Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của nhà nước, cácdoanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanhmột cách có hiệu quả để có t
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ - HUẾ
QUA 3 NĂM 2012 - 2014
Lớp: K45_TKKD
Niên khóa: 2011 - 2015
Huế, tháng 05 năm 2015
Trang 2DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Trang 3PHẦN 1:ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế
mở và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển kinh tế thị trường đã,đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diệnvới những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tínhquốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng nhưthế giới Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của nhà nước, cácdoanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanhmột cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển Mặtkhác mục tiêu quan trọng nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới là nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh Bởi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiệnsống còn của doanh nghiệp, đồng thời nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụngnguồn lực hợp lí cũng như thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật côngnghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh
Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sảnxuất vật liệu xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến đổi phải thểhiện được vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khuvực và thế giới
Là một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và cung ứng các sản phẩm xi măng,Công ty cổ phần (CTCP) Long Thọ đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớntrên thị trường Do đó, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng thiếtthực và quan trọng, luôn được tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặt lênhàng đầu, là mục tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty Vì vậy,công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điều chỉnh phương hướng hoạt động của mình, đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, nắm bắt được các nhân
tố ảnh hưởng cùng mức độ và xu hướng tác động của từng yếu tố đến kết quả và hiệuquả sản xuất kinh doanh để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty Nắm bắt được sự quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích
Trang 4hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Thọ - Huế” làm
chuyên đề cuối khóa của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP Long Thọgiai đoạn 2012-2014, đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quảsản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, phântích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Long Thọ qua
3 năm 2012 - 2014
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của công ty cổ phần Long Thọ trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến hiệu quả SXKD của CTCP
Long Thọ
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố vĩ mô - vi mô,
điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và thách thức của công ty Qua đó, đánh giá hiệuquả SXKD của Công ty
+ Về không gian: nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh tại CTCP Long Thọ + Về thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CTCP Long Thọ trong khoảng
thời gian 2012-2014, định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 2017
2015-4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp duy vật biện chứng
Thu thập số liệu thứ cấp
Trang 5Để đánh giá tình hình kinh doanh của CTCP Long Thọ tôi đã tham khảo số liệu từcác nguồn khác nhau như internet, các tài liệu đã công bố của CTCP Long Thọ qua cácnăm (báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán của Công ty)
Phân tích thống kê
Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống
kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích kếtquả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm Phương pháp chỉ số,phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến độngdoanh thu, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động qua cácnăm
Trang 6PHẦN 2:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hoạt động kinh doanh là những hoạt động phù hợp và nằm trong khuôn khổ củapháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thông quaviệc cung cấp hàng hóa dịch vụ trên thị trường, đồng thời hoạt động kinh doanh còn đểtìm kiếm lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp chính lànâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồntại và phát triển, đạt được lợi nhuận tối đa Phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh là một nhiệm vụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, và muốn nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh đời hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố đầuvào như: lao động, vật tư máy móc thiết bị, vốn và thu được nhiều kết quả của đầu ra
Để hiểu rõ khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta xétcác quan niệm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:
-Về thời gian: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải là hiệuquả đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, và trong cả quá trình không giảm sút
-Về không gian: Hiệu quả SXKD được coi là đạt được khi toàn bộ hoạt độngcủa các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanhchung và trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Công ty
-Về mặt định lượng: Hiệu quả SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quảthu được và chi phí bỏ ra để kinh doanh, hiệu quả SXKD chỉ đạt được khi kết quả caohơn chi phí bỏ ra, và khoảng cách này càng lớn thì hiệu quả đạt được càng cao vàngược lại
Trang 7-Về mặt định tính: Hiệu quả SXKD không chỉ biểu hiện bằng các con số cụ thể
mà còn thể hiện trình độ năng lực quản lý các nguồn lực, các ngành sản xuất, phù hợpvới phương thức kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Ngoài ra, còn biểu hiện về mặt xã hội: Hiệu quả SXKD phản ánh qua địa vị, uytín các doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảiquyết thất nghiệp
Như vậy, “ Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểuhiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và
sử dụng các nguồn lực trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu kinhdoanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớnnhất với chi phí thấp nhất Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chiphí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ ”
(Nguồn: TS.Nguyễn Ngọc Quang,2006)
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học, hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu khái quát vàcác chỉ tiêu cụ thể Các chit tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũngsức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giáhiệu quả chung:
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu vào/ Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu, là cái đích mà mọi doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường đều phải vươn tới, đó là điều kiện tiên quyết trong quá trình hoạtđộng và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1.2.Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực chất của hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụngcác nguồn lực vào hoạt động kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạtđược mục đích hoạt động kinh doanh Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả Dovậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quảkinh tế tối đa với chi phí nhất định
Nói cách khác, bản chất của hiệu quả SXKD là nâng cao năng suất lao động xãhội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói
Trang 8riêng và của xã hội nói chung Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệuquả hoạt động kinh doanh gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội
là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Chính việc khan hiếmnguồn lực và việc sửu dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầungày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệmcác nguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nộitại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố đầu vào và tiết kiệm chi phí
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa vớichi phí tối thiểu Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phàm trù phản ánhtrình độ năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế-
xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất
1.1.1.3 Các chỉ tiêu tính:
-Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp
-Hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh trong sản xuất kinh doanh
bình quân một đơn vị VCĐ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu
-Chỉ tiêu mức đảm nhiệm VCĐ phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu
thì cần sử dụng bao nhiêu đồng VCĐ
-Mức doanh lợi VCĐ là chỉ tiêu phản ánh khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh
thì một đơn vị VCĐ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
-Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu biểu hiện mỗi đơn vị VLĐ
đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu Số vòng quay VLĐphản ánh tốc độ chu chuyển VLĐ trong kinh doanh, chỉ tiêu này tăng hay giảm biểuhiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng hay giảm tương ứng
-Chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn lưu động cho biết mỗi đơn vị doanh thu được
tạo ra cần sử dụng bao nhiêu đơn vị VLĐ
-Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh thời gian hàng
hóa nằm trong kho trước khi được bán ra, nó thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bìnhquân được bán ra trong kì Hệ số này càng cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hànghóa của công ty càng nhanh
Trang 9-Năng suất lao động: là chỉ tiêu chất lượng thể hiện hiệu quả hoạt động có ích
của người lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thờigian hay lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
-Chỉ tiêu doanh thu/ chi phí tiền lương: có nghĩa là nếu bỏ ra một đồng chi
phí tiền lương sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu
1.1.1.4 Sự cần thiết của việc nâng cao hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đềquan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũnggóp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội Và xét về phương diện mỗi quốc giathì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạchậu Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn làmối quan tâm của toàn xã hội, bởi các lí do sau:
- Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều chuộng bị hạn chế do đó phát triển theo chiều sau là một tất yếu khách quan Nâng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm sửu dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả
- Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả để bù đắp chi phí và cólợi nhuận Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càngkhốc liệt, để có thể phát triển và tồn tại trong môi trường cạnh trạnh như vậybuộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm chiếm được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các nước khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc
họ đứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài Nâng
Trang 10cao hiệu quả SXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các doanh
nghiệp
- Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu và cho người lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng cao mức sống của người dân nói chung
Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của các doanhnghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đấtnước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan của doanh nghiệp
và toàn xã hội
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.2.1 Các yếu tố bên trong
Chính sách bán hàng
Để tăng doanh thu bán hàng thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến các chính sách như: chính sách tiêu thụ, chính sách marketing, chính sách tài chính Tuy nhiên, mỗi chính sách đều cần phải có một khoảng chi phí nhất định Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận đạt được từ đó tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhất nhằm làm giảm chi phí đến mức có thể mà vẫn tăng lượng hàng tiêu thụ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán
Mỗi doanh nghiệp sẽ có phương thức bán hàng – phương thức thanh toán giống
và khác nhau, doanh nghiệp cần phải chọn phương thức phù hợp với mình để có thể thu về được lượng vốn cần thiết, không để vốn bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo làm hài lòng khách hàng và giữ được uy tín của công ty
Công tác tổ chức quản lý
Công tác tổ chức quản lý là việc sắp xếp, phân chia quyền hạn và trách nhiệm
cụ thể, riêng lẻ cho từng người cũng như cho tập thể trong một tổ chức Công tác tổ chức quản lý hợp lý sẽ giúp cho nhân viên làm việc một cách có hiệu quả do tổ chức
đã phân rõ nguồn lực cho từng công việc cụ thể, các nhân viên đã hiểu rõ từng quy tắc
Trang 11cũng như quy trình làm việc để có thể xử lý thông tin, ra quyết định và giải quyết côngviệc có hiệu quả.
Nguồn vốn và lao động
Nguồn vốn là nhân tố gắn liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng như có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp Bởi vì điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh
là cần phải có một số vốn nhất định
Lao động là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp Trình độ về chuyên môn và nhận thức của người lao động ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từng người lao động có trình độ chuyên môn
và nhận thức riêng, khả năng riêng, vì vậy doanh nghiệp phải biết sử dụng để phát huy tối đa nưng lực của con người lao động và hướng họ vào mục đích chung
1.1.2.2.Các yếu tố môi trường (bên ngoài)
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
-Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất lao động, khoa học công nghệ,khả năng kích ứng của doanh nghiệp Nó có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước…chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp
-Yếu tố chính trị và pháp luật
Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổn định
sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp luật, chính sách thuế, tài chính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định
Trang 12trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành vật liệu xây dựng nói riêng.
-Yếu tố công nghệ
Khoa học - công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh
Việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ đã đem lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo nhiều mẫu mã đẹp, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái
-Yếu tố môi trường tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh …là một trong những yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của tất cả các doanh nghiệp
-Yếu tố xã hội
Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội hay nguy cơ có thể xảy ra, từ đó có thể giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn háo xã hội của từng khu vực Các yếu tố xãhội như: dân số, văn háo, thu nhập…
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
-Khách hàng
Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Do vậy, tìm hiểu kĩ lưỡng và đáp ứng nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp
-Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mực độ cạnh tranh càng gay gắt Các đốithủ cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quan
Trang 13trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên trên phươngdiện xã hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên thị trường.
-Các nhà cung ứng
Để quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả thì cần phải
có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung ứng Các nhà quản lý doanh nghiệp phải lựachọn cho mình những nhà cung ứng thích hợp vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo chất lượng Thông thường giá cả, chất lượng, tiến độ giao hàng…là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Thực trạng ngành sản xuất xi măng thế giới
Tình hình công nghiệp xi măng ở một số nước châu Á
Nói đến xi măng châu Á, trước hết phải kể đến công nghiệp xi măng TrungQuốc Năm 2013, xi măng Trung Quốc đạt sản lượng 1.600 triệu tấn tăng 14,29% sovới năm 2012 Năm 2014 ước đạt 1720 triệu tấn, tăng 7,50% so với năm 2013
Công nghiệp xi măng Trung Quốc từ những năm gần đây đã và đang quyết liệtđổi mới, chuyển đổi sang công nghệ lò quay phương pháp khô Ngoài việc đổi mớicông nghệ, xi măng Trung Quốc còn tập trung giải quyết vấn đề tiết kiệm năng lượng,giảm phát thải khí, bụi và loại bỏ các dây chuyền lạc hậu
Việc loại bỏ các dây chuyền sản xuất lạc hậu đã mang lại hiệu quả lớn nhất cho
việc tiết kiệm năng lượng và giảm phát khí thải Có thể nói, công nghiệp xi măng
Trung Quốc đang quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ để không chỉ duy trì vị trí nước cósản lượng xi măng lớn nhất thế giới (trên 50% sản lượng xi măng thế giới) và cònvươn lên trở thành nước có công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến hiện đại
Với nền công nghiệp xi măng Nhật Bản, từ năm 2000 đến nay sản xuất và nhu
cầu tiêu dùng xi măng Nhật Bản đang trong xu thế giảm dần Nếu năm 2000 sản lượng
xi măng ở Nhật Bản đạt 83,30 triệu tấn, nhu cầu tiêu dùng là 72,30 triệu tấn, nhu cầubình quân là 569 kg/ người, thì sau 11 năm: sản lượng xi măng năm 2013 đạt 59,50
Trang 14triệu tấn, nhu cầu tiêu dùng là 48 triệu tấn, nhu cầu bình quân 377kg/người, trong khi
đó công suất thiết kế của công nghiệp xi măng Nhật Bản năm 2013 vào khoảng 72-73triệu tấn
Nền công nghiệp xi măng Hàn Quốc cũng đi vào xu thế sản lượng và nhu cầu
tiêu thụ xi măng nội địa giảm dần từ năm 2003 đến nay Cụ thể, trong năm nay vớicông suất thiết kế của công nghiệp xi măng Hàn Quốc vào khoảng 67,544 triệu tấn ximăng nhưng sản lượng xi măng chỉ đạt 46,7 triệu tấn Nhu cầu tiêu thụ ở thị trường nộiđịa ước đạt 44 triệu tấn, xuất khẩu 5,7 triệu tấn, bình quân đầu người là 924kg/người.Trong khi đó, vào năm 2003 sản lượng xi măng ở Hàn Quốc là 59,194 triệu tấn, nhucầu nội địa là 58,302 triệu tấn, bình quân đầu người vào khoảng 1.218kg/người Gầngiống Nhật Bản, cứ mỗi năm sản lượng và nhu cầu nội địa ở Hàn Quốc lại giảm dần
Sở dĩ Nhật Bản và Hàn Quốc rơi vào tình trạng này là do lĩnh vực xây dựng ở cácnước này suy giảm Thị trường xi măng nội địa trong vài năm tới chưa có dấu hiệuphục hồi rõ rệt
Mối tương quan giữa xi măng Việt Nam và xi măng Đông Nam Á:
Trong bối cảnh chung của tình hình công nghiệp xi măng châu Á như vậy thìthực trạng ở các nước trong Hiệp hội Xi măng Đông Nam Á bao gồm 7 nước Brunei,Indonesia, Malaysia, Philippines, Sinhgapore, Thái Lan và Việt Nam nhu cầu xi măngnăm 2011 là 136,77 triệu tấn, năm 2014 ước đạt tính khoảng 138 triệu tấn; Sản lượng
xi măng năm 2013 đạt 137 triệu tấn, năm 2014 ước đạt 144 triệu tấn; Công suất thiết
kế năm 2011 là 194,43 triệu tấn, năm 2014 là 213,20 triệu tấn, trong đó phần gia tănggần 20 triệu tấn công suất này chủ yếu là của xi măng Việt Nam Trong thời gian tới,một vấn đề cần quan tâm đối với xi măng Việt Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh.Trong xu thế giá đầu vào tăng mạnh và liên tục, đặc biệt là giá năng lượng (than, xăngdầu) thì vấn đề phấn đấu bằng các giải pháp công nghệ và quản lý để giảm các địnhmức tiêu hao vật tư, năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đốivới các doanh nghiệp xi măng Việt Nam
1.2.2 Thực trạng ngành sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ởnước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt) Ngày 25/12/1889 khởi công xây
Trang 15dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng Đến nay
đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất ximăng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty xi măng ViệtNam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác Tuy nhiênsản lượng xi măng sản xuất trong những năm qua không đáp ứng được nhu cầu tiêuthụ trong nước
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độtăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP Vì thế Chính phủ xácđịnh Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế
Trang 16CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ HUẾ
2.1 Tổng quan về Công Ty cổ phần Long Thọ Huế
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty
.Giới thiệu về Công Ty
Các thông tin cơ bản:
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ, tiền thân là công ty VLXD Long Thọ
SXKD-Địa chỉ: 423 Bùi Thị Xuân,thành Phố Huế, SĐT: 054.3822083
Email: xmlongthohue@yahoo.com, Website: longtho_hue.thuonghieuviet.com
Sản phẩm: xi măng Long Thọ, gạch xây thế hệ mới-BLOCK LT, gạch látTERRAZZO, ngói màu Long Thọ
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty SXKD - VLXD Long Thọ ngày nay là một cơ sở công nghiệp của ThừaThiên Huế cung cấp vật liệu xây dựng cho các tỉnh miền Trung Công ty đã xây dựng
và phát triển trên cơ sở Nhà máy vôi Long Thọ cũ, được hình thành từ thời Pháp thuộccách đây hơn 100 năm
Công ty Cổ phần Long Thọ tiền thân là Công ty SXKDVLXD Long Thọ, thànhlập năm 1975, là một đơn vị SXKDVLXD của tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng vàphát triển trên cơ sở nhà máy Vôi Long Thọ do chế độ cũ để lại
Từ tháng 6/1976 - 8/1994 Công ty xây dựng và phát triển thêm dây chuyền sảnxuất xi măng lò đứng, công nghệ bán tự động Ngày 01/5/1977 mẻ xi măng đầu tiên ra
lò đánh dấu sự ra đời nền công nghiệp xi măng tỉnh nhà Nhà máy đổi tên thành Xínghiệp LHSX VLXD Long Thọ tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn này cùng với thànhtích khôi phục sản xuất và xây dựng nhà máy lớn mạnh, phát triển cơ sở vật chất choCNXH đi đôi với phong trào bảo vệ an ninh quốc phòng xây dựng lực lượng tự vệvững mạnh
Tháng 9/1994 - 30/11/2005 là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, với tên gọi là
Trang 17Công ty SXKDVLXD Long Thọ Tháng 12/2005 chuyển đổi thành Công ty Cổ phầnLong Thọ Tổng số CBCNV hiện nay là 402 người, 04 đơn vị trực thuộc gồm: Xínghiệp Khai thác đá, Xí nghiệp Xi măng, Xí nghiệp Gạch Terrazzo, Xí nghiệp ĐiệnNước và 5 bộ phận phòng ban.
Sau 04 năm chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần, Công
ty đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía người tiêu dùng Sản phẩm của Công
ty ngày càng chiếm được vị trí vững chắc trên thương trường Các sản phẩm của Công
ty gồm: xi măng PCB30, PCB40 mang nhãn hiệu đầu rồng, gạch lát terrazzo, ngóimàu, gạch block, hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệhiện đại
Ngoài quy mô sản xuất lớn, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ công nhân lành nghề,
Công ty Cổ phần Long Thọ còn tạo cho mình một thế mạnh vượt trội so với các doanhnghiệp cùng ngành là có một hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thôngqua các đại lý và nhiều nhà phân phối trải dài từ các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Namvới đội ngũ nhân viên tiếp thị dày dặn kinh nghiệm
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Long Thọ:
Chức năng
Công ty cổ phần Long Thọ có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng,
gạch lát, ngói màu, gạch Block LT cho khách hàng
Nhiệm vụ
+ Sản xuất kinh doanh xi măng, gạch lát Terrazzo
+ Khai thác mỏ đá vôi nguyên liệu và phụ gia
+ Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng
+ Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường, gia tăngthị phần
Trang 182.1.3 Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP Long Thọ
(Nguồn: Công ty Cổ phần Long Thọ)
Xí nghiệp Terrazzo, ngói màu, ngói blok
Xí nghiệp điện nước
Xí nghiệp khai thác đá
Xí nghiệp xi măng
Phòng tài chính
kế toán
Phòng
thị trường
Phòng
Kế
hoạch
Phòng y tế đời sống
Phòng tổ chức hành chính bảo vệ
Phòng vật tư
Phó TGĐ KT & ĐHSX Phó TGĐ kinh doanh
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc Hội đồng quảng trị Hội đồng thành viên
Phòng kỹ thuật Phòng Kế hoạch Phòng thị trường
Trang 19 Bộ máy quản lý: Công ty SXKDVLXD Long Thọ chính thức trở thành
Công ty cổ phần Long Thọ, bộ máy quản lý của Công ty có sự thay đổi do sự thayđổi loại hình doanh nghiệp Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình
cơ cấu kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng; gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồngquản trị, Giám đốc Công ty, 2 phó giám đốc, 1 chánh văn phòng và 6 phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả nhữngvấn đề về pháp luật qui định như: cơ cấu tổ chức sản xuất, qui mô sản xuất kinh doanh,
kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển
Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của
Công ty, đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết địnhmọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộcthẩm quyền của Đại hội cổ đông
Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và 2 phó giám đốc, 1 chánh văn phòng.
+ Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ và chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
+ Hai phó giám đốc và chánh văn phòng có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hànhcác lĩnh vực khác nhau
Phó giám đốc kinh doanh giúp giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành
công tác tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Phó giám đốc kĩ thuật giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác kĩ
thuật, điều hành sản xuất, vật tư thiết bị
Chánh văn phòng giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác nhân sự,
hành chính bảo vệ
2.1.4 Đặc điểm sản xuất và sản phẩm
Xi măng PCB30 nhãn hiệu Đầu Rồng của
Công ty cổ phần Long Thọ được sản xuất
trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, được Nhànước cấp giấy chứng nhận chất lượng TCVN 6260
- 1997 và được người tiêu dùng trong cả nước bình
Trang 20chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền.
Giới thiệu về gạch Block:
Gạch block được sản xuất từ xi măng, cát và chất độn như sỏi, đá dăm, v.v gạch block chính là bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt liệu nhỏ được lèn chặt trongkhuôn thép thành các sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu, và sau đó dưỡng hộ chotới khi cứng đạt mác tương ứng với cấp phối
- Gạch Terazzo sản xuất tại Công ty cổ phần Long Thọ
-Là loại gạch xi măng sản xuất theo công nghệ ép kín hơi với dây chuyền thiết bị hiện đạicủa Italy Có khả năng làm nổi bật vẻ đẹp của chất liệu cấu thành do cấu trúc đồng nhất vàchắc rắn, được đánh bóng bề mặt một cách tinh vi Với lực ép lên đến vài trăm tấn cho
phép Gạch Terazzo đạt được các thông số kỹ thuật, chất lượngcao nhất mà không cần dùng tới cốt thép bên trong cho dù kíchthước viên gạch lên tới 500x500cm
Ngói màu là loại ngói xi măng cát được sản xuất theo côngnghệ ép mới, đã loại bỏ những khoảng rỗng, hạn chế độ xốpnên nhẹ và đẹp hơn Ngói được phủ một lớp màu bằng cách
Trang 21trộn trực tiếp bột màu vào nguyên liệu hoặc phun sơn lên bề mặt viên ngói
Những đặc tính ưu việt của NGÓI MÀU LONG THỌ:
chống thấm hoàn hảo, chống rêu mốc, giảm bám bụi…
2.2 Nguồn lực cơ bản của Công ty
2.2.1 Tình hình lao động của Công ty
Lao động là yếu tố chính không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh,
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Trình độ năng lực của người lao động và sử dụng lao
động hợp lí là một trong những vấn đề quan tâm của công ty Công ty CP Long Thọ đã
xây dựng một cơ cấu lao động phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc
điểm kinh tế và kĩ thuật của doanh nghiệp
Gần 27 năm kể từ ngày khôi phục lại Nhà máy Vôi Long Thọ, Đảng bộ Công ty
Cổ phần Long Thọ đã lãnh đạo đơn vị nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho: Xây dựng đội ngũ công nhân tu
dưỡng ý chí cách mạng, hăng hái lao động sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua
"Năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế" Cùng với sự nỗ lực đó, nguồn nhân lực
của Công ty không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn trình độ
BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2012 – 2014
TT (%) SL
TT (%) +/-
% tăng (giảm) +/-
% tăng (giảm)
Trang 22(Nguồn: Công ty CP Long Thọ)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy tỷ trọng lao động có trình độ là đại học cao đẳng
của công ty còn thấp trong giai đoạn 2012-2014 mà chủ yếu là lao động sơ cấp - công
nhân Trong cả 3 năm thì tỷ trọng lao động phổ thông và công nhân kĩ thuật đều chiếm
tỷ trọng khá cao lên gần 70%, trong khi đố trình độ lao động cao chỉ dao động ở mức
18 – 19% Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty có ngành nghề là sản
xuất xi măng và các sản phẩm cho ngành xây dựng, lắp ráp
Cũng chính vì đặc điểm ngành nghề của công ty là đòi hỏi sức khỏe cũng như
thao tác nhanh và làm các công việc nặng nhọc nên số lượng lao động nữ không nhiều
Trong năm 2012 tỷ lệ lao động nữ cao nhất chiếm 19,67% tổng lao dộng và năm 2013
là 10,09%, năm 2014 là 10,87%
Theo tính chất công việc thì lượng lao động trực tiếp giảm dần qua các năm
nhưng lượng giảm không nhiều Cụ thể trong năm 2012 lượng lao động trực tiếp
chiếm tỷ trọng là 79,78%, đến năm 2013 còn 78,86% và năm 2014 là 78,26% trong
khi đó lượng lao dộng gián tiếp lại tăng nhẹ, cụ thể trong năm 2012 lượng lao động
gián tiếp là 20,22%, năm 2013 là 21,14% và năm 2014 là 21,74%
Tổng số lao động của công ty giảm dần qua các năm, lượng giảm xuống đáng kể
với năm 2013 đã giảm 44 người so với năm 2012 và trong năm 2014 đã giảm 41 người
so với năm 2013
Như vậy, qua phân tích ta thấy lao động của Công ty có giảm dần về mặt số
lượng qua 3 năm để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Tuy nhiên,
chất lượng lao động lại không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về chuyên môn lẫn
tay nghề nhằm đáp ứng môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn
2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
năng suất lao động, số lượng và chất lượng hàng hoá sản xuất ra Vì vậy, để ngày càng
phát triển và đạt hiệu quả cao trong hoạt động SXKD thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng
không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị máy móc có công nghệ hiện đại Việc phân
tích tình hình sử dụng tài sản cố định thường xuyên để từ đó có các giải pháp sử dụng
tối đa công suất và số lượng tài sản cố định cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
doanh nghiệp
Trang 23Công ty cổ phần Long Thọ là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xâydựng nên vấn đề CSVCKT luôn được coi trọng, quan tâm hàng đầu Đặc biệt là máymóc, trang thiết bị sản xuất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trên quy mô lớn với diện tích mặt bằng là 18 hecta,Công ty Cổ phần Long Thọ đã rất chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị, dâychuyền sản xuất với những công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động tối đa
1 Dây chuyền nghiền xi măng
- Công suất 82.000 tấn/năm
- Diện tích mặt bằng: 20.000m2
- Công nghệ và thiết bị: Trung Quốc sản xuất
2 Nhà máy sản xuất gạch Terazzo
- Công suất 100.000 m2/năm
- Diện tích mặt bằng: 13.000m2
- Công nghệ và thiết bị của hãng OCEM, Italya
3 Dây chuyền sản xuất gạch Block
- Công suất 5.000.000 viên/năm
- Diện tích mặt bằng: 10.000m2
- Công nghệ và thiết bị: Trung Quốc sản xuất
2.2.3 Tình hình tài chính của Công ty:
Cùng với nguồn lực con người thì vốn là một yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tạiphát triển của doanh nghiệp Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanhnghiệp nên trong quá trình SXKD doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn
và cơ cấu của nguồn vốn để từ đó có các giải pháp và sử dụng vốn kinh doanh tốt đảmbảo đạt hiệu quả kinh tế cao
Qua bảng 2 dưới đây, ta sẽ thấy tình hình tài chính của Công ty giai đoạn
2012-2014 có sự thấy đổi đáng kể, tài sản của Công ty không ngừng thay đổi Cụ thể, năm
2012 tài sản của công ty là 30.223.040.095 đồng thì đến năm 2013 con số này giảm
xuống còn 25.871.114.870 đồng, giảm 14,39% hay tương ứng giảm 4.351.925.225
đồng Sang 2014, tổng vốn lại tăng so với năm 2013, tăng 24,11% hay tăng6.236.515.619 đồng
Trang 24Tài sản của công ty bao gồm TSNH và TSDH Năm 2013 TSNH giảm2.225.781.978 đồng hay giảm 11,40% so với năm 2012, năm 2014 lại tăng lên6.340.775.901 đồng hay tăng 36,67% so với năm 2013.
Năm 2013 so với năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.518.224.764đồng hay giảm 22,66% và khoản bằng tiền cũng giảm 1.473.639.286 đồng hay tươngứng giảm 30,87%, năm 2014 so với năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn tăng thêm1.097.820.260 đồng hay tăng 21,19% còn khoản bằng tiền tiếp tục giảm 997.343.851đồng hay giảm 30,23%
Trang 25Chuyên đề tốt nghiệp-SVTH: Hà Nhật Thái
BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2012-2014
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
GT (Nghìn đồng)
TT (%)
GT (Nghìn đồng)
TT (%)
GT (Nghìn đồng)
TT (%)
(Nghìn đồng)
+/-% tăng (giảm )
(Nghìn đồng)
+/-% tăng (giảm ) TÀI SẢN 30.223.040.095 100,00 25.871.114.870 100,00 32.107.630.489 100,00 -4.351.925.225 85,601 6.236.515.619 124,11 A.Tài sản ngắn
hạn khác 840.906.539 2,782 220.355.826 0,852 740.216.159 2,305 -620.550.713 26,205 519.860.333 335,92
Trang 26Chuyên đề tốt nghiệp-SVTH: Hà Nhật Thái
NGUỒN VỐN 30.223.040.095 100,00 25.871.114.870 100,00 32.107.630.489 100,00 -4.351.925.225 85,601 6.236.515.619 124,11 A.NỢ PHẢI
Trang 27Chuyên đề tốt nghiệp-SVTH: Hà Nhật Thái
TSNH khác cũng tăng qua 3 năm với tỷ lệ tăng giảm tương ứng là năm 2013 sovới 2012 tăng 7,04% và năm 2014 so với 2013 giảm 36,84% Năm 2013 hàng tồn khotăng 9,54% so với năm 2012, đồng thời năm 2014 cũng tăng mạnh đến 71,74% so vớinăm 2013 Điều này cho thấy Công ty chưa thật sự cố gắng trong công tác đẩy nhanhtiến độ tiêu thụ hàng hóa để tránh tình trạng hàng ứ đọng trong kho quá nhiều Bêncạnh đó TSDH của Công ty cũng giảm đi khá nhiều do phần TSCĐ và các khoản đầu
tư tài chính dài hạn khác đều giảm đi Năm 2013 so với năm 2012, TSDH giảm rấtmạnh đến 73,795% và đến năm 2014 thì lại tăng vô cùng mạnh lên đến 235,92% sovới năm 2013
Về tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy rằng giai đoạn2012-2014, tỷ trọng Nợ phải trả/Nguồn vốn luôn cao hơn nhiều so với tỷ trọng nguồnVốn chủ sở hữu/Nguồn vốn Nguồn vốn chủ sỡ hữu và các khoản nợ đều tăng qua cácnăm Cụ thể, so với năm 2012 thì năm 2013, nguồn VCSH tăng 0,83% hay tăng tương
ứng là 62.761.685 đồng Điều này cho thấy Công ty có khả năng tự tài trợ về mặt tài
chính và sẽ chủ động hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh Bên cạnh việc tăngnhanh VCSH Công ty lại giảm đi các khoản nợ, giảm 19,45% hay giảm 4.415.159.464đồng Các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều giảm, trong đó nợ dài hạn giảm mạnh,giảm đến 26,09% hay giảm 3.070.714.036 đồng Mặc dù giảm nhưng con số này vẫnkhá lớn chứng tỏ công ty linh hoạt trong việc huy động nguồn vốn Đó là một điều tốt
vì đã lợi dụng được nguồn vốn bên ngoài trong thời gian dài để hoạt động kinh doanh,tạo lợi nhuận cho công ty và hình thành các chiến lược kinh doanh lâu dài Tuy nhiên,cũng có nghĩa là yêu cầu thanh toán của Công ty cũng tăng lên, thêm một gánh nặngtrong việc trả nợ Đây cũng là vấn đề lâu dài mà Công ty cần giải quyết và có biệnpháp khắc phục Năm 2014, nguồn VCSH và nợ tăng Cụ thể VCSH tăng 1,47% hay
tăng tương ứng 111.504.823 đồng, khoảng nợ tăng 33,5% hay tăng 6.125.010.796
đồng so với năm 2013, trong đó nợ ngắn hạn tăng mạnh còn nợ dài hạn thì giảm
Qua phân tích, ta thấy nguồn vốn của công ty qua 3 năm có sự tăng giảm thấtthường, trong đó nguồn VCSH bổ sung một lượng tuy không quá lớn nhưng thể hiệnđược khả năng tự chủ của Công ty ngày càng được nâng lên Bên cạnh đó, khả nănghuy động vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty cần phải được tăng mạnh hơn nhằm đáp
Trang 28Chuyên đề tốt nghiệp-SVTH: Hà Nhật Thái
ứng việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty
2.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2012-2014) 2.3.1 Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2012-2014)
Qua bảng 3 ta thấy, sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2013 tăng 3.555 tấn so vớinăm 2012, tương ứng tăng 5,06% Nhưng qua đến năm 2014, sản lượng xi măng tiêuthụ được lại có xu hướng giảm, giảm 5.599 tấn, tương ứng giảm 7,58% Đây là sảnphẩm chủ lực của công ty, đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn mỗi năm nên công ty cầnphải xem xét tình trạng, nguyên nhân dẫn đến sự giảm xuống của sản lượng xi măngnăm qua Đồng thời cần đầu tư mạnh hơn trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm xi măng
Sản lượng tiêu thụ gạch lát terrazzo có xu hướng tăng qua các năm do quá trình
đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ Năm 2013 tăng 27.036 viên, tương ứng tăng15,69% và con số đó năm 2014 là 252.860 viên, tương ứng tăng 126,856% Vì thếcông ty cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho sản phẩm này
Năm 2013 công ty mới đưa vào sản xuất thêm sản phẩm gạch Block và ngóimàu Tuy mới được đưa ra thị trường, nhưng sản lượng tiêu thụ của các loại sản phẩmnày cũng khá lớn, đem lại nguồn thu đáng kể cho công ty
BẢNG 3: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
2012 – 2014
Loại sản phẩm Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Trang 29Chuyên đề tốt nghiệp-SVTH: Hà Nhật Thái
Gạch block
(Viên) - 86.281 40.609 86.281 100 -45.672 47.07
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD hàng năm.)
2.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hiệu quảSXKD nhằm xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất kinhdoanh Kết quả của việc phân tích, đánh giá này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có cácbiện pháp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động SXKD trên mọi phương diện đểđạt được hiệu quả SXKD tốt nhất
2.3.2.1 Phân tích doanh thu
Bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình SXKD đều đặt ra mục tiêu cuốicùng là đạt được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất Doanh thu được xem là mộttrong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả SXKD của doanh nghiệp thông quaviệc so sánh với các chỉ tiêu khác Vì vậy, doanh thu là một mục tiêu mà bất cứ mộtdoanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, nó quyết định đến sự thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp trên con đường kinh doanh của mình Đồng thời, doanh thu còn làtác nhân đầu tiên tác động đến lợi nhuận Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trongdoanh thu ta có thể đánh giá được quy mô, hiệu quả kinh doanh của công ty
Qua bảng 4 ta thấy, tổng doanh thu của công ty năm 2012 đạt 71.200,859 triệuđồng, sang năm 2013 con số này tăng 6.013,566 triệu đồng tương đương tăng 8,46%
so với năm 2012 Năm 2014 tổng doanh thu tiếp tục tăng 17.722,121 triệu đồng haytăng 2,295% so với năm 2013 Có sự gia tăng này bởi doanh thu tiêu thụ, doanh thu từhoạt động tài chính và doanh thu khác của công ty đều tăng lên đặc biệt là doanh thutiêu thụ, mặc cho sự giảm sút của sản phẩm xi măng nhưng các loại sản phẩm khác có
sự gia tăng một cách rất mạnh mẽ Cụ thể:
Doanh thu tiêu thụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, qua 3 năm đềuchiếm trên 98% và chỉ số này tăng dần qua các năm, năm 2013 so với năm 2012 doanhthu tiêu thụ tăng 5.456.732 triệu đồng tương ứng tăng 7,695% Con số này của năm
Trang 30Chuyên đề tốt nghiệp-SVTH: Hà Nhật Thái
2014 tiếp tục tăng nhẹ 1.650.122 triệu đồng hay tăng 2,161% so với năm 2013 Doanhthu tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu nên nó đóng vai trò đặc biệtquan trọng cho sự thành công hay thất bại của công ty
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là các khoản lãi thu từ tiền gửingân hàng, các khoản thu từ chênh lệch về tỷ giá hối đoái chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏtrong tổng doanh thu và nhưng lại liên tục tăng trong 3 năm qua, lần lượt năm 2013 sovới năm 2012 tăng 8,446% và năm 2014 tăng rất mạnh 206,885% so với năm 2013
Doanh thu khác của công ty tăng lên qua các năm, đặc biệt năm 2013 tăng cực mạnh so với năm 2012 là 222,239% và năm 2014 tăng 5,246% so với năm 2013 Nguyên nhân do công ty thu được bao gồm các khoản thu từ kiểm kê quỹ thừa, tiền thu từ việc nộp làm thẻ ra vào nhà máy, tiền cho thuê xe và các khoản thu nhập khác