1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KL KT nguyên vật liệu xi măng tam điệp

89 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 759,5 KB

Nội dung

Tác giả đã nêu được mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu. hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kế toán NVL. phân tích, đánh giá công tác kế toán NVL tại công ty xi măng tam điệp . Đối chiếu với lý luận về kế toán NVL rút ra nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty xi măng tam điệp ...............................................................................

Trang 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong lĩnh vực kế toán chúng ta đều hiểu rằng: Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp đến quá trình sản sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Chính vì vậy công tác nghiên cứu kế toán nguyên vật liệu là cần thiết và phù hợp với chuyên ngành kế toán mà em được đào tạo

Hiện tại công tác kế toán nguyên vật liệu tai công ty Xi măng Vicem Tam Điệp - Đơn vị mà em thực tập, học tập và nghiên cứu đang còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết, chính vì vậy em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp “ cho khóa luận tốt nghiệp của mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ nhận thức trên sau một thời gian thực tập tại Phòng tài chính kế toán của Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp nên em nhận thấy tầm quan trọng to lớn của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất cũng như ý nghĩa của việc thực hiện tốt công tác quản lí,

sử dụng nguyên vật liệu đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh Được sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Xuân Thông và các cán bộ phòng kế toán công ty Xi măng Vicem Tam Điệp em mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp” cho luận văn tốt nghiệp của mình Với mục tiêu:

- Nghiên cứu làm rõ lí luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung

- Nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác ké toán nguyên vật liệu tại công ty Xi măng Vicem Tam Điệp, đồng thời vận dụng lí luận học tại trường kết hợp với thực tế công tác kế toán tại Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp mong tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu :

- Lí luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp nói chung

- Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Xi măng Vicem Tam Điệp

Trang 2

- Nghiên cứu công tác kế toán nguyên vật liệu trong phạm vi Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp

- Sử dụng các chứng từ kế toán từ 01/10/2013 đến 31/10/2013

1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Công tác kế toán NVL chiếm một vị trí quan trọng trong việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, đề tài kế toán NVL đã được nhiều người nghiên cứu nhằm đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán cho doanh nghiệp

Nhìn chung các khóa luận trước đã thực hiện được:

- Các lý luận cơ bản về công tác kế toán NVL

- Thực trạng công tác kế toán tại đơn vị mình thực tập

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tại đơn vị và từ đó tìm ra giải pháp

nhằm hoàn thiện hơn việc hạch toán kế toán tại đơn vịĐối với công ty Ximang vicem Tam Điệp số sinh viên nghiên cứu đề tài NVL cũng còn khá ít nên chỉ nghiên cứu ở mức độ chung và đưa ra nhận xét tổng quan về tình hình hoạt động tại công ty và một số biện pháp chủ yếu để hoàn thiện bộ máy quản lý, chưa

nghiên cứu sâu về công tác kế toán cụ thể đối với từng loại NVL cụ thể

Trong bài khóa luận tốt nghiệp này từ lý luận về kế toán NVL em đã tìm hiểu cụ thể hạch toán đối với từng mặt hàng, đi sâu về tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ của từng hoạt động, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán NVL tại công

ty Ximawng vicem Tam Điệp

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng với cách phân tích từ lí luận đến thực tiễn kết hợp với quan sát , so sánh từ đó tổng hợp rút ra nhận xét, kết luận về đối tượng nghiên cứu

1.6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu , các danh mục, khóa luận của em được chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2 : Cơ sở lí luận về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

8

Trang 3

Chương 3: Thực trạng Công tác Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp.

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Xi măng Vicem Tam Điệp

Trang 4

Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

2.1 Khái niệm ý nghĩa của kế toán nguyên vật liệu

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của kế toán nguyên vật liệu

2.1.1.1 Khái niệm:

Theo chuẩn mực kế toán số 02 thì hàng tồn kho là những tài sản:

- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường

- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang

- Nguyên vật liệu để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

- Nguyên vật liệu là: một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản xuất sản phẩm

2.1.1.2 Đặc điểm:

Nguyên vật liệu là đối tượng Lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mang những đặc điểm sau:

- Tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ

- Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh

Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về nguyên liệu chiếm

tỷ trọng khá lớn nên việc sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và đúng kế hoạch nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh

2.1.2 Ý Nghĩa

Nguyên liệu vật liệu chiếm vị trí hết sức quan trọng bởi nó là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu là đối tượng không thể thiếu, nó giữ vay trò quyết định trong quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất sản phẩm và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành

10

Trang 5

Do vậy tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm đảm bảo

sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

có ý nghĩa quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung

2.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu

Để phát huy vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyên vật liệu trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian cung cấp

- Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời giá trị nguyên vật liệu xuất dung cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật tư, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật tư sai mục đích, lãng phí

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật tư, phát hiện kịp thời các loại

ứ đọng kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế các thiệt hại

- Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua dự trữ, sử dụng vật liệu

2.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có công dụng khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau Mỗi loại có vai trò,

công dụng, tính chất lý, hoá học khác nhau đối với quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm

Do vậy để thống nhất trong công tác quản lý nguyên vật liệu, kế toán tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức sau:

 Căn cứ vào vai trò, công dụng của nguyên vật liệu: nguyên vật liệu được

Trang 6

làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công cụ, dụng

 Căn cứ vào mục đích sử dụng: nguyên vật liệu được chia thành

+ Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh

- Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận giao bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp

+ Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:

- Nhượng bán

- Đem góp vốn liên doanh

- Đem biếu tặng

 Căn cứ vào nguồn hình thành: nguyên vật liệu đuợc chia thành:

- Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: do mua ngoài, nhận vốn góp lien doanh, nhận biếu tặng

- Nguyên vật liệu tự chế: do doanh nghiệp tự sản xuất Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực

tế nguyên vật liệu nhập kho

2.2.2 Tính giá nguyên vật liệu

* Các nguyên tắc chi phối đến đánh giá nguyên vật liệu :

Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của chúng theo

12

Trang 7

những nguyên tắc nhất định Có 3 nguyên tắc chi phối đến việc đánh giá nguyên vật liệu:

- Nguyên tắc giá gốc (còn gọi là giá phí, giá thành, giá lịch sử) : Tất cả các loại tài sản

và hàng tồn kho ở doanh nghiệp được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo tài chính được ghi chép theo giá gốc Giá gốc bao gồm tất cả các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản và sẵn sàng đưa vào sử dụng

- Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp kế toán thống nhất trong suốt niên độ kế toán

- Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ánh đúng giá trị tài sản, các nghiệp vụ làm tăng doanh thu và tăng vốn chỉ được ghi khi có chứng cứ chắc chắn (có chứng từ), chi phí và các khoản làm giảm doanh thu, vốn chủ sở hữu phải được ghi chép ngay dù chưa có chứng từ chắc chắn Trên bảng cân đối kế toán, hàng tồn kho phải đƣợc phản ánh theo giá trị có thể thực hiện được của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giảm do vật liệu bị hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất…thì đơn vị phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

*Đánh giá nguyên vật liệu giá vốn thực tế.

 Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho :

Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định như sau:

+ Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:

Các loại thuế không + được hoàn lại

Chi phí

có liên quan + trực tiếp đến việc mua hàng

Các loại chiết khấu

Trang 8

- Giá mua được xác định theo 2 trường hợp:

Đối với cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá NVL mua vào là giá mua thực tế không bao gồm thuế GTGT đầu vào

Đối với cơ sở SXKD không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở SXKD không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán phải trả cho nguời bán( bao gồm thuế GTGT đầu vào)

+ Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến:

Giá NVL nhập kho = Giá NVL tự gia công chế biến + chi phí gia công chế biến

+ Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến:

* Phương pháp giá bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức:

Giá NVL thực =

tế xuất dùng

Số lượng NVL thực tế xuất dùng

X Đơn gía bình quân

Trong đó giá đơn vị bình quân có thể được tính theo một trong hai cách sau:

14

Trang 9

Giá NVL trước và sau từng lần nhập

Số lượng NVL trước và sau từng lần nhập

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm.

Nhược điểm: theo phương pháp này chỉ đến cuối kỳ mới xác định được đơn giá bình

quân gia quyền vì vậy ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán Phương pháp này thường đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp có tính ổn định về giá cả vật tư, hàng hóa khi nhập kho

Điều kiện áp dụng: thường áp dụng đối với doanh có tính ổn định về giá cả vật tư

hàng hóa khi nhập kho

* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):

Theo phương pháp này thì số hàng nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết

số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất Cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực

tế hàng xuất do vậy giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng

Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu

hướng giảm, thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều, phương pháp này cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời

Trang 10

Nhược điểm: Phương pháp này làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những

chi phí hiện tại, vì doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của vật tư, hàng hoá đã được mua từ cách đó rất lâu

* Phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO)

Phương pháp này, số hàng nào nhập sau thì xuất trước và trị giá hàng xuất kho tính theo giá thực tế của những lô hàng mới nhập hiện có trong kho Trị giá của hàng tồn kho cuối

kỳ được tính theo số lượng hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp đơn giá thực tế vật liệu nhập

kho trong từng lần tăng dần, đảm bảo thu hồi vốn nhanh và tồn kho ít

Nhược điểm: Chất lượng của công tác tính giá phụ thuộc và sự ổn định của giá cả vật

liệu Trong trường hợp giá cả của vật liệu biến động mạnh vì việc xuất theo phương pháp này sẽ mất tính chính xác và sẽ gây bất hợp lý

* Phương pháp thực tế đích danh.

Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập

Áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ nguyên vật liệu có giá trị lớn và có thể nhận diện được

Ưu điểm: công tác tính giá nguyên vật liệu được thực hiện kịp thời và thông qua việc

tính giá vật liệu, dụng cụ xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL

- Đây là phương pháp có thể coi là lý tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế

Nhược điểm: áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ có thể áp

dụng được khi hàng tồn kho có thể phân biệt, chia tách ra thành từng loại, từng thứ riêng lẻ

* Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán:

Giá hạch toán là giá quy định thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và được sử dụng

ổn định trong một thời gian dài, giá hạch toán của nguyên vật liệu có thể là giá mua thực

16

Trang 11

tế, giá kế hoạch, giá bán buôn…

Giá hạch toán được sử dụng để hạch toán chi tiết hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu làm giảm nhẹ công tác tính toán và tăng cường công tác kiểm tra của

kế toán trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản khi sử dụng giá hạch toán để hạch toán chi tiết hàng ngày thì cuối kỳ phải tính chuyển giá hạch toán thành giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp

Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế thông qua hệ

Hệ số giá nguyên vật liệu có thể tính theo từng nhóm hay từng thứ vật liệu và việc áp dụng phương pháp tính toán cần phải nhất quán trong các niên độ kế toán

Ưu điểm: phản ánh kịp thời biến động của giá trị các loại nguyên vật liệu trong quá

trình sản xuất kinh doanh, giảm nhẹ công tác tính toán đặc biệt đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu

Nhược điểm: việc sử dụng giá hạch toán để phản ánh vật liệu chỉ được dùng trong

hạch toán chi tiết vật liệu và chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Điều kiện áp dụng: thường áp dụng trong doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên

vật liệu, giá cả biến động và việc nhập kho diễn ra thường xuyên

2.3 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu

Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn vận dụng một trong các phương pháp sau:

Trang 12

* Phương pháp thẻ song song:

Nội dung của phương pháp ghi thẻ song song:

Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật

liệu về mặt số lượng Thẻ kho do phòng kế toán lập và lập cho từng loại nguyên vật liệu Sau ghi đã ghi đầy đủ các yếu tố của phần: tên, nhãn hiệu, quy cách, danh điểm, định mức

dự trữ…kế toán giao cho thủ kho Thẻ kho phải được sắp xếp theo từng loại, từng nhóm

và từng thứ tự để tiện cho việc quản lý

Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của từng chứng từ rồi thực hiện việc nhập, xuất và ghi số thực nhập, thực xuất vào chứng từ Cuối ngày phân loại chứng từ rồi tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho, lập phiếu giao nhận chứng từ và luân chuyển cho phòng kế toán

Tại phòng kế toán: Kế toán NVL sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình

nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về mặt số lượng lẫn giá trị Sổ chi tiết được mở cho từng loại nguyên vật liệu Khi nhận được các chứng từ nhập- xuất nguyên vật liệu do thủ kho gửi đến, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ sau đó kế toán phân loại chứng từ và ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu tính ra số tồn kho cuối ngày Cuối tháng, kế toán và thủ kho tiến hành đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết nguyên vật liệu Ngoài ra kế toán chi tiết còn phải lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn để đối chiếu với kế toán tổng hợp

Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra, đối chiếu với số liệu và phát hiện sai

sót Đồng thời đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin kế toán

Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu, số lượng Mặt

khác, việc kiểm tra đối chiếu thường tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế chức năng của kế toán

Phạm vi áp dụng: Đối với doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, khối lượng

nghiệp vụ xuất ít, không thường xuyên, trình độ kế toán hạn chế

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo

18

Trang 13

phương pháp ghi thẻ song song

Ghi chú Ghi hàng ngày hoặc định kì

Đối chiếu kiểm tra

Cuối tháng kiểm tra đối chiếu

* Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho cho từng danh điểm vật tư và ghi theo chỉ tiêu số lượng

tương tự như phương pháp ghi thẻ song song

Tại phòng kế toán: kế toán NVL sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép phản

ánh tổng hợp số NVL luân chuyển trong tháng và số tồn kho cuối tháng của chỉ tiêu số lượng và số tiền Sổ đối chiếu luân chuyển được mở và được dùng cho cả năm, mỗi thứ NVL được ghi một dòng trong sổ và ghi một lần vào cuối tháng Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập bảng kê nhập vật liệu, bảng kê xuất vật liệu, và dựa vào bảng kê này để ghi theo số lượng và giá trị vào

sổ đối chiếu luân chuyển Dòng cộng cuối kỳ của sổ đối chiếu luân chuyển được đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu (Sổ Cái)

Ưu điểm: khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối

kỳ

Nhược điểm: phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về

chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành

Phiếu nhập

Thẻ kho

Sổ chi tiết Nguyên vật liệu

Phiếu xuất

Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL

Trang 14

vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán.

Phạm vi áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại NVL ít, không có điều

kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày phương pháp này thường ít áp dụng trong thực tế

Sơ đồ 2.2 Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp

sổ đối chiếu luân chuyển

Ghi chú:

Ghi hàng ngày hoặc định kì

Đối chiếu kiểm tra Cuối tháng kiểm tra đối chiếu

* Phương pháp sổ số dư:

Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho để theo dõi tình hình biến động của từng danh điểm

vật tư theo chỉ tiêu số lượng (tương tự như phương pháp ghi thẻ song song) Cuối tháng thủ kho căn cứ vào số lượng tồn trên từng thẻ kho ghi vào sổ số dư cột số lượng, mỗi một danh điểm vật tư được ghi một dòng trên sổ số dư Sau đó gửi sổ số dư về phòng kế toán

Sổ đối chiếu luân chuyển

Bảng kế xuất NVL

Kế toán tổng hợp NVL

Trang 15

Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho

vào thẻ kho, ký xác nhận vào thẻ kho, sau đó mang chứng từ nhập - xuất về phòng phân loại chứng từ để vào sổ giao nhận chứng từ nhập, sổ giao nhận chứng từ xuất Cuối tháng căn cứ vào sổ giao nhận chứng từ nhập - xuất để vào bảng tổng hợp luỹ kế nhập - xuất - tồn kho, cột giá trị trên bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn kho trên sổ số dư cho từng nhóm từng kho vật liệu tương ứng

Ưu điểm: tránh được việc ghi chép trùng lặp về chỉ tiêu số lượng và dãn đều công việc

ghi sổ trong kỳ, nên không bị dồn vào cuối kỳ

Nhược điểm: việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán phức tạp hơn Ngoài

ra, kế toán muốn biết được lượng tồn của từng danh điểm vật tư ở từng thời điểm khác nhau bắt buộc phải xuống kho xem thẻ kho mới xác định đuợc

Điều kiện áp dụng: phuơng pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có

nhiều danh điểm NVL và đồng thời số luợng chứng từ nhập xuất của

mỗi loại khá nhiều

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư

Trang 16

Ghi chú:

Ghi hàng ngày hoặc định kì

Đối chiếu kiểm tra

Cuối tháng kiểm tra đối chiếu

2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

2.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương kê khai thường xuyên

o Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên:

Định nghĩa: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh, ghi chép thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình Nhập- Xuất- Tồn kho các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá… trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp dựa trên các chứng từ nhập, xuất Theo phương pháp này, các tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của các loại hàng tồn kho Vì vậy, giá trị hàng tồn kho có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào

Ưu điểm: theo dõi được thường xuyên, liên tục tình hình Nhập- Xuất- Tồn theo các

chứng từ nên việc xác định giá vốn của nguyên vật liệu được chính xác

Nhược điểm: đối với nguyên vật liệu cồng kềnh, điều kiện cân, đo, đong , đếm không

Bảng lũy kế

N-X-T kho VL

Phiếu giao nhận chứng từ xuất VL

Bảng tổng hợp N-X-T kho VL

Kế toán tổng hợp

Sổ số dư

Phiếu giao nhận chứng từ nhập VL

Bảng lũy kế

N-X-T kho VL

Trang 17

được chính xác thì giá trị sản xuất theo chứng từ kế toán nhiều khi xa rời với giá vốn thực

tế làm cho công việc kế toán vốn nhiều công sức, phức tạp, phải điều chỉnh giữa số liệu kiểm kê và số liệu tính toán

o Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:

 Tài khoản sử dụng:

* Tài khoản 152: Nguyên vật liệu

- Tài khoản này đƣợc dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại nhóm, tuỳ theo yêu cầu quản

lý và phương tiện tính toán

- Kết cấu của tài khoản 152:

+ Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá trị thực tế của nguyên vật liệu trong kỳ (mua ngoài, nguyên vật liệu tự gia công chế biến, nhận vốn góp, phát hiện thừa, đánh giá tăng )

+ Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ theo giá thực tế (xuất dùng, xuất bản, đánh giá giảm phát hiện thiếu, )

+ Dư Nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho

* Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đường

- Tài khoản này dùng theo dõi các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá

mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số gửi kho người bán)

- Kết cấu TK 151:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị hàng đi đường tăng

+ Bên Có: phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng

+ Dư Có: Giá trị hàng đi đường (đầu và cuối kỳ)

Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 133, 111, 112, 331,

 Quy trình hạch toán

Trang 18

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK 331,111,112,141… TK 152 TK621

Xuất để chế tạo SP Tăng do mua ngoài

Thừa phát hiện khi kiểm kê Thiếu phát hiện khi kiểm kê

Giảm giá, trả lại vật liệu

24

Trang 19

2.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

o Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ:

- Định nghĩa: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp Từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức

Số lượng hàng =

xuất

Số lượng hàng tồn đầu kì

+ Số lượng hàng nhập trong kì

- Số lượng hàng tồn cuối kì

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá nhập kho, xuất kho không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồnkho mà được theo

dõi trên một tài khoản riêng là Tài khoản 611 “mua hàng’ Công tác kiểm kê vật tư,

hàng hoá sẽ được tiến hành vào cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị hàng tồn kho thực

tế làm căn cứ ghi sổ kế toán của các tài khoản hàng tồn kho, đồng thời căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho để xác định giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ làm căn cứ

để ghi sổ kế toán Tài khoản 611

- Ưu điểm: việc ghi chép đơn giản, gọn nhẹ do không phải đối chiếu giữa số liệu kế toán và số lượng kiểm kê mà số liệu kế toán luôn khớp với thực tế

- Nhược điểm: trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùng ( hoặc xuất bán)

o Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

 Tài khoản sử dụng:

* Tài khoản 611: Mua hàng

+ Bên Nợ: phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

+ Bên Có: phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng, thiếu hụt và tồn kho cuối kỳ

Tài khoản 611(1) cuối kỳ không có số dư và thường được mở chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

* Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đường

+ Bên Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ

Trang 20

+ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ

+ Dư Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường

* Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu:

+ Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (kết chuyển từ TK 611 sang) + Bên Có: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (kết chuyển từ TK 611 sang) + Dư Nợ: Giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ

Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK 133,331,111,112,

TK 133 TK 133

TK 621, 627, 641, 642

2.5 Sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán Nguyên vật liệu

Theo QĐ số 15/2006/ QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/

2006, các Doanh nghiệp sử dụng một trong năm hình thức kế toán sau:

* Hình thức kế toán Nhật ký chung

26

Trang 21

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp

vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp, để ghi sổ

kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ)

và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ;

Trang 22

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Cái

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

* Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Chứng từ

- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký chứng từ, Bảng kê

- Sổ Cái

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

* Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ

kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Trang 23

toàn bộ công tác kế toán, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu Việc hoàn thiện công tác kế toán là cần thiết cho mỗi doanh nghiệp Nó sẽ tạo cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, đồng thời

nó có thể giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn hoạt động chủ yếu của mình đảm bảo làm ăn

có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, với người lao động và nâng cao đời sống công nhân viên

Trang 24

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

XI MĂNG VICEM TAM ĐIỆP 3.1 Tổng quan về công ty

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY XI MĂNG TAM ĐIỆP

Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tập trung

Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Được thành lập theo quyết định 506/ QĐ – UB, ngày 31 tháng 5 năm 1996

6 năm 2001 của UBND tỉnh Ninh Bình ký

Theo văn bản số 4392BKH/VPXT ngày 17/07/2000 của bộ Kế hoạch và Đầu tư, văn bản số 3253/ VPCP - CN ngày 08/08/2000 của văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu dự án nhà máy xi măng Tam Điệp là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam - bộ Xây dựng, với tên giao dịch quốc tế TDCC

(TAM DIEP CEMENT COMPANY).

30

Trang 25

Tổng mức vốn đầu tư của Công ty xi măng Tam Điệp theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt là 228.211.197 USD Đơn vị trúng thầu cung cấp thiết kế, thiết bị - vật tư cho dây chuyền công nghệ chính là hãng FLSmidth (vương quốc Đan Mạch) theo tiêu chuẩn châu Âu

Công ty xi măng Tam Điệp được khởi công xây dựng ngày 19/05/2001 Ngày 28/11/2004 Công ty đã đưa công đoạn nghiền xi măng đóng bao vào sản xuất và đưa sản phẩm đầu tiên mang tên xi măng Tam Điệp ra thị trường, cạnh tranh cùng với các sản phẩm xi măng trong và ngoài Tổng công ty Ngày 15/12/2004 Công ty đã cho ra lò tấn Clinker đầu tiên đạt chất lượng tốt Cuối tháng 12/2004 Công ty đã đưa dây chuyền vào sản xuất ổn định, cung cấp cho thị trường sản phẩm xi măng đạt chất lượng cao không

phụ lòng mong mỏi của khách hàng và phù hợp với mục tiêu của Công ty để ra là "vì lợi ích khách hàng và chất lượng công trình”.

Với sự nỗ lực phấn đấu của mọi thành viên trong Công ty , xi măng Tam Điệp luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ đề ra Công ty cũng triển khai công tác lập, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và được cấp giấy chứng nhận trong tháng 6/2005 Hiện nay, thương hiệu xi măng Tam Điệp đang từng bước khẳng định uy tín trên thị trường xi măng nước nhà, đước đánh giá cao về chất lượng và giá cả cạnh tranh Sản phẩm đã tham gia một số hội chợ triển lãm và đã từng giành được cúp vàng cùng danh hiệu doanh nhân văn hoá tại hội chợ công nghiệp tổ chức ở Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Công ty xi măng Tam Điệp là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, chịu sự định hướng chỉ đạo vĩ mô từ Tổng công ty xi măng Việt Nam Hiện nay Công ty có tổng

số cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 787 người trong đó:

+ Lao động Nam: 618 Người

+ Lao động Nữ: 169 Người

Tổng hợp chất lượng lao động như sau:

Trang 26

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp chất lượng lao động

Vật tư thiết bị

Phó giám đốc

cơ điện

Phòng KTCơ điện

Xưởng Điện - Điện tử

Xưởng C.khí - Đ lực

Xưởng Nước Khí nén

Xưởng NL-LN

Xưởng

Nghiền Đ.baoPhòng BVQS

Trang 27

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Bộ máy quản lý của Công ty xi măng Tam Điệp được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng

Trang 28

Đứng đầu là Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung tình hình sản xuất

kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật; Phụ trách trực tiếp phòng tổ chức - lao động, phòng kế toán - thống kê - tài chính, phòng vật tư thiết

bị, phòng kế hoạch, văn phòng

Phó giám đốc Cơ điện: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức, chỉ đạo điều

hành sản xuất, đảm bảo năng suất thiết bị và an toàn của dây chuyền sản xuất Phụ trách trực tiếp phòng kỹ thuật cơ điện, xưởng điện - điện tử, xưởng cơ khí động lực, xưởng nước - khí nén

Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức chỉ đạo điều

hành sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phân công phụ trách; Chỉ đạo phương án sản xuất, quy trình vận hành thiết bị, thí nghiệm, đảm bảo cho sản xuất hoạt động đồng bộ, liên tục với chất lượng cao; Phụ trách trực tiếp phòng công nghệ trung tâm, phòng thí nghiệm – KCS, xưởng nguyên liệu – lò nung, xưởng Nghiền - đóng bao

Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tiêu thụ

sản phẩm, công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty, phương án tiêu thụ sản phẩm tới các địa bàn; Phụ trách trực tiếp trung tâm tiêu thụ và phòng bảo vệ quân sự

* Các phòng ban:

Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc về chủ trương đường lối, các

vấn đề về công tác tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy, sắp xếp điều động cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty Thực hiện và xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công tác an toàn lao động

Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý đầu tư xây dựng cơ

bản; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; Ký kết các hợp đồng kinh tế của Công ty mua bán vật tư cho sản xuất sản phẩm và vật tư thiết bị lẻ cho công tác sửa chữa lớn các dây chuyền sản xuất trong Nhà máy

Phòng vật tư thiết bị: Tham mưu cho giám đốc trong việc tìm kiếm nguồn hàng,

chịu trách nhiệm cung ứng các loại vật tư - thiết bị, phụ tùng đáp ứng nhu cầu của sản xuất kịp thời đúng nguyên tắc, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng thường

34

Trang 29

xuyên các loại vật tư thiết bị, thống kê theo dõi nhập - xuất - tồn tất cả các vật tư , thiết bị, phụ tùng hiện có trong kho.

Phòng kỹ thuật cơ điện: Xây dựng chỉ tiêu định mức vật tư chỉ đạo các đơn vị

thuộc lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, tự động hoá….; lập dự trù thiết bị để phục vụ sửa chữa máy móc, thiết bị; Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương

án sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ điện

Trung tâm tiêu thụ: Chịu trách nhiệm về việc tiêu thụ sản phẩm và tổ chức mạng

lưới tiêu thụ của Công ty thông qua các nhà phân phối

Phòng công nghệ trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ dây chuyền sản

xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển; Quản lý sâu về kỹ thuật công nghệ sản xuất clinker, xi măng, bao gồm quản lý mỏ đá vôi, đá sét, công nghệ điều hành trung tâm và điều độ sản xuất; Quản lý việc vận hành liên động từ trung tâm đến các cụm thiết bị được vận hành từ trung tâm đảm bảo an toàn, đạt năng suất cao, các thiết bị từ đập đá vôi, đá sét đến nghiền nguyên liệu, nung luyện clinker, vận chuyển clinker, nghiền xi măng và vận chuyển xi măng tới Silô xi măng

Phòng thí nghiệm – KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu và đưa ra kết quả phân tích

đối với tất cả các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng như clinker, xi măng của Công ty trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ

Văn phòng Công ty: Chịu trách nhiệm và cung cấp các vật tư, thiết bị thuộc vật tư

văn phòng phẩm , lưu trữ các công văn đi đến, điều động xe ô tô, phục vụ chế độ ăn nghỉ cho cán bộ công nhân viên

Trạm y tế thuộc văn phòng: Chịu trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho CBCNV trong

toàn công ty

Phòng Bảo vệ Quân sự: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ vật tư, tài sản trong công

ty, đảm bảo an ninh tổng thể trong toàn nhà máy

Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính: Chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch

toán kế toán, quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp Hình thức tổ chức kế toán của Công ty xi măng Tam điệp là hình thức phân tán Bộ máy kế toán của Công ty xi măng Tam Điệp gồm 17 người

Trang 30

* Các xưởng sản xuất.

Xưởng Nguyên liệu - Lò nung: Quản lý và theo dõi sự hoạt động của các thiết bị từ

máy đập đá vôi, máy đập đá sét đến silô chứa clinker; các thiết bị tiếp nhận than, thạch cao, phụ gia và tổ hợp nghiền than, nhà nồi hơi và hệ thống cấp nhiệt, trạm khí nén trung tâm tiếp nhận và cung cấp dầu FO

Xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô chứa Clinker đến hết các

máng xuất xi măng bao và xi măng rời; Quản lý và sử dụng có hiệu quả vỏ bao, tổ chức vận hành các máy đóng bao, thiết bị xuất xi măng rời, các thiết bị vận chuyển đảm bảo năng suất…

Xưởng Điện – điện tử: Có nhiệm vụ quản lý tổ chức vận hành toàn hệ thống cung

cấp điện của Công ty, đảm bảo nguồn điện cung cấp thường xuyên, liên tục ổn định phục

vụ sản xuất và sinh hoạt; Sửa chữa xử lý các sự cố thiết bị về điện và sự cố mạng điện thoại thông tin nội bộ thuộc phạm vi tổng đài

Xưởng Cơ khí - động lực: Thực hiện công việc sửa chữa cơ khí, gia công chế tạo

phục hồi và lắp đặt các thiết bị cơ khí trong Công ty, lập kế hoạch dự trù vật tư và phụ tùng thay thế theo tháng, quý, năm

Xưởng Nước - Khí nén: Có nhiệm vụ tổ chức vận hành thiết bị cung cấp đã xử lý

nước đủ cho sản xuất và sinh hoạt một cách liên tục, an toàn, chất lượng tốt Cùng với phòng kỹ thuật thực hiện thi công xây dựng các công trình bổ sung và dọn vệ sinh trong khu vực nhà máy

Về tổ chức sản xuất: Là loại hình sản xuất hàng với khối lượng lớn, liên tục.

Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:

- Bộ phận sản xuất chính: Gồm có phòng công nghệ trung tâm; xưởng nghiền đóng bao và xưởng nguyên liệu lò nung

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: phòng cơ điện gồm xưởng điện - điện tử, xưởng cơ khí động lực, xưởng nước - khí nén

- Bộ phận sản xuất phụ thuộc: Gồm các bộ phận thu gom, xếp dỡ, vệ sinh công nghiệp khác

36

Trang 31

- Bộ phận cung cấp: Gồm các nhà thầu và các đơn vi cung cấp theo hợp đồng đã được thương thảo

- Bộ phận vận chuyển: Các đơn vị cung cấp tự vận chuyển

3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng kế toán –thống kê – tài chính )

Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn Đơn vị:VN đồng

I Nợ phải trả 2.433.544.790.642 2.418.838.470.015 2.117.558.688.520

Trang 32

Nợ ngắn hạn 764.370.254.018 542.296.927.624 437.841.082.213Vay nợ ngắn hạn 59.491.906.925 432.173.203.702 1.529.956.054.323Phải trả người bán 6.717.719.973 47.156.254.576 298.528.010.599

Nợ dài hạn 166.920.136.623 1.848.802.569.111 1.679.717.606.308Vay nợ dài hạn 166.256.658.107 1.847.415.620.447 1.677.976.192.912

II Vốn chủ sở hữu 33.090.990.980 382.797.831.264 370.174.733.144

(Nguồn: Phòng kế toán – thống kê – tài chính, số liệu năm 2011, 2012, 2013 )

Bảng 3.5: Tình hình sản xuất kinh doanh Đơn vị: VN đồng

38

Trang 33

Doanh thu thuần từ bán

(Nguồn: Phòng kế toán – thống kê – tài chính , số liệu năm 2011,2012, 2013 )

Năm 2011, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 830.423 triệu Sang năm 2012, con số này là 1.065.013 triệu, tăng 234.590 triệu Đó là do năm

2012 Công ty tiến hành mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ tiến hành các hoạt động marketing cho sản phẩm của mình Năm 2013, doanh thu thuần giảm so với năm

2011 đạt 991.510 triệu tuy nhiên vẫn lớn hơn so với năm 2011 (tăng 19,4%), do chịu cuộc khủng hoang suy giảm kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng không tránh khỏi sự khó khăn Tuy nhiên, doanh thu thuần đạt được vẫn cao hơn so với năm 2011 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều hướng phát triển

Giá vốn hàng bán cũng biến động tăng giảm theo doanh thu thuần Năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 19,66%, năm 2013 tăng 16,87% so với năm 2011 tỷ lệ tăng này là nhỏ

Trang 34

hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu thuần làm cho lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch

vụ tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối Lợi nhuận gộp năm 2012 tăng 118.475 triệu tăng 49,4%, năm 2013 tăng 61.446 triệu tăng 25,6% so với năm 2011 Cùng với đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty cũng tăng theo Đáng chú ý trong năm

2011, lợi nhuận từ hoạt động khác của Công ty tăng cao, đạt gần 8,5 tỷ, là một con số ấn tượng so với các năm khác

Về chi phí của Công ty, chi phí tài chính chiếm tỷ lệ lớn, do Công ty tiến hành vay vốn lớn Năm 2012, chi phí bán hàng tăng 19,87% so với năm 2011, năm 2013 chi phí bán hàng giảm so với năm 2011 là 7,5%, cho thấy năm 2013 doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động bán hàng Chi phí quản lý của Công ty tăng qua các năm Công ty cần phải đưa

ra các biện pháp để quản lý tốt vấn đề về chi phí

Thông qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011-2013, nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có xu hướng gia tăng Do sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên bằng chất lượng hàng hóa tốt và uy tin cao, Công ty đã dần tiếp cận được thị trường và hoạt động sản xuất có hiệu quả

3.2 Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại doanh nghiệp

3.2.1 Đặc điểm công tác kế toán của doanh nghiệp

3.2.1.1 Bộ máy kế toán

Công ty xi măng Tam Điệp đang áp dụng hình thức tổ chức kế toán theo mô hình kế

toán tập trung Toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản

lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ

cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán Bộ

máy kế toán của công ty gồm: 17 người

Sơ đồ 3.2 Mô hình bộ máy kế toán của công ty xi măng Tam Điệp

40

Kế toán trưởng

Phó phòng KT

KT Vật Tư

KT Thanh toán

KT tổng hợp

KT

Ngân

hàng

KT tiêu thụ

KT

TSCĐ

KTGT

KT

TMTU

KT

TT

KT TG

KT NVLCCDC

KTVTTB

KT PTDC

KT VTSCLThủ

quỹ

Trang 35

(Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính)

Chức năng và nhiệm vụ.

Với chức năng, nhiệm vụ là bộ phận quản lý và tham mưu quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty, bộ phận kế toán luôn bám sát quá trình sản xuất kinh doanh tiêu thụ, đảm bảo cho việc cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ, chích xác phục vụ tốt công tác quản lý và chỉ đạo kinh doanh tiêu thụ có hiệu quả

- Kiểm tra và ký tất cả các loại chứng từ kế toán, toè trình hợp đồng và các văn bản liên quan trước khi chuyển sang Giám đốc

Trang 36

- Có nhiệm vụ làm báo cáo quyết toán của công ty, tổng hợp bảng kê, tiến hành các bút toán kết chuyển để lập báo cáo, xác định kết quả kinh doanh của công ty.

 Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời những thông tin

về tình hình tăng, giảm TSCĐ ở từng phân xưởng cũng như toàn doanh nghiệp, đồng thời tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ trên cơ sở phân loại phù hợp với tình hình sử dụng và tỷ lệ khấu hao quy định

 Kế toán nguyên vật liệu, CCDC:

- Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh kịp thời toàn bộ quá trình nhập, xuất sử dụng và giá trị hiện có cũng như chất luợng và hiện trạng của NVL, CCDC

- Lập thẻ kho và các chứng từ kế toán có liên quan đến nhập xuất NVL, CCDC đồng thời tiến hành phân bổ giá trị hợp lý cho từng đối tưởng sử dụng đối với CCDC và theo dõi tình hình định mức tiêu hao NVL

- Bên cạnh đó, kế toán còn phải lập kế hoạch và lên đơn đặt hàng NVL, CCDC đảm bảo quá trình sản xuất được liên hoàn

 Kế toán tiền lương:

 - Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp về số lao động, thời gian lao động của cán bộ công nhân viên, tính và theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên nhà máy cũng như nhân viên văn phòng.Lập báo cáo lao động tiền lương theo chế độ kế toán chung

 Kế toán chi phí sx và tính giá:

42

Trang 37

- Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh chính xác kịp thời chi phí ở từng phân xưởng cũng như toàn bộ công ty Từ đó thực hiện tính giá cho từng loại sản phẩm.

 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm:

- Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép tình hình xuất kho thành phẩm Đồng thời phản ánh chính xác doanh thu, hàng đổi, hàng trả lại, khuyến mại, chiết khấu…Ngoài ra còn theo dõi chính xác chi phí bán hàng

 Kế toán tiền mặt và thanh toán:

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về tiền mặt trong quá trình thu phí và thanh toán, theo dõi trực tiếp trên các sổ quỹ các nghiệp vụ kinh tế liên quan, tiến hành viết các phiếu thu, phiếu chi

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán là đồng Việt Nam (VNĐ) Đối với ngoại tệ thì được chuyển đổi sang VNĐ theo giá thực tế

 Niên độ kế toán tại công ty được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

 Công ty áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với thuế suất 10%

 Công ty kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Và công

ty xác định giá trị thực tế hàng xuất bán ra trong kỳ theo phương pháp thực tế đích danh

 Phương pháp kế toán TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại Phương pháp khấu hao áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng

Trang 38

 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song, kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên: hình thức ghi sổ - Nhật kí chung; phương pháp tính giá nguyên vật liệu: bình quân cả kì dự trữ.

3.2.2 Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại công ty

3.2.2.1 Đặc diểm nguyên vật liệu tại công ty

Công ty xi măng Tam Điệp là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất lớn, sản phẩm của công ty nhiều về số lượng và chủng loại do đó nguyên vật liệu dùng để phục vụ sản xuất và các yêu cầu quản lý khác trong công ty rất đa dạng và phong phú

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính

Đá vôi, đá sét là hai nguyên liệu chính của Nhà máy xi măng Tam Điệp được lấy

từ mỏ đá vôi Hang Nước và mỏ sét Quyền Cây cách mặt bằng nhà máy 3,2 km về phía Tây Nam

Than cám lấy từ hòn gai qua cảng Ninh Phúc

Các nguyên liệu khác như thạch cao, silíc, quặng sắt và phụ gia xi măng được cấp qua đường ôtô và tàu hoả…

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nên chi phí về nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất kinh doanh, vì vậy mà việc quản lý chặt chẽ trong quá trình thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng sẽ tiết kiêm được chi phí, tiết kiệm được vốn Do vậy, việc quản lý vật tư là một vấn đề quan trọng của công ty

3.2.2.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại công ty

* Phân loại nguyên vật liệu ở công ty

Do nhu cầu kế hoạch sản xuất là rất linh động nên sự vận động của vật liệu là thường xuyên liên tục Vì vậy, để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được sử dụng trong công ty được chia thành các loại sau:

- Vật liệu chính: gồm Đá vôi, đá sét được công ty khai thác trực tiếp ở các mỏ đá

và mỏ sét…Thạch cao được mua ở Thái Lan, Lào Các loại NVL chính là thành phần chủ yếu cấu tạo nên sản phẩm xi măng, thường được nhập với số lượng lớn và định mức cao

44

Trang 39

- Vật liệu phụ: hoá chất và các loại làm chất phụ gia để tăng tính năng của xi

măng về độ đông kết, độ mịn…Đây là vật liệu quyết định đến chất lượng của xi măng

- Nhiên liệu: loại vật tư không thể thiếu đối với ngành sản xuất nói chung và xi

măng nói riêng bao gồm: than cám, dầu FO, DO, điện năng dùng trong sản xuất

- Phụ tùng thay thế: gồm phụ tùng thay thế cho các loại xe ôtô, xe máy trong

quá trình vận chuyển vật tư, sản phẩm Phụ tùng thay thế cho hệ thống điện và gạch chịu lửa sử dụng trong lò nung

- Văn phòng phẩm: Giấy, mực in, bút bi, máy tính…các đồ dùng phục vụ cho

công tác văn phòng

- Bao bì đóng gói: các loại bao dùng để đóng gói xi măng PCB 30, PCB 40…

- Phế liệu: phế phẩm bị loại ra trong quá trình sản xuất sắt, thép vụn gạch chịu

lửa đã hết hạn sử dụng

- Bán thành phẩm mua ngoài: Clinker nhập khẩu để sản xuất, mua của các

doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, mua của các doanh nghiệp khác.Việc đánh mã số được thực hiện theo nhóm trong đó mỗi nhóm đều có mã số riêng, trong từng nhóm lại có sự khác biệt để phân loại nguyên vật liệu trong nhóm Dang mục vật tư được mở theo các nhóm với số ký tự tối đa là 10 ký tự cho phép theo dõi khối lượng vật tư rất lớn Việc mở mã vật tư theo nguyên tắc số danh mục tự sinh tránh được hiện tượng trùng lặp

* Tính giá NVL ở công ty.

Tình giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL, giúp đánh giá tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL được đánh giá một cách chính xác

Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Việc xác định giá thực tế của NVL phù hợp với giá cả thị trường, tránh trường hợp mua đắt, chi phí thu mua vận chuyển là rất quan trọng, đảm bảo mua được hàng tốt, chất

Trang 40

lượng chủng loại như ý phục vụ kịp thời cho sản xuất, mà vẫn đảm bảo giá cả phải chăng Công ty xác định giá trị nguyên vật liệu nhập kho theo từng nguồn nhập:

Trường hợp 1: NVL mua ngoài

+

Các khoản thuế không được khấu trừ

+

Chi phí thu mua

-Chiết khấu, giảm giá được hưởng

Trường hợp 2: NVL thuê gia công chế biến nhập kho:

Đơn vị coi đây là một nghiệp vụ mua đứt bán đoạn Công ty xuất kho vật tư theo giá vốn thực tế cho đơn vị nhận gia công và nhận lại vật tư theo giá mới mua vào Nếu đơn vị nhận gia công là một xí nghiệp thành viên thì chi phí nhân công được loại bỏ:Giá

nhập

kho

=

Giá trị NVL xuất thuê gia công +

Tiền thuê gia

Chi phí vận chuyển bốc dỡ nếu

Trường hợp 4: Phế liệu thu hồi nhập kho.

Giá được xác định trên cơ sở giá bán được chấp nhận trên thị trường, phế liệu được tập hợp tại kho chờ thanh lý

 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Tại công ty xi măng Tam Điệp tính giá thực tế của NVL xuất kho là giá bình quân

cả kỳ dự trữ, căn cứ sổ chi tiết của từng NVL

Cuối tháng căn cứ vào số lượng vật tư tồn đầu kỳ, số lượng vật tư nhập trong kỳ và căn cứ vào phiếu xuất kho máy tính sẽ tự động tính ra giá trị thực tế của NVL xuất kho của mỗi loại vật tư theo đơn giá bình quân cụ thể như sau:

Giá thực tế vật

liệu xuất kho =

Số lượng vật liệu xuất

Ngày đăng: 15/04/2016, 23:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w