Thuật ngữ hàng hải
Thuật ngữ hàng hải Tonnes per day (Lượng hàng bốc/dỡ mỗi ngày) Số lượng hàng hóa được bốc lên tàu biển hoặc dỡ từ (ra khỏi) tàu biển mỗi ngày. Thời hạn mà chủ tàu/người vận chuyển cho phép người thuê vận chuyển bốc hoặc dỡ hàng được gọi là thời hạn làm hàng (laytime) và thường được tính trên cơ sở số lượng tính bằng tấn/ngày. Special survey (kiểm tra đặc biệt) Kiểm tra chặt chẽ vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu biển theo định kỳ 5 năm/lần do các giám định viên của cơ quan đăng kiểm tàu biển thực hiện để duy trì phân cấp tàu biển. Weight rated cargo (hàng tính cước theo trọng lượng) Hàng hóa mà tiền cước vận chuyển được tính trên cơ sở trọng lượng (của hàng hóa) cho một đơn vị thu cước có nghĩa là bao nhiêu đơn vị tiền tệ cho một đơn vị trọng lượng. Ví dụ: 25 đô-la Mỹ cho 1 tấn (25 USD/tấn). Hàng tính cước theo trọng lượng thường có tỷ khối (số đo tính bằng m3 chia cho 1 tấn) nhỏ hơn 1. Ví dụ: Một tấn quặng kim loại có dung tích là 0,7m3 thì tỷ khối của nó là 0,7 (0,7/1). Tiền cước vận chuyển đối với loại hàng này được tính trên cơ sở trọng lượng của hàng hóa. Windage (hàng hao hụt vì gió) Số lượng hàng bị gió thổi bay đi trong khi bốc hoặc dỡ hàng. Loại mất mát này thường xảy ra với hàng rời/hàng xá có hạt nhỏ và nhẹ như cám, mùn cưa… Water ballast (nước ba-lát) Nước biển, nước sông… dùng để dằn tàu, có tác dụng làm tăng tính ổn định khi tàu chạy rỗng (không có hàng) hoặc để điều chỉnh mớn nước hay độ nghiêng của tàu cho phù hợp với hoạt động trên biển hay tại cảng (bảo dưỡng, sửa chữa…). Warp (to) (chuyển cầu) Dùng dây buộc tàu làm thay đổi vị trí của tàu biển chứ không dùng máy tàu để quay chân vịt làm di chuyển tàu. Ví dụ: tàu đang nằm trong cầu (có buộc dây), cần dịch chuyển một chút để có đủ chỗ cho một tàu khác cập cầu thì có thể dùng dây buộc tàu (kéo vào, thả ra) để dịch chuyển vị trí tàu mà không cần nổ máy để chuyển động bằng chân vịt của tàu. Voyage account (hạch toán chuyến tàu)Bản kê chi tiết mọi thu nhập và chi phí của một chuyến tàu sau khi kết thúc chuyến tàu đó. (Ví dụ: tiền cước vận chuyển, cảng phí, đại lý phí…). Weather routing (tuyến đường theo thời tiết) Dịch vụ có thu phí, cung cấp tuyến đường đi cho tàu biển cùng với thông tin dự báo thời tiết mới nhất để tránh những tình trạng khắc nghiệt như bão tố, sương mù dày đặc, băng đá… do cơ quan nhà nước hay tư nhân cung cấp cho chủ tàu hay người khai thác tàu biển. Tuyến đường này không nhất thiết là tuyến đường ngắn nhất nhưng là tuyến đường được dự tính đi mất ít thời gian hơn vì tránh được những tình trạng thời tiết nói trên làm cho tàu phải giảm tốc độ. Ngoài ra, sử dụng dịch vụ này còn có thể làm giảm bớt những rủi ro về thương tật hay tử vong cho thuyền viên trong những trường hợp thời tiết rất xấu. Thuật ngữ này còn gọi là “ship routing”. Underkeel clearance (chân hoa tiêu) Khoảng cách tối thiểu giữa đáy tàu biển và đáy sông hay đáy biển do cơ quan có thẩm quyền (cảng vụ, công ty hoa tiêu…) quy định để bảo đảm an toàn cho tàu biển, tránh những nguy hiểm không thể lường trước hoặc những thay đổi về khí hậu làm ảnh hưởng đến độ sâu của luồng lạch, sông biển. Thuật ngữ này còn gọi là “keel clearance”. Stowage (sắp đặt hàng trên tàu) Việc sắp xếp hàng hóa trên tàu biển phải thực hiện các yêu cầu sau: Một là, bảo đảm cho tàu biển được an toàn và ổn định không chỉ khi hành trình vượt biển hay đại dương mà cả khi di chuyển giữa các cảng để bốc hay dỡ một phần hàng hóa; hai là, bảo đảm cho mỗi lô hàng không bị hư hỏng, nhiễm bẩn hay nhiễm mùi… do xếp gần với những loại hàng hóa không được phép xếp gần nhau (chẳng hạn như chè với thuốc lá…); ba là, bảo đảm cho việc có thể dỡ hàng tại cảng trả hàng của một lô hàng nào đó mà không cần phải di chuyển (những) lô hàng sẽ dỡ tại (các) cảng khác. Subject (điều bảo lưu) Một điều kiện mà nếu các bên không thỏa thuận được thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chưa được giao kết. Thuật ngữ này thường dùng trong thuật ngữ “to lift subjects” (từ bỏ các điều kiện bảo lưu). Package limitation (giới hạn trách nhiệm cho mỗi kiện hàng) Số tiền tối đa mà người vận chuyển hàng hóa có thể phải chịu trách nhiệm cho mỗi kiện hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong trường hợp mất mát hoặc tổn thất đối với hàng hóa. Số tiền tối đa này được các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định. Pallet carrier (tàu chở pa-lét) Tàu được thiết kế để chở hàng hóa đóng trong pa-lét và đóng trong container. Mặc dù tàu có thể vận chuyển hàng tổng hợp (general cargo) nhưng thường dùng để chở sản phẩm giấy đóng trong pa-lét. Những pa-lét giấy này được đưa lên tàu qua cửa phía bên (side door) bằng thiết bị chuyên dùng để nâng pa-lét (pallet lift) đến một độ cao cần thiết, sau đó được xe nâng hàng đưa vào vị trí đã định. Khác với pa-lét, container thường được để trên boong tàu. Beaufort Scale (thang sức gió và mức sóng Beaufort) Việc phân cấp gió và độ cao của sóng biển do Beaufort, một sỹ quan hải quân Hoàng gia Anh đưa ra năm 1805. Thang này được hoàn thiện dần cho đến ngày nay và được thể hiện phổ biến qua các thông số: cấp gió (wind force) từ 0 đến 17 (thường dùng đến cấp 12, từ cấp 13 đến 17 chỉ dùng cho những vùng có điều kiện khí tượng đặc biệt); vận tốc gió tính bằng hải lý/giờ (speed in knots) từ dưới 1 đến 118 nơ (knots); mô tả về gió (description) từ “lặng gió” (calm) đến “đại cuồng phong” (hurricane); độ cao trung bình và tối đa của sóng biển tính bằng mét (wave height in metres – average and maximum) từ 0,1 đến 14m và trên 14m; mô tả tình trạng mặt biển (sea conditions) từ “phẳng như gương” (calm/glassy sea) đến “bọt nước và sóng biển tung trắng xóa, tầm nhìn bị hạn chế nghiêm trọng” (phenomenal sea). Sundays and holidays excepted (trừ Chủ nhật và ngày lễ) Thuật ngữ dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến có nghĩa là không tính Chủ nhật và những ngày nghỉ lễ trong khi tính toán thời hạn làm hàng (laytime). Thuật ngữ này viết tắt là S.h.e.x. hoặc SHEX. Sub-charterer (người đi thuê lại) Người hoặc công ty thuê tàu biển của một người hay công ty không phải là chủ tàu mà người này (người hay công ty không phải là chủ tàu) cũng chỉ là người đi thuê tàu biển. Ví dụ: C thuê tàu của B nhưng B không phải là chủ tàu mà chỉ là người hoặc công ty thuê tàu của chủ tàu A nên C được gọi là “người đi thuê lại”. LS. VÕ NHẬT THĂNG & LS. NGÔ KHẮC LỄ (Biên soạn) . Thuật ngữ hàng hải Tonnes per day (Lượng hàng bốc/dỡ mỗi ngày) Số lượng hàng hóa được bốc lên tàu biển hoặc dỡ. loại hàng này được tính trên cơ sở trọng lượng của hàng hóa. Windage (hàng hao hụt vì gió) Số lượng hàng bị gió thổi bay đi trong khi bốc hoặc dỡ hàng.