1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế một số giải pháp hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng VVMI

61 294 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 8,79 MB

Nội dung

Trang 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH:

1.1.1 Một số khái niệm về chỉ phí sản xuất kinh doanh:

Chỉ phí sản xuất kinh doanh là tất cả các chỉ phí tồn tại và phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh từ khâu hình thành và tồn tại doanh nghiệp, đến

khâu tạo ra sản phẩm và tiêu thụ xong chúng [2, 44]

Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó [3, 157]

Chi phí sản xuất là toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định (thường là tháng, quý, năm) và

được biểu hiện dưới hình thái giá trị [5, 201]

Chi phí về lao động sống, như: tiền lương của cán bộ công nhân viên, chi phí bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác thuộc lương

Chi phí về lao động vật hóa, bao gồm: chỉ phí về nguyên vật liệu, chi phí về

nhiên liệu, năng lượng, chi phí về khấu hao TSCĐ,

Như vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tính bằng tiên mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, có đặc điểm là luôn vận động mang tính đa đạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, qui trình sản xuất

Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hố là quá trình kết hợp của 3 yếu tố:

Trang 2

- Đối tượng lao động: nguyên nhiên vật liệu - Sức lao động: lao động sống của con người

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình người lao động sử dụng các tư liệu lao động tác động làm biến đổi các đối tượng lao động tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội

1.1.2 Phân loại chỉ phí sản xuất kinh doanh:

Chỉ phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại và có thể được chia ra theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho công tác quản lý, điều tra tính hiệu quả sử dụng chỉ phí cho từng bộ phận sản xuất và cho toàn doanh nghiệp Xuất phát từ việc xem xét chi phí ở từng góc độ, mục đích và yêu cầu khác nhau của công tác quản lý mà ta chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp

1.1.2.1 Theo nội dung kinh tế ban đầu của chỉ phí:

Cách phân loại này dựa vào nội dung kinh tế ban đầu, khơng tính đến cơng dụng cụ thể của chi phí, địa điểm phát sinh của chi phí trong q trình sản xuất

Cách phân loại này cho nhà quản trị biết các nguồn lực mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, làm cơ sở để lập dự toán chỉ phí cho kỳ kế hoạch

Theo cách phân loại này, chi phí được phân chia thành 5 yếu tố:

* Yếu tố chỉ phí nguyên, nhiên vật liêu:

Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ (ngoại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có thể tách yếu tố này thành 2 hoặc 3 yếu tố

nhỏ cho phù hợp với yêu cầu quản lý ở doanh nghiệp: - Nguyên vật liệu

- Nhiên liệu

- Dong lực

* Yếu tố chỉ phí nhân cơng:

Trang 3

định căn cứ vào định mức lao động, đơn giá tiên lương, khối lượng công việc hoặc theo hệ số và mức lương cấp bậc, theo hợp đồng, theo hiệu quả kinh doanh [3, 162]

* Yếu tố chỉ phí khấu hao TSCĐ:

Chi phí khấu hao TSCĐ là khoản chỉ phí liên quan đến việc sử dụng các TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ xem xét Khoản này được khấu trừ khỏi thu nhập của doanh nghiệp trước khi tính thuế thu nhập, nhưng là khoản chi phí “ảo” Lý do là khoản này không phải là khoản thực chỉ của doanh nghiệp và được xem như một thành phần tạo ra tích lũy cho doanh nghiệp

* Yếu tố chỉ phí dịch vụ mua ngoài:

Bao gồm toàn bộ số tiên phải trả cho dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ như: chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chỉ phí điện nước, điện thoại, tiền bốc vác, vận chuyển hàng hoá sản phẩm, tiền trả hoa hồng đại lý, môi giới, uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, tiên mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê kiểm toán, tư vấn, quảng cáo và dịch vụ mua ngoài khác Các khoản chỉ này được hạch toán theo thực tế phát sinh do Giám đốc duyệt chỉ và chịu trách nhiệm về quyết

định của mình [3, 163]

* Yếu tố chỉ phí khác bằng tiền:

Là các khoản chi phí ngồi các chi phí đã quy định ở trên như thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khánh tiết, quảng cáo, tiếp thị, chỉ phí giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị, chỉ phí tuyển dụng, tập quân sự, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên, chỉ phí bảo hộ lao động, các khoản thiệt hại được phép hạch toán vào chỉ phí, chỉ phí bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng, tiền nộp quỹ quản lý tổng công ty, tiền đóng hội phí, chi phí dự thầu, trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Luật Lao động và các khoản chỉ khác [3, 163]

Ưu điểm của việc phân loại chỉ phí theo yếu tố:

- Phân loại rõ ràng, đảm bảo tính thống nhất của doanh thu, chi phí giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế, thuận lợi cho việc quản lý của nhà nước

- Thông qua các yếu tố có thể tách ra được bộ phận kết cấu về lao động sống

và lao động quá khứ của sản phẩm Nó thể hiện trình độ thủ cơng hay cơ giới có tính

Trang 4

Nhược điểm:

- Không cho biết mục đích cơng nghệ của các khoản chi, không phân biệt cụ thể công dụng, địa điểm phát sinh chi phí Khơng quy định chỉ phí sản xuất cho từng khu vực và không thấy rõ sự biến động đầu vào của vật tư, giá cả tăng giảm bao

nhiêu Không đủ thông tin để hạch toán giá thành cho từng sản phẩm

1.1.2.2 Theo công dụng và địa điển phát sinh của chỉ phí:

Theo cách phân loại này, những nguồn lực sử dụng vào cùng một mục đích thì được xếp cùng vào một loại gọi là khoản mục chỉ phí, khơng kể hình thái ban đầu của nguồn lực là gì Hiện nay, nước ta quy định 5 khoản mục chỉ phí như sau: * Khoản mục 1: Chỉ phí nguyên vật trực tiếp

Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ các chi phí về nguyên nhiên vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động nhỏ và nhiên liệu) được dùng trực tiếp cho q trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm những loại nguyên liệu, vật liệu chính tạo ra thực thể của sản phẩm: sắt thép, gỗ, vải, được xác định thông qua phiếu xuất kho nguyên liệu Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp được tính thẳng vào chi phí sản xuất sản phẩm, ngoài ra trong q trình sản xuất cịn phát sinh những loại nguyên liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp nguyên vật liệu chính để sản

xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm

* Khoản mục 2: Chỉ phí nhân cơng trực tiếp

Phản ánh chỉ phí lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm lao vụ dịch vụ trong các doanh nghiệp Chi phí này thường bao gồm chỉ phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội [3, 158]

* Khoản mục 3: Chỉ phí sản xuất chung

Trang 5

và tiêu thụ, nhưng không được kể là một phần của chỉ phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung (CPSXC) có ba đặc điểm sau:

- Bao gồm nhiều khoản mục chỉ phí khác nhau nên chúng được nhiều bộ phận khác nhau quản lý, và rất khó kiểm sốt

- Có tính chất gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm nên khơng thể tính thẳng vào

sản phẩm hay dịch vụ cung cấp

- Cơ cấu CPSXC bao gồm cả định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp, trong đó định phí thường chiếm tỷ trọng cao nhất

Như vậy, khoản mục CPSXC bao gồm các tiểu khoản mục sau [3, 159]: + Chi phí nhân viên phân xưởng

+ Chi phí vật liệu

+ Chỉ phí dụng cụ sản xuất

+ Chỉ phí khấu hao tài sản cố định: giá trị khâu hao toàn bộ tài sản cố định mà bộ phận sản xuất đó được quản lý và sử dụng trong kỳ

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: giá trị dịch vụ mua ngoài được sử dụng trong kỳ ở bộ phận sản xuất

+ Chỉ phí bằng tiền: các khoản chỉ phí hoạt động sản xuất ở bộ phận sản xuất trực tiếp dưới hình thức giá trị như tiếp khách, hội họp, văn phòng phẩm

* Khoản mục 4: Chỉ phí quản lý doanh nghiệp

Chi phi nay phan ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chỉ phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp [3, 160]

Chi phí này bao gồm các tiểu khoản mục sau:

- Chi phí nhân viên quản lý: là lương và các khoản tính theo lương của các nhân viên thuộc bộ máy quản lý doanh nghiệp

- Chi phí vật liệu quản lý: bao gồm chi phí về vật liệu sử dụng chung cho cong việc quản lý của doanh nghiệp

- Chi phí về đồ dùng văn phòng

Trang 6

- Thuế, phí, lệ phí: theo quy định hiện nay, doanh nghiệp tính vào khoản mục này các loại thuế và phí sau: thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế như đất, lệ phí tịa án, lệ phí trước bạ, phí cầu đường và quản lý phí phải nộp cấp trên

(nếu có)

- Dự phịng phải thu khó địi và dự phòng giảm giá tồn kho - Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiền cho công tác quản lý doanh nghiệp

* Khoản mục 5: Chỉ phí bán hàng

Chỉ phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản

phẩm [3, 159]

Chi phí này gồm các tiểu khoản mục sau:

- Chi phí nhân viên

- Chi phí vật liệu bao bì - Chi phí dụng cụ đồ dùng - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngồi

- Chi phí bằng tiền khác

Trong 5 khoản mục trên:

- Ba khoản mục đầu tiên là chi phí trực tiếp cho quá trình sản xuất và sẽ bù đắp lại khi sản phẩm dịch vụ hoàn thành đem bán dưới dạng giá vốn hàng bán

- Hai khoản mục sau liên quan đến quá trình quản lý và tiêu thụ sản phẩm Theo quy định hiện nay không phải phân bổ trực tiếp cho các loại sản phẩm mà bù

đắp bằng lợi nhuận gộp trong kỳ

* Uu điểm của việc tinh giá thành theo khoản mục chỉ phí:

Cho biết mục đích của các khoản mục chỉ phí, thể hiện rõ hơn công dụng và địa điểm bỏ ra chi phí sản xuất cho từng khu vực

Kết hợp được các yếu tố chỉ phí công đoạn và yếu tố chi phí tổng hợp mới tạo nên khoản mục

Trang 7

kinh doanh Nó cho phép tính được giá thành đơn vị sản phẩm, cho phép phân tích co cau chi phí, cơ cấu giá thành để từ đó đề xuất các biện pháp tiết kiệm chỉ phí, hạ

giá thành sản phẩm

* Nhược điểm:

Đôi khi khơng rõ ràng, có thể có sự nhầm lẫn giữa các khoản mục do phương pháp này tính tốn phức tạp hơn Khơng có tính thống nhất giữa các danh mục

Không thể hiện kết cấu giữa các yếu tố

1.1.2.3 Theo mối quan hệ giữa chỉ phí và đối tượng chịu chỉ phí:

Căn cứ vào việc tham gia của chi phí vào hoạt động kinh doanh, tồn bộ chi phí được chia làm 3 loại:

* Chỉ phí sản xuất kinh doanh: bao gồm những chỉ phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, quản lý doanh nghiệp

* Chị phí hoạt động tài chính: bao gồm các chì phí liên quan đến hoạt động vay nợ,

đầu tư tài chính, mua bán chứng khốn

* Chị phí hoạt động khác: gồm các chi phí ngồi dự kiến như chỉ phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chi phi về nộp phạt

1.1.2.4 Theo mối quan hệ giữa chỉ phí và lượng sản xuất:

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành định phí, biến phí va chi phi hỗn hợp:

* Định phí (chỉ phí cố định): là các khoản chỉ phí khơng thay đổi hoặc là có sự thay

đổi nhỏ không đáng kể khi mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi Định

phí bao gồm một số yếu tố như: chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong phân xưởng, lương nhân viên phân xưởng

* Biến phí (chỉ phí biến đổi): là các khoản chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối

lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp, nhưng chỉ phí tính cho một đơn vị sản

phẩm thì lại không thay đổi khi sản lượng thay đổi Biến phí thường gồm các khoản

chi phí như: chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, chỉ phí lao động trực tiếp, chỉ phí bao bì đóng gói

Trang 8

Ở mức độ hoạt động căn bản, chỉ phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định

phí, q mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí Chi phí hỗn hợp bao gồm cả các chi phí sản xuất chung như: chỉ phí điện thoại, điện năng, nước, tiền thuê máy móc thiết bị, tiền lương giám sát, nhân viên

Việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí bất biến và chi phí khả biến có tác dụng trong việc xây dựng chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp

Cách phân loại dựa theo mối quan hệ giữa chi phí và lượng sản xuất cũng ý nghĩa trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và định ra biện pháp thích hợp nhằm hạ thấp chỉ phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm

1.2 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:

1.2.1 Khái niệm giá thành:

Giá thành sản phẩm dịch vụ là toàn bộ những chỉ phí tính bằng tiên để sản

xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm dịch vụ là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa

cho một đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc lao vụ nhất định biểu hiện bằng tiền Giá thành sản phẩm là toàn bộ chỉ phí bằng tiền để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định [1, 346]

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động

sống và lao động vật chất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ

Có thể nói giá thành là một chỉ tiêu phản ánh toàn diện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các mặt: trình độ cơng nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản trị v.v

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh và đo lường kết quả sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà các doanh nghiệp đã thực hiện

Trang 9

1.2.2 Phân loại giá thành:

Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau

1.2.2.1 Theo thời điểm xác định giá thành:

Căn cứ vào thời điểm xác định giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: Giá thành kế hoạch, giá thành thực tế

* Giá thành kế hoạch:

Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính dựa trên chi phí sản xuất và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch được lập trước kỳ sản xuất kinh doanh, là mục tiêu cần đạt của doanh nghiệp và là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm [1, 351]

Giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở công nghệ sản xuất của doanh nghiệp cũng như các định mức kinh tế kỹ thuật và sản lượng dự kiến của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch

Giá thành kế hoạch được vạch ra cho cả kỳ kế hoạch và chỉ tiêu này không đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch Việc xây dựng giá thành kế hoạch có vai trò rất to lớn Đây là cái gốc để doanh nghiệp so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện và các nguyên nhân tác động tới việc hoàn thành kế hoạch

* Giá thành thực tế:

Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính dựa trên chi phí sản xuất thực tế phát sinh và sản lượng sản xuất trong kỳ sản xuất kinh doanh Giá thành thực tế được tính khi kết thúc kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Giá thành thực tế là cơ sở để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí và xác định kết quả kinh

doanh [1, 351]

Giá thành thực tế được tính trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh mà doanh

nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định

Giá thành thực tế là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, tổ chức, kỹ

thuật nhằm thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt

Trang 10

1.2.2.2 Theo nội dung cơ cấu giá thành: * Giá thành sản xuất:

Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chỉ phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất; bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng hoá và mức lãi gộp lại trong kỳ

* Giá thành đây đủ:

Giá thành day đủ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chỉ phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (Bao gồm giá thành sản xuất, chỉ phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng)

Giá thành toàn bộ là cơ sở để tính tốn lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng loại

mặt hàng, từng loại sản phẩm

1.2.2.3 Theo số lượng đối tượng tính giá thành:

* Giá thành đơn vị sản phẩm:

Giá thành đơn vị sản phẩm là giá thành tính cho một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm nhất định Giá thành đơn vị dùng để so sánh với giá thành kế hoạch, với

các kỳ sản xuất trước đó và với các đối thủ cạnh tranh để có biện pháp giảm giá

thành [1, 351]

* Tổng giá thành sản phẩm:

Tổng giá thành sản phẩm là tập hợp toàn bộ chỉ phí để sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm của doanh nghiệp trong kỳ sản xuất kinh doanh Tổng giá thành sản phẩm cho biết kết cấu các loại chi phí trong giá thành để có biện pháp giảm giá thành [1, 352] 1.2.3 Phân biệt chỉ phí và giá thành:

a Mối quan hệ giữa chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có những

mặt khác nhau:

Thứ nhất: Chi phí sản xuất luôn gắn liên với từng thời kỳ đã phát sinh ra

chúng, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã

Trang 11

Thứ hai: Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí, có cùng một nội dung kinh tế, chúng khơng nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí Cịn những chi phí nào phát sinh nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí

đó thì chúng được tập hợp lại thành các khoản mục để tính tốn giá thành sản phẩm,

dịch vụ

Thứ ba: Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chỉ phí đã trả trước của kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chỉ phí phải trả kỳ trước, nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế; nhưng khơng bao gồm chi phí phải trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh Ngược lại giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan đến chỉ phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ

Thứ tr: Chỉ phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ và sản

phẩm hỏng Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chí phí sản xuất sản phẩm

dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chỉ phí sản xuất của sản

phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang

Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành Sự tiết kiệm hay lãng phi chi phi san xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ Vì vậy, quản trị giá thành phải gắn liền với quản trị chỉ phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chúng đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh Về thực chất chi phí và giá thành là 2 mặt của quá trình sản xuất kinh doanh Chi phi phản ánh mặt hao phí cịn giá thành phản ánh mặt kết quả sản xuất

Trang 12

khác nhau giữa sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ nên gây ra chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ

đồ sau:

Chỉ phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phi sản xuất phát sinh trong ky

Tổng giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành |_ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Qua sơ đồ trên ta thấy:

Tổng giáthành Chiphísản Chiphísản Chỉ phí sản

sản phẩm dich vy = xuấtdở + xuấtphá - xuấtdở

hoàn thành dang đầu kỳ sinh trongkỳ dang cuối kỳ

Như vậy chỉ phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm Nếu tiết kiệm chi phí sản xuất thì sẽ hạ giá thành sản phẩm

b Phân biệt đối tượng tập hợp chỉ phí và đối tượng tính giá thành: * Đối tượng tập hợp chỉ phí:

Đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp theo nó Thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí để cung cấp số liệu tính giá thành và phục vụ cho công tác quản lý:

+ Nơi phát sinh chỉ phí: Phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận chức năng + Nơi đánh giá chịu chi phí: sản phẩm, công việc, lao vụ, cơng trình, hạng mục cơng trình, đặt hàng

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp để xác định đúng đối tượng tập

hợp chi phí sản xuất dựa trên những căn cứ:

+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Có phân

xưởng, khơng có phân xưởng

+ Căn cứ vào đặc điểm của quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản đơn, sản xuất phức tạp, quy trình cơng nghệ liên tục, gián đoạn, * Đối tượng tính giá thành:

Trang 13

Tuỳ theo đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là:

+ Từng công việc, đơn đặt hàng, sản phẩm đã hoàn thành

+ Từng loại thành phẩm, bộ phận chỉ tiết sản phẩm

+ Từng cơng trình, hạng mục cơng trình

Như vậy: Xác định đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu

chi phí Cịn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm,

công việc, lao vụ nhất định địi hỏi phải tính giá thành đơn vị Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyển sản xuất, tuỳ theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp áp dụng

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH:

1.3.1 Phương pháp tính giá thành kế hoạch:

Giá thành kế hoạch của doanh nghiệp được tính trước khi diễn ra kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch của doanh nghiệp được tính căn cứ vào sản lượng kế hoạch và tuân theo các nguyên tắc sau:

- Các chi phí có định mức thì xác định theo định mức và đơn giá kế hoạch - Các chi phí khơng có định mức thì xác định theo dự toán bằng cách sử dụng hệ số biến động

Bằng cách trên tính được tổng chi phí kế hoạch tương ứng với sản lượng kế hoạch của kỳ sản xuất kinh doanh, từ đó xác định được tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch của kỳ kế hoạch

1.3.2 Phương pháp tính giá thành thực tế:

Giá thành thực tế được thống kê và tính sau khi kết thúc kỳ sản xuất kinh

doanh Để tính giá thành thực tế, thực hiện các bước như sau:

- Tap hop chi phi phat sinh trong kỳ theo khoản mục và phân bổ (nếu cần) cho các đối tượng tính giá thành

- Kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phù

hợp với thực tế của doanh nghiệp

Trang 14

1.4 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:

1.4.1 Lựa chọn phương pháp phân tích: 1.4.1.1 Phương pháp so sánh (giản đơn):

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng lâu đời phổ biến nhất So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hố có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá các

mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải

pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể [3, 23] Phương pháp so sánh có nhiều dạng:

- So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch trong phương án giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra

- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước (năm trước, quý trước, tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng

- So sánh số liệu của thời gian này với sô liệu cùng kỳ của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp điệu thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian

- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp

- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doang nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được mặt mạnh yếu của doanh nghiệp

- So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường

- So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu

1.4.1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 2, 11]:

Trang 15

có biểu hiện bằng một hàm số Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán

mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế

1.4.1.3 Phương pháp phân tích chỉ tiết [3, 20]:

Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau Thông thường trong phân tích, phương pháp chỉ tiết được thực hiện theo những hướng sau:

* Chỉ tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu:

Mọi kết quả kinh doanh đều biểu hiện trên các chỉ tiêu đến bao gồm nhiều bộ phận Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh

Cụ thể trong phân tích giá thành, chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm hoặc mức

giá thành thường được chi tiết theo các khoản mục giá thành * Chỉ tiết theo thời gian:

Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh

* Chỉ tiết theo địa điểm:

Phân xưởng, tổ, đội thực hiện kết quả kinh doanh được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh trong các trường hợp sau:

Trang 16

- Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh Tuỳ mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chỉ tiết phù hợp về các mặt: Năng suất, chất lượng, giá thành

- Khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, đất đai trong kinh doanh

1.4.2 Nội dung phân tích:

1.4.2.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản lượng và của các sản phẩm so sánh được [10]:

Ký hiệu như sau:

* Zø, Zg¡, Z¿¡ - tương ứng là giá thành đơn vị thực hiện năm trước, kế hoạch năm nay và thực hiện năm nay của loại sản phẩm thir i

* doi» Iki» Ui - tương ứng là sản lượng thực hiện nam trước, kế hoạch năm nay và thực hiện năm nay của loại sản phẩm thir i

*Z,,Zx, Z, - tương ứng là giá thành tổng sản lượng thực hiện năm

trước, kế hoạch năm nay và thực hiện năm nay, được tính trên tồn bộ

sản lượng của doanh nghiệp

Zu = LK: ZKi § Zo = Loi 201 6 Z) = LN 211

*Q,, Ox, Q, - tương ứng là tông sản lượng thực hiện năm trước, kế hoạch năm nay và thực hiện năm nay

Qo = Loi» Ox = VAKi ¡ Ởị = Li

* Mxs, Tx¿ - tương ứng là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành tông sản lượng kế

hoạch năm nay so với thực hiện năm trước

* M,;, T,; - tương ứng là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành tổng sản lượng thực hiện năm nay so với thực hiện năm trước

* M,x, T,„ - tương ứng là mức hạ vả tỷ lệ hạ giá thành tổng sản lượng thực hiện năm nay so với kế hoạch năm nay

Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch so với năm trước được xác định:

Trang 17

Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch được tính theo:

Mx = X41: 211 - LAK: 2Kis Mix = Myo - Mo

Tix = Mu “S4 ZKi = Mix [2«: Luu 9: Tix #T 19 - Tko

Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành thực hiện năm nay so với thực hiện năm trước: M9 = X41 211 - 3 đại Zo¿ Mụa = Mix + Mo

Tio = M10 S40 Z0¡ = Mo[20s Luu 9: Tio # Tix + Tko

Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng, nhân tố cơ cấu sản lượng, nhân tố giá thành đơn vị đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn

1.4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị các sản phẩm chủ yếu:

Trong nội dung phân tích này, cần đánh giá được tình hình biến động về giá thành đơn vị của một số sản phẩm chủ yếu Phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giá thành đơn vị đó

1.4.2.3 Phản tích tình hình thực hiện kế hoạch một số khoản mục chỉ phí chính: Trong các khoản mục chỉ phí, có ba khoản mục thể hiện những chi phí cơ bản của các yếu tố sản xuất kinh doanh và thông thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, đó là:

- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp - Khoản mục khấu hao TSCĐ

Do vậy, khi phân tích giá thành sản phẩm phải tiến hành phân tích tình hình biến động của các khoản mục này và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó

Chi phí ngun vật liệu trực tiếp chịu sự tác động của hai nhân tố cơ bản: Định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu và đơn giá của từng loại nguyên vật liệu Trong đó, đơn giá của từng loại nguyên vật liệu phụ thuộc vào giá mua nguyên vật liệu và tổ chức quá trình thu mua nguyên vật liệu

Trang 18

hoặc từng loại công nhân và tiền lương bình quân của công nhân sản xuất trong từng bộ phận hoặc từng loại cơng nhân

Trong phân tích khoản mục khấu hao TSCĐ cần chú ý, mức khấu hao năm phụ thuộc vào hai nhân tố: Nguyên giá của TSCĐ và tỷ lệ khấu hao

1.5 CÁC PHƯƠNG HƯỚNG HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:

1.5.1 Tiết kiệm chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp [1, 371]:

Đây là khoản chỉ phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trị quan trọng Để tiết kiệm chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp doanh nghiệp cần tập trung giải quyết hai vấn đề:

* Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm bằng các biện pháp sau đây:

- Tổ chức tốt khâu cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tránh thất thoát, tiêu hao nguyên vật liệu trên đường vận chuyển

- Bố trí các kho hợp lý, thuận tiện cho việc nhập kho, bảo quản, thu hồi và

kiểm kê nguyên vật liệu

- Tổ chức cấp phát, theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên

vật liệu theo định mức, bảo quản tiết kiệm

- Tổ chức tốt khâu vận chuyển nguyên vật liệu trong nội bộ doanh nghiệp

- Tổ chức việc thu hồi và tận dụng triệt để phế liệu, phế phẩm

- Nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong đội ngũ công nhân và nhân viên của doanh nghiệp

- Xây dựng chế độ khen thưởng do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu hợp lý - Cải tiến máy móc thiết bị và áp dụng kỹ thuật và công nghệ chế tạo tiên tiến để giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu

- Xây dựng các thủ tục và qui định cho các công tác cung ứng, vận chuyển, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu

* Giảm đơn giá nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp bằng các biện pháp: - Đàm phán, tạo mối quan hệ tốt để giảm giá mua nguyên vật liệu

- Tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu với giá thấp - Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, đóng gói nguyên vật liệu

Trang 19

- Giảm các chi phí khác về giao dịch trước khi mua, các chi phí kiểm nghiệm trước khi mua

- Tận thu phần giá trị nguyên vật liệu bị hư hỏng

- Sử dụng nguyên vật liệu thay thế có giá trị thấp hơn khi cần thiết 1.5.2 Tăng năng suất lao động [1, 372]:

Tang năng suất lao động làm giảm chỉ phí tiền lương cơng nhân sản xuất và các khoản chỉ phí cố định cho một đơn vị sản phẩm Tăng năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc

giảm thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Để nâng cao

năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Tổ chức quá trình sản xuất khoa học nhằm tăng khối lượng sản phẩm với cùng số lượng công nhân

- Đầu tư công nghệ mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng sản lượng sản xuất trên một đơn vị thời gian

- Có chính sách đào tạo huấn luyện cho công nhân viên để nâng cao trình độ và tay nghề của công nhân viên

- Chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm

việc thuận lợi cho công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao năng suất lao động

- Chú trọng đến xây dựng văn hoá doanh nghiệp, phát triển tỉnh thần đoàn kết, khả năng làm việc theo nhóm trong doanh nghiệp, xây dựng quan hệ tốt giữa cấp lãnh đạo và công nhân viên và có cơ chế để khuyến khích sự sáng tạo, tăng năng suất của công nhân viên

1.5.3 Khai thác tối đa cơng suất của máy móc thiết bị [1, 373]:

Trang 20

- Hoạch định công suất máy móc thiết bị phù hợp sản lượng bán hàng và năng lực sản xuất của doanh nghiệp

- Tăng sản lượng bán hàng để tăng sản lượng sản xuất, từ đó nâng cao mức độ khai thác công suất máy móc thiết bị

- Giảm các máy móc thiết bị dư thừa trong sản xuất kinh doanh của doanh - Xây dựng định mức sử dụng máy móc thiết bị, có chế độ bảo quản sửa chữa, xây dựng lịch trình kiểm tra, sửa chữa và cải tiến máy móc thiết bị để nâng cao công suất máy móc thiết bị

1.5.4 Giảm lãng phí trong sản xuất [1, 374]:

Trong sản xuất doanh nghiệp thường gặp hai biến cố là sản phẩm bị hư hỏng và ngưng sản xuất làm tăng giá thành Vì vậy, nếu giảm được các biến cố này sẽ giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm

* Các biện pháp để giảm số sản phẩm hư hỏng gồm:

- Xây dựng tỷ lệ các sản phẩm hư hỏng ở mỗi thời kỳ, có biện pháp nâng cao

chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng

- Xây dựng qui trình và thủ tục sản xuất sản phẩm, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc của qui trình và thủ tục

- Nâng cao tay nghề của công nhân viên, áp dụng phương pháp kỹ thuật sản xuất mới và cải tiến máy móc thiết bị

- Áp dụng cơ chế kiểm tra chất lượng chặt chẽ tại các công đoạn sản xuất, có

hình thức khen thưởng và kỷ luật để giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng

* Các biện pháp để giảm thời gian ngưng sản xuất:

- Có biện pháp ổn định tiêu thụ sản phẩm và cung ứng nguyên liệu đầu vào - Xây dựng lịch trình theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị và sửa chữa máy móc thiết bị, để giảm hư hỏng bất thường làm ngưng sản xuất

1.5.5 Tiết kiệm chỉ phí SXC, chi phí QLDN và chỉ phí BH [1, 374]:

Trang 21

- Xây dựng các định mức cho chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng

- Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc sử dụng các khoản chi phí sản xuất chung, chi phi quan ly doanh nghiệp và chi phí bán hàng

- Nâng cao tỉnh thần trách nhiệm của nhân viên, tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng

- Hoàn thiện phương pháp làm việc để nâng cao năng suất lao động của nhân viên quản lý, bán hàng

1.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2:

Như vậy, Chương 1 của đồ án với tiêu đề “Cơ sở lý thuyết về chỉ phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm” thể hiện các nội dung sau:

Nêu một cách khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm Phân loại chỉ phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm theo các tiêu thức khác nhau với các yêu cầu và mục đích khác nhau của công tác quản lý

Nêu các phương pháp tính giá thành: phương pháp tính giá thành kế hoạch, phương pháp tính giá thành thực tế

Trình bày các phương pháp thường dùng và các nội dung yêu cầu của công tác phân tích giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Đưa ra các phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu hạ

giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Nhiệm vụ đặt ra trong Chương tiếp theo là: vận dụng các nội dung lý thuyết của Chương 1 vào việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - VVMI Xác định được các mặt còn yếu kém, chưa hoàn thiện trong công tác quản trị chi phí, giá thành sản phẩm của Công ty

Trang 22

Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG - VVMI

2.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH GẦN ĐÂY CỦA DOANH NGHIỆP:

2.1.1 Giới thiệu khái quát doanh nghiệp:

Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - VVMI tiên thân là Xí nghiệp sản xuất và cung ứng Vật liệu xây dựng trực thuộc Công ty than Nội Địa - Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam); đơn vị được thành lập vào tháng 3 năm 2002

Ngày 01/06/2006 đơn vị chuyển đổi mơ hình tổ chức thành Công ty cổ phần

Vật liệu xây dựng Than Nội Địa nằm trong công ty mẹ cấp trên là Công ty TNHH

một thành viên Than Nội Địa Tháng 4 năm 2007 đơn vị đổi tên là Công ty cổ phần

Vật liệu xây dựng - VVMI trực thuộc công ty mẹ là Công ty TNHH một thành viên

công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV

Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - VVMI có trụ sở tại xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; Điện thoại: 025 850261; Fax: 025 851927

Nhiệm vụ chính của Cơng ty là khai thác, chế biến đá cung cấp làm phối liệu đốt cùng với than Na Dương để khử khí lưu huỳnh phục vụ vận hành nhà máy Nhiệt điện Na Dương Một phần phục vụ nhu cầu đá xây dựng tại thị trường tỉnh Lạng Sơn

Công suất khai thác chế biến của mỏ là 300.000 tấn thành phẩm/năm (Trong đó cấp cho nhà máy nhiệt điện 200.000 tấn; cấp cho thị trường xây dựng

100.000tấn)

Quy mô tổ chức của Công ty hiện nay:

Trang 23

Trong đó:

- Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ trình độ đại học: 14

- NV quan ly kỹ thuật, nghiệp vụ trình độ CĐ và trung học: II

- NV phục vụ (nấu ăn, bảo vệ, thống kê): 12 - Công nhân kỹ thuật: 56

Sơ đồ tổ chức của Cơng ty [Phịng Tổ chức hành chính-Bảo vệ]

HOI DONG QUAN TRI

L——

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÓ GIÁM ĐỐC T 1 1 1 Phong Phong ' Phòng Phòng TCHC-BV TK-KT-TC \ KH-VT KT-AT-CD i 1 1 i y Phân xưởng khai thác Tổ Tổ khoan, Tổ Tổ Tổ nghiền, Tổ

cấp dưỡng nổ mìn xtic, gat lái xe sàng sửa chữa

Trong đó:

TCHC-BV: Tổ chức hành chính - Bảo vệ

TK-KT-TC: Thống kê - Kế tốn - Tài chính KH-VT: Kế hoạch - Vật tư

Trang 24

Quy trình công nghệ khai thác chế biến sản phẩm của Công ty [Phòng Kỹ

thuật - An toàn - Cơ điện]:

Khảo sát địa hình, địa chất theo thiết kế

Khoan - Nổ mìn Phá đá quá cỡ Sản xuất đá hộc Xúc chuyển | Xúc bốc Phá đá quá cỡ Vận tải

Kho chứa Nghiền sàng Bãi thải

Bán cho hộ tiêu thụ

2.1.2 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp:

Năm 2002 - 2003 đơn vị làm công tác chuẩn bị sản xuất, giải phóng mặt bằng,

đền bù đất đai, đầu tư cơ bản, xây dựng cơ sở vật chất Từ năm 2004 mới chính thức

tổ chức sản xuất

Trước năm 2006 do tiến độ cấp đá vào nhà máy nhiệt điện chậm dự án, sản lượng tiêu thụ thấp, chi phí cố định và khấu hao cơ bản phát sinh lớn, không cân đối với kết quả sản xuất kinh doanh nên Công ty than Nội Địa điều phối cấp bù lõ

Từ năm 2006 Công ty đã cân đối được kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kn doanh ngày cằng phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày một cải thiện hơn

Trang 25

2.1.3 Một số kết quả sản xuất kinh doanh gân đây của doanh nghiệp: a Kết quả thực hiện kế hoạch của một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2006 và 2007:

Kết quả thực hiện kế hoạch của một số chỉ tiêu chủ yếu gồm: Sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lương bình quân và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được trình bày trên bảng 2.1.3

Bảng 2.1 Kết quả thực hiện kế hoạch một số chỉ tiêu chủ yếu

Chỉ tiêu DVT Ké hoach Thuc hién So sánh

Nam 2006

San luong tiéu thu tấn 250.000 291.804| 116,72%

Doanh thu 1000đ 19.400.000 22.566.962| 116,32%

Luong binh quan đ/ng/th 2.500.000} — 2.500.000} 100,00%

Kết quả SXKD (lãi +, lỗ -) 1000đ 500.000 854.455| 170,89% Nam 2007 Sản lượng tiêu thụ tấn 246.000 286.790[ 116,58% Doanh thu 1000đ 18/700.000 20.273.889| 108,42% Lương bình quân đ/ng/th 2.700.000} — 2.700.000} 100,00% Kết quả SXKD (lãi +, lỗ -) 1000đ 800.000 969.391| 121,17%

[Phòng Thống kê - Kế tốn - Tài chính]

Qua bảng trên thấy rằng, năm 2006 và 2007 Công ty đều thực hiện vượt các kế hoạch đã đề ra Sản lượng tiêu thụ và doanh thu thực tế có mức tăng so với kế hoạch ổn định qua các năm 2006 và 2007 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006 đạt tỷ lệ vượt kế hoạch rất cao, cụ thể là 70,89%; năm 2007 tỷ lệ này thấp hơn nhưng vẫn đạt mức cao 21,17%

b Phản tích báo cáo kết quả hoạt động SXKD các năm 2006 va 2007:

Trang 26

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 và 2007 DVT: déng VN Nam So sánh 2007/2006 Chỉ tiêu 2006 2007 Tuyệt đối %

| Doanh thu ban hang | 55 566.961.533 | 20.273.888.750 | -2.293.072.783 | 89/84

và cung cấp dịch vụ 2 Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp — | 22.566.961.533 | 20.273.888.750 | -2.293.072.783 | 89,84

dịch vụ

3 Giá vốn hàng bán 9.077.898.990 | 8.400.389.341| -677.509.649 | 92,54 4 Lợi nhuận gộp vẻ bấn | 15 499 062 543 | 11.873.499.409 | -1.615.563.134 | 88,02

hàng và cung cấp dịch vụ

5 Doanh thu hoạt động tài chính 12.130.632 9204.680| -2925.952| 75.88 6 Chỉ phí tài chính 608.045.546| 447300.068| -160.745.478 | 73,56

- Trong đó: Chỉ phí lãi 608.045.546| 447.300.068| -160.745.478 | 73.56

vay

7 Chỉ phí bán hàng 11.095.731.413 | 9.601.044.046 | -1.494.687.367| 86,53 8 Chỉ phí quản lý doanh | do søIggị| 936158385 -13503496| 98/58

nghiệp

9 Lợi nhuận thuần từ

hoại động kính doanh 847.754335| 898201590| 50447255| 105.95 10 Thu nhập khác 8036.100| 711894357| 63.153⁄257| 885,87 11 Chỉ phí khác 1.335.375 -1.335.375

12 Lợi nhuận khác 6.700.725 71.189.357 | — 64.488.632 | 106241 13 Tong lợi nhuận kế 854.455.060 | 969.390.947| 114.935.887| 113/45 toán trước thuế

14 Lợi nhuận sau thuế 854.455.060 | 969.390.947| 114.935.887| 113/45

thu nhập doanh nghiệp

[Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính]

Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên, rút ra một số nhận xét như sau:

Trang 27

lượng đá cung cấp cho Nhiệt điện Na Dương giảm, do năm 2007 Nhiệt điện Na Dương đã hoạt động ổn định (năm 2006 là năm Nhiệt điện Na Dương vận hành thử tải nên tiêu thụ sản lượng đá cao hơn)

Năm 2007 sản lượng sản xuất và tiêu thụ đá giảm, do đó giá vốn hàng bán cũng giảm so với năm 2006; giá vốn hàng bán năm 2007 bằng 92,54% so với năm 2006 mức giảm tuyệt đối là 677.509.649 đồng Mức giảm của giá vốn hàng bán thấp hơn mức giảm của doanh thu, điều này thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2007 không tốt bằng năm 2006

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 giảm 1.615.563.134 đồng; chỉ đạt 88,02% so với năm 2006 Lợi nhuận gộp có tỷ lệ giảm cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu là do giá vốn hàng bán có tỷ lệ giảm thấp hơn hơn tỷ lệ giảm doanh thu

Chỉ phí bán hàng năm 2007 có giá trị bằng 86,53% so với năm 2006; mức giảm tuyệt đối của chi phí bán hàng là 1.494.687.367 đồng

Chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp năm 2007 giảm 13.503.496 đồng so với năm 2006; về giá trị chi phi quan ly doanh nghiệp năm 2007 bằng 98,58% so với năm 2006 Tỷ lệ giảm chỉ phí quản lý doanh nghiệp cũng thấp hơn tỷ lệ giảm doanh thu, điều này thể hiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp vận hành còn chưa tốt

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 đạt giá trị 898.201.590 đồng; bằng 105,95% so với năm 2006, với mức tăng tuyệt đối là 50.447.255 đồng Lợi nhuận tăng do doanh nghiệp đã giảm được chỉ phí bán hàng (tỷ lệ giảm của chỉ phí bán hàng cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu)

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2006 đạt tỷ lệ 113,45%, mức tăng lợi nhuận tuyệt đối là 114.935.887 đồng

Trang 28

2.2 KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH CỦA DOANH NGHIỆP:

2.2.1 Kế hoạch yếu tố chỉ phí nguyên nhiên vật liệu: a Yếu tố chỉ phí nguyên vát liệu:

Kết hợp với hệ thống đơn giá của từng vật liệu thực tế trên thị trường năm trước và khối lượng công việc của từng khâu năm tiếp theo ta xác định nhu cầu vật tư và giá trị của từng vật liệu theo công thức:

Nhu cầu vật tư tiêu hao: N = )D*K, (don vi vat liệu)

Giá trị vật liệu thực hiện: GVL = )P*N (d)

Trong đó:

N: Nhu cầu vật tư tiêu hao

D: Dinh mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm công việc K;: Khối lượng sản phẩm, công việc thực hiện thứ ¡

P: Đơn giá vật tư b Yếu tố chỉ phí nhiên liệu:

Để tính nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất ta căn cứ vào bảng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên; định mức tiêu hao nhiên liệu theo quy định của Tập đồn cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Kết hợp với đơn giá nhiên liệu trên thị trường ta xác định giá trị nhiên liệu theo kế hoạch sản xuất bằng công thức sau:

GNL = YK,*Ð*P

Trong đó:

GNL: Giá trị nhiên liệu

K;: Khối lượng sản phẩm, công việc thực hiện thứ ¡ D: Dinh mức tiêu hao nhiên liệu

P: Đơn giá một đơn vị nhiên liệu c Yếu tố chỉ phí động lực:

Động lực tính theo định mức là: W = Đ#*K*P Trong đó:

W: Chi phi dong luc

Trang 29

K: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm P: Đơn giá IKw điện

2.2.2 Kế hoạch yếu tố chỉ phí nhân cơng: a Yếu tố chỉ phí tiên lương:

VKH = [Loy TL nin’ (He, + Hy.) + Vvel*12 (1)

Trong do:

Ly: Số lao động định biên

TL„„: Mức lao động tối thiểu để công ty xây dựng đơn giá tiền lương

theo nghị 26 chi phí là 450.000 đồng

TL min đc = Lương tối thiểu điều chỉnh

TL min de = TL min x (1 + kl + k2) (2)

Trong d6: k1 1a hé sé diéu chinh ving k1 = 0,1 k2 1a hé s6 diéu chinh nganh : k2 = 0,2

Căn cứ vào kế hoạch lao động và nghị định số 26 chi phí cơng ty áp dụng hệ số cấp bậc công việc bình qn tồn Xí nghiệp là: Hpc = 3,0

Hpc = Hkv + Htn + Hcv + Hca3 + Hđh (CT - d3) Trong đó : Hkv : Phụ cấp khu vực : Hkv = 0,2 Htn : Phụ cấp trách nhiệm : Htn = 0,02 Hecv : Phụ cấp chức vụ : Hcv = 0,01 Hca3 : Phụ cấp ca 3 : Hca3 = 0,1 Hdh : Phu cap doc hai : Hdh = 0,05

Vvc : Quỹ tiền lương viên chức quản lý chưa tính vào định mức lao động tổng hợp, vì Xí nghiệp thuộc Cơng ty Đơng bắc nên khơng tính quỹ này, (Đơn vị trực thuộc cơng ty khơng có quỹ này)

b Yếu tố chỉ phí BHXH, BHYT, KPCĐ:

Theo thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1998 của bộ tài chính hướng dẫn

phương pháp nộp bảo hiểm thì tổng mức đóng góp BHXH là 20% tiền lương cơ bản,

trong đó :

Trang 30

Theo hướng dẫn của bộ y tế quy định mức đóng góp BHYT trong đó doanh nghiệp phải trích 2% tiền lương tính vào giá thành sản phẩm và 1% đóng góp của người lao động

Kinh phí cơng đồn trích nộp 2% tiền lương tính vào giá thành sản phẩm Vậy

tổng mức lương đóng góp vào bảo hiểm xã hội được tính vào giá thành sản phẩm là

19% tiền lương cơ bản Tổng quỹ lương cơ bản của công ty tham gia bảo hiểm năm

2004 là:

Lương cơ bản = (Hệ số lương x lương min) x 12

= 290.000 x 3,07 x 223 x 12

= 2.382,6 triệu đồng

Vậy tổng chỉ phí bảo hiểm xã hội năm 2004 được tính vào giá thành là: 0,19 x 2.382,6 = 452,7 triệu đồng

2.2.3 Kế hoạch yếu tố chỉ phí khấu hao TSCĐ:

Căn cứ vào tình hình TSCĐ hiện có của doanh nghiệp và kế hoạch đầu tư, mua sim TSCD trong năm tiếp theo Tỷ lệ trích khấu hao căn cứ theo các quy định của nhà nước

2.2.4 Kế hoạch yếu tố chỉ phí th ngồi:

Cơng ty tính tốn và dự kiến giá trị yếu tố chi phí th ngồi dựa vào mức chỉ năm trước và tình hình thực tế tại Công ty; với mục tiêu giảm tối đa chi phí thuê ngoài nhằm giảm giá thành sản phẩm

2.2.5 Kế hoạch yếu tố chỉ phí khác bằng tiền:

Chỉ phí khác bằng tiền gồm các chỉ phí cơ bản: lãi vay ngân hàng: chỉ phí giao dịch, khánh tiết, hội nghị, Kế hoạch các yếu tố chi phí đó như sau:

- Lãi vay ngân hàng: ta xác định chỉ phí trả lãi ngân hàng các khoản tiền Công ty vay theo công thức : Lv = T*r*12 (đ/năm) Trong đó: T là tổng mức tiền vay, theo kế hoạch dự kiến Công ty phải vay năm đó và số tiền vay năm trước chưa trả hết; r là tỷ suất vay trong tháng, theo quy định của ngân hàng

- Chi phí giao dịch, khánh tiết, hội nghị được kế hoạch theo quy định của nhà

nước và căn cứ vào kế hoạch doanh thu

Trang 31

2.3.1 Tập hợp chỉ phí và tính giá thành chỉ phí nguyên nhiên vật liệu: a Yếu tố chỉ phí nguyên vát liệu:

Được tính tốn theo phương án kỹ thuật - sản xuất, các chỉ tiêu công nghệ được duyệt và các định mức tiêu hao do Nhà nước, các bộ ngành ban hành Chi phí nguyên vật liệu bao gồm:

- Các loại vật liệu được sử dụng trong quá trình khai thác đá như: vật liệu nổ,

phụ kiện nổ

- Vật tư phụ tùng thay thế trong quá trình vận hành thiết bị như: răng gầu xúc, xăm lốp ơtơ, bình điện,

- Vật liệu dùng cho bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các thiết bị máy móc

như: dầu nhờn, mỡ máy, sắt thép,

- Các loại vật tư khác bao gồm các loại vật liệu ngoài các loại ở trên và dùng

chung cho sản xuất trong toàn phân xưởng: kim loại đen, màu, đèn điện các loại, vật liệu xây dựng

b Yếu tố chỉ phí nhiên liệu:

Bao gồm các loại nhiên liệu phục vụ quá trình khai thác, sản xuất đá như xăng dầu Chi phí nhiên liệu được tính tốn trên cơ sở khối lượng, thời gian công tác và định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe trong điều kiện cụ thể của từng loại công việc

c Yếu tố chỉ phí động lực:

Bao gồm các loại chi phí về điện năng được sử dụng trong quá trình sản xuất và phục vụ chiếu sáng

Việc tính chỉ phí điện năng dựa trên mức tiêu hao điện năng tổng hợp và theo đơn giá quy định của Nhà nước ở từng thời kỳ

2.3.2 Tập hợp chỉ phí và tính giá thành chi phí nhân cơng: a Yếu tố chỉ phí tiền lương:

Chỉ phí tiền lương của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của Công ty Việc xác định chi phí lương phải dựa trên cơ sở:

Trang 32

b Yếu tố chỉ phí BHXH, BHYT, KPCĐ:

Chỉ phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn: được tính trên

cơ sở quỹ lương của Công ty theo các chế độ hiện hành của Nhà nước 2.3.3 Táp hợp chỉ phí và tính giá thành chỉ phí khấu hao TSCĐ:

Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp phải được huy động vào hoạt động sản xuất - kinh doanh và trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn Khi xác định chi phí khấu hao tài sản cố định phải chú ý những vấn đề sau:

- Thời gian trích khấu hao: xác định dựa trên 4 căn cứ + Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế

+ Hiện trạng tài sản cố định: thời gian tài sản cố định qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của TS

+ Tuổi thọ kinh tế của TS

+ Đúng với khung thời gian sử dụng tài sản cố định của Nhà nước - Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

Mức trích khấu hao trung bình _ _Nguyên giá của TSCĐ _

hàng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng

2.3.4 Táp hợp chỉ phí và tính giá thành chỉ phí th ngồi:

Các khoản chỉ phí th ngồi như chỉ phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chỉ phí vận chuyển hàng hố, chở cơng nhân, chỉ phí thuê công nhân và các dịch vụ mua thuê ngoài khác phải được tính trên cơ sở phương án sản xuất và hợp đồng đã

được duyệt

2.3.5 Táp hợp chỉ phí và tính giá thành chỉ phí khác bằng tiên:

Là các khoản chi phí ngồi các chỉ phí ở trên như: Thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khách tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch, hội nghị, tuyển dụng, tập quân sự

2.4 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KE HOACH GIA THÀNH CỦA DOANH NGHIỆP:

Trang 33

Giá thành tổng sản lượng, sản lượng và giá thành đơn vị kế hoạch và thực tế của Công ty được trình bày trên bảng 2.3

Bảng 2.3 Giá thành kế hoạch và thực tế năm 2006 và 2007

Năm 2006 So sánh Năm 2007 So sánh

TT Nội dung KE mm THKHG| vụ mm THIKH(%)

1 |GT TSL (10004) 18.907.697 20.688.947 10942 17.425.000 18.579.901 106,63 2_ |Sản lượng (tấn) 250.000) 291.804 116,72 246.000 286.79 116,58) 3 |GT don vi SP (dAan) 75.631 70.900, 93,75 70.833} 64.786 91,46

[Ngn: Phịng Thống kê - Kế toán - Tài chính]

Qua bảng phân tích trên, thấy rằng giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty năm 2006 và 2007 đều cao hơn kế hoạch Điều này có thể do cơng tác lập kế hoạch của Công ty chưa bám sát với thực tế; cũng có thể là do việc tăng sản lượng thực tế so với kế hoạch Năm 2006 và 2007 tỷ lệ tăng giá thành tổng sản lượng lần lượt là 9,42% và 6,63%; trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng của Công ty năm 2006 và 2007 tương ứng là 16,72% và 16,58% Như vậy việc giá thành tổng sản lượng thực tế cao hơn kế hoạch là do sản lượng thực tế tăng so với kế hoạch Xét giá thành đơn vị sản phẩm, nhận thấy Công ty đã thực hiện giảm được giá thành đơn vị

sản phẩm so với kế hoạch

Mức tăng giảm tổng giá thành thực hiện so với tổng giá thành kế hoạch được

xác định như sau:

* Năm 2006, giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty tăng so với kế hoạch như sau:

- Số tuyệt đối: 20.688.947 - 18.907.697 = 1.781.250 (ngàn đồng)

- Số tương đối: 1.781.250/18.907.697 = 9,42%

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng tổng giá thành trên: Do sản lượng tiêu thụ:

Số tuyệt đối: (291.804- 250.000)* 75.631 = 3.161.678.324 (đồng) Số tương đối: 3.161.678.324/18.907.697.000 = 16,72%

Do giá thành đơn vị:

Trang 34

Số tuyệt đối: -I.380.524.724/18.907.697.000 = -7,30%

* Năm 2007, giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty tăng so với kế hoạch như sau:

- Số tuyệt đối: 18.579.901 - 17.425.000 = 1.154.901 (ngàn đồng)

- Số tương đối: 1.154.901/17.425.000 = 6,63%

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng tổng giá thành trên: Do sản lượng tiêu thụ: Số tuyệt đối: (286.790- 246.000)* 70.833 = 2.889.278.070 (đồng) Số tương đối: 2.889.278.070 /17.425.000 = 16,58% Do giá thành đơn vị: Số tương đối: (64.786 — 70.833)*286.790 = -1.734.219.130 (đồng) Số tuyệt đối: -1.734.2 19.130/17.425.000.000 = -9,95%

2.4.2 Phân tích chung về biến động giá thành thực tế qua các năm 2006 và năm 2007:

Giá thành tổng sản lượng, sản lượng và giá thành đơn vị thực tế của Công ty

được các năm 2006 và năm 2007 thể hiện trên bảng 2.4

Bảng 2.4 Biến động giá thành thực tế năm 2006 và 2007

Giá thành thực tế So sánh 2007/2006 TT Nội dung

Năm 2006 Năm 2007 Tuyệt đối % 1 |GTTSL (1000đ) 20.688.947 18.579.901| -2.109.046đ 89,81 2_ |Sản lượng (tấn) 291.804 286.790) -5.014 98,28 3 |GT don vi SP (d/tan) 70.900 64.786 -6.114 91,38

[Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính]

Qua bảng 2.4 nhận thấy, giá thành tổng sản lượng thực tế năm 2007 giảm so

với năm 2006, giá trị giảm là 2.109.046.000 đồng, tỷ lệ giảm tương đối là 10,19%

Giá thành tổng sản lượng thực tế giảm năm 2007 giảm so với năm 2006 như vậy, một phần là do sản lượng thực tế của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 Sản lượng thực tế năm 2007 của Công ty đạt 286.790 tấn, bằng 98,28% so với năm 2006; mức giảm sản lượng tuyệt đối là 5.014 tấn Nguyên nhân thứ hai làm giá

Trang 35

Công ty đã thực hiện tiết kiệm được chỉ phí Vấn để này sẽ được phân tích rõ hơn khi tiến hành phân tích chỉ tiết các nội dung chi phí trong giá thành sản phẩm

Cũng từ bảng 2.4, thấy rằng năm 2007 Công ty đã thực hiện giảm được giá thành đơn vị sản phẩm so với năm 2006 Mức giảm tuyệt đối giá thành đơn vị là 6.114 đồng; tương ứng với mứ giảm tương đối là 8,62%

Tình hình thực hiện giá thành thực tế năm 2007 so với năm 2006 có các kết quả tăng giảm như sau:

Số tuyệt đối: 18.579.901 - 20.688.947 = -2.109.046 (ngàn đồng) Số tương đối: -2 109.046 /20.688.947 = -10,19%

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức giảm tổng giá thành trên: Do sản lượng sản xuất: Số tuyệt đối: (286.790 - 291.804)*70.900 = -355.496.200 (đồng) Số tương đối: -355.496.200/20.688.947.000 = -1,72% Do giá thành đơn vị: Số tuyệt đối: (64.786 - 70 900)*286.790 = -1.753.434.060 (đồng) Số tương đối: -1.753.434.060/20.688.947.000 = -8,47 %

Qua phân tích trên ta có bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành sản phẩm của Công ty như sau:

Bảng 2.5 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành phẩm

_ | §§TH2006KH2006 | SSTH2007/KH2007 SS TH 2007/TH 2006 NHÂN TỐ

Tuyệt đối (đ) % Tuyệt đối (đ) % Tuyệt đối (đ) %

Sản lượng 3.161.678.324 | 16,72 | 2.889.278.070 | 16,58 -355.496.200 | -1,72

Giá thành Ô 1sos2724 | -730| -1.734219.130| -9/95| -1753434060| — -8,47

đơn vị

Cộng 1.781.250 | 9,42 1.154.901 | 6,63 -2.109.046 | -10,19

2.4.3 Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty:

Trang 36

2.5.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tổng sản lượng của Công ty qua các năm 2006 và 2007:

Giá thành tổng sản lượng của Công ty bao gồm các yếu tố chi phí như sau: nguyên nhiên vật liệu (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực); nhân công (tiền lương,

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn); khấu hao TSCĐ; chi phí th

ngồi; chi phí khác bằng tiền; chi phí phân bổ TK 142 và TK 242; chi phí lãi vay ngân hàng Bảng tổng hợp các yếu tố chỉ phí tạo nên giá thành tổng sản lượng được trình bày trên bảng 2.6

Bảng 2.6 Giá thành TSL kế hoạch và thực tế năm 2006 và 2007

a Năm 2006(1000đ) Năm 2007(10004) TT Yếu tố chỉ phí SS SS KH TH KH TH I Nguyén nhién VL 2.669.255, 2.572.159] 96,36| 2.380.724) 2.761.621) 116,00 Nguyên vật liệu 1097.991 1.231.690) 112,18} 1.073.072) 1.312.531] 122,32 Nhiên liệu 955.545, 935.533| 9791| 947281 1.025.619| 108.27 Động lực 615.719 404936 6577| 360.371] 423.471 117451 II Nhân công 2.587.592, 3.110.140|120/19| 2.922.313| 3.108.531| 106,37 Tiên lương 2.324.138 2.843.660] 122,35] 2.598.851] 2.817.584| 108.42 BHXH, BHYT, KPCD 263454 266.480|10115| 3234624 290.947| 89.935 II Khấu hao TSCĐ 2.372.682, 2.384.183] 100/48| 1.440.009 1.420.820| 98,67 IV Chỉ phí thuê ngoài 9.241.382, 11.002.264| 119,05| 9.554.625} 10.062.308| 105,31 V Chỉ phí khác bằng tiên 1.023.076 857543 8382| 889.652) 964.197| 108,38 VI ee phan bo 0 115.000 154.610] 134,44] 224.677 262.423| 116,80)

VII Chi phi lai vay ngan hang 898.709 608.046) 67,66 13.001 0| 0,00

Tổng 18.907.696 20.688.947| 10942| 17.425.000| 18.579.900| 106,63

Qua bảng 2.6 cho thấy giá thành thực hiện so với giá thành kế hoạch tăng giảm

như sau:

Trang 37

- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu tăng 12,18% Nguyên nhân tăng là do sản lượng thực tế tăng so với kế hoạch; ngồi ra cịn có nguyên nhân đơn giá nguyên vật

liệu tăng [BCCP2006]

- Yếu tố chi phí nhiên liệu so với kế hoạch giảm 12,09% - Yếu tố chi phí động lực giảm 34,23%

- Yếu tố chi phí tiền lương tăng 22,35% Sản lượng thực tế tăng so với kế hoạch dẫn đến tiền lương cho công nhân sản xuất tăng [BCCP2006]

- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ tăng 1,15%

- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ tăng 0,48%

- Yếu tố chi phí th ngồi tăng 19,05% Sản lượng tiêu thụ thực tế tăng nên chi phí thuê vận chuyển đá vào Nhiệt điện Na Dương tăng, dẫn tới chỉ phí thuê ngoài thực tế tăng so với kế hoạch

- Yếu tố chỉ phí khác bằng tiền giảm 16,18%

- Yếu tố chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng 34,44%

- Yếu tố chi phí lãi vay ngân hàng giảm 32,34% Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007:

- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu tăng 22,32% Nguyên nhân tăng chi phí cũng xuất phát từ sản lượng thực tế và đơn giá thực tế cao hơn so với kế hoạch

- Yếu tố chỉ phí nhiên liệu so với kế hoạch tăng 8,27% - Yếu tố chi phí động lực tăng 17,51%

- Yếu tố chỉ phí tiền lương tăng 8,42%

- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ giảm 10,05%

- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ giảm 1,33% - Yếu tố chi phí thuê ngoài tăng 5,31%

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền tăng 8,38%

- Yếu tố chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng 16,80%

- Yếu tố chi phí lãi vay ngân hàng giảm 100%

2.5.2 Phân tích biến động giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty qua các năm 2006 và 2007:

Trang 38

GT TH 2006 GT TH 2007 SS 2007/2006 TT Yếu tố chỉ phí GT (1000đ) % GT (1000đ) % |GT(1000đ) % I Nguyên nhiên VL 2.572.159 12,43 2.761.621| 14,86) 189.462) 107.37% Nguyên vật liệu 1.231.690} 5,95 1.312.531 7,06| 80.841} 106.56%| Nhiên liệu 935.533 452 1.025.619 5,52 90.086} 109.63% Dong luc 404.936 1,96 423.471 2,28 18.535] 104.58% I Nhân công 3.110.140) 15,03 3.108.531) 16,73| -1.609| 99.95% Tiên lương 2.843.660) 13,74 2.817.584] 15,16] -26.076| 99.08% IBHXH, BHYT, KPCĐ 266.480 1,29 290.947 1,57 24.467| 109.18% IHII |Khấu hao TSCD 2.384.183) 11,52 1.420.820) 7,6 -963.363) 59.59% IV |Chỉ phí th ngồi 11.002.264 53,18 10.062.308| 54,16) -939.956| 91.46% Vv Chi phí khác bằng tiền 857.545 4,14 964.197 5,19] 106.652 112.44 % a Ve pr Oe 154.610 0,75 262.423 1,41 107.813] 169.73 % Chỉ phí lãi vay ngân hàng| 608.046 2,94 0 0,00) -608.046| 0.00% Tong 20.688.947 100,00 18.579.900| 100,00 -2.109.047| 89.81%

Qua bảng 2.5.2 cho thấy tổng giá thànhsản phẩm thực hiện năm 2007 so với tổng giá thành sản phẩm thực hiện năm 2006 tăng giảm như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu tăng 80.841 ngàn đồng, tương đương 6,56% - Chi phí nhiên liệu tăng 90.086 ngàn đồng, tương đương 9,63% - Chi phí động lực tăng 18.535 ngàn đồng, tương đương 4,58% - Chi phí tiền lương giảm 26.076 ngàn đồng, tương đương 0,92%

- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí cơng đoàn tăng 24.467 ngàn đồng, tương đương 9,18%

Trang 39

- Chỉ phí lãi vay ngân hàng giảm 608.046 ngàn đồng, tương đương 100% 2.5.3 Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tổng sản lượng

của doanh nghiệp:

2.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH ĐƠN

VỊ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY:

2.6.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch qua các năm 2006 và 2007: Bảng 2.8 Giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch và thực tế năm 2006 và 2007

DVT: déng VN Nam 2006 Nam 2007

TT Yếu tố chỉ phí KH mm Tran KH TH Trinh

L |Nguyên nhiên VL 1067| — 8.815 82,56| 9.678, 9.629 99,50) NVL 4392) 4221 96,11] 4.362) 4.577 104,92 NL 3.822] 3.206 83,88] 3.851] 3.576 92,87 ĐI 2463| — 1.388 5634| 1.465] 1.477 100,80 II |Nhân công 10.350] 10658 102/98 118791 10.839 91,24 TL 9.297} 9.745 104,82} 10.564, 9.825 93,00] BHXH 1.054 913 86,66] 1315| ‘1.014 71,15 II |KH TSCĐ 9491| — 8.170 86,09| 5.854 — 4.954 84,63 IV |Chỉ phí th ngồi 36966 37704 10200| 384840 35.086 90,33 V_ |Chi phí khác bằng tiên 4092| — 2.939 71,81] 3.616, 3.362 92,96

VI mà pu nh 460 530 — 115,18 913 915 100,19

VII |Chi phi lai vay ngan hang 3.595 2.084 57,97 33 0 0,00)

Téng 75.631| 70.900 93/75| 70.833| 64.786 91,46

Qua bảng 2.6.1 cho thấy giá thành đơn vị sản phẩm thực hiện so với giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch năm 2006 và năm 2007 tăng giảm như sau:

Trang 40

- Chi phí nguyên vật liệu giảm đồng, tương đương 3,89% - Chi phí nhiên liệu giảm đồng, tương đương 16,12% - Chi phí động lực giảm đồng, tương đương 43,66% - Chi phí tiền lương tăng đồng, tương đương 4,82%

- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí cơng đồn giảm đồng, tương đương 13,34% - Chi phí khấu hao TSCĐ giảm đồng, tương đương 13,91%

- Chi phí thuê ngoài tăng đồng, tương đương 2,00% - Chi phí khác bằng tiền giảm đồng, tương đương 28,19%

- Chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng đồng, tương đương 15,18% - Chi phí lãi vay ngân hàng giảm đồng, tương đương 43,03%

Năm 2007:

- Chi phí nguyên vật liệu tăng đồng, tương đương 4,92% - Chi phí nhiên liệu giảm đồng, tương đương 7,13% - Chi phí động lực tăng đồng, tương đương 0,80% - Chi phí tiền lương giảm đồng, tương đương 7,00%

- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí cơng đồn giảm đồng, tương đương 22,85% - Chi phí khấu hao TSCĐ giảm đồng, tương đương 15,37%

- Chi phí thuê ngoài giảm đồng, tương đương 9,67%

- Chi phí khác bằng tiền giảm đồng, tương đương 7,04%

- Chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng đồng, tương đương 0,19%

- Chỉ phí lãi vay ngân hàng giảm đồng, tương đương 100%

2.6.2 Phân tích biến động giá thành đơn vị sản phẩm thực tế qua các năm 2006

và 2007:

Bảng 2.9 Giá thành đơn vị sản phẩm thực tế năm 2006 và 2007

DVT: déng VN

— GT TH 2006 GT TH 2007 SS 2007/2006

TT Yéu t6 chi phi

GT (tr.d) | Ty trong GT (tr.d) | Ty trong | GT (tr.d) | Ty trong I |Nguyén nhién VL 8.815) 12,43 9.629 14,86) 815) 109.24%

Ngày đăng: 01/08/2014, 00:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w