13

3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty 15

4 Đặc điểm về vốn và tài sản của Công ty 17

5 Đặc điểm cơ sở vật chất và quy trình công nghệ của Côngty 21

6 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa củaCông ty 22III TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT 25

1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 25

2 Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty hiện nay 28

Trang 2

2.1 Thuận lợi 282.2 Khó khăn 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT 32

I THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

BÊ TÔNG THỊNH LIỆT 32

1 Phân tích cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty 32

2 Đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sảnphẩm 352.1 Đánh giá chung 352.2 Đánh giá về tình hình thực hiện chi phí trực tiếp tronggiá thành sản phẩm của Công ty bê tông Thịnh Liệt 362.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí chung 42

3 Phân tích khả năng hạ giá thành sản phẩm và chi phí sảnxuất của Công ty bê tông Thịnh Liệt 503.1 Phân tích khả năng giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiênliệu, động lực 50

4 Đánh giá công tác hạ giá thành sản phẩm ở Công ty bêtông Thịnh Liệt 554.1 Đánh giá kết quả chung của việc thực hiện công tác hạgiá thành sản phẩm 554.2 Những biện pháp hạ giá thành được áp dụng ở Công ty

bê tông Thịnh Liệt 554.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hạ giá thànhsản phẩm 57

Trang 3

II ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HIỆN NAY CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT

59

CHƯƠNG III MỘT SỐ BIÊN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT 62

I PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 62

II MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHO CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT 63

1 Giảm chi phí thuê ngoài bằng cách đầu tư mua phương tiện vận tải 63

2 Giảm chi phí nhiên liệu bằng cách tìm nơi cung cấp có giá bán thấp hơn 66

3 Giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách hạ định mức tiêu hao của những nguyên vật liệu không hoàn thành định mức năm 2006 68

4 Tăng cường công tác khoán chi phí tới các đơn vị sản xuất 71

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ NHÀ NƯỚC 72

1 Một số kiến nghị với Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị 72

2 Một số kiến nghị với Nhà nước 73

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong cơ chế thị trường một công ty hay mộtdoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không những phải tổchức tốt bộ máy quản lý mà còn phải làm tốt công tác tiêu thụ sảnphẩm nhằm đảm bảo chu kỳ sản xuất được diễn ra liên tục, tăngdoanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vốn và từ đó tạo điều kiện mởrộng sản xuất Nếu như thời bao cấp trước đây, khi mà người tabán như cho thì khách hàng cũng mua như cướp, chính vì thế màgiám đốc các doanh nghiệp ngồi trên chiếc ghế của mình với bộmặt lạnh lùng Nhưng hôm nay, trong sự cạnh tranh khốc liệt củanền kinh tế thị trường, các giám đốc đích thực đã phải lăn lộn đếnbạc mặt mới tìm được khách hàng mua sản phẩm của mình Vànếu trước đây, khách hàng phải chạy chọt thậm chí van xin mớimua được một ít hàng, nhiều khi chất lượng chẳng ra gì thậm chí

là những thứ chẳng cần dùng, thì bây giờ họ đã có thể lựa chọncái mà mình thích, cái mà mình cần Họ được coi như ân nhân củacác nhà sản xuất Thay vì phải chạy vạy, xin xỏ họ đã trở thành

“Thượng đế” có quyền phán xét và trả giá mặt hàng này, mặthàng khác Cho nên, như người ta nói thời buổi này, sản xuất rasản phẩm đã khó, nhưng tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn Thực tếkinh doanh cho thấy không thiếu những sản phẩm của một sốdoanh nghiệp rất tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được bởi khôngbiết cách tổ chức sắp xếp, không đáp ứng được nhu cầu của xãhội

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh lạicàng trở nên gay gắt và trở thành một vấn đề lớn cho tất cả cácdoanh nghiệp Tối đa hóa lợi nhuận sẽ luôn là mục tiêu để cácdoanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Và

Trang 6

để thu được lợi nhuận một cách tối đa, thực tế đòi hỏi các doanhnghiệp phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹthuật, các chỉ tiêu định mức, các biện pháp nhằm giảm chi phí và

hạ giá thành sản phẩm Không những thế giá thành sản phẩm còntạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường Chính

vì vậy việc không ngừng phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thànhsản phẩm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho tất cả cácdoanh nghiệp

Chính vì vậy vấn đề làm thế nào để hạ giá thành sản phẩmcủa Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt đang là một vấn

đề cấp thiết được đặt ra, và cũng là để có những đánh giá tổngquan về điều kiện cũng như khả năng quản lý của doanh nghiệp,sau một quá trình thực tập, công tác và nghiên cứu tại Công ty cổphần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, em quyết định chọn đề tài

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: ”Giải pháp hạ giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt”

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Chuyên đề thựctập tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương I: Một số nét khái quát về Công ty cổ phần đầu tư

và bê tông Thịnh Liệt

Chương II: Thực trạng giá thành sản phẩm của Công ty cổ

phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt

Chương III: Một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm

của Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tìnhcủa Phó giáo sư, tiến sỹ Ngô Kim Thanh trong suốt quá trình thựctập và nghiên cứu Do thời gian thực tập tại Công ty có hạn nên

Trang 7

bài viết không thể tránh khỏi sai sót, kính mong sự giúp đỡ của cô

để đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & BÊ

TÔNG THỊNH LIỆT

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

CÔNG TY

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần đầu tư & bê tông Thịnh Liệt, gọi tắt làCông ty bê tông Thịnh Liệt (tiền thân là công ty bê tông và xâydựng Thịnh Liệt)- thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạtầng đô thị (UDIC) được thành lập theo quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/5/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việcchuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần

Công ty đặt trụ sở chính tại Ngõ 1 Cầu Tiên - Phường ThịnhLiệt - Quận Hoàng Mai –Thành phố Hà Nội

Công ty có biểu tượng riêng, tên viết tắt là Bê tông ThịnhLiệt, tên giao dịch quốc tế là THINHLIET CONCRETE ANDINVESTMENT JOINT STOCK COMPANY, viết tắt làTHINHLIETCI Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cáchpháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản nội vàngoại tệ, được quan hệ tín dụng với ngân hàng và thực hiện chế độhạch toán kinh tế độc lập theo phân cấp của Tổng công ty, đồngthời Công ty cũng có điều lệ hoạt động riêng, phù hợp với điều lệhoạt động và tổ chức của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Hạtầng đô thị (UDIC) cũng như Luật doanh nghiệp nhà nước

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu

tư và bê tông Thịnh Liệt có thể được chia ra làm ba giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Từ năm 1977 -1988:

Trang 9

Ngày 16/08/1977 theo quyết định số 699/QĐUB của Uỷ bannhân dân thành phố Hà Nội cho phép thành lập nhà máy bê tôngThịnh Liệt trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội Với sự viện trợ củaNhà nước Ba Lan theo hiệp định của nước Việt Nam - Ba Lannhằm mục đích phục vụ cho xây dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội.

Trong giai đoạn này xí nghiệp sản xuất theo kế hoạch trêngiao theo cơ chế chỉ huy Đây là giai đoạn có hình thái chuyênmôn cao Hoạt động của xí nghiệp được bao cấp hoàn toàn theo

cơ chế hạch toán sẵn từ trên xuống dưới của nền kinh tế quốc dân

* Giai đoạn 2: Từ năm 1988- 1996:

Do chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, kếhoạch sản xuất không còn chờ trên giao xuống Đứng trước dâychuyền sản xuất lạc hậu, thiết bị công nghiệp cũ không còn phùhợp với nhu cầu sản xuất chủng loại hàng hoá trên thị trường Sảnphẩm truyền thống là Panel lỗ tròn, tấm lợp cho nhà lắp ghépkhông còn được thị trường cần đến nữa

Trước tình hình đó, Nhà máy đã tìm hiểu thị trường, mạnhdạn đổi mới công nghệ, thay thế các thiết bị với công nghệ mớitận dụng các dây chuyền sản xuất mới, cho ra đời các sản phẩm làcấu kiện bê tông ly tâm như cột điện, ống thoát nước mà thịtrường lúc này đang cần có Sản phẩm đã được chấp nhận, cùngvới đó, các sản phẩm liên tục đoạt được các huy chương vàng tạicác kỳ hội trợ triển lãm hàng năm và được Bộ xây dựng cấpchứng chỉ công nhận sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩnViệt Nam

*Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến nay:

Ngày 10/12/1996 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định

số 4240/QĐUB cho phép đổi tên và xác định lại nhiệm vụ cho

Trang 10

Nhà máy bê tông Thịnh Liệt và tên gọi mới là Công ty bê tông vàxây dựng Thịnh Liệt với nhiệm vụ:

- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn và sản xuất kinhdoanh bê tông tươi

- Xây dựng các công trình dân dụng nhà ở quy mô vừa vànhỏ, thi công nội ngoại thất các công trình xây dựng

- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng kể cả cácthiết bị nội ngoại thất Sản xuất, gia công các thiết bị công cụphục vụ kinh doanh và xây dựng lắp điện

Ngày 17/5/2006, theo quyết định số 2315/QĐ-UBND củaUBND thành phố Hà Nội về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhànước thành công ty cổ phần, Công ty chính thức đổi tên thànhCông ty cổ phần Đầu tư và Bê tông Thịnh Liệt, được liên doanh,liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng

và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty

2 Chức năng, nhiệm vụ

Theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư

& bê tông Thịnh Liệt quyết định:

- Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và kinhdoanh các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm vàcác loại vật liệu xây dựng

- Xây dựng và trang trí nội ngoại thất các công trình dândụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật và xây lắp điện

- Lập, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án phát triển nhà ở,khu công nghiệp, đầu tư hạ tầng vào kinh doanh bất động sản

- Sản xuất và kinh doanh các thiết bị, công cụ, sản phẩm cơkhí phục vụ cho xây dựng

Trang 11

- Chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bê tông,vật liệu xây dựng và xây dựng.

- Kinh doanh và vận chuyển hàng hoá

- Xây dựng công trình công nghiệp dân dụng, thi công cáccông trình hạ tầng và các tuyến giao thông đường bộ

- Tư vấn xây dựng

Trong đó hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại cấukiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm và các loại vật liệuxây dựng là hoạt động nổi bật của Công ty

Trang 12

II MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty

Các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất trên hệ thốngcông nghệ hiện đại và đồng bộ, theo hệ thống quản lý chất lượngISO 9001:2000 Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo các hệthống tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế với thương hiệu đã đượckhẳng định và có uy tín tại các thị trưòng Hà Nội, Hải Phòng, BắcGiang, Quảng Ninh… trong nhiều năm qua và đã có mặt tại cáccông trình lớn như : Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Trung tâmhội nghị quốc gia và nhiều công trình xây dựng khác ở Việt Nam

Các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm:

* Sản phẩm cột điện bê tông cốt thép ly tâm là một trongnhững sản phẩm truyền thống của Công ty Cùng với thời gian thì

uy tín và thương hiệu của loại sản phẩm này ngày càng nâng cao

và mở rộng trên thị trường Sản phẩm được sản xuất theo tiêuchuẩn Việt Nam TCVN 5846- 1994; TCVN 5847- 1994 và đãđược cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của Tổng cục tiêuchuẩn đo lường chất lượng

* Sản phẩm ống thoát nước là loại sản phẩm được sản xuấttrên dây truyền tự động Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩnTCVN 372:2006 với 2 loại sản phẩm chính là:

- Ống thoát nước bê tông sản xuất bằng phương pháp rung

ép và quay ly tâm với đặc tính kỹ thuật là:

Đường kính trong (Inside diameter) = 200 2400mm

Trang 13

Chiều dài ống L (Length of pipe L) = 1000 4000mm

Cống hộp các loại kích thước với đặc tính kỹ thuật là:

Chiều dài (Length of pipe) = 1000 - 2000mm

* Sản phẩm cọc móng với 3 loại sản phẩm chính:

- Sản phẩm cọc bê tông ly tâm ứng suất trước là các sảnphẩm cọc ống được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS 5335- 1979 vàJIS 5337- 1982 Nhật Bản với các loại kích thước sản phẩm là:

Đường kính =300mm, 350mm, 400mm, 500mm Chiều dài = 6m- 12m

Momen uốn nứt > 2,5 Tm

Momen phá huỷ Mu > 3,8 Tm

- Sản phẩm bê tông cọc vuông là loại sản phẩm đang đượcthị trường sử dụng rộng rãi cho các kết cấu nền móng hạ tầng vớiquy cách sản xuất các loại từ 150x 150mm – 500x500mm vớichiều dài từ 2,5m - 20m

- Sản phẩm cọc cừ ứng xuất trước là loại sản phẩm được sảnxuất với thép cường độ cao, đang được thị trường sử dụng rộngrãi cho các kết cấu nền móng hạ tầng với các thông số kỹ thuật:

Mác bê tông > 400kg/cm3

Thép cường độ cao > 14000kg/cm3

* Sản phẩm vữa xây dựng là loại vật liệu xây dựng đựocsản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và sử dụng cácnguyên liệu chất lượng cao gồm cát tinh chế, xi măng Poóc lăng,phụ gia hoạt tính Vữa khô xây dựng đảm bảo chất lượng công

Trang 14

trình, sử dụng thuận tiện để xây trát, lát, hoàn thiện các công trìnhxây dựng Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trưòng, phù hợp quá trìnhxây dựng thi công trong mọi điều kiện mặt bằng và thời tiết.

Với năng lực sản xuất: 25000tấn/năm, sản phẩm đã cung

ứng cho nhiều công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội:Trung tâm hội nghị quốc gia, tháp Hoà Bình (Hoàng Quốc Việt)

THÔ

LOẠI MỊN

5 Hàm lượng IonClo trong

vữa

Trang 15

7 Lượng mức tiêu chuẩn Kg/m <350 <350

(Nguồn : Chỉ số kỹ thuật công nghệ sản xuất )

* Sản phẩm bê tông nhẹ được sử dụng trong xây dựng côngnghiệp và dân dựng, dưới dạng vách ngăn, kết cấu cách nhiệt,cách âm…Với nhà cao tầng, bê tông nhẹ có tác dụng làm giảm tảitrọng công trình, tiết kiệm đáng kể chi phí công trình

Trang 16

ĐỘ

TỶ TRỌNG

CƯỜNG ĐỘ TRUNGBÌNH

HỆ SỐ DẪNNHIỆT

t/m Nb/ft N/mm Psi W/mk BTU.in/fthfPP2-035 0.35 22 2.5 350 <0.11 <0.76

(Nguồn : Chỉ số kỹ thuật công nghệ sản xuất )

2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất ở Công ty

Tại thời điểm hiện nay, Công ty có 4 đơn vị sản xuất kinhdoanh trực thuộc Các đơn vị này có tư cách pháp nhân không đầy

đủ, hạch toán kinh doanh phụ thuộc, có con dấu riêng, được mởtài khoản ở ngân hàng, được kinh doanh, tổ chức hoạt động theophân cấp và uỷ quyền của Tổng công ty Giữa các đơn vị trựcthuộc có mối quan hệ mật thiết với lợi ích kinh tế, công nghệ,cung ứng, tiêu thụ nhằm tăng cường phân công chuyên môn hoá

và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị

Trang 17

và toàn Công ty, quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lựchoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty giao, đáp ứng nhu cầucủa nền kinh tế.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

CỦA BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỊNH LIỆT

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 488 người Trong

đó, số lao động quản lý là 59 người, chiếm 12,3% tổng số laođộng Hầu hết lực lượng lao động đều được trang bị những kiếnthức nhất định phù hợp với từng hình thức hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty

Giám đốc

Phó giám đốc

Tổ chức hành chính

Phòng

kế toán tài vụ

Phòng kinh doanh

Phòng

kỹ thuật kcs

Xí nghiệp cấu kiện

Xí nghiệp

bê tông

Xí nghiệp cơ điện

Trang 18

Đứng đầu Công ty là Giám đốc do hội đồng quản trị Tổngcông ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng đô thị bổ nhiệm, miễn nhiệm,khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty.Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu tráchnhiệm trước Tổng giám đốc, trước hội đồng quản trị Tổng công

ty, trước Nhà nước và pháp luật về việc quản lý và điều hành mọihoạt động của Công ty Là người có quyền quản lý và điều hànhcao nhất trong công ty Bên cạnh giám đốc là các Phó giám đốc

về kỹ thuật, kinh tế, XDCB và một kế toán trưởng

Phó giám đốc Công ty là người giúp giám đốc một hoặc một

số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoặc uỷquyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trướcpháp luật và nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyềnthực hiện

Kế toán trưỏng Công ty giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo vàthực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính của Công ty, cónhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, Công ty còn có hội đồng doanh nghiệp được thànhlập cơ sở thoả thuận giữa giám đốc Công ty và ban chấp hànhcông đoàn Công ty, và tổ chức Đảng gồm lãnh đạo Công ty, giámđốc các đơn vị trực thuộc

Bên dưới là các phòng ban với các chức năng cụ thể

1 Phòng tài chính kế toán: quản lý điều hành công tác tàichính và hạch toán kế toán Công ty Quản lý tài chính và hạchtoán kinh tế của bộ máy văn phòng Công ty

2 Phòng tổ chức nhân sự: Quản lý cán bộ, lao động và tiềnlương, các chế độ chính sách của người lao động

Trang 19

3 Phòng kinh tế kế hoạch: Định hướng kinh doanh, kếhoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạchthị trường

4 Phòng vật tư: Phụ trách cho việc cung ứng cho sản xuấttoàn Công ty

5 Phòng đầu tư xây dựng: Đầu tư trang thiết bị và máy mócphục vụ sản xuất kinh doanh

6 Phòng thanh tra bảo vệ: Kiểm tra, giám sát hoạt độngkinh doanh của Công ty và các đơn vị thành viên

7.Phòng thí nghiệm: Kiểm tra chất lượng của vật liệu

8 Văn phòng Công ty: Hành chính, văn thư và lưu trữ

Giữa các phòng ban có liên quan và giúp đỡ nhau, tạo điềukiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ

3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty

Đối với Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt nhiệm

vụ đặt ra cho Giám đốc Công ty là sử dụng hợp lý sức lao động,đảm bảo các điều kiện làm việc và đời sống cho người lao độngphát huy cao nhất năng lực, sở trường của người lao động, cùngnhau tạo lập Công ty đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, tập thểlao động mà trước hết là Giám đốc Công ty, người đứng đầuCông ty vừa có trách nhiệm vừa có quyền quyết định các hìnhthức, phương pháp, biện pháp thích hợp để tổ chức và quản lý lựclượng lao động trong Công ty Từ việc tuyển dụng, sắp xếp laođộng phù hợp ngành nghề, trình độ, sức khoẻ, tâm sinh lý để đàotạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trả lương quyết định khenthưởng hoặc thi hành kỷ luật đối với công nhân viên theo đúngchế độ và luật pháp về lao động

Trang 20

Hiện số cán bộ công nhân viên chức của Công ty là 262người trong đó lao động trực tiếp là 80%, còn lại 20% là lao độnggián tiếp Số lao động được bố trí ở các đơn vị sản xuất của xínghiệp trực thuộc Công ty và được đào tạo, hướng dẫn chuyênmôn hoá công việc Hàng năm Giám đốc Công ty tổ chức huấnluyện nâng cao và thi nâng bậc cho cán bộ công nhân viên đi họcđại học chuyên ngành nâng cao.

Căn cứ vào tiêu chuẩn và yêu cầu sản xuất kinh doanh Công

ty trực tiếp tuyển dụng số lao động cần thiết hoặc giải quyết thôiviệc và chấm dứt hợp đồng lao động

Để tiếp nhận số công nhân cần thiết đảm bảo đáp ứng yêucầu của Công ty Giám đốc Công ty đề ra các tiêu chuẩn cụ thểtrong việc tuyển chọn như trình độ tay nghề, nhân thân tuổi đời vàgiới tính

Hiện tại Công ty có khoảng 262 cán bộ công nhân viên cóbiên chế, còn lại là các lao động hợp đồng Công ty đang tiếp tụcthực hiện chuyển chế độ tuyển dụng vào biên chế sang chế độ hợpđồng lao động theo các điều khoản quy định trong bộ luật laođộng đã có

Tùy theo tính chất sản xuất kinh doanh Giám đốc Công ty

và người lao động thoả thuận ký kết theo các hình thức hợp đồngsau:

Hợp đồng không thời hạn áp dụng đối với những cán bộcông nhân viên có biên chế từ trước (180 người cán bộ kỹ thuậtchủ chốt trong Công ty)

Hợp đồng lao động có thời hạn áp dụng đối với những laođộng bắt đầu mới tuyển dụng với thời hạn 6 tháng đến 36 tháng

Trang 21

Giám đốc Công ty xây dựng các nội quy, quy chế nhằm cụthể hoá những quy định của Nhà nước và kỹ thuật lao động, bảo

hộ lao động kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp tổ chức giáodục và tạo điều kiện cho mọi người trong Công ty nắm vững vàthực hiện đúng các nội quy, quy chế đó trong trường hợp khôngđảm bảo an toàn lao động Giám đốc Công ty đình chỉ sản xuất

Giám đốc công ty có quyền cho người lao động trong biênchế cũ thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhữngngười làm việc vi phạm nội quy lao động tuân theo thoả ước “Laođộng hợp thể được ký kết giữa Giám đốc Công ty và đại diệnngười lao động (Chủ tịch công đoàn)”

Hiện nay việc trả lương cho cán bộ công nhân viên đượcgắn liền với hiệu quả công việc của người lao động, Giám đốcCông ty đã xây dựng các đơn giá tiền lương trên cơ sở bậc thanglương bình quân theo các quy định của Nhà nước, của Bộ laođộng thương binh và xã hội Đảm bảo kích thích và thực sự trởthành đòn bẩy kinh tế trong sản xuất và kinh doanh Việc trảlương được khoán thẳng cho các xí nghiệp chủ động và trả lươngcho người lao động theo quy chế của Công ty quy định

Nguồn tiền thưởng là lợi nhuận còn lại sau khi đã hoànthành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước trích lập các quỹ theoquy định của Nghị định 59/CP các chế độ tiền lương như : Tiếtkiệm vật tư, chất lượng sáng kiến Công ty thực hiện các quy địnhcủa Nhà nước

4 Đặc điểm về vốn và tài sản của Công ty

Nguồn vốn kinh doanh là nguồn lực của mỗi doanh nghiệp,

là tiền đề của doanh nghiệp và không thể thiếu được cho sự ra đời

và phát triển của doanh nghiệp đó Trong quá trình hoạt động

Trang 22

kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đầu tư về cơ sở vật chất, muasắm máy móc thiết bị nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

để từ đó, củng cố được uy tín của mình trên thương trường Muốnthực hiện được điều đó, bắt buộc phải có được nguồn lực, đó làkhả năng tài chính để trang trải được những chi phí từ đó đáp ứngđược những yêu cầu cấp thiết đặt ra cho mỗi doanh nghiệp

Cùng với xu thế đó, Công ty cổ phần đầu tư và bê tôngThịnh Liệt đã phải nỗ lực phấn đấu để vươn lên chiếm ưu thế trênthị trường Năm 2006, số vốn lưu động của Công ty là gần 21 tỷđồng Số vốn cố định đạt trên 5 tỷ đồng

Để hiểu rõ tình hình hoạt động tài chính của Công ty, ta cóthể phân tích thông qua bảng phân tích tài sản và nguồn vốn củaCông ty năm 2005 và năm 2006 như sau:

Bảng 3:

BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY

BÊ TÔNG THỊNH LIỆT

Đơn vị tính: 1000 đồng ng

CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 CHÊNH LỆCH

Trang 23

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷtrọng Số tiền

Tỷtrọng

32,22

%

3.816.133

18,32

%

343.379

8,25%

73,7%

-II Tài sản cố

định

6.683.674

34,11

%

5.293.917

20,26

%

1.389757

20,8%

-(Nguồn: Báo cáo cơ cấu tài sản của Công ty)

Theo số liệu trên bảng tài sản của Công ty đưa vào sử dụngcuối năm tăng 33,8%, điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất củaCông ty đã mở rộng hơn so với đầu năm

Ở đầu năm Công ty đầu tư vào tài sản lưu động chiếm 65,89

%, tài sản cố định chiếm 34,11% và cuối năm tỷ trọng tương ứng

là 79,74% và 20,26% Đối với một doanh nghiệp sản xuất côngnghiệp tỷ trọng tài sản cố định nhỏ là không được tốt cho sản

Trang 24

xuất Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt là một doanh

nghiệp nhà nước, cơ sở vật chất của Công ty được sự viện trợ của

Nhà nước và Ba Lan nên cần phải đầu tư vào tài sản cố định để

phát triển cả về quy mô và chất lượng sản phẩm

Bảng 4:

BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA

CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT

Trang 25

(Nguồn : Báo cáo cơ cấu nguồn vốn của Công ty)

Theo bảng số 4 ta thấy các khoản phải thu chiếm một tỷ

trọng không nhỏ trong tổng số tài sản Ở đầu năm các khoản thu

chiếm 6,11%, cuối năm tăng lên 78,4% so với tổng tài sản Từ đó

có thể thấy vốn của Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng đã

tăng hơn so với cùng kỳ năm trước

Sự biến động tình hình tài chính của Công ty một mặt do sự

biến động về tài sản, mặt khác còn do sự biến đổi các nguồn vốn

dùng để tài trợ cho tài sản đó Bởi đó là hai mặt của tài chính

doanh nghiệp sử dụng và huy động vốn Cơ cấu nguồn vốn của

doanh nghiệp cho phép đánh giá được các mối quan hệ kinh tế

của doanh nghiệp đó Chính vì vậy phân tích cơ cấu nguồn vốn

của Công ty sẽ cho ta thấy việc huy động vốn hình thành quỹ tiền

tệ để tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp như thế nào

Trang 26

Theo bảng 4, ta thấy số vốn sản xuất của Công ty phần lớn

do Ngân hàng Nhà nước cấp và bổ sung từ lợi nhuận, ở đầu năm

và cuối năm số vốn do Ngân hàng Nhà nước cấp và bổ sung từ lợinhuận là (90,48% và 86,24%) Vốn kinh doanh của Công ty tínhđến năm 2006 là 6.581.830.000 đồng

Cũng theo bảng số 4, ta thấy vốn chủ sở hữu đầu năm vàcuối năm chiếm một tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn Tỷ suấttài trợ cao thể hiện các quyết định đầu tư vào sản xuất của Công

ty không phải phụ thuộc vào các quyết định bên ngoài, đó là điều

có lợi cho Công ty Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu của Công tytăng 468.152.233 đồng trong đó vốn kinh doanh tăng 99.999.700đồng Điều đó cho thấy Công ty càng mở rộng quy mô sản xuấtthì nguồn vốn huy động từ bên ngoài càng lớn, vì vậy mà tỷ trọngvốn cần huy động từ bên ngoài của Công ty cuối năm tăng lên

Bảng 5 :

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CỦA CÔNG TY

BÊ TÔNG THỊNH LIỆT NĂM 2005 - 2006

Trang 27

4 - Trình độ trung cấp 33 13,75% 30 11,6%

(Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh)

5 Đặc điểm cơ sở vật chất và quy trình công nghệ của Công ty

Nhà máy với diện tích 7 ha và đầy đủ các phòng ban chứcnăng, 2 nhà xưởng sản xuất chính và các sàn đúc bê tông ngoàitrời kho tàng, nhà xe đầy đủ với 3 xí nghiệp chính

* Xí nghiệp cấu kiện: Với dây chuyền kín, tự động tạo lồngcốt thép cho cấu kiện đến trộn bê tông và đúc cấu kiện cho kháchhàng

- Hai dây chuyền công nghệ sản xuất cột điện ly tâm cácloại

- Một dây chuyền ống cống ly tâm nhiều chủng loại:

- Một dây chuyền lò hơi dưỡng hộ bê tông

- Ngoài ra còn một số dây chuyền đơn vị cấu kiện dùng chocác công trình đặc biệt

- Hai trạm trộn bê tông với công suất 30m/h

Trang 28

* Xí nghiệp bê tông thương phẩm: Chuyên phục vụ bán bêtông thương phẩm phục vụ tới chân công trình, thiết bị gồm:

- Một dây chuyền nghiền sàng đá

- Một trạm trộn bê tông 30m/h

- 10 xe vận chuyển bê tông công suất 4 m

- 1 xe bơm bê tông thương phẩm cộng với đội giữ xe vận tải

xi măng, xe cẩu hàng

* Xí nghiệp cơ điện: Chuyên sửa chữa và vận hành cẩu chocác dây chuyền của thiết bị cấu kiện, thiết bị gồm:

- Một cẩu dầm Liên Xô 10 tấn

- Một cẩu chân dê 15 tấn

- Hai cẩu dầm Ba Lan 5 tấn

- Hai cẩu chân dê 5 tấn

Trang 29

tác tiêu thụ và thị trường luôn gắn liền với nhau Muốn thực hiệntốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì không thể không chú trọng đếnthị trường, cần phải thu thập thông tin và xử lý thông tin trên thịtrường một cách nghiêm túc để dưa ra kết luận chính xác nhất vềkhả năng có thể tiêu thụ được số lượng sản phẩm là bao nhiêu vànhu cầu về chất lượng, giá cả mà thị trường cần.

Năm 1977 Nhà máy được xây dựng bằng số vốn viện trợ của

Ba Lan về toàn bộ thiết bị với thiết kế sản xuất Sản phẩm bê tông:Dầm bê tông, ba lan lỗ tròn

Nhưng từ khi thành lập do thay đổi về thị trường xây dựng,các sản phẩm chính theo thiết kế nhà máy không phù hợp với cácđiều kiện thi công và thị trường Việt Nam của những năm 70 đãkhông có khả năng tiêu thụ Để tận dụng toàn bộ trang thiết bị sẵn

có Công ty đã chuyển sang sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúcsẵn phục vụ cho nhà lắp ghép các khu chung cư tại Hà Nội nhưcác khu Kim Liên, Giảng Võ, với tổng khối lượng sản xuất hàngnăm là 7.000m

Năm 1988 cùng với sự chuyển đổi cơ chế tập trung quanliêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã có sự chuyển hướng sangđầu tư xây dựng cơ bản trong cả nước, nhà lắp ghép không cònphù hợp và không được ngân sách cấp để tiếp tục phát triểnhướng sang đầu tư thiết bị mở rộng các sản phẩm cột điện ly tâm,ống thoát nước ly tâm và đã phát triển, mở rộng thị trường đếnnay các sản phẩm này đã có mặt từ các tỉnh Miền trung đến tất cảcác tỉnh phía Bắc

Năm 1994 đáp ứng nhu cầu thị trường Công ty đã đầu tưthêm một dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông thương phẩmcung cấp bê tông cho các công trình tại Hà Nội Với tổng giá trị

Trang 30

đầu tư là 4,5 tỷ đồng Đồng thời mở rộng và phát triển thêm cácloại mặt hàng chủng loại cột điện và ống thoát nước ly tâm do vậy

đã tạo đà phát triển vượt bậc khối lượng tăng 120%

Năm 1996 tiếp tục đầu tư với tổng số vốn là 5 tỷ đồng và đã

có hướng chuyển đổi công nghệ tiên tiến thay đổi công nghệ lạchậu hiện có

Đến nay tài sản của Công ty hiện có:

Tài sản cố định nguyên giá: 14.692.000.000đ, trong đó:

có thể tóm tắt các loại cơ bản sau đây:

1 Cột điên ly tâm các loại

2 Ống thoát nước ly tâm

3 Panel họp theo tiêu chuẩn Việt Nam

4 Các cấu kiện khác

5 Bê tông thương phẩm

Trong đó sản phẩm 1,2,5 là chủ yếu

Trang 31

Các sản phẩm của Công ty phục vụ chủ yếu cho các côngtrình xây dựng các lưới điện quốc gia và địa phương Đối tượngkhách hàng chủ yếu là các chủ đầu tư, chủ dự án, và các Công tyxây lắp trong toàn quốc với đặc điểm riêng biệt về sản phẩm củaCông ty xây lắp trong toàn quốc với đặc điểm riêng biệt về sảnphẩm của Công ty đối tượng khách hàng không phải là toàn diện(Có nghĩa là không phải ai cũng muốn và cũng có khả năng muahoặc sử dụng và có nhu cầu sử dụng) mà chỉ tập trung vào một sốlượng nguồn phát sinh trong thị trường và ngày càng tăng lên với

sự phát triển của xã hội và đất nước

Thị trường rất rộng lớn, tiềm năng cao Thị trường hiện tạicủa Công ty mang tính chất cạnh tranh trong nước gay gắt không

có thị trường xuất khẩu Thị trường của Công ty rất rộng với thịtrường hiện nay gồm có: Hà Nội, các tỉnh miền Trung và các tỉnhmiền Bắc Việt Nam Dựa vào tình hình bạn hàng hiện tại có thểđánh giá sơ bộ về phần thị trường hiện tại của Công ty như sauvới 3 vùng thị trường trên

Bảng 6:

THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

BÊ TÔNG THỊNH LIỆT

Đơn vị : n v : T ị : ỷ

ng đồng

THỊ

TRƯỜNG

SẢN PHẨM

HÀ NỘI

PHẦN TT CÁC TỈNH PHÍA BẮC

PHẦN TT CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

Trang 32

5 10 00 00

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm

2006)

Thị trường sản phẩm hàng hóa của Công ty cổ phần đầu tư

và bê tông Thịnh Liệt thể hiện tính cạnh tranh gay gắt và phức tạpđòi hỏi sự thay đổi và phát triển về mọi mặt mới đảm bảo đứngvững trong cạnh tranh, số lượng của đơn vị tham gia cung cấptrong thị trường ngày càng tăng

III TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT

1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Trong những năm gần đây Công ty cổ phần đầu tư và bêtông Thịnh Liệt không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cảitiến, hoàn thiện tính năng của sản phẩm và sản xuất kinh doanhđạt hiệu quả cao Công ty đạt được những thành tựu đáng kể trongkinh doanh từ năm 2005 đến nay

Bảng 7:

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NSNN CỦA

CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT

Đơn vị tính:đồng

CHỈ

TIÊU

CÒN PHẢI NỘP

PHẢI NỘP

TỶ LỆ

1 Thuế 452.900.000 1.370.000.000 1.276.030.000 70%

2 BHXH, 63.538.000 105.017.000 111.246.000 66%

Trang 34

Bảng 8:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM CỦA

CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT

Trang 35

+ Tỷ suất lợi nhuận /Tổng doanh thu 2,1 2,27

+ Chi phí BH&QL /Tổng doanh thu 11,86 8,4

Trang 36

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty)

Năm 2005 là thời điểm Công ty đang phải cố gắng khắcphục khó khăn, với chi phí trong năm là 11,86% và với tỷ suất lợinhuận trên doanh thu là 2,1%, điều này chứng tỏ Công ty đanglàm ăn có hiệu quả Nhưng khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưanhiều, công tác tiêu thụ thực hiện tốt với các sản phẩm thuộcngành xây dựng, còn các sản phẩm không thuộc ngành xây dựngcần phải đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hơn nữa để chu kỳ sản xuấtngắn hơn

Năm 2006 do có nhiều cải tiến trong đầu tư đổi mới thiết bịcông nghệ nên khối lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ tăng, doanhthu tiêu thụ đạt trên 26 tỷ đồng tăng 11,27% so với năm 2005, lợitức sau thuế tăng 29,61% so với năm 2005 Chỉ tiêu lợi nhuận trêndoanh thu đạt 2,1% tăng 0,17% so với năm 2005 Chứng tỏ hiệuquả trong sản xuất kinh doanh tăng do khối lượng sản phẩm sảnxuất tăng, công tác tiêu thụ được thực hiện tốt, tốc độ tiêu thụtăng nhanh Chi phí trên tổng doanh thu giảm (-3,46%) so vớinăm 2005 Khả năng thanh toán là 1,3 lớn hơn 1, điều này chứng

tỏ khả năng thanh toán của Công ty tạm đạt yêu cầu Tổng quỹlương trong năm 2005 là 2.672.400.000 đồng, thu nhập bình quântăng nhanh đạt 1.650.000đ/tháng

Nói tóm lại:

Qua phân tích kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm

2005 - 2006 có thể thấy rằng: Quy mô sản xuất của Công ty cổphần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt không ngừng mở rộng và pháttriển, đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trường

Trang 37

2 Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay

2.1 Thuận lợi

Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần đầu tư và bêtông Thịnh Liệt tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của giai đoạncông nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực sản xuất và

mở rộng kinh doanh Các chỉ tiêu, như sản lượng, doanh thu, lợitức đều đạt và vượt so với kế hoạch, năng lực sản xuất được giatăng đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, uy tín của Công

ty trong ngành cũng như trên thị trường đuựơc xếp thứ hang cao.Đội ngũ cán bộ công nhân viên ở độ tuổi trẻ có trình độ tay nghềchiếm tỷ trọng khá lớn Ngoài ra hàng năm Công ty đèu trích ramột khoản tiền để mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, vì vậy đội ngũcán bộ công nhân viên Công ty ngày càng được hoàn thiện vềtrình độ và chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề Bên cạnh đó với chế

độ thưởng phạt đúng lúc, đúng người cùng với việc đầu tư đổimới công nghệ, thiết bị hiện đại đã nâng cao năng suất chất lượnglao động, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình công tác cảu cán bộcông nhân viên Công ty

Qua các giai đoạn thăng trầm của thời kỳ nền kinh tế thịtrường, Công ty đã dần dần hoàn thiện được bộ máy tổ chức quản

lý hợp lý, các phòng ban, phân xưởng có quan hệ mật thiết vớinhau, phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng với nhau, không có tình trạngchồng chéo chức năng các công việc cảu Công ty được giải quyếtnhanh chóng và giúp cho Công ty thích nghi được với thị trường

Công ty đã biết phối hợp các ưu điểm, lợi thế của mình,luôn tạo ra được sức mạnh tổng hợp cạnh tranh và đầu tư đúnghướng, đúng mặt hàng, điều này đã giúp cho thị trường Công ty

Trang 38

không ngừng được mở rộng và vị thế của Công ty ngày càngđược củng cố trên thị trường Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ nộpngân sách, nên tạo dựng được lòng tin đối với cấp trên.

Năm 2006 khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thếgiới WTO, công ty đứng trước cơ hội cũng như những thách thứcmới để có thể phát triển cũng như mở rộng thị trường sản xuất

Bên cạnh những thành công mà Công ty đạt được còn cónhững tồn tại mà Công ty cần phải giải quyết

* Sản phẩm:

+ Số lượng sản phẩm mối còn ít, việc triển khai thương mại

bị chậm trễ do các khó khăn về công nghệ, kỹ thuật, vật tư dẫn tớihiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí bỏ lỡ đơn hàng

+ Các sản phẩm đơn giản về công nghệ nên khả năng cạnhtranh thấp, sai sót về chất lượng còn xảy ra, dẫn đến các thiệt hại

về chi phí sản xuất và thị trường

+ Giá thành sản phẩm còn ở mức cao so với mặt bằng chunglàm ảnh hưởng nhiều tới khả năng tiêu thụ cũng như cạnh tranhtrên thị trường

Trang 39

* Năng lực sản xuất (bao gồm thiết bị, khuôn mẫu, nguồnvật tư, công nghệ).

+ Công tác thiết kế và chế tạo khuôn mẫu chưa hoàn hảo vàđáp ứng kịp tiến độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường

+ Nguồn cung cấp vật tư không ổn định và chưa vươn ratầm thị trường quốc tế làm hạn chế khả năng phát triển sản phẩmtiên tiến

+ Công tác quản lý chất lượng chưa đi vào ổn định

+ Các dự án đầu tư tiến triển chậm và không đồng bộ dẫnđến không phát huy được hiệu quả kinh doanh

+ Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý (kế hoạch sản xuất,tiêu thụ, vật tư) không tạo ra được hiệu quả cho đầu tư

* Thị trường:

+ Hiện nay mạng tiếp thị được triển khai theo các địaphương, trong khi đó phòng kinh doanh chưa có đủ năng lực đểđảm bảo các nguồn nhu cầu của các Công ty

+ Chưa xây dựng được mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vịtrong ngành về hợp tác công nghệ

+ Quan hệ giữa phòng kinh doanh và các ban ngành kháccủa Công ty còn chưa đủ để hỗ trợ cho các trung tâm tiếp thị

+ Cũng như các đơn vị khác trong ngành, Công ty cũng gặpnhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá theophương thức đấu thầu cạnh tranh

+ Công tác quảng cáo chưa đem lại hiệu quả thiết thực

+ Công tác giá thành còn chưa kích thách và chưa có tácdụng điều tiết cho việc tiếp thị, giá bán còn mang tính tự phát

Trang 40

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH

LIỆT

I THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG

TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT

1 Phân tích cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty

Cơ cấu giá thành biểu thị mối liên hệ về lượng của từng loạichi phí so với tổng chi phí của giá thành sản phẩm

Giá thành có thể không thay đổi nhưng kết cấu giá thànhvẫn có sự thay đổi Sự tăng lên hay giảm đi về tỷ trọng của bất kỳyếu tố chi phí nào trong cơ cấu giá thành đều ảnh hưởng đến giáthành

Phân tích cơ cấu giá thành cho ta biết được yếu tố chi phínào chiếm tỷ trọng lớn, có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá thành.Những yếu tố chiếm tỷ trọng nhiều nhất là những yếu tố chi phícần phải giảm nhiều nhất khi muốn tiến hành hạ giá thành

Theo bảng số 10, thì thấy rằng năm 2005 so với năm 2004,

cơ cấu giá thành cũng có sự thay đổi Tuy nhiên sự thay đổikhông nhiều giữa các yếu tố chi phí (tăng giảm chỉ từ 1% đến3%)

Trong năm 2004 và năm 2005 thì yếu tố chi phí chiếm tỷtrọng cao nhất trong cơ cấu giá thành toàn bộ 1 tấn bê tôngthương phẩm là chi phí tiền lương và chi phí nguyên vật liệu.Tiền lương luôn chiếm trên 30% trong cả 2 năm và chi phínguyên vật liệu thường chiếm trên 20% trong cơ cấu giá thành.Chi phí thuê ngoài chỉ chiếm từ 6% đến 8% Tỷ trọng tiền lươngnăm 2005 tăng hơn so với năm 2004 trong khi số lượng lao động

Ngày đăng: 21/04/2016, 15:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tình hình thực hiện Công tác kế hoạch chi phí, giá thành các năm 2005, 2006 của Công ty bê tông Thịnh Liệt Khác
3. Giáo trinh quản trị doanh nghiệp – PGS.TS Lê Văn Tâm – PGS.TS Ngô Kim Thanh Khác
4. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương – TS Vũ Duy Hào – ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khác
5. Giáo trình kinh tế tổ chức sản xuất –ĐH Kinh Tế Quốc Dân - 2001 Khác
6. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty bê tông Thịnh Liệt Khác
7.Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên Tổng hợp, Khoa QTCN Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân8. Giáo trình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w