1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS

28 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 657 KB

Nội dung

MỤC LỤCTrangI. PHẦN MỞ ĐẦU11. Lí do chọn đề tài12. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài33. Đối tượng nghiên cứu34. Giới hạn phạm vi nghiên cứu35. Phương pháp nghiên cứu3II. PHẦN NỘI DUNG41. Cơ sở lý luận42. Thực trạng42.1 Thuận lợi khó khăn42.2 Thành công hạn chế52.3 Mặt mạnh mặt yếu62.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài62.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra73. Giải pháp, biện pháp73.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp73.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp83.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp213.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp223.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu224. Kết quả22PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ241. Kết luận242. Kiến nghị24TÀI LIỆU THAM KHẢO26 I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Lí do khách quanViệt Nam là quốc gia thường xuyên chịu tác động của rất nhiều loại thiên tai như bão, lũ lụt... Thiên tai là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa những tác động do thiên tai gây ra đặc biệt là đối với đối tượng là trẻ em.Thiên tai ở Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều, khó dự đoán và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong hơn 30 năm qua, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 1,5% GDP. Việt Nam có ¾ diện tích là đồi núi và đây cũng là khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai như : lũ, lụt, hạn hán, mưa đá...Trẻ em vùng núi là những đối tuợng dễ bị tác động của thiên tai nhất nhưng vốn hiểu biết và khả năng tiếp cận với các phuơng tiện thông tin đại chúng còn hạn chế nên các em thuờng gặp nhiều khó khi thiên tai đến. Vì vậy rất cần thiết phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết nhất ngay trong phạm vi nhà truờng.

Trang 1

TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“ Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng

dạy địa lý THCS ”

Họ và tên: Phạm Thị Kim Yến

Đơn vị công tác: THCS Tô Hiệu

Trình độ: Đại học sư phạm

Môn đào tạo: Địa lý

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

II PHẦN NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

2 Thực trạng 4

2.1 Thuận lợi - khó khăn 4

2.2 Thành công - hạn chế 5

2.3 Mặt mạnh - mặt yếu 6

2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài 6

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 7

3 Giải pháp, biện pháp 7

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp 8

3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp 21

3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 22

3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 22

4 Kết quả 22

PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 24

1 Kết luận 24

2 Kiến nghị 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

Thiên tai ở Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều, khó dự đoán và gây rahậu quả nghiêm trọng Trong hơn 30 năm qua, bình quân mỗi năm thiên tai đãlàm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại

về kinh tế từ 1,0- 1,5% GDP Việt Nam có ¾ diện tích là đồi núi và đây cũng

là khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai như : lũ, lụt, hạn hán, mưa đá

Trẻ em vùng núi là những đối tuợng dễ bị tác động của thiên tai nhấtnhưng vốn hiểu biết và khả năng tiếp cận với các phuơng tiện thông tin đạichúng còn hạn chế nên các em thuờng gặp nhiều khó khi thiên tai đến Vì vậyrất cần thiết phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết nhất ngaytrong phạm vi nhà truờng

Trong phạm vi chương trình học môn địa lý của các em tại nhà trườnggần như chưa có nội dung hướng dẫn cho các em biết cách phòng chống cũngnhư kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có thiên tai xảy ra Đặc biệt là đối tượngtrẻ em vùng cao, nơi có thiên tai xảy ra thường xuyên, bất ngờ và rất nguyhiểm

*Lí do chủ quan

Là một người được sinh ra và lớn lên tại vùng núi, công tác trongngành giáo dục gần 10 năm, bản thân tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều thiêntai xảy ra tại địa phương, những thiệt hại về người và của là rất lớn Nhữngthiệt hại đó không chỉ khu vực Tây Nguyên mà xảy ra ở tất cả các tỉnh, vùngmiền núi của Việt Nam

Trang 4

Học sinh là tương lai của đất nước, các em đang dần trưởng thành, ởmỗi độ tuổi khác nhau lại có cái nhìn khác nhau về thực trạng xã hội, các emcần biết được rằng không phải thiên tai là do đối tượng siêu nhiên nào đó gây

ra nữa mà đó là những hiện tượng thời tiết, khí hậu xảy ra theo quy luật, cónguyên nhân, có thể là theo lẽ tự nhiên, cũng có thể là do con người gây ra; cóhậu quả

Trang bị cho các em những hiểu biết cũng như những kĩ năng căn bảnkhi có thiên tai xảy ra là việc làm hết sức cần thiết, nó tác động trực tiếp tớiđời sống, sinh hoạt và sự an nguy cho chính bản thân các em và gia đình

Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, các em tiếp xúc rất nhiều vớicác loại hình thiên tai, các dạng thời tiết cực đoan nhưng các em hầu nhưchưa thực sự biết bản chất cũng như những tác động tiêu cực của các hiệntượng đó tới sức khỏe, tài sản và tính mạng của bản thân và gia đình:

- Đi học, chơi đùa dưới trời mưa- các em có thể gặp bất kì hiểm họanào có thể xảy ra : sấm sét, giông lốc

- Ứng phó thế nào nếu nơi em sống gặp lũ, lụt

- Làm thế nào để bảo đảm an toàn khi có động đất xảy ra?

- Giúp cha mẹ thế nào trong sản xuất nông nghiệp khi có sương muối,sương giá, mưa lũ

- Làm thế nào hạn chế được thiệt hại do hạn hán trong canh tác

Trong số những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai thì trẻ em thườngchiếm 50- 60 % Tuy nhiên, đây lại là lứa tuổi có ít kĩ năng để tự bảo vệ bảnthân cũng như biết cách phòng chống những tác động do thiên tai gây ra

Từ những điều trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Lồng ghép kĩ năng

phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS”

Trang 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

- Đánh giá thực trạng vốn hiểu biết của học sinh THCS về khả năngứng phó với thiên tai xảy ra tại vùng đồi núi

- Hình thành một số kĩ năng căn bản cho học sinh ứng phó khi có thiêntai xảy ra tại địa phương

3 Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu những loại hình thiên tai và một số kĩ năng để ứng phó vớithiên tai thường xảy ra ở vùng đồi núi

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Học sinh trường THCS Tô Hiệu

- Thời gian: năm học 2014- 2015 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát tìm hiểu thực tế tình hình thời tiết tại địaphương

- Tìm hiểu về vốn hiểu biết thực tế và khả năng ứng phó thiên tai củahọc sinh

- Nghiên cứu tài liệu tham khảo

- Tìm kiếm thông tin trên internet

Trang 6

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Trẻ em - đối tượng được cả cộng đồng xã hội quan tâm, chăm sóc vàgiáo dục, bảo vệ trẻ em tránh khỏi những rủi ro, tai nạn đáng tiếc là việc làmcần thiết và cấp bách

Tầm quan trọng của công tác giáo dục nâng cao nhận thức và kĩ năngcho giáo viên, học sinh về thiên tai đã được khẳng định bởi Cơ quan chiếnlược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR) Năm2006- 2007, UNISDR đã chọn chủ đề “ Giảm nhẹ thiên tai bắt đầu từ trườnghọc” với mong muốn : Thúc đẩy việc đưa nội dung giáo dục thiên tai vàochương trình học và cải thiện sự an toàn của trường học

Thể hiện tinh thần đó Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành kế hoạchhành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên taicủa ngành giáo dục giai đoạn 2011- 2020 Trong đó nhấn mạnh công táctuyên truyền, đưa kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào nhàtrường

Cụ thể hóa nội dung trên, bộ môn địa lý với đặc thù của mình cần hìnhthành cho học sinh năng lực nhận thức, phân biệt các khái niệm và rèn luyệnnhững kĩ năng cơ bản cho học sinh để ứng phó với thiên tai nếu xảy ra tạiphạm vi địa phương nơi các em sinh sống

- Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải thiện phục vụ ngàymột tốt hơn cho công tác dạy và học

Trang 7

- Đội ngũ giáo viên đông, số lượng giáo viên trẻ nhiều là lợi thế choviệc làm quen, tiếp xúc và tập huấn công tác phòng tránh tai nạn thương tích,phòng chống tác hại của thiên tai đối với học sinh nói riêng và cộng đồng nóichung.

- Các đồng chí giáo viên bộ môn giảng dạy nhiệt tình, nghiêm túc và cótrách nhiệm

- Ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc vấn đề dạy

và học, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên hoàn thành công tác chuyên môn

* Khó khăn

- Trường THCS Tô Hiệu nằm trên địa bàn rất rộng, số lượng học sinhđồng bào đông, trình độ nhận thức của các em khá chênh lệch gây khó khăncho vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như việc áp dụng khoa họccông nghệ trong quá trình học

- Bản thân giáo viên cũng chưa được tập huấn nhiều về công tác phòngchống thiên tai tại địa phương nên còn bỡ ngỡ và chưa thuần thục trong việcvận dụng

- Việc lồng ghép vấn đề về phòng chống thiên tai trong phạm vi tiêt học

có thể mất nhiều thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến tiến trình bài học

- Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu thựctiễn còn ít

2.2 Thành công - hạn chế

* Thành công

- Qua quá trình giảng dạy nhiệt tình của giáo viên học sinh đã có đượccái nhìn thực tế hơn về các quy luật của tự nhiên, biết được nguyên nhân vànhững hậu quả do thiên tai gây ra

- Các em bước đầu hình thành được các kĩ năng căn bản để ứng phó khi

có thiên tai xảy ra, biết cách để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai cho bản thân

và cho những người xung quanh

Trang 8

- Bản thân giáo viên qua quá trình tìm tòi, học hỏi cũng đúc kết đượcnhiều kinh nghiệm có thể ứng dụng trong cuộc sống , nâng ccao vốn hiểu biếtcủa bản thân

- Kĩ năng sống của học sinh được trau dồi, nâng cao khả năng làm việctheo nhóm, hoạt động tập thể của các em được cải thiện

- Hứng thú học tập bộ môn được nâng cao, thành tích học tập của các

em được cải thiện

* Hạn chế

- Việc đổi mới phương pháp dạy và học còn nhiều bất cập, người giáoviên chưa thực sự chủ động, làm chủ tri thức nên khó khăn cho việc vận dụng

- Khi lồng ghép nội dung phòng chống hiên tai vào quá trình giảng dạy

có thể mất nhiều thời gian, ảnh huởng đến tiến trình tiết học

2.3 Mặt mạnh - mặt yếu

* Mặt mạnh

- Giúp học sinh có được vốn hiểu biết căn bản về tình hình thiên tai xảy

ra tại địa phương đồng thời có được những kĩ năng cần thiết để hạn chế tácđộng của thiên tai nếu bản thân gặp phải

- Người giáo viên tự trang bị cho mình nhiều kinh nghiệm có thể giúpích cho chính bản thân và những người xung quanh trong việc ứng phó vớithiên tai

* Mặt yếu

- Khi lồng ghép nội dung này vào bài học có thể mất nhiều thời gian,người giáo viên phải tự tìm hiểu nhiều để có thể truyền tải một cách đúngnhất, đảm bảo tính chính xác nhất

- Đôi khi việc gắn lý thuyết với thực hành còn nhiều thiếu sót

2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài

- Trong quá trình sinh sống và làm việc tại địa phương bản thân giáoviên có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cựcđoan xảy ra tại địa phương

Trang 9

- Tìm hiểu, thăm dò tác động tích cực, tiêu cực của tình hình thời tiết,khí hậu thông qua tiếp xúc với cộng đồng dân cư tại khu vực.

- Được sự quan tâm của nhà trường, các đ/c giáo viên trong tổ bộ môncủa nhà trường giúp đỡ để bản thân có thể hoàn thành công tác được phâncông

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra

Biến đổi khí hậu - đề tài mà nhiều nhà quản lí quan tâm hiện không còn là vấn đề của riêng một lĩnh vực cụ thể nào, nó ảnh hưởng tới mọihoạt động sống của xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề Việc sớm hìnhthành cho trẻ em kĩ năng thích ứng với biến đổi khí hậu là việc nên được quantâm hàng đầu Trẻ em lứa tuổi THCS đã có thể tự mình khám phá, tìm hiểunguyên nhân của các hiện tượng mà khi còn nhỏ các em rất sợ hãi, giáo dụccho các em biết nguyên nhân- hậu quả để các em tự mình tìm ra giải pháp chobản thân khi đối mặt với các hiện tượng xảy ra

nay-Người giáo viên địa lí với trách nhiệm của bản thân mình thì ngoàinhững kiến thức được đề cập trong sách vở, họ phải thường xuyên cập nhậtnhững thay đổi – đặc biệt là những biến động của tình hình thời tiết, khí hậutại một khu vực Cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất để kịp thờitrang bị cho các em những kĩ năng thích ứng phù hợp

Đối với trẻ em vùng núi, việc đối mặt với các hiện tượng thời tiết cựcđoan là rất lớn nhưng do đặc thù cuộc sống, các em phải tiếp xúc thườngxuyên mà không nhận biết được mức độ nguy hiểm cũng như cách làm thếnào để hạn chế nguy hiểm

Chính vì vậy, cần nhiều hơn nữa những sự quan tâm, trang bị thiết bịcần thiết, những giải pháp tối ưu để hạn chế tác động của thiên tai đối với trẻ

em vùng cao

3 Giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Trang 10

- Tìm hiểu mối quan tâm của học sinh THCS đối với các hiện tượngthời tiết cực đoan tại địa phương.

- Lồng ghép kĩ năng ứng phó với thiên tai qua nội dung một số bài họctrong chương trình

- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức hướng dẫncách ứng phó, hạn chế tác động của thiên tai đối với bản thân và phát triểnkinh tế tại địa phương

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp

Trong phạm vi nhà trường, để cung cấp cho các em những kiến thức và

kĩ năng căn bản đối phó khi có thiên tai xảy ra co thể chia thành 2 mảng chính

đó là : các hoạt động cung cấp kiến thức và các hoạt động rèn luyện kĩ năng

Lĩnh vực thứ nhất bao gồm các hoạt động lồng ghép kiến thức phòngchống ảnh hưởng của thiên tai vào nội dung của một số bài học cụ thể trongchương trình địa lý THCS Đồng thời kết hợp các hoạt động ngoại khóa nhưcác cuộc thi tìm hiểu về thiên tai, thi vẽ tranh, thi kể chuyện trong đơn vịtrường học

Lĩnh vực thứ hai gồm hoạt động đánh giá tình trạng , vốn hiểu biết củahọc sinh và năng lực tự ứng phó khi có thiên tai xảy ra

a Các hoạt động cung cấp kiến thức: Là các hình thức giáo viên, học

sinh cụ thể hóa các khái niệm, những tác động, ảnh hưởng và giải pháp hạnchế tác động của thiên tai Đây là các hoạt động có thể diễn ra trong phạm vitiết học hoặc các hoạt động ngoại khóa ngoài tiết học (trong phạm vi bài viếtnày tôi chỉ xin nhấn mạnh các loại hình thiên tai xảy ra tại vùng đồi núi núinước ta)

Trước hết cần làm rõ cho học sinh hiểu bản chất thiên tai là gì? phạm vi

và mức độ tác động như thế nào? Bản thân các em đã tiếp xúc với những loạithiên tai nào?

Trang 11

* Phần 1: Nhận diện một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở vùng

đồi núi: Trong phần này giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những kháiniệm, cách phân biệt các loại hình thiên tai mà các em đã tiếp xúc, đã thấy

- Lũ, ngập lụt:

+ Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượtquá mức bình thường Gồm lũ quét, lũ sông… xảy ra nhanh, thời gian ngắn,dòng chảy mạnh

+ Ngập lụt: Là hiện tượng mực nước vượt quá mức bình thường, ảnhhưởng đến sản xuất, đời sống và môi trường Làm ngập nhà cửa, cây cối,ruộng vườn

Điều kiện hình thành: Mưa lớn kéo dài, các công trình xây dựng lấpmất ao hồ, đê đập bị vỡ…

- Sạt lở đất, đá: là hiện tượng đất đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt

từ trên xuống, ở ven sông đất bị sụt, lún

- Điều kiện hình thành: Sạt lở trên núi do những chấn động tự nhiên củamặt đất như động đất; mưa to hoặc lũ lớn làm cho đất đá bị trôi xuống, conngười khai thác đất đá, chặt phá cây cối

- Hạn hán: Là hiện tượng xảy ra khi thiếu nước trong một thời gian dài

- Điều kiện hình thành: Không có mưa trong một thời gian dài, trên mặtđất không có cây cối che phủ

- Giông lốc : Là hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, cóthể đi kèm sấm chớp, lốc xoáy, mưa đá, gió giật mạnh

- Điều kiện hình thành: Khi mặt đất nóng lên do hấp thụ nhiều bức xạmặt trời làm các luồng không khí nóng ẩm bốc lên cao, giao với luồng khôngkhí có nhiệt độ thấp hơn tràn xuống phía dưới

- Sương muối: là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ vàtrắng như muối ngay trên mặt đất, bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khikhông khí trên đó ẩm và lạnh

Trang 12

- Điều kiện hình thành: Thường hình thành vào những đêm đông, trờilặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trìnhlạnh đi của không khí và các vật thể

- Mưa đá: Là hiện tượng mưa dưới dạng các hạt hoặc cục băng có hìnhdáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gâyra

- Động đất: Là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giảiphóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất

- Điều kiện hình thành: Có các nguồn gốc nội sinh ( vận động phun tràonúi lửa, các đứt gãy…); ngoại sinh ( thiên thạch va chạm vào Trái Đất, trượt

+ Khi giáo viên hô gió to thi các em học sinh làm động tác giơ tay lêncao, vẫy qua trái và qua phải, nói to “ ào ào, ào ào”

+ Khi giáo viên hô mưa lớn” thì các em làm động tác dậm chân tại chỗ

Chốt lại các hiện tượng trên được gọi là thời tiết

- Trò chơi “tôi là ai” : giáo viên mời lần lượt khoảng 1-2 cặp học sinhtình nguyện tham gia trò chơi - Đoán tên của thiên tai Hai em ở vị trí đứngđối diện nhau: Một em được nhìn thấy một tấm thẻ/ hình ảnh minh họa, em đó

có nhiệm vụ miêu tả, gợi ý cho bạn còn lại mà không được nói ra tên của

Trang 13

thiên tai Bạn còn lại không được nhìn thẻ nhưng phải nói ra được chính xáctên của thiên tai đó.

- Sưu tầm các câu ca dao- tục ngữ liên quan đến thiên tai mà em biết: Chia lớp thành 2 nhóm: lần lượt mỗi nhóm sẽ đọc một câu ca dao- tục ngữliên quan đến thiên tai- nhóm nào hết thông tin trước là bị thua

- Ô chữ thiên tai :

+ Hàng ngang:

1 Hiện tượng đất đá chuyển động rất nhanh từ các sườn núi dốc ở khuvực đồi núi

2 Hiện tượng tự nhiên bất thường như bão, lũ, ngập lụt…

3 Lửa bùng phát do hoạt động của con người hoặc do nắng nóng kéodài ở nơi có nhiều cây

4 Hiện tượng thiếu nước trong thời gian dài gây khô cằn và nứt nẻ đấtđai

* Phần hai: Tìm hiểu tác động của thiên tai đối với chính bản thân các

Trang 14

+ Mời một nhóm học sinh lên Phát cho mỗi em một thẻ đóng vai cácđối tượng: Người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người nghèo,một số vai ghi người dân.

Giáo viên lấy bối cảnh :Một ngôi làng đang sống yên bình ở khu vựcmiền núi, một ngày lũ quét xảy ra, người dân sống trong làng có thể làm gì ?Giáo viên lần lượt đưa ra các tình huống sau và mời các em bước lên phíatrước một bước cho từng câu hỏi nếu trả lời “có”

+ Ai có thể tự mình tìm được chỗ trú ẩn an toàn?

+ Ai có thong tin kiến thức phòng ngừa thiên tai?

+ Ai có thể bơi khi nước dâng lên?

+ Ai có thể dự trữ nguồn thức ăn, nước uống ?

+ Ai có thể chuẩn bị thuốc men chăm sóc sức khỏe ?

+ Ai bình tĩnh, không hoảng loạn?

Giáo viên cho học sinh xem lại vị trí bước chân của mình, đưa ra câuhỏi thảo luận và tổng kết:

+ Tại sao có những bạn không làm được một số điều trên? Các bạnđóng vai gì?

+ Trong thực tế nhóm người này có thể gặp nguy hiểm khi thiên tai xảy

ra hay không?

Ngày đăng: 21/04/2016, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w