Đây là một đề tài mang ý nghĩa quan trọng,nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ, công chức của thành phố Hải Phòngnói riêng và trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung để
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC VÀ NGUYÊN TẮC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 3
1.1 Khái niệm và vai trò của tuyển dụng công chức 3
1.1.1 Khái niệm tuyển dụng công chức 3
1.1.2 Vai trò của tuyển dụng công chức 4
1.2 Phương thức tuyển dụng công chức 4
1.2.1 Thi tuyển công chức 5
1.2.2 Xét tuyển công chức 7
1.3 Nguyên tắc tuyển dụng công chức 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở SỞ NỘI VỤ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 10
2.1 Giới thiệu chung về Sở Nội vụ Hải Phòng 10
2.1.1 Vị trí và chức năng 10
2.1.2 Một số nhiệm vụ, quyền hạn chính của Sở Nội vụ Hải Phòng 10
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ 12
2.2 Đánh giá thực trạng tuyển dụng công chức của Sở Nội vụ Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2014 13
2.2.1 Các bước tiến hành tuyển dụng ở Sở Nội vụ Hải Phòng 13
2.2.2 Thực trạng tuyển dụng từ năm 2010 – 2014 15
2.2.3 Kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyển dụng hiện nay 17
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC SỞ NỘI VỤ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 19
3.1 Xác định vị trí việc làm còn thiếu 19
3.2 Công tác tiếp nhận hồ sơ dự tuyển 19
3.3 Xây dựng Danh mục tài liệu và ngân hàng câu hỏi môn Nghiệp vụ chuyên ngành 20
3.4 Về hình thức tuyển dụng 20
KẾT LUẬN 22
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí rường cột trong tổ chức, hoạt động của các cơquan hành chính, có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước, là người trực tiếptham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế
xã hội, tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi cácđường lối, chính sách
Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ hội nhưng cũng đồngnghĩa với việc có không ít thách thức Trước tình hình đó, đòi hỏi những cán bộ, công chứctrong cơ quan nhà nước không chỉ ở cấp trung ương mà cả cấp địa phương phải có đủ nănglực, giỏi về chuyên môn, tốt về phẩm chất chính trị mới có thể đưa đất nước ta vượt quanhững thách thức và khó khăn để có thể tiến xa hơn nữa
Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý công chức, có tínhquyết định cho sự phát triển một cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước Trong quá trình vậnhành của nền công vụ, nếu tuyển dụng được những công chức giỏi thì nhất định nền công vụ
sẽ hoạt động đạt kết quả cao, như Bác Hồ đã từng nói: “cán bộ là gốc của mọi công việc“
Vì vây, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu lý thuyết về phương thức và nguyên tắc tuyển dụng công chức để phân tích, đánh giá thực trạng việc tuyển dụng công chức Sở Nội vụ Hải Phòng giai đoạn 2010-2014 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức của
Sở Nội vụ Hải Phòng giai đoạn 2015- 2020” Đây là một đề tài mang ý nghĩa quan trọng,
nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ, công chức của thành phố Hải Phòngnói riêng và trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung để hoàn thiện hơn nữa về trình
độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức
Kết cấu tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức và nguyên tắc tuyển dụng công chức
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng công chức ở Sở Nội vụ Hải Phòng giaiđoạn 2010-2014
Chương 3: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức Sở Nội vụ Hải Phòng giai đoạn
2015 – 2020
Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Hoàng Tiệm đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này!
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC VÀ NGUYÊN TẮC
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC1.1 Khái niệm và vai trò của tuyển dụng công chức.
1.1.1 Khái niệm tuyển dụng công chức.
Tuyển dụng là một khâu rất quan trọng của quản trị nhân lực bởi với bất kỳ tổ chứcnào, để có được một đội ngũ nhân lực vững mạnh, thực hiện tốt trình độ chuyên môn củabản thân đều phải thông qua quá trình tuyển dụng Tuyển dụng giúp nhà quản lý có thể lựachọn được những người phù hợp với từng vị trí trong tổ chức Có thể khẳng định, đây chính
là tiền đề, là nền tảng cho sự phát triển của các tổ chức Có rất nhiều khái niệm khác nhau
về tuyển dụng:
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng cử viên từ những nguồn khác nhauđến tham gia dự tuyển vào các vị trí còn trống trong tổ chức và lựa chọn trong số họ nhữngngười đáp ứng tốt yêu cầu công việc đặt ra
Tuyển dụng lao động là một quá trình thu hút nhân lực có khả năng đáp ứng côngviệc và đưa vào sử dụng, bao gồm các khâu: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí sử dụng và đánhgiá
Trong lĩnh vực hành chính nhà nước thì tuyển dụng lại được hiểu theo một cáchkhác: tuyển dụng là một hoạt động nhằm chọn được những người có đủ khả năng và điềukiện thực thi công việc trong các cơ quan nhà nước Tùy theo tính chất, chức năng, nhiệm
vụ của từng loại cơ quan mà tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức tuyển dụng có khác nhau.Tuyển dụng là khâu đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ côngchức, do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ
hình thức đến nội dung thi tuyển
Theo Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa 12 – kỳ họp thứ 4 số 22/2008/QH12ngày 03/11/2008:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung
là cấp tỉnh), ở huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
Trang 4danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ởTrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Công sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách Nhà nước: đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cônglập theo quy định của pháp luật
Theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lýcông chức, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm vàchỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức
1.1.2 Vai trò của tuyển dụng công chức.
Tuyển dụng công chức (đầu vào) là khâu đầu tiên của chu trình quản trị nhân sự, có ýnghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng công chức sau này Khituyển dụng công chức nói chung và công chức hành chính nói riêng, các công chức phụtrách công tác tổ chức - cán bộ phải hình dung được chân dung người công chức mình sẽ lựachọn là ai; tri thức chuyên môn và kiến thức xã hội chung của họ như thế nào; trình độ, kỹnăng, kinh nghiệm, tính cách, thái độ, hành vi ứng xử, tâm huyết nghề nghiệp để đáp ứngđặc thù của từng loại hình công việc, từng vị trí công tác là gì; phải có khả năng thích ứng rasao cùng với sự phát triển của đơn vị, tổ chức Tuyển dụng công chức phải thực sự xuấtphát từ yêu cầu của công việc, từ đòi hỏi của công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực,trên cơ sở của các hoạt động phân tích, đánh giá, dự báo về nguồn nhân lực hiện tại vàtương lai Việc tuyển dụng mới cần gắn với việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy và tinh giản biênchế công chức hành chính theo mục tiêu đổi mới về chất, thay thế những người không đápứng được yêu cầu thực thi công vụ trong nền hành chính hiện đại
1.2 Phương thức tuyển dụng công chức.
Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xãhội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
Trang 5b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển
Người có đủ điều kiện trên cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miềnnúi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hànhxong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụngbiện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục
1.2.1 Thi tuyển công chức.
1.2.1.1 Các môn thi và hình thức thi.
1 Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy củaĐảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng
2 Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp
vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm
Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thinghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyềntuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành làngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng Trongtrường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 3 hoặcmôn tin học văn phòng quy định tại khoản 4 Điều này
Trang 63 Môn ngoại ngữ: thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh,Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do ngườiđứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
4 Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01 bài theoyêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chứcquyết định
1.2.1.2 Điều kiện miễn thi một số môn.
Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyểncông chức như sau:
1 Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành khôngphải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại họctại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam
2 Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấpchuyên ngành công nghệ thông tin trở lên
1.2.1.3 Cách tính điểm.
1 Bài thi được chấm theo thang điểm 100
2 Điểm các môn thi được tính như sau:
a) Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;c) Môn ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tínhvào tổng số điểm thi
3 Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và mônnghiệp vụ chuyên ngành tính theo quy định tại khoản 2 Điều này cộng với điểm ưu tiên quyđịnh tại Điều 5 Nghị định này
1.2.1.4 Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức
1 Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
Trang 7a) Có đủ các bài thi của các môn thi;
b) Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
c) Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêutuyển dụng của từng vị trí việc làm
2 Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cầntuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúngtuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bàithi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn khôngxác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụngcông chức quyết định người trúng tuyển
3 Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kếtquả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau
1.2.2 Xét tuyển công chức.
1.2.2.1 Nội dung xét tuyển công chức.
1 Xét kết quả học tập của người dự tuyển
2 Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển
1.2.2.2 Cách tính điểm.
1 Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn
bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầucủa vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2
2 Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệphoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 vàtính hệ số 1
3 Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1
4 Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏngvấn tính theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 5Nghị định này
5 Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạotheo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng căn cứ
Trang 8kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và điểm phỏng vấn về chuyên môn,nghiệp vụ để tính điểm theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1.2.2.3 Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức.
1 Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;b) Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêuđược tuyển dụng của từng vị trí việc làm
2 Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở vị trí cầntuyển dụng, người có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm học tập bằngnhau thì người có điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác địnhđược người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chứcquyết định người trúng tuyển
3 Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kếtquả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau
1.3 Nguyên tắc tuyển dụng công chức.
Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
Tất cả các nội dung quy định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi vàcác hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phải được công khai và được kiểm tra giámsát bởi nhân dân, trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia Đồng thời, công tác tuyểndụng cán bộ, công chức phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, đảm bảo nguyên tắcminh bạch, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị, phải tuân theo các quy định, quy chế của hệ thống pháp luật Việt Nam
Bảo đảm tính cạnh tranh
Việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức giữ các chức vụ, vị trí phảithông qua tài năng thực sự, thành tích hoạt động thực tế và phải lập được công trạng Nóđảm bảo được tính cạnh tranh, khuyến khích được mọi công chức tận tâm với công việc,hạn chế tính quan liêu, tùy tiện, cảm tình cá nhân …
Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm
Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn, sử dụng công chức một cách cóhiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước Xuất phát từ nhu cầu của công việc
Trang 9mà Nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện, trí thức đảm đương công việc,tránh tình trạng vì người mà tìm việc
Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu
số Các cơ quan nhà nước phải tuyển dụng được những người giỏi, phù hợp, đáp ứng tốtnhất các yêu cầu của nền công vụ Quan niệm chất lượng công chức không chỉ nằm ở bằngcấp, trình độ đào tạo mà chủ yếu là năng lực thực hiện công việc Bằng cấp không phải làtiêu chí duy nhất phản ánh đúng năng lực tác nghiệp của công chức
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Ở SỞ NỘI VỤ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 20142.1 Giới thiệu chung về Sở Nội vụ Hải Phòng.
2.1.1 Vị trí và chức năng.
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố; có chức năngtham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội
vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cáchhành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhànước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư,lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng
Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉđạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ
2.1.2 Một số nhiệm vụ, quyền hạn chính của Sở Nội vụ Hải Phòng.
1 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kếhoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình thuộc phạm vi quản lýnhà nước của Sở trên địa bàn thành phố
2 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án,
dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổbiến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở được giao
3 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tổ chức bộ máy
4 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp
5 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tổ chức chính quyền
6 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vịhành chính
7 Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dânchủ ở xã, phường, thị trấn và thực hiện Quy chế dân chủ các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật
8 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý cán bộ, công chức, viên chức:
9 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về cải cách hành chính:
10 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ
11 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Trang 1112 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác văn thư, lưu trữ.
13 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tôn giáo
14 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác thi đua, khen thưởng
15 Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực được giao theo quyđịnh của pháp luật và theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố
16 Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về công tác nội vụ; giải quyết khiếu nại, tốcáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý các vi phạmpháp luật trên các lĩnh vực công tác được Uỷ ban nhân dân thành phố giao theo quy địnhcủa pháp luật
17 Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực khác đượcgiao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố, Uỷ ban nhândân quận, huyện Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nướctheo các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức của các Bộ, ngành Trung ương vàđịa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn thành phố
18 Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp; số lượng các đơn vị hành chính quận, huyện và xã, phường, thịtrấn, thôn, làng, tổ dân phố; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhànước, cán bộ, công chức cấp xã; công tác văn thư, lưu trữ nhà nước; công tác tôn giáo; côngtác thi đua, khen thưởng và các lĩnh vực khác được giao
18 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống thôngtin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ được giao
19 Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh vựccông tác thuộc phạm vi quản lý của Sở
20 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ Nội vụ
về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định
21 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách,chế độ đãi độ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định
22 Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷban nhân dân thành phố
23 Xây dựng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mốiquan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu của các tổ chức thuộc Sở theo quy